BÀI TẬP LỚN - Vận dụng quy luật giá trị phân tích sự cạnh tranh của Vinfast| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP LỚN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin nghiên cứu sự cạnh
tranh của VinFast trong thị trường ô tô của Việt Nam gia đoạn 2021-2022.
Họ và Tên: Trần Ngọc Diệu Linh
Mã sinh viên: 11213444 - Khóa: 63
Lớp chuyên ngành: Ngân hàng 63C
Lớp học phần: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (221)_33 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................2 I.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN:..........................................................................................2 1.
Khái niệm chung về cạnh tranh:..................................................................................................2 2.
Khái niệm quy luật cạnh tranh:....................................................................................................3 3.
Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.................................................................................4 4.
Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:...............................................................5 II.
VẬN DỤNG NGHIÊN CỨU SỰ CẠNH TRANH CỦA VINFAST TRONG THỊ TRƯỜNG Ô
TÔ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2021.............................................................................................7 1.
Giới thiệu doanh nghiệp:...............................................................................................................7 2.
Tình hình thị trường ngành ô tô:..................................................................................................7 3.
Đối thủ cạnh tranh:.......................................................................................................................8 4.
Lợi thế và bất lợi cạnh tranh (phân tích qua ma trận SWOT).......................................................9 5.
Chiến lược cạnh tranh của VinFast:...........................................................................................13 III.
NHẬN XÉT THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA VINFAST................................................14 IV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:..........................................................................................................14 1 LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế chính trị Mác- Lênin có vai trò quan trọng trong việc phát triển đời sống xã
hội với toàn thế giới nói chung và với nước ta nói riêng. Trong công cuộc đổi mới đất
nước hiện nay, việc học tập và nghiên cứu kinh tế chính trị Mác-Lênin càng được chú
trọng nhằm khắc phục những lạc hậu trong tư duy về những lý luận kinh tế, sự giáo điều
tách rời lý luận với cuộc sống, góp phần hình thành nên tư duy kinh tế mới cho người lao động.
Một trong những bài học rất được chú trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của nước
ta ngày nay là bài học về Quy luật cạnh tranh. Để đạt được mực tiêu trở thành nước công
nghiệp nước ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình phát
triển kinh tế. Muốn như vậy chúng ta cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế với các đối tượng cần tác động là các doanh nghiệp. Đặc biệt cần phải nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, phải phát huy các lợi thế cạnh
tranh. Từ khi đổi mới nền kinh tế chúng ta cũng đã áp dụng quy luật này và một số thành
tựu đã đến với chúng ta: Đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội phát triển hơn, kinh tế
phát triển ổn định… những lợi ích ấy chưa phải là lớn lao nhưng cũng đã giúp chúng ta
định hướng cho chính sách phát triển kinh tế.
Ta có thể thấy rất rõ những ứng dụng của quy luật cạnh tranh trên thị trường ngành
công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Sau hơn 25 phát triển, thị trường Việt Nam đang là sân
chơi của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới như Toyota, Honda, Fords, GM… và cả
những doanh nghiệp nội địa như Trường Hải, TMT, Vinaxuki với doanh số bán hàng đạt
gần 120,000 xe mỗi năm. Bối cảnh toàn cầu hóa hiện tại vừa là cơ hội, cũng là thách thức
đối với doanh nghiệp Việt. Sức ép cạnh tranh ngày một lớn buộc những doanh nghiệp sản
xuất trong nước phải nỗ lực hết mình để có được chỗ đứng trên thị trường. Nằm trong
vòng ảnh hưởng đó,ngành công nghiệp ô tô trong nước cũng phải liên tục đổi mới công
nghệ và xác định được chỗ đứng của mình trên thị trường nội địa,từng bước nâng cao
năng lực cạnh tranh của chính mình mới có thể có chỗ đứng trên thị trường.
Đứng trước xu hướng những cơ hội và thách thức như vậy Tập đoàn Vingroup đã
không ngần ngại trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên khởi nghiệp trong ngành công
nghiệp sản xuất ô tô – xe máy khi thành lập Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh
VinFast. Tuy mới chỉ trải qua chưa đầy 5 năm hoạt động nhưng VinFast đã có những
bước đi táo bạo và đạt được nhiều thành tựu cao trong và ngoài nước. Vậy VinFast đã
cạnh tranh như thế nào để có chỗ đứng đáng khâm phục trên thị trường ô tô Việt Nam nói
riêng và thế giới nói chung? I.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN:
1. Khái niệm chung về cạnh tranh: 2
Bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh một loại hàng
hoá nào đó trên thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh. Đây là một điều tất yếu và là
đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường. Cạnh tranh phát triển cùng với sự phát triển
của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Khái niệm cạnh tranh được nhiều tác giả
trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế xã hội.
Đề cập tới cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, Karl Mark đã đưa
ra khái niệm: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm
giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi
nhuận siêu ngạch ”. Như vậy 1
, khi nghiên cứu cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, Mark đã coi cạnh tranh là cuộc giành giật các lợi thế để thu được lợi nhuận siêu
ngạch. Tuy nhiên , cuốn sách Từ điển kinh doanh (1992, Anh) lại đưa ra khái niệm:
“Cạnh tranh là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài
nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình2” để đề cập tới sự cạnh tranh ở thị trường
các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp.
Tóm lại, ta khẳng định rằng, cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường, là động
lực thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải
nhận thức đúng đắn về cạnh tranh để từ đó luôn phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực,
nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Mặt khác tránh cạnh tranh bất hợp pháp làm
tổn hại lợi ích của cộng đồng cũng như làm suy yếu chính mình.
2. Khái niệm quy luật cạnh tranh:
Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ
ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hoá. Quy luật cạnh
tranh yêu cầu, khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự
hợp tác, luôn phải chấp nhận cạnh tranh.
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những
ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó mà thu được lợi ích tối đa. Kinh tế
thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên thường xuyên, quyết liệt hơn.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có thể diễn ra giữa các chủ thể trong nội bộ
ngành, cũng có thể diễn ra giữa các chủ thể thuộc các ngành khác nhau.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng
một ngành hàng hóa. Đây là một trong những phương thức để thực hiện lợi ích của doanh
nghiệp trong cùng một ngành sản xuất. Biện pháp cạnh tranh là các doanh nghiệp ra sức 1 Karl Marx 2 T đi ừ n kinh doanh (1992, Anh) ể 3
cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động để hạ
thấp giá trị cá biệt của hàng hóa, làm cho giá trị hàng hoá của doanh nghiệp sản xuất ra
thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó.
Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị thị trường của từng
loại hàng hoá. Cùng một loại hàng hóa được sản xuất ra trong các doanh nghiệp sản xuất
khác nhau, do điều kiện sản xuất (điều kiện trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất,
trình độ tay nghề của người lao động .) khác nhau, cho nên hàng hoá sản xuất ra có giá trị
cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hoá được trao đổi theo giá trị thị thị trường chấp nhận.
3. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá bao gồm các yếu
tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Trên thị trường các nhà sản xuất,
người tiêu dùng, những người hoạt động buôn bán kinh doanh, quan hệ với nhau thông
qua hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá. Như vậy thực chất thị trường là chỉ các hoạt
động kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi, lưu hông hàng hoá và mối quan hệ về
kinh tế giữa người với người.
Hình thức đầu tiên của nền kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá. Kinh tế hàng hoá là
một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi và buôn bán
trên thị trường. Nền kinh tế thị trường là hình thứuc phát triển cao của nền kinh tế hàng
hoá, mà ở đó mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất đều được quy định bởi thị trường.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn muốn có được những
điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất như: thuê được lao động rẻ mà có kĩ thuật,
mua được nguyên nhiên vật liệu rẻ, có thị trường các yếu tố đầu ra tốt. Điều đó dẫn đến
sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dể chiếm lấy, nắm giữ lấy những điều kiện thuận lợi.
Sự cạnh tranh này chỉ kết thúc khi nó được đánh dấu bởi một bên chiến thắng và một bên
thất bại. Tuy vậy cạnh tranh không bao giờ mất đi trong nền kinh tế thị trường. Cạnh
tranh là sự sống còn của các doanh nghiệp. Muốn tồn tại được buộc các doanh nghiệp
phải nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình bằng cách: nâng cao năng lực sản
xuất của doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh về giá cả, cải tiến khoa học kĩ
thuật... Điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng làm cho xã hội phát
triển nhờ kinh tế phát triển, khoa học - kĩ thuật phát triển do đòi hỏi phải nâng cao năng
suất lao động của doanh nghiệp, cải tiến khoa học - kĩ thuật.
Trong quá trình cạnh tranh các nguồn lực của xã hội sẽ được chuyển từ nơi sản xuất
kém hiệu quả đến nơi sản xuất có hiệu quả hơn. Tạo ra lợi ích xã hội cao hơn, mọi người
sẽ sử dụng những sản phẩm tốt hơn. Cạnh tranh đem lại sự đa dạng của sản phẩm và dịch
vụ. Do đó tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng, cho người tiêu dùng. 4
Như vậy cạnh tranh là một đặc trưrng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh
giúp cho sự phân bổ nguồn lực xã hội có hiệu quả, đem lại ích lợi lớn hơn cho xã hội.
Cạnh tranh có thể được xem như là quá trình tích luỹ về lượng để từ đó thực hiện các
bước nhảy thay đổi về chất. Mỗi bước nhảy thay đổi về chất là mỗi nấc thang của xã hội,
nó làm cho xã hội phát triển di lên, tốt đẹp hơn. Vậy sự tồn tại của cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan.
4. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:
Cạnh tranh xuất hiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Cạnh tranh là
sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất kinh doanh với nhau để
giành giật lấy những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, nhằm tối đa hoá
lợi nhuận của mình. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là
động lực cho sự phát triển kinh tế. Do đó mà cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong
nền kinh tế thị trường thể hiện qua một số chức năng sau:
Thứ nhất: Cạnh tranh trong nền kinh tế có 2 loại cạnh tranh: cạnh tranh trong nội bộ
ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau.
Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành là sự cạnh tranh nhằm
giành giật lấy những điều kiện có lợi cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi
nhuận siêu ngạch. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về sản phẩm. Do đó kết quả của
sự cạnh tranh này là hình thành nên giá trị thị trường của từng loại mặt hàng. Đó là giá trị
của hàng hoá được tính dựa vào điều kiện sản xuất trung bình của toàn xã hội. Nếu như
doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất dưới mức trung bình sẽ bị thiệt hại hay bị lỗ vốn.
Còn những doanh nghiệp có điều kiện sản xuất trên mức trung bình của xã hội sẽ thu
được lợi nhuận thông qua sự chênh lệch về điều kiện sản xuất.
Ngoài cạnh tranh trong nội bộ ngành còn có cạnh tranh giữa các ngành với nhau. Là cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng khác nhau. Mục đích của cạnh
tranh này là tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Các doanh nghiệp tự do di chuyển TB của mình từ
ngành này sang ngành khác. Cạnh tranh này dẫn đến hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình
quân, và giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất.
Việc hình thành nên giá thị trường của hàng hoá và tỉ suất lợi nhuận bình quân là điều
quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Với giá trị thị trường của hàng hoá cho biết
doanh nghiệp nào làm ăn có lãi hoặc không có hiệu quả. Từ đó sẽ có những thay đổi
trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Với tỉ suất lợi nhuận bình quân cho biết
lợi nhuận của các nhà tư bản sẽ là như nhau cho dù đầu tư vào những ngành khác nhau với lượng TB như nhau.
Thứ hai: Cạnh tranh giúp phân bổ lại nguồn lực của xã hội một cách hiệu quả nhất. 5
Các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại hay một số loại hàng hoá cạnh tranh nhau về
giá bán, hình thức sản phẩm, chất lượng sản phẩm trong quá trình cạnh tranh đó doanh
nghiệp nào có điều kiện sản xuất tốt, có năng suất lao động cao hơn thì doanh nghiệp đó
sẽ có lãi. Điều đó giúp cho việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu của xã hội có hiệu quả
hơn, đem lại lợi ích cho xã hội cao hơn. Nếu cứ để cho các doanh nghiệp kém hiệu quả sử
dụng các loại nguồn lực thì sẽ lãng phí nguồn lực xã hội trong khi hiệu quả xã hội đem lại
không cao, chi phí cho sản xuất tăng cao, giá trị hàng hoá tăng lên không cần thiết.
Thứ ba: Cạnh tranh điều tiết cung, cầu hàng hoá trên thị trường, kích thích thúc
đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và tăng vốn đầu tư vào sản
xuất trên thị trường, khi cung một hàng nào đó lớn hơn cầu hàng hoá thì làm cho giá cả
của hàng hoá giảm xuống, làm cho lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp sẽ giảm xuống.
Nếu như giá cả giảm xuống dưới mức hoặc bằng chi phí sản xuất thì doanh nghiệp đó
làm ăn không có hiệu quả và bị phá sản. Chỉ có những doanh nghiệp nào có chi phí sản
xuất giá cả thanh toán của hàng hoá thì doanh nghiệp đó mới thu được. Điều đó buộc các
doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải giảm chi phí sản xuất hàng hoá, nâng cao năng
suất lao động bằng cách tích cực ứng dụng đưa khoa học công nghệ tiên tiến vào trong quá trình sản xuất.
Ngược lại khi cung một loại hàng hoá nào đó nhỏ hơn cầu hàng hoá của thị trường điều
đó dẫn đến sự khan hiếm về hàng hoá điều này dẫn tới giá cả của hàng hoá tăng cao dẫn
đến lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng lên, điều này kích thích các doanh nghiệp sẽ
nâng cao năng suất lao động bằng cách ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến hoặc mở
rộng qui mô sản xuất để có được lượng hàng hoá tung ra thị trường. Điều này làm tăng
thêm vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội.
Điều này quan trọng là động lực này hoàn toàn tự nhiên không theo và không cần bất kỳ
một mệnh lệnh hành chính nào của cơ quan quản lý nhà nước.
Thứ tư: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không chỉ có cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp sản xuất với nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa những người lao động với
nhau, để có được một nơi làm việc tốt, công việc phù hợp.
Điều đó khiến cho mọi người trong xã hội luôn luôn phải nâng cao trình độ tay nghề của
mình. Với ý nghĩa đó cạnh tranh làm cho con người ta hoàn thiện hơn, cạnh tranh đóng
góp một phần trong việc hình thành nên con người mới trong xã hội mới thông minh, năng động và sáng tạo.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau tất yếu sẽ dẫn đến có kẻ thắng và người thua.
Kẻ mạnh càng ngày càng mạnh lên nhờ làm ăn hiệu quả. Kẻ yếu thì bị phá sản. Sự phá
sản của các doanh nghiệp không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực. Bởi vì có như vậy thì
các nguồn lực của xã hội mới được chuyển sang cho những nơi làm ăn hiệu quả. Việc duy 6
trì các doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến sự lãng phí các nguồn lực xã hội. Do đó
muốn có hiệu quả sản xuất của xã hội cao buộc chúng ta phải chấp nhận sự phá sản của
những doanh nghiệp yếu kém. Sự phá sản này không phải là sự huỷ diệt hoàn toàn mà đó
là sự huỷ diệt sáng tạo. II.
VẬN DỤNG NGHIÊN CỨU SỰ CẠNH TRANH CỦA VINFAST TRONG
THỊ TRƯỜNG Ô TÔ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2021
1. Giới thiệu doanh nghiệp:
VINFAST là Công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup được kết nối từ chuỗi viết tắt
của các từ: Việt Nam - Phong cách - An toàn - Sáng tạo - Tiên phong với ý nghĩa tôn vinh
xe thương hiệu Việt. Sự ra đời của VinFast thể hiện khát vọng xây dựng một thương hiệu
Việt Nam có tầm thế giới, khẳng định khả năng làm chủ các công nghệ hiện đại của
người Việt. Thông qua lĩnh vực sản xuất ô tô- một trong những ngành công nghiệp mang
tính dẫn dắt, Vingroup mong muốn tham gia góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành
công nghiệp nặng và chế tạo tại Việt Nam, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Theo báo cáo tài chính riêng của Vingroup, tính đến hết tháng 9/2019, công
ty đã đầu tư 12.847 tỷ đồng góp vốn vào nhà sản xuất ô tô và xe điện này. Khoản đầu tư
này đã tăng hơn gấp đôi so với đầu năm và là khoản góp vốn lớn thứ hai vào công ty con
sau Công ty Cổ phần Vinhomes (22.981 tỷ đồng). Thông qua khoản đầu tư này, Vingroup
sở hữu trực tiếp 51,15% vốn của VinFast. Phần vốn còn lại cũng do các cổ đông cá nhân
liên quan đến Vingroup nắm giữ.
Theo kinh tế vi mô, rào cản gia nhập thị trường của VinFast cao bởi có rất nhiều đối
thủ cạnh tranh trên thị trường, cùng với vốn đầu tư lớn, do đó không có nhiều doanh
nghiệp đủ năng lực cạnh tranh. Điều này đã làm cho mức độ tập trung trên thị trường cao,
rất dễ phát sinh các hành vi phản cạnh tranh làm ảnh hưởng tới thị trường.3
2. Tình hình thị trường ngành ô tô:
Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu mua sắm ô tô của người Việt
Nam năm 2021 vẫn gia tăng, tạo động lực giúp doanh số bán của toàn thị trường đạt hơn
410.000 xe, trong đó các mẫu mã ô tô Hàn Quốc ngày càng được ưa chuộng.4
Từng có thời điểm rơi vào cảnh “đóng băng” do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng
“bước chạy nước rút” ngoạn mục trong hai tháng cuối năm giúp thị trường ô tô Việt Nam
kết thúc năm 2021 với mức tăng nhẹ.
Năm 2021 tiếp tục cho thấy xu hướng chuộng ô tô Hàn của người Việt. Trong số hàng
chục thương hiệu ô tô đang kinh doanh tại Việt Nam, các mẫu mã ô tô mang thương hiệu 3 Wikipedia 4 Báo cáo c a Hi ủ p h ệ i các Nhà s ộ n xuấất ô tô V ả i t ệ Nam (VAMA) 7
Hàn Quốc, Nhật Bản như Hyundai, Toyota, KIA… tiếp tục được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất.5
Theo báo Thanh Niên, trong danh sách 10 thương hiệu ô tô bán nhiều xe nhất tại Việt
Nam, VinFast xếp thứ 4 với 35.723 xe bán ra, gồm Fadil, Lux A2.0 và Lux SA2.0. So với
năm 2020, doanh số VinFast tăng 6.238 xe, thứ hạng của hãng xe Việt cũng tăng 1 bậc so
với năm ngoái. Ở trọng tâm đầu tiên là hoạt động công nghệ - công nghiệp, năm qua hãng
xe VinFast đã bàn giao 35.700 xe cho khách hàng. Riêng thị trường quốc tế, hãng xe này
cũng giới thiệu dải sản phẩm hoàn thiện với 5 mẫu SUV điện mới phủ khắp các phân hạng từ A đến E.6
Tuy nhiên theo trang Viet Nam Business Insider, VinFast gần đây đã công bố báo cáo
tài chính nửa đầu năm 2021. VinFast ghi nhận khoản lỗ 11,3 nghìn tỷ đồng (491,3 triệu
đô la Mỹ), tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái - 6,6 nghìn tỷ đồng (287 triệu đô Mỹ). 7
Có thể thấy, dù là “biểu tượng” ô tô Việt Nam, nhưng thực tế, VinFast vẫn là một tên
tuổi khá mới trong ngành ô tô chỉ 4 năm hoạt động và hơn 2 năm bán xe. Do đó, khả
năng sinh lời của doanh nghiệp vẫn là một thách thức. Năm ngoái, nhà sản xuất xe hơi
nội địa đã bán được khoảng 30.000 chiếc xe, một số lượng đủ để chiếm 10% thị trường
địa phương nhưng còn rất xa so với mục tiêu hàng năm là bán được 250.000 xe.
3. Đối thủ cạnh tranh: 3.1.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
VinFast là một công ty mới bước chân vào lĩnh vực ô tô, hướng đến các sản phẩm ô tô
tầm trung. Chính vì thế mà áp lực đối với công ty trong việc kiểm tra các đối thủ cạnh
tranh trong ngành là rất lớn. VinFast phải đối mặt với nhiều đối thủ trên thị trường bao
gồm Honda, Toyota, HyunDai và nhiều đối thủ mạnh khác trên toàn cầu. Họ đều là
những công ty lâu đời, có thương hiệu, kinh nghiệm, tiềm lực tài chính và quy mô lớn.
Ngoài ra, sản phẩm của họ có chất lượng tốt và mẫu mã hấp dẫn. Các chiến dịch quảng
cáo cũng được tung ra rất nhiệt tình, tạo ra môi trường cạnh tranh cao trong ngành. Khó
khăn lớn nhất của VinFast trên thị trường xe hơi là do mẫu xe của thương hiệu này tại thị
trường Việt Nam ở phân khúc A và D, nơi mà môi trường cạnh tranh giữa các hãng xe lớn vô cùng gay gắt.
Ở phân khúc xe đô thị hạng A (hay còn gọi là phân khúc ô tô giá rẻ), VinFast đã có
sản phẩm chủ lực là mẫu Fadil (giá niêm yết là 423 triệu đồng). Đối thủ cạnh tranh của
VinFast Fadil sẽ là 2 mẫu ô tô Hàn Quốc được lắp ráp tại Việt Nam là Hyundai Grand i10 5 Vietdata 6 Báo Thanh niên 7 VietNam Business Insider 8
và KIA Morning, trong đó Hyundai Grand i10 là mẫu ô tô ăn khách nhất nhì thị trường và
đứng đầu phân khúc ô tô hạng A.8
VinFast cũng đã có 1 mẫu ô tô trong phân khúc ô tô hạng D, E là mẫu LUX A20
(1,366 tỷ đồng). Trong giai đoạn này, đối thủ của LUX A2.0 không ai khác ngoài 2 cái
tên nổi bật là Toyota Camry (997 triệu - 1,302 tỷ đồng) và Mazda6 (819 triệu - 1,019 tỷ đồng). 3.2.
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng:
Hiện tại, các mẫu ô tô điện và hybrid chưa được nhập khẩu nhiều và phổ biến ở Việt
Nam. Tuy nhiên, khi mà phương tiện thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng
toàn cầu và trở thành tiêu chuẩn toàn cầu trong những năm tới đây, xu hướng xe xan bao
gồm xe chạy điện, hybrid đang hình thành rõ rệt hơn trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu:
Ford, Daimler, BMW, GM và nhiều hãng xe khác cam kết đầu tư khoảng 225 tỷ USD
cho mảng xe điện trong năm năm tới. Volkswagen dẫn đầu cuộc đua với 44 tỷ USD,
tham vọng chấm dứt việc phát triển các mẫu xe xăng, dẫn trước 2026 và 40% số xe
bán ra là xe điện trước 2030, Ford, trong tổng số 11 tỷ USD chi cho mảng xe điện,
đầu tư 500 triệu USD vào startup xe điện Revivan. Trong khi đó, General và hãng
công nghệ LG (Hàn Quốc) thành lập liên minh sản xuất pin điện bằng thỏa thuận hợp tác 2,3 tỷ USD.
Tesla là 1 hãng xe điện của Mỹ.Trong tương lai gần, khi Tesla nhập khẩu về Việt Nam
nhiều hơn thì đây sẽ là một đối thủ mạnh của VinFast.
Lightyear mới đây đã cho ra mắt mẫu thử nghiệm ô tô điện chạy bằng năng lượng mặt
trời đầu tiên trên thế giới – Lightyear One. Mẫu xe dự kiến được bán tại thị trường
châu u vào năm 2021 với giá từ 149.000 Euro (khoảng 170.000 USD). Lightyear
cũng cho biết đã sản xuất hơn 100 chiếc Lightyear One và dự kiến đưa vào sản xuất
hàng loạt vào năm 2021. Sản phẩm này hoàn toàn có thể cạnh tranh trực tiếp với ô tô
VinFast nếu được nhập khẩu vào nước ta.
4. Lợi thế và bất lợi cạnh tranh (phân tích qua ma trận SWOT) 4.1.
Lợi thế cạnh tranh: a) Điểm mạnh:
Nguồn nhân lực ổn định: Cựu Phó Chủ tịch James B. DeLuca của tập đoàn ô tô lớn
nhất của Mỹ về chèo lái VINFAST. Tổng Giám đốc Nhà máy sản xuất ô tô VINFAST 8 VOV.vn 9
James B. DeLuca sẽ chịu trách nhiệm việc xây dựng, vận hành, phát triển riêng cho mảng
sản xuất ô tô. Trước đó,ông đã làm việc tại General Motors (GM) trong 37 năm và từng
giữ chức Phó Chủ tịch phụ trách chuỗi sản xuất toàn cầu.
Nguồn lực tài chính: Bản thân Vingroup cũng đã là một tập đoàn mạnh về tài chính, là
một thành viên của tập đoàn này do đó VINFAST được sự hậu thuẫn lớn về mặt tài chính.
Hình ảnh thương hiệu tích cực: Vingroup đang có một danh sách khách hàng tiềm
năng khổng lồ, những người đang sử dụng bất động sản, du lịch, khám bệnh hay có con
đi học tại các doanh nghiệp thành viên. Vingroup cũng có quá nhiều địa điểm đẹp để mở
các showroom phân phối. Do đó, VinFast sẽ có một lợi thế nhất định. Khi cái tên VinFast
được hiện diện ở một triển lãm ô tô lớn nhất của thế giới, người Việt có một thương hiệu
sản xuất ô tô của riêng mình và tất nhiên sẽ nhận được rất nhiều sự ủng hộ.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu, không thể khởi đầu bằng xe giá rẻ:
- Qua những khoản đầu tư mạnh tay của Vingroup trong việc xây dựng thương hiệu
VinFast cũng như phát triển các mẫu ô tô, có thể thấy hãng xe Việt muốn đặt yếu
tố chất lượng lên hàng đầu. Bộ máy quản lý cao cấp của VinFast hầu hết là những
người từng giữ chức vụ cao tại GM. Ô tô VinFast mang công nghệ của BMW,
GM, hay các hãng Bosch, Siemens, thiết kế bởi studio Pininfarina hàng đầu thế giới.
- Khởi đầu bằng những mẫu xe cao cấp sẽ tạo được sự tin tưởng từ khách hàng và
các đối tác. Chiến lược phát triển lâu dài cả về thương hiệu lẫn sản phẩm không
cho phép VinFast làm ô tô giá rẻ ngay từ những ngày đầu gia nhập thị trường. Yếu
tố cạnh tranh về giá và doanh số khi đó chỉ là thứ yếu.
Mức độ Hợp chuẩn cao - Quản trị chất lượng: Việc tương thích với các tiêu chuẩn
chất lượng, an toàn và môi trường nghiêm ngặt là bắt buộc để gia nhập nhiều thị trường.
Với việc mới đầu tư công nghệ và với tầm nhìn hướng đến tương lai, Vin có nhiều lợi thế
hơn các hãng hiện hữu khi không phải chịu gánh nặng hệ thống hiện tại.
Mạng lưới đại lý dày đặc: VinFast nhanh chóng thâu tóm toàn bộ hệ thống đại lý của
GM Việt Nam ngày trước khi ra mắt những mẫu xe mới. Là ông lớn ngành bất động sản
và xây dựng, Vin sẽ không khó để mở rộng quy mô hệ thống phân phối xe của mình, nhất
là khi họ đang có sẵn nhiều trung tâm thương mại để trưng bày.
Tính thẩm mỹ cao thiết kế sang trọng: Có lợi thế cạnh tranh hơn so với Toyota bới
theo nhiều chuyên gia đánh giá thiết kế của Toyota là hơi thô, không thời trang như các xe lớn khác. b) Cơ hội: 10
Tận dụng được công nghệ từ các đối tác: VINFAST đã có những bước bắt đầu bằng
cách hợp tác với các đối tác chiến lược như công ty thiết kế của Ý hay tập đoàn BMW...
Đây cũng là một xu hướng được nhiều hãng xe trên thế giới áp dụng, việc chúng ta biết
thừa hưởng, tận dụng được công nghệ từ các đối tác để tự mình đưa vào sản xuất, tạo ra
sản phẩm phù hợp với số đông sẽ là một điểm mạnh có yếu tố quyết định đến sự tồn tại của VINFAST.
Sự ủng hộ cao từ người tiêu dùng Việt: Có thể nói tới thời điểm hiện giờ, VINFAST là
công ty đầu tiên có tham vọng sản xuất ô tô và có khả năng biến tham vọng đó thành hiện
thực cao nhất. Điều này cho thấy VINFAST chiếm ưu thế là “người dẫn đầu” ở thị trường
Việt Nam. Đồng thời, theo một thống kê cho biết, lượng tiêu thụ ô tô tại Việt Nam tăng
mạnh nhất trong khu vực Asean. Với dân số trẻ, và thu nhập tương đối ổn định, việc
muốn sở hữu một chiếc xe hơi là điều dễ hiểu. Chưa kể, thuế cho một chiếc ô tô khi nhập
khẩu vào Việt Nam khá cao cho nên khi xuất hiện 1 dòng xe nội địa sẽ nhận được sự
hưởng ứng của đa số người dân.
Đáp ứng tâm lí người Việt Nam: Với sự phát triển của các dự án đô thị ở ngoài thành
phố, kèm theo cơ sở hạ tầng ngày được nâng cao, điều đó cũng làm ảnh hưởng đến xu
hướng muốn sử dụng xe hơi của người tiêu dùng. Hiện nay, xu hướng nhà ở truyền thống
đã chuyển sang các chung cư cao cấp với đầy đủ tiện nghi. Có hầm để xe rộng lớn kèm
theo chi phí gửi không đáng là bao. 4.1.
Bất lợi cạnh tranh a) Điểm yếu
Chưa phải là một thương hiệu nổi trên thị trường: Đây là yếu tố đầu tiên người dùng
cân nhắc khi lựa chọn một chiếc xe ô tô, Nếu như các doanh nhân muốn tìm kiếm cho
mình một chiếc ô tô để tôn lên vẻ sang trọng và thể hiện được địa vị thì VINFAST không
phải là sự lựa chọn. Rõ ràng ở điểm này, Toyota thực sự thống trị. Chính vì lợi thế của
người tiên phong, Toyota đã được định vị trong tâm trí khách hàng tầm trung là dòng xe
có tiếng. Chính vì ra đời quá lâu sau các bức tường thương hiệu của Toyota, Honda,
Hyundai,... Nên tại thời điểm này, khi mới gia nhập thương hiệu của VINFAST chưa đi sâu vào lòng khách hàng.
Chi phí bảo hành bảo dưỡng, dịch vụ chưa thỏa mãn khách hàng mạng lưới đại lý đã
và đang trải rộng, nguồn linh kiện đang được sản xuất và giá cả phải chăng nhưng rõ ràng
là hãng mới gia nhập thị trường nên số lượng đại lý, cũng như độ phổ biến của linh kiện
sửa chữa của VINFAST là điểm yếu so với các hãng đi trước, đặc biệt là Toyota. Có
chăng lợi thế là VinGroup với văn hóa dịch vụ tương đối tốt, hy vọng có thể mang sang
ngành ô tô để cân bằng chỗ đứng cho VINFAST trên thị trường.
Khả năng giữ giá là không cao: Mới đây, một chiếc VinFast Lux SA2.0 đời 2019,
phiên bản tiêu chuẩn rao bán với giá hơn 1,2 tỉ đồng, rẻ hơn khoảng 300 triệu đồng so với 11
mức giá niêm yết của xe mới, chưa bao gồm chi phí lăn bánh. Như vậy, chủ chiếc xe này
đã lỗ khoảng 400 triệu đồng chỉ sau vài tháng sử dụng.
Giá bán của xe cũ này được nhiều người cho rằng hợp lý. Tuy vậy, việc bán lại chiếc xe
này dường như không hề dễ dàng, bởi số lượng khách hàng quan tâm tới việc mua xe cũ
của VinFast không nhiều, thậm chí có nhiều khách hàng còn tiếp tục ép giá rẻ hơn mới
tiến hành xem xe. Vì vậy ở mặt này, khả năng giữ giá của VinFast bất lợi hơn khi so với
với đối thủ nặng đô như Toyota: “mẫu xe quốc dân”, Toyota Vios còn được mệnh danh là
“thánh giữ giá” bởi xe có độ bền cao và không có gì để hỏng nên khả năng giữ giá gần
như vô đối tại Việt Nam. b) Thách thức:
Rào cản thương hiệu: Đối với các mẫu xe ô tô mới thì giá trị thương hiệu là tiêu chí
quan trọng, chi phối quyết định của khách hàng, bởi họ sẽ có tâm lý phân vân chọn mua
các sản phẩm của VINFAST hay các thương hiệu khác đã có hàng chục năm khẳng định
trên thị trường.VINFAST sẽ phải đối đầu với các tên tuổi dày dặn kinh nghiệm và có chỗ
đứng ở Việt Nam như Toyota, Mazda, Ford có cùng phân khúc giá.
Ngành công nghiệp phụ trợ ô tô tại Việt Nam còn nhiều hạn chế: Mặc dù được sự
quan tâm và hỗ trợ của chính phủ, song ngành công nghiệp phụ trợ trong nước vẫn chưa
thực sự phát triển, tỉ lệ nội địa hóa trong ngành còn thấp. Tỷ lệ nội địa hóa thấp đã khiến
giá thành sản xuất ô tô tại Việt Nam cao hơn 10%, có nghĩa là phụ tùng sản xuất ô tô
VinFast được nhập chủ yếu từ nước ngoài rất nhiều.. Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất,
lắp ráp ô tô ở Việt Nam mới chỉ sản xuất được một số nhóm linh kiện, phụ tùng như chi
tiết cấu thành khung gầm xe, thùng xe, vỏ cabin,...Ngoài ra, đầu tư cho sản xuất linh kiện,
phụ tùng ô tô còn mang tính nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra ít cả về chủng loại và sản lượng. Do
đó VINFAST sẽ phải gánh chịu áp lực về các linh kiện cho các sản phẩm của mình là khá
lớn. Ngay cả khi xây dựng các nhà máy tự sản xuất linh kiện thì việc tìm đầu ra cho sản
phẩm là rất khó để chen chân được với các hãng đã có uy tín như Toyota trên thị trường,
do đó kinh phí sẽ là rất lớn.
Chuỗi giá trị ngành ô tô thông thường chia làm 2 phần: Hạ nguồn gồm các khâu thiết kế,
sản xuất linh kiện, phụ tùng cấp 1, cấp 2…, ước tính chiếm gần 60% giá trị thành phẩm
xe, khâu này các doanh nghiệp ô tô nội địa Việt Nam kể cả VinFast hoàn toàn bị động.
Thượng nguồn gồm lắp ráp, phân phối, bán hàng và chăm sóc khách hàng (vỏ xe, lắp ráp,
sơn, hoàn thiện…), chỉ đóng góp khoảng 15% tổng giá trị xe, thì đây chính là khâu các
doanh nghiệp Việt Nam đang làm.
Áp lực mở rộng thị trường: Thị trường nội địa không đủ lớn, trong khi VINFAST
cần đẩy sản lượng lên cao để lấy lợi thế theo quy mô. Do đó VINFAST sẽ phải giải bài
toán này bằng con đường xuất khẩu sang các thị trường khác. Tuy nhiên để có thể cạnh
tranh với các hãng khác trên thị trường thế giới với cùng phân khúc giá của mình thì đây 12
là một điều không hề dễ dàng,bởi vì các ông lớn trong ngành đã có lợi thế quy mô cùng
với những giá trị thương hiệu của mình sẽ là rào cản rất khó cho VINFAST chen chân vào.
5. Chiến lược cạnh tranh của VinFast: 5.1.
Điểm mạnh cạnh tranh
Thế mạnh đầu tiên của VinFast là thương hiệu con của Tập đoàn VinGroup. Ngoài ra,
sự đầu tư bài bản về công nghệ cũng giúp VinFast tiếp thêm niềm tin và khơi gợi niềm tự
hào về thương hiệu Việt. Tuy nhiên, mọi ưu điểm chỉ nhận được sau khi khách hàng được
chạy thử để kiểm chứng.
Ngoài ra, cuối năm 2019, VinFast cũng sẽ tung ra thị trường thêm 4 mẫu xe máy điện
thông minh, phủ khắp các phân khúc từ trung cấp, cao cấp đến siêu cao cấp nhằm đa
dạng hóa sự lựa chọn cho người tiêu dùng. bên cạnh 3 mẫu ô tô điện dành cho học sinh,
sinh viên. Như vậy, chỉ hơn năm sau, dòng sản phẩm xe máy điện của VinFast đã đạt con
số 8. “Chuyển sang sử dụng xe sử dụng năng lượng sạch như điện là xu hướng tất yếu ở
Việt Nam, chưa kể đến lợi ích tiết kiệm khi sử dụng loại phương tiện này”, các chuyên gia nhận định. 5.2.
Thiết kế cao cấp của VinFast
VinFast đã ra mắt hai mẫu xe đầu tiên LUX A2.0 và LUX SA2.0 tại Paris Motor
Show 2018. Trong đó, mẫu sedan của VinFast có tên gọi LUX A2.0 được trang bị động
cơ tăng áp 2.0L cho công suất 174 mã lực. Mẫu SUV có tên LUX SA2.0 được trang bị
động cơ có công suất 178 hoặc 228 mã lực. 5.3.
Mạng lưới phân phối dày đặc và hệ sinh thái Vingroup
VinFast thực hiện chiến lược thần kỳ. Theo đó, “mua đứt” quy trình sản xuất công
nghệ tự động hóa theo chuỗi giá trị hiện có. Đồng thời, VinFast cũng mua lại toàn bộ hệ
thống sản xuất và phân phối ô tô của GM Việt Nam. Theo hợp đồng đã ký, GM Việt Nam
sẽ chuyển giao toàn bộ hoạt động bao gồm nhà máy tại Hà Nội, hệ thống đại lý ủy quyền
và đội ngũ nhân viên. Chiến lược này giúp VinFast nhanh chóng sở hữu các đại lý,
showroom ở vị trí “độc tôn” trên khắp các tỉnh thành.
VinFast có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng và mở rộng quy mô hệ thống
phân phối xe. Tập đoàn Vingroup, tính đến nay đã có 6,2 triệu khách hàng đang tham gia
vào “hệ sinh thái” Vingroup, bao gồm VinHomes, VinPearl, Vinschool, VinMart, Vinmec,
… Đây là cơ hội và cũng là lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm VinFast. 5.4.
Cung cấp phụ tùng và linh kiện
Song song với việc “mua đứt” quy trình sản xuất và hệ thống phân phối, VinFast còn
xây dựng các công nghiệp phụ trợ riêng cho ngành ô tô. Khu công nghiệp hỗ trợ riêng 13
biệt được xây dựng trong tổ hợp nhà máy sản xuất và lắp ráp VinFast. Tất cả các loại linh
kiện và phụ tùng ô tô sẽ được sản xuất từ đây. Điều này giúp VinFast chủ động được
nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng. Đồng thời chủ động nắm bắt quy trình sản xuất. Việc
chủ động nguồn cung sản phẩm, hỗ trợ thuế từ nhà nước, không chi phí nhập khẩu với
sản phẩm sản xuất trong nước giúp VinFast gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các hãng xe
khác, điển hình là Toyota. III.
NHẬN XÉT THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA VINFAST
Qua phần phân tích trên, có thể nói chất lượng và giá cả hợp lý chính là điểm tạo nên
sự thành công của hãng xe VinFast dù khá mới trên thị trường. Ngoài ra, dưới tác động
của dịch covid, chính sách của nhà nước cho dòng xe sản xuất nội địa… là hỗ trợ đắc lực
cho sự thành công của VinFast. Việc có một chiến lược sản phẩm phù hợp đòi hỏi phải
tiến hành nghiên cứu để có thể đáp ứng được thị trường và sự thỏa mãn của người tiêu
dùng. Để từ đó góp phần đẩy mạnh doanh thu, tăng lợi nhuận, tạo được vị thế mới và
tăng cường cạnh tranh với các đối thủ của mình. VinFast đã rất thận trọng khi lựa chọn
các chiến lược sản phẩm sao cho đúng đắn và phù hợp nhất, từ đó tạo nên sự thành công
khi xây dựng thương hiệu xe ô tô đầu tiên do người Việt sản xuất, đến nỗi mỗi khi nhắc
về xe ô tô điện VinFast thì hầu như hết mọi người trên cả nước đều biết đến. Bằng cách
sở hữu đa dạng những dòng sản phẩm từ phân khúc cao cấp đến trung cấp và phổ thông,
VinFast vẫn không ngừng nghiên cứu cải tiến công nghệ và đổi mới sản phẩm của mình,
nhằm mang đến cho người tiêu dùng những chiếc xe ô tô điện chất lượng và hoàn hảo
nhất, từ đó giúp VinFast chiếm lĩnh một thị phần cao trong thị trường xe máy điện đang
ngày càng cạnh tranh khốc liệt này.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã gặt hái được ấy, ta không thể không nhắc
đến những mặt hạn chế còn thiếu sót như giới hạn về quãng đường đi, hệ thống trạm sạc
pin chưa hoàn thiện, thời gian sạc pin quá lâu,… gây mất sự tin tưởng nơi khách hàng. IV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO: -
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin -
Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/VinFast -
Từ điển kinh doanh (1992, Anh) -
Báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA):
http://vama.org.vn/Data/upload/files/2021/Thang12-2021/Cover%20Letter
%20Sales%20report%20-%20December%202021%20-%20VIE.pdf -
VTV: https://vtv.vn/kinh-te/vuot-bao-covid-19-thi-truong-o-to-tai-viet-nam-nam-
2021-tang-truong-20220112064433898.htm -
Viet Data: https://www.vietdata.vn/thi-truong-o-to-thang-520201156757966 14 -
Báo Thanh Niên: https://thanhnien.vn/10-o-to-ban-chay-nhat-viet-nam-thang-8- 2021-post1274764.html -
VietNam Business Insider: https://vietnambusinessinsider.vn/VinFast-cong-bo-ket-
qua-kinh-doanh-nua-dau-nam-2021-a24274.html#:~:text=VinFast%20g%E1%BA
%A7n%20%C4%91%C3%A2y%20%C4%91%C3%A3%20c%C3%B4ng,
(287%20tri%E1%BB%87u%20%C4%91%C3%B4%20M%E1%BB%B9) -
VOV: https://vov.vn/o-to-xe-may/o-to/VinFast-fadil-lan-at-cac-doi-thu-o-phan-
khuc-xe-do-thi-hang-a-866676.vov 15