
















Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE BÀI TẬP LỚN Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
ĐỀ BÀI: Hồ Chí Minh là “nhà tư tưởng lỗi lạc”, “anh hùng
giải phóng dân tộc”, “nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt
Nam”. Bằng sự tìm hiểu của bản thân, anh, chị minh chứng quan điểm nêu trên?
Họ và tên sinh viên : Đoàn Thị Minh Anh
Lớp : Quản trị Marketing CLC 62A Mã sinh viên : 11200089
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Chí Thiện
Hà Nội, 1/2022 MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU………………………………………………...………………tr.1 B. NỘI DUNG
I. Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc………………………………….….tr.2
II. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc…….………………........tr.7
III. Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt
Nam………………………………...……………………………..………..tr.10
IV. Nhân dân Việt Nam noi theo gương Bác……………...……………..tr.12
V. Kết luận…...…………………………………………………………….tr.14
Tài liệu tham khảo………………...………………………………………tr.16 A. MỞ ĐẦU
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của
một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế
lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì
nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì
hòa bình và công lý trên thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là
Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là
Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19/5/1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là
xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 02/9/1969 tại Hà Nội.
Bác sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho yêu nước, trong một địa
phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh
đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân rơi vào cảnh lầm
than, cũng như sự thất bại của những phong trào đấu tranh yêu nước, Bác sớm
có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.
Có thể thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp
cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và vì hòa bình, tiến bộ xã hội
trên thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh,
vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ. Bác để lại
cho dân tộc ta hệ thống luận điểm sâu sắc, là kim chỉ nam cho dân tộc. Năm
1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã
tôn vinh Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam". B. NỘI DUNG
I. HỒ CHÍ MINH - NHÀ TƯ TƯỞNG LỖI LẠC
1. Khái niệm nhà tư tưởng
“Tư tưởng” đối với cá nhân là những suy nghĩ, quan điểm, những phân tích,
định hướng, suy nghĩ, kết luận… thành ý nghĩ trong đầu của mỗi cá nhân đó.
“Tư tưởng” trong triết học là hình thái thuộc ý thức xã hội, phản ánh hiện thực
khách quan vào trong não bộ con người. Như vậy, khái niệm “nhà tư tưởng”
theo quan điểm của Vladimir Ilyich Lenin: Một người xứng đáng là “nhà tư
tưởng” khi nào giải quyết trước người khác tất cả những vấn chính trị - sách
lược, các vấn đề về tổ chức, về những yếu tố vật chất của phong trào không
phải một cách tự phát hay “nhà tư tưởng” là những người có tư tưởng triết học sâu sắc.
2. Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc 2.1. Bối cảnh lịch sử
Hoàn cảnh lịch sử là một trong những yếu tố có tác động to lớn đối với tư
tưởng Hồ Chí Minh. Bác được sinh ra trong một gia đình trí thức phong kiến
yêu nước vào thời điểm đất nước mất độc lập, tự do, bị xâm lược, nhân dân rơi
vào cảnh lầm than, áp bức dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến
tay sai. Nước ta trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX liên tục nổ ra
các phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược, tuy những cuộc đấu
tranh ấy thể hiện được tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất chống giặc
của nhân dân ta, nhưng cuối cùng đều thất bại.
Trong khoảng thời gian đó, Việt Nam cũng xuất hiện những giai tầng mới: giai
cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở thành thị. Từ đó cũng
xuất hiện những mâu thuẫn kiểu mới: Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt
Nam với giai cấp tư sản và mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với đế
quốc Pháp. Trước ảnh hưởng của cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc và
tấm gương Duy Tân Nhật Bản, ở Việt Nam xuất hiện các phong trào yêu nước
theo khuynh hướng dân chủ tư sản với sự dẫn dắt của các sĩ phu yêu nước có
tinh thần cải cách: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can… Tuy
nhiên, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nói trên đều
thất bại. Nguyên nhân sâu xa là do sự non yếu của giai cấp tư sản nước ta thời
bấy giờ. Nguyên nhân trực tiếp là do các tổ chức và người lãnh đạo những
phong trào đó chưa có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn. Yêu
cầu có đường lối mới, giai cấp mới lãnh đạo phong trào cứu nước giải phóng
dân tộc Việt Nam trở nên cấp thiết.
