Bài tập lớn Kinh tế chính trị| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên ********* BÀI TẬP LỚN
Học phần: Kinh tế chính trị Mác – Lênin
ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN VÈ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ VẬN DỤNG ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SỒNG HỒNG
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Tô Đức Hạnh
Sinh viên : Đinh Thu Huyền
Mã sinh viên : 11217368
Lớp tín chỉ : LLNL1106(221)_18 Hà Nội, 2022 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................1
NỘI DUNG......................................................................................................................................3
PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ..........................................................................3
1. Nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư.............................................................................3
2.Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư..........................................................................4
2.1. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối...................................................................................4
2.2. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối.................................................................................6
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SÔNG HỒNG..............................................................................................................................8
1. Tổng quan về công ty cổ phần may Sông Hồng.................................................................8
2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh........................................................................................9
2.1. Doanh thu và lợi nhuận......................................................................................................9
2.2.Tình hình xuất –nhập khẩu................................................................................................10
2.3.Hàng tồn kho.....................................................................................................................11
4.Hạn chế và nguyên nhân......................................................................................................11
PHẦN III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG HỒNG................................................................12
KẾT LUẬN...................................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................14 LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống xã hội từ trước đến nay , kinh tế chính trị Mác – Lenin vẫn luôn
đóng một vai trò quan trọng . Trong bối cảnh đổi mới như hiện nay , công nghiệp
hóa hiện đại hóa , hội nhập quốc tế sâu rộng , nghiên cứu kinh tế chính trị Mác –
Lenin càng là vấn đề được đặt ra bức thiết , nhằm khắc phục lạc hậu về lý luận ,
góp phần hình thành tư duy kinh tế mới . Công cuộc xây dựng và phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam đòi hỏi phải gắn liền với các
phạm trù và các quy luật kinh tế của nó . Vì vậy , nói rằng học thuyết giá trị thặng
dư là “ hòn đá tảng ” trong toàn bộ lí luận kinh tế của C.Mác quả thật rất đúng .
Nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác , toàn bộ bí mật của nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa được vạch trần , phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được nêu
ra một cách chính xác . Mà trong đó kể đến hai phương pháp sản xuất chính là
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối được áp dụng rộng rãi
nhất , nhằm tạo ra tư bản để tích lũy và tái mở rộng sản xuất , đưa xã hội ngày càng
phát triển .Chúng được các doanh nghiệp vận dụng rất nhiều. Vì vậy tôi chọn đề tài
“Lý luận về giá trị thặng dư và vận dụng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công
ty Cổ phần may Sông Hồng ” . 2.Mục đích nghiên cứu đề tài
Quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân của nước ta đang ngày càng phát triển .
Vì vậy , việc nghiên cứu sản xuất giá trị thặng dư gợi ra cho nhà hoạch định chính
sách phương thức làm tăng của cải , thúc đẩy phát triển kinh tế .
Nghiên cứu hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nhằm liên hệ với ngành
kinh tế nước nhà , không ngừng phát triển nền kinh tế địa phương – đưa Việt Nam
hội nhập kinh tế quốc tế . ĐINH THU HUYỀN-11217368 1
3. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích , nghiên cứu lý thuyết : thu thập , phân tích ,so sánh, xử lý và tổng hợp
tài liệu; phân tích thực tiễn để nhìn rõ thực trạng và đề xuất giải pháp; dẫn chứng
cụ thể; cùng với việc tìm tòi và thu thập các tài liệu liên quan đến học phần Kinh tế
chính trị từ Wikipedia , giáo trình bộ môn ,... những vấn đề liên quan đến đề tài
được rõ ràng và hiệu quả nhất .
4. Ý nghĩa của đề tài
Qua việc nghiên cứu đề tài này , cá nhân tôi muốn tìm hiểu sâu và làm rõ hơn hai
phương pháp sản xuất của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa . Từ đó , vận dụng vào việc phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp Sông
Hồng nói riêng , Việt Nam nói chung . Ngoài ra , qua tìm hiểu , hiểu biết của chính
bản thân tôi cũng đang được nâng cao từng ngày , giúp cải thiện hơn trong quá
trình học tập và tiến tới một kết quả đầy tốt đẹp .
