-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập lớn - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Bài tập lớn - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:











Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu trường
Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện về học tập tốt nhất cho chúng em tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng
dẫn chúng em trong suốt thời gian qua. Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn
Triết học, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ và hướng dẫn tận tình, tâm huyết của cô.
Do kiến thức thực tế chưa nhiều nên bài tập lớn của em khó tránh khỏi những sai
xót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy và các bạn để bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn! Em xin chân thành cảm ơn! 1 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAI CẤP VÀ DÂN
TỘC…………………………………………………..……..…………2
1.1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp……………………………………………..
1.1.1. Giai cấp……………………………………………………………………………..
1.1.2. Đấu tranh giai cấp…………………………………………………………………
1.2. Dân tộc………………………………………………………………………………..
1.2.1.Các hình thức cộng đồng người trước khi hình thành dân tộc
1.2.2. Dân tộc – hình thức cộng đồng người phổ biến nhất hiện nay
1.3. Mối quan hệ giai cấp – dân tộc – nhân loại……………………………………
1.3.1. Mối quan hệ giai cấp – dân tộc………………………………………………….
1.3.2. Quan hệ giai cấp, dân tộc với nhân loại………………………………………..
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ
DÂN TỘC VIỆT NAM…………………………………………………………..
2.1. Kết cấu dân tộc Việt Nam…………………………………………………….
2.2. Đặc điểm dân tộc Việt Nam…………………………………………………..
2.3. Mối liên hệ giữa dân tộc Việt Nam với giai cấp và toàn nhân loại………….
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA DÂN
TỘC, GIAI CẤP VÀ NHÂN LOẠI KẾT LUẬN 2 LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề giai cấp và dân tộc là một trong những nội dung căn bản nhất của chủ
nghĩa Mác – Lênin, kết quả tất nhiên của sự vận dụng và mở rộng chủ nghĩa duy
vật biện chứng vào xem xét lĩnh vực xã hội. Nghiên cứu vấn đề giai cấp và dân tộc
giúp chúng ta hiểu rõ về nguồn gốc, quá trình tồn tại và xu hướng phát triển của
cộng đồng các dân tộc trên thế giới, đồng thời tìm hiểu bản chất căn nguyên của sự
biến đổi và phát triển thông qua việc tìm hiểu về quan hệ giai cấp nội tại trong mỗi
quốc gia, dân tộc. Qua đó ta nhận thấy mối quan hệ biện chứng, gắn bó mật thiết
giữa giai cấp và dân tộc.
Nhìn lại sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, Đảng Cộng sản Việt Nam đã giải
quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân
loại dựa trên việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin của chủ tích Hồ
Chí Minh. Vấn đề đó đã được kiểm nghiệm bằng thực tế, cả trong chiến tranh ác
liệt lẫn trong những khó khăn của hoà bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ đó, việc vận dụng sáng tạo lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp, về mối
quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh có tác dụng lớn lao đối với dân tộc Việt Nam nói riêng và trên toàn
thế giới nói chung. Chính vì vậy, em lựa chọn nghiên cứu về vấn đề “Mối quan hệ
giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại” cho bài tập lớn của mình.
Do kinh nghiệm và kiến thức của bản thân chưa có nhiều nên dù em đã cố gắng
tìm tòi với tinh thần trách nhiệm, song do mới tiếp xúc với triết học, kiến thức còn
nhiều hạn chế chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy chủ
nhiệm bộ môn cùng các bạn đọc góp ý bổ sung để em có thể hoàn thiện thêm kiến thức của mình. 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC
1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp 1.1. Giai cấp
Định nghĩa: Giai cấp là một hiện tượng xã hội xuất hiện lâu dài trong lịch sử gắn
với những điều kiện sản xuất vật chất nhất định của xã hội.
Các đặc trưng cơ bản của giai cấp:
Nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp là sự phát triển của lực lượng
sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, xuất hiện “của dư”, tạo khả năng
khách quan, tiền đề cho tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của người khác.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự ra đời của giai cấp là xã hội xuất hiện chế
độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
1.2. Đấu tranh giai cấp
Tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp:
Đấu tranh giai cấp là tất yếu do sự đối lập về lợi ích căn bản không thể điều
hòa được giữa các giai cấp.
Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là quy luật tất yếu của xã hội.
Đấu tranh giai cấp là một hiện tượng lịch sử khách quan, không phải do một
xã hội nào tạo ra, cũng không phải do ý muốn chủ quan của một lực lượng
xã hội hay một cá nhân nào cũng ra.
Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của các tập đoàn người to lớn có lợi ích
căn bản đối lập nhau trong một phương thức sản xuất xã hội nhất định.
Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của quần chúng lao động
bị áp bức, bóc lột chống lại giai cấp áp bức, bóc lột nhằm lật đổ ách thống trị của chúng. 4
Vai trò của đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội có giai cấp:
Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội, chúng không phải là
động lực duy nhất mà là động lực trực tiếp và quan trọng.
Vì vậy, trong đấu tranh cách mạng cần phải xác định hệ thống các động lực
của xã hội, có nghệ thuật sử dụng những động lực đó để giải phóng giai cấp
và thúc đẩy xã hội phát triển. 2. Dân tộc
2.1. Các hình thức cộng đồng người trước khi hình thành dân tộc:
Hình thức cộng đồng người: là cách thức tổ chức xã hội của con người trong
những thời kỳ lịch sử xã hội khác nhau.
Sự phát triển của xã hội loài người cho đến nay, là lịch sử phát triển của các
hình thức cộng đồng người từ thấp đến cao: thị tộc, bộ tộc, bộ lạc, và dân tộc.
Để tồn tại và phát triển, con người phải gắn kết với nhau thành những cộng
đồng. Trong quá trình phát triển của xã hội, trước khi dân tộc ra đời, các
hình thức cộng đồng người cũng biến đổi từ thị tộc đến bộ lạc, bộ tộc.
Thị tộc: là một thiết chế chung cho tất cả các dân dã man, cho đến khi họ
bước vào thời đại văn minh, và thậm chí còn sau hơn nữa.
Thị tộc vừa là thiết chế xã hội đầu tiên, vừa là hình thức cộng đồng người
thân nhất của loài người.
Là cộng đồng người gồm khoảng vài trăm người có cùng một huyết thống,
một thứ tiếng, có tín ngưỡng và thói quen giống nhau.
Do trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, nguồn sống chủ yếu
dựa vào trồng trọt và chăn nuôi, vì vậy vai trò của người phụ nữ trong thị
tộc có một vị trí đặc biệt. 5
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã làm thay đổi vị trí của người đàn
ông trong chế độ thị tộc. Hình thức thị tộc phụ quyền đã ra đời thay thế
hình thức thị tộc mẫu quyền.
Mọi thành viên trong thị tộc đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Những người như tù trưởng, tộc trưởng,.. đều do người trong thị tộc bầu
ra và có thể bị bãi nhiệm nếu không làm tròn trách nhiệm của mình
Bộ lạc: Là cộng đồng bao gồm các thị tộc có quan hệ cùng huyết thống
hoặc các thị tộc có hôn nhân liên kết với nhau, có cùng ngôn ngữ, phong tục
tập quán, văn hóa, tín ngưỡng và cùng chung sống trên một vùng lãnh thổ.
Mặc dù chưa thật sự ổn định nhưng việc xác lập chủ quyền về mặt lãnh
thổ là đặc trưng mới của bộ lạc so với thị tộc.
Bộ lạc có hình thức sở hữu cao hơn thị tộc. Ngoài sở hữu riêng của thị tộc,
bộ lạc còn có những sở hữu khác bao gồm vùng lãnh thổ, nơi trồng trọt, săn bắt và chăn nuôi...
Đứng đầu bộ lạc là hội đồng gồm các tù trưởng của các thị tộc và có 1 vị
thủ lĩnh tối cao, mọi vấn đề quan trọng của bộ lạc đều phải thông qua hội đồng này.
Bộ tộc: Là một cộng đồng dân cư được hình thành từ sự liên kết của nhiều
bộ lạc và liên minh các bộ lạc trên cùng một vùng lãnh thổ nhất định.
Bộ tộc đông đảo hơn bộ lạc. Mỗi bộ tộc có tên gọi và có những đặc điểm
về kinh tế, văn hóa riêng.
Khác với bộ lạc và thị tộc, bộ tộc có vùng lãnh thổ tương đối ổn định, dân
cư đa dạng và đan xen, đa ngôn ngữ và văn hóa, trong đó ngôn ngữ của bộ
lạc nào chiếm vị trí trung tâm của sự giao lưu và phát triển kinh tế sẽ trở
thành ngôn ngữ chung của cả bộ tộc. 6
Thời kỳ hình thành bộ tộc là thời kỳ đánh dấu sự tan rã hoàn toàn của xã
hội công xã nguyên thuỷ; sở hữu tư nhân và chế độ tư hữu ra đời thay thế
sở hữu tập thể của thị tộc, bộ lạc.
Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội có giai cấp đầu tiên được hình thành,
2.2. Dân tộc – hình thức cộng đồng người phổ biến hiện nay Khái niệm dân tộc:
Là hình thức cộng đồng người phát triển cao nhất từ trước đến nay. Khái
niệm dân tộc bao dung cho hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất dùng để chỉ các
quốc gia (Việt Nam, Đài Loan,...), nghĩa thứ hai dùng để chỉ các dân tộc
đa số và thiểu số (Kinh, Mường,...) trong một quốc gia.
Từ quan điểm của các nhà kinh điển, có thể khái quát: Dân tộc là một
cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử trên cơ sở một
lãnh thổ thống nhất, một ngôn ngữ thống nhất, một nền kinh tế thống nhất,
một nền văn hoá và tâm lý, tính cách thống nhất, với một Nhà nước và pháp luật thống nhất.
Dân tộc có các đặc trưng chủ yếu sau:
Dân tộc là một cộng đồng người ổn định trên một lãnh thổ thống nhất.
Dân tộc là một cộng đồng thống nhất về ngôn ngữ, kinh tế.
Dân tộc là một cộng đồng bền vững về văn hóa, tâm lý, tính cách.
Dân tộc là một cộng đồng người có một nhà nước và pháp luật thống nhất.
3. Mối quan hệ giai cấp – dân tộc – nhân loại
3.1. Quan hệ giai cấp – dân tộc
Trong lịch sử nhân loại, giai cấp có trước dân tộc hàng nghìn năm. Khi giai cấp
mất đi, dân tộc vẫn còn tồn tại lâu dài. Trong một dân tộc có nhiều giai cấp và
ngược lại một giai cấp có thể tồn tại trong nhiều dân tộc. 7
Giai cấp quyết định dân tộc: Quan hệ giai cấp quyết định khuynh hướng phát
triển và tính chất của dân tộc.
Vấn đề dân tộc có ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề giai cấp: Đấu tranh giải
phóng dân tộc là điều kiện, tiền đề cho đấu tranh giải phóng giai cấp.
3.2. Quan hệ giai cấp, dân tộc với nhân loại
Giai cấp, dân tộc và nhân loại có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Trong xã hội có giai cấp, lợi ích nhân loại không tách rời với lợi ích giai cấp,
lợi ích dân tộc và bị chi phối bởi lợi ích giai cấp và dân tộc.
Sự tồn tại của nhân loại là tiền đề, là điều kiện tất yếu thường xuyên của sự
tồn tại dân tộc và giai cấp.
Tác động của nhân loại đến dân tộc và giai cấp còn được thể hiện ở chỗ sự
phát triển về mọi mặt của nhân loại tạo ra những điều kiện thuận lợi cho
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giai cấp.
CHƯƠNG 2: MỐI LIÊN HỆ GIỮA DÂN TỘC, GIAI CẤP VỚI NHÂN
LOẠI TRONG THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Thực tiễn
1.1. Kết cấu dân tộc Việt Nam
Cơ cấu, thành phần trong xã hội Việt Nam hiện nay bao gồm: giai cấp công
nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ tri thức, người sản xuất nhỏ, tầng lớp doanh nhân.
Liên minh công – nông – trí thức là cơ sở của toàn xã hội, làm cơ sở chính
trị – xã hội vững chắc cho chế độ mới.
Giai cấp công nhân Việt Nam có đầy đủ những yếu tố của giai cấp công
nhân hiện đại và còn có những đặc điểm riêng của mình. 8
Do ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam nên giai cấp công nhân Việt Nam
có điều kiện sớm giữ vai trò lãnh đạo và giành ưu thế ngay từ khi có Đảng của mình.
Nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động vốn có cơ cấu không thuần
nhất, không có sự liên kết chặt chẽ cả về tư tưởng, tổ chức. Giai cấp nông
dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thực sự giải phóng khỏi chế độ
áp bức bóc lột và trở thành người làm chủ xã hội.
Trí thức, ở Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn trong quá trình đấu tranh
cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đại bộ phận
được đào tạo trong chế độ mới xuất thân chủ yếu từ nông dân, công nhân
và các tầng lớp lao động khác nên họ có mối liên hệ gần gũi với công nhân,
nông dân và luôn là lực lượng cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Cơ cấu xã hội – giai cấp nước ta biến đổi theo xu hướng tiến bộ, được phản
ánh ở sự thay đổi tích cực của các giai cấp tầng lớp xã hội (công nhân, nông dân, trí thức...).
Do tính chất chưa ổn định về mặt xã hội, mới chỉ là định hướng xã hội chủ
nghĩa nên trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ, các giai cấp, tầng lớp phát triển đa dạng.
1.2. Đặc điểm dân tộc Việt Nam
Trải qua lịch sử liên tục chống ngoại xâm, dân tộc ta đã trưởng thành rất sớm
và trở thành một quốc gia độc lập thống nhất yêu hoà bình.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc: Việt Nam là quốc gia đa dân tộc
với 54 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc lại có một bản sắc riêng. Trong
đó: dân tộc Kinh chiếm 84% dân số, các dân tộc còn lại chiếm 14% dân số,
phân bố rải rác trên địa bàn cả nước.
Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh dựng
nước, giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất. Hồ Chí Minh: 9
“Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay
Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh
em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói có
nhau”. Từ mấy nghìn năm nay, từ khi bắt đầu hình thành nhà nước các dân
tộc cùng chung sống trên dải đất Việt Nam có nhu cầu tự nhiên là phải liên
kết nhau lại để chống chọi với thiên tai, giặc giã, trở thành một cộng đồng
bền chặt- đại gia đình các dân tộc Việt Nam, cùng nhau dựng nước và giữ
nước. Đoàn kết là truyền thống từ ngàn xưa của dân tộc ta.
Dân tộc Việt Nam cư trú phân tán, xen kẽ nhau. Tình trạng cư trú phân tán,
xen kẽ giữa các dân tộc ở nước ta, tạo điều kiện để tăng cường hiểu biết
nhau, hoà hợp và xích lại gần nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế- xã hội không đều
nhau: Do điều kiện tự nhiên nên sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế,
văn hoá giữa các dân tộc, giữa các vùng dân cư thể hiện rõ rệt.
Dân tộc Việt Nam có nền văn hóa thống nhất trong đa dạng.
1.3. Quan hệ giai cấp – dân tộc – nhân loại ở Việt Nam hiện nay
Trong sự nghiệp cách mạng:
Đảng cộng sản Việt Nam đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích
giai cấp với lợi ích nhân loại.
Phát huy khối đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh công - nông – trí
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa với đại đoàn kết dân tộc.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa giữ vững độc lập tự chủ với mở rộng quan
hệ quốc tế, phát huy sức mạnh nội lực của dân tộc với tranh thủ sức mạnh của thời đại. 10
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước: Việt Nam chính là đóng góp quan trọng
vào phong trào cách mạng thế giới và tiến bộ xã hội trong trong thời đại hiện nay.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA DÂN
TỘC, GIAI CẤP VÀ NHÂN LOẠI 11