-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập lớn Tư Tưởng Hồ Chí Minh - Minh chứng quan điểm Hồ Chí Minh là “Nhà tư tưởng lỗi lạc”, “Anh hùng giải phóng dân tộc”, “Nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam” | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Bài tập lớn Tư Tưởng Hồ Chí Minh - Minh chứng quan điểm Hồ Chí Minh là “Nhà tư tưởng lỗi lạc”, “Anh hùng giải phóng dân tộc”, “Nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam” | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:















Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MARKETING ====000====
BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ BÀI
Minh chứng quan điểm Hồ Chí Minh là “Nhà tư tưởng lỗi lạc”, “Anh hùng
giải phóng dân tộc”, “Nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam” Họ và tên
: Đào Thùy Giang
Mã sinh viên : 11201064
Lớp tín chỉ
: Tư tưởng Hồ Chí Minh (221)_15 Giảng viên
: TS. Nguyễn Chí Thiện Hà Nội, 2022
MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 2
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 4
Chương 1: Đặt vấn đề ...................................................................................................... 4
Chương 2: Hồ Chí Minh – Nhà tư tưởng lỗi lạc ............................................................. 5
Chương 3: Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc ............................................... 8
Chương 4: Hồ Chí Minh – Nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam..................... 11
Chương 5: Kết luận ....................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 15 2
LỜI MỞ ĐẦU
Từ lâu, nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng ta đã khẳng định Chủ tịch Hồ Chí
Minh là “nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận kiệt xuất”. “Tư tưởng và đạo đức cao cả của
Người mãi mãi soi sáng và nâng cao tâm hồn chúng ta. Ngọn cờ chói lọi của Người mãi
mãi chỉ lối cho chúng ta tiến lên phía trước”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của
Đảng ta (1991) cũng đã trân trọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: “Đảng lấy
chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong những điều kiện cụ thể. Cơ thể Việt Nam kế thừa và phát
triển tinh hoa các giá trị truyền thống tốt đẹp và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh những vấn đề thuộc quy luật và có tính quy luật
của cách mạng nước ta, đã được thực tiễn thắng lợi của cách mạng Việt Nam kiểm
nghiệm và xác nhận. Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị dân tộc mà còn có ý
nghĩa thời đại, góp phần vào giải quyết những vấn đề đang đặt ra cho thế kỷ hiện nay.
Chính trong khát vọng chung đó, nhân loại đang ngày càng nhắc nhiều đến tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thực hiện các yêu cầu bộ môn cần thiết, em đã nghiên cứu và viết ra Bài tập lớn
– Minh chứng quan điểm Hồ Chí Minh là “nhà tư tưởng lỗi lạc”, “anh hùng giải phóng
dân tộc”, “nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam”nhằm phục vụ cho quá trình
học tập trên giảng đường.
Trong quá trình nghiên cứu và làm bài đã kế thừa nội dung của cuốn Giáo trình
Tư tưởng Hồ Chí Minh và tìm tòi thêm tài liệu trên các trang mạng uy tín.
Sau một khoảng thời gian dài, bài làm của em đã hoàn thành một cách đầy đủ và
chi tiết nhất những khía cạnh liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Tuy nhiên do những
hạn chế khách quan và chủ quan nên bài làm của em có thể còn nhiều thiếu sót cần được
chỉnh sửa và hoàn thiện hơn nữa. Em rất mong nhận được lời góp ý của thầy để có thể
hoàn thiện hơn về nội dung và rút ra kinh nghiệm trong các bài tập sau.
Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên Đào Thùy Giang 3 NỘI DUNG Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chủ tịch Hồ Chí Minh dù đã đi xa, nhưng những việc kỳ diệu mà Người đã làm
và những trang sử mà Người đã viết không chỉ làm rạng rỡ non sông đất nước Việt Nam
mà còn khắc sâu trong trái tim bạn bè thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem ánh sáng cách mạng, ánh sáng văn hóa cho nhân
dân Việt Nam và góp phần đem lại ánh sáng cho nhân dân các thuộc địa, xua tan bóng
tối của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, của dốt nát, đói nghèo, bệnh tật đè nặng lên cuộc
sống của các dân tộc bị áp bức.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về nghiên cứu, phát triển sáng tạo lý luận ở Việt Nam càng mang giá trị lý luận và
thực tiễn sâu sắc. Nghiên cứu và phát triển lý luận được coi là công cụ nền tảng để xây
dựng Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; đồng thời, tìm ra lời giải
cho những bài toán hóc búa mà thực tiễn đặt ra, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp
và dân tộc trong thời đại mới .
