-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập lớn triết bản chất và hiện tượng - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Bài tập lớn triết bản chất và hiện tượng - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:















Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài: “Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất
và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu,
học tập của sinh viên”
Họ và tên: Lê Hương Giang
Mã số sinh viên: 11211759 STT: 15
Lớp TC: Triết học Mác - Lênin(121)_24
GV hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2021 LỜI MỞ ĐẦU
Để khẳng định sức mạnh vĩ đại của giáo dục và học tập, vị tổng thống da màu đầu
tiên của Nam Phi, Nelson Mandela đã từng nói: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất
mà người ta có thể sử dụng để làm thay đổi thế giới”. Quả thực, học tập và nghiên
cứu đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Từ những em bé
mới chập chững bước vào lớp 1, những sinh viên đang chuẩn bị hành trang cho sự
nghiệp tương lai đến những nhà lãnh đạo lỗi lạc, ai cũng cần học tập.
Trong triết học Mác - Lênin, phép biện chứng duy vật là hệ thống phạm trù,
những quy luật chung nhất, phản ảnh sự vận động và phát triển của toàn bộ thế
giới, giúp con người hiểu biết hơn về mọi sự vật tồn tại khách quan. Cặp phạm trù
bản chất – hiện tượng và mối quan hệ biện chứng giữa chúng cũng đưa con người
đến sự nhận thức sâu sắc về những vấn đề của cuộc sống. Từ nghiên cứu về hiện
tượng mà con người đánh giá được bản chất đúng đắn của sự vật, từ đó cải tạo và
khiến sự vật không ngừng phát triển. Áp dụng những kiến thức triết học đó vào
quá trình học tập và nghiên cứu, con người hình thành được lối tư duy phù hợp,
tiến bộ, khoa học và sáng tạo.
Vì lý do đó, em đã quyết định lựa chọn “Quan điểm biện chứng duy vật về mối
quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu
quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên” làm đề tài cho bài tập lớn
của mình. Qua đề tài này, em muốn phân tích, làm rõ sự vận dụng của quan hệ
biện chứng giữa bản chất và hiện tượng trong quá trình học tập và nghiên cứu của
sinh viên, để từ đó rút ra những bài học đúng đắn cho con đường học tập và phát
triển của bản thân sau này. NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN
CHỨNG GIỮA CẶP PHẠM TRÙ BẢN CHẤT – HIỆN TƯỢNG:
1. Định nghĩa bản chất và hiện tượng
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể thấy rằng, khi xem xét và đánh
giá một đối tượng và quá trình phát triển lớn mạnh của nó trong thế giới hiện
thực, sẽ luôn có những đặc điểm, những mặt nổi bên ngoài chỉ có thể thấy được
dễ dàng qua các giác quan. Bên cạnh đó, cũng có những mặt chìm, những mối
liên hệ bị khuất lấp bên trong, đòi hỏi con người phải có sự tư duy, tìm hiểu sâu
hơn để nắm bắt. Những mặt chìm và nổi đó trong quan điểm biện chứng duy vật
của triết học được khái quát dưới khái niệm về cặp phạm trù bản chất và hiện
tượng. Ta có hai khái niệm sau:
“Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể những mặt, những mối liên hệ tất nhiên,
tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật”
“Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện bên ngoài của các mặt, mối liên
hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài”. Hiện tượng chính là những biểu
hiện khách quan bên ngoài của bản chất.
Thí dụ, về bản chất thì nước mang dạng lỏng, nhưng khi biểu hiện ra bên
ngoài nó lại có những trạng thái khác như rắn và khí. Hay trong sinh học, bản
chất của mã gen di truyền chính là sự sắp xếp của bốn loại axit nucleotit là A-T-
G-X, còn hiện tượng của nó chính là những đặc điểm, tính trạng khác nhau của
sinh vật được biểu hiện qua các mã gen.
