Bài tập lớn Kinh tế chính trị NEU| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------ ------------




BÀI TẬP LỚN
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊ-NIN
Đề tài: LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HÀNG HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM
Họ và tên : Chu Lê Hạnh Dung
Mã sinh viên : 11212125
Lớp : Tài chính Tiên tiến 63B
Lớp học phần : KTCT (221) _TT_29
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Tô Đức Hạnh
Hà Nội, 4 - 2022
MỤC LỤC
I. Lý luận của Các Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa..........................1
1. Sản xuất hàng hóa......................................................................................1
a. Khái niệm sản xuất hàng hóa...................................................................1
b. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa...................................................1
c. Ưu điểm của sản xuất hàng
hóa...............................................................1
2. Hàng hóa.....................................................................................................2
a. Khái niệm hàng hóa..................................................................................2
b. Hai thuộc tính của hàng hóa....................................................................2
c. Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
của hàng hóa...................................................................................................2
d. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa..................................3
3. Tiền..............................................................................................................3
a. Nguồn gốc và bản chất của tiền...............................................................3
b. Chức năng của tiền...................................................................................3
4. Dịch vụ và một số hàng hóa đặc biệt........................................................3
a. Dịch vụ......................................................................................................3
b. Một số hàng hóa đặc biệt..........................................................................4
II. Thực trạng về phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam hiện nay..........4
1. Thực trang về phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam hiện nay..........4
a. Về tăng trưởng kinh tế..............................................................................4
b. Về hoạt động xuất, nhập khẩu..................................................................5
2. Đánh giá thực trạng...................................................................................6
a. Những kết quả đạt được............................................................................6
b. Những hạn chế và nguyên nhân................................................................7
III. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt
Nam ......................................................................................................................8
I. Lý luận của Các Mác về sản xuất hàng hóa và hàng
hóa
1.Sản xuất hàng hóa
a. Khái niệm sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những
người sản xuất ra sản phẩm không nhằm phục vụ mục đích
nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi, mua bán.
b. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Theo Các Mác, sản xuất hàng hóa chỉ ra đời và tồn tại khi có
đủ hai điều kiện:
- Phân công lao động xã hội.
là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh
vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những
người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau. Khi đó,
mỗi người thực hiện sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm
nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sản
phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu
những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.
- Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất.
c. Ưu điểm của sản xuất hàng hóa
- Quy mô của việc sản xuất được mở rộng tạo được điều kiện
cho việc đưa các ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất để thúc
đẩy sản xuất phát triển.
- Sản xuất hàng hóa ra đời giúp tạo điều kiện khai thác những
lợi thế của thiên nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng cá nhân,
từng địa phương, từng vùng và của từng quốc gia.
- Sản xuất hàng hóa ra đời có tác động và sự ảnh hưởng lớn
tới các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh
tranh,… Buộc cho những đơn vị, người sản xuất phải nhanh
nhạy hơn, luôn luôn phải cải tiến kỹ thuật để làm sao có thể
làm tăng được năng suất lao động, chất lượng và có thể đạt
được hiệu quả kinh tế nhất định.
- Sản xuất hàng hóa phát triển sẽ giúp cho đời sống vật chất,
văn hóa và tinh thần ngày một được nâng cao. Khi vật chất,
văn hóa, tinh thần được nâng cao thì tự ắt việc sản xuất
hàng hóa sẽ càng phát triển.
2.Hàng hóa
a. Khái niệm hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
Hàng hóa là phạm trù lịch sử, sản phẩm của lao động chỉ
mang hình thái hàng hóa khi được trao đổi, mua bán trên thị
trường
b. Hai thuộc tính của hàng hóa
Giá trị sử dụng: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng
của vật phẩm, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con
người, có thể là nhu cầu vật chất hoặc tinh thần, có thể là
nhu cầu tiêu dùng cá nhân hoặc cho sản xuất.
Giá trị : Giá trị của hàng hóa là lao động của người sản xuất
hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy. Giá trị là một quan hệ
sản xuất.
c. Lượng giá trị của hàng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến
lượng giá trị của hàng hóa
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao
phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa
đó.
Lượng giá trị của hàng hóa bao hàm hao phí lao động quá
khứ và ho phí lao động sống.
Hai nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa là năng suất lao
động và tính chất phức tạp hay đơn giả của lao động.
Ngoài ra Các Mác còn xem xét thêm về mối quan hệ giữa
tăng cường độ lao động với lượng giá trị của một đơn vị hàng
hóa.
d. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể
của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động
cụ thể có mục đích lao động riêng, đối tượng lao động riêng,
công cụ lao động riêng, phương pháp lao động riêng và kết
quả riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng
hóa.
Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất
hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó. Đó là sự
hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung
về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
3.Tiền
a. Nguồn gốc và bản chất của tiền
Tiền là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao
đổi hàng hóa, là sản phẩm của sự phát triển các hình thái
giá trị từ thấp đến cao.
Tiền là một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra trong thế giới
hàng hóa để làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng
hóa, tiền đo lường và biểu thị giá trị của hàng hóa và biểu thị
mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
b. Chức năng của tiền
Thước đo giá trị.
Phương tiện lưu thông.
Phương tiện cất giữ.
Phương tiện thanh toán.
Tiền tệ thế giới.
4.Dịch vụ và một số hàng hóa đặc biệt
a. Dịch vụ
Theo quan điểm của Kinh tế chính trị Mác- Lênin, dịch vụ là
một loại hàng hóa, nhưng hàng hóa đó là vô hình:
Dịch vụ là hàng hóa không thể cất trữ.
Việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời.
b. Một số hàng hóa đặc biệt
Quyền sử dụng đất đai.
Thương hiệu.
Chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá.
II. Thực trạng về phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
hiện nay
1.Thực trang về phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
hiện nay
a. Về tăng trưởng kinh tế
Năm 2020, tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt hơn 340 tỷ
USD, tăng 2,91% so với năm trước, tuy là mức tăng thấp
nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020, nhưng trong
bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu
cực tới mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội thì đây là thành công lớn
của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm
cao nhất thế giới.
Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp:
+ Năm 2020, nông nghiệp tăng 2,55%, chỉ thấp hơn mức
tăng của các năm 2011, 2012, và năm 2018 trong giai đoạn
2011-2020, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng
tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
+ Ngành lâm nghiệp tăng 2,82 % nhưng chiếm tỷ trọng
thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm.
+ Ngành thủy sản tăng 3,08%, cao hơn mức tăng 2,8% của
năm 2015 và năm 2016, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Khu vực công nghiệp và xây dựng:
+ Ngành công nghiệp năm 2020 tăng 3,36% so với năm
trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ
chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế.
+ Ngành xây dựng tăng 6,76%, đóng góp 0,5 điểm phần
trăm.
Khu vực thương mại và dịch vụ:
+ Dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Khu vực dịch vụ
năm 2020 đạt mức tăng thấp nhất của giai đoạn 2011-2020.
+ Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53%; hoạt động tài chính,
ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%,...
b. Về hoạt động xuất, nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2020 ước tính đạt
26,5 tỷ USD, tăng 5% so với tháng trước và tăng 17,6% so với
cùng kỳ năm trước. Trong quý IV/2020, kim ngạch xuất khẩu đạt
78,9 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước và giảm
1,1% so với quý III năm nay. Trong quý IV có 12 mặt hàng đạt
giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 77,2% tổng kim
ngạch xuất khẩu. Tính chung cả năm 2020, kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm
2019, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 78,2 tỷ USD,
giảm 1,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 203,3 tỷ USD, tăng
9,7%, chiếm 72,2% (tỷ trọng tăng 2,1 điểm phần trăm so với
năm trước). Trong năm 2020 có 31 mặt hàng đạt kim ngạch
xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,9% tổng kim ngạch xuất
khẩu (6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD,
chiếm 64,3%).
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2020 ước tính đạt
27,5 tỷ USD, tăng 11,4% so với tháng trước và tăng 22,7% so
với cùng kỳ năm trước. Trong quý IV/2020, kim ngạch nhập khẩu
đạt 76,4 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng
10,7% so với quý III năm nay. Trong quý IV có 13 mặt hàng nhập
khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 72,3% tổng trị giá
nhập khẩu. Tính chung năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng
hóa ước tính đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019,
trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 93,6 tỷ USD, giảm 10%;
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 168,8 tỷ USD, tăng 13%.
Trong năm 2020 có 35 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên
1 tỷ USD, chiếm 89,6% tổng kim ngạch nhập khẩu (4 mặt hàng
đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 49,4%).
2.Đánh giá thực trạng
a. Những kết quả đạt được
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và liên tục tăng:
Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016-2019 bình quân 6,8%/
năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng
tăng trưởng của cả năm 2020 đạt 2,91%, đây là mức tăng
trưởng cao hàng đầu thế giới. Quy mô GDP liên tục tăng và
cao gấp 1,4 lần so với năm 2015.
Cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng
tích cực:
Tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm nhanh, tỷ trọng công
nghiệp trong GDP tăng nhanh, tỷ trọng dịch vụ chưa có biến
động nhiều. Nếu như năm 2016, nông nghiệp chiếm 16,32%
tổng sản phẩm trong nước, công nghiệp chiếm 32,72% và
dịch vụ chiếm 40,92% theo cơ cấu GDP thì đến năm 2020,
con số này giảm xuống là 14,85% đối với khu vực nông
nghiệp, tăng lên 33,72 đối với khu vực công nghiệp và
41,63% đối với khu vực dịch vụ.
Điều này đã chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng
chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng
trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế.
Năng suất lao động liên tục tăng:
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Quốc hội, năng
suất lao động giai đoạn 2016-2020 ước tính tăng 26,2%,
trong đó năng suất lao động nội ngành tăng 16,6%, năng
suất do chuyển dịch cơ cấu ngành tăng 9,4%, và do chuyển
dịch lao động tăng 0,2%. Năng suất lao động tăng đồng
nghĩa với lượng sản phẩm hàng hóa tạo ra nhiều hơn, đóng
góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn
2016-2020. Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam tăng trưởng
mạnh.
Những năm qua, xuất nhập khẩu luôn giữ vững vị trí một
trong ba “ cỗ xe tam mã” đưa nền kinh tế Việt Nam liên tục
đạt được nhiều thành tích trong suốt nhiều năm. Chiến lược
xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng
đến năm 2030 đạt được mục tiêu trước thời hạn.
Thành tích xuất siêu là một điểm cộng trong năm 2020 vì đại
dịch Covid-19 đã làm cho hoạt động xuất nhập khẩu gặp rất
nhiều khó khăn. Xuất siêu cũng mang lại những tác động
tích cực nhiều mặt về kinh tế vĩ mô. Dự trữ ngoại hối ổn định
góp phần ổn định tỷ giá, tạo niềm tin cho doanh nghiệp tiếp
tục đầu tư và mở rộng sản xuất. Đặc biệt, trong điều kiện
tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng ở trong nước còn yếu
so với sản xuất như hiện nay, việc tăng xuất khẩu, hạn chế
nhập khẩu sẽ có tác động kích cung, tức kích thích sản xuất
trong nước.
b. Những hạn chế và nguyên nhân
Tiến trình tái cơ cấu tuy đã đi theo hướng tích cực công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng còn chậm. Quá trình cơ cấu lại
kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã có kết quả tích cực hơn so với
giai đoạn trước đó, dù vậy chưa đạt được kỳ vọng.
Trong công nghiệp, ngành khai thác, gia công vẫn chiếm tỷ
trọng lớn, việc sử dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm có
hàm lượng công nghệ và chất xám cao còn thấp.
Nông nghiệp tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng tỷ lệ hàng
nông sản qua chế biến còn thấp; việc đưa tiến bộ khoa học
công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm, chuỗi cung
ứng sản phẩm nông nghiệp còn nhiều bất cập.
- Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu ngày càng cao, về kết
quả xuất siêu ngày càng lớn, nhưng thực tế những kết quả đó
lại không đóng góp được nhiều cho kinh tế trong nước và
nguyên nhân là do cấu trúc của nền kinh tế quá lạc hậu.
- Tính bền vững và năng lực chống chịu của nền kinh tế với
các cú sốc bên ngoài còn mỏng. Theo nhóm chuyên gia, thành
tích xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 là đáng ghi nhận (kim
ngạch tăng 6,5%) nhưng chủ yếu lại là do khối doanh nghiệp
FDI dẫn dắt, với mức tăng 9,7%, chiếm 72,2% (tỷ trọng tăng
2,1 điểm % so với năm trước), trong khi khu vực kinh tế trong
nước giảm 1,1%, chiếm 27,8%.
- Năng suất lao động tuy đã tăng nhưng vẫn ở mức thấp so
với khu vực và trên thế giới. Thep PPP 2011, năng suất lao
động của Việt Nam năm 2019 chỉ bằng 7,6% mức năng suất
của Singapor, 19,5% của Malaysia, 37,9% của Thái Lan,.. .Lý
giải về nguyên nhân khiến năng xuất lao động còn thấp, các
chuyên gia chỉ ra một số nguyên nhân như:
+ Xuất phát điểm thấp, quy mô kinh tế còn nhỏ.
+ Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu,
chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế.
+ Khu vực doanh nghiệp chưa thực sự là động lực quyết
định tăng trưởng năng suất. Doanh nghiệp Việt Nam chưa tham
gia sâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp nội
địa hầu như chưa kết nối vào chuỗi giá trị,...
III. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hàng
hóa ở Việt Nam
Một là, Mở rộng phân công lao động xã hội, tạo lập đồng bộ các
yếu tố thị trường.
Phân công lao động xã hội là cơ sở của việc trao đổi sản
phẩm. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa, cần phải
mở rộng phân công lao động xã hội, phân bố lại lao động và
dân cư trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương,
từng vùng theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa nhằm
khai thác mọi nguồn lực, phát triển ngành nghề, sử dụng có
hiệu quả cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện có và tạo việc làm cho
người lao động. Cùng với mở rộng phân công lao động xã
hội, phải tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài
nhằm gắn phân công lao động trong nước với phân công lao
động quốc tế, gắn thị trường trong nước với thị trường thế
giới. Nhờ vậy mà thị trường trong nước từng bước được mở
rộng, tiềm năng về lao động, tài nguyên, cơ sở vật chất có
được khai thác có hiệu quả.
Hai là, Đa dạng hóa các loại hình sở hữu trong nền kinh tế
Việt Nam.
Trong thời kỳ quá độ, do trình độ phát triển khác nhau của
lực lượng sản xuất, nên còn nhiều chế độ sở hữu, nhiều hình
thức sở hữu khác nhau. Vì vậy đa dạng hóa thành phần kinh
tế là một tất yếu khách quan. Đa dạng hóa thành phần kinh
tế là một trong những điều kiện cơ bản để thúc đẩy kinh tế
hàng hóa phát triển, nhờ đó mà sử dụng có hiệu quả sức
mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế.
Cùng với việc đổi mới, củng cố kinh tế nhà nước và kinh tế
tập thể, việc thừa nhận và khuyến khích các thành phần
kinh tế cá thể, tư nhân phát triển là nhận thức quan trọng về
chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ.
Ba là, Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội
đồng bộ, hiện đại.
Kết cấu hạ tầng phát triển là điều kiện tiền đề để thúc đẩy
phát triển kinh tế. Hiện nay, nước ta đang thực hiện quá
trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh
tế nên việc xây dựng hệ thống kết câu hạ tầng đồng bộ, hiện
đại sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền
kinh tế, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tiềm lực kinh tế sau hơn 30 năm đổi mới đã được nâng cao,
đất nước đã thoát khỏi tình trạng kếm phát triển, quy mô,
thực lực của nền kinh tế tăng lên không ngừng, tạo điều kiện
thuận lợi để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong những
năm qua, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Bốn là, Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nghiên cứu
và ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại.
Để đứng vững trong thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp
phải liên tục đổi mới, thay đổi và cập nhật những công nghệ
mới, hiện đại để hạ chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Muốn vậy, phải đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu
của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào
quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Hiện nay, trình độ
công nghệ sản xuất của Việt Nam còn thấp kém, không đồng
bộ, do đó, khả năng cạnh tranh sản xuất của nước ta so với
hàng hóa nước ngoài trên cả thị trường nội địa và thế giới
còn kém. Bởi vậy, để phát triển kinh tế hàng hóa, chúng ta
phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Năm là, Nâng cao năng suất lao động.
Năng suất lao động là yếu tố then chốt quyết định khả năng
cạnh tranh và sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp. Ở
mức độ quốc gia, trong điều kiện hội nhập quốc tế và cạnh
tranh gay gắt hiện nay, năng suất lao động là yếu tố có ảnh
hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, của cả nền kinh tế.
Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động như:
- Tạo lập môi trường thể chế thúc đẩy tăng năng suất lao
động: thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tạo
môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh; điều hành các
chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt nhằm huy động, phân bổ và
sử dụng nguồn lực nói chung.
- Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn lực: cần rà soát, sắp
xếp, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, giáo dục
nghề nghiệp gắn với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội và
nhu cầu thị trường lao động trong cả nước, từng vùng và địa
phương.
- Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu
quả quản lý nhà nước: đổi mới thể chế chính là hướng đến tạo
môi trường thông thoáng, minh bạch cho cạnh tranh bình đẳng
của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lê-nin ( Dành cho bậc đại
học- không chuyên lý luận chính trị ) – Tài liệu phục vụ tập huấn
chuyên ngành tháng 8 năm 2019
- Báo cáo tài chính, tình hình kinh tế năm 2020 ( Tổng cục
thống kê)
Tình hình kinh tế - xã hội cả nước năm 2020
(cucthongkelangson.gov.vn)
- Bài viết “ Kinh tế nhiều thành phần trong nền kinh tế quá
độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta” trên Báo điện tử Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Kinh tế nhiều thành phần trong nền kinh tế quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta (dangcongsan.vn)
| 1/16

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------------------  BÀI TẬP LỚN
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊ-NIN
Đề tài: LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HÀNG HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM Họ và tên : Chu Lê Hạnh Dung Mã sinh viên : 11212125 Lớp : Tài chính Tiên tiến 63B Lớp học phần : KTCT (221) _TT_29
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Tô Đức Hạnh Hà Nội, 4 - 2022 MỤC LỤC I.
Lý luận của Các Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa..........................1
1. Sản xuất hàng hóa......................................................................................1 a.
Khái niệm sản xuất hàng hóa...................................................................1 b.
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa...................................................1
c. Ưu điểm của sản xuất hàng
hóa
...............................................................1
2. Hàng hóa.....................................................................................................2 a.
Khái niệm hàng hóa..................................................................................2 b.
Hai thuộc tính của hàng hóa....................................................................2 c.
Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
của hàng hóa...................................................................................................2 d.
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa..................................3
3. Tiền..............................................................................................................3 a.
Nguồn gốc và bản chất của tiền...............................................................3 b.
Chức năng của tiền...................................................................................3
4. Dịch vụ và một số hàng hóa đặc biệt........................................................3 a.
Dịch vụ......................................................................................................3 b.
Một số hàng hóa đặc biệt..........................................................................4 II.
Thực trạng về phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam hiện nay..........4
1. Thực trang về phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam hiện nay..........4 a.
Về tăng trưởng kinh tế..............................................................................4 b.
Về hoạt động xuất, nhập khẩu..................................................................5
2. Đánh giá thực trạng...................................................................................6 a.
Những kết quả đạt được............................................................................6 b.
Những hạn chế và nguyên nhân................................................................7
III. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt
Nam
......................................................................................................................8
I. Lý luận của Các Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa 1. Sản xuất hàng hóa
a. Khái niệm sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những
người sản xuất ra sản phẩm không nhằm phục vụ mục đích
nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi, mua bán.
b. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Theo Các Mác, sản xuất hàng hóa chỉ ra đời và tồn tại khi có đủ hai điều kiện: -
Phân công lao động xã hội.
là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh
vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những
người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau. Khi đó,
mỗi người thực hiện sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm
nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sản
phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu
những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau. -
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất.
c. Ưu điểm của sản xuất hàng hóa
- Quy mô của việc sản xuất được mở rộng tạo được điều kiện
cho việc đưa các ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất để thúc
đẩy sản xuất phát triển.
- Sản xuất hàng hóa ra đời giúp tạo điều kiện khai thác những
lợi thế của thiên nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng cá nhân,
từng địa phương, từng vùng và của từng quốc gia.
- Sản xuất hàng hóa ra đời có tác động và sự ảnh hưởng lớn
tới các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh
tranh,… Buộc cho những đơn vị, người sản xuất phải nhanh
nhạy hơn, luôn luôn phải cải tiến kỹ thuật để làm sao có thể
làm tăng được năng suất lao động, chất lượng và có thể đạt
được hiệu quả kinh tế nhất định.
- Sản xuất hàng hóa phát triển sẽ giúp cho đời sống vật chất,
văn hóa và tinh thần ngày một được nâng cao. Khi vật chất,
văn hóa, tinh thần được nâng cao thì tự ắt việc sản xuất
hàng hóa sẽ càng phát triển. 2. Hàng hóa
a. Khái niệm hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
Hàng hóa là phạm trù lịch sử, sản phẩm của lao động chỉ
mang hình thái hàng hóa khi được trao đổi, mua bán trên thị trường
b. Hai thuộc tính của hàng hóa
Giá trị sử dụng: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng
của vật phẩm, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con
người, có thể là nhu cầu vật chất hoặc tinh thần, có thể là
nhu cầu tiêu dùng cá nhân hoặc cho sản xuất.
Giá trị : Giá trị của hàng hóa là lao động của người sản xuất
hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy. Giá trị là một quan hệ sản xuất.
c. Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến
lượng giá trị của hàng hóa
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao
phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.
Lượng giá trị của hàng hóa bao hàm hao phí lao động quá
khứ và ho phí lao động sống.
Hai nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa là năng suất lao
động và tính chất phức tạp hay đơn giả của lao động.
Ngoài ra Các Mác còn xem xét thêm về mối quan hệ giữa
tăng cường độ lao động với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.
d. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể
của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động
cụ thể có mục đích lao động riêng, đối tượng lao động riêng,
công cụ lao động riêng, phương pháp lao động riêng và kết
quả riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất
hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó. Đó là sự
hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung
về cơ bắp, thần kinh, trí óc. 3. Tiền
a. Nguồn gốc và bản chất của tiền
Tiền là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao
đổi hàng hóa, là sản phẩm của sự phát triển các hình thái
giá trị từ thấp đến cao.
Tiền là một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra trong thế giới
hàng hóa để làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng
hóa, tiền đo lường và biểu thị giá trị của hàng hóa và biểu thị
mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
b. Chức năng của tiền Thước đo giá trị. Phương tiện lưu thông. Phương tiện cất giữ. Phương tiện thanh toán. Tiền tệ thế giới.
4. Dịch vụ và một số hàng hóa đặc biệt a. Dịch vụ
Theo quan điểm của Kinh tế chính trị Mác- Lênin, dịch vụ là
một loại hàng hóa, nhưng hàng hóa đó là vô hình:
Dịch vụ là hàng hóa không thể cất trữ.
Việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời.
b. Một số hàng hóa đặc biệt
Quyền sử dụng đất đai. Thương hiệu.
Chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá.
II. Thực trạng về phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam hiện nay
1. Thực trang về phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam hiện nay
a. Về tăng trưởng kinh tế
Năm 2020, tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt hơn 340 tỷ
USD, tăng 2,91% so với năm trước, tuy là mức tăng thấp
nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020, nhưng trong
bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu
cực tới mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội thì đây là thành công lớn
của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp:
+ Năm 2020, nông nghiệp tăng 2,55%, chỉ thấp hơn mức
tăng của các năm 2011, 2012, và năm 2018 trong giai đoạn
2011-2020, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng
tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
+ Ngành lâm nghiệp tăng 2,82 % nhưng chiếm tỷ trọng
thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm.
+ Ngành thủy sản tăng 3,08%, cao hơn mức tăng 2,8% của
năm 2015 và năm 2016, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Khu vực công nghiệp và xây dựng:
+ Ngành công nghiệp năm 2020 tăng 3,36% so với năm
trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ
chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế.
+ Ngành xây dựng tăng 6,76%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm.
Khu vực thương mại và dịch vụ:
+ Dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Khu vực dịch vụ
năm 2020 đạt mức tăng thấp nhất của giai đoạn 2011-2020.
+ Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53%; hoạt động tài chính,
ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%,...
b. Về hoạt động xuất, nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2020 ước tính đạt
26,5 tỷ USD, tăng 5% so với tháng trước và tăng 17,6% so với
cùng kỳ năm trước. Trong quý IV/2020, kim ngạch xuất khẩu đạt
78,9 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước và giảm
1,1% so với quý III năm nay. Trong quý IV có 12 mặt hàng đạt
giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 77,2% tổng kim
ngạch xuất khẩu. Tính chung cả năm 2020, kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm
2019, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 78,2 tỷ USD,
giảm 1,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 203,3 tỷ USD, tăng
9,7%, chiếm 72,2% (tỷ trọng tăng 2,1 điểm phần trăm so với
năm trước). Trong năm 2020 có 31 mặt hàng đạt kim ngạch
xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,9% tổng kim ngạch xuất
khẩu (6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 64,3%).
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2020 ước tính đạt
27,5 tỷ USD, tăng 11,4% so với tháng trước và tăng 22,7% so
với cùng kỳ năm trước. Trong quý IV/2020, kim ngạch nhập khẩu
đạt 76,4 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng
10,7% so với quý III năm nay. Trong quý IV có 13 mặt hàng nhập
khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 72,3% tổng trị giá
nhập khẩu. Tính chung năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng
hóa ước tính đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019,
trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 93,6 tỷ USD, giảm 10%;
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 168,8 tỷ USD, tăng 13%.
Trong năm 2020 có 35 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên
1 tỷ USD, chiếm 89,6% tổng kim ngạch nhập khẩu (4 mặt hàng
đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 49,4%).
2. Đánh giá thực trạng
a. Những kết quả đạt được
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và liên tục tăng:
Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016-2019 bình quân 6,8%/
năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng
tăng trưởng của cả năm 2020 đạt 2,91%, đây là mức tăng
trưởng cao hàng đầu thế giới. Quy mô GDP liên tục tăng và
cao gấp 1,4 lần so với năm 2015.
Cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực:
Tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm nhanh, tỷ trọng công
nghiệp trong GDP tăng nhanh, tỷ trọng dịch vụ chưa có biến
động nhiều. Nếu như năm 2016, nông nghiệp chiếm 16,32%
tổng sản phẩm trong nước, công nghiệp chiếm 32,72% và
dịch vụ chiếm 40,92% theo cơ cấu GDP thì đến năm 2020,
con số này giảm xuống là 14,85% đối với khu vực nông
nghiệp, tăng lên 33,72 đối với khu vực công nghiệp và
41,63% đối với khu vực dịch vụ.
Điều này đã chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng
chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng
trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế.
Năng suất lao động liên tục tăng:
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Quốc hội, năng
suất lao động giai đoạn 2016-2020 ước tính tăng 26,2%,
trong đó năng suất lao động nội ngành tăng 16,6%, năng
suất do chuyển dịch cơ cấu ngành tăng 9,4%, và do chuyển
dịch lao động tăng 0,2%. Năng suất lao động tăng đồng
nghĩa với lượng sản phẩm hàng hóa tạo ra nhiều hơn, đóng
góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn
2016-2020. Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam tăng trưởng mạnh.
Những năm qua, xuất nhập khẩu luôn giữ vững vị trí một
trong ba “ cỗ xe tam mã” đưa nền kinh tế Việt Nam liên tục
đạt được nhiều thành tích trong suốt nhiều năm. Chiến lược
xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng
đến năm 2030 đạt được mục tiêu trước thời hạn.
Thành tích xuất siêu là một điểm cộng trong năm 2020 vì đại
dịch Covid-19 đã làm cho hoạt động xuất nhập khẩu gặp rất
nhiều khó khăn. Xuất siêu cũng mang lại những tác động
tích cực nhiều mặt về kinh tế vĩ mô. Dự trữ ngoại hối ổn định
góp phần ổn định tỷ giá, tạo niềm tin cho doanh nghiệp tiếp
tục đầu tư và mở rộng sản xuất. Đặc biệt, trong điều kiện
tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng ở trong nước còn yếu
so với sản xuất như hiện nay, việc tăng xuất khẩu, hạn chế
nhập khẩu sẽ có tác động kích cung, tức kích thích sản xuất trong nước.
b. Những hạn chế và nguyên nhân
Tiến trình tái cơ cấu tuy đã đi theo hướng tích cực công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng còn chậm. Quá trình cơ cấu lại
kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã có kết quả tích cực hơn so với
giai đoạn trước đó, dù vậy chưa đạt được kỳ vọng.
Trong công nghiệp, ngành khai thác, gia công vẫn chiếm tỷ
trọng lớn, việc sử dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm có
hàm lượng công nghệ và chất xám cao còn thấp.
Nông nghiệp tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng tỷ lệ hàng
nông sản qua chế biến còn thấp; việc đưa tiến bộ khoa học
công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm, chuỗi cung
ứng sản phẩm nông nghiệp còn nhiều bất cập. -
Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu ngày càng cao, về kết
quả xuất siêu ngày càng lớn, nhưng thực tế những kết quả đó
lại không đóng góp được nhiều cho kinh tế trong nước và
nguyên nhân là do cấu trúc của nền kinh tế quá lạc hậu. -
Tính bền vững và năng lực chống chịu của nền kinh tế với
các cú sốc bên ngoài còn mỏng. Theo nhóm chuyên gia, thành
tích xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 là đáng ghi nhận (kim
ngạch tăng 6,5%) nhưng chủ yếu lại là do khối doanh nghiệp
FDI dẫn dắt, với mức tăng 9,7%, chiếm 72,2% (tỷ trọng tăng
2,1 điểm % so với năm trước), trong khi khu vực kinh tế trong
nước giảm 1,1%, chiếm 27,8%. -
Năng suất lao động tuy đã tăng nhưng vẫn ở mức thấp so
với khu vực và trên thế giới. Thep PPP 2011, năng suất lao
động của Việt Nam năm 2019 chỉ bằng 7,6% mức năng suất
của Singapor, 19,5% của Malaysia, 37,9% của Thái Lan,.. .Lý
giải về nguyên nhân khiến năng xuất lao động còn thấp, các
chuyên gia chỉ ra một số nguyên nhân như:
+ Xuất phát điểm thấp, quy mô kinh tế còn nhỏ.
+ Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu,
chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế.
+ Khu vực doanh nghiệp chưa thực sự là động lực quyết
định tăng trưởng năng suất. Doanh nghiệp Việt Nam chưa tham
gia sâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp nội
địa hầu như chưa kết nối vào chuỗi giá trị,...
III. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
Một là, Mở rộng phân công lao động xã hội, tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường.
Phân công lao động xã hội là cơ sở của việc trao đổi sản
phẩm. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa, cần phải
mở rộng phân công lao động xã hội, phân bố lại lao động và
dân cư trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương,
từng vùng theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa nhằm
khai thác mọi nguồn lực, phát triển ngành nghề, sử dụng có
hiệu quả cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện có và tạo việc làm cho
người lao động. Cùng với mở rộng phân công lao động xã
hội, phải tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài
nhằm gắn phân công lao động trong nước với phân công lao
động quốc tế, gắn thị trường trong nước với thị trường thế
giới. Nhờ vậy mà thị trường trong nước từng bước được mở
rộng, tiềm năng về lao động, tài nguyên, cơ sở vật chất có
được khai thác có hiệu quả.
Hai là, Đa dạng hóa các loại hình sở hữu trong nền kinh tế Việt Nam.
Trong thời kỳ quá độ, do trình độ phát triển khác nhau của
lực lượng sản xuất, nên còn nhiều chế độ sở hữu, nhiều hình
thức sở hữu khác nhau. Vì vậy đa dạng hóa thành phần kinh
tế là một tất yếu khách quan. Đa dạng hóa thành phần kinh
tế là một trong những điều kiện cơ bản để thúc đẩy kinh tế
hàng hóa phát triển, nhờ đó mà sử dụng có hiệu quả sức
mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế.
Cùng với việc đổi mới, củng cố kinh tế nhà nước và kinh tế
tập thể, việc thừa nhận và khuyến khích các thành phần
kinh tế cá thể, tư nhân phát triển là nhận thức quan trọng về
chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ.
Ba là, Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội đồng bộ, hiện đại.
Kết cấu hạ tầng phát triển là điều kiện tiền đề để thúc đẩy
phát triển kinh tế. Hiện nay, nước ta đang thực hiện quá
trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh
tế nên việc xây dựng hệ thống kết câu hạ tầng đồng bộ, hiện
đại sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền
kinh tế, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tiềm lực kinh tế sau hơn 30 năm đổi mới đã được nâng cao,
đất nước đã thoát khỏi tình trạng kếm phát triển, quy mô,
thực lực của nền kinh tế tăng lên không ngừng, tạo điều kiện
thuận lợi để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong những
năm qua, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Bốn là, Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nghiên cứu
và ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại.
Để đứng vững trong thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp
phải liên tục đổi mới, thay đổi và cập nhật những công nghệ
mới, hiện đại để hạ chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Muốn vậy, phải đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu
của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào
quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Hiện nay, trình độ
công nghệ sản xuất của Việt Nam còn thấp kém, không đồng
bộ, do đó, khả năng cạnh tranh sản xuất của nước ta so với
hàng hóa nước ngoài trên cả thị trường nội địa và thế giới
còn kém. Bởi vậy, để phát triển kinh tế hàng hóa, chúng ta
phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Năm là, Nâng cao năng suất lao động.
Năng suất lao động là yếu tố then chốt quyết định khả năng
cạnh tranh và sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp. Ở
mức độ quốc gia, trong điều kiện hội nhập quốc tế và cạnh
tranh gay gắt hiện nay, năng suất lao động là yếu tố có ảnh
hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, của cả nền kinh tế.
Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động như: -
Tạo lập môi trường thể chế thúc đẩy tăng năng suất lao
động: thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tạo
môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh; điều hành các
chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt nhằm huy động, phân bổ và
sử dụng nguồn lực nói chung. -
Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn lực: cần rà soát, sắp
xếp, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, giáo dục
nghề nghiệp gắn với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội và
nhu cầu thị trường lao động trong cả nước, từng vùng và địa phương. -
Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu
quả quản lý nhà nước: đổi mới thể chế chính là hướng đến tạo
môi trường thông thoáng, minh bạch cho cạnh tranh bình đẳng
của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lê-nin ( Dành cho bậc đại
học- không chuyên lý luận chính trị ) – Tài liệu phục vụ tập huấn
chuyên ngành tháng 8 năm 2019 -
Báo cáo tài chính, tình hình kinh tế năm 2020 ( Tổng cục thống kê)
Tình hình kinh tế - xã hội cả nước năm 2020 (cucthongkelangson.gov.vn) -
Bài viết “ Kinh tế nhiều thành phần trong nền kinh tế quá
độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta” trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kinh tế nhiều thành phần trong nền kinh tế quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta (dangcongsan.vn)