5. Cấu trúc bài tập lớn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận , nội dung bài tập lớn gồm 3 phần như sau :
Phần 1 : Tổng quan về giá trị thặng dư , hai phương pháp sản xuất của giá trị thặng
dư trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
Phần 2 : Thực trạng về hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần may Sông Hồng
Phần 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần may Sông Hồng ĐINH THU HUYỀN-11217368 2 NỘI DUNG
PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1. Nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư
Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải mua sức lao động và tư liệu sản xuất. Vì tư
liệu sản xuất và sức lao động do nhà tư bản mua, nên trong quá trình sản xuất,
người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản và sản phẩm làm ra
thuộc sở hữu của nhà tư bản.
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình tạo ra giá trị tăng thêm cho nhà tư bản khi
năng suất lao động đạt tới trình độ nhất định – chỉ cẩn một phần của ngày lao động
người công nhân làm thuê đã tạo tra giá trị bằng giá trị sức lao động của chính mình.
Bằng lao động cụ thể của mình, công nhân sử dụng các tư liệu sản xuất và chuyển
giá trị của chúng vào sản phẩm; và bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá
trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng dư.
Giá trị hàng hóa (W) được sản xuất ra gồm hai phần: giá trị những tư liệu sản xuất
đã hao phí được lao động cụ thể bảo tồn và chuyển vào sản phẩm (giá trị cũ, ký
hiệu c) và giá trị mới (v+m) do lao động trìu tượng của công nhân tạo ra (lớn hơn
giá trị hàng hóa sức lao động). Phần giá trị mới do lao động sống tạo thêm ra ngoài
giá trị hàng hóa sức lao động, được nhà tư bản thu lấy mà không trả cho người lao
động, được gọi là giá trị thặng dư (m). Nói đơn giản hơn, giá trị thặng dư chính là
phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm hết.
Như vậy, lao động sống là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư hay giá trị thặng dư có
được là do hao phí lao động tạo ra.
ĐINH THU HUYỀN-11217368 3
Giá trị thặng dư được Mác nghiên cứu dưới góc độ hao phí lao động. Trong đó
công nhân làm thuê sản xuất nhiều giá trị hơn chi phí được trả cho họ. Đây là yếu
tố được quy định bởi tiền lương tối thiểu chỉ đủ cho họ sinh sống với tư cách người
lao động. Đối với Mác sự bóc lột sức lao động chỉ có thể được loại bỏ khi nhà tư
bản trả cho họ toàn bộ giá trị mới được tạo ra. Ví dụ minh chứng rõ nét nhất cho
giá trị thặng dư đó là: giả sử một người lao động có trong tay giá trị nguyên vật
liệu là 1000 đồng. Trên cơ sở sức lao động đã bỏ ra, người lao động đó sẽ làm ra
được sản phẩm mới có giá trị 1100 đồng. Số tiền 100 chênh lệch đó chính là giá trị
thặng dư sức lao động. Tuy nhiên nhà tư bản chỉ trả lương cho anh ta 50 đồng/1
sản phẩm, có nghĩa 50 đồng còn lại là phần nhà tư bản chiếm của người lao động.
2.Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Đã có nhiều phương pháp được dùng để tạo ra giá trị thặng dư, nhưng C.Mác đã
chỉ ra nhà tư bản sử dụng hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là sản xuất giá
trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Mỗi một phương pháp
mang một đặc điểm, tính chất riêng, đặc trưng đại diện cho một trình độ khác nhau
của giai cấp tư sản, cũng như từng giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội
2.1. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, khoa học kĩ thuật còn thấp, tiến bộ sáng tạo
rất chậm nên phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài thời gian lao
động của công nhân. Nền kinh tế sản xuất chủ yếu dùng là lao động thủ công hoặc
lao động với những máy móc giản đơn ở công trường thủ công.
Như vậy, có thể hiểu: giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo
dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động cần thiết, trong khi năng suất lao
động, giá trị sức lao động và thời gian lao động cần thiết không thay đổi.
ĐINH THU HUYỀN-11217368 4
Chẳng hạn, nếu ngày lao động là 8 giờ , thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời
gian lao động thặng dư là 4 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Giả định nhà tư
bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa với mọi điều kiện không đổi thì giá trị
thặng dư tuyệt đối sẽ tăng từ 4 giờ lên 6 giờ và tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là: m’= 6
giờ/ 4 giờ * 100%= 150% Như vậy, khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều
kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi, thì thời gian lao động thặng dư
tăng lên, nên tỷ suất giá trị thặng dư cũng vì thế mà tăng lên. Trước đây, khi tỷ suất
giá trị thặng dư là 100%, thì tại lúc này đã là 150%.