Từ tình hình trên, ta có thể nhận thấy việc nghiên cứu về vai trò của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đối với Việt Nam trong quá khứ và hiện tại là hết sức cần thiết, và từ đó giúp
cho việc tìm hiểu thêm về tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình dựng nước và giữ nước. 4 Chương 2
HỒ CHÍ MINH – NHÀ TƯ TƯỞNG LỖI LẠC
Từ lâu, nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng ta đã khẳng định Chủ tịch Hồ Chí
Minh là “nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận kiệt xuất”. “Tư tưởng và đạo đức cao cả của
Người mãi mãi soi sáng và nâng cao tâm hồn chúng ta. Ngọn cờ chói lọi của Người mãi
mãi chỉ lối cho chúng ta tiến lên phía trước”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của
Đảng ta (1991) cũng đã trân trọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: “Đảng lấy
chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Tư tưởng
Hồ Chí Minh phản ánh những vấn đề thuộc quy luật và có tính quy luật của cách mạng
nước ta, đã được thực tiễn thắng lợi của cách mạng Việt Nam kiểm nghiệm và xác nhận.
Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị dân tộc mà còn có ý nghĩa thời đại, góp phần
vào giải quyết những vấn đề đang đặt ra cho thế kỷ hiện nay: độc lập dân tộc, dân chủ,
nhân ái, khoan dung, hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Chính trong khát vọng
chung đó, nhân loại đang ngày càng nhắc nhiều đến tư tưởng Hồ Chí Minh.
Địa vị có một không hai trong lịch sử dân tộc của Hồ Chí Minh được xác lập và
củng cố vững chắc nhờ công lao to lớn và sự nghiệp vĩ đại mà Người đã cống hiến cho cách mạng Việt Nam.
Người đã tìm ra đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cách
mạng vô sản; đó là con đường kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa
quốc tế trong sáng, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại, từ đó chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối, mở ra một thời đại
mới vô cùng oanh liệt trong lịch sử dân tộc, thời đại Hồ Chí Minh.
Người đã có công đầu trong việc truyền bá và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác
– Lênin vào Việt Nam, vận dụng thế giới quan và phương pháp luận Mác – Lê nin để
đánh thức các tiềm năng tinh thần truyền thống Việt Nam, bồi dưỡng những nhân tố bảo
đảm cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Người đã xây dựng những tiền đề tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của
một chính đảng của giai cấp công nhân ở Việt Nam và đã thống nhất các tổ chức cộng 5
sản đầu tiên ở trong nước để sáng lập nên Đảng cộng sản Việt Nam. Dù ở nước ngoài
hay ở trong nước, Người luôn luôn chăm sóc, giáo dục, rèn luyện và lãnh đạo Đảng ta
vượt qua mọi thử thách khó khăn, đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi to lớn như ngày nay.
Người đã dày công xây đắp nên khối đoàn kết dân tộc vững chắc làm nền tảng
sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù. Tư tưởng lớn của Người được diễn đạt cô đọng trong
khẩu hiệu chiến lược “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại
thành công” đã trở thành nguồn cổ vũ, động viên thành ngọn cờ tập hợp, vẫy gọi đối với
mọi người Việt Nam yêu nước trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Người là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam,
“từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, đã bồi dưỡng cho họ tinh thần quyết
chiến, quyết thắng, làm nên những chiến công vang dội, được cả loài người khâm phục và ca ngợi .
Người đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân
dân đầu tiên ở Đông Nam Á, người đặt nền móng cho việc xây dựng một nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, “của dân, do dân, vì dân”.
Người là nhà chiến lược thiên tài đã cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mở ra thời kỳ sụp
đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ và làm thất bại một bước chủ nghĩa
thực dân mới, góp phần tác động sâu xa vào tiến trình lịch sử thế giới trong thế kỷ XX.
Người đã khai phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở một nước nông nghiệp
lạc hậu, chưa qua chủ nghĩa tư bản, bị chiến tranh tàn phá, từng bước làm cho “người
nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm”, để đi tới một
xã hội dân giàu, nước mạnh, trong đó dân là chủ, cán bộ nhà nước chỉ là công bộc của dân.
Người là nhà giáo dục vĩ đại, đã định hướng cho sự ra đời một nền văn hóa - đạo
đức mới, một xã hội với nhân cách mới, góp phần cùng với Đảng đào tạo ra một thế hệ
chiến sĩ cách mạng kiểu mới, từ những lãnh tụ lớp đầu cho đến đội ngũ cán bộ, chiến sĩ
hoạt động ở cơ sở, tất cả một lòng một dạ sống, chiến đấu theo tấm gương của Người;
tận trung với nước, tận hiếu với dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, khiêm tốn,
giản dị... và chính họ đã góp phần đưa ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh đến thắng lợi rực rỡ như ngày nay. 6
Công lao to lớn, sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa Người lên
địa vị người anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà lý luận sáng
tạo của cách mạng Việt Nam, được các dân tộc đang đấu tranh giải phóng và nhân loại
tiến bộ hết lòng ca ngợi và khâm phục. 7 Chương 3
HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng, độc lập dân tộc là mục tiêu xuyên suốt
trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể thấy, trong quá
trình ra đi tìm đường cứu nước, từ năm 1911, với “ham muốn tột bậc, là làm sao cho
nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành”, Hồ Chí Minh đã tham gia hoạt động đấu tranh trong phong
trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức cũng như tham gia phong trào của giai cấp
công nhân ở các nước tư bản. Bằng con đường lao động, Người l àm đủ mọi nghề, đi qua
nhiều vùng đất khác nhau và thực hiện nhiều hoạt động khác nhau như: tham gia sinh
hoạt của công nhân, thợ thuyền, tiếp xúc với báo chí, lập hội, viết báo, viết sách phản
ánh về nỗi thống khổ của nhân dân Việt Nam, nhân dân các dân tộc thuộc địa, tố cáo tội
ác của thực dân, đế quốc. Thực tiễn này đã giúp Người nhận rõ bản chất của chủ nghĩa
tư bản và thực dân, cũng như hình thành ở Người tình hữu ái giai cấp đối với những
người cùng khổ. Cũng chính thực tiễn ấy đã đem lại cho Người những kết luận quan
trọng, tác động sâu sắc đến tư tưởng, quan điểm của Người. Đó là, ở đâu đế quốc tư bản
thực dân cũng dã man, tàn bạo, cũng đầy rẫy những quan hệ phi nhân tính, ở đâu những
người lao động nghèo khổ, bần cùng cũng là bạn bè, anh em, đồng chí của nhau, họ phải
được tập hợp lại, chủ động đấu tranh, “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Bước ngoặt lớn nhất trên con đường bôn ba đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí
Minh là khi Người đọc được Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa, làm Người sung sướng đến chừng nào vì đã tìm thấy “đây là cái cần thiết cho
chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã
nhận ra con đường cứu nước duy nhất, đúng đắn nhất là con đường cách mạng vô sản,
đó là sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với chủ nghĩa quốc tế chân chính, độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Đối với cách mạng Việt Nam, điều quan trọng nhất, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh,
trước hết phải có Đảng. Cách mạng có Đảng lãnh đạo như tầu có lái mới vượt qua phong
ba bão táp, “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững
thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng
phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người
không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất
quan tâm tới công tác xây dựng Đảng, yêu cầu Đảng phải vận dụng một cách sáng tạo
những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội vào thực tiễn 8
ở nước ta, phải thường xuyên xây dựng Đảng vững mạnh về tổ chức, chính trị, tư tưởng
và đạo đức, xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh, giữ gìn sự đoàn kết nhất t rí trong
Đảng “như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất được
thành lập. Đó là khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc, tạo ra sức mạnh vô địch vượt qua
mọi khó khăn thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công” .
