-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập lớn môn tư tưởng Hồ Chí Minh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Bài tập lớn môn tư tưởng Hồ Chí Minh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:














Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Đề b ài
Phân tích luận điểm Hồ Chí Minh:
“Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do
thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì.”
Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay.
Họ và tên: Phùng Việt Hà
Mã số sinh viên: 11221975
Lớp TC: LLTT1101(123)CLC_17 STT: 21
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2023 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................2
NỘI DUNG.........................................................................3 I.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc...........................................................3 II.
Luận điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người dân
không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì.”4
1. Khái niệm................................................................................................................................4
2. Ý nghĩa của Độc lập-Tự do-Hạnh phúc..................................................................5
3. Ý nghĩa quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh..................................................6 III.
Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay......................................7 IV.
Kết luận.......................................................................................................................... 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................11 1 LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc, Người
đã soi sáng cho đất nước ta thoát khỏi cảnh bần cùng tăm tối.
Sinh thời, Người đã để lại nhiều di sản quý giá, trong đó có cả
những đường lối, tư tưởng đúng đắn dẫn dắt Đảng ta trên con
đường phát triển toàn diện, tiến tới Chủ nghĩa xã hội. Một trong
những tư tưởng mà Bác mong muốn truyền lại qua từng thế hệ
là quan điểm “Nước độc lập mà người dân không được hưởng
hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì.” Lời tuyên
bố này đã trở thành một tượng trưng vĩ đại cho tinh thần và mục
tiêu của cuộc chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam.
Hồ chủ tịch không chỉ là một nhà lãnh đạo chính trị tài ba
mà còn là một tri thức vĩ đại với triết học đậm đà và lòng yêu
nước mãnh liệt. Quan điểm ấy thể hiện tầm nhìn sâu rộng của
Người về tương lai của quốc gia và con người Việt Nam. Đối với
Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập không chỉ đơn thuần là việc loại bỏ
sự thống trị của các thực thể ngoại quốc, mà còn là việc tạo ra
một xã hội công bằng, nơi mà mọi công dân có thể hưởng thụ
hạnh phúc, tự do, và bình đẳng.
Quan điểm ấy cũng là kim chỉ nam cho Đảng và Nhà nước ta
rong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Trên cơ sở phân
tích luận điểm của Bác: “Nước độc lập mà người dân không được
hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì.”,
chúng ta sẽ làm rõ luận điểm trên và liên hệ ý nghĩa của câu nói
ấy với Việt Nam ngày nay. 2 NỘI DUNG I.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
Về vấn đề độc lập dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định
độc lập phải tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của
tất cả các dân tộc; độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự,
hoàn toàn và triệt để; độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ. Và đặc biệt, người còn cho rằng, độc lập dân
tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của
nhân dân. Người đánh giá cao học thuyết “Tam dân” của Tôn
Trung Sơn về độc lập và tự do: dân tộc độc lập phải dân quyền
tự do và dân sinh hạnh phúc. Và bằng lý lẽ đầy thuyết phục,
trong khi viện dẫn bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”
của Cách mạng Pháp năm 1791 “Người ta sinh ra tự do và bình
đẳng về quyền lợi, và phải luôn được tự do và bình đẳng về
quyền lợi”, Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc Việt Nam đương
nhiên cũng phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi. “Đó là lễ
phải không ai chối cãi được.”
Năm 1930 trong “Chánh cương vắn tắt của Đảng”, người
cũng đã xác định rõ ràng mục tiêu của đấu tranh của cách mạng
là “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập… dân chúng
được tự do… thủ tiêu hết các thứ quốc trái… thâu hết ruộng đất
của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo. Bỏ
sưu thuế cho dân cày nghèo… thi hành luật ngày làm 8 giờ”
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công, nước nhà
được độc lập và một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định độc lập
phải gắn với tự do. Người nói: “Nước độc lập mà dân không
hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. 3
Độc lập cũng phải gắn với cơm no, áo ấm và hạnh phúc của
nhân dân. Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm
1945 trong hoàn cảnh nhân dân đói rét, mù chữ,… Hồ Chí Minh
yêu cầu: “Chúng ta phải thực hiện ngay: Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở.
