Bài tập nhận định đúng sai môn luật hình sự | Đại học Nội Vụ Hà Nội
1. Người nước ngoài phạm tội trên máy bay của Việt Nam khi máy bay đóđang hoạt động trên không phận quốc tế thì không bị coi là phạm tội trênlãnh thổ Việt Nam.=> Nhận định này Sai. Bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay còn có khái niệm lãnhthổ mở rộng, tức là lãnh thổ theo giác độ chủ quyền quốc gia về phương diệnpháp lí.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45469857
1. Người nước ngoài phạm tội trên máy bay của Việt Nam khi máy bay
đóđang hoạt động trên không phận quốc tế thì không bị coi là phạm tội
trên lãnh thổ Việt Nam.
=> Nhận định này Sai. Bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay còn có khái niệm lãnh
thổ mở rộng, tức là lãnh thổ theo giác độ chủ quyền quốc gia về phương diện pháp lí.
2. Người phạm tội luôn phải chịu hình phạt trên thực tế.
=> Nhận định này Sai. Trong thực tế vẫn có trường hợp người phạm tội không
phải chịu hình phạt. Đó là những trường hợp có tội nhưng được miễn trách nhiệm
hình sự, được miễn hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt.
3. Đồng phạm phức tạp là phạm tội (phạm tội) có tổ chức?
=> Nhận định này Sai. Vì hai khái niệm này không đồng nhất, đồng phạm phức
tạp là khái niệm rộng hơn một tội có tổ chức.
4. Bộ luật hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội xảy
rangoài lãnh thổ Việt Nam.
=> Nhận định này Sai. Theo Điều 6 Bộ luật Hình sự.
5. Người được hưởng quyền miễn trừ về ngoại giao hoặc quyền ưu đãi
miễntrừ về lãnh sự nếu phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam cũng không phải
chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam.
=> Nhận định này Sai. Theo Điều 5, sẽ giải quyết theo con đường ngoại giao,
nhưng không có nghĩa là không phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam.
6. Người bị toà án tuyên phạt 5 năm tù là người phạm tội thuộc loại tộinghiêm trọng.
=> Nhận định này Sai. Có thể là tội rất nghiêm trọng, nhưng có nhiều tình tiết
giảm nhẹ theo Điều 46 thì sẽ được hưởng hình phạt nhẹ hơn quy định của bộ luật (Điều 47).
7. Bộ luật hình sự Việt Nam không có hiệu lực trở lại (hiệu lực hồi tố) =>
Nhận định này Sai. Theo khoản 3 Điều 7. Bộ luật hình sự Việt Nam không có
hiệu lực hồi tố trong trường hợp việc áp dụng k có lợi cho người bị áp dụng.
Ngược lại, trong trường hợp áp dụng mà có lợi cho họ thì luật hình sự Việt
Nam có hiệu lực hồi tố.
8. Phòng vệ quá muộn là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?
=> Nhận định này Sai. Vì: Phòng vệ quá muộn là trường hợp 1 người có hành vi
gây thiệt hại cho người tấn công sau khi sự tấn công của người này đã kết thúc.
Sự gây thiệt hại này không đạt MĐ ngăn chặn sự tấn công nguy hiểm cho xã hội
cho nên không được Bộ luật hình sự nước ta thừa nhận là phòng vệ mà là tội phạm
bình thường. Cong vượt quá gới hạn phòng vệ chính đáng là trường hợp 1 người
có đủ cơ sở pháp lý để phòng vệ, nhưng đã sử dụng phương pháp thủ đoạn phòng
vệ quá mức cần thiết, gây thiệt hại cho người tấn ccông 1 cách quá đáng trong lOMoAR cPSD| 45469857
trường hợp này người phòng vệ phải chịu trách nhiệm hình sự những được giảm nhẹ đặc biệt.
9. Phòng vệ quá sớm là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?
=> Nhận định này Sai. Vì phòng vệ quá sớm khi chưa có sự tấn công nguy hiểm
hoặc sự tấn công chưa có nguy cơ xãy ra ngay tức khắc mà 1 người đã gây thiệt
hại cho người khác, bởi họ cho rằng người này sẽ tấn công mình. Trong trường
hợp này chưa đủ cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ nếu không được thừa nhận phòng vệ chính đáng.
10. Hành vi giúp sức về tinh thần chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khiđược
thực hiện trong thực tế.
=> Nhận định này Sai. Vì hành vi giúp sức về tinh thần thực chất là những tác
động tâm lý dưới dạng các lời hứa hoặc sự góp ý về phương pháp thủ đoạn thực
hiện tội phạm vốn là các tác động tâm lý cho nê sự giúp đỡ về tinh thần đã có hiệu
quả ngay trong việc tăng thêm phần quyết tâm thực hiện tội phạm. Chính vì vậy,
không cần đợi đến lúc sự giúp sức về tinh thần đước thực hiện thì nó mới bộc lộ
hết bản chất nguy hiểm.
11. Người thực hành không bao giờ thực hiện tội phạm thông qua hành vicủa người khác?
=> Nhận định này Sai. Vì có 2 loại người thức hành (tự mình và không tự mình)
12. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng là phạn 1 tội ít nghiêmtrọng?
=> Nhận định này Sai. Vì tội ít nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 8 là những tội
phạm có mức cao nhất của khung hình phạt từ 3 năm trở xuống, còn phạm tội
trong trường hợp ít nghiêm trọng là thuật ngữ có nội dung so sánh. Trường hợp
phạm tội cụ thể với 1 tội danh so với các trường hợp thông thường mà tội danh
này thể hiện ra bên ngoài. Thực ttế là đối với hành vi phạm tội trong trường hợp
ít nghiêm trọng, luật vẫm quy định hình phạt rất nặng (K2 các Điều 86, 87, 88 )
13. Thực hiện nhiều tội phạm là phạm nhiều tội:
=> Nhận định này Sai. Vì thực hiện nhiều tội phạm là thuật ngữ bao hàm cả 2 trường hợp:
– Phạn nhiều tội Đ50 Bộ luật hình sự 1999
– Có nhiều bản án Đ51 Bộ luật hình sự 1999
14. Các biện pháp tư pháp phải được áp dung kèm theo hình phạt
chính?=> Nhận định này Sai. Vì trong các biện pháp được quy định tại các Đ
41,44,61 và 70 Bộ luật hình sự 99 có nhiều biện pháp được áp dung độc lập như:
bắt buộc chữa bệnh được áp dung đối với người sau khi phạm tội chưa xét xử mà
bị mắc bệnh tâm thần thì các biện pháp này được áp dung trước khi xét xử đưa
vào trường giáo dưỡng có thể thay cho hình phạt chính.
15. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội trong trường hợp
bịcưỡng bức về tinh thần không phải chịu trách nhiệm hình sự? lOMoAR cPSD| 45469857
=> Nhận định này Sai. Vì người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội trong trường
hợp bị cưỡng chế về tinh thần bị coi là có lỗi bởi vì không phải Mọi trường hợp
cưỡng chế về tinh thần đều loại trừ khả năng ý chí do vậy vẫn phải chịu trách
nhiệm hình sự vì còn khả năng ý chí.
16. Miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp được quy định tại khoản
3 Điều 80 Bộ luật hình sự là do tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội? =>
Nhận định này Sai. Vì tự ý nữa chừng chấm dứt hành vi phạm tội (viết tắt phạm
tội) Đ19 là không chủ định thực hiện tội phạm do vậy họ không có hành vi chuẩn
bị phạm tội hơn nữa K3 Đ80 (tyội ZĐ) không đòi hỏi người phạm tội hoàn toàn
tự giác( tác là không có sự cản trở của nguyên nhân khách quan) Đây là chính
sách đối với những người HĐ ZĐ, rõ ràng bản chất của việc miễn trách nhiệm
hình sự trong trường hợp này hoàn toàn khác với trường hợp Đ19.
17. Không chấp hành mệnh lệnh của người thi hành công vu là phạm
tộichống người thi hành công vụ?
=> Nhận định này Sai. Vì theo Đ257 Bộ luật hình sự thì chống người thi hành
công vụ là hành vi dùng vũ lực đe doạ, tức là tội phạm được thực hiện = hành
động. Do vậy trường hợp được nêu là không hành động nên không phải phạm tội này.
18. Bàn bạc thoả thuận trước là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm?=>
Nhận định này Sai. Vì theo Bộ luật hình sự Việt Nam có 2 hình thức đồng phạm
dựa vào dấu hiệu chủ quan, đồng phạm được phân chia:
– Đồng phạm có thông mưu trước.
– Đồng phạm không có thông mưu trước.
Trong hình thức đồng phạm có thông mưu trước có sự bàn bạc thoả thuận trước
về việc cùng thực hiện tội phạm giữa những người cùng phạm tội còn trong đồng
phạm không có thông mưu trước thìn không có dấu hiệu này hoặc có nhưng không đáng kể.
19. Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là
trường hợp giết người có sử dụng nhưng công cụ nguy hiểm như súng, lựu đạn.
=> Nhận định này Sai. Vì bản thân phương tiện phạm tội chưa thể hiện p pháp
phạm tội nếu đặt nó trong địa điểm hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ: nếu dùng súng, lựu
đạn chỉ để giết 1 người đang ở nơi hẻo lánh thì không thuộc trường hợp giết người
phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.
20. Mọi trường hợp giao cấu với người dưới 16 tuổi đều cấu thành tội
quyđịnh tại Điều 115 Bộ luật hình sự Việt Nam?
=> Nhận định này Sai. Vì có những trường hợp giao cấu với người dưới 16 tuổi
lại không cấu thành tội quy định tại Đ115 Bộ luật hình sự Việt Nam. Ví dụ: Nếu
người đã thành niên giao cấu với người dưới 13 tuổi thì cấu thành tội hiếp dâm. lOMoAR cPSD| 45469857
Nếu nam giới dưới 14 tuổi giao cấu với người nữ giới dưới 16 tuổi cũng không
cấu thành tội này(vì họ không có lỗi).
21. Án treo không được áp dung cho trường hợp tội đã phạm là tội nghiêmtrọng?
=> Nhận định này Sai. Vì trong trường hợp tội đã phạm là tội nghiêm trọng mà
mức án đã tuyên đối với họ không quá 3 năm và các Điều kiện khác về án treo
đêu thoả mãn (theo Đ60 Bộ luật hình sự Việt Nam) thì họ được hưởng án treo. Ví
dụ: Án treo vẫn có thể áp dung đối với người phạm tội gây mất TTCC (K2 Đ245
Bộ luật hình sự Việt Nam có khung hình phạt từ 2 đến 7 năm: tội nghiêm trọng
khi thoả mãn các Điều kiện của án treo quy định tại Đ60 Bộ luật hình sự Việt Nam).
22. Luật hình sự là văn bản pháp luật quy định tội phạm và hình phạt?=>
Nhận định này Sai. Vì luật hình sự là ngành luật bao gồm hệ thống các quy
phạm PL do nhà nước ban hành, xác định những hành vi bị coi là tội phạm và
quy định những hình phạt được áp dung đối với người có hành vi nguy hiềm cho xã hội.
23. Người chuẩn bị phạm tội chiếm đoạt chất phóng xạ phải chịu tráchnhiệm
hình sự trong Mọi trường hợp?
=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ K3 Đ8 Bộ luật hình sự Việt Nam về tội ít nghiêm
trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm, đặc biệt nghiêm trọng và căn cứ vào K1 Đ17 Bộ
luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với người chuẩn bị phạm tội thì:
Nếu người chuẩn bin phạm tội chiếm đoạt chất phóng xạ thuộc K1 Đ236 thì không
phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là tội nghiêm trọng có mức cao nhất khung hình phạt là 07 năm tù.
24. Hành vi chuẩn bị phạm tội chữa mại dâm luôn phải chịu trách nhiệmhình sự?
=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ K3 Đ8 Bộ luật hình sự Việt Nam về tội ít nghiêm
trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và căn cứ vào K1
Đ17 Bộ luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với người chuẩn bị
phạm tội thì: Nếu người phạm tội chứa mại dâm thuộc K1 Đ254 thì không phải
chịu trách nhiệm hình sự vì đây là tội nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù.
25. Người có hành vi giúp sức ở dạng “hứa hẹn trước” phải chịu tráchnhiệm
hình sự ngay cả khi lời hứa đó không đước thức hiện?
=> Nhận định này Đúng. Vì Luật hình sự không đòi hỏi lời hứa hẹn trước của
người giúp sức phải được thức hiện, bởi lẻ chính lời hứa hẹn của người giúp sức
đã cũng cố ý định phạm tội, cũng cố quyết tâm phạm tội hoặc quyết tâm phạm tội
đến cùng của người trực tiếp thực hiện tội phạm.
26. Không phải Mọi trường hợp chuẩn bị phạm tội hiếp dâm đểu phải
chịutrách nhiệm hình sự? lOMoAR cPSD| 45469857
=> Nhận định này Đúng. Vì căn cứ K3 Đ8 Bộ luật hình sự Việt Nam về tội ít
nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt biệt nghiêm trọng và căn
cứ vào K1 Đ17 Bộ luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với người
chuẩn bị phạm tội thì: Nếu người chuẩn bị phạm tội hiếp dâm thuộc K1 Đ111
BKHS Việt Nam thì không phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là tội nghiêm
trọng có mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù.
27. Không phải Mọi tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội đều
phảiđược cân nhắc đến khi quy định hình phạt?
=> Nhận định này Đúng. Vì khi quy định hình phạt hội đồng xét xử cần chú ý đến
1 số đặc điểm nhân thân của người phạm tội có ảnh hưởng đến tính chất nguy
hiểm của hành vi phạm tội cũng như khả năng cải tạo giáo dục của người đó.