Bên cạnh đó trên thế giới, cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã mở ra
một thời đại mới trong lịch sử, đánh dấu một bước ngoặt to lớn trên con đường
đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ phong kiến, lập nên một xã hội mới
- xã hội xã hội chủ nghĩa. Sự thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga, sự ra
đời của nhà nước Xô Viết, Quốc tế Cộng sản và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô cùng với sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản, công
nhân, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã ảnh hưởng sâu sắc tới Hồ
Chí Minh về hành trình tìm mục tiêu và con đường cứu nước.
Như vậy, hoàn cảnh lịch sử ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự vận động,
phát triển của tư tưởng yêu nước Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đến
những năm 20 của thế kỷ XX; là sự gặp gỡ giữa trí tuệ mẫn cảm, thiên tài của
Hồ Chí Minh với trí tuệ thời đại, chủ nghĩa Mác-Lênin, đã hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc, hơn thế nữa đó còn là sự vận dụng
và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin.
a. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tự cường; đoàn kết, nhân ái, khoan dung,
tinh thần cộng đồng, lạc quan yêu đời, cần cù, thông minh, sáng tạo chính là
truyền thống của nhân dân ta từ bao đời nay. Và tư tưởng của Hồ Chí Minh là
kết quả của sự kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Có thể thấy,
quá trình hình thành nhân cách và bản lĩnh của người thanh niên Nguyễn Tất
Thành chính là kết quả của sự kế thừa từ truyền thống yêu nước của gia đình và
quê hương . Chủ nghĩa yêu nước chân chính và các giá trị văn hoá dân tộc Việt
Nam là tiền đề tư tưởng quan trọng của Nguyễn Tất thành khi rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Trong suốt cuộc đời, đặc biệt trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn tìm tòi, học hỏi và tiếp thu có chọn lọc, có phê phán
quan điểm của các trường phái triết học, quan điểm tư tưởng cổ kim, đông, tây;
tinh thần cách mạng, tinh thần độc lập, tự do của các dân tộc; kinh nghiệm của
các cuộc cách mạng... để vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, biến các
giá trị tư tưởng nhân loại trở thành tư tưởng của mình. Đặc biệt, Người đã kế
thừa, phát triển các giá trị tích cực của Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo,
chủ nghĩa Tam dân và văn hóa tư sản... c. Chủ nghĩa Mác Lênin
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Từ chủ nghĩa yêu nước,
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu bản chất khoa học và
cách mạng của học thuyết này. Từ đó, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết
thành công những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt
Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong quá trình vận dụng chủ
nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, Người đã có nhiều phát triển sáng tạo, làm
phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trong ba nguồn gốc trên, chủ nghĩa yêu nước là cơ sở ban đầu và là động lực
thúc đẩy Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, làm cho chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam có nội dung mới, tầm cao mới, “độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội”. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc chủ yếu của tư
tưởng Hồ Chí Minh, giúp cho việc phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại có định hướng khoa học và cách mạng đúng đắn.
2.3. Những luận điểm của Hồ Chí Minh nhằm khẳng định Người chính là một nhà tư tưởng vĩ đại
Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng vĩ đại, có nhiều cống hiến cho kho tàng tư
tưởng - lý luận của dân tộc và nhân loại. Năm 1970, nhà triết học Nhật Bản
Singô Sibata đã viết cuốn sách có tiêu đề Hồ Chí Minh, nhà tư tưởng và cho
rằng: “Nguồn gốc thắng lợi của Việt Nam, trong một mức độ lớn, bắt nguồn từ
trình độ cao của triết học và lý luận mà nhân dân Việt Nam đạt được”. Báo chí
Cuba coi “Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời
đại chúng ta”. Còn UNESCO thì khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là hiện
thân khát vọng của các dân tộc trong việc bảo vệ bản sắc dân tộc của mình và
tiêu biểu cho sự thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau”.
Như vậy, qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, thế giới đều thừa nhận có tư
tưởng Hồ Chí Minh và Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng, nhà lý luận vĩ đại của thời đại chúng ta.
Xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam và thế giới, Hồ Chí Minh đã vận dụng và
phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, vạch ra con đường cách mạng đầy sáng tạo
của Việt Nam. Hồ Chí Minh một mặt khẳng định tính chất thật sự cách mạng,
khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, cho đó là “Chủ nghĩa chắc chắn nhất,
chân chính nhất, cách mệnh nhất” và “Chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam
cho hành động” của toàn Đảng, toàn dân ta. Nhưng mặt khác, trong khi tìm
hiểu và vận dụng những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin vào
thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra ở phương Đông có
những đặc điểm khác với các nước phương Tây mà thời Mác chưa có điều kiện nghiên cứu.
Từ phương pháp tiếp cận đúng đắn, mạnh dạn, khoa học trong kế thừa và phát
triển học thuyết Mác - Lênin, đồng thời bám sát thực tiễn Việt Nam và thế giới,
trên bình diện nhà tư tưởng, Hồ Chí Minh có những sáng tạo lớn trên nhiều lĩnh
vực. Những luận điểm của Hồ Chí Minh rất phong phú, đa dạng, bao quát
nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Đó cũng chính là những giá trị tiềm ẩn trong tư
tưởng Hồ Chí Minh cần được nghiên cứu sâu hơn nữa ở mức độ học thuyết.
Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh trở thành người cộng sản Việt
Nam đầu tiên tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc, là người
cộng sản đầu tiên có cống hiến to lớn về nghiên cứu chủ nghĩa thực dân và vấn
đề giải phóng dân tộc. Người đã chỉ rõ bản chất, quy luật vận động, địa vị lịch
sử của chủ nghĩa thực dân và sự diệt vong tất yếu của nó trong quá trình vận
động, phát triển của nhân loại tiến bộ; vạch ra cho nhân loại con đường thoát
khỏi chế độ thực dân. Hồ Chí Minh đã nêu một luận điểm đặc biệt sáng tạo:
cách mạng ở các nước thuộc địa cần được tiến hành một cách độc lập, chủ
động, sáng tạo, có khả năng giành được thắng lợi trước cách mạng vô sản chính
quốc và tác động trở lại, thúc đẩy cách mạng chính quốc. Luận điểm mới mẻ,
sáng tạo này có căn cứ khoa học, dựa trên sự nghiên cứu thấu đáo vị trí, vai trò
của thuộc địa trong hệ thống chủ nghĩa tư bản thế giới, tiềm năng cách mạng
của nhân dân thuộc địa và được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
Bác đã nêu những luận điểm mới mẻ, đầy sáng tạo về Đảng và xây dựng Đảng,
thể hiện tập trung ở ba nội dung quan trọng nhất: Quy luật hình thành Đảng
Cộng sản; bản chất của Đảng trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu;
xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền. Trong tổ chức, tập hợp lực lượng, Hồ Chí
Minh đã có các quan điểm sáng tạo về chiến lược đại đoàn kết dân tộc theo
phương châm: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại
thành công”. Với Người, đại đoàn kết dân tộc đã được nâng lên một tầm cao
mới về chất: Đại đoàn kết có tổ chức, có lãnh đạo. Chiến lược đại đoàn kết dân
tộc của Hồ Chí Minh là một cống hiến to lớn vào kho tàng kinh nghiệm của
cách mạng thế giới. Ở Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển một hệ thống
các quan điểm sáng tạo về Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Đó là quan niệm về
Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về sự thống nhất bản chất giai cấp công
nhân với tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; về Nhà nước pháp
quyền, kết hợp cả “đức trị” và “pháp trị” trong quản lý xã hội, lãnh đạo đất nước.
Hồ Chí Minh đã có những cống hiến sáng tạo về tư tưởng quân sự, đặt nền
móng cho sự hình thành học thuyết quân sự cách mạng Việt Nam hiện đại. Đó
là tư tưởng dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng; về khởi
nghĩa vũ trang toàn dân; về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về kháng
chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính; về quốc phòng
toàn dân và chiến lược bảo vệ Tổ quốc; về nghệ thuật quân sự chủ động tiến
công, kết hợp chặt chẽ lực, thế, thời, mưu, đánh địch bằng mọi lực lượng, mọi
quy mô, mọi cách, mọi địa hình, đánh vào lòng người, kết hợp tác chiến với binh vận, địch vận.
Những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh nêu trên là những sáng tạo nổi bật
và là những đóng góp không những đối với lý luận cách mạng Việt Nam mà
còn đóng góp vào kho tàng lý luận cách mạng thế giới. Vì thế, không chỉ dựa
vào chủ nghĩa Mác - Lênin mà còn phải dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh mới có
khả năng tìm thấy câu trả lời cho nhiều vấn đề phát triển có tính quy luật của
cách mạng Việt Nam. Đây chính là cơ sở khoa học, cắt nghĩa một cách không
thể chối cãi kết luận của Đảng Cộng sản Việt Nam: Cùng với chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của
Đảng và dân tộc Việt Nam, tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc, mãi
mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
II. HỒ CHÍ MINH - ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1. Khái niệm
Anh hùng giải phóng dân tộc là một danh từ để chỉ những người có công lao
kiệt xuất trong công cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển của một dân tộc, được
nhân dân ca ngợi và lịch sử dân tộc ghi nhận. Anh hùng dân tộc thường xuyên
xuất hiện khi lịch sử dân tộc gặp nhiều biến cố to lớn, góp phần làm thay đổi vận mệnh của dân tộc.
Trong suốt lịch sử hàng nghìn năm bảo vệ và phát triển đất nước của dân tộc ta,
đã có nhiều anh hùng dân tộc tiêu biểu. Có thể kể đến ở đây như Quốc tổ Hùng
Vương, Hai Bà Trưng, Nguyễn Trãi, Quang Trung… Và không thể không nhắc
đến vị lãnh tụ vĩ đại trong lòng mọi người dân Việt Nam: Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Tại sao nói Bác là “anh hùng giải phóng dân tộc”?
Hồ Chí Minh đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng
dân tộc, và góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Công lao to lớn đầu tiên phải nhắc tới trong sự nghiệp cách mạng của Bác đó
là tìm ra con đường cứu nước, khai phá ra con đường cứu nước cho dân tộc ta.
Chứng kiến sự áp bức, bóc lột nhân dân ta dưới ách thống trị của thực dân
Pháp, chứng kiến cảnh nhân dân rơi vào lầm than, đất nước mất độc lập, tự do
cũng như những thất bại của những phong trào yêu nước, Người đã sớm hun
đúc ý chí và khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho dân, cho nước.
Ngày 5-6-1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn,
Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm đường
cứu nước. Cuộc hành trình đó đã đưa Hồ Chí Minh đến nhiều vùng đất thuộc
châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ…, giúp Bác có cơ hội được quan sát,
nhận biết sâu sắc diện mạo của thế giới tư bản chủ nghĩa, trong đó hiện lên rất
rõ nét những đặc trưng cơ bản của sự phân hóa, đối nghịch giữa người giàu và
người nghèo, giữa những người bị áp bức, bóc lột và những kẻ thống trị nắm
quyền uy, giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với một số ít dân tộc đế quốc
xâm lược và thống trị. Đó cũng là quá trình Người học tập, tích lũy tri thức,
nghiên cứu lý luận và đối chiếu lý luận với thực tế, tham gia hoạt động trong
một số tổ chức chính trị - xã hội. Ra đi tìm đường cứu một quốc gia là nhiệm
vụ vô cùng khó khăn. Nhưng tìm thấy con đường ấy và điều quan trọng tiếp
theo là bổ sung, hoàn thiện nó cho phù hợp với điều kiện cụ thể rồi đưa về áp
dụng trong nước là việc khó gấp bội phần. Sau khi được tiếp thu đầy đủ Chủ
nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã ngày đêm nghiên cứu kỹ lưỡng, vận
dụng một cách đúng đắn và sáng tạo vào thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
Bác đến Liên Xô học tập và hoạt động trong các tổ chức của Quốc tế Cộng sản,
vào năm 1925, Nguyễn Ái Quốc trở về Quảng Châu (Trung Quốc) liên hệ với
các tổ chức yêu nước Việt Nam và thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên, sáng lập báo Thanh niên nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, lý luận
cách mạng và huấn luyện, đào tạo cán bộ, tuyển chọn những người ưu tú để
đưa sang Liên Xô đào tạo. Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin
vào Việt Nam, chuẩn bị các điều kiện, nhất là mở các lớp huấn luyện cán bộ từ
trong nước sang đó để tiến tới thành lập Đảng.
