-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập lớn Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trên môi trường số phát triển như hiện nay, báo chí đang phải đối mặt với thách thức vấn nạn sao chép, vi phạm bản quyền nội dung ngày càng phức tạp. Một sản phẩm sáng tạo của nhà báo vừa đăng tải đã bị các mạng xã hội lấy lại, biến tấu thành của mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Pháp luật và đạo đức báo chí - truyền thông 43 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Bài tập lớn Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trên môi trường số phát triển như hiện nay, báo chí đang phải đối mặt với thách thức vấn nạn sao chép, vi phạm bản quyền nội dung ngày càng phức tạp. Một sản phẩm sáng tạo của nhà báo vừa đăng tải đã bị các mạng xã hội lấy lại, biến tấu thành của mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Pháp luật và đạo đức báo chí - truyền thông 43 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ & TRUYỀN THÔNG
VẤN ĐỀ VI PHẠM BẢN QUYỀN TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO
CHÍ, XUẤT BẢN, TRUYỀN THÔNG
Sinh viên : Trịnh Khánh Duy
Mã SV : 2256060010
Lớp : Quay phim truyền hình K42
Giảng viên : Nguyễn Thùy Vân Anh Hà Nội,2023 MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI......................................3
1. Mục đích........................................................................................................3
2. Phạm vi và đối tượng áp dụng.....................................................................3
CHƯƠNG II: NỘI DUNG CHÍNH....................................................................4
1. Bản quyền là gì, mục đích của bảo hộ bản quyền......................................4
2. Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả...........................................................4
3. Luật báo chí về quyền tác giả......................................................................7
4. Luật Xuất bản về quyền tác giả...................................................................8
5. Tôn trọng bản quyền, không đạo văn.......................................................11
6. Hình thức xử phạt khi vi phạm bản quyền tác giả..................................12
7. Thực trạng hiện nay của vấn đề vi phạm bản quyền..............................13
8. Một số giải pháp khắc phục vấn đề vi phạm bản quyền.........................14
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN...............................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................17
CHƯƠNG I: MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI 1. Mục đích
- Trên môi trường số phát triển như hiện nay, báo chí đang phải đối mặt với thách
thức vấn nạn sao chép, vi phạm bản quyền nội dung ngày càng phức tạp. Một sản
phẩm sáng tạo của nhà báo vừa đăng tải đã bị các mạng xã hội lấy lại, biến tấu thành của mình.
- Không phải đến bây giờ mới có tình trạng sao chép, vi phạm bản quyền mà vấn
đề này đã được đặt ra từ khi công nghệ chưa phát triển. Tuy nhiên, trong thời đại
công nghệ số, tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn. Tình trạng vi phạm bản
quyền tác phẩm báo chí ngày nay khá phổ biến, tinh vi và đa dạng với muôn hình vạn trạng.
- Ngoài ra, một thực tế hiện nay khi có một số cơ quan đặt hàng truyền thông nên
một bản tin có nội dung giống nhau nhưng được đăng tải trên nhiều báo khác nhau,
tạo ra một sản phẩm báo chí “đồng phục”. Điều này làm mất đi sức hấp dẫn của
báo chí với bạn đọc, mất đi vai trò, tính sáng tạo, dấu ấn cá nhân của nhà báo về
quan điểm, cách nhìn và sự “duyên dáng” trong thể hiện thông tin…
- Chính vì vậy, để giảm thiểu tình trạng vi phạm bản quyền về báo chí, xuất bản và
truyền thông, chúng ta phải tìm hiểu rõ các luật về bản quyền thông qua Luật báo
chí 2016, Luật Xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ. Đồng thời đưa ra các giải pháp để
hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền này.
