Bài tập về môn kinh doanh xuất nhập khẩu
Câu hỏi lý thuyết kinh doanh xuất nhập khẩu
Môn: Kinh doanh xuất nhập khẩu
Trường: Đại học Nha Trang
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LÝ THUYẾT
1/ Trình bày và so sánh điều kiện FOB và FCA theo INCOTERMS 2010?
2/ Trình bày và so sánh điều kiện CFR và CPT theo INCOTERMS 2010?
3/ Trình bày và so sánh điều kiện CIF và CIP theo INCOTERMS 2010?
4/ Trình bày và so sánh điều kiện CIF và DES/DEQ theo INCOTERMS 2010?
5/ Khi mua bán hàng hóa qua kho ngoại quan tại nước người bán hoặc nước người
mua thì nên sử dùng điều kiện gì? Trình bày nội dung của điều kiện đó?
6/ Trình bày nội dung của phương thức thanh toán chuyển tiền? Cách thức vận
dụng và phòng chống rủi ro?
7/TrìnhbàynộidungcủaphươngthứcthanhtoánL/C?Cáchthứcvậndụngvàphòngchốngrủi ro?
8/ Trình bày đặc điểm và điều kiện để hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu lực tại Việt Nam?
9/ Trình bày các tiêu thức thể hiện chất lượng của hàng hóa trong hợp đồng ?
10/ Trình bày cách thức quy định việc giám định hàng hóa theo hợp đồng ?
11/ Trình bày nội dung của các chứng từ thanh toán ( hóa đơn, vận đơn, phiếu đóng gói,
chứng thư xuất xứ, chứng thư giám định, chứng thư bảo hiểm, hối phiếu thanh toán)?
12/ Trình bày nội dung của điều khoản bất khả kháng? Thủ tục ghi nhận?
13/ Trình bày nội dung của điều khoản trọng tài? Các vấn đề cần lưu ý?
14/ So sánh hợp đồng xuất nhập khẩu và hợp đồng gia công hàng xuất khẩu?
15/ So sánh chào hàng cố định và chào hàng tự do? Khi nào chào hàng trở thành hợp đồng?
16/ Trình bày qui trình xuất khẩu gạo theo điều kiện FOB Saigon Port.Thanh toán bằng L/C trả ngay?
17/ Trình bày qui trình xuất khẩu cà phê theo điều kiện FCA Danang Port.Thanh toán bằng CAD?
18/ Trình bày qui trình nhập khẩu phân bón theo điều kiện CFR NhaTrang Port.
Thanh toán bằng L/C trả chậm 90 ngày kể từ ngày giao hàng ?
19/ Trình bày nội dung của phương thức giao dịch mua bán qua trung gian?
20/ Trình bày nội dung của phương thức giao dịch mua bán đối lưu?
21/ Trình bày nội dung của phương thức kinh doanh tái xuất?
BÀI TẬP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
Bài số 1: Anh (chị) hãy chỉ câu trả lời đúng sau đây theo INCOTERMS 2010:
1/ Star.Co (Nhật Bản) ký hợp đồng mua gạo của Hope.Co(Việt Nam) . Người
mua có nghĩa vụ thuê tàu để chuyên chở hàng hóa và người bán hết trách nhiệm khi
hàng qua khỏi lan can tàu và san xếp hàng lên trên tàu tại cảng bốc Việt Nam . Điều kiện giao hàng là: a) FOB Osaka Port b) FOB Sai Gon Port c) CFR Hai Phong Port d) CFR Kobe Port
2/ Sun.Co (Việt Nam) ký hợp đồng mua phân bón của Moon.Co(USA) .
Người bán có nghĩa vụ thuê tàu, mua bảo hiểm cho hàng hóa và hết trách nhiệm khi
hàng qua khỏi lan can tàu và san xếp hàng trên tàu tại cảng bốc Tampa (Florida). Điều kiện giao hàng là: a) CFR Tampa Port b) CIF Tampa Port c) CIF Sai Gon Port d) CFR Sai Gon Port
3/ Bull.Co(Hong Kong) ký hợp đồng bán thiết bị cho Bear.Co(Việt Nam).
Hàng được đóng trong các container 20 feet giao tại (C.Y) của cảng Hồng Kông.
Người bán có nghĩa vụ thuê tàu và hết trách nhiệm khi hàng được đưa đến bãi tập
kết quy định. Điều kiện giao hàng là: a) FCA Hong Kong Port b) CPT Hong Kong Port c) FCA Sai Gon Port d) CPT Sai Gon Port
4/ Red.Co (Hà Lan) ký hợp đồng bán một dây chuyền sản xuất cho
Black.Co (Việt Nam). Người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro ( trừ thủ tục
thông quan và nộp thuế nhập khẩu) để giao hàng cho người mua tại sân bay Vũng
Tàu. Hàng được chuyên chở bằng máy bay. Điều kiện giao hàng là: a) DAT Vung Tau b) DDP Vung Tau c) DAP Vung Tau 2 d) DES Vung Tau
5/ Chip.Co(Việt Nam) ký hợp đồng mua hàng của Chicken.Co (Pháp). Hàng
này người bán mua lại của một nhà cung cấp ở Thụy Sỹ và hàng sẽ được giao tại
Thụy Sỹ theo lộ trình Air-Sea. Người bán phải thuê phương tiện vận tải, trả cước vận
tải và giao hàng cho người vận tải đầu tiên. Điều kiện giao hàng và chứng từ vận tải tương ứng là:
a) CFR Sai Gon Port và Bill of Lading
b) CPT TanSonNhat Airport và Airway Bill
c) CPT Sai Gon Port và Combined Bill of Lading
d) CFR TanSonNhat Airport và Combined Bill of Lading
Bài số 2: Một nhà xuất khẩu ở Việt Nam, xuất khẩu cá basa cho một nhà nhập
khẩu ở Mỹ theo điều kiện CIF. Hàng được bốc tại cảng Sài Gòn và được dỡ tại cảng
San Francisco. Hãy cho biết: 1)
Địa điểm chuyển giao rủi ro là địa điểm nào ? - Cảng San Francisco 2)
Địa điểm viết kèm theo CIF trong hợp đồng ngoại thương ?
- CIF San Francisco port- Incoterm 2010 3)
Ai là người mua bảo hiểm và ai là người được mua bảo hiểm ? - VN mua BH và mua cho Mỹ 4)
Ai là người làm thủ tục xuất khẩu và làm thủ tục nhập khẩu ? - VN làm XK - MỸ làm NK 5)
Ai là người thuê tàu và ai chịu trách nhiệm bốc, dỡ hàng hóa ?
