Bài tập lớn tư tưởng Hồ Chí Minh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức
Sinh viên thực hiện: Nhóm 6
Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 64D
Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Thuỳ Linh Hà Nội, tháng 3 năm 2024 MỤC LỤC
NHÓM 6............................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
Chương 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA,
ĐẠO ĐỨC.........................................................................................................................4
1.1. Cơ sở hình thành quan điểm về văn hóa của Hồ Chí Minh...............................4
1.2. Cơ sở hình thành quan điểm về đạo đức của Hồ Chí Minh...............................4
Chương 2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC....6
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa......................................................................6
2.1.1. Một số nhận thức chung về văn hoá và quan hệ giữa văn hoá với các lĩnh vực
khác............................................................................................................................6
2.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá.........................................7
2.1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới.............................7
2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức......................................................................8
2.2.1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng..............................8
2.2.2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.......................................8
2.2.3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng......................10
Chương 3. Ý NGHĨA VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA,
ĐẠO ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY............................................................11
3.1. Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa........................................................11
3.2. Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.......................................................11 1
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM..........................................................................................13
KẾT LUẬN.....................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................19 2 NHÓM 6 STT Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ Ghi chú 1 Đặng Thùy Dương 11221535
Tìm thông tin, làm báo cáo Nhóm trưởng 2 Phùng Linh Chi 11221067
Tìm thông tin, thuyết trình nội dung Thành viên 3 Dương Lâm Phương 11225189
Tìm thông tin, thuyết trình nội dung Thành viên 4 Hoàng Lê Bảo Trân 11226322
Tìm thông tin, thuyết trình nội dung Thành viên 5 Phạm Quỳnh Trang 11226483
Tìm thông tin, thuyết trình nội dung Thành viên 6 Nguyễn Trà My 11224382
Thiết kế sơ đồ tư duy, tạo câu hỏi trắc nghiệm Thành viên 7 Nguyễn Thanh Thảo 11225929
Thiết kế sơ đồ tư duy, tạo câu hỏi trắc nghiệm Thành viên 8 Trịnh Ngân Hương 11222729
Tìm thông tin, thiết kế game Thành viên 3 LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ của nền cách mạng Việt Nam mà còn là 4
Chương 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC
1.1. Cơ sở hình thành quan điểm về văn hóa của Hồ Chí Minh
Tinh hoa truyền thống văn hóa dân tộc:
Hồ Chí Minh luôn tôn trọng và đề cao giá trị của tinh hoa truyền thống văn hóa
dân tộc Việt Nam. Những nét độc đáo trong nghệ thuật, văn hóa dân gian, và tri
thức truyền thống là nguồn động viên và làm giàu tư tưởng văn hóa của Người.
Tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây:
Hồ Chí Minh không giới hạn bản thân trong văn hóa dân tộc, mà còn tiếp thu và
học hỏi từ tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây. Người nhận thức sự đa
dạng văn hóa là nguồn lực quý báu, giúp nâng cao ý thức và kiến thức của nhân dân Việt Nam.
Tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa cách mạng:
Người áp dụng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa cách mạng vào tư tưởng
của mình. Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong quá trình cách mạng,
coi nó là công cụ quan trọng để thay đổi ý thức, định hình xã hội mới và nâng cao đời sống nhân dân.
Thực tiễn Việt Nam và thế giới:
Tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh không chỉ chấp nhận lý thuyết mà còn phản
ánh thực tế Việt Nam và thế giới. Người hiểu rõ ngữ cảnh và điều kiện cụ thể, từ
đó đưa ra những giải pháp và chiến lược văn hóa phù hợp với bối cảnh lịch sử và xã hội.
Kết hợp truyền thống và quốc tế:
Nền văn hóa mà Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện là sự kết hợp tinh tế giữa
truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Người
nhấn mạnh sự thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân
chính, tạo nên một nền văn hóa vững mạnh và phản ánh đúng đắn giá trị nhân loại.