2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Phạm vi: Các tổ chức và hoạt động xuất bản; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất bản. Hoạt động xuất bản bao gồm các lĩnh
vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm. Quyền tự do báo chí, quyền tự do
ngôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa
vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí;
quản lý nhà nước về báo chí. Áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia
và có liên quan đến hoạt động báo chí tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ
chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại
Việt Nam có liên quan đến hoạt động xuất bản. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia
và có liên quan đến hoạt động báo chí tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG CHÍNH
1. Bản quyền là gì, mục đích của bảo hộ bản quyền
- Bản quyền là quyền tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tác. Thông thường đối
với tác phẩm của mình ngay tại thời điểm mà tác giả tạo ra sản phẩm. Các cá nhân
khác không được xâm phạm đến các quyền của tác giả về quản lý, sử dụng, khai
thác giá trị của tác phẩm nếu chưa được đồng ý. Các cá nhân, tổ chức nắm giữ bản
quyền được quyền sử dụng cũng như khai thác các lợi ích liên quan của sản phẩm.
Do đó mà pháp luật cũng bảo vệ cho các quyền lợi cơ bản của họ. Các đối tượng
nắm giữ bản quyền được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật quốc gia, qua đó
nó cũng có giá trị công nhận trên quốc tế và được bảo vệ.
- Mục đích của bản quyền hay bảo vệ bản quyền là để thúc đẩy sự sáng tạo, phát
triển của khoa học, văn hóa và nghệ thuật. Điều này cũng là phần thưởng cho các
tác giả như một sự tôn trọng và bồi hoàn cho những sáng tạo mà họ đóng góp cho cộng đồng xã hội.
- Đảm bảo quyền cho tác giả đối với tác phẩm của họ, như là;
- Quyền kinh tế: cho phép tác giả độc quyền khai thác tác phẩm của mình ở các hình thức thương mại;
- Quyền nhân thân bảo vệ lợi ích cá nhân về tên tuổi của tác giả, gắn liền với tác
phẩm cũng như tính được bảo quản, vẹn nguyên của tác phẩm trong khi sử dụng khai thác;
- Quyền tinh thần: bảo vệ những lợi ích phi kinh tế cho tác giả.
Theo đó, với việc bảo hộ bản quyền, người sở hữu hợp pháp có quyền kinh tế để
ủy quyền hoặc ngăn chặn việc sử dụng tác phẩm đó trong công việc, trong một số
trường hợp, để nhận tiền thù lao cho việc sử dụng tác phẩm của họ. Bên cạnh đó,
chủ sở hữu bản quyền tác phẩm có thể cấm hoặc ủy quyền, ví dụ như: việc tái tạo
dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như xuất bản, in hoặc ghi âm; tổ chức
buổi biểu diễn công cộng (vở kịch, tác phẩm âm nhạc); làm bản ghi (dưới dạng đĩa,
DVD); phát sóng bằng đài phát thanh; dịch sang ngôn ngữ khác; chuyển thể cuốn
tiểu thuyết thành kịch bản phim; ...
2. Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả Điều 18. Quyền tác giả
Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Điều 19. Quyền nhân thân Quyền nhân thân bao gồm:
1. Đặt tên cho tác phẩm.
Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá
nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi
tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho
người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại
đến danh dự và uy tín của tác giả. Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản
ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng
có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;
c) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ
phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình
thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng
hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô
tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm
cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp
cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ
trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo quy định của Luật này.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy
định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải được sự cho phép
của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác
(nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật này. Trường hợp làm tác phẩm phái
sinh mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật
này còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả.
3. Chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực
hiện các hành vi sau đây:
a) Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này;
sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các
thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung
gian hoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản
sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;
b) Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác
phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.
Điều 35. Hành vi xâm phạm quyền liên quan
1. Xâm phạm quyền của người biểu diễn quy định tại Điều 29 của Luật này.
2. Xâm phạm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình quy định tại Điều 30 của Luật này.
3. Xâm phạm quyền của tổ chức phát sóng quy định tại Điều 31 của Luật này.
4. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Luật này.
5. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do chủ sở hữu
quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền của mình nhằm thực hiện hành vi quy
định tại Điều này và Điều 28 của Luật này.
6. Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị,
cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh
kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản
phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện
pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền liên quan.
7. Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của
chủ sở hữu quyền liên quan khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi
đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm
phạm quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
8. Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp
đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản
ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin
quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu
quyền liên quan; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi
giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền
liên quan theo quy định của pháp luật.
9. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, chào bán, bán hoặc
cho thuê thiết bị, hệ thống khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, hệ thống đó giải
mã trái phép hoặc chủ yếu để giúp cho việc giải mã trái phép tín hiệu vệ tinh mang
chương trình được mã hóa.
10. Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã
hóa khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp.
11. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách
nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3
Điều 198b của Luật này.
3. Luật báo chí về quyền tác giả
Điều 45. Quyền tác giả trong lĩnh vực báo chí
Cơ quan báo chí phải thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền
liên quan khi đăng, phát tác phẩm báo chí.
4. Luật Xuất bản về quyền tác giả
Điều 5. Bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm, bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan
1. Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm
thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản.
3. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác
phẩm làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 6. Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
1. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản bao gồm:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát
triển hoạt động xuất bản; ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật
về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản;
b) Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu;
c) Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản;
d) Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo
và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản;
đ) Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản;
g) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng
trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao.
2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước.
Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý
nhà nước về hoạt động xuất bản.
Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện
quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương.
Điều 21. Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản
Việc xuất bản tác phẩm, tài liệu và tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực hiện sau
khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Liên kết trong hoạt động xuất bản
1. Nhà xuất bản được liên kết với tổ chức, cá nhân (gọi chung là đối tác liên kết)
sau đây để xuất bản đối với từng xuất bản phẩm:
a) Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
b) Nhà xuất bản, cơ sở in xuất bản phẩm, cơ sở phát hành xuất bản phẩm;
c) Tổ chức khác có tư cách pháp nhân.
2. Hình thức liên kết của nhà xuất bản với đối tác liên kết bao gồm: a) Khai thác bản thảo;
b) Biên tập sơ bộ bản thảo; c) In xuất bản phẩm;
d) Phát hành xuất bản phẩm.
3. Việc liên kết chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của
pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm, tài liệu được liên kết xuất bản;
b) Có hợp đồng liên kết xuất bản giữa nhà xuất bản và đối tác liên kết. Hợp đồng
liên kết phải có các nội dung cơ bản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Trường hợp liên kết biên tập sơ bộ bản thảo, ngoài việc phải có đủ điều kiện quy
định tại điểm a và điểm b khoản này, đối tác liên kết phải có biên tập viên.
4. Đối với tác phẩm, tài liệu có nội dung về lý luận chính trị, lịch sử, tôn giáo, chủ
quyền quốc gia, hồi ký thì nhà xuất bản không được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo.
5. Trách nhiệm của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản trong liên kết xuất bản:
a) Quyết định đối tác, hình thức liên kết và giao kết hợp đồng liên kết đối với từng
xuất bản phẩm; trường hợp liên kết để xuất bản nhiều xuất bản phẩm với cùng một
đối tác liên kết thì có thể giao kết trong một hợp đồng, trong đó thể hiện rõ hình
thức liên kết đối với từng xuất bản phẩm;
b) Thực hiện đúng hợp đồng liên kết xuất bản; bảo đảm nội dung xuất bản phẩm
liên kết phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản;
c) Tổ chức biên tập hoàn chỉnh bản thảo tác phẩm, tài liệu do đối tác liên kết biên tập sơ bộ;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động liên kết xuất bản và xuất bản phẩm liên kết;
đ) Thu hồi quyết định xuất bản khi đối tác liên kết vi phạm hợp đồng liên kết;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này.
