Bài tập nhóm môn An toàn lao động đề tài "An toàn khi làm việc tại cao ốc văn phòng" | Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Bài tập nhóm môn An toàn lao động đề tài "An toàn khi làm việc tại cao ốc văn phòng" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: An toàn lao động (WSIE320425)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36086670
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO --------------------------
BỘ MÔN AN TOÀN LAO ĐỘNG
VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP ĐỀ TÀI:
AN TOÀN KHI LÀM VIỆC
TRONG CAO ỐC VĂN PHÒNG Mục lục
A. Mở đầu.............................................................................................................4
B. Nội dung...........................................................................................................5
1. Các khái niệm:..............................................................................................5
1.1. Cao ốc là gì ?.........................................................................................5
1.2. Văn phòng là gì ?...................................................................................5
2. Nhận diện các yếu tố nguy hiểm khi làm việc trong cao ốc văn phòng:......6
2.1. Về nguồn điện:.......................................................................................6
2.2. Thang máy:............................................................................................8
2.3. Vật rơi đổ sập:........................................................................................8
3. Nhận diện các yếu tố có hại khi làm việc trong cao ốc văn phòng:.............9 lOMoARcPSD| 36086670
3.1. Tiếng ồn.................................................................................................9
3.2. Vi khí hậu...............................................................................................9
3.3. Bức xạ và phóng xạ Nguồn bức xạ:.....................................................10
3.4. Bụi:.......................................................................................................11
3.5. Ánh sáng:.............................................................................................12
3.6. Các vấn đề về công thái học:...............................................................13
3.7. Stress:...................................................................................................14
4. Ứng phó sự cố khẩn cấp khi làm việc trong cao ốc văn phòng..................14
4.1. Ứng phó sự cố liên quan đến thang máy..............................................14
4.2. Ứng phó sự cố khẩn cấp khi có cháy...................................................18
C. Kết luận..........................................................................................................20
D. Tài liệu tham khảo.........................................................................................21 lOMoARcPSD| 36086670 A. Mở đầu.
Ngày nay, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng tại Việt Nam nói riêng và các
nước phát triển và đang phát triển nói chung, đã dẫn đến số lượng lao động
trong các đô thị tăng theo sự hình thành và mở rộng của các thành phố. Theo
Tổng cục Thống kê, năm 2020 Việt Nam có 18,171,930 người lao động tại các đô
thị, chiếm 33,1% tổng số lao động của nước, số liệu này vào năm 2010 là
14,262,400 người và chiếm 28,3%. Cùng với sự đô thị hóa ngày càng nhanh, số
lượng công việc văn phòng cũng ngày càng tăng, theo số liệu của Tổng cục Thống
kê năm 2020, có ít nhất gần 6,5 triệu người làm việc trong các văn phòng. Để
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các công ty, doanh nghiệp về công việc văn
phòng tại các đô thị, các cao ốc văn phòng được xây dựng ngày càng nhiều vừa
để các doanh nghiệp lớn bố trí đủ nơi làm việc cho nhân viên của mình và đồng
thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thuê lại một số lượng đơn vị phòng để
có thể sử dụng làm văn phòng phục vụ cho việc kinh doanh của mình. Tính tới
thời điểm tháng 9 năm 2022, trên đại bàn thành phố Hà Nội, có tới hơn 190 tòa
nhà văn phòng cho thuê với 8 tầng trở trên tính từ mặt đất.
Làm việc trong các tòa cao ốc văn phòng đã trở thành xu thế phổ biến tại
mọi quốc gia vì lợi ích tiết kiệm diện tích mà nó mang lại và thường được coi là
nơi làm việc có rủi ro thấp, nhưng không có nghĩa là không có, và bạn bỏ qua
nhiệm vụ bảo vệ an toàn và sức khỏe của mình. Thực tế thì, văn phòng vẫn chứa
các mối nguy hiểm tiềm ẩn, cần được theo dõi và kiểm soát chẳng hạn như cháy,
nổ, té ngã và đặc biệt là các vân đề về stress và công thái học khi ngồi làm việc
trong một thời gian dài. Chính vì thế, nhóm chúng tôi đã quyết định thực hiện
đề tài “An toàn khi làm việc trong cao ốc văn phòng”. lOMoARcPSD| 36086670 B. Nội dung. 1. Các khái niệm: 1.1. Cao ốc là gì ?
Theo Wikipedia, cao ốc hay nhà cao tầng là từ dùng để chỉ những
toà nhà cao tầng có thiết kế hiện đại. Nếu như chung cư là những nơi để
cho cư dân sinh sống, thì cao ốc là nơi làm việc của các doanh nghiệp,
công ty trong và ngoài nước. Cao ốc chủ yếu là để làm văn phòng, cho các
doanh nghiệp thuê để làm văn phòng đại diện hoặc làm trụ sở công ty.
Với cách phân loại hiện nay của các quốc gia về nhà cao tầng được chia
theo tổng số chiều cao đo ra theo từng cấp 9-15 tầng, 15-25 tầng, 25-40
tầng, và trên 40 tầng mới có thể coi là nhà chọc trời. Về thể loại công trình
các công trình xây dựng chung với nhà chọc trời có một cách gọi giống
nhau do tương tự cả về phương diện mạng lưới đường cũng như giao
thông và hạ tầng kĩ thuật khác. 1.2. Văn phòng là gì ?
Văn phòng hay công sở là cách nói không chỉ chung về một phòng
hoặc khu vực làm việc bên trong nơi nhiều người ở hay những toà nhà lớn
được đầu tư, xây dựng nhằm mục đích hoặc đi thuê mướn cho những cá
nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động hành chính (liên quan đên hồ sơ,
giấy tờ, máy tính ..) , Văn phòng cũng có thể biểu thị một vị trí hay một bộ
phận trong một tổ chức với các nhiệm vụ riêng gắn chặt với các vấn đề
liên quan đến giải quyết công việc chung như chuyên môn, đối ngoại, quản
trị công sở của tổ chức ấy (Văn phòng Sở, hay văn phòng huyện nằm trong
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì đều có các chức danh Chánh Văn
phòng, Phó Văn phòng. ..).
Một văn phòng thường phải được thiết kế theo hướng hiện đại,
khoa học và hợp lý mới đảm bảo chứa đựng và phục vụ cho nhiều người lOMoARcPSD| 36086670
sử dụng để thực hiện các công việc có tính chất chuyên nghiệp cao như
công nghệ thông tin, kinh doanh, quản trị nhân sự, ngân hàng, tài chính.
Nhất là trong thời đại ngày nay thì văn phòng thường được đề cập đến
như là nơi làm việc của những người lao động trí óc hay công nhân cổ cồn
trắng. Thông thường các văn phòng này toạ lạc tại những khu phố hay nơi đông người đi lại.
Một văn phòng cho dù kích thước to lớn, hay là qui mô bé hơn đều
phải có đầy đủ những điều kiện cần thiết gồm bàn họp, ghế sofa, ghế dài,
tủ lưu trữ giấy tờ, tài liệu, máy vi tính (thường truy cập Internet) , điện
thoại hoặc máy in, máy fax, máy scan, lịch và sổ tay, văn phòng phẩm v.v.
Hiện nay có nhiều loại hình văn phòng trực tuyến (trên Internet hay qua
điện thoại) cho phép những hoạt động của văn phòng (thường là giao
dịch) xuất hiện mặc dù không có một vị trí công việc cố định. Ngoài ra ngày
nay loại hình xây dựng những cao ốc chung cư và cho thuê căn hộ cũng
trở nên phổ biến nhằm thoả mãn yêu cầu của người dân khi làm việc này,
kể cả trong khu công nghiệp, đô thị mới.
2. Nhận diện các yếu tố nguy hiểm khi làm việc trong cao ốc văn phòng: 2.1. Về nguồn điện:
2.1.1. Nhận diện mối nguy:
Hầu như tất cả mọi thứ trong một thiết lập văn phòng ngày
nay hoạt động bằng điện. Thiết bị điện được sử dụng trong văn
phòng có khả năng gây tại nạn tại văn phòng và có thể gây sốc và
bỏng điện nghiêm trọng nếu sử dụng hoặc bảo quản không đúng cách.
Nếu một phần của cơ thể tiếp xúc với mạch điện, một cú sốc
sẽ xảy ra. Dòng điện sẽ đi vào cơ thể gây đau đớn, bỏng, phá hủy
các mô, dây thần kinh và cơ bắp và thậm chí tử vong. lOMoARcPSD| 36086670
2.1.2. Biện pháp phòng ngừa:
- Lắp đặt các thiết bị điện đúng quy chuẩn đảmbảo an toàn.
- Lên kế hoạch bảo dưỡng, kiểm tra các thiết bịđiện thường xuyên.
- Sử dụng thiết bị được nối đất hoặc cách điện.
- Không sử dụng quá tải thiết bị điện.
- Không cắm các thanh đa ổ cắm vào các thanhđa ổ cắm khác.
- Giảm thiểu việc sử dụng dây nối dài.
- Không bọc dây điện hoặc dây nối dài bằngthảm hoặc chiếu.
- Không chạy dây điện qua lối đi dành cho ngườiđi bộ.
- Rút phích cắm hoặc ngắt kết nối máy trước khibảo dưỡng hoặc sửa chữa.
- Không bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo. Nếu mộtthiết bị trở
nên nóng, tạo ra tiếng ồn bất thường, hãy rút điện và mang
nó ra khỏi ngay lập tức và gắn thẻ nó “Không được sử dụng”.
- Kiểm tra dây và thiết bị thường xuyên, và báocáo bất kỳ lỗi nào ngay lập tức.
- Rút phích cắm dây ra khỏi ổ cắm bằng cáchkẹp phích cắm.
- Không sử dụng thiết bị điện hoặc thiết bị gầnnước hoặc bề mặt ướt.
- Không bao giờ sử dụng thiết bị điện khi tayhoặc thiết bị bị ướt. lOMoARcPSD| 36086670 2.2. Thang máy:
2.2.1. Nhận diện mối nguy:
Nhân viên văn phòng cao ốc thường xuyên phải đi thang máy
nếu thang máy bị cắt xén bo mạch giám sát không an toàn gây gãy
chốt cửa tầng thang máy, bộ phận chống rơi không hoạt động trong
hệ thống cầu thang sẽ dẫn đến tai nạn có thể gây thương vong cho nhân viên.
2.2.2. Biện pháp phòng ngừa: -
Kiểm định kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu vàđăng ký sử
dụng theo đúng qui định. -
Có bản hướng dẫn vận hành an toàn, cách xửlý sự cố -
Cấm người không có trách nhiệm vào buồngmáy, hố
thang, dùng chìa khóa mở các cửa tầng, .... -
Lắp đặt có cửa cabin, công tắc cửa tầng và cơcấu hãm bảo vệ đứt cáp. -
Phải được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ. Phảisửa chữa,
thay thế các chi tiết, bộ phận hư hỏng, mòn quá mức quy định. 2.3. Vật rơi đổ sập:
2.3.1. Nhận diện mối nguy.
Văn phòng thường có nhiều tài liệu và tần suất sử dụng của
nhân viên văn phòng cao nên việc để rất nhiều tài liệu vào tủ và sắp
xếp vị trí để không hợp lí sẽ dẫn đến tủ tài liệu bị sập, đồ vật để trên cao bị rơi rớt.
2.3.2. Biện pháp phòng ngừa.
- Sắp xếp tài liệu hợp lí ( để đúng qui định). lOMoARcPSD| 36086670
- Kiểm tra các thiết bị trên cao 1 cách thườngxuyên.
- Tránh đi tới những khu vực có thể đổ ngã.