- Bên bán thuê tàu và chịu trách nhiệm bốc 6)
Ai là người ký phát vận đơn đường biển ? - Bên bán
Bài số 3: Một nhà xuất khẩu ở Đức, xuất khẩu máy móc thiết bị toàn bộ cho một
nhà nhập khẩu ở Việt Nam theo điều kiện DDP. Hàng được giao tại kho hàng ở
Hamburg và được nhận tại ICD Phước Long (Thủ Đức). Hãy cho biết: 1)
Địa điểm chuyển giao rủi ro là địa điểm nào ? - Tại ICD phước long 2)
Địa điểm viết kèm theo DDP trong hợp đồng ngoại thương ?
- DDP CID Phước Long port- Incoterms 2010 3)
Ai là người mua bảo hiểm và ai là người được mua bảo hiểm ?
-bên bán mua BH và bên bán hưởng 4)
Ai là người làm thủ tục xuất khẩu và làm thủ tục nhập khẩu ? - Bên bán 5)
Ai là người thuê phương tiện vận tải và ai chịu trách nhiệm bốc, dỡ hàng hóa ?
- Bên bán thuê và bên mua bốc 6)
Ai là người ký phát vận đơn ? - Bên bán
Bài số 4: Chọn điều kiện thương mại quốc tế thích hợp theo INCOTERMS 2010:
1) Nhà xuất khẩu chủ động thuê tàu để giao hàng qua lan can tàu và xếp hàng
lên tàu tại cảng bốc, nhà nhập khẩu mua bảo hiểm cho hàng hóa. FOB - 200+2+8+3+3
2) Nhà xuất khẩu thuê tàu và gánh chịu mọi rủi ro để giao hàng cho nhà nhập
khẩu tại cầu cảng của cảng đến.CIF - 200+2+8+30+3/4+3+
3) Nhà xuất khẩu giao hàng xếp lên tàu tại cảng bốc. Việc thuê tàu và mua bảo
hiểm nhà nhập khẩu tự lo.FOB
4) Nhà xuất khẩu chịu mọi chi phí (kể cả đóng thuế nhập khẩu) và gánh chịu
mọi rủi ro để giao hàng tại kho của nhà nhập khẩu.DDP
5) Nhà xuất khẩu thuê tàu, mua bảo hiểm và giao hàng qua lan can tàu và xếp
hàng lên tàu tại cảng bốc là hết trách nhiệm.CFR
Tính giá cho các trường hợp trên, cho biết: + Giá xuất xưởng: 200
+ Chi phí bốc hàng tại xưởng: 2
+ Chi phí vận chuyển trong nước XK/NK: 8/10
+ Chi phí vận chuyển ngoại thương: 30
+ Phí bốc hàng /dỡ hàng tại cảng bốc, cảng dỡ: 3/4 + Lệ phí thông quan XK/NK: 3/5 + Thuế XK: 0% 4 +Thuế NK: 10%giá CIF
+ Tỷ suất phí bảo hiểm: R=0,25%
Bài số 5: Chọn điều kiện thương mại quốc tế thích hợp theo INCOTERMS 2010:
Người bán ở Nhật Bản. Cảng giao hàng là Osaka. Người mua ở Việt Nam.
Cảng nhận hàng là Sài Gòn. Hàng giao là 2 container thiết bị y tế. 1)
Người bán giao hàng tại Inchu Warehouse và hết nghĩa vụ. 2)
Người mua đề nghị người bán giao hàng tại C.Y ở cảng Nhật Bản.
Phương tiện vận tải người mua tự lo. 3)
Người mua đề nghị người bán giao hàng tại C.Y ở cảng Nhật Bản.
Phương tiện vận tải người bán lo. 4)
Người bán chấp nhận đề nghị 3 nhưng muốn mua bảo hiểm cho hàng hóa. 5)
Người mua đề nghị người bán chịu mọi chi phí, rủi ro trừ việc đóng
thuế nhập khẩu để giao hàng cho người mua tại kho của mình.
Tính giá cho các truờng hợp trên, biết:
+ Giá giao cho người vận tải tại C.Y: 235
+ Chi phí bốc hàng tại xưởng : 5
+ Chi phí vận chuyển trong nước XK/NK: 15/18
+ Chi phí vận chuyển ngoại thương : 35
+ Phí bốc hàng /dỡ hàng tại C.Y: 7/8 + Lệ phí thông quan XK/NK: 3/5 + Thuế XK: 0% + Thuế NK: 10%giá CIP
+ Tỷ suất phí bảo hiểm: R=0,25% Bài số 6:
Nghiên cứu các tình huống
Điển cứu số 1: Công ty X (Việt Nam) ký hợp đồng bán 5100 MT cát ziricon
cho công ty Y (Australia). Giao hàng theo điều kiện FOB Sai Gon Port. Thanh toán
bằng L/C at sight. Vận đơn phát hành ngày 9/2…xác nhận hàng hóa lên tàu ở tình
trạng tốt. Hàng đã được chuyển vào hầm số 1 tầng trên (hầm 1A), hầm trên số 2
(hầm 2A) và hầm số 4. Khi tàu đến Burnside ngày 31/3…, hàng trong hầm 1A đã bị
hư hại. Một công ty giám định kết luận nước đã vào hầm từ nắp hầm tàu và từ
khoang dằn tàu trên. Cát đã bị ướt nghiêm trọng. Khoang dằn tàu tiếp giáp với hầm
1A có chứa một lượng nước ngọt lấy từ sông Mississipi trước khi tới Burnside. Số
hàng bị hư hại được chuyển xuống xà lan là 1.012.MT. 1)
Người bán có phải gánh chịu rủi ro trong trường hợp này không ? 2)
Người mua khiếu nại chủ tàu về lỗi “ tàu không đủ khả năng đi biển” đúng hay sai ?
Điển cứu số 2: Công ty X (Việt Nam) ký hợp đồng mua 500 MT thép theo điều
kiện CFR Sai Gon Port. Hợp đồng qui định hàng bốc lên tàu khởi hành từ bất kỳ
cảng nào của Châu Âu (any port of Europe) và theo bất kỳ tuyến đường vận chuyển
nào (any route) theo sự lựa chọn của người bán (Công ty Y). Thanh toán bằng D/P.
Một tháng sau khi ký hợp đồng , công ty X gửi cho công ty Y một văn bản yêu cầu
“hàng phải được chở theo tuyến thông thường” đến thẳng Saigon và Y chấp nhận.
Công ty Y gửi yêu cầu này đến người trung gian vận chuyển của mình và yêu cầu:
“tàu chở hàng theo tuyến thông thường, đi trực tiếp đến cảng Saigon”. Không may
là con tàu chở hàng xuất phát từ Anwerp khi đến Rotterdam để dỡ 12.000 MT
đường xuống thì bị các chủ nợ của tàu tịch thu tàu để bán đấu giá, sau khi toàn bộ
hàng được dỡ xuống và lưu kho theo lệnh của tòa án Dunkerque. Do không nhận
được số thép nói trên nên X đã quyết định hủy hợp đồng và yêu cầu Y phải bồi
thường mọi thiệt hại. Y cho rằng họ không có trách nhiệm và qui lỗi cho hãng tàu. 1)
Người bán đã chuyển rủi ro của hàng hóa sang người mua chưa ? 2)
Có sự đồng ý để chỉnh sửa lại điều khoản vận chuyển trong hợp đồng hay chưa? 3)
Ai phải bồi thường thiệt hại cho người mua ?
Điển cứu số 3: Công ty X (Việt Nam) ký hợp đồng bán gạo cho công ty Y
(Angiêri) ngày 27/11 với số lượng 10.000MT, dung sai 5% theo điều kiện CIF Oran
Port và thuê tàu của Singapore. Thanh toán khi chứng từ gửi sang ngân hàng Angiêri
và được người mua hàng đồng ý. Ngày 12/1 xác nhận hàng sạch, đã bốc lên tàu với
số lượng 10.024 MT. Hai tháng sau ngày giao hàng tàu vẫn chưa đến Angiêri (thông
thường từ 3 đến 4 tuần). Theo các thông tin nhận được thì tàu vẫn không thể quá cảnh
qua kênh đào Suez do có tranh chấp phát sinh giữa người vận chuyển và chủ sở hữu
tàu. Khi tàu đến Gibralta thì bị bắt giữ theo yêu cầu của ngân hàng nhận cầm cố của
chủ tàu và bị bán với giá 1.400.000USD. Số hàng hóa trên tàu bị dỡ xuống trước khi
tàu đến được Gibralta và không xác định hàng đang ở đâu. 1)
Người bán đã chuyển giao rủi ro của hàng hóa cho người mua chưa ? 2)
Người mua từ chối trả tiền có đúng không ?
Bài số 7: Có số liệu về phương án kinh doanh xuất khẩu hàng hóa như sau (VNĐ/kg) + Chi phí thu mua 4500 + Chi phí sơ chế 300 + Chi phí vận chuyển 700 6
+ Chi phí bốc hàng xuống tàu 200
+ Chi phí thông quan xuất khẩu 100 + Phụ phí xuất khẩu 1%giá xuất khẩu + Phí trả lãi vay 1%tháng (vay 3 tháng
để trả toàn bộ các chi phí xuất khẩu)
+ Giá xuất khẩu dự kiến là 421 USD/MT FOB Sai Gon Port
a. Tính Txk khi Tg là 15.927 VND/USD
b. Tính Pxk nếu như số lượng xuất là 2.500MT
Bài số 8: Có số liệu về phương án kinh doanh xuất khẩu hàng hoá như sau (VNĐ/kg) + Chi phí thu mua 6.200 + Chi phí vận chuyển 400
+ Chi phí bốc hàng xuống tàu 200
+ Chi phí thông quan xuất khẩu 300 + Phí trả lãi vay 1%tháng (vay 3
tháng để trả toàn bộ các chi phí xuất khẩu)
+ Giá xuất khẩu dự kiến là 523USD/MT CFR Osaka Port (F=30 USD/MT)
a. Tính giá FOB và Txk khi Tg là 15.927đVN/USD
b. Tính Pxk nếu như số lượng xuất là 3.500MT
Bài số 9: Có số liệu về phương án kinh doanh xuất khẩu hàng hóa như sau (VNĐ/kg) + Chi phí thu mua 2.800 + Chi phí sơ chế 200 + Chi phí vận chuyển 150
+ Chi phí bốc hàng xuống tàu 150
+ Chi phí thông quan xuất khẩu 63 + Phí trả lãi vay 1%tháng (vay 3
tháng để trả toàn bộ các chi phí xuất khẩu)
+ Giá xuất khẩu dự kiến là 255,63 USD/MT CIF Osaka Port (F=15USD/MT, R=0,25%) a.
Tính giá FOB và Txk khi Tg là 15.927đVN/USD b.
Tính Pxk nếu như số lượng xuất là 4.000MT
Bài số 10: Có số liệu về phương án kinh doanh nhập khẩu hàng hóa như sau :
+ Giá nhập khẩu hàng hóa :2,5 USD/pound CIF Hai Phong Port (1 pound = 0,45kg)
+ Thuế nhập khẩu hàng hóa : 10% giá nhập khẩu
+ Thuế giá trị gia tăng : 10% giá nhập đã tính thuế nhập
+ Lãi vay ngân hàng : 1% tháng (vay 3 tháng để trả tiền nhập khẩu hàng hóa)
+ Giá bán buôn dự kiến : 130.000VND/kg a.
Tính Tnk khi Tg là 15.927VND/USD b.
Tính Pnk nếu như số lượng nhập là 100MT
Bài số 11: Công ty X (Việt Nam) sau khi nghiên cứu thị trường Nhật Bản thấy
rằng sản phẩm tương tự như của mình đang bán tại Nhật với giá 15.600JPY /bộ (giả định 1USD =1 20JPY)
Hàng hóa qua hệ thống phân phối như sau:
Nhà xuất khẩu → Nhà nhập khẩu → Nhà bán buôn → Nhà bán lẻ → Người tiêu dùng
Nhà bán buôn hưởng lợi 5% giá bán buôn. Nhà bán lẻ hưởng lợi 10%giá bán lẻ.
Nhà nhập khẩu phải chịu thuế nhập khẩu là 1% giá nhập khẩu và hưởng lợi 5% giá nhập.
Cho biết công ty X cần đưa mức giá xuất khẩu FOB chào bán là bao nhiêu?
Cước phí vận chuyển từ cảng Việt Nam đến cảng Nhật Bản là 10USD/bộ và R=0,25% Bài số 12:
Lập phương án nhập khẩu hàng hóa
Công ty Verbena Elictric hy vọng sẽ xuất khẩu được loại sản phẩm bán
chạy nhất của mình loại quạt điện nhỏ nội địa sang Việt Nam. Qua nghiên cứu thị
truờng Việt Nam cho thấy rằng ở Việt Nam đã có 15 nhãn hiệu quạt điện, trong đó
có các nhãn hiệu được sản xuất ngay tại Việt Nam, các loại quạt điện đắt tiền, được
điều khiển bằng điện tử nhập từ Châu Âu, cho đến các loại quạt rẻ tiền nhập từ
Trung Quốc. Qua nghiên cứu, Robin, trưởng phòng xuất nhập khẩu của công ty
Verbena Electric thấy rằng loại quạt cuả công ty có giá cạnh tranh được. Robin bắt
đầu tiến hành những cuộc thảo luận với trưởng phòng nhập khẩu của công ty Trung
Việt (giả sử là bạn). Bạn đặc biệt thích mua loại quạt quay vòng 180, 3 tốc độ, có
kiểu dáng hiện đại, thanh thoát. Robin là một tay lão luyện về đàm phán: Anh ta
thừa biết rằng khi anh ta chào giá, thì mức giá này phải là giá dành cho hàng được
mô tả chính xác, giao hàng trong điều kiện nêu lên một cách chuẩn xác. Anh ta đã
chào đơn giá là 22$ và nói rõ đơn giá này là căn cứ trên những cơ sở sau: 8
• Số lượng hàng phải đạt 3000 chiếc
• Quy cách của quạt là y như nhau – riêng màu: 1000 chiếc có màu vàng
ánh kim,1000 chiếc màu đen và 1000 chiếc màu đỏ.
• Không có phụ thêm đóng gói hay chỉ dẫn an toàngì khác ngoài những
điều thông thường ở Verbena
• Giao hàng theo điều kiện FOB Verbena Port
• Thanh toán bằng L/C không hủy ngang, trả ngay
• Thời hạn giao hàng là 3 tuần từ ngày Robin nhận được thông báo rằng L/C đã được mở
• Thời hạn bảo hành đối với quạt là 3 tháng tính từ ngày giao.
Bạn có những cân nhắc sau:
Về quy mô của đơn hàng
Bạn không dám chắc là mình mua được 3000 chiếc, mà muốn mua thử xem
thị trường có tiêu thụ được hay không , rồi sau sẽ đặt mua thêm nếu công việc tiến
hành suôn sẻ. Robin đưa ra 2 điểm: trước hết là chi phí vận chuyển sẽ tăng nếu đặt
mua ít hơn, và lẽ 3000 quạt là vừa một container ; thứ hai là đối với đơn đặt mua ít
hơn thì đơn giá sẽ tăng. Ví dụ đặt mua 1000 chiếc thì đơn giá là 25$, chứ không phải là 22$. Quy cách phẩm chất
Bạn thích màu vàng, Robin sẵn sàng hạ thấp giá mỗi chiếc là 50 xu nếu toàn
bộ lô hàng là quạt một màu . Bao bì
Bao bì và nhãn an toàn đối với các sản phẩm chạy điện. Robin đã tính rằng nếu
thỏa mãn những tiêu chuẩn của bạn đề ra thì cộng thêm vào giá mỗi quạt ít nhất là 40 xu. Incoterms 2000
Bạn muốn giao hàng theo điều kiện CIF, thành phố Hồ Chí Minh. Robin
thông báo rằng cước phí chuyên chở từ cảng Verbena đến thành phố Hồ Chí Minh là
0,17$/chiếc và tỷ suất phí bảo hiểm thấp nhất là 0,25%.
Điều kiện thanh toán
Bạn không thích thanh toán theo thư tín dụng và thích mua bán theo
phương thức T/T trả chậm sau 30 ngày và giảm giá 2% nếu thanh toán trong vòng
10 ngày sau khi giao hàng. Robin giải thích rằng việc mua bán theo phương thức
T/T sẽ làm tăng chi phí vì ông ta sẽ cần phải mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để
phòng ngừa rủi ro với tỷ suất phí là 0,5% trên giá bán. Ngày giao hàng
Bạn đặt câu hỏi về thời hạn giao hàng 3 tuần sau khi mở L/C , Robin một
lần nữa đáp lại bằng điều kiện nếu muốn lấy hàng sớm hơn thì ông có thể thu xếp
được, nhưng chỉ bằng cách tăng thêm ca làm, mà như vậy sẽ phát sinh thêm chi phí.
Giá của ông sẽ tăng thêm 0,02$/chiếc. Thời gian bảo hành
Robin không lo ngại về chất lượng quạt của mình; song qua kinh nghiệm
ông hiểu rằng thời gian bảo hành 3 tháng với điều kiện giao FOB sẽ có rất ít khiếu
nại về khuyết tật, tính trung bình cứ 1000 chiếc thì có khoảng 2 chiếc bị khiếu nại,
nhưng thời gian bảo hành là 6 tháng thì sẽ tốn kém hơn – vì có khoảng 10 chiếc bị
khiếu nại. Cách xử lý thông thường của ông là gởi bưu điện 1 quạt thay thế nếu có
khiếu nại - việc này làm cho ông ta tốn thêm khoảng 40$. Bạn yêu cầu bảo hành 6
tháng thì điều đó sẽ làm tăng thêm mỗi quạt 30 xu.
Hãy trình bày phương án mua của bạn và phân tích tại sao lại chọn phương án như vậy?
Bài số 13: Hãy lựa chọn chào hàng thích hợp khi bạn là nhà nhập khẩu:
Chào hàng 1: Chào bán máy A với giá CIF Sai Gon Port 2.500USD/cái.
Giao hàng vào tháng 12/2005. Thanh toán bằng T/T 120 ngày sau khi giao hàng.
Chào hàng 2: Chào bán máy A với giá FOB Kobe Port 2.410USD/cái. Giao
hàng vào tháng 12/2005. Thanh toán bằng L/C trả ngay.
Cho biết chất lượng hai máy như nhau. Cước phí vận chuyển từ Nhật về Việt
Nam là 13USD/tấn (máy nặng 5 tấn).Tỷ suất phí bảo hiểm là 0,25%. Lãi suất ngân hàng là 6% năm(360 ngày).
Bài số 14: Hãy lựa chọn chào hàng thích hợp khi bạn là nhà nhập khẩu:
Chào hàng 1: Chào bán thiết bị N với giá CIF Can Tho Port
5.000.000USD/cái. Giao hàng vào tháng 12/2005. Thanh toán bằng T/T 4 năm sau
khi giao hàng 40%, 6 năm sau khi giao hàng 40% và 8 năm sau khi giao hàng trả hết số còn lại.
Chào hàng 2: Chào bán thiết bị N với giá FOB Yokohama Port
4.900.000USD/cái. Giao hàng vào tháng 12/2002. Thanh toán bằng T/T 5 năm sau khi
giao hàng 20%, 6 năm sau khi giao hàng 40% và 8 năm sau khi giao hang trả hết số còn lại.
Cho biết chất lượng hai thiết bị như nhau. Cước phí vận chuyển từ Nhật về Việt
nam là 13USD/tấn(thiết bị nặng 250 tấn). Tỷ suất phí bảo hiểm là 0,25%. Lãi suất
ngân hàng là 6%năm (360 ngày).
Bài số 15: Hãy lựa chọn chào hàng thích hợp: 10
Chào hàng 1: Chào bán xe tải Komatsu với giá FOB Osaka Port
3.500USD/chiếc. Thanh toán bằng T/T 30% ngay khi giao hàng, 20% sau khi giao
hàng 3 tháng và phần còn lại sau khi thời hạn bảo hành kết thúc. Giao hàng trong
vòng một tháng kể từ ngày ký hợp đồng. Bảo hành 15 tháng kể từ ngày giao hàng.
Chào hàng 2: chào bán xe tải Komatsu với giá CIF Da Nang Port
3.540USD/chiếc. Thanh toán bằng T/T 10% ngay khi kí hợp đồng, 20% ngay khi
giao hàng, 30% sau khi hàng về đến cảng Đà Nẵng 2 tháng và phần còn lại thanh
toán khi thời hạn bảo hành kết thúc.Giao hàng trong vòng 2 tháng kể từ ngày kí hợp
đồng. Bảo hành 12 tháng kể từ ngày giao hàng.Thời gian vận chuyển là 15 ngày.
Cước phí vận chuyển từ Nhật về Việt Nam la 30USD/chiếc.Tỷ suất phíbảo hiểm là
0.25%. Lãi suất ngân hàng là 6%/năm (360 ngày).
Bài số 16: Công ty X(Việt Nam) sau khi đàm phán với công ty Y(Anh Quốc) đã
đồng ý kí hợp đồng xuất khẩu hạt tiêu đen với nội dung như sau: -
Tiêu được giao với số lượng 27 tấn mét và đóng trong bao đay 60 kg
tịnh,dung sai giao hàng là 1%. -
Qui cách được chào theo mẫu hàng với độ ẩm 13.5% tối đa,tạp chất
1% tối đa,dung trọng(density) là 500g/lít tối thiểu. -
Giá cả thoả thuận là 4.250USD/tấn.Giá này được hiểu là giá giao hàng
qua khòi lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định.Việc thuê tàu và bảo hiểm người mua tự lo. -
Tiêu được giao trong tháng 9 hoặc tháng 10 năm 2006.Không cho
phép giao hàng từng phần.Cho phép chuyển tải. -
Người mua phải mở L/C trong vòng 20 ngày trước khi giao hàng tại
một ngân hàng đệ nhất của Anh Quốc cho người bán thụ hưởng thông qua
ngân hàng ngoại thương Việt Nam(chi nhánh TPHCM). -
Mọi tranh chấp về mua bán do trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp VN xét xử.
Soạn HĐ theo nội dung trên?
Bài số 17:Hãy nghiên cứu bản hợp đồng sau đây: HỢP ĐỒNG Ngày 5/2/2006
Bên bán: Công ty Phương Nam (VN).
Bên mua: Công ty Sunrise (Đức).
Cả hai bên mua bán hàng hoá như sau: 1.Tên hàng:cà phê nhân.
2.Số lượng :khoảng 54 tấn.
3.qui cách:theo mẫu đã chào trước đó.
4.Đơn giá:750EUR/tấn CIF Sai Gon.
5.Giao hàng :không trễ hơn ngày 30/4/2005. 6.Thanh toán:bằng T/T.
7.Trọng tài :do ICC xét xử.
Chỉ ra những sai sót, những điểm thiếu cần bổ sung và sửa lại hợp đồng cho hoàn chỉnh.
Bài số 18:Hãy nghiên cứu bản hợp đồng sau đây: HỢP ĐỒNG Ngày 25/4/2005
Bên bán :Công ty ngôi sao (VN);
Bên mua :Công ty WILDHORSE(Ấn Độ);
Cả hai bên mua bán hàng hoá như sau: 1.Tên hàng :Hạt tiêu.
2.Số lượng :khoảng 26 tấn.
3.Qui cách :Theo mẫu đã chào trước đó.
4.Đơn giá :4.120USD/tấn CIF Hai Phong.
5.Giao hàng :không trễ hơn ngày 31/12/2006. 6.Thanh toán : Bằng L/C.
7.Trọng tài :Do V.C.C.I xét xử.
Chỉ ra những sai sót ,những điểm cần bổ sung và sửa lại hợp đồng cho hoàn chỉnh.
Bài số 19 : Hãy nghiên cứu bản hợp đồng sau đây : SALES CONTRACT
THE SELLER :STAR IMPORT EXPORT COMPANY Date :29 Oct, 2005
54 Le Loi St,Nha Trang city,Khanh Hoa Province
THE BUYER :KONGWA CHAN TRADING COMPANY
Blk 5,Pasir Panjang Road ,Singgapore 12
The SELLER has agreed to sell and the buyer has agreed to buy the commodity
under the terms and conditions provided in this contrac as follows:
1.NAME OF COMMODITY :GROUNDNUT Grade 2 2.SPECIFICATION : - Count :270 seeds/100gr - Moisture :9 PCT - Admixture :1PCT - Defecrive :8 PCT - Aflatoxin : 5 PPB 3.QUANTITY : 18MT
4.UNIT PRICE: 65OUSD/MT CFR HCMC Port 5.TOTALAMOUNT:11.600USD
6.SHIPMENT: At the latest 30 September, 2005. Parial Shipment is not allowed. Transhipment is allowed. 7.PAYMENT:By T/T
Documents Required: Invoice, P/L, Aw/B, C/O, C/Q, C/I
8.PACKING :Export Standard Packing
9.INSURANCE :To be by the seller
10. ARBITRATION :Any disputes will be settled by Economic Court beside VCCI (HCM branch)
The contract is made out 04 copies that have equal value, 02 of which for each party.
Chỉ ra những điểm sai, thiếu sót cần bổ sung và sửa lại hợp đồng cho hoàn chỉnh.
Bài số 20: Công ty X (Singgapo) chào bán cho công ty Y (VN) 2 container hàng
Sữa bột nguyên kem (Full Cream Power ) hiệu Snow sản xuất tại NewZealand. Sữa
đóng trong hộp thiếc 1kg/hộp, 1 thùng có 12 hộp, 732 thùng đóng trong 1 container
20 feel với giá 35.136 USD/container. Giá này được hiểu là người bán giao hàng qua
lan can tàu tại cảng bốc hàng và hết trách nhiệm .Giao hàng chậm nhất là ngày
30/5/2006. Hàng giao một đợt duy nhất .Không cho phép chuyển tải .Thanh toán bằng L/C trả ngay.
1.Cho biết điều kiện thương mại quốc tế là gì? Tính giá /hộp sữa?
2.Trình bày quy trình thanh toán bằng L/C?Cho biết công ty Y có khó khăn và
rủi ro gì khi chấp nhận phương thức thanh toán trên?
3. Sau khi thương lượng,công ty Y đề nghị công ty X đảm trách luôn việc thuê
tàu và mua bảo hiểm cho hàng hoá .Hãy tính giá cho trường hợp này ?
4. Hãy tính lại giá trong trường hợp 3 khi việc thanh toán được quy định lại như
sau: 50% thanh toán bằng T/T trả ngay khi giao hàng , 50% thanh toán bằng T/T
ngay khi nhận hàng.Cho biết thời gian hàng vận chuyển đến VN là 4 tháng kể từ
ngày giao hàng.Cước vận chuyển về đến VN là 500USD/container.Tỷ suất phí
bảo hiểm là 0.25%.Lãi suất ngân hàng là 6% năm (360 ngày).
5. Kể tên đầy đủ các chứng từ thanh toán theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C?
6. Phác thảo hợp đồng với các thoả thuận trên.
Bài số 21: Công ty X (Canada) kí hợp đồng bán 300 thiết bị (100 thiết bị A , 200 thiết
bị B) cho công ty Y (VN) với trị giá hợp đồng là 2.000.000 USD theo điều kiện FOB.
Hàng giao làm 2 đợt .Giao hàng từng phần chia nhỏ không cho phép. Giao hàng trong
tháng 7/2004. Thanh toán bằng L/C trả chậm 6 tháng kể từ ngày giao hàng.
1.Điều kiện giao hàng là FOB Sai Gon có đúng không?Trách nhiệm giao hàng
của công ty X đến khi nào?Có thể thay FOB bằng FCA được không?
2.Ai là người mua bảo hiểm cho hàng hoá? Tính phí bảo hiểm phải đóng cho
biết: F = 100% FOB, R= 0.65%,V = 110%CIF.
3.Chất lượng của thiết bị trên nên quy định như thế nào trong hợp đồng?
4.Tại sao sau khi kí hợp đồng 2 bên phải kí P.B 5%?
5.Nếu đợt 1 công ty X giao 50A và 100B ,đợt 2 giao phần còn lại thì công ty Y có chấp nhận không?
6.Công ty X thông báo không giao hàng được vì sự cố nước đóng băng tàu
không chạy được thì công ty Y có chấp nhận không? Thủ tục ghi nhận như thế nào?
Bài số 22:Hãy lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp khi bạn là nhà xuất khẩu
trong các trường hợp sau:
1.Bán 1 kiện vải trị giá 5.000 USD cho một khách hàng có quan hệ mua bán 5
năm. Trả tiền ngay khi giao hàng.
2.Bán 1 lô sợi trị giá 15.000 EUR cho 1 khách hàng tại 1 đảo quốc đang có
biến động về chính trị. Thanh toán trả ngay.
3.Bán 1 nguyên liệu khan hiếm với giá 30.000GBP cho 1 khách hàng Anh Quốc.
Thanh toán bằng 1 tài khoản tín thác mở tại ngân hàng nước ngoài bán.
4.Bán một lô hàng quần áo may mặc trị giá 1.000.000 USD với thời hạn 1
năm.Hợp đồng chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu của công ty.Hàng giao làm 4
đợt trong tháng 2,4,6,8. Thanh toán trả ngay.
5.Bán 1 lô sắn lát trị giá 35.000 USD cho 1 khách hàng quen.Hợp đồng chiếm
0.4% kim ngạch xuất khẩu của công ty.Thanh toán bằng 1 hối phiếu nhờ thu 14
gởi cho ngân hàng kèm theo chứng từ đòi tiền với thời hạn thanh toán là 90
ngày kể từ ngày giao hàng.
Bài số 23: Hãy trả lời 10 vấn đề sau đây:
1.Chỉ rõ 3 điểm khác biệt giữa FOB và FCA ? Hàng vận chuyển đóng trong
container nên sử dụng các điều kiện gì trong Incoterms 2000?
2.Chỉ rõ 3 điểm khác biệt giữa hợp đồng xuất nhập khẩu và hợp đồng gia công hàng
xuất khẩu? Giải thích thế nào là xuất nhập khẩu tại chỗ/xuất nhập khẩu uỷ thác?
3.Một lô hàng 5.000 tấn dự kiến bán với giá 237USD/MT theo điều kiện CFR
Kobe Port (F=20USD/MT). Nếu chi phí xuất khẩu là 3.210 VND/kg và tỷ giá
15.927 VND/USD thì số tiền lời (lỗ ) là bao nhiêu?
4. Hợp đồng ghi 1.000 MT +-5%.Con số 5% là gì?Cách thức giải quyết khi
người bán giao 930MT hoặc 1090MT?
5.Cho biết chứng từ nào là chứng từ quan trọng nhất trong các chứng từ thanh toán?
6.Cho biết chứng từ nào chỉ rõ nơi xuất xứ của hàng hoá?Ý nghĩa của C/O form A?
7. Cho biết các mặt hàng sau đây cơ quan nào cấp phép thep QĐ
46/TTg(2001):gạo, hàng may mặc, phân bón, xăng dầu, xe gắn máy, thuốc thú y,
điện thoại di động, máy in laser màu, hoá chất độc hại.
8. Một hợp đồng nhập khẩu theo giá FOB 179USD/MT số lượng 3.000 MT.
Tính số tiền bảo hiểm và số tiền thuế phải đóng cho biết F = 10%FOB,
R=0.65%,V=110%CIF, thuế nhập khẩu:10% giá CIF, thuế giá trị gia tăng 30%
giá CIF đã tính thuế nhập khẩu. Tỷ giá l5.927 VND/USD.
9.Cho biết những trường hợp nào sau đây là bất khả kháng :nạn lũ lụt hằng năm,
núi lửa phun,công nhân cảng đình công, thiếu nguyên liệu do giá tăng,khan hiếm
ngoại tệ để thanh toán, chính phủ mới bầu lên ra lệnh cấm nhập khẩu, cúp điện do hạn hán.
10. Một hợp đồng ghi:10% thanh toán bằng T/T ngay khi kí hợp đồng,90% thanh
toán bằng L/C At Sight.Vẽ quy trình thanh toán và giải thích? Chỉ rõ những rủi
ro cho người bán và người mua khi thanh toán nhu trên?
Bài số 24: Công ty A mua hàng của công ty B và thanh toán theo L/C mở tại ngân hàng Z.
1.Cách thức nào để hạn chế rủi ro nếu công ty B không giao hàng hoặc công ty A không mở L/C?
2.Do giá cả thị trường tăng,công ty B bán hàng cho người khác thì công ty A có
ngăn cản được việc này hay không?Có thể dùng L/C để đi kiện công ty B hay không?
3.Ngân hàng Z đảm nhận vai trò xác nhận L/C được không?Giải thích?Nếu B là
trung gian cung cấp hàng hoá thì sử dụng loại L/C nào cho phù hợp?
4.Chi nhánh của ngân hàng Z đảm nhận vai trò là ngân hàng thông báo và là
ngân hàng xác nhận có được không ? Giải thích ?