6. Trách nhiệm của tổng biên tập nhà xuất bản trong liên kết xuất bản:
a) Giúp tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản tổ chức biên tập hoàn chỉnh bản
thảo tác phẩm, tài liệu do đối tác liên kết biên tập sơ bộ; đọc duyệt bản thảo tác
phẩm, tài liệu liên kết xuất bản;
b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.
7. Trách nhiệm của đối tác liên kết:
a) Thực hiện đúng hợp đồng liên kết xuất bản;
b) Thực hiện đúng nội dung bản thảo đã được tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất
bản ký duyệt để in hoặc phát hành trên phương tiện điện tử;
c) Ghi tên, địa chỉ trên xuất bản phẩm theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b
khoản 2 Điều 27 của Luật này;
d) Nộp xuất bản phẩm liên kết để nhà xuất bản nộp lưu chiểu;
đ) Chỉ phát hành xuất bản phẩm liên kết sau khi tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất
bản ký quyết định phát hành;
e) Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản
phẩm khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động liên kết xuất bản và xuất bản phẩm liên kết.
Điều 24. Tác phẩm, tài liệu phải thẩm định nội dung trước khi tái bản
Tác phẩm, tài liệu sau đây nếu nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1
Điều 10 của Luật này thì nhà xuất bản phải tổ chức thẩm định trước khi đăng ký xuất bản để tái bản:
1. Tác phẩm, tài liệu xuất bản trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; tác phẩm,
tài liệu xuất bản từ năm 1945 đến năm 1954 trong vùng bị tạm chiếm;
2. Tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở miền
Nam Việt Nam không do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho phép;
3. Tác phẩm, tài liệu xuất bản ở nước ngoài.
5. Tôn trọng bản quyền, không đạo văn
- Nhiều bản quy tắc đạo đức nghề báo cho rằng đạo văn (bao gồm cả việc sử dụng
từ ngữ hay ý tưởng của người khác mà không thừa nhận và không được sự đồng ý
của tác giả) là một hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề báo. Thậm chí, có
bản quy tắc đạo đức nghề báo còn cho đây là hành vi nghiêm trọng nhất (IFJ, Boxina và Herzegonia).
- Nhà báo cần tôn trọng và kiên trì bảo vệ quyền tác giả, sở hữu trí tuệ, không ăn
cắp, chiếm đoạt thông tin, tác phẩm của người khác hoặc trả tiền cho thông tin bị
đánh cắp dưới mọi hình thức. Khi sử dụng nội dung hoặc đoạn trích, nhà báo phải
xin phép và luôn nêu tên tác giả. Đồng thời, nhà báo có nghĩa vụ làm cho người
khác cũng tôn trọng quyền tác giả trong mọi hoạt động sáng tạo (Tây Ban Nha).
Quy tắc đạo đức của Bungari, Koscovo cho rằng nếu trích dẫn một phần nhỏ thông
tin thì chỉ cần nêu rõ nguồn mà không cần xin phép, nhưng nếu trích dẫn dài hoặc
cả bài báo hoàn chỉnh thì phải có sự đồng ý của tác giả và cơ quan truyền thông đăng tải bài báo đó.
- Các nhà báo bị cho là vi phạm bản quyền, nếu họ:
a) Xuất bản hoặc cố gắng xuất bản tác phẩm của người khác (sản phẩm trí tuệ) như
thể đó là của mình (đạo văn);
b) Trích dẫn từ tác phẩm của người khác theo cách bóp méo ý nghĩa gốc, công bố
phần bóp méo là sự thật hoặc cố y nói người khác là tác giả;
c) Công bố một tác phẩm như là của riêng mình – nhưng đã được một người khác
nghiên cứu và xuất bản rồi – mà không tham chiếu đến bản gốc;
d) Cùng một lúc gửi tác phẩm đến hai hoặc nhiều nhà xuất bản mà không nói rõ sự
thật này hoặc bàn giao tác phẩm đã xuất bản và không nói với nhà xuất bản thứ hai
chú ý đến thực tế này;
e) Xuất bản tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giả hay đặt tác phẩm (bao
gồm các bức ảnh) vào bối cảnh, môi trường xung quanh không phù hợp hoặc khác
với thỏa thuận ban đầu mà không có sự đồng ý của tác giả (Anbani).