Công lao to lớn không thể không nhắc tới tiếp theo là vào năm 1930, Người
sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cùng Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng, đường lối cách mạng Việt Nam đã cơ bản được hình thành, con đường
cứu nước đúng đắn của Việt Nam đã cơ bản được xác định. Điều này không chỉ
khai thông bế tắc trong đường lối giải phóng dân tộc, mà còn giải quyết đúng
đắn, sáng tạo và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các vấn đề trọng yếu của cách
mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh,
nhân dân Việt Nam đã gắn kết thành một khối, phát huy cao độ sức mạnh toàn
dân tộc, làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945, lật đổ chế độ thực
dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân
chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc ngày
2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân, đồng bào
và toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật
đã thành một nước tự do độc lập”. Trong những năm tiếp theo, Đảng Cộng sản
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành
được thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Pháp, làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới để bảo vệ nền
độc lập, tự do của Tổ quốc. Có thể nói, những thắng lợi này đã khẳng định và
đưa tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào lịch sử cách mạng thế giới như là
người khởi xướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trong thế kỷ XX.
Bên cạnh đó, Bác còn hết lòng, hết sức xây dựng sự đoàn kết, không ngừng
vun đắp quan hệ gắn bó, hữu nghị giữa các dân tộc Đông Dương, các nước láng
giềng…Năm 1990, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp
Quốc (UNESCO) đã tôn vinh Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn
hóa kiệt xuất là bởi Người là “biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc,
đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt
Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Lịch sử ghi nhận dân tộc Việt Nam thuộc
vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế
quốc để xây dựng một chế độ mới, xã hội xã hội chủ nghĩa. Đối với Hồ Chí
Minh, sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam là không tách rời sự nghiệp đấu
tranh của các dân tộc trên thế giới. Thực tế đã chứng tỏ Hồ Chí Minh là một
chiến sĩ quốc tế mẫu mực, thủy chung, trong sáng. Viện sĩ V.M.Xôn Xép (Nga)
xác nhận rằng: "Năm tháng sẽ qua đi, nhưng nhân loại tiến bộ sẽ nhớ mãi tên
tuổi và sự nghiệp của Hồ Chí Minh".
III. HỒ CHÍ MINH - NHÀ VĂN HÓA KIỆT XUẤT CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
Có thể nói, ở Hồ Chí Minh, sự nghiệp giải phóng dân tộc luôn song hành với sự
nghiệp xây dựng nền văn hóa mới, thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc
Việt Nam không tách rời công cuộc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tại Lễ khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc
lần thứ nhất: “Nền văn hóa mới của Việt Nam phải lấy hạnh phúc của nhân
dân, của dân tộc làm cơ sở, phải học lấy những điều tốt đẹp của văn hóa nước
ngoài, tạo ra nền văn hóa Việt Nam, sao cho văn hóa mới phải sửa đổi được
tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập”.
Hồ Chí Minh vốn đã hấp thụ vốn văn hóa gia đình, quê hương, dân tộc trước
khi ra đi tìm đường cứu nước. Đây chính là nền tảng, là yếu tố nội sinh giúp Hồ
Chí Minh dân tộc hóa những tinh hoa văn hóa được tiếp nhận từ bên ngoài và
không bao giờ bị hòa tan trong bất cứ một nền văn hóa nào khác. Người để lại
cho dân tộc ta và nhân loại một giá trị văn hóa phong phú, cao đẹp, trong sáng
và đậm đà tư tưởng nhân văn như chính cuộc đời Người. Ngay bản thân Người,
trong quá trình bôn ba đi tìm đường cứu nước, Người cũng đã hấp thu mọi tinh
hoa văn hóa phương Đông và phương Tây, đặc biệt là tinh thần tự do, bình
đẳng, bác ái của truyền thống văn hóa Pháp. Người trân trọng mọi giá trị văn
hóa nhân loại, tôn trọng và chấp nhận những giá trị khác biệt với sự lựa chọn
của mình. Với tấm lòng rộng mở, khoan dung và nhân hòa, Hồ Chí Minh đã
tìm thấy điểm gặp gỡ và giao thoa giữa các nền văn hóa, giữa các tôn giáo, các
học thuyết chính trị, các vị lãnh tụ, các chính khách lớn để tìm ra một phong
cách ứng xử, một nhân cách văn hóa rất Hồ Chí Minh, rất Việt Nam.