Ví dụ: như các đặc điểm mang tính chất pháp lý: tái phạm, tái phạm nguy hiểm, tiền án, tiền sự.
28. Tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng khác nhau ở chổhình
phạt tù cụ thể Đ8 là đưới 3 năm và trên 3 năm?
=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ vài K3 Đ8 Bộ luật hình sự Việt Nam việc phân
biệt tội phạm nghiêm trọng và ít nghiêm trọng là dựa vào mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy mà luật hình sự đã quy định chứ không dựa vào hình phạt
cụ thể đã tuyên. Ví dụ: Hội đồng xét xử tuyên án phạt 2 năm tù đối với A vì đã
phạm tội thuộc K1 Đ202 Bộ luật hình sự Việt Nam. Như vậy A đã phạm 1 tội
nghiêm trọng (có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là 6 năm tù).
29. Đối tượng Điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội đượcluật
hình sự bảo vệ và ghi rõ tại khoản 1 Điều 8?
=> Nhận định này Sai. Vì đối tượng Điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ phát
sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi người đó thực hiện 1 tội phạm. Còn
những quan hệ xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam
là những khách thể được luật hình sự bảo vệ.
30. Đạo luật hình sự là Bộ luật Hình sự Việt Nam?
=> Nhận định này Sai. Vì đạo luật hình sự là văn bản PL do cơ quan quyền lực tối
cao của nhà nước ban hành quy định tội phạm và hình phạt cũng như các chế định
khác liên quan đến việc xcá định tội phạm và hình phạt đồng thời quy định nguyên
tắc chung của luật hình sự Việt Nam. Đạo luật hình sự có thể là pháp lệnh trừng
trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 2/10/1970 hoặc là những sắc
luật như sắc luật số 03/SL ngày 15/3/1976 hoặc sắc lệnh số 150/ SL ngày
12/4/1953 trừng trị bọn địa chủ cường hào ngoan cố hoặc là 1 Bộ luật hình sự Việt Nam hoàn chỉnh.
Bộ luật hình sự Việt Nam chỉ là 1 hình thức cụ thể của đạo luật hình sự và là hình
thức hoàn thiện nhất. Như vậy khái niệm đạo luật hình sự rộng hơn khái niệm Bộ luật hình sự Việt Nam. lOMoAR cPSD| 45469857
31. Việc phân biệt giữa lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp trong khi ápdung
luật hình sự chỉ có ý nghĩa đối với việc quy định hình phạt mà không có
ý nghĩa đối với việc định tội?
=> Nhận định này Sai. Vì khi áp dung luật hình sự lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý
gián tiếp không phải chỉ có ý nghĩa đối với việc quy định hình phạt mà còn có ý
nghĩa đối với việc định tội. Ví dụ:Tội bức tử(Đ100 Bộ luật hình sự Việt Nam) nếu
người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp làm nạn nhân xử tự sát thì xử theo Đ100 Bộ
luật hình sự Việt Nam. Nếu người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp đối với hậu quả
làm nạn nhân chết thì sẽ bị xử lý theo Đ93 Bộ luật hình sự Việt Nam.
32. Khi áp dung luật hình sự chỉ phải xác định hậu quả của tội phạm nếunhư
tôi đó là tội có cấu thành tội phạm vật chất?
=> Nhận định này Sai. Vì trong Mọi trường hợp khi áp dung luật hình sự đều phải
xác định hậu quả của hành vi người phạm tội để định tội hoặc định hình phạt, chứ
không phải cấu thành tội phạm vật chất mới xác định hậu quả của tội phạm.
33. Cơ sở duy nhất của việc quy định độ tuổi của Điều 12 Bộ luật hình sựViệt
Nam: độ tuổi là Điều kiện để có năng lực trách nhiệm hình sự? => Nhận
định này Sai. Vì ngoài cơ sở độ tuổi quy định tại Đ12 Bộ luật hình sự Việt
Nam là Điều kiện để có năng lực trách nhiệm hình sự còn có các cơ sở sau: –
Về chính sách hình sự: chính sách nhân đạo của Đảng và nhà nước ta đối
với người chưa thành niên. –
Yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm trong từng thời điềm giaiđoạn nhất định.
34. Người bị mắc bệnh tâm thần luôn không phải chịu trách nhiệm hình
sự?=> Nhận định này Sai. vì người bị mắc bệnh tâm thần ở dạng nhẹ mà năng
lực nhận thức vẫn còn và họ có khả năng Điều khiển hành vi của họ, tuy khả
năng nhận thức và khả năng Điều khiển hành vi bị hạn chế, nếu có hành vi
phạm tội thì vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự, tình tiết bị hạn chế khả
năng Điều khiển hành vi là một tình tiết giảm nhẹ được quy định ở điểm n
khoản 1 Đ46 Bộ luật hình sự Việt Nam.
Nhận định đúng sai Luật hình sự phần các tội phạm
35. Hành vi vi phạm các quy định an toàn giao thông vận tải chỉ cấu thànhtội
theo Điều 202 Bộ luật hình sự Việt Nam khi hành vi đó gây ra thiệt hại
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng?
=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ khoản 4 Điều 202 Bộ luật hình sự Việt Nam thì
có những hành vi chưa gây ra hậu quả nhưng có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời thì cấu thành tội phạm
theo Điều 202 Bộ luật hình sự Việt Nam. Ví dụ: người bẻ ghi đường sắt đã không
thực hiện nhiệm vụ của mình (do ngủ gật) song có người phát hiện và bẻ ghi để 2
đoàn tàu không đâm vào nhau. Trong trường hợp này mặc dù chưa có hậu quả (tai
nạn) xảy ra nhưng người bẻ ghi vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm hinh sự theo K4
Điều 202 Bộ luật hình sự Việt Nam. lOMoAR cPSD| 45469857
36. Nếu người đưa hối lộ chủ động khái báo thì họ được coi là không có lỗi?=>
Nhận định này Sai. Vì căn cứ đoạn 2 khoản 6 Điều 289 Bộ luật hình sự Việt
Nam thì trong trường hợp người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã
chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì vẫn bị coi là có tội, nhưng có thể
được miễn trách nhiệm hình sự.
37. Tình tiết hiếp dâm có tổ chức và tình tiết nhiều người hiếp 1 người tất
cảđều đồng phạm hiếp dâm?
=> Nhận định này Sai. Vì hiếp dâm có tổ chức và tình tiết nhiều người hiếp dâm
1 người không phải là đồng phạm hiếp dâm.
Hiếp dâm có tổ chức là trương hợp đông phạm hiếp dâm ở hình thức có tổ chức
tức là có sự cấu kết chặt chẻ giữa những người phạm tội, ở trương hợp này không
phải là buộc tất cả những tên phạm tội đêu phải thực hiện hành vi giao cấu với 1
hoặc nhiều nạn nhân mà chủ thể của trường hợp này có thể là nữ giới với vai trò
là người tổ chức giúp sức, xúi giục.