6. Hình thức xử phạt khi vi phạm bản quyền tác giả
Trong trường hợp xâm phạm bản quyền tác giả, bạn có thể bị xử phạt hành chính
theo quy định tại Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa,
cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác
phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự
thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường
Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy
định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Bên cạnh đó, tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP cũng quy định về hành vi
xâm phạm quyền sao chép tác phẩm như sau:
Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác
phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường
Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy
định tại Khoản 1 Điều này. Do đó, hành vi sao chép tác phẩm khi chưa được sự
đồng ý hay cho phép từ tác giả thì sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến
35.000.000 đồng và bị áp dụng hình thức khắc phục hậu quả như trên.
7. Thực trạng hiện nay của vấn đề vi phạm bản quyền
1. VI PHẠM BẢN QUYỀN Ở VIỆT NAM: ĐỨNG THỨ 3 KHU VỰC, THỨ 9 THẾ GIỚI
- Ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm đo kiểm phát thanh truyền hình và
thông tin điện tử, đơn vị trực thuộc Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử
(Bộ Thông tin và Truyền thông), cho biết hiện nay, vi phạm bản quyền diễn ra hết
sức phức tạp, có hàng loạt website vi phạm bản quyền (website lậu) các giải bóng
đá cũng như phim. Theo số liệu từ SimilarWeb, hiện có khoảng 70 website bóng
đá lậu, với hơn 1,5 tỷ lượt view trong những năm 2022, 2023.
- Số liệu của SimilarWeb cũng chỉ ra rằng, có tới hơn 200 website phim lậu thu hút
khoảng 120 triệu lượt xem/tháng, trong đó top 10 có hơn 66 triệu lượt xem mỗi
tháng. Đặc biệt, thời gian gần đây phát hiện ra một số website lậu đã chuyển sang
hình thức truyện tranh Anime của Nhật. Việc ăn cắp vi phạm bản quyền truyện
tranh cũng đã nhận được sự phản ứng rất gay gắt của các đơn vị chủ sở hữu ở Nhật
Bản về việc vi phạm bản quyền tại Việt Nam.
2. Hàng loạt tên tuổi lớn “bị tố” vi phạm bản quyền truyền hình
- FPT Telecom, Viettel đã bị Bộ TT&TT xử phạt vi phạm hành chính vì vi phạm
bản quyền hai bộ phim ăn khách là "Người phán xử" và "Sống chung với mẹ
chồng". Các trang bongdanet.vn, nhaccuatui.com, hayhaytv, hdviet cũng bị tố vi phạm bản quyền.
- Theo báo cáo của Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, tình trạng vi
phạm bản quyền các chương trình truyền hình, phim diễn ra trên Internet khá nhức
nhối. Gần đây, Cục đã nhận được đơn yêu cầu hành vi xử lý vi phạm bản quyền
của trang phimmoi.net vì đã vi phạm bản quyền phim Vịnh Xuân Quyền, trên trang
này xuất hiện nhiều quảng cáo của các thương hiệu lớn. Trang xemphimvtc.com đã
tạo thư mục riêng toàn bộ phim Việt và phim nước ngoài phát sóng trên Truyền
hình Vĩnh Long 1. Trang tivi24h.net cũng vi phạm bản quyền hàng chục kênh truyền hình trong nước.