2. Sự khác biệt giữa bản chất - cái chung – quy luật
Trước hết, dù phạm trù bản chất có mối liên hệ chặt chẽ với phạm trù cái
chung, mang tính tất yếu và tương đối ổn định, nhưng chúng không hoàn toàn
tương đồng. Những gì tạo nên bản chất của một lớp các sự vật cũng sẽ đều là cái
chung của những sự vật ấy. Tuy nhiên, không phải cái chung nào cũng là bản 1
chất, bởi chỉ có những cái chung quy định sự tồn tại và phát triển của sự vật mới chính là bản chất.
Ví dụ, con người có những điểm chung về các yếu tố như gương mặt (đều
bao gồm mắt, mũi, miệng, chân, tay…), cảm xúc (vui, buồn, giận dữ, sợ hãi,…).
Những đặc điểm chung này không phải là bản chất của con người. Bản chất thực
sự của con người chính là sự tổng hòa của những mối quan hệ xã hội. C.Mác
cũng đã xác lập quan niệm của mình về bản chất của con người trong tác phẩm
“Luận cương về Phoiơbắc”: “Bản chất của con người không phải là một cái trừu
tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất của
con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.
Đồng thời, bản chất khi xét trên phương diện nhận thức của con người cũng
cùng cấp bậc với quy luật. Bởi lẽ, bản chất của một đối tượng đều xoay quanh sự
vận động phát triển của nó. V.I. Lênin cũng đã từng nói: “Quy luật và bản chất là
những khái niệm cùng một loại (cùng một bậc) hay nói đúng hơn là cùng một
trình độ”. Tuy nhiên, nếu như quy luật chỉ bộc lộ một khía cạnh của bản chất thì
bản chất chính là sự tổng hợp của nhiều quy luật khác nhau.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
Trong chủ nghĩa duy tâm, mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện
tượng không được các nhà triết học theo đuổi nó thừa nhận và lý giải.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan tin rằng, bản chất không thực sự có thật mà chỉ
là một khái niệm mà con người tạo ra, đồng thời cho rằng hiện tượng chỉ là
những cảm giác tồn tại chủ quan trong nhận thức của con người. Chủ nghĩa duy
tâm khách quan dù có công nhận sự tồn tại khách quan của bản chất nhưng cũng
chỉ xem xét nó trên phương diện tinh thần chứ không gắn với bản thân sự vật.
Ngược lại với quan điểm ấy, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, bản chất
và hiện tượng không được quyết định bởi những yếu tố như sự nhận thức của
con người, chúng tồn tại khách quan và là cái vốn có của sự vật. Kết luận này là đúng đắn bởi:
Mọi sự vật bất kỳ đều được hình thành từ những thành phần và yếu tố nhất
định. Những yếu tố đó khi kết hợp với nhau thành một tổng thể sẽ tạo ra những 2
mối liên hệ đan xen lẫn nhau. Những mối liên hệ chặt chẽ ấy luôn tồn tại một
cách tất nhiên và tương đối ổn định bên trong sự vật. Mọi sự vật luôn tồn tại
khách quan, vì thế, bản chất và hiện tượng cũng tồn tại khách quan.
Không chỉ thừa nhận sự tồn tại khách quan ấy của cặp phạm trù bản chất - hiện
tượng, chủ nghĩa duy vật cũng cho rằng giữa chúng có quan hệ biện chứng vừa
gắn bó chặt chẽ với nhau, vừa mâu thuẫn lẫn nhau.
a. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Để nhấn mạnh sự liên kết bền chặt giữa hai mặt bản chất và hiện tượng, nhà
triết học V.I.Lê-nin đã từng nói: “Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có tính chất bản chất”.
Bên trong mỗi đối tượng đều tồn tại sự thống nhất của hai mặt bản chất và hiện
tượng. Về căn bản, bản chất và hiện tượng có xu hướng tương hợp. Bản chất
được biểu lộ trong các hiện tượng tương ứng. Bản chất như thế nào thì sẽ có hiện
tượng như vậy. Các bản chất khác nhau cũng sẽ có cho mình những hiện tượng
khác nhau. Khi một bản chất mới ra đời sẽ có hiện tượng mới ra đời, bản chất
biến đổi sẽ kéo theo những hiện tượng đi liền với nó cũng biến đổi, và khi bản
chất mất đi thì hiện tượng cũng không còn là nó nữa. Bản chất và hiện tượng gắn
bó và cùng tồn tại khách quan trong mối liên hệ hữu cơ, không cái nào có thể tách rời khỏi cái kia.