Nhiều người hiếp 1 người cũng là trương hợp đồng phạm hiếp dâm nhưng chưa
đến mức đồng bọn có tổ chức, ở trường hợp này tất cả những tên phạm tội đều có
hành vi thực hiện giao cấu với cùng 1 nạn nhân và chủ thể trong trường hợp này
chỉ có thể là nam giới.
38. Tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại đều là khách thể trực
tiếpcủa tội phạm đó?
=> Nhận định này Sai. Vì khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ
thể bị 1 loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại và sự xâm hại này thể hiệh được
bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó. ví dụ: hành vi giết người gây thiệt
hại cho nhiều quan hệ xã hội như quan hệ giữa nạn nhân với gia đình, giữa nạn
nhân với cơ quan nơi người đó làm việc, quyền sống, quyền được tôn trọng bảo
vệ của người đó. Trong tội giết người quy định tại Đ3 Bộ luật hình sự Việt Nam
khách thể trực tiếp chính là quyền sống quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng.
39. Người giúp sức ở dạng « hứa hẹn trước » chỉ phải chịu trách nhiệm
hìnhsự trong trường hợp họ đã thực hiện lời hứa hẹn đó?
=> Nhận định này Sai. Vì người giúp sức ở dạng hứa hẹn trước mặc dù họ chưa
thực hiện lời hứa hẹn trước nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bởi lẽ lời
hứa hẹn trước đó đã làm cho người phạm tội vững tâm về tư tưởng để họ thực
hiện tội phạm. VD: A hứa với C tới giờ hẹn sẽ đi xe tới chở tài sản mà C trộm cắp
được nhưng đến giờ hẹn A không đến mà C đã thực hiện xong hành vi của mình
thì A vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
40. Hành vi tấn công – cơ sở của phòng vệ chính đáng luôn là một tộiphạm?
=> Nhận định này Sai. Vì hành vi tấn công là cơ sở của phòng vệ chính đáng phải
có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội, có thể có dấu hiệu cấu thành tội phạm,
nhưng luật hình sự không bắt buộc phải như vậy. bởi thực tế có những hành vi
nguy hiểm cho xã hội không phải là tội phạm. VD: Hành vi người điên dùng dao lOMoAR cPSD| 45469857
tấn công người khác là cơ sở của phòng vệ chính đáng và hành vi này không phải
là hành vi của tội phạm.
41. Người không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi
củamình không phải chịu trách nhiệm hình sự?
=> Nhận định này Sai. Vì trong trường hợp họ tuy không thấy trước hậu quả cho
xã hội của hành vi của mình nhưng họ buộc phải thấy trước hậu quả đó. Đây là
trường hợp phạm tội với lỗi vô ý cẩu thả. VD: Y tá do cẩu thả đã phát thuốc nhằm
cho bệnh nhân uống. Trong trường hợp người y tá tuy không thấy trước hậu quả
nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nhưng với nghề y tá buộc họ phải
thấy trước và có dấu hiệu chuyên môn để thấy trước là bệnh nhân uống nhằm
thuốc sẽ dẫn đến hậu quả nguy hiểm. Người y tá phải chịu trách nhiệm hình sự với vô ý cẩu thả.
42. Người say rượu phạm tội luôn phải chịu trách nhiệm hình sự?
=> Nhận định này Sai. Vì nếu người say rượu bệnh lý « người phạm tội bị mắc 1
chứng bệnh vì liên quan đến bệnh nên chỉ uống rượu một lượng rượu rất nhỏ cũng
có thể vẫn đến năng lực, nhận thức và năng lực Điều khiển hành vi của con người
hoàn toàn bị loại trừ » thì họ không có lỗi với tình trạng say rượu của mình, do
vậy cũng không được coi là không có lỗi với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ
thực hiện trong tình trạng say rượu.
43. Bộ luật hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với các trường hợp người
nướcngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam?
=> Nhận định này Sai. Vì nếu người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt
Nam mà họ không thực hiện các tội quy định ở chương 24 Bộ luật hình sự Việt
Nam thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người nước ngoài phạm tội ở
ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật
hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các hiệp ước quốc
tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc công nhận theo
K2 Đ6 Bộ luật hình sự Việt Nam và các tội trong chương 24 Bộ luật hình sự Việt Nam.
44. Trong mọi trường hợp người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam Điều
phảichịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam?
=> Nhận định này Sai. Vì người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam không phải chịu
trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp họ
được hưởng các quy chế ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc ưu đãi miễn trừ lãnh sự.
45. Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm khi hành vi đó gâyra
những thiệt hại đáng kể?
=> Nhận định này Sai. Vì có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không bị coi là
tội phạm mặc hành vi đó gây ra những thiệt hại đáng kể.
Ví dụ: Người phạm tội không có năng lực trách nhiệm hình sự, phòng vệ chính
đáng, tình thế cấp thiết. lOMoAR cPSD| 45469857
46. Hình thức thứ hai của lỗi cố ý là cố ý gián tiếp; trường hợp này
ngườiphạm tội không trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội?
=> Nhận định này Sai. Vì lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp là căn cứ vào thái độ tâm
lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm và đối với hậu quả hoàn toàn
không phải căn cứ vào việc người đó trực tiếp gây ra hậu quả để xác định lỗi của
một người. Sự phân biệt 2 loại cố ý trực tiếp và gián tiếp dựa trên cơ sở Mối quan
hệ giữa 2 yếu tố ý chí và lý trí. Từ 2 yếu tố tâm lý khác nhau của can phạm đối
với hành vi nguy hiểm của mình cũng như khả năng thấy trước và khuynh hướng
ý chí đối với hậu quả mong muốn có xảy ra hay không.
47. Gây thiệt hại trong trường hợp bị cưỡng bức về thân thể không thể
chịutrách nhiệm hình sự vì họ bị uy hiếp về tinh thần?
=> Nhận định này Sai. Vì cưỡng bức về thân thể là trường hợp dùng sức mạnh
bạo lực vật chất tác động lên cơ thể khiến người này không thể hoạt động theo ý
muốn của mình được. Như vậy trường hợp bị cưỡng bức về thân thể không phải
chịu trách nhiệm hình sự, không phải vì họ uy hiếp về tinh thần mà vì biểu hiện
nguy hại họ không phải là hành vi phạm tội.
48. Đạo luật hình sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật ViệtNam
có đối tượng Điều chỉnh và phương pháp Điều chỉnh riêng?
=> Nhận định này Sai. Vì đạo luật hình sự là văn bản pháp luật do cơ quan quyền
luật tối cao của Nhà nước ban hành quy định tội phạm và hình phạt đồng thời quy
định nguyên tắc chung của luật hình sự Việt Nam. luật hình sự là ngành luật độc
lập trong hệ thống pháp luật của Nhà nước bao gồm hệ thống pháp luật do nhà
nước ban hành, quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm, đồng
thời quy định những hình phạt đối với tội phạm ấy.
49. Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người
làtrường hợp phạm tội phải có hậu quả nhiều người chết, kẻ phạm tội
mới bị xử lý theo điểm 1 K1 Đ93 Bộ luật hình sự Việt Nam?
=> Nhận định này Sai. Vì Luật hình sự không đòi hỏi giết người = phương pháp
có khả năng làm chết nhiều người có hậu quả nhiều người chết. VD: A thù tức C
định giết C, A đã ném lựu đạn vào nhà C trong lúc C và vợ con đang ăn cơm lựu
đạn không nổ C và Mọi người không chết nhưng A vẫn bị xử lý về trường hợp
giết người = phương pháp có khả năng làm chết nhiều người « Điểm 1 K1 Đ 93
Bộ luật hình sự Việt Nam.
50. Không phải mọi hành vi không hành động phạm tội Điều cấu thành
tộiphạm vật chất?
=> Nhận định này Đúng. Vì không hành động phạm tội có thể cấu thành tội phạm
vật chất hoặc ở cấu thành tội phạm hình thức.
VD: Không tố giác tội phạm « Điều 134 Bộ luật hình sự Việt Nam » là cấu thành tội phạm hình thức.
51. Đối tượng Điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội
phátsinh khi có một tội phạm được thực hiện. lOMoAR cPSD| 45469857
=> Nhận định này Sai. Khi có một tội phạm được thực hiện sẽ phát sinh nhiều
quan hệ xã hội (quan hệ dân sự, quan hệ hành chính,…). Trong khi luật hình sự
chỉ Điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi
người này thực hiện tội phạm, hay còn gọi là quan hệ pháp luật hình sự.
52. Đối tượng Điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội đượcluật hình sự bảo vệ.
=> Nhận định này Sai. Đối tượng Điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội
phát sinh giữa NN và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Còn quan
hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là các quan hệ xã hội được quốc gia tuyên bố
bảo vệ trước sự xâm hại của tội phạm. Các quan hệ này khi bị xâm phạm sẽ trở
thành khách thể của tội phạm.
53. Bãi nại của người bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấmdứt
quan hệ pháp luật hình sự.
=> Nhận định này Sai. Bãi nại được hiểu là rút yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên không
phải mọi các hành vi phạm tội đều không bị xử lí hình sự khi có bãi nại. Căn cứ
vào Điều 155 BLTTHS 2015 thì chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu
của người bị hại (hoặc đại diện người bị hại) đối với 10 tội danh được quy định
Điều luật này quy định. Vì thế, bãi nại chỉ có giá trị pháp lí bắt buộc làm chấm
dứt quan hệ PL hình sự đối với một số tội danh do luật định mà thôi.
Cơ sở pháp lý: Điều 155 BLHS 2015.
54. Trong mọi trường hợp một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại ViệtNam
nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
=> Nhận định này Sai. Tội phạm được xem là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam
khi tội phạm ấy có một giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Nghĩa
là tội phạm đó có thể được thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc bắt
đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
55. Căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 Bộ luật hình sự là mức hình phạtdo
Tòa án áp dụng đối với người phạm tội.
=> Nhận định này Sai. Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì phân loại tội phạm dựa trên
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ
luật này. Nói cách khác, căn cứ phân loại tội phạm phải dựa trên mức cao nhất
của khung hình phạt (do Điều luật quy định), còn mức hình phạt do Tòa án áp
dụng là hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án, không phải căn cứ phân loại tội
phạm theo Điều 9 BLHS. Cơ sở pháp lý: Điều 9 BLHS 2015
56. Trong một tội danh bắt buộc phải có 3 loại cấu thành tội phạm: cấuthành
cơ bản, tăng nặng và giảm nhẹ.
=> Nhận định này Sai. Trong một tội danh không bắt buộc có đủ 3 loại CTTP. Ví
dụ: Điều 173 quy định về tội trộm cắp tài sản. Theo đó, Khoản 1 là cấu thành tội
phạm cơ bản, Khoản 2 và Khoản 3 là cấu thành tội phạm tăng nặng, Khoản 5 là
hình phạt bổ sung. Điều luật này không quy định về cấu thành tội phạm giảm nhẹ. lOMoAR cPSD| 45469857
57. Tội phạm có cấu thành vật chất là một tội phạm mà trên thực tế đã
gâyhậu quả nguy hiểm cho xã hội.
=> Nhận định này Sai. Để xác đinh một tội phạm có cấu thành vật chất là phải
dựa vào mặt khách quan của tội phạm do luật định, tức là hậu quả của tội phạm
được quy định cụ thể trong Điều luật, không dựa vào hậu quả đã xảy ra trên thực tế.
58. Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệmvụ Điều chỉnh.
=> Nhận định này Sai. Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình
sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Còn quan hệ xã hội được luật hình sự Điều
chỉnh là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này
thực hiện một tội phạm, đây là quan hệ pháp luật hình sự.
59. Đối tượng tác động của một tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể.
=> Nhận định này Sai. Đối tượng tác động của tội phạm có thể là con người (VD:
hành vi giết người), đối tượng vật chất (VD: trộm cắp tài sản) hoặc hoạt động bình
thường của con người (VD: đưa hối lộ).
60. Mọi tội phạm suy cho cùng đều là xâm phạm đến khách thể chung.
=> Nhận định này Đúng. Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình
sự bảo vệ khỏi xự xâm phạm của tội phạm. Bất kể tội phạm nào khi được thực
hiện đều đã xâm phạm đến các mối quan hệ đó. Vì vậy, suy cho cùng đều xâm
phạm đến một khách thể chung là các quan hệ xã hội được pháp luật Hình sự bảo vệ.
61. Nếu trên thực tế tội phạm đã làm cho đối tượng tác động của tội phạmtốt
hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho xã hội.
=> Nhận định này Sai. Thông thường, hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng
bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho khách thể của tội phạm. Có những trường hợp hành vi phạm tội không
làm xấu đi tình trạng của đối tượng tác động, nhưng vẫn gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại cho khách thể.
Ví dụ: A trộm dây chuyền vàng của B. A mang về, cất đi, bảo quản và không làm
gì hư hại đến sợi dây chuyền. Nhưng hành vi trộm cắp tài sản của A đã gây thiệt
hại cho quyền sở hữu của B. Nên hành vi của A vẫn gây nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm.
62. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tiền đề để xác định lỗi của người
thựchiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
=> Nhận định này Đúng. Vì chỉ khi một người đạt đến một độ tuổi nhất định (do
luật quy định) thì người này mới có khả năng nhận thức và Điều khiển hành vi
của bản thân. Từ đó, vấn đề “lỗi” mới được đặt ra nếu người này đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. lOMoAR cPSD| 45469857
63. Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
đượcquy định trong BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
=> Nhận định này Sai. Căn cứ vào Điều 21 BLHS 2015 quy định: “Người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh
khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng Điều khiển hành vi của mình,
thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Theo đó, người mắc bệnh tâm thần chỉ
là Điều kiện cần để loại trừ trách nhiệm hình sự. Chỉ khi nào một người đang mắc
bệnh tâm thần dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc Điều khiển hành vi
trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (Điều kiện đủ) thì mới được
xem là không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Cơ sở pháp lý: Điều 21 BLHS 2015.
64. Sự kiện bất ngờ là tình tiết loại trừ yếu tố lỗi của hành vi phạm tội.=>
Nhận định này Đúng. Căn cứ vào Điều 20 BLHS 2015 thì “Người thực hiện
hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy
trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không
phải chịu trách nhiệm hình sự”. Theo đó, trong trường hợp sự kiện bất ngờ
thì người có hành vi gây thiệt hại được xem là không có lỗi vì họ không thể
thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả. Do đó, họ không phải
chịu trách nhiệm hình sự.
Cơ sở pháp lý: Điều 20 BLHS 2015
65. Mục đích phạm tội có ý nghĩa bắt buộc trong một số cấu thành tộiphạm.
=> Nhận định này Đúng. Mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong
mọi cấu thành tội phạm, mà chỉ có ý nghĩa bắt buộc đối với một số cấu thành tội
phạm. Ví dụ: đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia đều có mục đích phạm
tội là chống chính quyền nhân dân.
66. Người bị cưỡng bức thân thể, trong mọi trường hợp không phải chịutrách
nhiệm hình sự về xử sự gây ra thiệt hại cho xã hội.
=> Nhận định này Sai. Người bị cưỡng bức thân thể vẫn có thể phải chịu trách
nhiệm hình sự về xử sự gây ra thiệt hại cho xã hội. Căn cứ vào điểm k khoản 1
Điều 51 BLHS 2015 thì “Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức” chỉ
được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Cơ sở pháp lý: điểm k Khoản 1 Điều 51 BLHS 2015
67. Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo phápluật hình sự.
=> Nhận định này Sai. Về nguyên tắc, biểu lộ ý định phạm tội không phải là 1
giai đoạn thực hiện tội phạm, cho nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc biểu lộ ý định tội phạm đã có tính
nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, trong các trường hợp này, luật hình sự quy định
việc biểu lộ ý định phạm tội thành 1 tội độc lập và người biểu lộ ý định vẫn phải lOMoAR cPSD| 45469857
chịu trách nhiệm hình sự như bình thường. Ví dụ: Điều 133 BLHS quy định về
tội đe dọa giết người.
68. Tội phạm có cấu thành hình thức là loại tội phạm không có giai
đoạnphạm tội chưa đạt.
=> Nhận định này Sai. Căn cứ vào Điều 15 BLHS 2015 thì “Phạm tội chưa đạt
là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên
nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”. Theo đó, đối với những tội phạm có cấu
thành tội phạm hình thức mà hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi, nếu
người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các hành vi mà dừng lại do nguyên nhân
khách quan thì được coi là phạm tội chưa đạt.
Ví dụ: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS 2015) là tội phạm
có cấu thành tội phạm hình thức về mặt khách quan bao gồm: hành vi bắt cóc con
tin, hành vi đe dọa chỉ tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội chỉ
mới thực hiện hành vi bắt cóc con tin mà đã bị bắt giữ thì trường hợp này ở giai
đoạn phạm tội chưa đạt.
Cơ sở pháp lý: Điều 15 BLHS 2015.
69. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không bị coi là phạm tội.=> Nhận
định này Sai. Căn cứ vào Điều 16 BLHS 2015 thì “Người tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu
hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người
đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”. Theo đó, tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội sẽ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm do chính
sách khoan hồng của Nhà nước, chứ không phải là không phạm tội.
Cơ sở pháp lý: Điều 16 BLHS 2015
70. Mức độ thực hiện hành vi phạm tội là 1 trong những căn cứ ảnh
hưởngđến mức độ trách nhiệm hình sự.
=> Nhận định này Đúng. Căn cứ vào Điều 57 BLHS 2015 thì ta thấy trách nhiệm
hình sự của phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành.
Cơ sở pháp lý: Điều 57 BLHS 2015
71. Mỗi tội phạm chỉ trực tiếp xâm hại đến 1 quan hệ xã hội cụ thể.=> Nhận
định này Sai. Các quan hệ xã hội tồn tại như một hệ thống, có tác động qua
lại lẫn nhau. Vì vậy khi một tội phạm được thực hiện, nó có thể xâm phạm
đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật hình sự bảo vệ.
Ví dụ: hành vi cướp tài sản trực tiếp xâm hại quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
72. Người phạm tội và người bị hại có quyền thỏa thuận với nhau về mứcđộ
trách nhiệm hình sự của người phạm tội. lOMoAR cPSD| 45469857
=> Nhận định này Sai. Xuất phát từ phương pháp Điều chỉnh của luật hình sự là
phương pháp quyền uy – phục tùng. Trong đó Nhà nước buộc người phạm tội phải
chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện. Vì thế, không
có sự thỏa thuận nào trong trách nhiệm hình sự giữa người phạm tội và người bị hại.
73. Tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là tình tiết loạitrừ
tính chất phạm tội.
=> Nhận định này Đúng. Tình thế loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
được ghi nhận trong BLHS 2015 từ Điều 20 đến Điều 26. Theo đó, tình tiết loại
trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là một trong 2 dạng tình tiết loại trừa
tính chất phạm tội (cùng với tình tiết loại trừ tính có lỗi của hành vi). Tình tiết loại
trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là cơ sở pháp lí quan trọng để phân định
tội phạm và các hành vi không phải là tội phạm.
Cơ sở pháp lý: từ Điều 20 đến Điều 26 BLHS 2015.
74. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì không bị coi là phạm tội.=>
Nhận định này Sai. Căn cứ vào Điều 16 BLHS 2015 thì “Người tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định
phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội
khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”. Theo đó, tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được miễn trách nhiệm hình sự về tội
định phạm do chính sách khoan hồng của Nhà nước, chứ không phải là không phạm tội.
Cơ sở pháp lý: Điều 16 BLHS 2015
75. Phòng vệ khi sự tấn công chưa xảy ra luôn là phòng vệ quá sớm.=> Nhận
định này Sai. Phòng vệ quá sớm là trường hợp có hành vi chống trả khi chưa
có những biểu hiện đe dọa sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc. Theo đó, mặc
dù hành vi tấn công chưa xảy ra nhưng đã đe dọa xảy ra ngay tức khắc cũng
làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng được ghi nhận tại Điều 22 BLHS 2015.
Cơ sở pháp lý: Điều 22 BLHS 2015
76. Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoànthành
trong mọi trường hợp đều là đồng phạm.
=> Nhận định này Đúng. Vì căn cứ vào khoản 3 Điều 17 BLHS 2015 thì: “Người
giúp sức là người tạo Điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội
phạm”. Giúp sức để kết thúc tội phạm tức là được tiến hành trước khi tội phạm
kết thúc. Đây là điệu kiện để hành vi giúp sức của người giúp sức trở thành đồng phạm.
Cơ sở pháp lý: Điều 17 khoản 3 BLHS 2015. lOMoAR cPSD| 45469857
77. Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tôixâm
phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.
=> Nhận định này Sai. Vì hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu rất đa dạng, không
phải chỉ duy nhất hành vi chiếm đoạt tài sản mới là hành vi khách quan của các
tội phạm này. Ngoài hành vi chiếm đoạt tài sản, còn có các nhóm hành vi khách quan khác như:
+ Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản. (Điều 176 BLHS).
+ Hành vi sử dụng trái phép tài sản. (Điều 177 BLHS).
+ Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. (Điều 178 BLHS).
+ Hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.(Điều 180 BLHS).
Cơ sở pháp lý: Điều 176, 177, 178, 180 BLHS.
78. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động
củacác tội phạm xâm phạm sở hữu.
=> Nhận định này Đúng. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối
tượng của tội xâm phạm sở hữu. Vì để trở thành đối tượng tác động của tội xâm
phạm sở hữu thì tài sản đó phải thỏa mãn một số Điều kiện.
Ví dụ như: Vật: muốn thành đối tượng tác động của tội phạm xâm phạm sở hữu
thì vật đó không có tính năng đặc biệt ví dụ như ma túy, vũ khí quân dụng… Lúc
bấy giờ nếu có hành vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu, định đoạt, sử dụng những
vật có tính năng đặc biệt như trên thì không cấu thành đối tượng tác động của các
tội phạm sở hữu, mà cấu thành những tội riêng biệt. Như hành vi cướp ma túy của
người khác không cấu thành tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) mà cấu thành tội
chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS).
Cơ sở pháp lý: Điều 168, Điều 252 BLHS.
79. Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu
thànhTội cướp tài sản (Điều 1168 BLHS).
=> Nhận định này Sai. Hành vi đe dọa dùng vụ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là
hành vi khách quan trong cấu thành tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội
cưỡng đoạt tài sản (Diêu 170 BLHS). Do đo, hành vi này không chỉ cấu thành tội
cướp tài sản mà còn có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản tùy vào trường hợp.
VD: A đe dọa B giao 5 triệu vào ngày mai nếu không sẽ cùng nhóm bạn đánh hội
đồng B. Trong trường hợp này, hành vi đe dọa dùng vụ lực của A không diễn ran
gay tức khắc, nạn nhân là B cũng không rơi vào tình trạng không thể chống cự
được ngay tức khắc, B chỉ bị tác động, quyền xử sự vẫn do B quyết định. Trường
hợp này, hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của A cấu thành Tội
cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) Căn cứ pháp lý: Điều 168, Điều 170 BLHS.
80. Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là
hành vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội
giết người (Điều 123 BLHS). lOMoAR cPSD| 45469857
=> Nhận định này Sai. Vì: Trước tiên, dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà
dẫn đến hậu quả chết người có thể cấu thành một trong hai tội danh: –
Tội cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết người”
được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS; –
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là
“làmchết người” được quy định tại điểm d khoản 5 Điều 169 BLHS.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào hình thức lỗi mà người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài
sản mà dẫn đến hậu quả chết người có thể cấu thành một tội danh hoặc hai tội danh. Cụ thể: –
Trường hợp cấu thành một tội danh: Nếu lỗi của người dùng vũ lực nhằm
chiếm đoạt tài sản là lỗi hỗn hợp, tức là người phạm tội cố ý với hành vi dùng vũ
lực nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng vô ý với hậu quả chết người thì chỉ cấu thành
một tội danh là Tội cướp tài sản hoặc Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình
tiết định khung tăng nặng là “làm chết người”. –
Trường hợp cấu thành hai tội danh: Nếu người dùng vũ lực nhằm chiếm
đoạt tài sản ngoài cố ý với hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản còn cố ý
với hành vi giết người thì cấu thành cả hai tội danh là Tội cướp tài sản hoặc Tội
bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và Tội giết người.
Như vậy, dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản không phải lúc nào cũng cấu thành
hai tội danh và trong trường hợp cấu thành hai tội danh không chỉ có trường hợp
Tội cướp tài sản và Tội giết người mà còn có trường hợp Tội bắt cóc nhằm chiếm
đoạt tài sản và Tội giết người.
81. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173
BLHS) đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người.
=> Nhận định này Sai. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài
sản (Điều 173 BLHS) không đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi
người vì trong ý thức chủ quan của người phạm tội, chủ thể mà họ mong muốn
che giấu hành vi phạm tội của mình nhất chính là người quản lý tài sản bởi chính
người quản lý tài sản là chủ thể dễ dàng nhất trong việc nhận thức được tài sản
mình đang trong tình trạng thế nào, ở đâu ….., chính vì thế, dấu hiệu đặc trưng
của tội trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài sản một cách lén lút, bí
mật đối với người quản lý tài sản mà không đòi hỏi phải lén lút với tất cả mọi
người, ở đây, trong một số trường hợp, có thể người phạm tội công khai hành vi
dịch chuyển tài sản của mình trước người không có trách nhiệm quản lý tài sản,
nếu họ thấy việc công khai này không ảnh hưởng đến việc chiếm đoạt tài sản của họ.
Cơ sở pháp lý: Điều 173 BLHS. lOMoAR cPSD| 45469857
82. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện
giandối là hành vi chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS)
=> Nhận định này Sai. Vì: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà
có biểu hiện gian dối là hành vi không chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản (Điều 174 BLHS) mà cò cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoat tài sản
(Điều 175 BLHS) nếu thỏa mãn hết các dấu hiệu định tội. Xét về biểu hiện khách quan:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) quy định người nào dùng
thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000
đồng trở lên thì cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS) quy định người
nào thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ dưới 4
triệu đồng (đối với trường hợp Luật định) bằng việc vay, mượn, thuê tài sản
của người khác hoặc nhận tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng
rôi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản (Điểm a Khoản 1) thì cũng sẽ cấu thành tội này.
Trong trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu
hiện gian dối nhưng biểu hiện gian dối này không là hành vi để Tội phạm chiếm
đoạt được tài sản thì sẽ không cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS).
Cơ sở pháp lý: Điều 174, 175 BLHS.
83. Mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản
củangười khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức
hợp đồng khác mà tài sản từ 4 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS).
=> Nhận định này Sai. Hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê
tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức
hợp đồng khác mà tài sản từ 4 triệu đồng trở lên có thể không cấu thành tội quy
định tại Điều 175. Lúc này, quan hệ giữa các bên là quan hệ dân sự.