Hoặc: Khi bạn thuê nhân công để thu hoạch 100kg dâu tây, bạn trả cho họ
200.000VND/ngày. Tuy nhiên, nhân công chỉ mất có 4h để thu hoạch xong
100kg dâu tây mà bạn thuê họ cả ngày (8h). Do vậy, bạn cho họ thu hoạch tiếp
thêm 4h nữa, vậy là bạn đã chiếm dụng 4 giờ lao động của nhân công. Giá trị thặng
dư lúc này được tạo ra.
Như vậy, với việc không ngừng muốn gia tăng giá trị thặng dư, nhà tư bản tìm mọi
cách kéo dài ngày lao động, sử dụng cả phương pháp “bóc lột” nhằm mục đích sản
xuất ra ở mức tối đa nhất.
Tuy nhiên, bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối gặp phải hạn chế là không thể kéo dài
ngày lao động quá 24 giờ. Công nhân phải tái sản xuất sức lao động như có thời
gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi và giải trí. Đồng thời cũng vấp phải sự đấu tranh ngày càng
mạnh mẽ của công nhân. Công nhân kiên quyết đấu tranh đòi rút ngắn ngày lao
động. Quyền lợi hai bên có mâu thuẫn, thông qua đấu tranh, tùy tương quan lực
lượng mà tại các dân tộc trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể có thể quy định độ
dài nhất định của ngày lao động.
Thực chất, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chính là tăng cường độ lao động.
ĐINH THU HUYỀN-11217368 5
2.2. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động
và vấp phải cuộc đấu tranh ngày càng gay gắt của giai cấp công nhân. Vì vậy, để
khắc phục những vấn đề này, nhà tư bản đã áp dụng phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư tương đối vào sản xuất.
Giá trị thặng dư tương đối được hiểu là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn
thời gian lao động cần thiết, do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ
dài ngày lao động không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn.
Chẳng hạn như: Nếu ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ lao động cần thiết, 4
giờ lao động thặng dư thì tỷ suất giá trị thặng dư là 100 %. Nếu giá trị sức lao
động giảm khiến thời gian lao động cần thiết rút xuống còn 2 giờ thì thời gian lao
động thặng dư sẽ là 6 giờ; khi đó, tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là 300%. Còn, nếu
ngày lao động giảm xuống còn 6 giờ nhưng giá trị sức lao động giảm khiến thời
gian lao động cần thiết rút xuống còn 1 giờ thì thời gian lao động thặng dư sẽ là 5
giờ; như vậy, tỷ suất giá trị thặng dư là 500%.
Muốn rút ngắn thời gian lao động cần thiết thì phải tăng năng suất lao động xã hội
đặc biệt ở các ngành sản xuất những tư liệu sinh hoạt cần thiết.Bởi thời gian lao
động cần thiết bằng giá trị sức lao động, giá trị sức lao động gián tiếp bằng giá trị
những tư liệu sinh hoạt trong công nhân , khi năng suất lao động xã hội tăng lên thì
giá trị những tư liệu sinh hoạt giảm đồng nghĩa thời gian lao động cần thiết giảm,
thời gian lao động thặng dư tăng, giúp nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn.
Thực chất phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là tăng năng suất lao động.
ĐINH THU HUYỀN-11217368 6
Vì mục đích của các nhà tư bản là giá trị thặng dư tối đa do đó từng nhà tư bản cải
biến kĩ thuật, tăng năng suất lao động để giảm giá trị cá biệt. Trong quá trình đó,
nếu những nhà tư bản nào có giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của
hàng hóa đó thì sẽ thu được giá trị thặng dư lớn hơn vượt trội các nhà tư bản khác,
lượng giá trị thặng dư ấy còn gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch.
Ví dụ, giá trị xã hội của 1 chiếc áo thun là 10$, có 3 doanh nghiệp cùng sản xuất
A,B,C. Do A áp dụng kĩ thuật hiện đại, đào tạo tay nghề công nhân tốt nên hao phí
lao động cá biệt hay giá trị cá biệt để sản xuất ra 1 chiếc áo chỉ là 9$.Khi bán ra thị
trường bằng giá trị xã hội là 10$, thì doanh nghiệp A ngoài phần giá trị thặng dư
thu được còn nhận được thêm 1 phần giá trị thặng dư 10$-9$=1$ ,phần 1$ này
chính là giá trị thặng dư siêu ngạch.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối
vì đều làm giảm thời gian lao động cần thiết bằng cách tăng năng suất lao động.
Xét trong từng trường hợp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời,
xuất hiện rồi mất đi, nhưng xét trong toàn bộ xã hội tư bản thì nó lại là hiện tượng tồn tại thường xuyên.
Như ví dụ về chiếc áo thun , ngoài doanh nghiệp A thì doanh nghiệp B,C khi cạnh
tranh, họ cũng tìm tòi áp dụng công nghệ mới để hạ thấp giá trị cá biệt . Ví dụ
doanh nghiệp B kĩ thuật hiện đại hơn nữa nên giá trị cá biệt là 8$ khi đó ,doanh
nghiệp B mới là doanh nghiệp có giá trị thặng dư siêu ngạch là 2$/1 áo thun.
Như vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch chính là động lực mạnh nhất giúp các nhà tư
bản ra sức cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động.
Tóm lại, mục đích sau cùng của các nhà tư bản dù ở giai đoạn nào cũng đều là sản
xuất ra giá trị thặng dư tối đa. Vì vậy, thay vì chọn một trong hai phương pháp, nhà
tư bản lựa chọn kết hợp, sử dụng nhiều phương pháp để tăng tỷ suất và khối lượng
ĐINH THU HUYỀN-11217368 7
giá trị thặng dư. Bằng cách tăng cường các phương tiện kỹ thuật và quản lý để bóc
lột ngày càng nhiều sức lao động làm thuê, nhà tư bản đặt mục tiêu tạo ra một giá
trị thặng dư với con số vượt bậc. Máy móc hiện đại được áp dụng, các lao động
chân tay bị cắt giảm nhưng điều đó không đi đôi với giảm nhẹ cường độ lao
động của người công nhân. Mà trái lại, do việc áp dụng máy móc không đồng bộ
nên khi máy móc chạy với tốc độ cao, có thể chạy với tốc độ liên tục buộc người
công nhân phải chạy theo tốc độ vận hành máy. Điều này làm cho cường độ lao
động tăng lên, năng suất lao động cũng tăng. Ngoài ra, nền sản xuất hiện đại áp
dụng tự động hóa cao cường độ lao động người công nhân tăng lên với hình thức
mới đó là cường độ lao động thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp, tạo
ra sản phẩm chứa nhiều chất xám có giá trị lớn.
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN SÔNG HỒNG
1. Tổng quan về công ty cổ phần may Sông Hồng
Công ty CP May Sông Hồng là một trong những nhà máy sản xuất hàng may mặc
và chăn ga gối đệm lớn hàng đầu Việt Nam.
Với hơn 20 xưởng sản xuất được xây dựng và quản lý tập trung trong phạm vi tỉnh
Nam Định, có lợi thế về vị trí địa lý gần sân bay, cảng biển, nguồn nhân lực được
đào tạo có chất lượng với chi phí cạnh tranh, bộ máy quản lý là người Việt Nam,
kết hợp thêm việc tuyển dụng các chuyên viên quốc tế đầu ngành, công ty đã và
đang trở thành đối tác tin cậy của rất nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng trên toàn thế giới.
Hành trình phát triển:
1988: Được thành lập với tên Xí nghiệp May 1/7, trực thuộc Nhà nước với 100 công nhân.
ĐINH THU HUYỀN-11217368 8
1993: Đổi tên thành Công ty May Sông Hồng
2001: Chuyển trụ sở công ty về địa chỉ 105 Nguyễn Đức Thuận, Tp. Nam Định,
phát triển thành 3 xưởng may với 1500 công nhân.
2004: Phát triển thành 6 xưởng may, đưa tổng số cán bộ công nhân viên lên 3600 người
2004: Cổ phần hóa, trở thành Công ty Cổ phần May Sông Hồng
2006: thành lập Chi nhánh công ty tại Hồng Kông
2006: mở thêm 4 xưởng may tại huyện Xuân Trường, đưa tổng số CBCNV lên 6000 người
2010: mở thêm 4 xưởng may tại huyện Hải Hậu, tổng số CBCNV lên 8000 người
2015: mở thêm 4 xưởng may tại huyện Nghĩa Hưng, tổng số CBCNV lên gần
11.000 người với 18 xưởng may
ĐINH THU HUYỀN-11217368 9
2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh
2.1. Doanh thu và lợi nhuận
*Trong những năm gần đây, từ 2016-2021, doanh thu và lợi nhuận của Công ty cổ
phần may Sông Hồng đều tăng ở mức ổn, chỉ trừ năm 2020 do ảnh hưởng khách
quan của dịch Covid 19 nên doanh thu và lợi nhuận giảm.
(Trích từ bảng Báo cáo doanh nghiệp lân đầu 13/05/2021 của BCS)
*Riêng doanh thu và lợi nhuận của năm 2021 tăng hơn so với cùng kì năm 2020 là
do Công ty tiết kiệm chi phí sản xuất làm giảm giá vốn. Một vài số liệu cụ thể như sau: Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Tăng
Doanh thu thuần 3,813,408,833,205 4,747,622,751,547 934,213,918,342 bán hàng và (24%) cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận sau 231,794,644,757 442,365,883,119 210,571,238,362 th
(Trích từ báo cáo tài chính 31/12/2021 của công ty cổ phần may Sông Hồng)
ĐINH THU HUYỀN-11217368 10
2.2.Tình hình xuất –nhập khẩu
*Nhập khẩu: Trong năm 2020, do 63% giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung
Quốc mà tình hình dịch bệnh dẫn đến việc nhập nguyên liệu bị ảnh hưởng khiến
doanh nghiệp khó khăn trong việc đáp ứng đơn hàng. Đến năm 2021,nguyên phụ
liệu nhập khẩu đã được cung ứng kịp thời, liên tục.
*Xuất khẩu: Chủ yếu là sản phẩm may mặc chiếm một tỷ trọng nhất định trong ở
thị trường Mỹ, EU,Hàn Quốc . Tỷ trọng xuất khẩu 2018 của công ty Sông Hồng tại
Mỹ và EU tương ứng là 60% và 30%.Tuy nhiên , mẫu mã và chất lượng vẫn còn
chưa tốt so với một vài nước phát triển khác nên đối tượng hướng tới chỉ ở thu
nhập tầm thấp hoặc trung.
(Số liệu cập nhật ở bảng Báo cáo doanh nghiệp lân đầu 13/05/2021 của BCS) 2.3.Hàng tồn kho
Do năm 2020 dịch bệnh bùng phát, công ty không đáp ứng kịp đơn hàng dẫn đến
tình trạng hủy đơn dẫn đến tồn kho, hay các đối tác phá sản cũng dẫn đến một số
lượng lớn hàng tồn kho mà chưa được giải quyết.
3.Kết quả đạt được
Với kết quả đạt được của năm 2021 và quý I/2022, Công ty đã lấy lại tốc độ tăng
trưởng về doanh thu như trước khi xảy ra đại dịch, phát triển khách hàng và đơn
hàng mới ổn định, an toàn.
4.Hạn chế và nguyên nhân
-Chi phí đầu vào còn cao do không tự sản xuất được nguyên liệu mà phải nhập
khẩu từ Trung Quốc(63% năm 2020) và chưa có sự kết hợp giữa dệt và may mà chỉ tập trung vào may .
ĐINH THU HUYỀN-11217368 11
-Hệ thống máy móc còn kém so với thời đại 4.0 hiện nay và các nước phát triển
như nhà máy thông minh, in 3D,dêt 3D,… chủ yếu là do thiếu vốn đầu tư và chưa
cập nhật tình hình về các công nghệ hiện đại một cách kịp thời.
-Trình độ công nhân lao động còn thấp: 84,4% lao động có trình độ phổ thông,
trong khi lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 0,1%.(số liệu cập nhật tại bài báo
của bộ Công thương Việt Nam) .
-Số lượng hàng tồn kho còn nhiều và chưa có cách xử lí kịp thời , mà hàng may
mặc thì dễ lỗi mốt, khó có thể bán được . Hạn chế này là do công ty chưa lường
trước các cách giải quyết những vấn đề có thể xảy ra khi nhập nguyên liệu và khi chọn đối tác .
-Công ty vẫn chưa tiếp cận nhiều với các trang thương mại điện tử như shoppe ,
lazada,tiki,… mà chỉ bán trực tiếp hoặc trên web chính thức của công ty.
PHẦN III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG HỒNG
-Công ty có thể linh hoạt kết hợp giữa dệt và may. Việt Nam có rất nhiều nơi nuôi
tằm , sản xuất bông , sợi chất lượng tốt, giá thành cũng không quá cao.Công ty có
thể liên kết với các cơ sở sản xuất đó của Việt Nam để có thể tự gia công và dệt ,
không cần phải nhập quá nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc.Từ đó có thể kiểm soát
được tình hình sản xuất và giảm số lượng tồn kho cũng như chi phí đầu vào.
-Công ty có thể tham gia các chương trình kêu gọi vốn như Shark Tank hay các
nhà đầu tư nước ngoài để có thể đầu tư thêm vào hệ thống máy móc tự động hóa
được kết nối trên nền tảng internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, công nghệ
sản xuất in 3D, phân tích dữ liệu lớn và trí thông minh nhân tạo sẽ dần dần thay thế
người lao động trong các dây chuyền sản xuất trong nhà máy và trong toàn bộ
chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập, xu thế sử
ĐINH THU HUYỀN-11217368 12
dụng sản phẩm xanh, vật liệu nano, vật liệu có tính năng đặc biệt ngày càng phổ
biến trên thế giới. Do đó, công nghệ sản xuất của ngành sợi, dệt, nhuộm phải đáp
ứng xu thế này thì mới có đơn hàng. Ngoài ra, xu thế sử dụng thiết bị dệt may được
số hóa, tự động hóa, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất sợi, dệt, nhuộm và may cơ bản
(nhà máy thông minh, in 3D, dệt 3D)… cũng sẽ phải theo xu thế này để kết nối
minh bạch trong toàn bộ chuối cung ứng.Từ đó có thể tăng năng suất hơn.
-Đào tạo đội ngũ lao động: Mở các buổi tập huấn , đào tạo theo cấp độ 1 lần/tháng,
có thể tổ chức các cuộc thi tài năng nhằm thúc đẩy tinh thần cầu tiến và sự ham
học, chăm chỉ của người lao động.
-Xử lý hàng tồn kho: có thể tạo ra các chương trình mua tặng kèm hàng bị tồn kho
hoặc làm quà tặng cho các đơn hàng có mệnh giá lớn .
-Đăng bán các sản phẩm trên càn sàn thương mại điện tử đanh hot hiện này như
shoppe, tiki, lazada ,… để có thể tăng một lượng doanh thu đáng kể. KẾT LUẬN
Như vậy , quy luật giá trị thặng dư đã phát huy vai trò to lớn của nó đem lại những
tiến bộ vượt bậc và thành tựu kinh tế cho chủ nghĩa tư bản . Nước ta nói riêng và
các nước xã hội chủ nghĩa nói chung cần nỗ lực không ngừng trên con đường của
mình để xây dựng xã hội chủ nghĩa trên thế giới . Riêng nước ta , đang trong giai
đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ chế độ phong kiến bỏ qua giai đoạn tư bản chủ
nghĩa với xuất phát điểm là một nền kinh tế lạc hậu chủ yếu là dựa vào nông
nghiệp . Yêu cầu đặt ra là phải từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã
hội . Vì vậy , chúng ta phải học tập những thành tựu mà chủ nghĩa tư bản đã được
trong đó quan tâm đặc biệt đến quy luật kinh tế cơ bản của nó là giá trị thặng dư ,
sửa chữa quan niệm sai lầm trước kia trong xây dựng kinh tế.
ĐINH THU HUYỀN-11217368 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lê-nin ( Dành cho bậc đại học - không chuyên lý luận chính trị )
2. Slide bài giảng môn Kinh tế chính trị Mác Lê-nin do PGS.TS Tô Đức Hạnh biên soạn
3. Báo cáo tài chính năm 2021 của Công ty Cổ phần may Sông Hồng
https://static2.vietstock.vn/vietstock/2022/4/1/20220401_20220331___msh___bctc _hn_kt_2021_kem_gt.pdf?
fbclid=IwAR27CFDmOfbRkmr85GSQpkM2HUYRsval_h9Lmy- pIdpOq8a7vr3LbpXWXmIo
4. Báo cáo tài chính quý I/2022 của Công ty Cổ phần may Sông Hồng
ĐINH THU HUYỀN-11217368 14
https://static2.vietstock.vn/vietstock/2022/5/4/20220504_20220504___msh___bctc
_rieng_quy_1_2022_kem_gt.pdf?fbclid=IwAR0jVjgdowF67Yg54fnggmXZLC-
NBVJ33oMsBw5GZTuNEH_R4TNDHFdwXqI
5.Báo cáo doanh nghiệp lần đầu của BCS về Công ty Cổ phần may Sông Hồng
https://www.bsc.com.vn/Report/ReportFile/2738590
ĐINH THU HUYỀN-11217368 15