-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập lớn - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Bài tập lớn - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:















Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
Cái riêng tức phạm trù chỉ về một sự vật, một hiện tượng nhất định với cái chung
tức phạm trù triết học chỉ những mặt,những thuộc tính không những có ở một sự vật,
một hiện tượng nào đó mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng nào đó.
Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ cái mặt, các đặc điểm chỉ có ở một sự vật, mà không
lặp lại ở sự vật, hiện tượng khác.
* Mối quan hệ biện chứng giưa cái riêng, cái chung, cái đơn nhất và ý nghĩa phương pháp luận
Phép biện chứng duy vật của Triết học Mác-Lênin cho rằng cái chung chỉ tồn tại
trong cái riêng, thông qua cái riêng cho nên chỉ có thể tìm cái cung trong cái riêng,
trong các sự vật, hiện tượng cụ thể. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến
cái chung. Nên bất kỳ một cái chung nào khi được áp dụng trong từng trường hợp
riêng cũng cần được cá biệt hóa. Cái chung là một bộ phận của cái riêng, còn cái
riêng không gia nhập hết vào cái chung cho nên để giải quyết hiệu quả các vấn đề
riêng thì không thể không giải quyết những vấn đề chung, nghĩa là phải giải quyết
những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề riêng đó để tránh sa mò mẫm, tuỳ tiện,
kinh nghiệm chủ nghĩa. Trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể
chuyển hoá thành cái chung và ngược lại cái chung có thể chuyển hoá thành cái đơn
nhất, nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, nếu cái đơn nhất có lợi
thì tạo điều kiện để nó chuyển hoá thành cái chung và ngược lại, nếu cái chung
không còn là cái phù hợp thì tác động để cái chung chuyển hoá thành cái riêng.
2. Nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động qua lại giữa các mặt, các
bộ phận, các thuộc tính trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định.
Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do nguyên nhân tạo ra.
Nguyên cớ là những sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời cùng nguyên nhân
nhưng chỉ có quan hệ bề ngoài, ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả.
Điều kiện là hiện tượng cần thiết để nguyên nhân phát huy tác động.Trên cơ sở đó
gây ra một biến đổi nhất định. Nhưng bản thân điều kiện không phải nguyên nhân.
*Tính chất của mối liên hệ nhân - quả
Tính khách quan: Mối liên hệ nhân quả là vốn có của sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn con người.
Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng có MLH nhân quả.
Tính tất yếu: nguyên nhân như nhau, trong những điều kiện như nhau thì kết quả gây
ra phải như nhau. Nguyên nhân tác động trong những điều kiện càng ít khác nhau thì
kết quả gây ra càng giống nhau.
*Mối quan hệ biện chứng giữa nhân và quả
Thứ nhất là quan hệ khởi nguyên, nhân sinh ra quả, nên nhân luôn có trước quả về
thời gian. Ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Thứ hai là
quan hệ phức tạp. Nhân tạo ra quả, quả tác động trở lại nhân. Một nhân tạo ra nhiều
quả, một quả do nhiều nhân. Cuối cùng trong những điều kiện nhất định, nguyên
nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau.
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên
Tất nhiên là phạm trù triết học chỉ cái do nguyên nhân chủ yếu bên trong sự vật quy
định và trong những điều kiện nhất định, nó nhất định phải xảy ra như thế chứ không thể khác.
Ngẫu nhiên là phạm trù triết học chỉ cái không phải do bản chất kết cấu bên trong sự
vật, mà do những nguyên nhân bên ngoài sự vật, do sự ngẫu hợp của những hoàn
cảnh bên ngoài sự vật quyết định.
*Mối quan hệ tất nhiên và ngẫu nhiên
Thứ nhất, tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con
người và đều có vị trí nhất định đói với sự phát triển của sự vật. Thứ hai, tất nhiên
và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau, không có tất nhiên cũng
như ngẫu nhiên thuần túy tách rời nhau. Cuối cùng, tất nhiên và ngẫu nhiên trong
những điều kiện nhất định có thể chuyển hóa cho nhau.