- Trong nửa đầu năm 2017, Bộ TT&TT đã tiếp nhận và xử lý một số vụ việc liên
quan đến vi phạm bản quyền. Trong đó, Bộ TT&TT ngăn chặn việc cung cấp
truyền hình trả tiền OTT lậu trên box VP9. Xử phạt vi phạm hành chính đối với
một số doanh nghiệp vì đã vi phạm bản quyền hai bộ phim“Người phán xử” và
“Sống chung với mẹ chồng”. Cụ thể, xử phạt vi phạm hành chính ở mức 30 triệu
đồng đối với một số doanh nghiệp như: Xử phạt FPT Telecom vì cung cấp bộ phim
“Người phán xử” của VTV tại địa chỉ trang web www.fptplay.net và ứng dụng
FPT Play. Tập đoàn Viettel bị xử phạt vì phát sóng hai bộ phim “Người phán xử”
và “Sống chung với mẹ chồng” trên mạng xã hội www.videohay.vn và ứng dụng
Viettel TV khi chưa được sự đồng ý của VTV. Xử phạt vi phạm hành chính đối với
trang mạng xã hội bongdanet.vn vì đã phát sóng hai bộ phim “Người phán xử” và
“Sống chung với mẹ chồng” khi chưa được sự đồng ý của VTV.
- Trước đó, vào năm 2015 các trang web phim 47.com, vlvn.com, pub.com đã bị
cơ quan nhà nước xử phạt vì vi phạm bản quyền. Năm 2016 trang hayhaytv.vn cũng bị xử lý vi phạm.
8. Một số giải pháp khắc phục vấn đề vi phạm bản quyền
- Thứ nhất, cần quy định rõ hơn về bản quyền trong luật chuyên ngành là Luật Báo
chí 2016. Hiện luật này chỉ có một điều khoản là Điều 45 về quyền tác giả trong
lĩnh vực báo chí. Tuy nhiên, điều này lại quá ngắn gọn, chỉ khái quát chung và dẫn
chiếu sang quy định pháp luật về quyền tác giả của Luật Sở hữu trí tuệ và rất nhiều
văn bản, nghị định. Cần phải có các quy định chi tiết hơn về: Quyền và nghĩa vụ
của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian; quyđịnh về hình thức, phạm vi hoạt
động của các trang thông tin điện tử tổng hợp; quy định rõ ràng hơn các trường
hợp sử dụng hợp lý trong báo chí…
- Thứ hai, cần tăng mức phạt vì mức xử phạt vi phạm bản quyền báo chí hiện nay
quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Nếu các mức phạt hành chính nói trên được tăng lên
gấp ba, gấp năm lần thì chắc chắn sẽ có tính răn đe mạnh hơn đối với các tổ chức,
cá nhân vi phạm. Tuy nhiên để xử phạt đối tượng vi phạm thì phải kiện, phải tố
giác và chứng minh. Mức phạt quá thấp khiến người bị xâm hại thấy “không
đáng”; nó tạo ra cảm giác đối với bên xâm hại lẫn nạn nhân rằng chuyện đó không
có gì to tát. Lâu dần cách hành xử phạm luật, kém văn minh được coi là bình
thường. Chưa kể, với những tác phẩm bị xâm hại thô bạo bởi nhiều đối tượng, cơ
quan báo chí hoàn toàn không đủ sức để đấu tranh, tự bảo vệ.
- Thứ ba, cần thành lập trung tâm bảo vệ bản quyền báo chí. Các cơ quan báo chí
có thể chủ động hợp tác với nhau thành lập liên minh bảo vệ bản quyền tác phẩm
báo chí để hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động này. Các cơ quan quản lý nhà nước về
báo chí (Cục Bản quyền tác giả - Bộ TT&TT, Hội Nhà báo Việt Nam...) đứng ra
làm đầu mối thành lập một trung tâm bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí. Đó
không chỉ là công cụ để bảo vệ bản quyền báo chí mà còn trực tiếp bày tỏ thái độ với tệ trạng này.
- Cạnh đó, chúng ta cần khuyến khích phương thức giải quyết tranh chấp về quyền
sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự vì quyền sở hữu trí tuệ thuộc quan hệ pháp
luật dân sự. Việc áp dụng quá nhiều biện pháp hành chính hoặc hình sự hóa đối với
các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như hiện nay là chưa thực sự phù hợp.
Nó gây lúng túng trong vận dụng và nhiều trường hợp chủ thể có thẩm quyền xử
phạt đang lấn sân qua lĩnh vực tài phán khác. CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những công cụ quan trọng
để bảo vệ quyền lợi của các tác giả sáng tạo tác phẩm, đồng thời cũng tạo điều kiện
thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng tác phẩm một cách hợp pháp, đúng đắn.
Về phía tác giả, quyền tác giả, quyền liên quan bảo hộ các quyền kinh tế và quyền
tinh thần của họ đối với tác phẩm của mình. Các quyền kinh tế bao gồm quyền độc
quyền khai thác tác phẩm, quyền phân phối bản sao tác phẩm, quyền biểu diễn tác
phẩm, quyền sao chép tác phẩm, quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng, quyền
truyền đạt tác phẩm theo phương tiện kỹ thuật số, quyền cho thuê bản gốc hoặc bản
sao tác phẩm, quyền biểu diễn tác phẩm đã đăng ký quyền tác giả, quyền phát sóng
tác phẩm đã đăng ký quyền tác giả, quyền tái bản tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân
khấu,... Các quyền tinh thần bao gồm quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên
trên tác phẩm, quyền công bố tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm,
quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm,...
Về phía người khai thác, sử dụng, quyền tác giả, quyền liên quan cho phép họ
được khai thác, sử dụng tác phẩm của người khác một cách hợp pháp, đúng đắn.
Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan đến tác
phẩm, cũng như mang đến cho công chúng cơ hội tiếp cận với các tác phẩm một cách thuận lợi.
Tuy nhiên, việc cân bằng, hài hòa lợi ích giữa hai chủ thể này là không dễ dàng.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do nhận thức của các chủ thể
về pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan còn hạn chế. Nhiều người sử dụng
chỉ nghĩ rằng pháp luật chỉ bảo hộ cho người sáng tạo tác phẩm, và nếu tự ý sử
dụng tác phẩm của người khác mà không xin phép thì sẽ bị xử phạt.
Để giải quyết những bất cập, vướng mắc trong quá trình điều chỉnh pháp luật về
quyền tác giả, quyền liên quan, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà
nước, các tổ chức xã hội và các chủ thể có liên quan.
Về phía các cơ quan nhà nước, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về
quyền tác giả, quyền liên quan, phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước và
hội nhập quốc tế. Đồng thời, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật nhằm nâng cao nhận thức và ý thức cho các chủ thể về quyền tác giả, quyền
liên quan. Về phía các tổ chức xã hội, cần có vai trò tích cực trong việc giám sát
việc thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Về phía các chủ thể, cần
nâng cao nhận thức và ý thức trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1). Retrieved from https://chinhphu.vn/default.aspx? pageid=27160&docid=164963
(2). Retrieved from https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-Bao- chi-2016-280645.aspx
(3). Retrieved from https://luatduonggia.vn/vi-pham-ban-quyen-la-gi-vi-pham-ban- quyen-bi-phat-nhu-the-nao/
(4). Retrieved from https://plo.vn/3-giai-phap-cho-van-nan-vi-pham-ban-quyen- bao-chi-post751330.html
(5). Retrieved from https://luatminhkhue.vn/ban-quyen-la-gi.aspx#google_vignette
(6). Retrieved from https://abei.gov.vn/van-ban-qppl/hang-loat-ten-tuoi-lon-
%E2%80%9Cbi-to%E2%80%9D-vi-pham-ban-quyen-truyen-hinh/106506
(7). Retrieved from https://toquoc.vn/nhuc-nhoi-vi-pham-ban-quyen-nganh-xuat- ban-20221201164350378.htm
(8). Retrieved from https://vneconomy.vn/viet-nam-thiet-hai-350-trieu-usd-vi-vi- pham-ban-quyen.htm
(9) PGS, T. N. (2020). Pháp luật và đạo đức báo chí . Đại học Quốc gia Hà Nội.