Bản chất cũng chính là căn cứ của hiện tượng, nó quy định các hiện tượng, thông
qua một hiện tượng nhất định mà bản chất biểu hiện được sự tồn tại của nó.
Đồng thời, hiện tượng chính là sự thể hiện của bản chất ở mức độ nhất định. Bản
chất không tồn tại riêng lẻ một cách đơn thuần. Hiện tượng cũng không thể thoát
ly khỏi bản chất, không có bản chất nào là không có hiện tượng và cũng không
có hiện tượng nào lại không biểu hiện một bản chất nào đó.
Ví dụ, thông thường, một chiếc áo dày dặn với đường may đẹp và kiểu dáng độc
đáo, về bản chất, sẽ là một chiếc áo đắt tiền. Ngược lại, một chiếc áo có đường
may qua loa và chất liệu vải không tốt sẽ được đánh giá là một chiếc áo rẻ tiền. 3
Hay giống với câu nói “Trông mặt mà bắt hình dong”, qua một vài hành động và
lời nói mà một người biểu hiện ra ngoài, chúng ta có thể đánh giá được phần nào
tính cách bản chất bên trong của họ.
Có thể nói, mối liên kết chặt chẽ và bền vững giữa cặp phạm trù bản chất và
hiện tượng chính là con đường đưa nhân loại đến với những nhận thức sâu sắc
hơn về sự vật, bởi nhờ có nó mà ta hiểu ra cái bản chất, cũng như từ bản chất
luận ra những quy luật chung cho sự vận động và phát triển của các sự vật.
b. Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Hegel đã từng nói: “bản chất “được ánh lên” nhờ hiện tượng”, nhưng, “nếu
hình thái biểu hiện và bản chất đồng nhất với nhau thì mọi khoa học sẽ trở nên
thừa” (Các Mác). Thật vậy, tuy thống nhất và không thể tách rời, song, giữa bản
chất và hiện tượng cũng tồn tại trên những mặt đối lập. Chúng luôn đi liền cùng
nhau nhưng không hoàn toàn tương đồng, bên cạnh sự thống nhất cũng là sự
khác biệt, sự mâu thuẫn lẫn nhau.
Trước hết, tùy theo các yếu tố khách quan mà bản chất của một đối tượng có
thể có nhiều hiện tượng khác nhau. Vì thế, hiện tượng động hơn, phong phú đa
dạng hơn, còn bản chất thì ẩn sâu bên trong và sâu sắc hơn. V.I. Lênin cũng từng
nói: “Cái không bản chất, cái bề ngoài, cái trên mặt, thường biến mất, không
bám “chắc”, không “ngồi vững” bằng “bản chất” ”.
Thêm vào đó, một sự vật có thể biểu hiện ra bên ngoài nhiều hiện tượng khác
nhau nhưng bản chất bên trong của sự vật đó lại không tương đồng với tất cả
những hiện tượng ấy. Trong đó, có những hiện tượng bộc lộ đúng đắn về bản
chất của đối tượng, nhưng có hiện tượng chỉ bộc lộ được một khía cạnh nhỏ của
bản chất, cũng có hiện tượng lại xuyên tạc và phản ánh sai hoàn toàn về bản chất
vốn có. Những hiện tượng không biểu hiện đúng về bản chất của sự vật được gọi là hiện tượng giả.