Hành vi này chỉ cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi đi cùng
với hành vi khách quan dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến
thời hạn trả lại tài sản mặc dù có Điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Cơ sở pháp lý khoản 1 Điều 175 BLHS.
84. Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều 130 BLHS).
=> Nhận định này Sai. Vì: Tội bức tử được hiểu là hành vi đối xử tàn án, thường
xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát. lOMoAR cPSD| 45469857
Điều 130 BLHS chỉ quy định về hành vi phạm tội “người nào có hành vi đối xử
tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm
người đó tự sát” mà không quy định hậu quả. Căn cứ theo quy định trên cấu thành
tội phạm của tội bức tử là cấu thành tội phạm hình thức, nghĩa là không quan tâm
đến hậu quả xảy ra, chỉ có hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc. Tội phạm cấu
thành khi có xử sự tự sát của nạn nhân bất kể sự tự sát có thành hay không. Do đó
nạn nhận tử vong không phải là dấu hiệu định tội của tội phạm này.
Cơ sở pháp lý: Điều 130 BLHS.
84. Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại là
hành vi cấu thành Tội giúp người khác tự sát (Điều 131 BLHS).
=> Nhận định này Sai. Vì: Giúp người khác tự sát là hành vi tạo ra những Điều
kiện vật chất hoặc tinh thần để người khác sử dụng các Điều kiện đó để tự sát.
Hành vi khách quan của Tội giúp người khác tự sát là hành vi tạo ra những Điều
kiện vật chất hoặc tinh thần để người khác tự sát như cung cấp thuốc độc để nạn
nhân tự đầu độc hoặc chỉ dẫn cách tự sát. Hành vi khách quan này chỉ đóng vai
trò là Điều kiện để nạn nhân sử dụng các Điều kiện đó mà tự sát. Chủ thể tội phạm
không trực tiếp tước đi tính mạng của nạn nhân.
Còn hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác dù có theo yêu cầu của
người bị hại hay không đều là hành vi khách quan của tội giết người.
Như vậy, cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại
không là hành vi cấu thành tội giúp người khác tự sát.
Cơ sở pháp lý: Điều 131, Điều 123 BLHS.
86. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với
tiêuchuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao
bì hàng hóa là hàng giả.
=> Nhận định này Sai. Không phải cứ là hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất
chính thấp hơ so với tiêu chuẩn đã đăng ký, công bố, ghi trên bào bì là hàng giả.
Trong trường hợp trên, để hàng hóa đó là hàng giả thì phải đáp ứng Điều kiện
theo : “Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính, tổng các chất dinh dưỡng
hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu
chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên
nhãn, bao bì hàng hóa”.
Cơ sở pháp lý: Điểm b- Khoản 1- Điều 4- Nghị định 08/2013.
87. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm quy định tại
Điều192, 193, 194, 195 BLHS.
=> Nhận định này Sai. Hàng giả còn có thể là đối tượng tác động của Tội xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp nếu hàng hóa giả về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. lOMoAR cPSD| 45469857
– Cơ sở pháp lý Điều 226 BLHS.
88. Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều
cấuthành tội trốn thuế được quy định được quy định tại Điều 200 BLHS. =>
Nhận định này Đúng. Hành vi khách quan cấu thành tội trốn thuế là các hành vi
được quy định tại khoản 1 Điều 200. Trong đó có các hành vi cố ý không kê khai
hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; câu kết với người
gửi hàng để nhập khẩu hành hóa; khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu nhập
khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan
ngoài cấu thành tội trốn thuế (Điều 200) còn có thể cấu thành các tội buôn lậu
(Điều 188), tội vận chuyển trái phép hành hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189)..
trong những trường hợp thỏa mãn cấu thành tội phạm của các tội này.
Cơ sở pháp lý: Điều 188, Điều 189, Điều 200 BLHS.
89. Không phải mọi hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp
ngânsách nhà nước đều cấu thành Tội in trái phép hóa đơn, chứng từ thu
nộp từ ngân sách nhà nước (Điều 203 BLHS).
=> Nhận định này Đúng. Hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước chỉ cấu thành Tội in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp từ ngân
sách nhà nước nếu chứng từ, hóa đơn từ thu nộp ngân sách ở dạng phôi từ 50 đến
dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc
thu lợi bất chính từ 30000000 đồng đến dưới 100000000 đồng.
Cơ sở pháp lý: Điều 203 BLHS.
90. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ
tạiViệt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS).
=> Nhận định này Sai. Dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của Tội xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp:
+ Hành vi khách quan: Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nahn4 hieu5
hoặc chỉ dẫn địa lý đăng được bảo hộ tại Việt Nam.
+ Hậu quả: hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương
mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc
gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng
đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng
đến dưới 500.000.000 đồng.
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là tội phạm có cấu thành tội phạm vật
chất do đó hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc. Do đó, chỉ
những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt
Nam mang lại hậu quả như quy định tại Khoản 1 Điều 226 BLHS thì mới cầu thành tội phạm này.
Cơ sở pháp lý: Điều 226 BLHS. lOMoAR cPSD| 45469857
92. Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
đều cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125).
=> Nhận định này Sai. Vì không phải mọi trường hợp giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh (Điều 125).
Để bị cấu thành tội Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì
hành vi phải thỏa mãn 02 yếu tố sau:
Thứ nhất, đối với người bị giết phải là người có hành vi phạm tội nghiêm trọng:
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân, trước hết bao gồm nhưng hành
vi vi phạm pháp luật hình sự xâm phạm đến lợi ích của người phạm tội hoặc đối
với những người thân thích của người phạm tội. Thông thường những hành vi trái
pháp luật của nạn nhân xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự
của người phạm tội và những người thân thích của người phạm tội.
Thứ hai, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là nguyên nhân dẫn
tới trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội:
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với tinh thần bị kích động mạnh
là mối quan hệ tất yếu nội tại có cái này thì ắt có cái kia. Không có hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân thì không có tinh thần bị kích động mạnh
của người phạm tội và vì thế nếu người phạm tội không bị kích động bởi hành vi
trái pháp luật của người khác thì không thuộc trường hợp phạm tội này.
93. Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời
hạn.=> Nhận định này Sai. Vì án treo không phải là một loại hình phạt.
Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có Điều kiện. Điều kiện ở
đây là Điều kiện của án treo, tức là Nhà nước “treo” thi hành hình phạt tù với Điều
kiện là buộc người phạm tội phải chịu thử thách. Nội dung thử thách quy định
những Điều kiện ràng buộc nhất định.
94. Đang chấp hành bản án mà phạm tội mới là tái phạm.=> Nhận định này Sai. Vì:
+ Điều kiện tiên quyết để xem xét có là tái phạm hay không đó là người phạm tội
phải đang còn án tích, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 53.
+ Việc đang chấp hành bản án cũng được xem là trong thời hạn người phạm tội
đang còn có án tích. Tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ đối với người chưa thành
niên theo Khoản 1 Điều 107 đó là: