Bài tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

Trường:

Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu

Thông tin:
7 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

68 34 lượt tải Tải xuống
BÀI TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
GV: TS. Nguyễn Quang Trung
Họ và tên sinh viên: Bùi Minh Đức
Mã sinh viên: 11200828
Lớp: Kinh tế quốc tế CLC 62B
I. Phân tích bản chất mối quan hệ giai cấp – dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Giai cấp dân tộc đều những phạm trù lịch sử, bởi xuất hiện tồn
tại phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử nhất định. Đó là những phạm trù chỉ các
quan hệ hội khác nhau, nhưng quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Trong
mối quan hệ đó giai cấp dân tộc những vai trò khác nhau. tưởng Hồ Chí
Minh đã khẳng định rằng, dân tộc giai cấp quan hệ chặt chẽ, luôn luôn tác
động qua lại và thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Thứ nhất, giai cấp công nhân người giải quyết vấn đề dân tộc. Chủ nghĩa
Mác - Lênin đã chỉ ra quan hệ giai cấp - dân tộc rằng, vấn đề dân tộc bao giờ cũng
gắn liền với vấn đề giai cấp, do một giai cấp tiên phong giải quyết. Bất cứ ở đâu và
khi nào thì hình thành phát triển của dân tộc đều nhằm đáp ứng lợi ích của giai
cấp, và mỗi một giai cấp đều giải quyết vấn đề dân tộc theo lập trường của giai cấp
đó. Việt Nam, Hồ Chí Minh thấy rằng trong kết cấu giai cấp của hội thì giai
cấp công nhân giai cấp tiến bộ nhất, nên chỉ giai cấp công nhân giai cấp
duy nhất và độc nhất có thể giải quyết triệt để vấn đề dân tộc.
Thứ hai, độc lập dân tộc là tiền đề để giải phóng giai cấp. Hồ Chí Minh giải
quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng thời đặt vấn đề giai cấp
trong vấn đề dân tộc. Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân
điều kiện để giải phóng giai cấp. thế, lợi ích của giai cấp phải phục tùng lợi
ích của dân tộc. Đây chính mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc giải phóng
giai cấp, giải phóng con người trong tưởng Hồ Chí Minh. Trong hai vấn đề này
Người đã xem xét vấn đề nào giải quyết trước, vấn đề nào giải quyết sau, vấn đề
nào quyết định vấn đề nào. Theo Hồ Chí Minh, các nước đang đấu tranh giành
độc lập, kinh tế đang rất lạc hậu thì đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như
phương Tây. Trong khi đó, chủ nghĩa yêu nước tinh thần dân tộc luôn luôn
động lực thôi thúc các dân tộc này đứng lên đấu tranh giành độc lập. Đó chủ
nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính. Ở các nước này trước hết phải giải
phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân lao động, đó điều kiện hàng
đầu để mở đường giải phóng giai cấp, tiến tới giải phóng con người, phù hợp với
quan điểm của Lênin: chính quyền vấn đề bản của mọi cuộc cách mạng.
Nhưng trong những năm 30 của thế kỷ XX, quan điểm này của Hồ Chí Minh bị
Quốc tế Cộng sản những người cộng sản Việt Nam cho hữu khuynh.
những người này chưa nắm vững tình hình phương Đông như Hồ Chí Minh. Thực
tế về sau đã cho thấy quan điểm của Hồ Chí Minh là đúng đắn.
Thứ ba, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa hội. Khác với con đường
cứu nước của ông cha, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa phong kiến (cuối thế kỷ
XIX hoặc chủ nghĩa bản đầu thế kỷ XX), con đường cứu nước của Hồ Chí
Minh độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa hội. Người đã xác định giai cấp
công nhân lực lượng chính lãnh đạo phong trào dân tộc. Theo Hồ Chí Minh
phương hướng đó chủ nghĩa hội. Độc lập dân tộc chủ nghĩa hội chặt
chẽ với nhau như hình với bóng. Độc lập dân tộc trạng thái của hội còn chủ
nghĩa hội là tính chất của xã hội đó. Bởi vì khi những tiền đề chính trị được tạo
ra cho Việt Nam sau giải phóng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhà nước dân
chủ nhân dân, hệ thống chính trị của toàn dân thì phương hướng tất yếu của hội
là chủ nghĩa xã hội. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp và mở
đường giải phóng con người, độc lập dân tộc phải gắn với tự do hạnh phúc của
nhân dân. Có như vậy giải phóng dân tộc mới giành được thắng lợi hoàn toàn.
Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải
phóng dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, vừa phản ánh mối quan hệ khăng
khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp giải
phóng con người.
II. Bằng phương phápduy lý luận của mối quan hệ đó, suy rộng ra mối quan hệ
có bản chất tương đương trong một gia đình là quan hệ nào ?
Dựa trên phương pháp duy luận về mối quan hệ dân tộc giai cấp, suy rộng
ra, mối quan hệ bản chất tương đương trong một gia đình mối quan hệ giữa
gia đình với các thành viên trong gia đình. Cụ thể, gia đình là đại diện cho một dân
tộc thu nhỏ, tạo cho con người tồn tại bên trong những sở để tồn tại phát
triển. Các thành viên trong gia đình như ông bà, cha mẹ, con cái lại đóng vai trò
như những giai cấp trong hội theo thứ bậc, góp phần hình thành nên gia đình,
duy trì những nét đẹp truyền thống trách nhiệm xây dựng một gia đình ấm
no, hạnh phúc.
III. Hãy minh họa phần suy rộng trên bằng hoạt động của một gia đình cụ thể
bạn biết.
Dựa trên phương pháp duy luận của tưởng Hồ Chí Minh về mối
quan hệ dân tộc – giai cấp, có thể suy rộng ra trong gia đình, mối quan hệ giữa gia
đình với các thành viên trong gia đình cũng ý nghĩa tương tự với mối quan hệ
giữa dân tộc và giai cấp. Cụ thể, theo em, gia đình là đại diện cho một dân tộc, bởi
bao gồm toàn bộ các thành viên như ông bà, cha mẹ, con cái, trong đó ông bà,
cha mẹ, con cái lại đóng vai trò như những giai cấp khác nhau lần lượt theo thứ
bậc. Thật vậy, em sẽ minh họa phần suy rộng trên bằng các hoạt động bản của
gia đình em.
Thứ nhất hoạt động kinh tế. Hiện tại, gia đình em gồm 4 thành viên
bố, mẹ, em em gái của em. Dựa theo duy trên, em thể chia gia đình mình
thành hai giai cấp, với bố mẹ em là “giai cấp” cao hơn do có tư liệu sản xuất
tiếng nói nhất trong gia đình. Xét về hoạt động kinh tế, đây hoạt động bản
quan trọng nhằm tạo ra của cải, vật chất, đảm bảo cho sự sống còn của gia đình,
đảm bảo cho gia đình được ấm no, giàu có. Bố mẹ em đều công việc ổn định,
mức thu nhập ở mức 50 triệu đồng một tháng, đủ khả năng bao quát về nhu cầu ăn,
ở, tiện nghi, chu cấp cho việc học tập của em em gái, cũng như góp phần cải
thiện nâng cao đời sống của gia đình. Ngược lại, gia đình động lực to lớn để
bố mẹ em thể làm việc, tạo ra thu nhập đảm bảo cho cuộc sống ấm no, hạnh
phúc.
Thứ hai hoạt động giáo dục. Đây hoạt động hết sức quan trọng của gia
đình, quyết định đến nhân cách của con người, dạy dỗ nên những người con hiếu
thảo, trở thành người công dân ích cho hội bởi gia đình trường học đầu
tiên đó cha mẹ những người thầy đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người.
Do đó bố mẹ em phương pháp giáo dục, răn đe một cách đúng đắn. Ai sai thì
nhận sai sửa chữa chứ không cái tôi, cái diện tính bảo thủ của mình
cố chấp không thay đổi. Bố mẹ em dạy dỗ, chỉ bảo con cái mình nhẹ nhàng, phân
tích đúng sai, một tấm gương để “giai cấp” non tr như em em gái noi
theo. Các thành viên trong gia đình em luôn sống thuận hòa, vui vẻ, cùng nhau chia
sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bố mẹ em cũng chú trọng trong
việc giữ gìn nét đẹp truyền thống về đạo đức lối sống thuần phong tục của
gia đình. Tuy việc giáo dục gia đình chỉ một khía cạnh nhưng đó vẫn cái
gốc, giúp con người sẽ trở nên hoàn thiện hơn.
Thứ ba là những hoạt động gắn kết tình cảm gia đình. Đây là hoạt động có ý
nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình yêu thương gắn bó giữa các thành viên của
gia đình. Tổ ấm gia đình vừa điểm xuất phát cho con người trưởng thành, vững
tin bước vào cuộc sống hội, đồng thời cũng nơi bao dung, an ủi cho mỗi
nhân trước những rủi ro, sóng gió cuộc đời. Gia đình em luôn có nhiều cách để thể
hiện tình cảm với nhau. Đối với bố mẹ em, họ luôn tôn trọng những sở thích
thành công của con bằng cách ghi nhận những nỗ lực, cố gắng thay tập trung
vào những đã xảy ra. Bố mẹ em luôn thông cảm khi chúng em khó chịu, lắng
nghe, chấp nhận cảm xúc và ghi nhận cảm xúc của chúng em bằng lời nói. Về phần
chúng em những người con, chúng em luôn cố gắng giúp đỡ bố mẹ nhiều công
việc cũng như cố gắng tự bảo ban nhau trong học tập cuộc sống. Gia đình em
luôn thói quen dùng bữa cùng nhau coi bữa cơm như một không gian để cả
nhà có thể chia sẻ, gần gũi với nhau hơn.
Thông qua các hoạt động bản trên, mối quan hệ giữa gia đình với các
thành viên trong gia đình một mối quan hệ gắn bó, khăng khít. Gia đình vai
trò như một dân tộc thu nhỏ, tạo cho con người tồn tại bên trong nó những cơ sở để
tồn tại phát triển, trong đó, các thành viên trong gia đình lại đóng vai trò như
những giai cấp trong xã hội, góp phần hình thành nên gia đình, có trách nhiệm duy
trì những nét đẹp của gia đình và xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc.
| 1/7

Preview text:

BÀI TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH GV: TS. Nguyễn Quang Trung
Họ và tên sinh viên: Bùi Minh Đức Mã sinh viên: 11200828
Lớp: Kinh tế quốc tế CLC 62B
I. Phân tích bản chất mối quan hệ giai cấp – dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Giai cấp và dân tộc đều là những phạm trù lịch sử, bởi nó xuất hiện và tồn
tại phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử nhất định. Đó là những phạm trù chỉ các
quan hệ xã hội khác nhau, nhưng nó có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Trong
mối quan hệ đó giai cấp và dân tộc có những vai trò khác nhau. Tư tưởng Hồ Chí
Minh đã khẳng định rằng, dân tộc và giai cấp có quan hệ chặt chẽ, luôn luôn tác
động qua lại và thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Thứ nhất, giai cấp công nhân là người giải quyết vấn đề dân tộc. Chủ nghĩa
Mác - Lênin đã chỉ ra quan hệ giai cấp - dân tộc rằng, vấn đề dân tộc bao giờ cũng
gắn liền với vấn đề giai cấp, do một giai cấp tiên phong giải quyết. Bất cứ ở đâu và
khi nào thì hình thành và phát triển của dân tộc đều nhằm đáp ứng lợi ích của giai
cấp, và mỗi một giai cấp đều giải quyết vấn đề dân tộc theo lập trường của giai cấp
đó. Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh thấy rằng trong kết cấu giai cấp của xã hội thì giai
cấp công nhân là giai cấp tiến bộ nhất, nên chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp
duy nhất và độc nhất có thể giải quyết triệt để vấn đề dân tộc.