1.2. Cơ sở hình thành quan điểm về đạo đức của Hồ Chí Minh
Truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam:
Hồ Chí Minh đã hấp thụ và kế thừa những giá trị đạo đức từ truyền thống đạo đức
Việt Nam. Các yếu tố như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết gia đình và cộng
đồng, tôn trọng người cao tuổi, lòng nhân ái và đối nhân xử thế là những đặc trưng
mà Người đã chú trọng và tích cực khuyến khích trong xã hội. 5
Tư tưởng đạo đức phương Đông và phương Tây:
Hồ Chí Minh tích hợp những giá trị từ cả phương Đông và phương Tây. Sự kiên
nhẫn, tôn trọng, lòng nhân ái từ phương Đông, cùng với tự do, công bằng, và dân
chủ từ phương Tây đã tạo nên một bức tranh đa chiều và phong phú.
Tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về đạo đức cách mạng:
Hồ Chí Minh đã kế thừa những tư tưởng đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin. Điều
này đã được thể hiện trong những dòng viết đầy xúc động của Người sau khi
Lênin mất: Lênin là người "đã nêu cho chúng ta một tấm gương sáng về sự giản dị
vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ". "Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là
tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản
dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới
các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không có gì ngăn nổi".
Các tư tưởng đạo đức đã có từ trước, nhất là Nho giáo:
Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù của các tư tưởng đạo đức đã
có từ trước, nhất là đạo đức Nho giáo. Nếu từ đó lại cho rằng bản chất của tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức Nho giáo thì hoàn toàn sai lầm. Những
khái niệm, phạm trù đánh dấu những bậc thang nhận thức của loài người. Qua các
thời đại lịch sử, những khái niệm, phạm trù đã trở thành tài sản chung của nhân
loại, những nội dung đã có nhiều thay đổi. Những khái niệm như trung, hiếu,
nhân, nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính ... đã có trong Nho giáo từ mấy trăm năm trước
Công nguyên; dân chủ, tự do, công bằng, bác ái đã xuất hiện từ thời cổ đại Hy Lạp
- La Mã. Nhưng trong hai thiên niên kỷ vừa qua, các giai cấp, các dân tộc đã hiểu
những khái niệm đó rất khác nhau, thậm chí có những điểm trái ngược nhau. Điều
đó là do những lợi ích khác nhau của các giai cấp, các dân tộc khác nhau quy định.
Kết hợp truyền thống và hiện đại:
Hồ Chí Minh sử dụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức đã từng quen
thuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời đưa vào đó những nội dung mới, đồng thời
bổ sung những khái niệm, những phạm trù đạo đức của thời đại mới. Chính vì vậy
mà những giá trị đạo đức mới đã hòa nhập với những giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc, làm cho mỗi người Việt Nam đều cảm thấy gần gũi Hơn nữa, những
giá trị đạo đức truyền thống lại được nâng lên tầm cao mới, làm cho Người thực
hiện được việc kết hợp truyền thống với hiện đại.
Kết hợp tính độc lập và sáng tạo:
Với tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tiễn việt Nam
thực hiện một công việc kế thừa có chọn lọc, thâu hóa những giá trị đạo đức của
quá khứ, đề xuất những tư tưởng, đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách
mạng Việt Nam trong thời đại mới. 6
Chương 2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
2.1.1. Một số nhận thức chung về văn hoá và quan hệ giữa văn hoá với các lĩnh vực khác
a) Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hoá: 4 cách tiếp cận chủ yếu về văn hoá:
1. Tiếp cận theo nghĩa rộng là tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người
2. Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng
3. Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn là bàn đến các trường học, số người đi học,
xóa nạn mù chữ, biết đọc, biết viết
4. Tiếp cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”
(Viết thêm) *** Tháng 8/1943, khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới
Thạch, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa
trong phần Mục đọc sách, cuối tác phẩm Nhật ký trong tù. Người viết: “Vì
lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở
và các phương thức sử dụng” ***. Quan niệm này xuất hiện trong bối cảnh
khi UNESCO chưa thành lập, cả nước tập trung cho nhiệm vụ giải phóng
dân tộc và còn là quan niệm văn hoá duy nhất theo nghĩa rộng.
b) Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hoá với các lĩnh vực khác
Có 4 vấn đề phải được coi là quan trọng ngang nhau và có sự tác động qua lại lẫn nhau là
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội:
Quan hệ giữa văn hoá với chính trị: Ở nước Việt Nam thuộc địa, đó chính
là sự giải phóng chính trị để mở đường cho văn hoá phát triển, văn hoá
không thể đứng ngoài mà phải ở trong chính trị tức là văn hoá phải phục vụ
nhiệm vụ chính trị đồng thời mọi hoạt động của tổ chức và nhà chính trị
phải có hàm lượng văn hoá
Quan hệ giữa văn hoá với kinh tế: Văn hoá không thể đứng ngoài mà phải
đứng trong kinh tế tức là văn hoá không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế
mà có vai trò tác động tích cực trở lại kinh tế
Quan hệ giữa văn hoá với xã hội: Giải phóng chính trị đồng nghĩa với việc
giải phóng xã hội, từ đó văn hoá mới có điều kiện phát triển. Xã hội thế nào văn hóa thế ấy 7
Về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại: Bản sắc văn
hoá dân tộc được nhìn nhận qua hai lớp quan hệ là nội dung và hình thức.
Về nội dung: Đây là lòng yêu nước, thương nòi, tinh thần độc lập,... Về
hình thức: Đây là cốt cách văn hoá dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ, phong
tục, tập quán, lễ hội,,..
2.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá
a) Văn hoá là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng
Văn hoá là mục tiêu: Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập, dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, văn hoá nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình cách mạng
Văn hoá là động lực: Cho thấy động lực phát triển đất nước bao gồm động lực vật
chất và tinh thần, động lực cộng đồng và cá nhân, động lực nội lực và ngoại lực.
Còn cụ thể trong tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực có thể nhận thức ở phương diện
văn hoá chính trị, văn hoá văn nghệ, văn hoá đạo đức, văn hoá pháp luật.
b) Văn hoá là một mặt trận
Là một trong bốn nội dung chính của đời sống kinh tế - xã hội, quan trọng ngang
các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội
Là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng. Nội dung mặt trận
văn hóa phong phú, đấu tranh trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… của
các hoạt động văn nghệ, báo chí, công tác lý luận đặc biệt là định hướng giá trị
chân, thiện, mỹ của văn hoá nghệ thuật
Văn hoá là mặt trận, anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy
c) Văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân
Mọi hoạt động văn hóa phải trở về với cuộc sống thực tại của quần chúng, phản
ánh được tư tưởng và khát vọng của quần chúng
Văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân là phải miêu tả cho hay, cho thật, cho hùng
hồn, phải trả lời được các câu hỏi: Viết cho ai? Mục đích viết? Lấy tài liệu đâu mà
viết? Cách viết như thế nào?
2.1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới
Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Tháng 8/1943, Hồ Chí
Minh quan tâm đến việc xây dựng nền văn hoá dân tộc với năm nội dung:
Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường
Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng
Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân
Xây dựng chính trị: Dân quyền Xây dựng kinh tế 8
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp: Hồ Chí Minh khẳng định lại quan
điểm của Đảng từ năm 1943 trong Đề cương văn hoá Việt Nam về phương châm
xây dựng nền văn hoá mới, đó là một nền văn hoá có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng.
Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội: Đó là một nền văn hoá toàn diện, giữ
gìn được cốt cách văn hoá dân tộc, bảo đảm tính khoa học, tiến bộ và nhân văn.
2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
2.2.1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng
Khi đánh giá vai trò của đạo đức, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nêu rõ: đạo đức là
nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người. Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định đạo đức là
gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng. Người coi đạo đức rất quan
trọng như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối.
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Người viết: “Cũng như sông thì có
nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây
héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không
lãnh đạo được nhân dân…”. Đạo đức trở thành nhân tố quyết định của sự thành bại của
mọi công việc, phẩm chất mỗi con người:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người”
Hồ Chí Minh thường nhắc lại tinh thần của V.I. Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu
biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại. Vai trò của đạo đức còn thể
hiện là thước đo lòng cao thượng của con người. Trong bài Đạo đức cách mạng (1955),
Hồ Chí Minh viết: “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc
to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng”
2.2.2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
Hồ Chí Minh đề ra 4 quan điểm quan trọng nhất về chuẩn mực đạo đức cách mạng:
a. Trung với nước, hiếu với dân
Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chi phối phẩm chất khác. 9
Tư tưởng “trung với nước, hiếu với dân” của Hồ Chí Minh không những kế thừa giá trị
yêu nước truyền thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyền thống đó.
Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Hiếu với dân là phải
thương dân, tin dân, học hỏi nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Đảng và
Chính phủ là “đầy tớ của nhân dân” chứ không phải “quan nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân”.
Người viết: “Phải luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm
vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Luận
điểm đó của Hồ Chí Minh vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo
đức cho mỗi người Việt Nam.
b. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng, đó là phẩm chất gắn liền với hoạt động hằng
ngày của mỗi người. Vì vậy mà Hồ Chí Minh đã đề cập nhiều nhất, phản ánh ngay từ
cuốn sách Đường Kách Mệnh đến bản Di chúc
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng
không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng.
Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân
theo để lợi cho nước cho dân”.
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, lao động với tinh thần tự lực cánh sinh
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình
Liêm là trong sạch, không tham lam, luôn tôn trọng giữ gìn của công, của dân
Chính nghĩa là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn.
Chí công vô tư là hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì tư lợi, luôn đặt lợi ích của Đảng,
của nhân dân, của dân tộc lên hàng đầu
Cần, kiệm, liêm, chính là một biểu hiện cụ thể của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”
c. Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
Là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Theo Hồ Chí Minh, người cách
mạng là người giàu tình cảm, có tình cảm cách mạng mới đi làm cách mạng. 10
Cũng theo Người, “hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa.
Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin được”.
d. Tinh thần quốc tế trong sáng
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng của đạo đức cộng sản chủ
nghĩa. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế rất rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự
tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với các dân
tộc bị áp bức, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại sự chia rẽ.
2.2.3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
Có 3 nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng:
a) Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
Nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng nền đạo đức mới, là đặc trưng bản
chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, khi đề cập
tư cách một người cách mệnh, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Nói thì phải làm”. Trong bài nâng
cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Người viết: “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
Theo Hồ Chí Minh, trong việc xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng
phải đặc biệt chú trọng “đạo làm gương”: “Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy
về một hướng mới thành suối, thành sông. Biết bao nhiêu giọt nước nhỏ hợp lại mới thành biển cả…”
Như vậy, một nền đạo đức mới chỉ được xây dựng trên một cái nền rộng lớn, vững
chắc, khi những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hằng ngày của mỗi người và của toàn xã hội.
b) Xây đi đôi với chống
Nguyên tắc xây đi đôi với chống là đòi hỏi của nền đạo đức mới, thể hiện tính
nhân đạo chiến đấu vì mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. “Xây” tức là xây dựng các giá
trị, các chuẩn mực đạo đức mới, còn “Chống” là chống các biểu hiện, các hành vi vô đạo
đức, suy thoái đạo đức.
Theo Hồ Chí Minh, “mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng…”, “không có
ai cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay”. Chính vì vậy, việc xây và chống trong lĩnh vực đạo
đức rõ ràng không đơn giản. Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống
nhằm mục đích xây, lấy xây làm chính.
c) Tu dưỡng đạo đức suốt đời
Tu dưỡng đạo đức như một cuộc cách mạng trường kỳ, gian khổ. Một nền đạo đức
mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người. Bồi 11
dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con người cũ để trở thành
con người mới không phải là một việc dễ dàng…
Từ thực tiễn, Người tổng kết sâu sắc: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa
xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như
ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. 12
Chương 3. Ý NGHĨA VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN
HÓA, ĐẠO ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Vì nhân dân, phục vụ nhân dân.
Mọi hoạt động văn hóa phải trở về với cuộc sống thực tại của quần chúng, phản ánh được
tư tưởng và khát vọng của quần chúng. Quần chúng là những người sáng tác rất hay. Họ
cung cấp cho những nhà hoạt động văn hóa những tư liệu quý. Và chính họ là những
người thẩm định khách quan, trung thực, chính xác các sản phẩm văn nghệ. Nhân dân là
những người được hưởng thụ các giá trị văn hóa.
Làm giàu cho văn hóa Việt Nam, xây dựng văn hóa Việt Nam hợp tính dân chủ.
Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích tiếp thu văn hóa nhân loại là để làm giàu cho văn hóa Việt
Nam, xây dựng văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ. Nội dung tiếp thu là toàn
diện bao gồm Đông, Tây, kim, cổ, tất cả các mặt, các khía cạnh. Tiêu chí tiếp thu là có
cái gì hay, cái gì tốt là ta học lấy. Mối quan hệ giữa giữ gìn cốt cách văn hóa dân tộc và
tiếp thu văn hóa nhân loại là phải lấy văn hóa dân tộc làm gốc, đó là điều kiện, cơ sở để
tiếp thu văn hóa nhân loại.
3.2. Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Định hướng cho con người hành động, cho con người thấy hướng đi đúng đắn
Trong bối cảnh mới, tư tưởng của Người mang ý nghĩa và giá trị mới. Thế giới càng giàu
lên thì hiện tượng nghèo đói và sự phân hóa giàu nghèo càng trở lên sâu sắc. Quả như
một đại biểu người Chile đã từng nói từ lâu: “Chúng ta đang vận động không theo hướng
tạo ra sự bình đẳng về khả năng cho những tầng lớp nghèo đói của xã hội, mà theo
hướng tạo ra ngày càng nhiều khả năng hơn cho người giàu”. Chính hiện tượng nghịch
lý đó đang tạo ra những khủng hoảng về niềm tin, về tâm lý, dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội
như một tất yếu ở các nước được xem là văn minh, vào chính con người ở ngay các nước
giàu có nhất. Cái thế giới văn minh khiến con người có đủ mọi thứ, thực hiện được mọi
ước mơ mà trước kia chỉ là huyền thoại lại vẫn có vô số sự bất công, vô số người mất
lòng tin đã tìm đến cái chết để trốn tránh cuộc đời. Chính ở những nước có nền kinh tế
phát triển, có nhiều người là tỷ phú đôla, lại nảy sinh hiện tượng khủng hoảng về lẽ sống,
phải tìm đến những cách sống xa lạ trái với tự nhiên, tạo nên những tệ nạn xã hội. Đó
chính là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức khi con người chỉ hướng vào "cái tôi" thuần
túy, chạy theo chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Trong bối cảnh đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về
chủ nghĩa nhân văn, về đạo đức mới đang có ý nghĩa định hướng cho con người hành
động, cho con người thấy hướng đi đúng đắn. 13
Ví dụ: Khi Người nêu quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng, trong Thư
gửi thanh niên (1965), Người có viết: “Phải luôn nâng cao chí khí cách mạng ‘trung với
nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù
nào cũng đánh thắng’”. Luận điểm đó của Hồ Chí Minh vừa là lời kêu gọi hành động,
vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam không chỉ trong cuộc đấu
tranh cách mạng trước đây, hôm nay, mà còn lâu dài về sau nữa.
Khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người
Hồ Chí Minh cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ và cách mạng, đạo đức mới chỉ có
thể được xây dựng thành công trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc,
chống những thói quen và tập tục lạc hậu, phải loại trừ chủ nghĩa cá nhân. Đây thực sự là
một cuộc cách mạng khó khăn, lâu dài, gian khổ, sâu sắc giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa
cách mạng và phản cách mạng. Muốn giành được thắng lợi trong cuộc chiến đấu này,
điều quan trọng là phải phát hiện sớm, phải tuyên truyền, vận động hình thành phong trào
quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sự lành mạnh, trong sạch về đạo đức, phải chú trọng
kết hợp giáo dục đạo đức với tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật. 14
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau của Hồ Chí Minh khi Người đưa ra
quan niệm nhấn mạnh ý nghĩa của văn hoá:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của _____, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng” A. đời sống B. cuộc sống C. xã hội D. nhân dân
Câu 2: Trong số những đáp án sau, đáp án nào không phải là nội dung xây dựng nền văn
hoá dân tộc mà Hồ Chí Minh đã đưa ra trước Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Xây dựng luân lý B. Xây dựng tâm lý C. Xây dựng hoà bình D. Xây dựng kinh tế
Câu 3: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, có bao nhiêu cách tiếp cận chủ yếu về văn hoá? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 4: Văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng. Nội dung
này thuộc cách tiếp cận nào về văn hoá?
A. Tiếp cận theo nghĩa rộng
B. Tiếp cận theo nghĩa hẹp
C. Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn
D. Tiếp cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”
Câu 5: Bản sắc văn hoá dân tộc được nhìn nhận qua hai lớp quan hệ, đó là: A. khách quan và chủ quan B. tổng quan và chi tiết
C. lý thuyết và thực tế
D. nội dung và hình thức
Câu 6: Hồ Chí Minh chọn lọc, thâu hóa những giá trị đạo đức của quá khứ, đề xuất
những tư tưởng, đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời
đại mới là nội dung của cơ sở nào hình thành quan điểm về đạo đức của Người? 15
A. Kế thừa lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về đạo đức cách mạng
B. Kết hợp truyền thống và hiện đại
C. Kết hợp tính độc lập và sáng tạo
D. Truyền thống đạo đức vốn có của Việt Nam
Câu 7: Luận điểm “Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập, dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội”[…] “văn hoá nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình cách
mạng” nằm trong quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề gì? A. Vai trò của văn hoá
B. Mục tiêu của văn hoá
C. Mục tiêu của đạo đức
D. Vai trò của đạo đức
Câu 8: Hồ Chí Minh ví điều gì giống như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”?
A. Tấm gương về đạo đức
B. Động lực của sự nghiệp cách mạng
C. Tinh hoa văn hoá nhân loại
D. Đạo đức cách mạng
Câu 9: Hoàn thành câu sau: “Mặt trận văn hoá là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực ________”. A. văn hoá - tư tưởng B. văn hoá - kinh tế C. văn hoá - chính trị D. văn hoá - xã hội
Câu 10: Đâu không phải là quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá?
A. Văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân
B. Văn hoá là một mặt trận
C. Văn hoá là lý tưởng cách mạng
D. Văn hoá là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng
Câu 11: Khi nói đến quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945, Người đã xây dựng vấn đề xã hội với nội dung là gì?
A. Mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân
B. Tinh thần độc lập tự cường
C. Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng D. Dân quyền
Câu 12: Khi tiếp thu và học hỏi tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây, Người
nhận thức được điều gì?
A. Sự thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính 16
B. Sự đa dạng văn hóa là nguồn lực quý báu, giúp nâng cao ý thức và kiến thức
của nhân dân Việt Nam
C. Bối cảnh lịch sử và xã hội giữa các nước phương Đông và phương Tây
D. Vai trò của văn hóa trong quá trình cách mạng
Câu 13: Theo Hồ Chí Minh, ai là người “đã nêu cho chúng ta một tấm gương sáng về sự
giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ"? A. C. Mác B. Ph. Ăng-ghen C. Phan Bội Châu D. V.I. Lênin
Câu 14: “Nền văn hoá có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng” là phương châm Đảng xây dựng vào năm nào? A. 1939 B. 1943 C. 1945 D. 1950
Câu 15: Động lực phát triển đất nước không bao gồm:
A. Động lực vật chất và tinh thần
B. Động lực cộng đồng và cá nhân
C. Động lực chủ yếu và thứ yếu
D. Động lực nội lực và ngoại lực
Câu 16: Câu nói “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông
cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức,
không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân…” được viết
trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh
A. Sửa đổi phong cách làm việc
B. Sửa đổi lối làm việc
C. Sửa đổi cách làm việc
D. Sửa đổi để làm việc
Câu 17: Tác phẩm “Đạo đức cách mạng” của Hồ Chí Minh được viết vào năm bao nhiêu? A. 1958 B. 1956 C. 1959 D. 1965
Câu 18: Đâu là một trong những quan điểm quan trọng nhất về chuẩn mực đạo đức cách
mạng mà Hồ Chí Minh đưa ra? 17
A. Trung với dân, hiếu với nước
B. Trung với Đảng, hiếu với dân
C. Trung với nước, trung với đảng
D. Trung với nước, hiếu với dân
Câu 19: Hồ Chí Minh đưa ra bao nhiêu quan điểm quan trọng nhất về chuẩn mực đạo đức cách mạng A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 20: Đạo đức là…của người cách mạng A. kim chỉ nam B. cái gốc C. văn minh D. sức mạnh
Câu 21: Theo Hồ Chí Minh, muốn thắng kẻ địch bên ngoài thì trước hết phải đánh thắng
kẻ địch bên trong đó là: A. Chủ nghĩa cá nhân B. Giặc dốt C. Giặc đói D. Giặc dốt, giặc đói
Câu 22: Một trong những quan điểm của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng
là: Cần, kiệm, liêm, chính,…. A. Chí công vô tư B. Công bằng C. Chính trực D. Không kiêu ngạo
Câu 23: Hồ Chí Minh đã đề ra bao nhiêu nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng? A. 4 B. 3 C. 5 D. 7
Câu 24: Luận điểm “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới
hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” của Hồ Chí Minh được viết trong tác phẩm/ bài viết nào?