4. Nội dung và hình thức
Nội dung là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố, các quá trình tạo nên sự vật.
Hình thức là phạm trù triết học chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ
thống các mối liện hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật.
*Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
Thứ nhất, giữa nội dùng và hình thức có sự thống nhất hữu cơ với nhau. Thứ hai, nội
dung giữ vai trò quyết định hình thức trong quá trình vận động phát triển sự vật. Thứ
ba, nội dung và hình thức có tính độc lập tương đối với nhau, mặc dù bị quy định
bởi nội dung nhưng hình thức có tính độc lập tương đối so với nội dung nên có thể
tác động trở lại nội dung.
5. Bản chất và hiện tượng
Bản chất là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ tất nhiên,
tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.
Hiện tượng là phạm trù triết học chỉ cái là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.
*Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng
Thứ nhất, bản chất và hiện tượng thống nhất trong sự vật. Bản chất bao giờ cũng bộc
lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự thể hiện của bản chất nhất
định. Thứ hai, thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là thống nhất bao gồm mâu thuẫn.
6. Khả năng và hiện thực
Hiện thực là phạm trù triết học chỉ mọi cái đang tồn tại thực sự trong tự nhiên, xã hội, tư duy.
Khả năng là phạm trù triết học chỉ những xu hướng, những cái đang còn là mầm
mống, tồn tại hiện thực trong sự vật, mà trong sự vận động của chúng sẽ xuất hiện
khi có điều kiện tương ứng. Có khả năng tất nhiên, trong khả năng tất nhiên lại có
khả năng gần, khả năng xa
*Mối quan hệ giữa khả năng và thực hiện
Thứ nhất, khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ không tách rời
nhau, thường xuyên chuyển hoá lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Thứ
hai, ngoài những khả năng vốn có, trong những điều kiện mới thì sự vật sẽ xuất hiện
thêm những khả năng mới, đồng thời bản thân mỗi khả năng cũng thay đổi theo sự
thay đổi của điều kiện. Thứ ba, để khả năng trở thành hiện thực thường cần không
chỉ một điều kiện mà là một tập hợp nhiều điều kiện.
B.VẬN DỤNG 6 CẶP PHẠM TRÙ VÀO HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN (THÀNH
CÔNG TRONG GIAO TIẾP, KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN) I.KINH DOANH
1.Cái chung – cái riêng
Trong vấn đề về kinh doanh, đặc biệt là ở khâu tiếp thị bán hàng (sale), muốn chốt
được đơn cho khách hàng người bán trước hết phải tạo thiện cảm với khách hàng
của mình ngay ở cái nhìn đầu tiên. Để tiếp cận, trao đổi với khách hàng của mình
một cái thoải mái, để cho khách hàng cởi mở trong cuộc trò chuyện khi nói chuyện
với người tiếp thị. Từ đó giúp cho người bán khai thác, đi sâu vào nhu cầu, mong
muốn của khách hàng để đáp ứng được những đặc điểm, yêu cầu mà khách hàng
mong muốn ở sản phẩm người tiếp thị trước hết phải bắt đầu câu chuyện với khách
hàng xuất phát từ những điểm chung của khách hàng. Khi cảm thấy đồng quan điểm
từ đối phương, khách hàng sẽ cởi mở hơn khi chia sẻ những sở thích, quan điểm về
sản phẩm. Nắm bắt được đặc điểm của đối tượng khách hàng, người bán sẽ tìm cách
đáp ứng một cách tối ưu nhất những yêu cầu đó. Đồng thời khi cùng có những đặc
điểm chung, người bán sẽ dẫn dắt được người mua, giới thiệu, chào hàng tạo được
sự tin cậy cao hơn ở phía khách hàng. Khi lấy được sự yêu mến, tin cậy từ khách
hàng, người bán dễ dàng nói về cái đơn nhất, đặc biệt ở sản phẩm của mình
Về phần cái riêng, khi tiếp thị với khách hàng người bán không nên quá nhấn mạnh
vào giá của sản phẩm vì hành động đó có thể coi là coi thường khách hàng
Quyền sở hữu và được coi trọng, thể hiện địa vị xã hội là nhu cầu của mọi cá nhân
trong đời sống xã hội. Dựa vào điều đó, doanh nghiệp có thể sử dụng cái đơn nhất
giúp gia tăng cầu cho mình nhờ vào việc như thực hiện mở bán sản phẩm giới hạn,
khan hiếm giả để kích thích cầu trên thị trường.
2. Khả năng – hiện thực
Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT dành cho người dân
thành phố đang gặp rất nhiều vướng mắc và đi vào lối khó. Áp dụng phạm trù khả
năng – hiện thực vào vấn đề này có thể nhận thấy rằng với khả năng cao, đầy triển
vọng khi đây là một sáng kiến tốt giúp giải quyết được tình trạng ùn tắc kéo dài của
các thành phố lớn, dự án BRT được đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, đặc quyền có làn
riêng chiếm 1/3 tuyến đường. Thế nhưng, theo một số người dân và chuyên gia, hiệu
quả thực sự chưa tương xứng với sự đầu tư và ưu tiên của toàn xã hội. Hiện thực cho
thấy rằng TP.HCM vừa tạm dừng triển khai tuyến xe bus nhanh BRT đầu tiên bởi
cho rằng vốn đầu tư lớn nhưng hiệu quả vận chuyển sẽ không tương xứng. Thay vào
đó là tuyến bus chất lượng cao cho người dân thành phố.
Tại Hà Nội, tuyến BRT đầu tiên đã vận hành được 8 tháng với kỳ vọng là một cú
hích, khuyến khích người dân tham gia giao thông công cộng nhiều hơn và góp phần
giảm tải ùn tắc. Thực tế, công suất của BRT Hà Nội mới đạt 13.000 khách trong một
ngày, thấp hơn nhiều lần so với trung bình của thế giới. Giờ cao điểm, cứ 5 phút có
1 chuyến BRT chở theo hơn 100 khách. Trong khi ở làn bên cạnh, có gấp nhiều lần
người dân đang di chuyển. Phương tiện của họ phải đóng đủ loại thuế phí, có quyền
đi lại bình đẳng trên các tuyến đường nhưng lại phải chen chúc để nhường 1/3 đường cho BRT.
3. .Bản chất – hiện tượng
Nếu là nhân viên telesale hay nhà quản lý chắc chắn ta sẽ không lạ với lý do từ chối
mua sản phẩm của khách hàng đó là : “chưa có tiền”. Nhận định về vấn đề này,
phạm trù bản chất – hiện tượng cho thấy câu trả lời này của khách hàng chỉ là mặt
hiện tượng của vấn đề chứ không phải bản chất là khách hàng thực sự không có đủ
tài chính để chi trả. Mặc dù, khả năng thực là khách hàng không có đủ tài chính để
chi trả nhưng hầu hết với những lời từ chối trên bản chất là khách hàng đủ khả năng
chi trả nhưng họ vẫn không thấy được giá trị mà sản phẩm mang lại hoặc chưa ưng
ý, chưa tin tưởng thực sự vào sản phẩm của công ty. Nhận thấy bản chất thật của sự
vật áp dụng vào tính huống này, khách hàng sẽ nói không có đủ tiền để chi trả cho
sản phẩm đó nhưng nếu cho họ thấy sản phẩm hay dịch vụ của công ty thực sự cần
thiết, mang lại giá trị thì khách hàng sẽ sẵn sàng mua chúng. Cùng với đó, việc tạo
dựng cho khách hàng lòng tin vào sản phẩm của công ty cũng là một cách để giúp
thay đổi hiện tượng trong kinh doanh trên, khắc phục bản chất của vấn đề.
4. Nội dung – hình thức
Hiện nay, nước ta đang bước vào nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì nhãn
hàng hoá, tên giao dịch thương hiệu trở thành một sự nhận biết của người kinh
doanh, của khách hàng. Các doanh nghiệp phải liên tục cho ra mẫu mã sản phẩm
mới. Khi thay đổi hình thức của sản phẩm thì doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến
nội dung của nó bởi nội dung hình thức phải luôn đi kèm với nhau, không thể tách
rời nhau, trong đó nội dung có vai trò quyết định còn hình thức thúc đẩy nội dung
phát triển. Nội dung và hình thức trong sản phẩm nhất định tạo nên thương hiệu cho
doanh nghiệp đó. Nó giúp phân biệt rõ ràng vị thế của sản thân trên thị trường. Hình
thức và nội dung của sản phẩm tạo nên giá trị hữu hình và giá trị vô hình. Giá trị đó
không chỉ là doanh lợi nhận được từ sản phẩm mà còn là nhận thức của khách hàng
về sản phẩm đó. Qua nhiều năm tiếp thị, xây dựng hình ảnh, chăm sóc thương hiệu
và sản xuất theo chất lượng, Mercedes và BMW đã hướng người tiêu dùng đến chỗ
nhận thức rằng tất cả sản phẩm do Công ty sản xuất đều có chất lượng tuyệt hảo và
hình thức sang trọng, tầm đẳng cấp.
5. Nguyên nhân – kết quả
Không ai có thể phủ nhận tính khách quan của mối liên hệ nhân quả. Đặc biệt, nó có
vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhận thức của con người. Về thực tiễn
có thể thấy, thành công không phải như một phép nhiệm màu, mà do chính ta tạo ra
bằng sự nỗ lực của bản thân mình. Để sở hữu khối tài sản khổng lồ trong tay – là tỉ
phú USD số một Việt Nam Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng xếp vị trí 344 với
7,3 tỷ USD. Đây là năm thứ 9 liên tiếp ông Vượng có tên trong top người giàu của
Forbes. Năm ngoái, doanh nhân này xếp hạng 286 với tài sản 5,6 tỷ USD. Để có
được vị trí thành công như ngày hôm nay ắt hẳn được “nảy mầm” từ nhiều nguyên
nhân ngày trước. Một trong số đó bắt nguồn từ trực giác kinh doanh nhạy bén của
nhà tỷ phú. Hay dựa vào các kỹ năng quản trị thì có thể coi ông Phạm Nhật Vượng
là người có kỹ năng chiến lược rất tốt khi phân tích, nhạy cảm trong dự báo về cơ
hội của môi trường kinh doanh. Từ đó, xây dựng chiến lược kinh doanh cho tập
đoàn Vingroup phát triển phồn thịnh như ngày hôm nay.
6.Tất nhiên – ngẫu nhiên
Xét về yếu tố môi trường trong kinh doanh, một doanh nghiệp phải chịu tác động
bởi rất nhiều nhân tố từ môi trường vĩ mô được kể đến như: nhân khẩu học, chính
trị, pháp luật, văn hóa, xã hội hay hẹp hơn là môi trường vi mô với nhiều yếu tố như
khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng…Phân tích về vấn đề môi trường
đối với sự phát triển trong kinh doanh, phạm trù tất nhiên – ngẫu nhiên chỉ ra rằng
có yếu tố thuộc môi trường, tác động đến kinh doanh một cách tất nhiên do nguyên
nhân chủ yếu bên trong sự vật quy định và trong những điều kiện nhất định, nó nhất
định phải xảy ra như thế chứ không thể khác. Song, cũng có yếu tố tác động đến
hoạt động kinh doanh một cách ngẫu nhiên không phải do bản chất kết cấu bên
trong sự vật, mà do những nguyên nhân bên ngoài sự vật, do sự ngẫu hợp của những
hoàn cảnh bên ngoài sự vật quyết định. Áp dụng vào thực tiễn ta có thể thấy đại dịch
Covid-19 chính là một tác nhân tác động một cách ngẫu nhiên gây ảnh hưởng xấu
đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu. Nền kinh tế toàn
cầu có thể bị thiệt hại từ 5,8 nghìn tỷ tới 8,8 nghìn tỷ USD, tương đương 6,4% tới
9,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu do đại dịch viêm đường hô hấp cấp
Covid-19, theo nhận định trong một báo cáo mới được Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB) công bố ngày 15/5/2020 và con số này chưa dừng lại ở đó khi nhiều thị
trường chứng khoán lớn trên thế giới như FTSE, Dow Jone liên tục lao dốc không
phanh, đại dịch khiến hàng triệu doanh nghiệp phá sản, kéo theo đó là hàng triệu
người thất nghiệp…Nhìn về khía cạnh khác đó là phạm trù tất nhiên thì câu chuyện
lại hoàn toàn ngược lại khi sự thành bại trong kinh doanh phụ thuộc vào quy luật
cung cầu – một quy luật tất yếu trong kinh tế. Một ví dụ điển hình về hãng điện
thoại Nokia một thời từng độc chiếm thị trường điện thoại nhưng chỉ vì chậm nắm
bắt nhu cầu, thị hiếu khách hàng cho nên chỉ trong phút chốc đã đánh mất gần như
hoàn toàn thị phần – cầu khách hàng, dần dần chìm vào trong kí ức của người tiêu dùng.
II.THÀNH CÔNG TRONG GIAO TIẾP
1.Nội dung và hình thức
Giao tiếp là một hoạt động ai ai trong chúng ta cũng thực hiện nó mỗi ngày. Giao
tiếp được thể hiện trong rất nhiều ngữ cảnh khác. Ở phạm trù nội dung – hình thức
trong giao tiếp ta đề cập đến việc thuyết trình, diễn giảng trước đám đông. Ta luôn
biết rằng nội dung là điều cốt lõi tạo nên giá trị của một bài thuyết trình, nội dung có
sâu sắc, có bổ ích mới được người xem đón nhận. Nhưng vai trò của hình thức trong
giao tiếp cũng quan trọng không kém. Mặc dù bị quy định bởi nội dung nhưng hình
thức có tính độc lập tương đối so với nội dung nên có thể tác động trở lại nội dung.
Trong khi diễn thuyết, để tạo được ấn tượng, hình thức tốt trong mắt thính giả, người
thuyết trình cần tương tác bằng nét mặt, cử chỉ, hành động với khán giả. Đồng thời
không nên lạm dụng quá nhiều vào slides. Đó cũng là cách những diễn giả hàng đầu
thế giới như Nick Vujicic, Adam Khoo… thực hiện. Họ diễn thuyết bằng nội dung
về những gì đã từng trải như sự chia sẻ kinh nghiệm và diễn đạt chúng với ngôn ngữ
cơ thể cuốn hút hàng triệu thính giả vào bài diễn thuyết của mình.
2.Bản chất và hiện tượng
Có rất nhiều mẹo tâm lý thông qua việc giao tiếp mà nhà tuyển dụng có thể “ gài”
ứng viên của mình. Một ví dụ thực tế là việc nhiều chuyên gia tuyển dụng thích đưa
ra những câu hỏi liên quan đến bí mật kinh doanh tại nơi làm cũ của ứng viên để tìm
hiểu về bản chất thật của ứng viên của mình. Hiện tượng giả để thử lòng ứng viên dễ
dàng cho ra kết quả về bản chất, con người thật của ứng viên. Nếu như nhiều hiện
tượng, phản ứng của ứng viên là nhất quán thì đó chính là bản chất con người thật
của ứng viên, cái tương đối ổn định bên trong con người của ứng viên. Thông qua
phạm trù bản chất – hiện tượng vận dụng vào việc giao tiếp nhà tuyển dụng có thể
nhận ra ứng viên nào thực sự phù hợp.
3.Nguyên nhân – kết quả
Theo như Mác- Lê nin nhận định, mối quan hệ nhân quả có tính khách quan, phổ
biến và tính tất yếu. Xét tính phổ biến của phạm trù nguyên nhân- kết quả cho thấy
mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định
gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân.Thành công trong giao tiếp
cũng vậy, để đạt được mục đích giao tiếp người truyền đạt thông tin đều có những
nguyên do nhất định để có được lời nói có sức thuyết phục cao. Trong lễ kí kết hiệp
định Paris, dân tộc Việt Nam không thể quên được bà Nguyễn Thị Bình- người đóng
vai trò ngoại giao chính trong sự kiện lần đó. Với tài ngoại giao khôn khéo, sắc sảo
bà đã kí kết được hiệp định Paris mang lợi thế về cho đất nước. Để đạt được thành
công trong giao tiếp, thuyết phục kẻ địch bà đã có cả một quá trình rèn luyện để có
được. Bà đã theo học một trường ở phương Tây, sử dụng tiếng Pháp lưu loát, hiểu
biết sâu rộng về tiếng Anh, cách giai tiếp, đối đáp xử trí linh hoạt cùng với đó vận
dụng nhuần nhuyễn kĩ thuật “cương- nhu” trên bàn đàm phán. Hơn hết là phong thái
ngoại giao đàng hoàng, tự tin, cần thì rất cương quyết, nhưng đồng thời cũng mềm mỏng và uyển chuyển.
4..Khả năng – hiện thực
Để thành công trong giao tiếp hay nói theo phạm trù triết học là biến khả năng thành
hiện thực tốt đẹp trong lĩnh vực giao tiếp, con người không chỉ cần một khả năng mà
cần đến nhiều mầm mống, điều kiện mới có thể giúp những mầm mống của sự kì
vọng thành hiện thực tốt đẹp. Có thể dễ dàng nhận thấy được trong những năm đất
nước bị giặc ngoại xâm đô hộ, nhân dân rất mong muốn, cần tìm một đấng oanh liệt
đứng lên trừ gian diệt bạo, giải phóng nước nhà. Khả năng từ sự kì vọng đó với trái
tim đau đáu mong tìm ra con đường cứu nước đúng đắn – người thanh niên Nguyễn
Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước. Sau này khi tìm được ra, Bác về nước
trực tiếp truyền đạt, giảng dạy đội ngũ cán bộ làm nòng cốt trong Đảng. Tiếp thu
được những tinh hoa từ lời căn dặn, chỉ dạy của Bác hiện thực tốt đẹp đã mở ra một
trang mới trong lịch sử nước nhà Việt Nam – đất nước hoàn toàn độc lập, tự do.
5.Cái chung – cái riêng
Khi trình bày một bản kế hoạch về phân khúc thị trường mục tiêu của doanh nghiệp,
người trình bày nên xuất phát từ những cái chung và cái riêng của từng đoạn thị
trường để người nghe nắm bắt được rõ những lợi thế cũng như bất lợi của từng đoạn
thì trường. Cùng với đó khi người nói đề cập đến cái riêng trước, người nghe sẽ dễ
dàng so sánh các đoạn thị trường với nhau để chọn ra một thị trường mục tiêu chuẩn
xác nhất đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Sau khi trình bày những cái chung
và riêng, người thuyết trình mới đề cập đến cái đơn nhất chỉ có ở mỗi đoạn thị
trường để nhà quản lý thấy được rõ sự khác biệt của từng đoạn. Từ đó, lựa chọn
được thị trường mục tiêu có khả năng sinh lời cao.
6.Tất nhiên – ngẫu nhiên
Người xưa có câu “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” hay “Lời nói chẳng mất tiền
mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khi giao tiếp cần chọn ngôn ngữ phù hợp
nhất để sử dụng (tất nhiên) tức lời nói có mục đích, có sự lựa chọn qua “7 lần uốn
lưỡi”. Có như vậy lời nói phát ra mới chứng tỏ sự khôn khéo. Cùng với đó, không
nên nói bừa, nói theo cách tùy hứng (ngẫu nhiên), ngẫu nhiên bộc phát lời nói mà
thiếu sự suy nghĩ gây nên nhiều hậu quả khôn lường.
III. PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
1.Cái chung – cái riêng
Khi bắt đầu làm việc ở một môi trường mới, muốn hòa nhập với mọi người xung
quanh để thích ứng nhanh hơn với môi trường, đồng thời học hỏi được nhiều kinh
nghiệm từ mỗi cá nhân trước hết khi mới tiếp xúc ta cần phải làm bật lên những cái
chung của mình với mọi người. Bởi khi mới hòa nhập, hầu như không ai muốn làm
quen với một người khác biệt hoàn toàn so với những người còn lại. Muốn hòa nhập
nhanh, con người phải tìm cách tìm những điểm chung của mình với mọi người có
thể là sở thích, thói quen, quan điểm, thái độ làm việc. Sau khi hòa nhập tốt, học hỏi
được nhiều điều từ môi trường đem lại, lúc này muốn được tiếp tục làm việc hay cao
hơn là làm việc ở một vị trí cao, quyền lưc hơn ta phải bộc lộ những cái riêng, các
đơn nhất chỉ có ở riêng bản thân mình mà không tìm thấy ở một ai khác để có thể
làm nổi bật bản thân, ngồi được vào những vị trí xứng đáng, thăng tiến cao trong sự
nghiệp, phát triển bản thân.
2.Nguyên nhân – kết quả
“Không có một sự việc gì xảy ra mà không có nguyên nhân của nó”. Để phát triển
bản thân cũng không ngoại lệ. Muốn bản thân trở nên tốt đẹp hơn con người phải
không ngừng nỗ lực để hoàn thiện mình, lấp đầy những mảng còn khiếm khuyết để
trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình. Giống như Nick Vujicic, để trở
thành phiên bản tốt nhất của bản thân anh như ngày hôm nay đó là cả một quá trình
dài từ muôn vàn nguyên nhân to lớn làm thay đổi cả cuộc đời anh. Ngay từ khi sinh
ra Nick đã có một thân hình không hoàn thiện như bao người bình thường khác khi
mất đi cả hai tay và hai chân. Nhưng không vì mặc cảm đó mà anh tuyệt vọng.
Chính nhờ nó đã tiếp thêm nghị lực sống cho con người kiên cường này. Anh đã
chăm chỉ luyện tập bằng thân hình ấy,từng ngày cải thiện, nỗ lực gấp mấy người
bình thường, Và thực tế chứng minh, kết quả là anh trở thành một trong những
người diễn giả có tầm ảnh hưởng lớn nhất hành tinh, Nick có thể chơi golf, đá bóng,
bơi và làm được nhiều điều mà những người bình thường có thể làm được.
3.Khả năng – hiện thực
Theo phép biện chứng duy vật khả năng và hiện thực là cặp phạm trù phản ánh mối
liên hệ biện chứng giữa những cái tồn tại dưới dạng “tiền đề”, “mầm mống” với
những cái tồn tại dưới dạng các sự vật, hiện tượng, quá trình trong hế giới. Khả năng
là phạm trù triết học chỉ những “tiền đề”, “mầm mống” vốn có ở trong sự vật khi có
điều kiện chín muồi thì phát triển trở thành hiện thực. Hiện thực là phạm trù tiết học
chỉ các sự vật, hiện tượng, quá trình đang tồn tại thật sự do khả năng phát triển tạo
nên. Một minh chứng trong lịch sử cho thấy, Tố Hứu là một nhà thơ ngay từ nhỏ đã
được cha mẹ truyền cho tình yêu với văn học cùng với tình yêu quê hương đất nước
và cây bút sắc sảo dự báo một khả năng trong tương lai Tố Hữu sẽ trở thành một nhà
thơ lớn của dân tộc. Ở đây tài năng và tình yêu với đất nước, với văn học là tiền đề,
mầm mống (khả năng) khi điều kiện chín muồi thì sẽ trở thành hiện thực (nhà thơ
lớn). Hiện thực quả là như vậy khi sau này Tố Hữu được coi là một trong những cây
bút xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam.Như vậy, trong quá trình vận động, phát
triển của hiện thực luôn làm xuát hiện khả năng (tức là những tiền đề, mầm mống)
và khả năng phát tri ển khi có điều kiện chín muồi thì nó trở thành hiện thực.
4.Bản chất – hiện tượng
Khi ra trường, cầm tấm bằng đại học trên tay với cv bóng loáng : bảng điểm mơ ước,
hàng loạt các loại giấy chứng nhận tham gia nhiệt tình các hoạt động thực tế hay dự
án nghiên cứu. Nhưng ta chợt nhận ra rằng đó chỉ là hiện tượng – biểu hiện ra bên
ngoài thông qua những tấm bằng, giấy chứng nhận mà trong suốt 4 năm ta thu thập.
Ra làm việc tại doanh nghiệp, con người mới nhận thấy rằng bản chất thật của mình
là gì bởi môi trường áp lực xung quanh đã “bóc trần” hiện tượng để lộ ra bản chất
thiếu kĩ năng, kém trong việc áp dụng lý thuyết vào thực hành thực tiễn. Như vậy
qua ví dụ ta có thể thấy được sự mâu thuẫn giữa mối quan hệ của bản chất và hiện
tượng. Nhận ra điều đó, trong quá trình phát triển bản thân, con người cần lưu ý điều
này để sự phát triển ấy thống nhất giữa hai mặt bản chất và hiện tượng.
5.Nội dung – hình thức
Trong quá trình phát triển bản thân, khi con người chỉ quan tâm đến hình thức (vẻ bề
ngoài) mà bỏ quên nội dung (trí tuệ, nhân cách, tâm hồn…) thì chỉ là vẻ ngoài sáo
rỗng, không có giá trị. Ông bà ta có câu “cái nết đánh chết cái đẹp” hay “tốt gỗ hơn
tốt nước sơn” nhấn mạnh tầm quan trọng của mặt nội dung trong mỗi con người.
Ngược lại nếu chỉ có phần nội dung tức là một vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ hơn người mà
không chú trọng vẻ về ngoài sẽ không thể toàn diện, cạnh tranh với người khác nhất
là trong xã hội ngày nay càng ngày con người ta càng quan trọng mặt hình thức của
mỗi người. Đặc biệt trong một số ngành nghề thì hình thức bên ngoài là yếu tố tất
nhiên. Vậy nên con người phải phát triển bản thân theo hướng toàn diện cả về nội
dung và hình thức, hình thức đi liền và phản ánh nội dung
5.Tất nhiên, ngẫu nhiên
Con người không nên dựa dẫm vào sự ngẫu nhiên (may mắn) để thành công trên con
đường phát triển bản thân. Để có được sự thành công đó mỗi người cần cố gắng nỗ
lực để hiện thực hóa những ước mơ. Vì một điều tất nhiên, là “có công mài sắt có
ngày nên kim”, có phấn đấu, cố gắng thì mới đạt được thành quả xứng đáng. Song,
ta cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng của những cơ hội đến một cách
ngẫu nhiên trên con đường phát triển bản thân. Khi cái ngẫu nhiên (cơ hội) đó xuất
hiện cần nắm bắt và tận dụng đúng cách để rút ngắn quãng đường chạm đến thành
công. Đó cũng là cách mà những tỉ phú, doanh nhân, nhà hiền triết áp dụng để có
được sự thành công trên con đường phát triển bản thân.