Thứ hai, độc lập dân tộc là tiền đề để giải phóng giai cấp. Hồ Chí Minh giải
quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng thời đặt vấn đề giai cấp
trong vấn đề dân tộc. Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân
là điều kiện để giải phóng giai cấp. Vì thế, lợi ích của giai cấp phải phục tùng lợi
ích của dân tộc. Đây chính là mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng
giai cấp, giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong hai vấn đề này
Người đã xem xét vấn đề nào giải quyết trước, vấn đề nào giải quyết sau, vấn đề
nào quyết định vấn đề nào. Theo Hồ Chí Minh, ở các nước đang đấu tranh giành
độc lập, kinh tế đang rất lạc hậu thì đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở
phương Tây. Trong khi đó, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc luôn luôn là
động lực thôi thúc các dân tộc này đứng lên đấu tranh giành độc lập. Đó là chủ
nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính. Ở các nước này trước hết phải giải
phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân lao động, đó là điều kiện hàng
đầu để mở đường giải phóng giai cấp, tiến tới giải phóng con người, phù hợp với
quan điểm của Lênin: chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng.
Nhưng trong những năm 30 của thế kỷ XX, quan điểm này của Hồ Chí Minh bị
Quốc tế Cộng sản và những người cộng sản Việt Nam cho là hữu khuynh. Vì
những người này chưa nắm vững tình hình phương Đông như Hồ Chí Minh. Thực
tế về sau đã cho thấy quan điểm của Hồ Chí Minh là đúng đắn.
Thứ ba, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Khác với con đường
cứu nước của ông cha, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa phong kiến (cuối thế kỷ
XIX hoặc chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XX), con đường cứu nước của Hồ Chí
Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người đã xác định giai cấp
công nhân là lực lượng chính lãnh đạo phong trào dân tộc. Theo Hồ Chí Minh
phương hướng đó là chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chặt
chẽ với nhau như hình với bóng. Độc lập dân tộc là trạng thái của xã hội còn chủ
nghĩa xã hội là tính chất của xã hội đó. Bởi vì khi những tiền đề chính trị được tạo
ra cho Việt Nam sau giải phóng là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhà nước dân
chủ nhân dân, hệ thống chính trị của toàn dân thì phương hướng tất yếu của xã hội
là chủ nghĩa xã hội. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp và mở
đường giải phóng con người, độc lập dân tộc phải gắn với tự do hạnh phúc của
nhân dân. Có như vậy giải phóng dân tộc mới giành được thắng lợi hoàn toàn.
Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải
phóng dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, vừa phản ánh mối quan hệ khăng
khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
II. Bằng phương pháp tư duy lý luận của mối quan hệ đó, suy rộng ra mối quan hệ
có bản chất tương đương trong một gia đình là quan hệ nào ?
Dựa trên phương pháp tư duy lý luận về mối quan hệ dân tộc – giai cấp, suy rộng
ra, mối quan hệ có bản chất tương đương trong một gia đình là mối quan hệ giữa
gia đình với các thành viên trong gia đình. Cụ thể, gia đình là đại diện cho một dân
tộc thu nhỏ, tạo cho con người tồn tại bên trong nó những cơ sở để tồn tại và phát
triển. Các thành viên trong gia đình như ông bà, cha mẹ, con cái lại đóng vai trò
như những giai cấp trong xã hội theo thứ bậc, góp phần hình thành nên gia đình,
duy trì những nét đẹp truyền thống và có trách nhiệm xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc.
III. Hãy minh họa phần suy rộng trên bằng hoạt động của một gia đình cụ thể mà bạn biết.
Dựa trên phương pháp tư duy lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối
quan hệ dân tộc – giai cấp, có thể suy rộng ra trong gia đình, mối quan hệ giữa gia
đình với các thành viên trong gia đình cũng có ý nghĩa tương tự với mối quan hệ
giữa dân tộc và giai cấp. Cụ thể, theo em, gia đình là đại diện cho một dân tộc, bởi
nó bao gồm toàn bộ các thành viên như ông bà, cha mẹ, con cái, trong đó ông bà,
cha mẹ, con cái lại đóng vai trò như những giai cấp khác nhau lần lượt theo thứ
bậc. Thật vậy, em sẽ minh họa phần suy rộng trên bằng các hoạt động cơ bản của gia đình em.
Thứ nhất là hoạt động kinh tế. Hiện tại, gia đình em gồm có 4 thành viên là
bố, mẹ, em và em gái của em. Dựa theo tư duy trên, em có thể chia gia đình mình
thành hai giai cấp, với bố mẹ em là “giai cấp” cao hơn do có tư liệu sản xuất và có
tiếng nói nhất trong gia đình. Xét về hoạt động kinh tế, đây là hoạt động cơ bản
quan trọng nhằm tạo ra của cải, vật chất, đảm bảo cho sự sống còn của gia đình,
đảm bảo cho gia đình được ấm no, giàu có. Bố mẹ em đều có công việc ổn định,
mức thu nhập ở mức 50 triệu đồng một tháng, đủ khả năng bao quát về nhu cầu ăn,
ở, tiện nghi, chu cấp cho việc học tập của em và em gái, cũng như góp phần cải
thiện và nâng cao đời sống của gia đình. Ngược lại, gia đình là động lực to lớn để
bố mẹ em có thể làm việc, tạo ra thu nhập đảm bảo cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Thứ hai là hoạt động giáo dục. Đây là hoạt động hết sức quan trọng của gia
đình, quyết định đến nhân cách của con người, dạy dỗ nên những người con hiếu
thảo, trở thành người công dân có ích cho xã hội bởi gia đình là trường học đầu
tiên và ở đó cha mẹ là những người thầy đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người.
Do đó bố mẹ em có phương pháp giáo dục, răn đe một cách đúng đắn. Ai sai thì
nhận sai và sửa chữa chứ không vì cái tôi, cái sĩ diện và tính bảo thủ của mình mà
cố chấp không thay đổi. Bố mẹ em dạy dỗ, chỉ bảo con cái mình nhẹ nhàng, phân
tích rõ đúng sai, là một tấm gương để “giai cấp” non trẻ như em và em gái noi
theo. Các thành viên trong gia đình em luôn sống thuận hòa, vui vẻ, cùng nhau chia
sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bố mẹ em cũng chú trọng trong
việc giữ gìn nét đẹp truyền thống về đạo đức và lối sống thuần phong mĩ tục của
gia đình. Tuy việc giáo dục ở gia đình chỉ là một khía cạnh nhưng đó vẫn là cái
gốc, giúp con người sẽ trở nên hoàn thiện hơn.
Thứ ba là những hoạt động gắn kết tình cảm gia đình. Đây là hoạt động có ý
nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình yêu thương gắn bó giữa các thành viên của
gia đình. Tổ ấm gia đình vừa là điểm xuất phát cho con người trưởng thành, vững
tin bước vào cuộc sống xã hội, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá
nhân trước những rủi ro, sóng gió cuộc đời. Gia đình em luôn có nhiều cách để thể
hiện tình cảm với nhau. Đối với bố mẹ em, họ luôn tôn trọng những sở thích và
thành công của con bằng cách ghi nhận những nỗ lực, cố gắng thay vì tập trung
vào những gì đã xảy ra. Bố mẹ em luôn thông cảm khi chúng em khó chịu, lắng
nghe, chấp nhận cảm xúc và ghi nhận cảm xúc của chúng em bằng lời nói. Về phần
chúng em là những người con, chúng em luôn cố gắng giúp đỡ bố mẹ nhiều công
việc cũng như cố gắng tự bảo ban nhau trong học tập và cuộc sống. Gia đình em
luôn có thói quen dùng bữa cùng nhau và coi bữa cơm như một không gian để cả
nhà có thể chia sẻ, gần gũi với nhau hơn.
Thông qua các hoạt động cơ bản trên, mối quan hệ giữa gia đình với các
thành viên trong gia đình là một mối quan hệ gắn bó, khăng khít. Gia đình có vai
trò như một dân tộc thu nhỏ, tạo cho con người tồn tại bên trong nó những cơ sở để
tồn tại và phát triển, trong đó, các thành viên trong gia đình lại đóng vai trò như
những giai cấp trong xã hội, góp phần hình thành nên gia đình, có trách nhiệm duy
trì những nét đẹp của gia đình và xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc.