Bài tập Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Bách Khoa Hà Nội
Bài tập Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. “Không có gì quý hơn độc lập tự do” A. Tìm nguồn gốc xuất xứ -
Câu nói ra đời trong bối cảnh vô cùng đặc biệt: Khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đang diễn
ra rất ác liệt tại Việt Nam với chủ nghĩa thực dân mới và leo thang bắn phá miền Bắc, vào ngày
17/7/1996, trong lời kêu gọi khích lệ ý chí chiến đấu của nhân dân, Hồ Chí Minh đã viết: “Không có
gì quý hơn độc lập tự do” -
Đây là sự kế thừa, nối tiếp tinh thần và ý chí quyết giành “độc lập tự do” cho dân tộc đã từng được
khẳng định trong bản Tuyên ngôn Độc lập (năm 1945) và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (tháng 12/1946). B.
Phân tích câu nói trên của Bác
Tại sao? - Mình không nắm trong tay, mất rồi càng thấy quý
độc lập với hòa bình độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thật sự gắn với toàn vẹn lãnh thổ -> khát
vọng phổ biến muôn đời của mọi quốc gia bất biến với mọi con người -> môi trường an toàn, tiền đề
để làm mọi điều ngta muốn. Liên hệ với chiến tranh. Liên hệ Tống Nguyên Minh Thanh Pháp Mỹ
Nhật -> yên tâm xây dựng đất nước.
Cơm no áo ấm, hạnh phúc cho mọi người dân
Liên hệ trong bối cảnh chống Mỹ diễn ra ác liệt -> HCM khích lệ -> để ngỏ. Tương tự với các câu dưới
Liên hệ: Đảng và NN làm gì? Phát triển đất nước, phát triển kinh tế -> Lâu bền; Trước mắt: An ninh, quốc
phòng, vũ khí lạc hậu -> đầu tư cho anqp => Quan trọng nhất. Quan hệ quốc tế rộng rãi -> liên minh -> bảo
vệ tự do. Bve biển Đông -> bám vào cơ sở công ước quốc tế, luật pháp quốc tế đã quy định.
Bản thân: dựa vào dân tộc or cá nhân. phụ nữ -> vđề trọng nam khinh nữ -> cái tôi; đàn ông -> xh gắn vai trò
trụ cột -> mệt mỏi. -> đổi vai -> chống lại truyền thống -> chi phí cơ hội cao hơn => hướng tới một cuộc sống hạnh phúc.
Trong dòng chảy lịch sử nhân loại, các dân tộc bị xâm lược luôn đấu tranh để giành độc lập, song thật hiếm
có một dân tộc như dân tộc Việt Nam, phải thường xuyên đấu tranh chống lại nhiều kẻ thù xâm lược với sức
mạnh hơn gấp bội để giành lại quyền độc lập, tự do, thống nhất đất nước.
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do!” chân lý nổi tiếng đó là niềm tự hào, tiếp tục kế thừa và phát huy cao
độ cùng với truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường của dân tộc, bằng sự nỗ lực phấn đấu không
ngừng phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa – giáo dục, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao sức
mạnh tổng hợp và uy tín quốc tế của đất nước, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức
mạnh quốc tế, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm mục tiêu cao nhất. -
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”, câu nói ngắn gần như trở thành một chân lí, khẳng định giá trị
to lớn của hai tiếng : độc lập - tự do.
- Không có gì quý hơn độc lập, tự do” - lời kêu gọi thiêng liêng, bất hủ của Bác là khát vọng cháy bỏng
của dân tộc Việt Nam, giá trị to lớn trong học thuyết Hồ Chí Minh và cũng chính là mục tiêu chiến đấu, là
nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của Nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp vĩ đại đấu tranh vì độc lập, tự
do, vì sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Đồng thời, là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với nhân loại tiến
bộ, đặc biệt đối với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh vì cuộc sống và hạnh phúc của mình. -
Hồ Chí Minh hết sức đề cao quyền con người. “Những lẽ phải không ai chối cãi được” mà Người
trân trọng nhất chính là quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc. Từ quyền con người, Hồ Chí Minh đi đến khát quát và nâng cao thành quyền dân tộc: “Tất cả
các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng
và quyền tự do”. Độc lập, tự do nghiễm nhiên trở thành khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa.
Cũng theo quan niệm tư tưởng của Người, độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thực sự, hoàn
toàn, gắn với hoà bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Thời chống thực dân Pháp, HCM
ra lời kêu gọi vang dội núi sông thể hiện quyết tâm bảo vệ đến cùng độc lập cho đất nước: “Không!
Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Và
đến khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh, Bác đề cao chân lý lớn nhất của thời đại:
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. -
Tại sao ở trong hoàn cảnh đặc biệt như thế, Hồ chủ tịch lại luôn luôn khẳng định một cách mạnh mẽ
chắc nịch rằng “Không có gì quý hơn độc lập tự do”? Phải chăng khi ấy, Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
là ham muốn tột cùng của Bác, hay đó cũng chính là cái khát vọng lớn lao của lớp lớp các thế hệ
người Việt Nam. Trải qua cam chịu những gông cùm gò bó của viễn cảnh mất nước, con người ta tự
khắc sinh ra một tâm lí vô cùng phổ biến: càng mất thì ta càng thấy thứ đó trân quý biết bao. Đối với
người dân khi mất nước, cái quý nhất trên đời là độc lập của dân tộc, là tự do của chính mình. -
Độc lập thôi là chưa đủ cần phải có hạnh phúc nữa như trên các văn bản quy phạm pháp luật. Liên
hệ: Chiếc thuyền ngoài xa.
- Với ý chí "Không có gì quý hơn độc lập, tự do!", dân tộc ta đã trải qua biết bao nhiêu những cuộc chiến
tranh xâm lược từ đời Tống – Nguyên – Minh – Thanh ta quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi hay ta cũng đã
"đánh cho Mỹ cút", "đánh cho Ngụy nhào" thừa thắng, quân và dân ta tiếp tục bảo vệ vững chắc độc lập chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ tại biên giới tây Nam, biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Từ đây cả nước đi lên chủ
nghĩa xã hội, thực hiện trọn vẹn mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và làm sáng ngời hiện thực của chân
lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do!" trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
- "Không có gì quý hơn độc lập, tự do!", chúng ta đã vào cuộc trường chinh xây dựng "đất nước ta đàng
hoàng hơn, to đẹp hơn" với công cuộc đổi mới theo tâm nguyện trong Di chúc của Bác Hồ: “…toàn Đảng,
toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Đi theo chỉ dẫn đó, đất nước ta đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tiềm lực đất nước và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
không ngừng được nâng cao sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới 1980.
Độc lập gắn với hoà bình và hoà bình là khát vọng phổ biến muôn đời của tất cả nhân dân mọi
quốc gia. Hoà bình tạo cho con người ta môi trường an toàn, là tiền đề là không gian để có thể làm
những gì mình muốn. Đối lập với hoà bình là chiến tranh, sống trong bom rơi đạn nổ thì thường trực
là thấp thỏm, lo âu, nơm nớp sợ hãi, con người không dám là chính mình cũng chẳng thể hạnh phúc.
Độc lập dân tộc cuối cùng đem lại cơm no áo ấm, với hạnh phúc cho mọi người dân. Có độc lập
tự do như có thêm nguồn sức mạnh cho ta yên tâm xây dựng đất nước đi đến được trạng thái cơm no áo ấm. C.
Liên hệ thực tế VN hiện nay -
Trong bối cảnh mới của xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, chân lí của HCM tiếp tục là động
lực tinh thần và là tư tưởng dẫn dắt nhân dân VN trên con đường đi tới phồn vinh và hạnh phúc. Độc 2
lập tự do không chỉ là vấn đề chủ quyền quốc gia dân tộc mà là tự do độc lập trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Chân lý “Không có j quý hơn độc lập tự do” nhắc nhở nước ta phải tự quyết
định con đường phát triển của dân tộc mình, phải giữ vững độc lập, tự chủ cả về chính trị và kinh tế,
không bị phụ thuộc vào bên ngoài quá nhiều. Điều cần nhấn mạnh là, trong bối cảnh mới của sự mở
rộng hợp tác và giao lưu quốc tế như hiện nay, Việt Nam không chỉ bảo vệ độc lập trên lĩnh vực kinh
tế mà còn diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác từ chính trị, văn hoá, tư tưởng, quân sự,… với những hình
thức mới và sự biểu hiện mới. Trước mắt, Đảng và nhà nước cần chú trọng xây dựng phương tiện để
bảo vệ tổ quốc nhất là an ninh quốc phòng. -
Về lâu bền, Để bảo vệ ĐL-TD , cái căn cốt nhất là phát triển đẩt nc, đặc biệt phát triển kinh tế. C hủ
quyền, toàn vẹn lãnh thồ, an ninh quốc gia, lợi ích đất nuớc,
bản sắc van hóa dan tọc, tự do, hạnh
phúc, cuọc sống hòa bình của nhan dan...
là cái Đảng và nhan dan Viẹt Nam kien quyết bảo vẹ, giữ
gìn. phát huy với tinh thần chủ đọng, với ý chí "Khong có gì quý hon đọ c lạ p, tự do", tạ n dụng những
điều kiẹn quốc tế thuạ n lợi
vừa phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã họi, na ng cao đời sống vạt chất, tinh thần của nhan da n. -
Bên cạnh đó, Quan hệ quốc tế rộng rãi cx là 1 phương thức để bảo vệ độc lập tự do. Khi nc ta gặp
khó khăn có thể nhờ vả sự giúp đỡ từ bạn bề quốc tế. D. Liên hệ bản thân -
Có thể làm theo 2 khía cạnh: ĐL- TD của dân tộc hoặc ĐL-TD của cá nhân (trọng nam khinh nữ trg
XH, trg gđ-xh khiến phụ nữ quá mệt mỏi => mỗi ng phải có thế mạnh riêng để có thể đi ngc lại vs cái
tư tg quan niệm truyền thống) -
Có được độc lập chưa đủ, độc lập nhưng người dân phải được hưởng hạnh phúc, tự do. Đấy chính là
đòi hỏi chính đáng, điều mà không phải ai khác chính cụ Hồ đã chỉ ra. Hạnh phúc, tự do mới chính là
mục đích cuối cùng, là mong ước thẳm sâu nhất của mỗi người dân nước Việt.Nhiều dân tộc đã bước
đi những bước rất dài để hướng tới thịnh vượng văn minh, trong khi đó cũng có nhiều dân tộc vẫn
ngủ quên trong lạc hậu, đói nghèo do bảo thủ hoặc tự bằng lòng với tư duy cũ. Kết lại bài viết ngắn
này xin được chép lại lời của Thầy Phạm Duy Nghĩa khi nhận định về kẻ thù đáng sợ nhất của dân
tộc Việt Nam hiện nay: "... Một dân tộc biết suy tư, mơ ước và hành động để chế ngự đói nghèo và
ganh đua với các dân tộc láng giềng là một dân tộc đang sống. Đóng cửa lại, tự cấp tự cung với đồng
lúa và lệ làng, tự mãn với sự lạc điệu của riêng mình có lẽ là kẻ thù đáng sợ nhất của dân tộc chúng ta." 3
2. “ Nước độc lập mà nhân dân không được hưởng cuộc sống hạnh phúc tự do thì nền độc lập ấy cũng
không có nghĩa lí gì ” A. Tìm nguồn gốc xuất xứ -
Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong bối cảnh của năm 1945, khi cuộc Cách mạng Tháng
Tám thành công dẫn đến sự ra đời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Đất nước ta, dân tộc ta bước
vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đã xuất hiện một bộ
phận nhỏ cán bộ có tư tưởng công thần, hách dịch, vun vén lợi ích cá nhân, thiếu quan tâm đến đời
sống của quần chúng nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm phát hiện, Người viết câu nói trên như để
lên án gay gắt và nghiêm khắc chấn chỉnh những hành vi sai lệch đó. B.
Phân tích câu nói trên của Bác
- Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội I la mã chương II, I la mã Chương III -> Khẳng định bản chất
của chế độ và phân biệt dân tộc khác với Mỹ Anh Pháp( hướng tới người giàu - tư bản) còn nước mình gắn
với đông đảo tầng lớp dân tộc.
biến động xh chính trị -> Đảng và Nhà nước -> vẫn đang khẳng định. -> phát triển kinh tế, quốc phòng.
- Trở ngại: dân trí, sự chống phá các lực lượng đối lập thù địch -> muốn tập trung quyền lực vào trong tay mình - tư bản
- Chủ nghĩa xh -> quá độ -> con đường dài, cần thời gian -> chia sẻ với Đảng và NN và bản thân mình cần
tự ý thức -> tự thoát nghèo, mỗi người tự phấn đấu, ai cũng có nguyện vọng nhu cầu đó -> cộng đồng. đóng
góp bằng cách học tập … nghèo là nhục, tự giải quyết nhu cầu về mặt kinh tế. -
Giá trị của độc lập có thể coi là vô giá, không gì có thể so sánh được. Nhưng có một câu hỏi khác,
thành quả đích thực mà nền độc lập đem lại cho người dân là gì? Câu hỏi ấy được chủ tịch Hồ Chí
Minh đã trả lời rất thấu đáo và chính xác: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh
phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”. Với một đất nước bị xâm lược , ưu tiên trước hết
là độc lập tự do và Người đã sáng suốt xác định rõ con đường phát triển của dân tộc ta chính là độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hoạch định con đường phát triển cho một dân tộc thuộc địa
là một vấn đề hết sức mới mẻ. Từ một nước thuộc địa đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiều giai
đoạn khác nhau. Con đường CNXH mà HCM chọn có sự kết hợp cả quy luật khách quan của sự
nghiệp giải phóng dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Người cũng luôn luôn đề cao rằng: Để tiến
lên chủ nghĩa xã hội yêu cầu đòi hỏi độc lập dân tộc phải đi đôi với tự do hạnh phúc của nhân dân.
Con đường đó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa. Đó cũng là nét độc đáo khác biệt với
con đường phát triển của các dân tộc đã phát triển lên chủ nghĩa tư bản ở phương Tây. -
Ở HCM mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội ở nước ta và mục tiêu phấn đấu của Người là một, đó
là một xã hội độc lập, tự do vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, là “làm sao cho dân giàu nước
mạnh”, là “làm sao cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”, là nhằm nâng cao đời sống vật
chất và văn hoá của nhân dân, là làm cho đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành. Từ cách đặt vấn đề này, theo HCM, hiểu mục tiêu của chủ nghĩa xã hội nghĩa là nắm bắt nội
dung cốt lõi con đường lựa chọn và bản chất thực tế xã hội mà chúng ta gây dựng. Bản chất thực tế
xã hội mà ta luôn mong muốn xây dựng “nói một cách đơn giản và dễ hiểu là : không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động” hoặc “Chủ nghĩa xã 4
hội là làm sao cho nhân dân đủ ấm, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già
không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xoá bỏ…Tóm lại
xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”.
HCM đề cao mục tiêu lớn nhất của CNXH là hạnh phúc tự do của con người. C.
Liên hệ thực tế với VN hiện nay -
Những thắng lợi chiến lược của Cách Mạng VN chứng tỏ giá trị khoa học và thực tiễn lớn lao của tư
tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc và con đường quá độ lên CNXH. Trong công cuộc đổi
mới hiện nay, vận dụng tư tưởng HCM về vấn đề dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc và con
đường quá độ lên CNXH, Đảng và Nhà nước VN kiên định được mục tiêu độc lâ … p dân tộc phải gắn liền với CNXH. -
Trước mắt, Đảng và nhà nước cần chú trọng xây dựng phương tiện để bảo vệ tổ quốc nhất là an ninh
quốc phòng. Về lâu bền, Để bảo vệ ĐL-TD , cái căn cốt nhất là phát triển đẩt nc, đặc biệt phát triển
kinh tế. Chủ quyền, toàn vẹn lãnh thồ, an ninh quốc gia, lợi ích đất nuớc, bản sắc van hóa dan tọc, tự
do, hạnh phúc, cuọc sống hòa bình của nhan dan... là cái Đảng và nhan da n V iẹt Nam kien quyết bảo
vẹ, giữ gìn, phát huy với tinh thần chủ đọng, với ý chí "Kho ng
có gì quý ho n đọc lạp, tự do", tạn
dụng những điều kiẹn quốc tế thuạn lợi vừa phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã họ i, nang cao đời
sống vạt chất, tinh thần của nha n da n. -
Mặc dù hiện nay đất nước ta trong môi trường hòa bình xây dựng CNXH,
nhưng các lực lượng thù địch đang ra sức dùng nhiều con đường, bằng nhiều biện pháp khác nhau, từ
kinh tế đến văn hóa, khoa học, công nghệ, dân tộc và tôn giáo, nhằm thay đổi bản chất của chế độ
chúng ta. Vì thế, VN luôn luôn đã và đang trên con đường bảo vệ dân ý vững mạnh trc các thế lực
thù địch chống phá bên trong và bên ngoài. D. Liên hệ bản thân -
Là một người con sinh ra và trưởng thành trên đất nước VN này, tự bản thân cá nhân tôi có những
phút suy ngẫm: Nước độc lập rồi nhưng dân chưa được hưởng cái ấm no hạnh phúc một cách trọn
vẹn. Nước ta vẫn trên con đường qúa độ lên CNXH mà con đường ấy vừa dài về thời gian vừa khó
khăn phức tạp về nội dung nên cái đích thực sự này cho đến bây giờ mình vẫn chưa thể đạt tới. Bản
thân mình nỗ lực để đạt đc ấm no hạnh phúc thì trc hết phải thoát nghèo, không những thoát nghèo
mà phấn đấu trở nên thịnh vượng. Ai ai cũng có nhu cầu ấy thì đất nước mới giàu có, cộng đồng mới
đi lên ko chỉ dừng lại ở ăn no mặc ấm mà còn tiến tới ăn ngon mặc đẹp. 5
3. “Cách Mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng Cách Mệnh để trong thì vận động và
tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức & vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có
vững Cách Mệnh ms thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy” A. Tìm nguồn gốc xuất xứ -
Câu nói trên được trích từ tác phẩm “Đường Cách Mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Ra đời trong
hoàn cảnh phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước trên thế giới phát triển mạnh mẽ, phong
trào giải phóng dân tộc ở trong nước đã xuất hiện nhiều tổ chức yêu nước mang màu sắc chính trị
khác nhau. Thực tiễn đòi hỏi phải có một tổ chức mới tập hợp đường lối chính trị đúng đắn, chặt chẽ
thì mới lãnh đạo Cách mạng đi đến thành công. Câu nói của Bác có ý nghĩa và vai trò như kim chỉ
nam cho đường lối của Cách mạng nước nhà trong thời điểm bấy giờ. B.
Phân tích câu nói trên của Bác
Cách Mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng Cách Mệnh -
Nhắc đến Cách Mệng trước hết ta cần liệt kê lại các tiêu chí quan trọng của con đường Cách Mạng bao gồm
~ Mục tiêu trực tiếp: hướng đến Độc lập dân tộc
~ Mục tiêu lâu dài: đi lên con đường CNXH
~ Lực lượng lãnh đạo: Đảng cộng sản VN + Lực lg quản lý: Nhà nước của nhân dân,do dân, vì dân
+ Lực lượng CM: trong nước và ngoài nước, cụ thể là khối đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
~ Phương pháp Cách Mạng: quan hệ quốc tế -
Nổi bật trên các tiêu chí đó, tiêu chí bao trùm chi phối mọi tiêu chí khác là lực lượng lãnh đạo bởi vì
chính người lãnh đạo sẽ xác định các tiêu chí còn lại, sẽ chỉ ra nhiệm vụ trực tiếp & gián tiếp, sẽ tập
hợp lực lượng và tìm ra người cụ thể hoá mục tiêu của mình, sẽ tìm ra phương pháp và quan hệ để
tìm ra sức mạnh bên ngoài và nội lực bên trong . Chính vì vậy trong 1 cuộc Cách Mạng việc bức thiết
đầu tiên phải xác định được là ai là người thủ lĩnh: Cách Mạng trước hết phải có Đảng Cách mạng. -
Vị trí vai trò của Đảng: Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp đoàn kết và
được lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản VN. HCM khẳng định: “lực lượng của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng
lãnh đạo mới chắc chắn dành thắng lợi.” Và hơn hết Người cũng cho rằng: “Muốn khỏi đi lạc phương
hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho
đúng”. Cách mạng là cuộc đấu tranh gian khổ. Vì vậy phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân
thành một đội quân thật mạnh.
để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức & vô sản giai cấp mọi nơi. -
Soi chiếu vào lịch sử đối đầu của dân tộc, VN ta đối đầu vs các triều đại phong kiến lớn Tống-
Nguyên-Minh-Thanh. Thời cận đại, lần đầu tiên trg lịch sử ta đánh nhau vs 1 nước tư bản cực phát
triển. Ta muốn thắng thì phải tự tối đa hoá sức mạnh dân tộc bằng cách tự tập hợp lực lượng. Trong 6
câu nói thể hiện tinh thần đối nội đối ngoại: có 2 động từ “ Thì” “trong thì vận động tổ chức để tăng
sức mạnh khối đại đoàn kết dtoc, ngoài thì liên lạc vs cách dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản mọi
nơi” để tạo nên khối đại đoàn kết quốc tế . Cả 2 khối đoàn kết này làm nên lực lượng hùng hậu cho
cuộc Cách Mạng nước nhà. C.
Liên hệ thực tế với VN hiện nay -
Xây dựng Đảng hiện nay là yêu cầu cấp thiết và khách quan nhằm tạo sức mạnh nội sinh, nâng cao
sức chiến đấu để hoàn thành trọng trách, trách nhiệm của Đảng đối với dân tộc, với nhân dân. Nội
dung xây dựng Đảng phải được thực hiện trên cả bốn mặt: tư tưởng, chính trị, tổ chức và đạo đức. Để
phòng, chống các nguy cơ, Đảng cần tự chỉnh đốn, tự đổi mới nhằm tăng “sức đề kháng” miễn nhiễm
với các căn bệnh làm suy yếu Đảng. Thậm chí, Đảng phải coi đây là quy luật tồn tại và phát triển,
bảo đảm cho Đảng luôn ngang tầm nhiệm vụ cách mạng, xứng đáng là Đảng cầm quyền. Đảng cầm
quyền phải thật sự tiêu biểu cho trí tuệ của dân tộc và vươn lên ngang tầm thời đại, do đó, bản thân
Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn. Từ đó,
trong công việc hoạch định đường lối, chính sách và tổ chức thực hiện khẳng định bản thân Đảng và
mỗi cán bộ, đảng viên là “hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc”. Kiên quyết đấu
tranh chống các biểu hiện của căn bệnh chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội. Đây là hiểm họa trong
Đảng, là nguy cơ làm suy yếu sức chiến đấu của Đảng. Vì vậy, cần dũng cảm đấu tranh, vạch mặt,
kiên quyết loại trừ các phần tử cơ hội ra khỏi Đảng, ra khỏi các vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước. -
Cách mạng muốn thắng lợi phải có Đảng lãnh đạo, nhưng điều đó không có nghĩa cứ có Đảng là cách
mạng thắng lợi, vấn đề là “Đảng có vững cách mạng mới thành công”, mà một trong những điều kiện
tiên quyết giữ cho Đảng vững là mỗi cán bộ, đảng viên phải có tư cách đạo đức. Xây dựng Đảng về
đạo đức là bảo đảm yếu tố cần thiết để giữ vững, bảo vệ Đảng trong sạch, vững mạnh về mọi mặt, từ
chính trị đến tư tưởng, tổ chức . -
Hiện nay Đảng và Nhà nước cũng thể hiện mối quan tâm đặc biệt tới khối đại đoàn kết này.Trong
khuôn khổ luật pháp, tiếp tục đổi mới chính sách giai cấp, chính sách xã hội, hoàn thiện chính sách
dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách đối với tri thức, chính sách đối với cộng đồng người Việt ở
nước ngoài, tập hợp đến rộng rãi nhất mọi nhân tài, vật lực vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất , gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường. Đảng và Nhà nước
đã và đang chủ động xác định rõ bước hội nhập quốc tế trong xu hướng toàn cầu hoá ngày nay, thực
hiện chính sách mở cửa, giao lưu hợp tác đa phương hoá, đa dạng hoá, củng cố khối đại đoàn kết với
mọi lực lượng tiến bộ trên thế giới vì mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và phát triển. D. Liên hệ bản thân -
“CM trc hết phải có Đảng”. Tổ chức này quan trọng như vậy nên tôi càng có động cơ mong muốn trở
thành Đảng viên và nếu không trở thành Đảng viên thì tôi vẫn luôn tôn trọng tổ chức này vì mình
sống trong quốc gia mà nó lãnh đạo -
Vai trò của đoàn kết là cực kì quan trọng thế nên với cộng đồng nhỏ của môi trường là gia đình,
trường lớp tập thể, bản thân tôi ngày càng cố gắng trở thành thành viên tích cực hơn, đóng góp nhiều
hơn công sức của mình cho tập thể. 7
4. “ Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn” A. Nguồn gốc xuất xứ -
Ngày 24-12-1945, Việt Minh và Việt Nam Quốc dân Đảng đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác
nhằm tăng cường sự đoàn kết, củng cố mặt trận liên hợp quốc dân để tập trung lực lượng vào cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp. “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to thì
tiếng mới lớn.” là câu nói của Bác khi Người trả lời phỏng vấn bàn về vấn đề ngoại giao của dân tộc.
Câu nói thể hiện rõ quan điểm của Người về mối tương quan chặt chẽ giữa hiệu quả của công tác
ngoại giao với thế và lực của đất nước. B.
Phân tích câu nói trên của Bác -
Câu nói trên khẳng định : Điều kiện để đoàn kết quốc tế là phải dựa vào thực lực của mình là chính,
đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực tự cường. Đây là quan điểm thể hiện tính sáng tạo, tầm
nhìn chiến lược trong việc vận dụng thế giới quan, phương pháp luận cách mạng, khoa học vào nhận
thức và giải quyết mối quan hệ giữa ngoại giao với phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng -
an ninh trong điều kiện cụ thể của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân
ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. -
Theo tư tưởng của HCM, đoàn kết quốc tế là để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực
lượng quốc, nhằm tăng thêm nội lực, tạo sức mạnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ Cách mạng đề
ra. Để đoàn kết tốt trước hết phải có nội lực tốt. Nội lực là nhân tố quyết định, còn nguồn lực ngoại
sinh chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh. Vì vậy trong đấu tranh Cách Mạng,
vị lãnh tụ đã luôn nêu cao khẩu hiệu: “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, “muốn người ta
giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình đã”. HCM chỉ rõ muốn tranh thủ được sự giúp đỡ
của quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lâ …
p, tự chủ và đúng đắn. -
Sức mạnh của ngoại giao phải gắn liền với thực lực của đất nước “Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ
thắng lợi”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, phải “tập trung hết thảy nhân lực, vật lực, tài lực vào
công cuộc kháng chiến thì thực lực kháng chiến của ta mới được đầy đủ, mạnh mẽ để đạt tới thắng
lợi cuối cùng”. Như vậy, thực lực tạo nền tảng vững chắc cho ngoại giao thắng lợi là “toàn lực của
nhân dân trên tất cả các lĩnh vực”, là sức mạnh tổng hợp làm cho dân tộc có đủ thế và lực sánh vai
với các cường quốc để tạo một trật tự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi trên con đường đi tới
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Sự tác động to lớn của thực lực tới ngoại giao
trên tất cả các phương diện, nhưng trước hết là tạo ra nền tảng vững chắc, động lực mạnh mẽ cho
việc tạo lập, phát triển, nâng cao thế và lực của ngoại giao trong quan hệ song phương và đa phương trên trường quốc tế. -
Để tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù, mặt trận ngoại giao phải thực hiện thành công sự chuyển
hóa những kết quả mà thực lực mang tới thành nội lực to lớn của mình thì mới giành được thắng lợi,
mới thúc đẩy các mặt trận khác tiếp tục phát triển để tạo nên những thắng lợi lớn hơn trên con đường
đi tới mục tiêu của cách mạng. Để thực hiện thành công sự chuyển hóa sức mạnh của thực lực thành 8
nội lực của mình, ngoại giao phải dựa trên sức mạnh của thực lực để đánh giá, dự báo đúng thời
cuộc, đề ra và tổ chức thực hiện thắng lợi các giải pháp ngoại giao. -
Đoàn kết dân tộc trên cơ sở độc lập, chủ động, tự lực tự cường là một chiến lược cách mạng được
HCM đề ra từ rất sớm, trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt nam, là cội
nguồn sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của Cách mạng VN song cũng đóng góp quan trọng vào lý
luận cách mạng thế giới. C.
Liên hệ thực tế với VN hiện nay -
Phát triển nội lực đất nước bằng trọng tâm là phát triển kinh tế. Ko chỉ là quốc gia mà cá nhân cũng
như thế: “nghèo sinh hèn, bần sinh tiện” cho nên muốn ăn to nói lớn thì chính mình đầu tiên phải
giàu có. Mặc dù biết phát triển kinh tế là trọng tâm hàng đầu nhưng bây giờ nước mình còn nghèo thế
nên ngoại giao phải cần khéo léo. Mình chưa đạt đến giàu nên mình chưa thể đĩnh đạc trên trường
quốc tế nên trong vấn đề ngoại giao còn phải khéo, vẫn còn nhẫn nhịn, vẫn phải lựa lời mà nói. -
“Ngoại giao là một mặt trận không có tiếng súng nhưng không kém phần gay go và quyết liệt”, tiếp
thu lời dạy của chủ tịch HCM, cán bộ hoạt động trên mặt trận ngoại giao nước ta đã và đang trau dồi
những lập trường quan điểm vững vàng, luôn giữ bản lĩnh song cũng hết sức linh hoạt và sáng tạo.
Nhà nước VN luôn coi ngoại giao là một mặt trận kể cả trong điều kiện hoà bình, luôn luôn đặt ngoại
giao ngang hàng với các hoạt động nhà nước khác như kinh tế, chính trị, văn hoá, quân sự. Ngoại
giao nằm trong một chỉnh thể hoạt động Nhà nước, là nhiệm vụ cách mạng thường xuyên đóng góp
vào công cuộc phát triển chung của toàn dân tộc. Do vậy, Đrang và Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho
việc xây dựng nghiên cứu những chiến lược ngoại giao chung, các chiến lược ngoại giao khu vực kể
cả trước mắt hay lâu dài. D. Liên hệ bản thân -
Phát triển nội lực ( tự tin trg các mối quan hệ ) thì khi đó giá trị của mình cũng tăng lên rất nhiều .
Trong cái nôi văn hoá VN mình vẫn phải trau dồi lời ns, cách ăn ns để làm sao cho dễ nghe : lời ns
chẳng mất tiền mua, lựa lời mà ns cho vừa lòng nhau -
Là một sinh viên sống trong thời kì xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, ta hiểu ngoại giao đã và đang
phát huy rộng rãi khả năng cùng ưu thế của mình. Trong kháng chiến chống Pháp, Bác có nói: “thực
lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng,chiêng có to thì tiếng mới lớn”. Sống trong điều kiện ngày
nay, tôi nghĩ ngoại giao đã có những đóng góp rất hiệu quả làm cho “cái chiêng” đó to ra và phát
triển không ngừng. Bởi thế, tôi nhận ra mình cần biết và học ngoại giao trên cơ sở tôn trọng đoàn kết
lẫn nhau, không ngừng mở rộng quan hệ làm bạn với tất cả các nước. 9
5. “ Muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp mình” A. Nguồn gốc xuất xứ -
Nguyễn Ái Quốc cho rằng: Không có con đường nào khác, nhân dân VN phải tự đứng lên làm cách
mạng để cứu lấy chính mình. Tư tưởng ấy thấm đẫm trong tác phẩm “đường cách mệnh” viết năm
1927 của Người. Tác phẩm chỉ rõ: “Muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình”
B. Phân tích câu nói trên của Bác -
Câu nói trên khẳng định : Điều kiện để đoàn kết quốc tế là phải dựa vào thực lực của mình là chính,
đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực tự cường. -
Theo tư tưởng của HCM, đoàn kết quốc tế là để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực
lượng quốc, nhằm tăng thêm nội lực, tạo sức mạnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ Cách mạng đề
ra. Để đoàn kết tốt trước hết phải có nội lực tốt. Nội lực là nhân tố quyết định, còn nguồn lực ngoại
sinh chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh. Vì vậy trong đấu tranh Cách Mạng,
vị lãnh tụ đã luôn nêu cao khẩu hiệu: “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, “muốn người ta
giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình đã”. HCM chỉ rõ muốn tranh thủ được sự giúp đỡ
của quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lâ …
p, tự chủ và đúng đắn. -
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, phải “tập trung hết thảy nhân lực, vật lực, tài lực vào công cuộc
kháng chiến thì thực lực kháng chiến của ta mới được đầy đủ, mạnh mẽ để đạt tới thắng lợi cuối
cùng”. Như vậy, thực lực tạo nền tảng vững chắc cho thắng lợi là “toàn lực của nhân dân trên tất cả
các lĩnh vực”, là sức mạnh tổng hợp làm cho dân tộc có đủ thế và lực sánh vai với các cường quốc để
tạo một trật tự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi trên con đường đi tới hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Sự tác động to lớn của thực lực tới tất cả các phương diện, nhưng
trước hết là tạo ra nền tảng vững chắc, động lực mạnh mẽ cho việc tạo lập, phát triển, nâng cao thế và lực của đất nước. -
Người luôn nhắc nhở tinh thần tự chủ tự lực tự cường, không ỷ lại vươn lên trên chính mình có lẽ bởi
vì HCM hiểu rõ đâu ai muốn chơi với kẻ yếu hèn, bần tiện . Khi và chỉ chi mình trở nên mạnh mẽ
hơn thì ai ai cũng muốn quan hệ với mình và hơn thế nữa tâm ý này cũng đã từng được dân gian đúc
kết “Phù thịnh chứ không phù suy”. -
Đoàn kết dân tộc vượt lên chính mình trên cơ sở độc lập, chủ động, tự lực tự cường không ỷ lại là
một chiến lược cách mạng được HCM đề ra từ rất sớm, trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt tiến
trình cách mạng Việt nam, là cội nguồn sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của Cách mạng VN song
cũng đóng góp quan trọng vào lý luận cách mạng thế giới.
C. Liên hệ thực tế VN hiện nay -
Theo tư tưởng của Bác, trong công cuộc đổi mới hiện nay, đại đoàn kết phải được củng cố và phát
triển nhằm rửa được cái nhục đói nghèo, lạc hậu, cái nhục tụt hậu xa hơn về kinh tế, khoa học và
công nghệ so với các nước trong cùng khu vực và trên thế giới, làm cho VN có thể tự tin sánh vai với 10
các cường quốc năm châu, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, quyết tâm chấn hưng đất nước,
không bỏ lỡ thời cơ, vận hội, phát huy tinh thần tự lực tự cường, đẩy lùi mọi nguy cơ, vượt qua mọi
thách thức, phát huy được tính năng động của mỗi người, của cả cộng đồng, khắc phục được những
tác động của nền kinh tế thị trường để không làm phương hại nền văn hoá truyền thống của cả dân tộc. -
Trong nền kinh tế hiện nay, đại đoàn kết theo tư tưởng HCM đòi hỏi phải xây dựng được một Đảng
cầm quyền thực sự trong sạch, vững mạnh, độc lập tự cường. Nhà nước cần đẩy mạnh phát triển kinh
tế, làm cho đất nước lớn mạnh nhưng song song với phát triển nội lực thì cũng cần tích cực gây dựng
quan hệ quốc tế vì nội lực là cái quyết định, quan hệ là cái bổ trợ. Nó có thể làm cho cái bên trong tốt
hơn, cũng có thể cản trở hoặc thúc đẩy bên trong nên cần đặc biệt khéo léo. D. Liên hệ bản thân -
Từ lời dặn đất nước về tinh thần ý chí tự lực tự cường của dân tộc, tôi nhận ra mình cần tự rèn luyện
cho mình ý chí tự lực cánh sinh, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác quá nhiều. -
Muốn cái ý chí của mình được vững bền thì trước hết tôi cần tự chuẩn bị cho mình cái vốn là sức
khoẻ, tiền bạc, tình cảm thì chính tôi mới có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình mà không cần
dựa dẫm qúa nhiều vào người khác. 11
6. “ Trời có bốn mùa : Xuân, hạ, thu, đông. Đất có bốn phương: Đông ,tây, nam, bắc. Người có bốn
đức: Cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời, thiếu một phương thì không
thành đất, thiếu một đức thì không thành người .”
Thắng, đăng trên báo Cứu quốc, số 1255, ra ngày 30 tháng 5 năm 1949. Bác đã đúc kết đức: cần, kiệm, liêm,
chính là những phẩm chất cần phải có của mỗi con người, giống như quy luật tất yếu của tự nhiên. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đề cao 4 đức tính trên như điều kiện cần đối với mỗi người trong đời sống và hoạt động xã hội.
Nếu là người tham gia hoạt động cách mạng trực tiếp, 4 đức tính ấy lại càng phải quán triệt và hành động
triệt để hơn, có hiệu quả hơn, nghiêm minh hơn.
- Đây là những cơ sở khoa học, cách mạng để Đảng ta vận dụng trong chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ,
đảng viên vừa có đức, vừa có tài, vượt qua mọi cám dỗ, khó khăn, để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.
B. Phân tích câu nói
- Phân tích qua 4 phẩm chất của con ng trg mqh vs đất nc, vs nhân dân, vs ng khác, vs bản thân và
vs quốc tế sau đó nhấn vào mqh vs bản thân. - Cần tức
là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Cần thì việc gì dù khó khăn mấy cũng làm được.
Bác còn nêu: “Phải có kế hoạch cho mọi công việc, phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng, điều nên làm
trước, điều nên làm sau…”. Xét theo thực tế, không ít cán bộ lãnh đạo chưa thật thấm nhuần lời dạy của Bác,
còn mắc không ít sai sót vì những tính toán không thực tế, không vì lợi ích của nhân dân nên có những chỉ
tiêu quan trọng không đạt kế hoạch. Đặt trong hoàn cảnh hiện tại, câu nói của Bác còn mang ý nghĩa cần cù
theo nghĩa phát triển sự sáng tạo trên phương diện khoa học - kĩ thuật và kinh tế theo nền phát triển tiên tiến
để phát triển đất nước bởi cần cù mà dốt nát, cần cù bù thông minh thì hiệu quả thấp, có khi trở thành phá
hoại. Điều này đến nay vẫn còn nguyên giá trị nhận thức và thực tiễn. -
“Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Bác còn nêu “Cần với kiệm phải
đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không kiệm thì làm chừng nào, xào chừng ấy”. Không
ít cán bộ lãnh đạo thiếu tính toán cẩn thận và cần không gắn với kiệm đã để xảy ra tình trạng xa hoa, lãng phí
mà không ngăn chặn được. Tổ chức hội thảo triền miên nhưng không thu được kết quả nào. Tình trạng khen
thưởng tràn lan, chạy theo thành tích trong khi phong trào sa sút, các chỉ tiêu chủ yếu không đạt hoặc “đạt”
một cách hình thức. Không những thế, còn cho lập những dự án về các khu công nghiệp, sân gôn, các trung
tâm thương mại lớn nhưng khá nhiều dự án không khả thi, trở thành những “dự án treo”. Không ít diện tích
đất màu mỡ bị bỏ hoang hóa hằng chục năm vẫn không được triển khai, trong khi nông dân mất đất, không
có đất sản xuất, địa phương mất sản phẩm, nhà nước mất nguồn thu ngân sách. Đã thế, biết bao công trình
xây dựng cơ bản chất lượng kém, độ bền vững không đạt yêu cầu gây ra lãng phí lớn… Lãng phí là kẻ thù
của tiết kiệm. Hiện tại, không ít người lãng phí và lợi dụng của công để làm việc riêng, thiếu tinh thần chí
công vô tư. Đó là điều đáng trách, nếu không muốn nói là nhỏ nhen, tầm thường, dẫn đến tham ô, lãng phí.
Liêm, theo Bác, đó là trong sạch, không tham lam. - Với Liêm, Bác
phân tích rất sâu sắc và cụ thể: “Liêm là trong sạch, không tham lam. Tham tiền của,
tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm. Người cán bộ cậy quyền thế mà đục
khoét dân, ăn của đút hoặc trộm của công làm của tư là bất liêm. Dìm người giỏi để giữ địa vị, danh tiếng
của mình là đạo vị (đạo là trộm) Gặp việc phải mà sợ khó nhọc, nguy hiểm, không dám làm là tham vật úy
lạo. Gặp giặc mà rút ra, không dám đánh là tham sinh, úy tử đều làm trái với chữ liêm”. Bác còn viết: “Cụ
Khổng Tử nói: Người mà không liêm không bằng súc vật… Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”. Chữ Liêm,
theo Bác, còn phải hiểu theo nghĩa rộng là trung với Tổ quốc, hiếu với nhân dân. Có như thế, thì không bao
giờ vụ lợi. Tất cả vì sự nghiệp của Đảng, của dân tộc. Chữ Liêm theo tinh thần, đạo đức của người cách mạng cao cả là thế! 12 - Còn Chính, Bác
lại chỉ rõ: “Chính, nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn. Trong xã hội,
tuy có trăm công, nghìn việc. Song những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: việc Chính và việc Tà. Làm
việc chính là người Thiện. Làm việc Tà là người Ác”. Hiểu rộng ra là phải làm theo chủ trương, chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước; không làm sai, không vì lợi ích cá nhân để ngày càng phát huy điều chính,
giảm và tiêu diệt điều tà. Thế nhưng, trong tùy từng hoàn cảnh khác nhau, không thể vịn vào cớ thẳng thắn
để ngang nhiên chỉ trích người khác với giọng điệu ngang ngược mà phải khôn khéo, lựa lời nói để người
khác có thể hiểu được ý vị câu nói mà biết sửa đổi. -
Trong thời kinh tế thị trường hiện nay, mặt trái của đồng tiền và tham vọng địa vị, hư danh đã và
đang làm tha hóa không ít cán bộ, đảng viên, kể cả một số người đứng đầu. Tình trạng mất đoàn kết trong
nội bộ cấp ủy, cấp ủy, tổ chức đảng ở không ít nơi và thói vô cảm trước những bức xúc của dân, trắng thành
đen, đen thành trắng là bởi một số cán bộ lãnh đạo và quản lý sa vào bất chính và không thực thi tốt cần và kiệm. -
Quan niệm về nội dung của cần, kiệm, liêm, chính của Bác Hồ thật rõ ràng, giản dị mà sâu sắc, có giá
trị lớn trong việc vận dụng vào học tập, rèn luyện một cách sáng tạo, cụ thể của từng người, từng cơ quan,
đoàn thể trong từng hoàn cảnh khác nhau. Những nội dung trên đã thành phẩm chất cơ bản trong tư tưởng và
đạo đức Hồ Chí Minh. Bác luôn xem 4 đức tính trên là “chính sách lớn, đạo đức lớn”.
- Các phẩm chất của ng VN ms. Các phẩm chất Cần-Kiệm-Liêm-Chính trí công vô tư là mình trg
mối quan hệ vs bản thân
- Thiếu một mùa thì không thành trời, thiếu một phương thì không thành đất, thiếu một đức thì
không thành người Mối quan hệ trg chỉnh thể, ko tách rời. cần liên quan đến kiệm gắn vs liêm và đi
cùng vs chính, chúng là 1 hệ thống, chỉnh thể -
Từng cá nhân, cơ quan, tập thể, từng ngành nghề căn cứ vào từng nhiệm vụ, từng giai đoạn, từng yêu
cầu mà phải hiểu đúng và có sáng tạo 4 đức tính ấy một cách linh hoạt, đa dạng, tránh cứng nhắc. Bác
thường nhấn mạnh và đề cao 4 loại tiết kiệm: đó là tiết kiệm tiền, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm nguyên,
nhiên, vật liệu, tiết kiệm thời giờ. Một yêu cầu sinh tử của Bác là kiệm phải đi liền với cần “như hai chân của
con người”. Cần không phải chỉ thuần tuý là cần cù làm việc mà quan trọng hơn là phải có chất lượng, có
hiệu quả, có năng suất cao. Cả cuộc đời của Bác Hồ là tấm gương sáng cho những đức tính cao đẹp nói trên.
Mỗi việc làm, mỗi suy nghĩ và hiệu quả công việc cách mạng của Bác là một bài học cụ thể, sinh động của 4
đức tính cần, kiệm, liêm, chính mà không giấy mực nào ghi lại hết được.
C. Liên hệ thực tế VN hiện nay -
Ngẫm những lời Bác dạy về bốn đức nêu trên, trong chúng ta từ những đảng viên cộng sản chân
chính đến mỗi công dân yêu nước chắc không khỏi băn khoăn, lo lắng về bệnh quan liêu, tham nhũng hiện
nay, dù chúng ta đã làm không ít việc cần thiết để chống tham nhũng nhưng tệ quan liêu, tham nhũng đang
đe dọa đến niềm tin và vai trò lãnh đạo của Đảng, cũng như sự tồn vong của chế độ. -
Toàn Đảng đã và đang tiến hành nhiều công việc cấp bách để xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Tin tưởng rằng, nhiều điển hình cá nhân học tập và làm theo tư
tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. -
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Thiết nghĩ, chúng ta phải hiểu bản chất và nội dung cụ thể của cuộc vận động lớn này. Nếu không, dễ rơi vào
hình thức chủ nghĩa, phản tác dụng. Mà muốn hiểu và làm đúng, thì chỉ soi vào từng ý kiến, từng bài viết và
từng việc làm của Bác sẽ liên hệ thấy rõ mình làm đến đâu, hiểu đến mức nào và làm sai, vi phạm đến mức
nào. Có như thế, cuộc vận động mới đi vào chiều sâu, đúng bản chất. Những hiện tượng tiêu cực, sai phạm 13
của các cơ quan, cá nhân mà hàng ngày báo chí nêu là có thật, là tiếng chuông báo động về tình trạng xuống
cấp đạo đức, có nguy cơ suy đồi, băng hoại về nhân cách trong xã hội hiện nay. Đảng và Nhà nước ta nhận
thấy và dự cảm được điều này nên đã kịp thời chấn chỉnh và có biện pháp, chính sách lớn trong việc chống
tham ô, lãng phí, chống tiêu cực – đặc biệt là trong cán bộ có chức, có quyền. Đó là động thái đúng đắn và
tích cực nhằm thanh lọc và giáo dục, xử phạt nghiêm minh để đưa xã hội tiến lên, đem lại lòng tin cho mọi
người đối với một xã hội tốt đẹp, công bằng, dân chủ và văn minh. Muốn vậy, phải hướng vào những mục
tiêu vừa diện, vừa điểm; vừa trước mắt, vừa lâu dài; vừa vĩ mô, vừa vi mô… mới mong đạt được hiệu quả
thiết thực và triệt để. Trong muôn vàn bài học đạo đức của Hồ Chí Minh, bài học về cần, kiệm, liêm, chính
có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta hiện nay.
D. Liên hệ bản thân
Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đặt ra ngày càng nặng nề, mỗi cá nhân phải luôn thấm
nhuần lời dạy của Bác về vai trò của các đức cần, kiệm, liêm, chính đối với sự hình thành phẩm chất,
nhân cách của mỗi người; kiên định, vững vàng về lập trường, quan điểm; tích cực tu dưỡng, rèn
luyện phẩm chất đạo đức, lối sống theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; quan tâm xây dựng phát triển mọi tiềm lực của
bản thân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần.
Luôn tự ý thức bản thân, nếu có tài năng không ngừng cống hiến cho cộng đồng ngay từ đơn vị nhỏ
nhất như trường lớp, nêu gương, đi đầu trong sinh hoạt, học tập, công tác, phấn đấu rèn luyện tốt
những kĩ năng và vận dụng nó cho môi trường làm việc tương lai, noi theo, vượt qua mọi khó khăn,
thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để phát triển nền kinh tế nước nhà. 14
7. “ Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm và đối với họ 1 tấm gương sống có giá
trị hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền” A. Nguồn gốc xuất xứ -
Ngày 20-5-1924, trong bức thư gửi đồng chí Pê-tơ-rốp, Tổng thư ký Đông Phương bộ, Bác Hồ đã
viết: “… Các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm và đối với họ một tấm gương sống còn có giá
trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn luôn đánh giá cao tác dụng của sự nêu gương. Trong sự nghiệp trồng người, trong
rèn luyện, giáo dục cán bộ, đảng viên, Bác luôn luôn nhắc nhở đến vai trò của sự gương mẫu và câu
nói trên chính là minh chứng tiêu biểu cho điều đó. B. Phân tích -
Người đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, ở
mọi nơi; nói phải đi đôi với làm để quần chúng noi theo đây cũng chính là một nội dung đạo đức
truyền thống của dân tộc. Từ đó phát triển lên thành một nội dung của tư cách người cách mạng nói
riêng. Nói đi đôi với làm đối lập với nói mà không làm của những người hứa suông hoặc “nói một
đàng làm một nẻo” của những kẻ cơ hội. Thực tế cho thấy, nếu một cán bộ, đảng viên “nói một đàng
làm một nẻo” thì trước con mắt của nhân dân, họ không còn là người chiến sĩ tiên phong nữa, họ
tuyên truyền sẽ chẳng ai nghe. Và thực chất họ đã tự tước mất vai trò của người lãnh đạo. -
Người cho rằng “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ
yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân,
mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. “Tự mình phải chính trước mới giúp người khác
chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý”. Đây là một trong những nội dung
của đạo đức cách mạng, chính là sự gương mẫu về mọi mặt của đảng viên, cán bộ, trong đó có lực lượng Công an nhân dân. -
Theo Hồ Chí Minh, nêu gương thì trước hết phải là gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể
hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải đi đôi với làm.
Trong đó chủ yếu trên ba mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối với công việc.
+ Đối với mình phải không tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo, mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự
kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hàng ngày.
+ Đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc; khoan dung, độ lượng.
+ Đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ nguyên tắc “Dĩ công vi thượng” (Để việc công
lên trên, lên trước việc tư), đã phụ trách việc gì thì phải tận tâm, tận lực làm cho kỳ được, không sợ
khó khăn, gian khổ, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh. -
Người khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây
phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù
tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” -
Để giáo dục bằng nêu gương đạt kết quả cao, Người chủ trương lấy gương “Người tốt, việc tốt” để
hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ 15
chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Trong gia đình, cha mẹ có thể là tấm
gương cho các con, anh chị là tấm gương đối với các em; trong nhà trường, thầy, cô giáo là tấm
gương cho học trò; trong cơ quan, tổ chức thì cán bộ lãnh đạo là tấm gương cho cấp dưới, người này
có thể nêu gương cho người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, người cán bộ, đảng viên chẳng những
phải có trách nhiệm tự tu dưỡng tốt để trở thành con người có đời tư trong sáng mà còn phải là tấm
gương giúp nhân dân nhìn vào đó làm những điều đúng, điều thiện, chống lại thói hư, tật xấu. -
Xây phải đi đôi với chống. Hồ Chí Minh đã sớm khởi xướng và kiên trì cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân trong mọi thời điểm cách mạng. Người chỉ rõ: “Muốn xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã
hội thì trước hết phải chiến thắng kẻ thù bên trong của mỗi chúng ta là chủ nghĩa cá nhân”. Vì chủ
nghĩa cá nhân là căn bệnh chính, đẻ ra trăm thứ bệnh và nhiều thói hư tật xấu trong cán bộ, đảng
viên. Nguy hiểm hơn, “Những người mắc bệnh này thì đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng,
của dân tộc, do đó mà “Tự tư tự lợi”. Dùng của công làm việc tư. Dựa vào thế lực của Đảng để theo
đuổi mục đích riêng của mình”. Người đã tiên lượng, thấy trước tính nguy hiểm, độc hại của chủ
nghĩa cá nhân khi nước ta hòa bình, thống nhất “Việc đấu tranh với kẻ địch ở tiền tuyến bằng súng,
bằng gươm còn dễ, nhưng việc đấu tranh với kẻ địch trong người, trong nội bộ, trong tinh thần là một
khó khăn, đau xót”. Đồng thời cũng nêu cao cảnh giác đối với các đối tượng thù địch trên lập trường
quốc tế, xử lý khôn khéo nhưng vẫn đặt trong đó tâm thế của cả dân tộc. -
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng làng, xã, huyện, tỉnh kiểu mẫu; những “người tốt,
việc tốt”. Từ những nhân tố mới làm gương mẫu nhân rộng ra, dấy lên phong trào thi đua học tập và
làm theo, tạo nên khí thế cách mạng hào hùng trong sản xuất, công tác… rộng khắp trong cả nước.
Người đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải là người có phẩm chất đạo đức cách mạng, vừa phải có năng
lực mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; trong đó phong cách làm việc là một nhân tố quan trọng
cấu thành phẩm chất và năng lực cán bộ. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh
đã nêu tấm gương sáng ngời về phong cách nêu gương, nói đi đôi với làm. Hồ Chí Minh kêu gọi toàn
dân tiết kiệm, bản thân Người nghiêm túc thực hiện, từ việc ăn, mặc đến sinh hoạt, làm việc hàng ngày đều gương mẫu. -
Sinh thời, khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945 đứng trước nạn đói đang hoành hành,
Người kêu gọi toàn dân diệt “giặc đói” bằng hành động cụ thể, mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số
gạo tiết kiệm đó cứu những người bị đói và chính Người đã làm gương, nghiêm túc thực hiện một
cách triệt để. Người đã sống cả cuộc đời thanh bạch từ ăn, ở đến phương tiện sử dụng phục vụ công việc hàng ngày. -
Phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh có nhiều nét đã trở thành huyền thoại không những đối với nhân
dân Việt Nam mà còn đối với cả thế giới. Đó là sự giản dị, thanh đạm, thanh cao trong sinh hoạt hằng
ngày; đó là cách sống chừng mực, điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, rất quý trọng thời gian, chẳng có
ham muốn danh lợi riêng cho mình; đó là tình thương yêu con người quyện với tình yêu thiên nhiên
tạo nên tinh thần lạc quan của người chiến sĩ, kết hợp chặt chẽ với những rung động say mê của một tâm hồn nghệ sĩ. -
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh không cần đến bất cứ sự trang sức nào. Người không phải cố ý
sống khác đời để mọi người ca ngợi mà lối sống của Người là xuất phát từ một triết lý nhân sinh là
lấy khiêm tốn, giản dị làm nền; lấy chừng mực đức độ làm chuẩn mực; lấy trong sạch thanh cao làm 16
nguồn vui; lấy gắn bó con người, thiên nhiên làm niềm say mê vô tận; lấy hạnh phúc của nhân dân
làm mục tiêu phấn đấu và là hạnh phúc của mình… C. Liên hệ VN hiện nay -
Đảng và Nhà Nước: phong trào tấm gương người tốt việc tốt được phát động ở trên các phương
tiện truyền thông và các địa phương nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn bởi trong xã hội
còn nhiều những bất cập và những mối nguy hiểm tệ nạn vẫn còn đó; sống học tập và làm theo tấm
gương hồ chí minh đc phát động từ lâu… D. Liên hệ bản thân -
Rèn luyện ntn để ns đi đôi vs làm và khả năng quản lí thời gian, tình cảm và tiền bạc. Tự giúp
mình, không dựa dẫm ỷ lại, trông chờ vào người khác có ý chí và khả năng, phát triển bản thân. sức
khỏe, tiền bạc đứng vững trên đôi chân của mình. -
Việc nêu gương có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục nhân cách con người cũng như thu phục
nhân tâm. Hiện nay đất nước đang trong giai đoạn hội nhập, bên cạnh những yếu tố tích cực cũng còn
tồn tại nhiều mặt hạn chế về văn hóa, lối sống thiếu lành mạnh của một bộ phận giới trẻ. Do đó
những tấm gương người tốt việc tốt, về lối sống lành mạnh cần được đề cao, phát huy nhằm xây
dựng một cộng đồng văn minh. 17