Làm cho dân có học hành”.
Có thể thấy rằng, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng
của Hồ Chí Minh, Người luôn coi độc lập gắn liền với tự do, cơm
no, áo ấm cho nhân dân, như Người từng bộc bạch đầy tâm
huyết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm
sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. II.
Luận điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước độc
lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc
tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì.” 1. Khái niệm
a. Độc lập là gì?
Độc lập là tình trạng hoặc tính chất của việc tự quyết định
và tự quản lý mà không bị phụ thuộc hoặc ảnh hưởng từ bên
ngoài. Độc lập có thể áp dụng cho nhiều khía cạnh trong cuộc
sống và chính trị, và nó có thể ám chỉ các ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh.
Độc lập quốc gia là khả năng của một quốc gia tự quyết
định và tự quản lý về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc
phòng,… mà không bị áp đặt, kiểm soát hoặc thao túng bởi quốc
gia khác. Độc lập có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử và chính
trị, và nó là một giá trị quan trọng trong nhiều xã hội trên khắp thế giới.
Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, nhân dân ta bị thực dân
Pháp xâm lược, dân ta không có quyền tự quyết mà bị lệ thuộc
vào Thực dân Pháp. Nhân dân đói khổ, bị áp bực đến đường 4
cùng. Chỉ có dành được độc lập thì nhân dân ta mới thoát khỏi
cảnh lầm than. Và Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc, đã
dành cả đời mình để dành được độc lập cho dân tộc Việt Nam .
Nếu không có độc lập, đất nước ta sẽ không thể phát triển như ngày hôm nay. b. Tự do là gì?
Tự do là một khái niệm phức tạp và đa chiều, thường được
hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau dựa trên ngữ
cảnh và quan điểm của từng người. Tuy nhiên, tự do thường
được liên kết với khả năng tự quyết định, tự lựa chọn, và không
bị ràng buộc hoặc hạn chế bởi những yếu tố ngoại lệ. Tự do là
một giá trị quan trọng trong nhiều xã hội và hệ thống chính trị,
và nó thường được bảo vệ và khuyến khích thông qua các văn
bản hợp pháp, như hiến pháp và luật pháp, để đảm bảo rằng cá
nhân và tổ chức có quyền tự do tối đa trong phạm vi hợp pháp và xã hội.
Cũng như độc lập, trước Cách mạng, dân ta không hề có tự
do. Thực dân Pháp ép ta phải làm theo ý chúng, phải phục tùng
chúng như nô lệ, không được quyền nói lên những bất công của
mình. Chỉ tới khi Cách mạng thành công, thì ta mới phần nào có
được quyền tự do. Ngày nay, nhân dân Việt Nam được hưởng
một số quyền tự do như tự do cá nhân, tự do chính trị, tự do
ngôn luận, tự do kinh doanh, tự do tôn giáo,…
c. Hạnh phúc là gì?
Hạnh phúc là một trạng thái tinh thần tích cực và thường
được mô tả như cảm giác của sự mãn nguyện, hài lòng, và sự
thỏa mãn trong cuộc sống. Điều quan trọng là hạnh phúc có thể
được trải nghiệm và định nghĩa khác nhau cho mỗi người, dựa
trên giá trị cá nhân, khả năng thích nghi với tình huống, và mục
tiêu riêng của họ. Hạnh phúc thường đi kèm với trạng thái tinh
thần tích cực, lạc quan và hy vọng. Hạnh phúc là một khía cạnh
quan trọng của cuộc sống và nó thường là mục tiêu mà nhiều
người theo đuổi. Mỗi người có thể định nghĩa hạnh phúc theo
cách riêng của họ và thường cần tự tìm hiểu và trải nghiệm để
đạt được trạng thái hạnh phúc cá nhân của họ. 5
Với nhân dân ta sau Cách mạng Tháng Tám 1945, có lẽ
hạnh phúc chỉ đơn giản là có đủ cơm ăn, áo mặc và sự an toàn.
Còn ngày nay, hạnh phúc đòi hỏi cao hơn, bao gồm sự dư dả về
cả vật chất lẫn tinh thần, về cả chất lượng cuộc sống, công việc, tiền tài lẫn danh vọng.
2. Ý nghĩa của Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
“Độc lập-Tự do-Hạnh phúc”, 6 chữ tuy ngắn gọn súc tích nhưng
lại vô cùng thiêng liêng, thể hiện khát vọng của toàn thể nhân dân
Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “ “Tôi chỉ có một sự ham
muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc
lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành”. Con đường của cách mạng Việt Nam
là độc lập dân tộc phải gắn liền với xây dựng một xã hội mới thủ
tiêu mọi áp bức, bất công và trong không gian sinh tồn độc lập của
dân tộc phải xây dựng xã hội mới để không ngừng hoàn thiện các
giá trị về Tự do và Hạnh phúc cho con người Việt Nam.
Phải tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Đó là con đường tất yếu phải đi, con đường đó phù
hợp với sự tiến hóa chung của: lịch sử loài người là quá trình đấu
tranh tự giải phóng để được giải phóng ngày càng cao hơn. Nó biểu
thị lợi ích chung và lâu dài của các dân tộc sinh sống trên đất nước
ta, của mọi giai tầng, của toàn thể con dân đất Việt.
Trên ý nghĩa ấy, tiêu chí của Nhà nước ta chính là mẫu số
chung để đoàn kết toàn dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc,
giai tầng, tín ngưỡng... trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cho nên,
nó chính là cơ sở cho sự thống nhất tư tưởng, xây dựng niềm tin,
đồng thời tạo ra hiệu ứng tích cực, phát huy lòng tự tôn dân tộc
trong toàn thể đồng bào, làm gia tăng tối đa sức mạnh nội tại của
dân tộc để vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong công cuộc bảo
vệ, xây dựng đất nước và phục hưng dân tộc.
Điều này cho thấy tiêu chí của Nhà nước mới do Chủ tịch Hồ
Chí Minh sáng lập là để đoàn kết, phát huy tất cả sức mạnh vật
chất, tinh thần của dân tộc, khơi dậy mọi tiềm năng và làm nẩy nở 6
những cái mới, cái đẹp của cả dân tộc, trong mỗi con người vào sự
nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước vì những mục tiêu
cao cả.Tiêu chí này luôn là động lực to lớn tạo nên sức mạnh vĩ đại
để dân tộc và mỗi người Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách
thức trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Và với chiến
thắng của trận Điện Biên Phủ (1954) đánh đuổi Thực dân Pháp và
sự kết thúc của cuộc kháng chống đế quốc Mỹ với thắng lợi của
cuộc Tổng tiến công Mùa xuân 1975, nhân dân ta đã dành lại hòa
bình, độc lập, tự do và cả quyền tự quyết của dân tộc, được quyết
định vận mệnh, con đường phát triển của mình.
3. Ý nghĩa quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
“Độc lập- Tự do- Hạnh phúc” chỉ rõ sự gắn bó biện chứng giữa
vấn đề dân tộc với giai cấp, giữa độc lập dân tộc với phát triển xã
hội, giữa phục hưng dân tộc gắn với sự phát triển của Tự do và
Hạnh phúc cho con người Việt Nam. Trong mối kết ngang đó, Độc
lập dân tộc là trước hết, trên hết, là tiền đề, là cơ sở cho Tự do-
Hạnh phúc của con người Việt Nam. Không có Độc lập dân tộc
không thể nói Tự do- Hạnh phúc thực sự cho con người Việt Nam.
Nhưng đồng thời, Tự do- Hạnh phúc cho con người Việt Nam là nội
lực, là sức mạnh, là sự đảm bảo duy nhất cho Độc lập dân tộc với
tư cách là lực lượng, là chủ thể của đất nước.
Tự do- Hạnh phúc của con người Việt Nam chính là nội dung
của độc lập dân tộc, làm hoàn chỉnh ý nghĩa của độc lập dân tộc,
giúp cho độc lập và độc lập dân tộc là điều kiện đảm bảo để ngày
càng hoàn thiện các giá trị Tự do và Hạnh phúc cho con người Việt
Nam. Ngoài ra, “Độc lập- Tự do- Hạnh phúc” còn biểu thị quan
điểm và phương pháp Hồ Chí Minh trong việc giải quyết mối quan
hệ dân tộc với giai cấp, quyền dân tộc với quyền con người.
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, nước độc lập mà người dân không
được hưởng hạnh phúc , tự do thì đó vẫn là độc lập kiểu cũ, và vì
vậy độc lập đó cũng chẳng có nghĩa lý gì. Với Người, nước có độc
lập rồi thì dân phải được hưởng hạnh phúc, tự do vì hạnh phúc, tự
do là thước đo giá trị của độc lập dân tộc. Bác cho rằng, chủ nghĩa
xã hội giúp mọi người có công ăn việc làm được ấm no và sống một
đời hạnh phúc, giải phóng nhân dân lao đồng khỏi bần cùng, nghèo 7
nàn, lạc hậu. Người nhấn mạnh, chỉ có trong chế độ xã hội chủ
nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống của riêng
mình, chăm lo cho con người và con người có điều kiện phát triển toàn diện.
Có được độc lập thôi chưa đủ, độc lập rồi còn phải được tự do,
hạnh phúc. Hạnh phúc, tự do mới chính là mục đích cuối cùng. Đó
là đòi hỏi chính đáng của toàn thể nhân dân Việt Nam.
III. Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay
Dù chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng những giá trị mà
Người để lại trong từng lời vàng ý ngọc vẫn tồn tại mãi với thời
gian. Điều đó cũng đúng với luận điểm “Nước độc lập mà người
dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì.”
Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt
Nam dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, giành lại
độc lập cho dân tộc rồi lại chiến đấu để giữ gìn độc lập ấy xuyên
suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Không chỉ
vậy, cho đến tận ngày này, Đảng cùng quân dân ta dù trong thời
bình vẫn không hề lơ là nhiệm vụ giữ vững độc lập, bảo vệ chủ
quyền đất nước. Tuy nhiên, như Bác đã nói “Nước độc lập mà
người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng
chẳng có ý nghĩa gì.” Ngoài trách nhiệm gìn giữ độc lập, ta còn
phải đảm bảo quyền tự do và hạnh phúc cho toàn dân. Vậy ta
phải thực hiện điều ấy như thế nào?
Trước hết, điều quan trọng nhất mà chúng ta phải làm đó là
tiếp tục đi lên Chủ nghĩa xã hội. Bởi chủ nghĩa xã hội là một xã
hội bình đẳng, công bằng, tự do và văn minh. Hạnh phúc, tự do
theo quan điểm Hồ Chí Minh là người dân phải được hưởng đầy
đủ đời sống vật chất và tinh thần do chủ nghĩa xã hội đem lại.
Trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở thời đại ngày nay,
tự do và hạnh phúc của nhân dân ta được phát triển trong một số khía cạnh sau: 8
Một là tự do ngôn luận và tôn trọng quyền tự do cá nhân:
Một xã hội dân chủ và độc lập yêu cầu việc bảo vệ quyền tự
do ngôn luận và tôn trọng quyền tự do cá nhân, để người
dân có thể lên tiếng bảo vệ mình, lên tiếng phản ánh những
bất công trong xã hội, được nói lên tiếng lòng của mình mà
không e dè. Tuy nhiên, tự do ngôn luận rất dễ bị các đối
tượng có ý đồ xấu lợi dụng. Nhà nước ta đã và đang tiến
hành các nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng này, đảm
bảo cho người dân có quyền tự do ngôn luận một cách chính đáng, trong sạch nhất.
Hai là quyền công dân và quyền tham gia chính trị: Một xã
hội độc lập cần đảm bảo rằng người dân có quyền tham gia
vào quá trình ra quyết định và quản lý đất nước, đảm bảo
người dân có đầy đủ các quyền công dân theo đúng quy
định của pháp luật, không ai là không được hưởng quyền công dân.
Ba là, Cải thiện chất lượng cuộc sống: Độc lập không chỉ
liên quan đến sự tự quyết định chính trị mà còn bao gồm
việc đảm bảo cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Mọi
người cần được bảo vệ và hỗ trợ để cải thiện chất lượng
cuộc sống của họ, bao gồm vấn đề như giáo dục, y tế, việc làm và an sinh xã hội.
Bốn là, trong thời đại ngày nay, tự do và hạnh phúc về mặt
tinh thần cũng rất quan trọng. Xã hội ngày càng phát triển,
Việt Nam ta cũng đang dần loại bỏ các định kiến về phân
biệt về tôn giáo, giới tính, dân tộc. Được sống đúng với
những gì mình mong muốn mà không phải che giấu hay bị
kì thị mới khiến con người cảm thấy hạnh phúc. Đã từ lâu,
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến các hoạt
động tôn giáo và ban hành những chủ trương, chính sách
nhằm tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng tôn chỉ
mục đích và Hiến pháp, pháp luật. Quan điểm nhất quán
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam là tôn
trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền
theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự
bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín 9
ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng
pháp luật. Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật dân sự năm
2015 và nghị định số 88/2008/NĐ-CP ban hành ngày
05/08/2008 đã có quy định về quyền xác định lại giới tính:
Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới
tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính
của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình
chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định
rõ giới tính. Như vậy, có thể nói cánh cửa cho phép việc
chuyển đổi giới tính đã được mở, cho phép những người đã
tiến hành chuyển đổi giới tính trước đó đăng ký lại giới tính
thật của mình. Và mở ra việc xây dựng dự thảo luật về việc
chuyển đổi giới tính cho phép những người có nhu cầu xác
định lại giới tính thật có thể tiến hành theo quy định của
pháp luật. Còn đối với vấn đề dân tộc, Đảng ta luôn quan
tâm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đó là nhân
tố quan trọng, có ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển đất
nước. Bình đẳng giữa các dân tộc là quyền ngang nhau của
các dân tộc, không phân biệt dân tộc đó là đa số hay thiểu
số, trình độ văn hóa, dân trí cao hay thấp, là bình đẳng trên
mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và được bảo
đảm bằng pháp luật. Do đó, Đảng và Nhà nước ban hành
nhiều đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội chung
cho cả nước, đồng thời cũng ban hành những đường lối,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội đặc thù cho các dân
tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, tự do hạnh phúc ở đất nước ta còn thể hiện trên
một số lĩnh vực như tự do buôn bán, tự do kinh doanh, tự do
lao động trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước hỗ trợ cho
các học sinh, sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn được
cắp sách tới trường. Các chính sách về phúc lợi xã hội như y
tế, hưu trí, dịch vụ công,… để giúp đỡ người dân có được cuộc sống tốt nhất.
Tuy nhiên, tự do và hạnh phúc không phải là trách nhiệm của
riêng Đảng và nhà nước. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của
Chính phủ để mỗi chúng ta có cơ hội phát triển tốt nhất, chúng ta 10
cần tự đoạt lấy sự tự do và hạnh phúc của chính mình bằng cách
nỗ lực học tập và làm việc để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh
thần của bản thân. Tất nhiên, nếu chỉ mưu cầu hạnh phúc cho
riêng mình thì cũng chưa hẳn là hạnh phúc thật sự. Tất cả chúng
ta phải cùng yêu thương, giúp đỡ, bao bọc, sẻ chia lẫn nhau. Chỉ
có đoàn kết, san sẻ, yêu thương, cùng nhau tu dưỡng đạo đức
mới có thể tạo ra một xã hội hạnh phúc, văn minh. Nếu khi xưa,
cha ông chúng ta không tiếc thân mình hy sinh để chúng ta được
sống trong hòa bình, được sống trong độc lập, tự do, hạnh phúc
thì trách nhiệm của chúng ta bây giờ là gìn giữ nền độc lập, tự do,
hạnh phúc ấy và phát triển nó ngày một tốt đẹp hơn, tạo ra một
xã hội mà không người dân nào phải chịu khổ đau, ai ai cũng thấy tự do, hạnh phúc. IV. Kết luận
Luận điểm của Hồ Chí Minh rằng "Độc lập mà không có hạnh
phúc và tự do cho nhân dân thì vô nghĩa" vẫn rất quan trọng và
có ý nghĩa sâu sắc đối với Việt Nam hiện tại. Độc lập không chỉ là
mục tiêu cuối cùng mà còn đòi hỏi đảm bảo hạnh phúc và tự do
cho nhân dân. Phát triển quốc gia cần phải đi đôi với sự phát triển
và tiến bộ cá nhân của từng công dân. Điều này đòi hỏi nỗ lực liên
tục từ cả chính phủ và xã hội để đảm bảo rằng độc lập thực sự
mang ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống của tất cả mọi người tại
Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan
trọng trong việc bảo vệ độc lập và phát triển kinh tế, nhưng vẫn
cần phải làm việc chăm chỉ hơn nữa để đảm bảo rằng từng công
dân có cơ hội tận hưởng hạnh phúc và tự do trong cuộc sống của
họ. Trách nhiệm này không chỉ thuộc về chính phủ mà còn thuộc
về toàn xã hội trong việc xây dựng một Việt Nam mạnh mẽ và
phồn thịnh cho tương lai.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặt ra câu hỏi về
tầm quan trọng của việc bảo đảm rằng độc lập không chỉ dựa vào
sự đối ngoại, mà còn phụ thuộc vào sự phát triển nội bộ. Việc xây
dựng một nền kinh tế mạnh mẽ, một hệ thống giáo dục phát
triển, và một xã hội công bằng là những yếu tố quan trọng trong
việc đảm bảo rằng độc lập quốc gia có ý nghĩa thực sự. 11
Cuối cùng, quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn có ý
nghĩa trong thời đại hiện đại. Trong một thế giới liên kết, nơi sự
toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng, chúng ta cần duy trì giá
trị của hạnh phúc và tự do của con người khi nỗ lực đạt được độc
lập quốc gia. Quan điểm này là một lời nhắc nhở quý báu về tầm
quan trọng của việc không chỉ tạo ra các cơ hội cho mọi người mà
còn đảm bảo rằng họ thực sự được hưởng hạnh phúc và tự do
trong xã hội. Chúng ta cần tiếp tục tìm hiểu và học hỏi từ triết
học này để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mạnh Quang Thắng (2021), “Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật
2. https://baovinhlong.com.vn/chinh-tri/202202/ky-2-doc-lap-tu-do-hanh-phuc-
quan-diem-cot-loi-cua-tu-tuong-ho-chi-minh-3102618/ 12
3. https://baolamdong.vn/ho-so-tu-lieu/202305/ky-niem-133-nam-ngay-sinh-chu-
tich-ho-chi-minh-1951890-1952023-khat-vong-ho-chi-minh-doc-lap-tu-do- hanh-phuc-05a2363/
4. https://thanhtratinh.hatinh.gov.vn/quan-diemchinh-sach-ve-ton-giao-cua-
dang-va-nha-nuoc-viet-nam-la-nhat-quan-1638256148.html
5. https://luatminhkhue.vn/viet-nam-da-cho-phep-hon-nhan-dong-gioi- chua-.aspx
6. https://luatminhkhue.vn/viet-nam-da-cho-phep-hon-nhan-dong-gioi- chua-.aspx 13