- Lặp hàng rào chắn xung quanh những nơi đểđồ trên cao.
3. Nhận diện các yếu tố có hại khi làm việc trong cao ốc văn phòng: 3.1. Tiếng ồn.
3.1.1. Nhận diện mối ngụy.
Không gian trong văn phòng thường trong phòng kín chính vì
vậy mọi âm thanh hoạt động của nhân viên, máy móc đều được
vang lại nếu âm thanh quá lớn sẽ dẫn đến tác nhân gây bệnh về hệ thần kinh.
3.1.2. Biện pháp phòng ngừa.
- Ngăn cách người lao động với những nguồngây tiếng ồn
như hệ thống thông gió và một số trang thiết bị máy móc.
- Tạo khoảng cách hợp lý giữa các không gianlàm việc
- Sử dụng vật liệu cách âm cho tường ngăn,thảm trải sàn và
gạch lát sàn cũng có tác dụng giúp giảm thiểu tiếng ồn nơi công sở. 3.2. Vi khí hậu.
3.2.1. Nhận diện mối nguy.
Văn phòng thường làm việc dưới máy lạnh, máy làm mát
chính vì vậy sẽ khiến da bị khô, cơ thể mất nước, dễ mắc bệnh về hô hấp, dị ứng.
3.2.2. Biện pháp phòng ngừa.
- Điều chỉnh hệ thống điều hòa của văn phòngphù hợp, đảm
bảo môi trường làm việc thoải mái. lOMoARcPSD| 36086670
- Hệ thống điều hòa cần được kiểm tra và bảo trìđều đặn, để
hạn chế các tác nhân có hại đối với sức khỏe và sự an toàn của con người.
- Người lao động cần mặc trang phục phù hợpkhi đến nơi làm
việc, đặc biệt vào những khoảng thời gian thời tiết bên
ngoài quá nóng hoặc quá lạnh.
3.3. Bức xạ và phóng xạ Nguồn bức xạ:
3.3.1. Nhận diện mối nguy :
- Các sóng điện từ năng lượng cao và ánh nắngmặt trời …
- Bức xạ từ các máy móc trong văn phòng
- Bức xạ từ các thiết bị điện tử như thiết bị phátwifi ,điện thoại di động…
3.3.2. Biện pháp khắc phục:
Đeo tai nghe khi thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử,điện thoại di động…
Sử dụng rèm cửa che chắn ánh nắng mặt trời chiếu vào
Thường xuyên vệ sinh và bảo trì máy móc đối với những thiết bị điện tử
Bố trí mặt bằng hợp lý, ưu tiên các không gian chính tránh
tiếp xúc với bề mặt hứng mặt trời; đẩy các không gian phụ như cầu
thang, kho, vệ sinh ra phía đó.
Trồng cây xanh tạo bóng mát, ngăn và che cho bề mặt công
trình kiến trúc khỏi bức xạ mặt trời. Mặt nước cùng cây xanh điều
hòa khí hậu, làm môi trường mát và trong sạch hơn. lOMoARcPSD| 36086670
Sử dụng kết cấu chắn nắng bên lắp rời ngoài kết cấu bao che
(tường) để giảm quá trình bức xạ và dẫn nhiệt. Ở kiến trúc dân gian
truyền thống, nhiều nơi có tấm giại ở ngoài hiên. Yếu tố này đã
được ứng dụng rất nhiều trong kiến trúc hiện đại với các dạng khác
nhau, vật liệu khác nhau.
3.3.3. Giải pháp kĩ thuật:
Sử dụng máy điều hòa nhiệt độ,thông gió,phun nước phun
sương,lắp đặt điện mặt trời... 3.4. Bụi:
3.4.1. Nhận diện mối nguy:
Các loại bụi thường xuất hiện trong các văn phòng cao ốc: bụi mịn, PM10, PM2….
Bụi có thể gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp; làm
giảm khả năng hô hấp trong quá trình làm việc;
Làm tổn thương cơ quan hô hấp xây sát, viêm kinh niên, tuỳ
theo loại bụi có thể dẫn đến viêm phổi, ung thư phổi; Gây bệnh
ngoài da; Gây tổn thương mắt.