Đây chính là tư tưởng chiến lược xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam, là
động lực và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng
và Tổ quốc. Tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, ngày 3/12/1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các
dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập… Trước kia các dân tộc để giành độc
lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa” .
Không chỉ tập trung xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh còn chú ý xây dựng lực lượng vũ trang. Ngày 22/12/1944, đội Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) được thành
lập. Dưới sự lãnh đạo và rèn luyện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ những đơn
vị tự vệ ban đầu, Quân đội nhân dân Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện, lớn mạnh
và trưởng thành, để hoàn thành vẻ vang mọi nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu qua các
thời kỳ cách mạng, giữ vững lý tưởng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Quân
đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua,
kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với
sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và một lực lượng Quân đội tinh nhuệ, dân
tộc Việt Nam đã giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, mà trước hết phải kể
đến là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường
Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á, khẳng định
vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới, đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới,
kỷ nguyên độc lập dân tộc và tự do, sánh vai cùng các dân tộc đấu tranh không mệt mỏi
cho một xã hội công bằng, tiến bộ, văn minh. 9
Trong những năm tiếp theo, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Pháp, làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và
kiểu mới để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Có thể nói, những thắng lợi này đã
khẳng định và đưa tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào lịch sử cách mạng thế giới
như là người khởi xướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trong thế kỷ XX.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn hết lòng, hết sức xây dựng sự đoàn kết
nhất trí giữa các Đảng Cộng sản anh em trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa
quốc tế vô sản trong sáng, không ngừng vun đắp quan hệ gắn bó, hữu nghị giữa các dân
tộc Đông Dương, các nước láng giềng, cống hiến xuất sắc cả về lý luận và thực tiễn cho
phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Năm 1990, Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã tôn vinh Người là
Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất là bởi Người là “biểu tượng xuất
sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
Sự nghiệp và những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ còn tiếp
tục được nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới ngưỡng mộ và tôn vinh trong nhiều năm
sau nữa, như lời nhận xét của Chủ tịch danh dự Hội đồng hòa bình thế giới, ông Romesh
Chandra trong bài tham luận tại cuộc Hội thảo quốc tế Việt Nam trong thế kỷ XX, được
tổ chức tại Hà Nội, năm 2001: “Trong nửa sau thế kỷ XX, có một từ đã xuất hiện trong
tiếng nói của những người bảo vệ và kiến tạo hòa bình trên thế giới, một từ mà cùng một
lúc mang rất nhiều ý nghĩa: đấu tranh, dũng cảm, anh hùng; và nó còn có ý nghĩa là
chiến thắng, độc lập, tự do.
Và có một cái tên đã luôn gắn liền với từ này - từ chỉ tên của một đất nước. Đó
là Hồ Chí Minh. Người là niềm cảm hứng cho cuộc đấu tranh bất khuất của dân tộc
mình, và cũng là nguồn cảm hứng cho tất cả các dân tộc đang đấu tranh cho những điều
tốt đẹp nhất của nhân loại”. 10
Chương 4
HỒ CHÍ MINH – NHÀ VĂN HÓA KIỆT XUẤT CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
“Sự nghiệp văn hóa lớn nhất, quan trọng nhất của Hồ Chí Minh là đã tìm ra con
đường cứu nước đúng đắn và lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng giải phóng dân
tộc, giành độc lập tự do cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân. Sự nghiệp giải phóng
dân tộc do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã đem lại địa vị xứng đáng cho nền văn hóa
dân tộc Việt Nam. Không chỉ vậy, sự nghiệp này còn có ý nghĩa to lớn đối với nền văn
hóa thế giới, đã chỉ ra cho nhân dân các nước thuộc địa con đường đứng lên đập tan
xiềng xích nô lệ, giành độc lập, tự do cho đất nước mình, từ đó góp phần vào việc xóa
bỏ chế độ thuộc địa trên thế giới”.
Có thể nói, ở Hồ Chí Minh, sự nghiệp giải phóng dân tộc luôn song hành với sự
nghiệp xây dựng nền văn hóa mới, thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam
không tách rời công cuộc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam. Chính vì vậy, thật khó
để tách rời Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Hồ Chí Minh, Nhà văn hóa
kiệt xuất. Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh
đã nhận thức được vai trò quan trọng của văn hóa đối với công cuộc xây dựng và kiến
thiết nước nhà. Người chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vì vậy, ngay trong
lúc bộn bề của những công việc cấp bách trong những ngày đầu thành lập nước, Hồ Chí
Minh vẫn chú trọng xây dựng một nền văn hóa mới, có nội dung cách mạng, vì hạnh
phúc của nhân dân. Tại Lễ khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, ngày
24/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nền văn hóa mới của Việt Nam phải lấy
hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm cơ sở, phải học lấy những điều tốt đẹp của văn
hóa nước ngoài, tạo ra nền văn hóa Việt Nam, sao cho văn hóa mới phải sửa đổi được
tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc
lập”. Ngay bản thân Người, trong quá trình bôn ba đi tìm đường cứu nước, Người cũng
đã hấp thu mọi tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây, đặc biệt là tinh thần tự
do, bình đẳng, bác ái của truyền thống văn hóa Pháp. Người trân trọng mọi giá trị văn
hóa nhân loại, tôn trọng và chấp nhận những giá trị khác biệt với sự lựa chọn của mình.
Với tấm lòng rộng mở, khoan dung và nhân hòa, Hồ Chí Minh đã tìm thấy điểm gặp gỡ
và giao thoa giữa các nền văn hóa, giữa các tôn giáo, các học thuyết chính trị, các vị
lãnh tụ, các chính khách lớn để tìm ra một phong cách ứng xử, một nhân cách văn hóa
rất Hồ Chí Minh, rất Việt Nam.
Với tư cách là danh nhân văn hóa, Hồ Chí Minh đã góp phần không chỉ tạo ra
một chế độ mới, một thời đại mới mà còn tạo ra một nền văn hóa mới trong lịch sử phát 11
triển của dân tộc Việt Nam, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của văn hóa nhân loại.
Bằng tư tưởng và tấm gương sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy tiềm năng
truyền thống văn hóa Việt Nam, Người phát động phong trào xây dựng đời sống mới,
để xây dựng một nền đạo đức mới, con người mới; chống những thói quen xấu và hủ
tục lạc hậu; phát triển những thuần phong, mỹ tục mới trong nhân dân. Bên cạnh đó,
những chủ trương văn hóa đi trước thời đại của Người như: xóa nạn mù chữ, trồng
người, trồng cây, gây rừng, bảo vệ môi trường sinh thái… hiện đã và đang được Liên
hợp quốc đề xuất thành các cuộc vận động lớn trên toàn thế giới. Hồ Chí Minh rõ ràng
đã thúc đẩy và nâng dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới.
Hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa
lớn trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhận thức sâu sắc rằng ngôn ngữ chính là
chìa khóa để mở cánh cửa tiếp cận với văn minh. Bản thân Người là tấm gương không
ngừng học hỏi và tiếp cận với các ngôn ngữ trên thế giới. Khi sống, làm việc ở nước
Pháp, một trung tâm văn hóa của châu Âu, Hồ Chí Minh đã học và sử dụng thành thạo
tiếng Pháp để có thể tiếp cận những dòng chảy của tư tưởng dân chủ, tinh hoa của nền
triết học ánh sáng với những tên tuổi lớn như: Voltaire, Rousseau... Khi đến với đất nước
của Lênin vĩ đại, Người lại cần mẫn học tiếng Nga để có thể thâm nhập, nghiên cứu, tìm
hiểu về văn hóa Nga, về những di huấn, nghiên cứu của Lênin về cách mạng và con
đường giải phóng cho những dân tộc bị áp bức, bóc lột. Và trong thời gian ở bị giam
cầm ở Quảng Châu, Trung Quốc, những vần thơ viết bằng chữ Hán (tập thơ Nhật ký
trong tù) của Người là những tác phẩm có thể xếp ngang hàng với những bài thơ của các
thi nhân đời Đường, đời Tống của Trung Quốc.
Không chỉ là nhà thơ, với những vần thơ khi thì sắc bén, mang đậm tính cách
mạng, khi là những câu viết thể hiện chất trữ tình đằm thắm và một tâm hồn lạc quan,
tươi sáng nhưng ẩn chứa trong đó là một tấm lòng luôn canh cánh nỗi niềm lo âu cho
vận mệnh nước nhà, Người còn là nhà văn, nhà báo cách mạng vĩ đại. Chính Hồ Chí
Minh là người đã khai sáng ra nền văn học cách mạng, dùng ngòi bút làm vũ khí tuyên
truyền cho cách mạng. Ngay khi mới sang Pháp, tác phẩm Con rồng tre và các truyện
Vi hành, Những lời than vãn của bà Trưng Trắc đã góp phần đả kích và phơi bày sự thật
về chuyến đi của vua bù nhìn Khải Định, khi ông ta sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa tại
Marseille (tháng 6-1922). Sau này, với những bài viết thuộc nhiều thể loại khác nhau
đăng trên các báo như L’Humanité (Nhân đạo), La vie Ouvrière (Đời sống công nhân),
La Revue Communiste (Tạp chí Cộng sản), Pravda (Sự thật)... trong những năm tháng
sống và hoạt động ở nước ngoài cũng như những bài viết đăng trên các báo Nhân dân, 12
Cứu quốc... Khi ở cương vị là Chủ tịch nước, cùng những tờ báo do Người sáng lập như
Le Paria (1922), Thanh niên (1925), Việt Nam Độc lập (1941)… đã góp phần truyền bá
chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân các thuộc địa, thức tỉnh phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức, lên án chủ nghĩa thực dân, chỉ đạo
phong trào cách mạng ở thuộc địa, giáo dục về chủ nghĩa xã hội, xây dựng kinh tế, bồi
dưỡng con người mới...
Tổ chức UNESCO đã đánh giá: “Những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết
tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng
của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng
định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.
Trải qua thời gian, thực tiễn lịch sử càng ngày chứng minh rằng, Hồ Chí Minh -
Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, không chỉ kết tinh những thành
tựu của quá khứ, không chỉ thể hiện đỉnh cao của trí tuệ và tâm hồn thời đại mà còn là
những phẩm chất tiêu biểu cho nền văn hóa tương lai, đúng như nhận xét tài tình của
nhà thơ Liên Xô Osip Emilyevich Mandelstam: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ
văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là nền văn hóa tương lai… Qua phong
thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy
ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới”.
Giờ đây, trong lúc cả nước đang hướng về ngày kỷ niệm 75 năm Quốc khánh
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, tưởng nhớ về ngày Người tạm biệt thế giới
người hiền; các cán bộ, viên chức, người lao động Bảo tàng Hồ Chí Minh, những người
được giao trọng trách gìn giữ di sản thiêng liêng mà vô cùng quý giá của Người để lại
cho dân tộc Việt Nam, chúng tôi lại càng thêm trân trọng và trân quý những đóng góp,
cống hiến của Người và luôn tự nhắc nhở mình luôn cố gắng, nỗ lực hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó để tiếp tục xây dựng một nước Việt Nam hòa
bình, ổn định và phát triển như mong muốn lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 13 Chương 5
KẾT LUẬN
Có thể nói trong cuộc đời kỳ lạ của mình, Bác đã thể hiện một cách trọn vẹn nhất,
tổng hợp nhất tư tưởng của mình qua việc luôn luôn đưa ra các giải pháp chính trị mềm
dẻo và hữu hiệu, với một phong thái ung dung, nhẹ nhàng và giản dị. Ở Hồ Chí Minh
chúng ta nhận thấy sự kết hợp hài hòa của đạo đức con người, đạo đức cách mạng với
chủ nghĩ cộng sản, qua đó Nguời đưa ra những tiêu chí của đạo đức như là yếu tố cơ bản
của một nàh chính trị của nhân dân. Không phải vô cớ mà mỗi khi nói đến Hồ Chí Minh
người ta thường liên tưởng và hoàn toàn có lý đến những vĩ nhân đại diện cho nhân dân như Gandhi, như Nerhu…
Vì thế, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là không thể là việc
bổ sung tư tưởng của Người bằng các cương lĩnh chính trị, hay bằng những công trình
nghiên cứu rắc rối và vô nghĩa. Cần phải thấy rằng Đảng của Bác Hồ, quân đội của Bác
Hồ, cũng giống như chính nền độc lập dân tộc mà chúng ta đang có, là những giá trị của
lịch sử chính trị. Sử dụng một cách sai lạc và lãng phí những giá trị này là sai lầm, thậm
chí là có tội. Cần phải hiểu và bảo vệ Đảng như là bảo vệ quyền lợi của dân tộc, thống
nhất hai sự bảo vệ này chính là hòa giải dân tộc.
Không nghi ngờ gì nữa tất cả sự vĩ đại của Hồ Chí Minh là văn hóa. Đó chính là
tiền đề để chúng ta nghiên cứu, xây dựng cái gọi là nền văn hóa chính trị. Nền văn hóa
chính trị bao giờ cũng phải được xây dựng trên những tiêu chuẩn rất căn bản và phổ biễn
của con người. Hồ Chí Minh là Người xây dựng và khởi xướng nên nền văn hóa hiện
đại Việt Nam, đã để cả cuộc đời để xây dựng những tiêu chuẩn văn hóa, chính trị, hệ tư
tưởng và cảnh báo nguy cơ của sự suy thoái các giá trị đạo đức…
Nói về Hồ Chí Minh không thể không nói về chủ nghĩa yêu nước mà Người là
một hiện thân rực rỡ. Muốn xây dựng dân tộc, chúng ta không thể không xây dựng chủ
nghĩa yêu nước. Nhiệm vụ cấp bách của chúng ta là làm trong sạch Đảng và khôi phục
lại hình ảnh Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Hồ Chí Minh trong tâm trí và tình cảm của nhân dân.
Hồ Chí Minh là nhà chính trị hiếm hoi đã làm việc ở cương vị cao nhất không
nhiệm kỳ và không hề suy thoái chính trị cho đến hơi thở cuối cùng. Cuộc đời Người,
những giá trị tinh thần bất tử của Người là tài sản vô giá của dân tộc. Đó không chỉ là
một chân trời bao la cho các công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc mà còn cho
chúng ta những bài học bổ ích trong việc củng cố nền văn hóa chính trị Việt Na . m 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2019), Bộ Giáo dục và Đào tạo, (Dành cho
bậc Đại học - Không chuyên ngành Lý luận chính trị)
2. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam
(2020), Bảo Tàng Hồ Chí Minh, https://baotanghochiminh.vn/ho-chi-minh-anh-
hung-giai-phong-dan-toc-nha-van-hoa-kiet-xuat-cua-viet-nam.htm
3. Giới thiệu sách: Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc (2020), Trường Chính Trị
Lê Duẩn, http://truongleduan.quangtri.gov.vn/vi/thu-vien/gioi-thieu-sach/gio - i thieu-sac -
h ho-chi-minh-nha-tu-tuong-loi-lac-32.html
4. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghiên cứu, phát triển sáng tạo lý luận ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (2020) Tạp Chí Cộng Sản https://www.
tapchicongsan.org.vn/web/guest/chinh-tri-xay-dung-dang/-/2018/820758/van-
dung-tu-tuong-ho-chi-minh-vao-nghien-cuu%2C-phat-trien-sang-tao-ly-luan-o-
viet-nam-trong-giai-doan-hien-nay.aspx
5. Hồ Chí Minh cuộc đời như một thông điệp (2022), Cổng Thông Tin Điện Tử
Tỉnh Cà Mau, https://www.camau.gov.vn/wps/portal/trangchitiet/!ut/p/z1/vVR hb5swEP01... 15