Bài tập Luật hình sự - Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Đề bài: Anh/Chị hãy chọn bất kỳ một tội hoặc nhóm tội (thuộc chủ đề nhómcác anh/chị thuyết trình), phân tích làm rõ những điểm mới, thực trạng quy định (cóthể là áp dụng) của PLHS hiện hành về tội/nhóm tội đó. Từ đó đề xuất giải phápkiến nghị hoàn thiện.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45764710 BỘ NỘI VỤ
TRƯỜN G ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
TỘI LÔI KÉO NGƯỜI KHÁC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN
Học phần: Luật Hình sự
Bùi Ngọc Huyền – 2105TTRB029 Hà Nội – 2022 lOMoAR cPSD| 45764710
Đề bài: Anh/Chị hãy chọn bất kỳ một tội hoặc nhóm tội (thuộc chủ đề nhóm
các anh/chị thuyết trình), phân tích làm rõ những điểm mới, thực trạng quy định (có
thể là áp dụng) của PLHS hiện hành về tội/nhóm tội đó. Từ đó đề xuất giải pháp kiến nghị hoàn thiện. Bài làm I. Khái niệm 1. Ma túy
Theo Liên Hiệp quốc thì "Ma túy là chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên hoặc
nhân tạo, khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng,
ý thức trí tuệ của con người, làm cho người bị lệ thuộc vào các chất đó, gây nên
những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng. Do vậy, việc sản xuất, vận chuyển,
buôn bán, sử dụng các chất đó phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp
luật và chịu sự kiểm soát của cơ quan bảo vệ pháp luật".
Theo quy định Luật phòng, chống ma túy nước ta thì "Chất ma túy là các chất
gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban
hành" (Khoản 1 Điều 2).
Từ quy định của Liên Hiệp quốc và pháp luật Việt Nam, chúng ta có thể hiểu:
Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể
con người nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó, nếu
lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại
cho người sử dụng và cộng đồng.
2. Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
Căn cứ vào Mục 9.2 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-
BCAVKSNDTC-TANDTC-BTP quy định:
“Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi
giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để
họ sử dụng trái phép chất ma túy.
II. Các dấu hiệu pháp lý lOMoAR cPSD| 45764710
2.1. Cấu thành tội phạm
2.1.1. Mặt khách quan
Đối với tội lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy, có các dấu hiệu sau đây: Về hành vi:
- Có hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục người khác sử dụng trái phép chất ma
túy(thường là đối tượng tuổi còn trẻ hoặc là người chưa thành niên) để họ tự nguyện
sử dụng trái phép chất ma túy.
- Có hành vi dùng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của
ngườikhác để họ sử dụng trái phép chất ma túy (như sử dụng thử cho họ thấy, cung
cấp thông tin để họ biết…). Về hậu quả:
- Vật chất: tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc
phụcthiệt hại, thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút.
- Thể chất: gây suy giảm sức khỏe, giảm sức đề kháng, dễ lây lan các bệnh
xãhội, lớn hơn nữa có thể gây chết người.
- Tinh thần: tổn thất về danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc suy sụp về tâm lý,tình
cảm của cá nhân và công việc.
Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, làm tăng sự xuống cấp về mặt đạo đức,
gây mất trật tự an toàn xã hội, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người và làm suy giảm nòi giống.
Người nào nghiện ma túy rủ người nghiện ma túy khác cùng sử dụng trái phép
chất ma túy hoặc cùng đi mua chất ma túy để cùng sử dụng thì không phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Tùy từng
trường hợp mà họ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận
chuyển trái phép chất ma túy hoặc tội sử dụng trái phép chất ma túy.
2.1.2. Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện các tội phạm nêu trên với lỗi cố ý. lOMoAR cPSD| 45764710 2.1.3. Khách thể
Các hành vi phạm tội nêu ở trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về
quản lý, sử dụng các chất ma túy và gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác. 2.1.4. Chủ thể
Cũng giống như các tội hình sự khác, chủ thể của tội lôi kéo người khác sử dụng
trái phép chất ma túy là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và có độ tuổi từ
đủ 16 tuổi trở lên theo quy định tại Điều 12 BLHS. 2.2. Hình phạt
Điều luật quy định 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung.
Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Ba khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 05 năm đến 10
năm; từ 10 năm đến 15 năm và từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
III. Những điểm mới của Điều 258 BLHS 2015
Đối với các tội phạm về ma túy nói chung và Điều 258 nói riêng, BLHS 2015
quy định cụ thể hơn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và định lượng đối tượng tác
động, hậu quả do tội phạm gây ra; đồng thời phân hóa trách nhiệm giữa các hành vi
phạm tội đảm bảo tính công bằng trong việc xử lý tội phạm. Như vậy, đã tạo thuận
lợi trong việc áp dụng pháp luật. Cụ thể:
- Quy định rõ hơn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tại Điều 258
- Điều 258 được tách ra từ Điều 200 BLHS 1999
- Mức phạt tù được quy định thấp hơn ở tội lôi kéo người khác sử dụng tráiphép chất gây ma túy.
Theo đó, việc xử lý giải quyết các vụ liên quan đến tội phạm ở Điều 258 chỉ cần
căn cứ theo quy định của BLHS. lOMoAR cPSD| 45764710
Chi tiết hơn, điều này được tách ra từ Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy
định tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Điểm mới của điều luật:
- Điều này chỉ quy định một tội danh cụ thể để phân hóa chính sách hình sựgiữa các tội phạm này.
- Mô tả cụ thể hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm, đó làhành
vi "rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma túy".
- Hình phạt được sửa đổi theo hướng giảm nhẹ hơn so với quy định của Bộluật
Hình sự năm 1999, cụ thể: Khoản 1 bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm tù; khoản 2 từ
5 năm đến 10 năm; khoản 3 từ 10 năm đến 15 năm và khoản 4 từ 15 20 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
- Điều 258 quy định 4 khung hình phạt chính:
+ Khung 1: Quy định hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, áp dụng đối với người
phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1.
+ Khung 2: Quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm, áp dụng đối với người
phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2.
+ Khung 3: Quy định hình phạt tù từ 10 năm đến 15 năm, áp dụng đối với người
phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3.
+ Khung 4: Quy định hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân,
áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4.
Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung
là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Cùng tách ra từ Điều 200 BLHS 1999 nhưng Điều 258 quy định tội lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy lại có hình phạt giảm nhẹ hơn so với Điều
257 quy định tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Để lý giải cho
điều này cần căn cứ vào sự khác nhau về tính chất của hành vi thuộc mặt khách quan của hai tội này. lOMoAR cPSD| 45764710
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép
chất ma túy là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy
hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với
ý muốn của họ. Hành vi dùng vũ lực trong tội cưỡng bức người khác sử dụng trái
phép chất ma túy cũng tương tự với hành vi dùng vũ lực ở một số tội phạm khác mà
người phạm tội có dùng vũ lực, nhưng ở tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép
chất ma túy, hành vi dùng vũ lực là nhằm cưỡng ép người khác sử dụng ma túy trái
ý muốn của họ. Hành vi này, thông thường dưới dạng hành động như: Vật lộn, giữ
chân tay, bịt mồm, bóp cổ, đánh đấm, trói v.v... Những hành vi này chủ yếu làm tê
liệt sự kháng cự của người bị hại để người phạm tội thực hiện được việc ép họ sử
dụng trái phép chất ma túy. Đe doạ dùng vũ lực là hành vi của một người dùng lời
nói hoặc hành động uy hiếp tinh thần của người khác, làm cho người bị đe dọa sợ hãi
như: doạ giết, dọa đánh, dọa bắn... làm cho người bị hại sợ hãi phải sử dụng trái phép
chất ma túy trái với ý muốn của mình. Người phạm tội có thể đe dọa dùng vũ lực
trực tiếp với nạn nhân như dọa giết nạn nhân,... nhưng cũng có thể đe dọa sẽ dùng vũ
lực với người thân thích, người mà nạn nhân quan tâm như đe dọa sẽ giết con gái của
nạn nhân nếu nạn nhân không sử dụng trái phép chất ma túy,...
Tất cả những hành vi trên đều phải trái ý muốn của người bị hại. Trái với ý muốn
của nạn nhân là người bị hại không đồng ý, phó mặc hoặc không có khả năng biểu lộ
ý chí của mình đối với hành vi cưỡng ép nạn nhân sử dụng chất ma túy của người phạm tội.
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất
ma túy là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Người phạm tội lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma tuý chỉ có hành vi lôi kéo, còn việc đưa chất ma tuý vào cơ
thể của người bị bị lôi kéo là do tự người sử dụng ma tuý thực hiện.
Như vậy, hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy có tính
chất nguy hiểm cao hơn, có nhiều khả năng gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội lOMoAR cPSD| 45764710
hơn nên có mức hình phạt cao hơn tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma
túy. Điều này cũng càng chứng minh sự tiến bộ, khoa học và đúng đắn của việc tách
các hành vi thành các điều luật riêng để áp dụng.
IV. Thực trạng áp dụng xét xử tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là một hiện tượng phổ biến
trong xã hội. Nghiên cứu trực tiếp số đối tượng sử dụng ma tuý cho thấy đối tượng
do bạn bè rủ rê chiếm 75%. Tuy nhiên số lượng tội phạm này bị đưa ra xét xử chưa
nhiều. Lợi dụng đặc điểm “dễ nghiện khó cai” của ma tuý, người phạm tội dễ dàng
dụ dỗ, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Bên cạnh đó, ma tuý là một
mặt hàng siêu lợi nhuận. Vì thế mặc dù đã có rất nhiều bản án tử hình dành cho người
phạm tội buôn bán trái phép chất ma tuý nhưng không vì thế mà “thị trường buôn
bán ma tuý” với quy luật cung cầu giảm đi, các tội phạm ma tuý ngày càng có chiều
hướng gia tăng và hoạt động có tổ chức cùng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn.
Nhằm tạo ra nguồn “cầu” cho thị trường ma tuý, hoạt động rủ rê, lôi kéo mọi thành
phần xã hội sử dụng ma tuý càng trở nên phổ biến. Hậu quả nghiêm trọng của hiện
tượng này là lan tràn tệ nạn nghiện hút trong xã hội, xói mòn đạo đức, thuần phong
mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng xấu tới trật tự an ninh xã hội, hàng vạn người nghiện
sống bám vào xã hội, là gánh nặng của xã hội.
Khoảng 22 giờ 40 phút ngày 02/11/2018 tại phòng hát Hà Nội thuộc quán
Karaoke X.O ở Khu Trung tâm thương mại nhà ở P- xã T- huyện Vĩnh Tường- tỉnh
Vĩnh Phúc, cơ quan Công an huyện Vĩnh Tường kiểm tra phát hiện Bùi Cao S có
hành vi rủ rê, lôi kéo Nguyễn Tùng D, Nguyễn Vô T, Đỗ Duy H, Huỳnh Thị N sử
dụng trái phép chất ma túy Ketamine; Nguyễn Tùng Dương thực hiện hành vi rủ rê,
lôi kéo Trần Thị Xuân H1- sinh ngày 16/9/2001 sử dụng trái phép chất ma túy Ketamine.
Hành vi của các bị cáo S và D đã đủ yếu tố để cấu thành tội “Lôi kéo người khác
sử dụng trái phép chất ma tuý”, tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 2 lOMoAR cPSD| 45764710
Điều 258 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Bị cáo S rủ
rê, lôi kéo 04 người sử dụng trái phép chất ma tuý nên phải chịu tình tiết định khung
là phạm tội “đối với 02 người trở lên” được quy định tại điểm e khoản 2 Điều 258
Bộ luật hình sự; Bị cáo D trực tiếp rủ rê, lôi kéo Trần Thị Xuân H1 (lúc đó mới 17
tuổi 01 tháng 17 ngày) sử dụng trái phép chất ma tuý nên phải chịu tình tiết định
khung quy định tại điểm d khoản 2 Điều 258 Bộ luật hình sự là phạm tội “ đối với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi”. Tòa án nhân dân huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc đã căn cứ vào điểm e khoản 2 Điều 258; điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình
sự, xử phạt bị cáo Bùi Cao S 05 năm 09 tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo
tạm giam 06/11/2018; căn cứ vào điểm d khoản 2 Điều 258; điểm s khoản 1 Điều 51,
điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo Nguyễn Tùng D 05 năm 09
tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo tạm giam 06/11/2018.
Vào trưa ngày 28/5/2017, do không sử dụng được ma túy tại nhà bè của anh
Ngô Văn C ở Âu cảng Cô Tô, bị cáo Nguyễn Hải Q đã rủ Bùi Đức Th đến khu vực
đập nước TX thuộc thôn TX, xã ĐT, huyện Cô Tô tiếp tục sử dụng chất ma túy. Bị
cáo Bùi Đức Th đồng ý và gọi điện thoại cho Nguyễn Xuân Ch, rủ Ch đến cùng sử
dụng chất ma túy, đi cùng Ch còn có Nguyễn Văn T. Khoảng 15 giờ 30 phút cả bọn
đang sử dụng chất ma túy (loại methamphetamine) thì bị cơ quan công an huyện Cô
Tô phát hiện bắt quả tang.
Bị cáo Nguyễn Hải Q là người chuẩn bị chất ma túy, dụng cụ sử dụng chất ma
túy và chủ động tìm địa điểm sử dụng chất ma túy, trực tiếp rủ rê lôi kéo bị cáo Th
cùng sử dụng chất ma túy, bị cáo Q vừa là người khởi xướng vừa là người thực hành
giữ có vai trò chính trong vụ án. Còn bị cáo Th vừa là người bị lôi kéo nhưng cũng
là người thực hành chủ động gọi thêm người khác đến để cùng sử dụng ma túy, tính
chất phạm tội ít nghiêm trọng, nên có vai trò sau bị cáo Q.
Tòa án nhân dân huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh xử phạt: bị cáo Nguyễn Hải Q
12 tháng tù, thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt đi thi hành án, trừ đi
những ngày bị tạm giữ, tạm giam (từ ngày 28/5/2017 đến ngày 16/11/2017); xử phạt: lOMoAR cPSD| 45764710
bị cáo Bùi Đức Th 09 tháng tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách 18 tháng kể từ
ngày tuyên án sơ thẩm (26/12/2017).
Tuy nhiên, con số phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý bị
“đưa ra ánh sáng” vẫn còn là quá ít ỏi. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng, chống tội phạm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý đang là một
nhiệm vụ cấp bách hiện nay, qua đó, góp phần loại bỏ một trong những nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến việc gia tăng số người nghiện ma túy trong cộng đồng.
V. Một số hạn chế và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tội lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy
5.1. Một số hạn chế về quy định và nhận thức đối với tội lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma túy *Về quy định
Thực tiễn cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng còn một vài băn khoăn khi xét
xử tội phạm này bởi những vấn đề sau: Hành vi khách quan của tội phạm này là hành
động rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn
của người khác sử dụng trái phép chất ma tuý để họ sử dụng trái phép chất ma túy.
Vậy khi xác định đối tượng bị lôi kéo có nhất thiết phải làm rõ người đó không có
nhu cầu sử dụng trái phép chất ma tuý? Trong trường hợp một người dụ dỗ người
nghiện hút sử dụng trái phép chất ma tuý thì có phạm tội theo Điều 258 BLHS hay không?
Theo lý luận của khoa học luật hình sự, hành vi lôi kéo tác động đến người khác
từ chỗ ban đầu không muốn sử dụng nhưng bị lôi kéo đã đi đến tự nguyện sử dụng.
Vậy trong trường hợp người bị tác động là đối tượng nghiện hút bị lôi kéo sử dụng
ma tuý thì tội phạm theo Điều 258 BLHS có xảy ra hay không?
Ví dụ 1: N.V.Q ghen ghét N vì cho rằng từ ngày N mở cửa hàng buôn bán cùng
một sản phẩm với cửa hàng của N.V.Q làm Q mất khách. Để trả thù, Q đã dụ dỗ con
trai N sử dụng ma tuý. Khi dụ dỗ con trai N sử dụng ma tuý, Q không biết con trai N
đã nghiện ma tuý một thời gian. lOMoAR cPSD| 45764710
Ví dụ 2: Đối tượng mua bán chất ma tuý dụ dỗ các đối tượng nghiện hút mua
chất ma tuý do mình bán để sử dụng, dụ dỗ họ sử dụng loại ma túy mới, phương thức sử dụng ma tuý mới...
Khi áp dụng điều luật này, trong trường hợp đối tượng mới đưa ra lời mời mọc,
rủ rê sử dụng ma túy nhưng chưa đưa chất ma tuý vào cơ thể người khác thì bị bắt
quả tang, vậy có truy cứu trách nhiệm hình sự với đối tượng đó về hành vi rủ rê, lôi
kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý hay không? Thực tế hiện nay nguyên
nhân của tệ nạn nghiện hút ma túy trong thanh, thiếu niên chủ yếu là do bị bạn bè rủ
rê, lôi kéo. Ví dụ: Theo kết quả của một cuộc điều tra xã hội học ở Nghệ An về
nguyên nhân nghiện ma tuý trong thanh, thiếu niên được thực hiện với 240 em đã
cho kết quả: có 61,1% mắc nghiện do bạn bè rủ rê, lôi kéo; 31,3% do tò mò, bắt
chước, số còn lại mắc nghiện do chán đời, tiêu cực hoặc do sử dụng ma tuý để chữa
bệnh. Tuy nhiên, việc xử lý về hình sự đối với hành vi phạm pháp của người chưa
thành niên hầu như rất ít. Một trong những khó khăn trong việc xử lý tội phạm này
do quy định của BLHS về mức hình phạt đối với tội danh nêu trên chưa đủ sức răn
đe, giáo dục, phòng ngừa; các điều kiện, thủ tục tố tụng để tiến hành truy cứu TNHS
đối với người chưa thành niên còn phức tạp, lại chưa được các cơ quan có thẩm quyền
hướng dẫn một cách cụ thể. Theo quy định Điều 12 và Điều 258 BLHS năm 2015,
tất cả những người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS phạm tội
lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý đều phải chịu TNHS về tội phạm
mà mình thực hiện. Những người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi trở lên phạm tội theo
Điều 258 BLHS lại không phải chịu TNHS đối với tội này. Như vậy, việc truy cứu
TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép
chất ma tuý trước hết phải xác định yếu tố cơ bản đầu tiên là độ tuổi. Theo quy định
của pháp luật, độ tuổi của bị can, bị cáo trước hết căn cứ vào giấy khai sinh. Mặc dù
có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ án nhưng việc làm rõ nội dung này
trong thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn. Do công tác quản lý hành chính về đăng ký
khai sinh, quản lý hộ khẩu, hộ tịch chưa thật chặt chẽ, khoa học. Nhiều trường hợp lOMoAR cPSD| 45764710
khai báo, đăng ký ngày tháng năm sinh còn tuỳ tiện, mỗi loại giấy tờ ghi khác nhau
nên khó xác định tuổi của người chưa thành niên trong vụ án. Bên cạnh đó, nhiều
trường hợp bị can, bị cáo lợi dụng sự lỏng lẻo, sơ hở trong quản lý hành chính nên
đã làm lại giấy khai sinh, giấy chứng sinh, hợp lý hóa các tài liệu khác như học bạ
phổ thông, sổ hộ khẩu... để tìm cách lẩn tránh đối phó với cơ quan bảo vệ pháp luật.
Do vậy, nên chăng cần có những quy định cụ thể để có thể xác định tuổi chịu TNHS
của bị can, bị cáo một cách chính xác, khoa học, đảm bảo sự công bằng thay vì những
quy định như hiện nay chỉ là xác định tuổi theo hồ sơ, giấy tờ, dễ bị các đối tượng
phạm tội “lách luật”. Như vậy, những vướng mắc về quy định của pháp luật đã phần
nào làm giảm hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm, gây khó khăn cho việc xét
xử tội phạm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Do đó, hoàn thiện
pháp luật hình sự về tội phạm này đang là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
*Nhận thức về đối tượng tác động của tội phạm và phân biệt với các tội phạm ma túy khác
Điều 258 BLHS năm 2015 quy định hành vi khách quan là lôi kéo người khác
sử dụng trái phép chất ma tuý. Với quy định có tính chất chung chung như vậy, trong
các vụ án ma tuý phức tạp đặt ra cho những người áp dụng pháp luật một vướng mắc:
có nhất thiết phải làm rõ đối tượng tác động cụ thể của tội phạm, “người khác” là ai?
Bởi lẽ, việc xét xử người phạm tội theo Điều 258 BLHS phải căn cứ vào tính chất
của hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Đối với tội lôi kéo người khác sử dụng
trái phép chất ma tuý, hành vi này mang tính chất bị động, nạn nhân lúc đầu không
muốn nhưng sau khi bị lôi kéo đã tự nguyện sử dụng. Nếu không xác định rõ được
đối tượng tác động có hay không có hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý thì có thể
truy cứu TNHS người có hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý
theo Điều 258 BLHS hay không? Hiện nay, do sự phát triển của khoa học công nghệ,
tội phạm ma tuý hoạt động với những thủ đoạn ngày càng tinh vi phức tạp hơn. Lợi
dụng mạng Internet, các đối tượng buôn bán ma tuý chuyển sang hình thức giao dịch
qua mạng, đồng thời thành lập những “hiệp hội lắc” trên các website cá nhân để lôi lOMoAR cPSD| 45764710
kéo người khác sử dụng ma tuý, lôi kéo người mua bán. Hành vi khách quan của
những đối tượng này không chỉ có hành vi mua bán trái phép chất ma tuý mà còn rủ
rê, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Tuy nhiên, khi điều tra, bắt giữ
được những đối tượng này, việc xét xử họ về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép
chất ma tuý gặp nhiều khó khăn. Các cơ quan tố tụng thực sự lúng túng trong việc
xác định đối tượng tác động cụ thể của tội phạm, xác định hậu quả của hành vi khách
quan - việc sử dụng trái phép chất ma tuý của nạn nhân, dẫn đến việc định tội danh,
quyết định hình phạt gặp khó khăn.
Tóm lại, qua thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma tuý cho thấy, diễn biến của tội phạm này ngày càng phức tạp,
mặc dù số lượng các vụ án bị đưa ra xét xử có xu hướng giảm nhưng tính chất nghiêm
trọng của tội phạm lại có chiều hướng gia tăng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi,
xảo quyệt. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật hình sự đối với tội phạm này
được áp dụng trong thực tiễn còn có những vướng mắc nhất định làm ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy nói chung và tội lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma tuý nói riêng. Phân tích những vướng mắc
trong thực tiễn xét xử tội phạm này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để hoàn thiện các
quy định của pháp luật hình sự, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp
dụng các quy phạm về tội phạm này, góp phần từng bước ngăn chặn và làm giảm dần
tội phạm ma tuý nói chung và tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý
nói riêng trong đời sống xã hội.
5.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tội lôi kéo người khác
sử dụng trái phép chất ma túy
5.2.1. Về dấu hiệu pháp lý
Hành vi lừa đảo xét về bản chất giống như hành vi lôi kéo. Tuy nhiên, về mặt
ngôn ngữ, “lôi kéo” không bao hàm nghĩa “lừa đảo, lừa gạt”. Trong Tiếng Việt, nghĩa
của ba từ “lôi kéo”, “lừa đảo” hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa, nếu nghiên cứu sâu về
tính chất tâm lý của nạn nhân bị người khác lôi kéo sử dụng chất ma tuý sẽ thấy mức lOMoAR cPSD| 45764710
độ tự nguyện của nạn nhân đối với hành vi sử dụng ma tuý là khác nhau. Đối với
người bị lôi kéo, tâm lý lúc đầu là không muốn nhưng sau dần dần bị thuyết phục
nên đã đồng ý sử dụng ma tuý. Còn đối với người bị lừa dối, lừa gạt, họ hoàn toàn
không biết gì về việc mình đang sử dụng chất ma tuý. Một trong những yêu cầu đặt
ra đối với pháp luật là tính công minh, ngôn ngữ thường dân, dễ hiểu mà vẫn đảm
bảo sự ngắn gọn, súc tích, có tính khái quát cao. Do vậy, để đảm bảo tính chặt chẽ
của các quy phạm pháp luật, hành vi lừa dối người khác sử dụng trái phép chất ma
tuý cần được quy định là một hành vi khách quan của tội phạm ma tuý bên cạnh hành
vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Hoàn thiện quy định về hành vi
khách quan của tội phạm ma tuý nói chung và tội lôi kéo người khác sử dụng trái
phép chất ma tuý nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Hành vi khách quan là một
trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm - một trong những “điều kiện chung và quan
trọng nhất để định tội danh chính xác”. Quy định bổ sung hành vi lừa dối người khác
sử dụng trái phép chất ma tuý là một tội phạm độc lập bên cạnh tội lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma tuý góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự, đồng thời
giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có đủ cơ sở pháp lý để truy cứu TNHS người phạm tội.
5.2.2. Về hình phạt
Về hình phạt bổ sung là hình phạt tiền được quy định đối với tội phạm lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, Điều 258 BLHS quy định “người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng”. Hình phạt tiền là hình
phạt mang tính chất kinh tế, trực tiếp đánh vào cơ sở, tài sản của người phạm tội
nhằm làm cho bị cáo nhận thức và thay đổi tư tưởng tư lợi, chủ nghĩa cá nhân, nhằm
xoá bỏ hoặc hạn chế các điều kiện về kinh tế để bị cáo không phạm tội tiếp. Đối với
tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, pháp luật hình sự nước ta quy
định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung có ý nghĩa quan trọng, mở ra khả năng đa
dạng hoá biện pháp xử lý hình sự, tăng cường tính linh hoạt trong việc vận dụng định
hướng áp dụng hình phạt mà luật quy định. Đối với tội phạm này, hình phạt tiền là lOMoAR cPSD| 45764710
hình phạt bổ sung tuỳ nghi, có thể được áp dụng hoặc không áp dụng tuỳ thuộc vào
mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Tuy nhiên, việc quy định hình phạt bổ sung là
hình phạt tiền chỉ là “còn có thể bị phạt....” chưa thoả đáng, rất có thể đưa đến sự
không công bằng, sự tuỳ tiện trong việc xử lý khối tài sản lớn mà người phạm tội đã
thu được bất hợp pháp thông qua hoạt động phạm tội về ma tuý, đặc biệt là những
người mua bán ma tuý, dụ dỗ, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
chuyên nghiệp. Người phạm tội vì mục đích thu lời bất chính đã lao vào con đường
phạm tội nay lại không bị xử lý bằng biện pháp kinh tế sẽ sẵn sàng “hy sinh đời bố,
củng cố đời con” hoặc coi việc bị bắt và xử lý bằng hình sự (khi chưa bị mức án tử
hình) chỉ là sự “nghỉ ngơi tạm thời” của chúng và sau khi mãn hạn tù lại tiếp tục
phạm tội. Vì vậy nên chăng cần quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung mang
tính bắt buộc như quy định tại Điều 185 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
BLHS năm 1985 đối với tội phạm này.
Bên cạnh đó, việc quy định mức khởi điểm của hình phạt tiền tại Điều 258
BLHS năm 2015 “từ 05 triệu đồng đến 100 triệu đồng” là quá thấp, không đủ sức răn
đe người phạm tội trong bối cảnh thời giá hiện nay. Nếu vẫn tiếp tục duy trì mức khởi
điểm của hình phạt tiền là 05 triệu đồng (quy định này từng phù hợp với bối cảnh
kinh tế thời điểm ban hành BLHS năm 1999) sẽ làm cho người phạm tội có thái độ
coi thường pháp luật và có thể không tự giác chấp hành pháp luật, dẫn đến hành vi
phạm tội. Do đó, việc nâng mức khởi điểm của hình phạt tiền lên là hoàn toàn cần
thiết, đảm bảo hình phạt này có đủ sức mạnh cưỡng chế đối với người phạm tội, làm
cho người phạm tội thấy được sự nghiêm minh của pháp luật, cũng như thấy được
tính chất sai trái trong hành vi phạm tội của mình. Có thể cân nhắc áp dụng mức khởi
điểm của hình phạt tiền là 10 triệu đồng. Đồng thời, giữ nguyên mức phạt tiền tối đa
là 100 triệu đồng phù hợp với thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả của hình phạt.
Nếu nâng mức phạt tiền quá cao, ví dụ: áp dụng hình phạt tiền từ 50 triệu đồng đến
500 triệu đồng như ở tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, tội chứa chấp
việc sử dụng trái phép chất ma tuý thì lại không mang tính khả thi, dẫn đến nợ đọng lOMoAR cPSD| 45764710
về thi hành án. Bởi lẽ, mặc dù tội phạm về ma tuý phát sinh chủ yếu là do lợi nhuận
mang lại quá cao nhưng không phải đối tượng phạm tội nào cũng có thu nhập cao từ
việc mua bán ma tuý. Có nhiều đối tượng lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất
ma tuý, bản thân là con nghiện nặng, không có tài sản, phạm tội này để được thưởng ma tuý.