Bụi chứa trong không khí nên tác hại lên đường hô hấp là chủ
yếu. Bụi có thể gây ra viêm mũi, viêm khí phế quản, loại bụi hạt rất
bé từ 0.1-5mk vào đến tận phế nang gây ra bệnh bụi phổi.
Do không khí càng ngày càng ô nhiễm: khói bụi từ xe cộ, nhà máy ,thiên tai…
3.4.2. Biện pháp khắc phục:
Các tòa nhà cao ốc đều cần có các hệ thống thông gió và hút bụi . lOMoARcPSD| 36086670
Cần vệ sinh thường xuyên để giảm trữ lượng bụi trong không khí một cách tối đa.
Sử dụng máy lọc không khí để làm sạch bụi vải trong văn phòng cao ốc.
Kiểm tra nồng độ bụi bên trong văn phòng thường xuyên.
Bố trí sắp xếp không gian bên trong văn phòng gọn gàng, ngăn nắp
Thăm khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên để kịp thời phát
hiện ra các bệnh lây qua đường hô hấp. 3.5. Ánh sáng: 3.5.1. Nguyên nhân:
Chiếu sáng không hợp lý, ánh sáng không đảm bảo làm giảm
năng suất lao động, dễ gây ra tai nạn lao động. Không tắt các thiết
bị chiếu sáng khi không sử dụng.
Lạm dụng quá nhiều ánh sáng trong cùng 1 khu vực. Không
chọn đúng các thiết bị đèn điện khiến ánh sáng không tập trung vào khu vực cần thiết.
Lắp đặt thiết bị chiếu sáng không phù hợp, dẫn đến phải sử
dụng nhiều năng lượng hơn mức cần thiết cho việc chiếu sáng.
Sự hướng dẫn chưa đầy đủ các các nhà quản lý và những
người ở trong các toà nhà về việc sử dụng hệ thống chiếu sáng một
cách hiệu quả. Duy trì ánh sáng không hợp lý khiến phung phí nguồn
sáng và chi phí năng lượng…
3.5.2. Biện pháp khắc phục: lOMoARcPSD| 36086670
Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tránh được các
loại bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, ….Chỉ sử dụng ánh sáng vừa
đủ với nhu cầu . Tắt đèn hoặc sử dụng chế dộ hẹn giờ khi không cần thiết.
Cải tiến thiết bị chiếu sáng phù hợp như sử dụng đèn Led TLC
Lighting: ánh sáng bảo vệ mắt, nguồn sáng phù hợp với không gian sử dụng.
Chọn thiết bị chiếu sáng phù hợp: chiếu sáng đủ, tập trung
chiếu sáng vào khu vực cần thiết, các bước sóng ánh sáng ít gây ảnh
hưởng tới môi trường xung quanh….
3.6. Các vấn đề về công thái học:
Làm việc với các dụng cụ và môi trường không được tối ưu Công
Thái Học dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người lao động về lâu
về dài. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn ảnh hưởng đến
toàn xã hội. Như mất việc làm, chi phí điều trị, nghỉ hưu sớm... 3.6.1. Nguyên nhân:
Có rất nhiều thiết bị mà người lao động tiếp xúc với chúng
mỗi ngày thông qua nhiều hoạt động như:cúi xuống ,ngồi xổm,quỳ
gối,xoay cổ,thay đổi tư thế tay,chân...ảnh hưởng nhiều đến cơ thể người lao động
3.6.2. Biện pháp khắc phục:
Áp dụng công thái học vật lý vào dụng cụ cầm tay bằng cách
thiết kế tay cầm vừa vặn và thêm chi tiết rãnh kết hợp chất liệu cao
su đàn hồi tăng độ ma sát ..tạo nên sự thoải mái và hạn chế trơn trượt khi làm việc.. lOMoARcPSD| 36086670
Các góc cạnh của vật dụng được bo tròn giảm thương tích khi
va chạm trong quá trình làm việc. 3.7. Stress: 3.7.1. Nguyên nhân: -
Do nhân viên phải lao động ở cường độ laođộng
quá mức theo ca, tăng ca thường xuyên. -
Do tư thế làm việc gò bó trong thời gian
dài,ngửa người, vẹo người, động tác lao động đơn điệu, .. -
Do phải tập trung chú ý cao gây căng thẳng vềthần kinh tâm lý. -
Do tiếp xúc trực tiếp với màn hình vi tính gâymệt mỏi ,đau mắt,.. -
Do ngồi làm việc với máy tính ,bàn giấy
trongthời dan dài ảnh hưởng đến lưng ,xương khớp
3.7.2. Biện pháp khắc phục: -
Biết cách sắp xếp công việc một cách hợp lí. -
Tự làm chủ hành vi của mình. -
Rời khỏi màn hình máy tính sau 1 thời gian làmviệc. -
Bình tĩnh trở lại khi cảm thấy quá căng thẳng. -
Hít thở sâu và đặt chậu cây xanh trong vănphòng. -
Tập vài động tác thể dục nhẹ nhàng khi vàogiờ nghỉ. lOMoARcPSD| 36086670
4. Ứng phó sự cố khẩn cấp khi làm việc trong cao ốc văn phòng.
4.1. Ứng phó sự cố liên quan đến thang máy. 4.1.1. Kẹt thang máy. Giữ bình tĩnh: -
Đây là một trong những yếu tố quan trọngtrong việc
đảm bảo an toàn của bản thân bạn cũng như những người xung
quanh trong khi thang máy bị kẹt. -
Bạn nên giữ bản thân hít sâu, thư giãn và khiđã lấy
được sự bình tĩnh thì bắt đầu bạn trấn an những người xung quanh
vì đám đông bị hoảng loạn sẽ khiến tình hình trở nên càng nghiêm trọng. -
Ví dụ: Khi bản thân hoảng loạn thì bắt đầu thởgấp và
nặng hơn điều này làm hao hụt nhanh chóng đi lượng oxi trong
thang máy và điều này sẽ kinh khủng hơn khi có nhiều người gặp tình trạng tương tự.
Nhấn nút gọi cứu hộ: -
Trong tất cả các thang máy trên bảng đềukhiển điều
thiết kế nút khẩn cấp cũng như nút gọi cứu hộ bên ngoài hoặc bạn
có thể bấm nút mở cửu. -
Nếu bấm những nút trên mà chưa có phản hồithì bạn
nên bắt đầu kêu cứu kết hợp với gõ vào cửa thang máy để thu hút
sự chú ý từ bên ngoài. -
Tránh tình trạng bấm nhiều nút loạn xạ vì điềunày cũng
không giúp thay đổi tình hình có khi nó còn tình trạng xấu đi. Không cạy cửa: lOMoARcPSD| 36086670 -
Vì thang máy là cửa tự động nên việc cạy cửahay cố
đập mạnh vào cửa để thoát ra ngoài là rất khó. -
Khi dùng lực lớn để cạy cửa ra ngoài cũngkhiến việc
hao hụt không khí trong cabin diễn ra nhanh hơn.
Không tự ý thoát theo đường thoát hiểm: -
Tuy mọi người thường thấy trong phim cácnhân vật
thường thoát hiểm qua các lỗ thoát hiểm trên trần của cabin thang
máy. Nhưng trong thực tế điều này rất nguy hiểm vì hệ thống điện
của thang máy thường được thiết lập trên đó nên sẽ dễ bị giật điện
nếu như chạm phải hay nếu cabin tiếp tục rơi tự do điều này sẽ rất
nguy hiểm cho những người ở trên đó điều nay sẽ khiến công tác
cứu hộ càng thêm khó khăn hơn -
Nên vì thế giữ bình tĩnh và ở trong cabin là mộtsự lựa
chọn an toàn cho đến khi cứu hộ đến vì cabin đã được thiết kế rất
an toàn bảo vệ tốt những người trong đó.
Làm theo hướng dẫn của đội cứu hộ khi thang máy gặp sự cố: -
Việc lắng nghe hiệu lệnh từ đội cứu hộ và làmtheo
hướng dẫn của họ để đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ; giúp bạn thoát ra sớm nhất. -
Việc rung lắc, la hét vì hoảng sợ do thấy thangmáy đột
ngột di chuyển do đội đang xử lý thắng hoặc vô lăng có thể khiến
công tác cứu hộ càng khó khăn hơn.
Duy trì oxi trong cabin: lOMoARcPSD| 36086670 -
Đây cũng là một trong những yếu tố quantrọng vì cabin
là một không gian kín nên sự trao đổi khí với bên ngoài là rất thất
nên việc đảm bảo lượng oxi trong cabin là một việc hết sức quan trọng. -
Tránh những việc thở gấp, la hét do không giữđược
bình tĩnh hay các hành động mạnh như cạy cửa, đạp cửa cũng khiến
lượng oxi trong cabin giảm nhanh rất đáng kể dễ dẫn đến việc chết
ngạt do thiết oxi trước khi đội cứu hộ đến. Điều này dễ diễn ra khi
số lượng người trong thang máy càng đông.
4.1.2. Thang máy rơi tự do.
Mỗi thang máy đều có hệ thống truyền đông chuyển động
với 4 dây cáp chịu được lực rất lực và cabin cũng có hệ thống phanh
khẩn cấp. Nên việc đứt dây cáp hay việc thang máy rơi tự do do đứt
dây cáp là khó xảy ra vì các dây đó đều có độ chịu tải rất lớn. Nên
việc xử lý tình huống để giữ bình tình và đảm bảo an toàn cho bản
thân trước khi đội cứu hộ đến rất là quan trọng. Vậy khi thang máy rơi tự do chúng ta nên: -
Nhanh chóng bấm nhanh tất cả các nút trênbảng điều
khiển: Việc này có thể giúp kích hoạt bộ cung cấp điện khẩn cấp và
có thể giúp cho thang máy không rơi thêm nữa. -
Nắm chặt tay vịn và tựa lưng vào tường thangmáy: Đây
là một trong những cách để giữ vững vị trí của bản thân để không
bị ngã cũng như va đập khi thang máy chao đảo mất thăng bằng. Và
cố dựa chắc lưng và đầu vào tường thanh máy để tạo thành đường
thẳng để tránh việc bị ảnh hưởng rất quan trọng. -
Nằm thẳng trên sàn tại vị trí, gần trung tâmthang máy: lOMoARcPSD| 36086670
+ Cụ thể khi thang mới rơi khoảng 160 km/h nhưng con
người chỉ có thể nhảy 3 – 4 km/h, nên việc này có thể làm
tăng nguy cơ bị chấn thương nặng hơn.
+ Thay vào đó mọi ngừi cần làm phân bố đều lực rơi
lên toàn bộ cơ thể, giảm thiểu thương tích, gối đầu lên tay,
một tay che mặt để hạn chế thương tích vùng đầu và giảm
thiểu các vật rơi từ trên trần xuống mặt. Lấy các vật dụng
khách như ba lô, cặp,… để che vùng ngực. -
Cố gắng giữ bình tĩnh: Ngay cả khi kẹt hay rơitự do thì
việc bình tĩnh đều sẽ giúp chúng ta giảm thiểu thấp nhất nguy cơ tử
vong và có thể hạn chế được tối đa thương tích.
4.2. Ứng phó sự cố khẩn cấp khi có cháy.
Khi phát hiện có cháy, người phát hiện bình tĩnh và ngay lập tức ứng
phó theo nhận định đám cháy lớn hay nhỏ để ứng phó một cách hiệu quả hiệu quả. 4.2.1. Cháy lớn:
Theo nhận định của bạn là nằm ngoài khả năng chữa cháy của bạn
Phải tuân thủ nguyên tắc cúi thấp người khi di chuyển vì khói
luôn bay lên cao. Đôi lúc, cần bò dưới sàn nếu lượng khói tập trung
nhiều, để tránh ngạt rồi thoát ra ngoài.
Để chống nhiễm khói, nên lấy khăn thấm nước che kín miệng
và mũi để lọc không khí khi hít thởhoặc sử dụng mặt nạ chống khói.
Muốn thoát ra khỏi đám lửa, dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên
người và chạy nhanh ra ngoài, tránh để lửa bén vào trang phục. lOMoARcPSD| 36086670
Cần nhanh chóng di chuyển đến lối thoát nạn an toàn, là lối
ra không bị khói, bụi, sản phẩm cháy che phủ, không bị các tác động
nguy hiểm của đám cháy uy hiếp tới tính mạng. Lối này có thể là
cửa đi, hành lang dẫn tới các khu vực an toàn hoặc lối dẫn tới cầu
thang bộ, lối ngang dẫn sang công trình liền kề…
Khi thoát ra ngoài cửa sổ hay hành lang hãy gây chú ý với
nhân viên cứu hỏa bằng cách vẫy tay, la hét. Nếu bị lửa làm cháy
quần áo, phải ngưng chuyển động, che mặt, nằm xuống và lăn qua,
lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Không được chạy vì gió có thể
làm lửa cháy bùng thêm. Không nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng
nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động. 4.2.2. Cháy nhỏ:
Theo nhận định của bạn là có thể tự mình chữa cháy
Hô to “Cháy! Cháy! Cháy!”- Lấy bình cứu hỏa gần nhất, chạy
đến đám cháy, rút chốt an toàn, chĩa vòi vào phía gốc ngọn lửa và
bóp tay cầm cho đếnkhi ngọn lửa bị dập tắt hoàn toàn.
Chú ý: luôn giữ khoảng cách an toàn giữa bạn và đám cháy.
Hô to “Cháy! Cháy! Cháy!”- Bấm chuông báo cháy hoặc gọi số
khẩn cấp (Theo bảng liên lạc khẩn cấp)Cúp cầu dao điện nếu có thể-
Rời khỏi nơi có đám cháy theo lối thoát hiểm gần nhất. Sự an toàn
của bạn là điều quan trọng nhất.- Tập trung tại khu vực an toàn (nhà
xe), Quản lý kiểm soát số lượng nhân viên để có thể xác định những
người còn bị mắc kẹt và đưa ra hành động kịp thời. C. Kết luận.
Làm việc tại các cao ốc văn phòng tuy trông có vẻ an toàn hơn các môi
trường làm việc khác nhưng thực ra nó luôn có những mối nguy tiềm ẩn và có thể lOMoARcPSD| 36086670
gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người lao động, đặc biệt là những
yếu tố gây hại làm suy giảm sức khỏe của con người qua thời gian. Vì vậy, các
cơ quan phải luôn quan tâm đến vấn đề an toàn cho người lao động như: cam kết
thực hiện chính sách an toàn sức khỏe nghề nghiệp, thiết lập các quy trình làm
việc an toàn, thực hiện chính sách về bồi dưỡng sức khỏe, tổ chức các khoa học
huấn luyện, đào tạo an toàn cho tất cả người lao động trong công ty.
Việc nhận diện các mối nguy hại, đánh giá mức độ rủi ro và đề xuất các
giải pháp kiểm soát rủi ro cũng sẽ góp phần giúp cho bộ phận làm công tác bảo
hộ lao động tại công ty có thể chủ động tư vấn cho người sử dụng lao động xây
dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. D. Tài liệu tham khảo
1. Nhà cao tầng. (2022, 2 7). Được truy lục từ Wikipedia:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_cao_t%E1%BA %A7ng 2. Văn phòng. (2022, 9 27). Được truy lục từ Wikipedia:
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_ph%C3%B2ng