Thí dụ, trong Vật Lý, hiện tượng phản xạ toàn phần tạo ra hiện tượng ảo ảnh
khiến chúng ta nhìn thấy nước ở sa mạc hoặc trên mặt đường vào ngày nắng
nóng mặc dù về mặt bản chất, không hề có nước ở đó. Đó chính là một hiện tượng giả. 4
Hay một ví dụ khác, một người khi ở cơ quan có thể biểu hiện ra bên ngoài là
người lạnh lùng, trầm lặng, ít nói và hiếm khi tương tác với đồng nghiệp, nhưng
khi rời khỏi chốn công sở, người này thực chất lại luôn hoạt ngôn, vui vẻ, ấm áp,
ân cần và chu đáo đối với gia đình và bạn bè thân thiết.
Thực tế, có rất nhiều câu nói nổi tiếng hay câu ca dao tục ngữ cũng thể hiện sự
khác biệt giữa bản chất và hiện tượng như “Khẩu xà tâm phật”, “Đừng đánh giá
quyển sách qua trang bìa”… Điều này chứng tỏ rằng tính mâu thuẫn của sự
thống nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng cũng rất
gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người.
4. Ý nghĩa về mặt phương pháp luận
Thứ nhất, bản chất không được thể hiện qua một hiện tượng cụ thể nào mà
được bộc lộ nhờ rất nhiều những hiện tượng khác nhau. Không chỉ vậy, hiện
tượng mang nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Vì thế, ta cần dựa vào quy luật
khách quan quy định sự vận động và phát triển để tổng hợp để đi sâu vào phân
tích nhiều hiện tượng, dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm tìm ra bản chất thuần
túy ẩn giấu sâu bên trong của sự vật.
Thứ hai, việc tìm ra và nhận thức đúng đắn về một sự vật hay một đối tượng
nào đó là quy trình phức tạp đi từ hiện tượng đến bản chất. Qua bước phân tích
các hiện tượng, ta sẽ kết luận được bản chất thuần túy ban đầu. Sau khi kiểm
chứng lại các hiện tượng đó, ta sẽ đi đến một bản chất sâu sắc hơn, cứ như thế
mãi, ta sẽ tìm được bản chất sâu sắc nhất. V.I. Lê-nin cũng đã khẳng định sự
đúng đắn của phương pháp luận này với câu nói: “Tư tưởng của người ta đi sâu
một cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một, nếu có thể nói
như vậy, đến bản chất cấp hai, v.v.v, cứ như thế mãi”
Thứ ba, hiện tượng của một đối tượng luôn biến đổi từng ngày, nó chịu nhiều
sự tác động từ những yếu tố thực tiễn khách quan và thay đổi một cách vô cùng
phong phú, đa dạng. Bởi thế, trong quá trình nghiên cứu, con người cần bám sát
vào thực tiễn lúc đó để nắm bắt kịp thời các hiện tượng, để từ đó dần dần đi đến
những kết luận chính xác về bản chất sâu xa của sự vật. 5
Cuối cùng, không chỉ hiện tượng biến đổi, bản chất dù ẩn sâu bên trong và
mang tính tương đối ổn định cũng có sự thay đối. V.I. Lênin cũng từng viết:
“không phải chỉ riêng hiện tượng là tạm thời, chuyển động, lưu động, bị tách rời
bởi những giới hạn có tính chất ước lệ, mà bản chất của sự vật cũng thế”. Khi đó,
những phương pháp tiếp cận đã sử dụng để tìm ra bản chất trước sẽ trở nên cũ và
không phù hợp, phương pháp mới thay thế cần được cập nhật sao cho phù hợp với bản chất mới.
II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM BIỆN CHỨNG DUY
VẬT VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA BẢN CHẤT VÀ HIỆN
TƯỢNG ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN
1. Một vài nét về hoạt động học tập, nghiên cứu tích lũy kiến thức của sinh viên
Nhà triết học V.I. Lê-nin có câu: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó phải
chăng chính là ngọn hải đăng soi sáng con đường học tập và nghiên cứu của con
người. Muốn thành công trên con đường chinh phục tri thức, mỗi người cần
không ngừng khổ luyện. Đối với sinh viên, có lẽ quan điểm này còn đúng đắn
hơn cả. Mục đích học tập của sinh viên ở bậc đại học khác hoàn toàn so với học
sinh ở bậc THPT. Ở đại học, sinh viên không chỉ đơn thuần tiếp thu và trang bị
những kiến thức cần thiết cho việc đi làm, mà còn rèn luyện khả năng vận dụng
những tri thức ấy vào thực tiễn. Việc học tập và nghiên cứu của sinh viên hoàn
toàn là quá trình chủ động, tự giác và mang tính sáng tạo cao. Ở bậc phổ thông,
kiến thức lại được học sinh tiếp thu một cách thụ động và còn phụ thuộc nhiều
vào bài giảng của thầy cô giáo trên lớp. Do đó, rất nhiều tân sinh viên khi tiếp xúc
với một môi trường mới hoàn toàn đã gặp phải khó khăn trong quá trình học tập
và nghiên cứu. Việc mất phương hướng trong quá trình học tập là điều không thể
tránh khỏi, đôi khi ngay cả những sinh viên đã theo học lâu năm cũng sẽ gặp phải nhiều lúng túng.
2. Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và
hiện tượng đối với việc học tập và nghiên cứu của sinh viên. 6
Qua quá trình tìm hiểu về ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ biện chứng giữa
cặp phạm trù bản chất và hiện tượng, đặc biệt là đối với việc học tập và nghiên
cứu, sinh viên có thể rút ra được nhiều bài học để áp dụng vào hoàn cảnh của bản thân:
Trước hết, mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng giúp sinh viên
định hướng được phương pháp học tập đúng đắn, hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về bản
chất và giá trị cốt lõi của kiến thức thì đi sâu vào nghiên cứu, xem xét nhiều hiện
tượng khác nhau chính là cách tốt nhất.
Chương trình bậc Đại học đem đến một lượng kiến thức khổng lồ, cùng với rất
nhiều khái niệm mới lạ và đa dạng. Ví dụ, trong bộ môn Kinh tế vi mô, sinh viên
kinh tế bắt gặp khái niệm cung - cầu, lợi ích cận biên hay chi phí cơ hội. Trong bộ
môn Triết học Mác-Lênin, sinh viên lại tiếp cận kiến thức về mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức, các cặp phạm trù hay quy luật về chất và lượng…Đối với
những khái niệm mới mẻ và có phần trừu tượng như vậy, nếu chỉ lắng nghe
những lời giảng của giảng viên trên lớp học một lần duy nhất mà không xem xét
lại nhiều lần và đọc thêm nhiều nguồn tham khảo chất lượng, đôi khi, sinh viên sẽ
hiểu sai về các khái niệm đó cũng như bản chất của chúng.
Ví dụ, trong bộ môn Triết học Mác – Lênin, sinh viên được tiếp cận với cặp
phạm trù nội dung và hình thức. Thoạt nghe về khái niệm hình thức, không ít sinh
viên sẽ nhầm lẫn giữa hình thức bên ngoài và bên trong của sự vật. Tuy nhiên, sau
khi đi vào phân tích và tìm hiểu các ví dụ, ta sẽ hiểu ra bản chất của khái niệm
“hình thức” đó chính là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật,
là các mối liên hệ bền vững nằm bên trong chính sự vật, và là các phương thức
kết hợp, sắp xếp để biểu hiện hiện tượng ra bên ngoài.
Hay một ví dụ khác ngoài lĩnh vực học tập, một người lính cứu hoả, vì mong
muốn cứu lấy bé gái đang trong cơn nguy kịch mà đành phải bỏ lại người đồng
đội của mình đang mắc kẹt trong đống lửa. Khi định quay lại cứu người đồng đội,
anh ta đã không kịp và để người bạn của mình phải hy sinh. Nếu chỉ nhìn vào một
hiện tượng duy nhất (việc anh ta bỏ lại đồng đội mắc kẹt trong đống lửa), chúng
ta sẽ đánh giá sai về bản chất của người này và nghĩ rằng anh ta là một người ích
kỷ. Tuy nhiên, nếu xem xét toàn bộ tất cả các hiện tượng, ta sẽ nhận ra bản chất 7
của người lính cứu hoả này là lương thiện và lựa chọn của anh ta là hoàn toàn phù
hợp với hoàn cảnh. Vì thế, ta luôn cần xem xét, tổng hợp và phân tích tất cả các
hiện tượng ở mọi mặt trước khi đi đến kết luận về bản chất của một đối tượng.
Có thể nói, giống như quá trình tìm hiểu bản chất cần thông qua nhiều hiện
tượng, quá trình học tập và tìm hiểu về kiến thức của sinh viên cũng cần sự tự
mày mò nghiên cứu thông qua nhiều nguồn sách, nguồn tài liệu tham khảo uy tín
khác nhau. Đồng thời, để tránh hiểu sai cũng như nắm vững bản chất của những
kiến thức mới, sinh viên cần có sự tìm hiểu, phân tích sâu vào các nguồn tài liệu
sẵn có để việc học tập, nghiên cứu đạt hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc nghiên cứu sâu vào mọi mặt, mọi khía cạnh khác
nhau của tất cả các hiện tượng của một sự vật đều phải đi qua nhiều công đoạn
hết sức công phu, tỉ mỉ. Đó là một chuyện không hề dễ dàng để thực hiện. Thêm
vào đó, các yếu tố như nhân lực, vật lực, điều kiện tài chính hay điều kiện thời
gian không phải lúc nào cũng có thể đáp ứng đủ cho quá trình tìm hiểu các hiện
tượng. Đôi khi, để nắm bắt được bản chất của đối tượng, ta chỉ cần nhìn vào một
vài hiện tượng điển hình để có thể đưa ra kết luận cuối cùng về bản chất.
Ví dụ, mỗi nhãn hàng khi muốn tung ra sản phẩm mới đều cần thực hiện bước
nghiên cứu thị trường. Trong đó, việc khảo sát nhu cầu tiêu dùng của những vị
khách hàng tiềm năng là một bước quan trọng không thể bỏ qua. Mỗi người tiêu
dùng trên thị trường đều có thể trở thành một đối tượng khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, để có thể khảo sát và nghiên cứu hết tất cả các đối tượng là điều rất
khó để thực hiện. Bởi thế, nhiều doanh nghiệp thường lựa chọn thu hẹp phạm vi
khảo sát của mình để tập trung hướng đến một số lượng khách hàng nhất định. Họ
thường tìm đến những nhóm người với độ tuổi và thói quen tiêu dùng khác nhau
ví dụ như nhóm nhỏ khách hàng là trẻ em, nhóm nhỏ khách hàng là người trẻ,
nhóm nhỏ khách hàng lớn tuổi… Điều này giúp các công ty tiết kiệm các nguồn
lực nhưng vẫn đảm bảo định hướng được đúng một số mục tiêu thị trường của mình.
Vận dụng vào quá trình nghiên cứu và học tập của bản thân, sinh viên cần biết
giới hạn phạm vi nghiên cứu ở một mức độ nhất định với những hiện tượng điển
hình và phù hợp nhất, để có thể vừa tìm ra bản chất của vấn đề vừa tiết kiệm được 8
tối đa nguồn lực của mình. Tuy kết quả của việc nghiên cứu một vài hiện tượng
này có thể sẽ không dẫn đến bản chất sâu sắc nhất, nhưng nó vẫn sẽ phản ánh
đúng một khía cạnh về bản chất của đối tượng.
Thứ hai, trong quá trình học tập và nghiên cứu một vấn đề nào đó, mỗi chúng
ta đều phải đi từ những định nghĩa, khái niệm, nguyên lý cơ bản rồi mới dần dần
học rộng hiểu sâu cũng như tìm ra bản chất, nắm bắt giá trị cốt lõi của tri thức.
Sinh viên muốn nâng cao khả năng nhận thức, tư duy cũng như tích lũy cho bản
thân kinh nghiệm và kiến thức mới từng ngày, cần có sự tìm hiểu và rèn luyện từ
những bước nhỏ và giản đơn nhất.
Điều này cũng phần nào tương đồng với ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ cặp
phạm trù bản chất và hiện tượng. Nói cách khác, để nắm vững bản chất của đối
tượng nghiên cứu, sinh viên cần hình thành quá trình từ hiện tượng đi đến bản
chất, từ bản chất đơn thuần ban đầu đến bản chất sâu sắc, rồi bản chất sâu sắc hơn
và dần dần tìm ra bản chất sâu sắc nhất của kiến thức.
Ví dụ, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
bản chất của Đảng cộng sản là giai cấp công nhân. Bản chất ấy thể hiện mục tiêu
của Đảng: “Đảng ta thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội, vì chỉ có giai cấp công nhân mới có thể “đưa cách mạng giải phóng dân tộc
đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công”. Tuy nhiên, đó
không phải là bản chất duy nhất, bên cạnh bản chất giai cấp công nhân, Đảng
cũng có những bản chất ở cấp độ khác nhau như “bản chất nhân dân lao động” và
“bản chất dân tộc”.
Bên cạnh đó, khi xem xét các hiện tượng, sinh viên cần đặt đối tượng nghiên
cứu vào thực tiễn, cân nhắc chúng trong hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, bởi
hiện tượng của một sự vật luôn vận động và phát triển, nó không ngừng bị biến
đổi bởi sự tác động từ môi trường.
Cuối cùng, bất kỳ sự vật nào cũng đều tồn tại sự thống nhất và đấu tranh giữa
các mặt đối lập. Giữa chúng là sự tồn tại khách quan và biến chuyển không ngừng
nghỉ. Bản chất vì thế mà dù nằm tương đối ổn định bên trong cũng phát triển
cùng sự vật. Sự biến đổi của bản chất tạo ra sự chuyển hóa của sự vật từ dạng này 9
sang dạng khác. Phương pháp được áp dụng trước đó vì thế cũng cần được đổi mới.
Ví dụ, các loại vi-rút khi nhiễm vào vật chủ sẽ sao chép và tự tạo ra bản sao
của chính mình, trong quá trình sao chép đó có thể xảy ra lỗi. Mỗi lần như vậy,
một biến thể mới ra đời. Biến thể sinh ra làm thay đổi hoàn toàn bản chất cấu trúc
ban đầu nằm bên trong của vi-rút. Gần đây, đại dịch Covid-19 xảy ra khiến cho
cuộc sống thường ngày của chúng ta dường như bị đảo lộn hoàn toàn. Chủng vi-
rút Corona đầy nguy hiểm không ngừng tự tạo ra những biến thể mới. Từ những
biểu hiện ban đầu ho, sốt, mệt mỏi giống như một bệnh cúm thông thường, giờ
đây biến chủng Omicron đầy nguy hiểm đã ra đời. Điều này đòi hỏi các vị y bác
sĩ phải thay đổi phương pháp tiếp cận và nghiên cứu đã thực hiện với chủng vi-rút
cũ nhằm nhanh chóng đưa ra những giải pháp phòng tránh an toàn cho mọi người.
Vận dụng điều này, đứng trước thời đại mới, thời đại của hiện đại hoá và toàn
cầu hoá, sinh viên cần chủ động rèn luyện bản thân và liên tục cập nhật kiến thức
mới để có cho mình nền tảng vững chắc và không ngừng nâng cao trình độ. Đồng
thời, phương pháp nghiên cứu và tiếp cận của sinh viên cũng cần đổi mới và sáng
tạo sao cho phù hợp với những bản chất mới của đối tượng nghiên cứu. 10 KẾT LUẬN
Bài tập lớn với đề tài “Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện
chứng giữa bản chất và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm
đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên” của em đã nêu ra những kiến thức về
cặp phạm trù bản chất và hiện tượng, mối quan hệ biện chứng giữa chúng và ý
nghĩa của phương pháp luận. Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong
mối quan hệ biện chứng vừa thống nhất vừa đối lập. Những nghiên cứu sâu sắc đi
từ hiện tượng đến bản chất đưa con người tới cái nhìn đúng đắn hơn về mọi sự
vật, mọi vấn đề trong cuộc sống.
Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vạn vật xung quanh đều
hiện đại hóa từng ngày. Điều này đòi hỏi con người chúng ta phải không ngừng
phát triển, nâng cao trình độ, đặc biệt là đối với sinh viên – những người trẻ,
những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong quá trình học tập và nghiên cứu,
sinh viên cần chuẩn bị đầy đủ mọi hành trang từ tri thức, công nghệ thông tin, kỹ
năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ và cả kinh nghiệm thực tế để có thể tự tin vững
bước tới cánh cổng toàn cầu hoá, hiện đại hóa đang rộng mở.
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng duy vật giữa bản
chất và hiện tượng cũng như sự vận dụng của nó vào việc nghiên cứu và học tập,
là một tân sinh viên mới bước chân đến ngưỡng cửa Đại học, em đã hiểu biết hơn
về phương pháp luận chung, cũng như có được cách nhìn nhận toàn diện hơn về
một số mặt của các vấn đề trong triết học và cuộc sống. Đồng thời, em cũng rút ra
được những phương pháp học tập, cách thức tiếp cận tri thức mới và định hướng
được con đường phát triển của bản thân để có một hành trang vững chắc cho tương lai. 11 MỤC LỤC
I. QUAN ĐIỂM BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN
CHỨNG GIỮA CẶP PHẠM TRÙ BẢN CHẤT – HIỆN TƯỢNG:.....................1
1. Định nghĩa bản chất và hiện tượng................................................................1
2. Sự khác biệt giữa bản chất - cái chung – quy luật........................................1
3. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng.................................2 a.
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng............................................3 b.
Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện
tượng....................................................................................................................4
4. Ý nghĩa về mặt phương pháp luận.................................................................5
II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM BIỆN CHỨNG
DUY VẬT VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA BẢN CHẤT VÀ
HIỆN TƯỢNG ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU CỦA SINH
VIÊN:..........................................................................................................................6
1. Một vài nét về hoạt động học tập, nghiên cứu tích lũy kiến thức của
sinh viên..................................................................................................................6
2. Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản
chất và hiện tượng đối với việc học tập và nghiên cứu của sinh viên................6 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đồng chủ biên: GS, TS. Nguyễn Ngọc Long - GS, TS. Nguyễn Hữu Vui,
Giáo trình Triết học Mác – Lê nin (dành cho bậc đại học hệ không chuyên
lý luận chính trị), Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội, xuất bản năm 2021.
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dùng trong các
trường đại học, cao đẳng), Nhà xuất bản Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội, xuất bản năm 2019.
3. Chủ biên GS.TS Phạm Văn Đức, Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Trình
độ Đại học, Đối tượng: Khối các ngành ngoài lý luận chính trị), Hội đồng
biên soạn giáo trình môn Triết học Mác – Lênin, Hà Nội, xuất bản năm 2019.
4. Lý tưởng, https://lytuong.net/cap-pham-tru-ban-chat-hien-tuong, ngày cập
nhật: 26/08/2021, ngày truy cập: 25/11/2021.
5. Luật Dương Gia, https://luatduonggia.vn/ban-chat-la-gi-moi-quan-he-
bien-chung-giua-ban-chat-va-hien-tuong/ , ngày cập nhật: 06/12/2021, ngày truy cập: 25/11/2021.
6. Luật Hoàng Phi, https://luathoangphi.vn/cap-pham-tru-ban-chat-va-hien-
tuong/, ngày cập nhật: 23/10/2021, ngày truy cập: 26/11/2021.
7. Toploigiai.vn, https://toploigiai.vn/ban-chat-va-hien-tuong-moi-quan-he-
bien-chung-va-y-nghia-phuong-phap-luan , ngày cập nhật: không được đề
cập trên trang web, ngày truy cập: 06/12/2021.
8. Havip, https://havip.com.vn/ban-chat-giai-cap-cong-nhan-cua-dang-the-
hien-o-nhung-diem-chu-yeu-nao-trong-dieu-le-dang/, ngày cập nhật:
20/01/2020, ngày truy cập: 07/12/2021. 13