A. Người cán bộ cách mạng (1955)
B. Sửa đổi lối làm việc (1947) 18 C. Di chúc (1965-1969)
D. Đạo đức cách mạng (1958)
Câu 25: Theo Hồ Chí Minh, CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH là nền tảng của:
A. Đời sống mới, thi đua ái quốc B. Đạo đức mới
C. Đạo đức mới, đời sống mới D. Thi đua ái quốc
Câu 26: Câu nói nào sau đây của Hồ Chí Minh?
A. Người mà không Liêm, không bằng súc vật
B. Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy
C. Kẻ tham lam là có tội với nước, với dân
D. Cả ba phương án đều đúng
Câu 27: Theo Hồ Chí Minh, tinh thần quốc tế trong sáng được hiểu là:
A. Tinh thần đoàn kết với tất cả những người tiến bộ trên thế giới
B. Tinh thần đoàn kết vô sản
C. Tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức
D. Tinh thần đoàn kết vô sản, với các dân tộc bị áp bức, với tất cả những người tiến bộ trên thế giới
Câu 28: Hồ Chí Minh khẳng định nguyên tắc “Nói đi đôi với làm” là nguyên tắc quan
trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới trong tác phẩm nào?
A. Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)
B. Con đường dẫn tôi tới chủ nghĩa Lê-nin (1960)
C. Đường Kách Mệnh (1927)
D. Giấc ngủ mười năm (1949)
Câu 29: Người nói rằng thực hành tốt đạo đức cách mạng hàng ngày tạo ra sức mạnh… A. nội lực B. nội sinh C. nội tại D. nội tâm
Câu 30: Trong “Bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai” (7-5-1958), những
phẩm chất đạo đức cần thiết được Người tóm tắt trong mấy cái yêu? A. 6 B. 5 C. 8 D. 9 19 KẾT LUẬN
Từ từ đang viết huhu>< 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. PGS.TS. Phạm Minh Tuấn (2022) tổng biên tập. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí
Minh, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 2. Hồ Chí Minh (2011)
, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật. Hồ Chí Minh toàn tập Tài liệu Internet:
1. PGS, TS. Thành Duy (2015). Ý nghĩa và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí
Minh. Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam.
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/print/2544/y-nghia-va-gia-tri-thoi-dai-cuatu- tuong-ho-chi-minh
2. TS. Phạm Văn Quốc, Đào Thị Kim Lân (2023). Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa và sự vận dụng vào xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam hiện đại. Tạp chí tổ chức Nhà nước.
https://tcnn.vn/news/detail/57843/Tu-tuong-Ho-Chi-Minh-ve-van-hoa-va-su-van-
dung-vao-xay-dung-nen-van-hoa-con-nguoi-Viet-Nam-hien-dai.html
3. TS. Đặng Thị Minh Nguyệt (2022). Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về văn hóa và nâng tầm văn hóa Việt Nam. Tạp chí Cộng sản.
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/826302/
mot-so-quan-diem-cua-chu-tich-ho-chi-minh-ve-van-hoa-va-nang-tam-van-hoa- viet-nam.aspx
4. Tác phẩm về Hồ Chí Minh (NXB Thanh Niên). Phần I - Tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
https://hochiminh.vn/book/tac-pham-ve-ho-chi-minh/tac-pham-trong-nuoc/phan-i-
tutuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-334 21