Văn thơ Người mang tính chiến đấu cao, triệt để chống mọi thứ tham tàn, bạo
ngược. Thơ văn Người phản ánh nội tâm của Người và không vắng bóng con
người với khát vọng giải phóng, tự do, công lý, cơm áo, hòa bình. Cái đẹp của
thiên nhiên, của con người và của cuộc sống hòa quyện trong thơ của Hồ Chí
Minh thành sức mạnh cổ vũ lớn lao, hướng con người tới chân, thiện, mỹ. Thơ,
văn của Người mang hơi thở của dân tộc và thời đại, trăn trở với vận mệnh của
các dân tộc bị áp bức và số phận đau khổ của con người. Với rất nhiều thể loại
như văn chính luận, truyện kí, kịch, tiểu phẩm…Hồ Chí Minh đã thể hiện nhiều
yếu tố mới, hiện đại cả nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật, phương pháp,
phong cách ngôn ngữ….với những vần thơ khi thì sắc bén, mang đậm tính cách
mạng, khi là những câu viết thể hiện chất trữ tình đằm thắm và một tâm hồn lạc
quan, tươi sáng nhưng ẩn chứa trong đó là một tấm lòng luôn canh cánh nỗi
niềm lo âu cho vận mệnh nước nhà, Người còn là nhà văn, nhà báo cách mạng
vĩ đại. Chính Hồ Chí Minh là người đã khai sáng ra nền văn học cách mạng,
dùng ngòi bút làm vũ khí tuyên truyền cho cách mạng.
Người là bậc thầy của báo chí cách mạng Việt Nam. Người nhận thức đúng
đắn, đầy đủ vai trò của báo chí thể hiện ngay từ giai đoạn năm 1919, khi nhận
định về các tờ báo lớn của Pháp, Người nói: “ Trong tất cả những tờ báo Pháp,
chỉ có tờ Dân chúng, cơ quan của Đảng Xã hội Pháp là đã in những lời yêu cầu
của Việt Nam.” Hồ Chí Minh viết báo là để có điều kiện truyền bá chủ nghĩa
Mác – Lênin về Việt Nam; bóc trần những tội ác của thực dân Pháp ngày ở
Pari; thức tỉnh tâm hồn những người mất nước, định hướng và thôi thúc họ
đứng lên làm cách mạng. Người sáng lập ra tờ báo Le Paria (Người cùng khổ)
vào tháng 4/1922; đây là một tờ báo nói lên tiếng nói của người dân nước thuộc
địa, vừa hiên ngang tiến công kẻ thù hung bạo ngay tại hang ổ, vừa tỏa rộng
sức mạnh cổ vũ, đoàn kết nhân dân thuộc địa dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản
để lật đổ ách thống trị thực dân. Báo Le Paria là một luồng gió mới thổi đến
nhân dân các nước bị áp bức. Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn sáng lập hoặc tham
gia viết bài cho các tờ báo như: Báo Thanh niên (6/1925), Công nông
(12/1926), Lính cách mạng (12/1927), Việt lập (8/1941). Tính từ bài đầu tiên
“Vấn đề dân bản xứ” đăng trên báo Nhân đạo (2/8/1919) đến bài cuối “Nâng
cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng” đăng báo Nhân dân
(1/6/1969), Người đã viết trên 1.500 bài có ký bút danh và hàng trăm bài đang xác minh.
Những chủ trương văn hóa: xóa mù chữ, trồng cây, trồng người, phủ xanh đồi
trọc, cải tạo môi trường sinh thái để bảo vệ môi trường sống được Chủ tịch Hồ
Chí Minh đề ra từ sớm – giữa những năm 40 và 50 của thế kỷ XX, đến đầu
những năm 90 của thế kỷ XX đã được Liên hợp quốc đề lên thành những cuộc
vận động lớn của toàn thế giới. Khi lịch sử lùi xa một khoảng thời gian đủ dài,
thế giới càng có cơ sở khẳng định ở Hồ Chí Minh một nhãn quan văn hóa tinh
tường, thấu suốt, đã vạch ra những đường lối, chủ trương, phong trào văn hóa
sâu sắc có giá trị bền vững tận mai sau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh làm chủ nhiều ngôn ngữ khác nhau, sử dụng một cách
thành thạo trong viết văn, viết báo, làm thơ, viết kịch… phục vụ cách mạng.
Những số liệu thống kê về các tác phẩm báo chí, thơ ca là minh chứng rõ ràng
sức sáng tạo của nhà cách mạng – nhà văn hóa Hồ Chí Minh. Báo chí là một
phần con người Hồ Chí Minh, giản dị, ngắn gọn nhưng tràn đầy khí thế thúc
giục hành động, mang khí phách dân tộc, thể hiện lương tâm, khát vọng của
nhân loại tiến bộ, yêu chuộng hòa bình.
Chính vì vậy, thật khó để tách rời Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc
và Hồ Chí Minh, Nhà văn hóa kiệt xuất. Hồ Chí Minh là trường hợp hiếm thấy
mà Nghị quyết UNESCO ghi nhận: Vừa là Anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là
Nhà văn hóa lớn. Các mảng lớn của khoa học nhân văn như triết học, sử học,
văn chương, nghệ thuật, giáo dục, báo chí…đều có mặt trong sự nghiệp văn
hóa của Hồ Chí Minh; sự nghiệp ấy được coi là một “hành trình văn hóa” của
Người bắt nguồn từ truyền thống văn hóa dân tộc đến tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại, mà thực chất là Người đi từ chủ nghĩa yêu nước chân chính tới chủ nghĩa cộng sản.
IV. NHÂN DÂN VIỆT NAM NOI THEO GƯƠNG BÁC
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về nghiên cứu, phát triển sáng tạo lý luận ở Việt Nam càng mang giá
trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Nghiên cứu và phát triển lý luận được coi là
công cụ nền tảng để xây dựng Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu
của Đảng; đồng thời, tìm ra lời giải cho những bài toán hóc búa mà thực tiễn
đặt ra, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp và dân tộc trong thời đại mới.
Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã ban hành ba chỉ thị về học tập và
làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07-11-
2006 của Bộ Chính trị khóa X Về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của
Bộ Chính trị khóa XI Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị
khóa XII Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh. Việc thực hiện các chỉ thị này đã trở thành các cuộc vận động lớn
với nhiều hình thức phong phú, sinh động, giúp cho cán bộ, đảng viên và quần
chúng có dịp tìm hiểu sâu sắc thêm về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ kính
yêu, tiếp thu một cách hệ thống tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để
học tập và noi theo gương của Người. Các quyết định và chỉ thị đã tạo ra hiệu
ứng tích cực, tạo thành phong trào có sức lan tỏa sâu rộng trong Đảng và trong
nhân dân, góp phần tăng cường vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng
viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu các cấp ủy đảng,
cơ quan, đơn vị, địa phương.
Nhiều cấp ủy và người đứng đầu các cấp, cán bộ, đảng viên đã nêu cao vai trò
tiền phong gương mẫu, nói đi đôi với làm, nói và làm đúng đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực sự là tấm gương
cho quần chúng noi theo. Kết quả là có nhiều người đứng đầu cấp ủy, cơ quan,
đơn vị từ Trung ương đến cơ sở thực hiện tốt việc nêu gương trong rèn luyện
đạo đức cách mạng, lối sống giản dị, trong sáng, hết lòng vì Đảng, vì dân, trở
thành tấm gương sáng về đạo đức cách mạng cho mọi người học tập, noi theo.
Cùng với đó, việc tuyên truyền về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh được thực hiện thường xuyên hơn trên các phương tiện
thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương; qua đó, có khá nhiều mô
hình hay, điển hình tiên tiến được tôn vinh, nhân rộng đã bước đầu tạo ra hiệu
ứng lan tỏa nhất định trong toàn xã hội đối với việc thực hiện, noi gương, làm
theo tấm gương của Bác Hồ.
Đưa nội dung làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành
nhiệm vụ thường xuyên, nền nếp và là nội dung trong sinh hoạt chi bộ, đơn vị,
đoàn thể quần chúng; gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tự kiểm
tra, giám sát việc thực hiện chuẩn mực đạo đức và văn hóa ứng xử của cán bộ,
đảng viên; đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức thực hiện nhằm nâng
cao tính thiết thực, hiệu quả của việc học tập và noi gương Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo, báo cáo chuyên đề, đối thoại,… về
nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và vận dụng
sáng tạo vào từng lĩnh vực công tác của đơn vị và cá nhân; đẩy mạnh tính tự
giác học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của cán
bộ, đảng viên và của quần chúng. Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cách
mạng, noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng các hình thức sinh động, hấp dẫn,
tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi thông qua sử dụng công nghệ hiện đại. Gắn việc
học tập và noi gương Bác trong học đường với giáo dục đạo đức trên thực địa,
trên hiện trường; thuyết giảng bằng giáo trình kết hợp với lựa chọn các điển
hình tiên tiến sinh động, có sức hấp dẫn để tăng tính thuyết phục bằng hình
ảnh, việc làm cụ thể của chính “người trong cuộc”. V. KẾT LUẬN
Trải qua thời gian, thực tiễn lịch sử càng ngày chứng minh rằng, Hồ Chí Minh -
Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, không chỉ kết tinh những
thành tựu của quá khứ, không chỉ thể hiện đỉnh cao của trí tuệ và tâm hồn thời
đại mà còn là những phẩm chất tiêu biểu cho nền văn hóa tương lai, đúng như
nhận xét tài tình của nhà thơ Liên Xô Osip Emilyevich Mandelstam: “Từ
Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà
có lẽ là nền văn hóa tương lai… Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói
trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự
yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới” .
Vượt qua muôn trùng khó khăn, thử thách, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng
trọn đời mình cho dân tộc, như Người đã tâm sự “Cả đời tôi chỉ có một mục
đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những
khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm
nghèo là vì mục đích đó”. Cả cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người chỉ
có một tâm nguyện và ham muốn “...ham muốn đến tột bậc, là làm sao cho
nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng
có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Cho đến khi phải từ biệt thế giới
này, Người chỉ tiếc “...tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn
nữa”. Chính ham muốn và mục đích vô cùng cao đẹp ấy đã tạo cho Người một
ý chí và nghị lực vô cùng mãnh liệt, là điểm tựa giúp Người vượt qua mọi khó
khăn, thử thách, dẫn dắt nhân dân ta đến bến bờ hạnh phúc.
Bác đã đi xa, nhưng mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân Việt Nam sẽ thường
xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, suốt đời phấn đấu cho lý tưởng
cách mạng của Đảng, tự giác kiểm điểm mình “tự điều chỉnh mình, cái gì tốt
thì phát huy, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình; cảnh giác trước mọi cám dỗ
về danh lợi, vật chất, tiền tài, tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, tệ hại” T
. iếp thu, đổi mới và ứng dụng những kết quả, phương pháp làm
việc hiệu quả và để mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân thực sự làm theo
mục tiêu xây dựng con người Xã hội chủ nghĩa của Đảng; nguyện trung thành
với Đảng và Nhà nước; quyết tâm “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
của Hồ Chí Minh” để xứng đáng là người dân nước Việt và xứng đáng với
những hy sinh của thế hệ cha anh mong muốn cho đất nước được độc lập, dân
ta được tự do và sánh vai được với các cường quốc năm châu trên thế giới.
Tên tuổi và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ còn mãi với non sông đất
nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta. Người đã để lại cho chúng ta một gia
tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu, đó là: Tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, NXB chính trị quốc gia
2. Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
3.https://baotanghochiminh.vn/ho-chi-minh-anh-hung-giai-phong-dan-toc-nha-
van-hoa-kiet-xuat-cua-viet-nam.htm
4.https://dangcongsan.vn/thoi-su/chu-tich-ho-chi-minh--anh-hung-giai-phong-
dan-toc-nha-van-hoa-kiet-xuat-463208.html