5. Làm sao để hạn chế được rủi ro khi B lập các chứng từ giả mạo để thanh toán ?
Bài số 25 : Công ty Phương Nam (Việt Nam) ký hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với
công ty Kosi (Nhật Bản) với các nội dung tóm tắt như sau: Số lượng hàng giao là
200MT, dung sai giao hàng là 1%. Điều kiện giao hàng là CIF. Hàng không cho
phép giao từng phần. Sản phẩm mang tính đồng bộ. Thanh toán bằng L/C at sight
mở tại ngân hàng TOKYO. Hàng giao trong tháng 10/2006. Tranh chấp do VIAC (Việt Nam) xử.
1. Hợp đồng qui định là CIF Sai Gon Port là đúng hay sai ? Giải thích?
2. Nếu số lượng hàng thực tế giao là 203MT thì người mua có chấp nhận hay
không? Ngân hàng sẽ giải quyết việc thanh toán như thế nào ?
3. Nếu sau khi giao hàng 200MT, người mua đề nghị giao thêm 20MT nữa thì có
phải tu chỉnh lại L/C không ?
4. Nếu C/I xuất trình có điều kiện bảo hiểm là AR trong khi L/C quy định là A
thì ngân hàng có chấp nhận hay không ?
5. Nếu C/I xuất trình B/L “TO ODER OF TOKYO BANK” nhưng B/L lại ghi
“TO ODER OF KOSI” thì ngân hàng có thanh toán không ? Cách giải quyết như thế nào?
6. Nếu giá của hợp đồng là 0,2 USD/kg và B/E đòi tiền là 38.000 USD thì ngân
hàng có chấp nhận không ?
7. Nếu sản phẩm giao không đồng bộ thì người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng không ? Tại sao ?
8. Ngày ký B/L là ngày 1/1 thì xử lý như thế nào ?
9. Nếu người mua ký quỹ 20% thì L/C quy định B/L 2/3 có cho phép hay không? Giải thích?
10.Người bán xuất trình B/L C/P có được ngân hàng chấp nhận không ? Giải thích ? Bài số 26:
Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế :
Tình huống 1: Một nhà xuất khẩu Việt Nam (Tây Ninh) bán hàng cho người mua ở
Hàn Quốc. Hàng được đóng trong container.
▪ Hàng được giao theo điều kiện CFR Pusan Port. Trên đường từ Tây Ninh đến
thành phố Hồ Chí Minh, xe bị lật, hàng hóa bị hư hỏng. Ai phải chịu các thiệt hại này ?
▪ Hàng được giao theo điều kiện CPT CY Pusan Port. Hàng bị rủi ro trên đường
từ Tây Ninh về thành phố Hồ Chí Minh. Ai phải chịu phần thiệt hại này ? 16
Tình huống 2 : Hàng được bán theo điều kiện FAS tại cảng nước người bán. Theo
đúng hợp đồng quy định, ngày 15/7 hàng đã được đặt tại vị trí quy định nhưng hết
ngày 15/7 người mua không tới nhận hàng và cũng không thông báo cho người bán
biết. Ngày 16/7 hàng bị sét đánh cháy. Ai phải chịu rủi ro này ?
Tình huống 3 : Một người bán hàng cho khách hàng của mình với điều kịên thanh
toán là D/A. Hàng đã được gởi đi và chứng từ đã được chuyển đến cho ngân hàng
bên mua. Khi đó người bán hàng được tin người mua phá sản. Người bán có quyền
ngăn cản người mua nhận hàng không ?
Tình huống 4 : Một hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc được ký kết giữa các bên
quy định phương thức thanh toán bằng L/C. Trong quá trình người bán chuẩn bị
hàng để giao, người mua đã phát hiện ra người bán thay đổi cơ cấu hàng giao.
Người mua cần xử lý như thế nào ?
Tình huống 5 : Một hợp đồng xuất khẩu đồ gỗ được phép giao hàng từng phần. Lần
giao hàng thứ nhất được thực hiện trót lọt. Lần giao hàng thứ hai người bán giao
hàng trễ hạn lại gặp lúc xuống giá nên người mua hủy hợp đồng. Người mua làm
như vậy có đúng không ? Nếu phát hiện ra phần gỗ còn lại khi giao hàng đã bị giảm
phẩm chất thì có thể hủy hợp đồng không ? Phải xử lý như thế nào ?
Tình huống 6 : Một hợp đồng nhập khẩu phân bón quy định giao hàng vào tháng
10 nhưng phân bón lên giá và đất nước người bán gặp bão nên không giao hàng
được. Người mua phải mua lại hàng của người bán để bán lại cho khách hàng nội
địa. Chênh lệch giá của hợp đồng là 100.000 USD. Ngoài ra người nhập khẩu phải
chịu phạt 90.000 USD do giao hàng cho người mua nội địa trễ hạn và hàng không
đúng phẩm chất. Vậy bên bán nước ngoài phải bồi thường thiệt hại là bao nhiêu ?
Tình huống 7 : Một nhà xuất khẩu phân bón ở Hàn Quốc lấy phân bón của
Philippin để giao cho Việt Nam. Thời hạn giao hàng không trễ quá ngày 15/11.
Ngày 28/10 Philippin bị bão lớn, cúp điện nên cảng không làm việc được. Ngày
8/11 phía Hàn Quốc tuyên bố bất khả kháng bằng địên báo và yêu cầu không thực
hiện hợp đồng và công nhận “miễn trách”. Người mua Việt Nam không đồng ý lời
tuyên bố đó và khiếu nại người bán. Trường hợp này ai đúng ?
Tình huống 8 : Một nhà xuất khẩu Ấn Độ bán bột mì cho người mua ở Việt Nam.
Thời hạn giao hàng không trễ quá ngày 15/8. Bột mì lên giá nên người bán đề nghị
thương lượng lại nhưng người mua không chịu lấy lý do là L/C đã mở. Người bán
không giao hàng. Ngày 13/8 người bán tuyên bố bất khả kháng với lý do công nhân
cảng Ấn Độ bãi công. Thông báo này được thực hiện bằng điện và đề nghị hoãn
thời gian giao hàng 3 tháng. Bên mua không chấp nhận vậy ai đúng ?
Tình huống 9 : Một người bán ở Hàn Quốc bán xe hơi đã sử dụng cho người mua ở
Việt Nam. Hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C. Người bán giao hàng nhưng sai
cảng đi. Mặt khác do hàng xuống giá nên người mua klhông chịu nhận hàng và
không chấp nhận thanh toán. Hàng bị lưu lại tại cảng Việt Nam trong vòng hai
tháng. Vậy chi phí lưu kho, lưu bãi ai phải gánh chịu ? Sau 2 tháng hàng lại lên giá
thì nguời bán có quyền bán cho người mua khác được không ?
Tình huống 10 : Cũng hợp đồng mua xe như trên nhưng 30% tiền hàng được trả
trước bằng T/T, 70% tiền hàng còn lại thanh toán bằng D/A 60 ngày sau khi nhìn
thấy hối phiếu (Bill of Exchange). Hàng đến cảng đến nhưng giá trị thị trường Việt
Nam xuống mạnh, người mua không chịu nhận hàng và đề nghị thương lượng lại
giá cả. Trong trường hợp này, ai phải chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa và chi phí ai phải chịu ?
Bài số 27: XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU
Tình huống 1 : Công ty Simexco ký hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại
thương với công ty S.I.V Singapore với nội dung : Công ty Simexco bán cho SIV
2.000 MT + -5% bắp vàng với giá 124USD/MT. Thành tiền 248.000 USD, giá
FOB Saigon port. Phương thức thanh toán : L/C at sight. Thực hiện hợpd dồng trên,
SIV đã mở L/C trị giá 248.000 USD. Trong nội dung của L/C quy định người bán
phải xuất trình các chứng từ sau : 3 B/L bản chính trong đó ghi rõ người nhận hàng
là : Theo lệnh của ngân hàng … tại Singapore. Giấy chứng nhận quy cách phẩm
chất do đại diện bên mua ký.
Sau khi nhận được L/C thì Simexco tiến hành giao hàng. Tuy nhiên do sơ
xuất trong vấn đề lập chứng từ nên trong B/L người bán (Simexco) lại ghi người
nhận hàng (Consignee) là SIV. Do đó khi xuất trình bộ chứng từ, ngân hàng ngoại
thương đã từ chối thanh toán với lý do : nội dung B/L không phù hợp với L/C.
Khi nhận lại bộ chứng từ, Simexco đến liên hệ với đại diện của người mua
tại Việt Nam và được đại diện của người mua xác nhận : “Tôi là Henchia đại diện
cho SIV Singapore tại Việt nam xác nhận Simexco đã giao 2000MT bắp vàng lên
tàu… với chất lượng phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương và L/C
đã được kiểm tra SIV cam kết thanh toán đủ 248.000 USD cho Simexco, mặc dù
trong B/L có sai sót về tên người nhận hàng”.
Sau khi lấy được giấy xác nhận thanh toán trên của đại diện người mua ký,
công ty Simexco yên chí sẽ được thanh toán tiền. 10 ngày sau khi tàu cập cảng tại
Singapore và sau khi nhận hàng thì SIV điện sang cho Agrimexco thông báo lô bắp
vàng do Simexco giao bị hư hỏng 90%. Do đó đề ngị phía Việt Nam phải giảm giá
lô hàng. Qua nhiều lần đàm phán phí Việt Nam chấp nhận chỉ yêu cầu SIV thanh
toán 35% trị giá lô hàng khoảng 86.800 USD, phía VN chịu thiệt hại (tổn thất) 65%
trị giá lô hàng và cam kết đây là cách giải quyết sau cùng, phía SIV chỉ thanh toán
35% và khoản thanh toán này được xem là cuối cùng. Nhưng cuối cùng phía SIV
không thanh toán và dẫn đến tranh chấp giữa các bên.
Anh (chị) hãy phân tích tại sao phía VN lại bị thiệt hại như thế và đưa ra
cách giải quyết tốt nhất
Tình huống 2 : Sky Gate Ltd. Co. Hông Kông ký hợp đồng với công ty
Seata International VN với nội dung : Seata Int. Bán cho Sky Gate 5.000 MT gỗ
bạch đàn với chất lượng “độ ẩm không quá 30%” trị giá lô hàng 100.000 USD.
Phương thức thanh toán L/C at sight. Giấy chứng nhận do đại diện bên mua ký.
Điều kiện giao hàng FOB Saigon Port. 18
Thực hiện hợp đồng trên phía nước ngoài đã đưa tàu vào Tân cảng nhưng đại
diện bên mua trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng lại không nhiệt tình. Đôi lúc
họ nêu hàng đạt, đôi lúc họ nêu không đạt (có nơi (lô) kiểm 30%, có nơi 39%, 41%. .)
nhưng họ không kết luận hàng không đạt tiêu yêu cầu. Phía VN thấy vậy mới sốt ruột
vì tàu đã cập cảng 2 ngày nhưng chưa giao được hàng. Do đó VN mới mời
Vinacontrol giám định. Khi Vinacontrol giám định đến đâu (hàng đạt chất lượng) thì
phía VN cho giao hàng xuống tàu đến đó. Cuối cùng Vinacontrol kết luận : “Hàng đạt
quy cách phẩm chất theo hợp đồng mua bán của hai bên thỏa thuận”. Khi giao hàng
gần xong, chỉ còn một ngày (ngày mai) là tàu làm thủ tục rời cảng VN để đi Hông
Kông, VN mới nhớ ra bên mua ký, lúc này đại diện mua từ chối cấp chứng từ với lý
do “Vinacontrol kiểm tra chứ họ không kiểm tra”, do đó nên yêu cầu Vinacontrol cấp
chứng thư. Việt Nam ở trong thế kẹt mới nài nỉ đại diện bên mua cấp chứng thư
nhưng có bảo lưu “chấp nhận thanh toán 80% trị giá lô hàng, 20% trị giá lô hàng còn
lại khi hàng về cảng đến, kiểm tra lại nếu phù hợp thì thanh toán nốt”. Việt Nam đồng
ý cách giải quyết và cho tàu chạy.
Khi phía VN đem bộ chứng từ đến ngân hàng ngoại thương để chiết khấu thì
bị ngân hàng ngoại thương từ chối với lý do “chứng từ chứng nhận phẩm chất hàng
hóa có bảo lưu” do đó cần phải thương lượng với ngân hàng mở L/C, ngân hàng mở
L/C cũng không dám thanh toán vì có chứng từ bảo lưu, cần phải xin ý kiến của
người mua. Ba tháng sau người mua mới có văn bản chấp nhận thanh toán 80% trị
giá lô hàng, và nói rõ thanh toán này là cách giải quyết sau cùng.
Anh (chị) hãy phân tích sự kiện trên và đưa ra cách giải quyết tốt nhất nhằm
hạn chế thiệt hại cho người bán.
Tình huống 3 : Tháng 3/1999 công ty CEMACO Việt Nam ký hợp đồng với
Fabis Enterpries bán hạt điều với nội dung : Cemaco bán cho Fabis 200MT hạt điều
với giá 780 USD/MT FOB Sai Gon Port trị giá 156.000 USD với quy ách phẩm chất như sau:
- Hạt điều vụ mùa mới năm 1993 - Ẩm độ 12,5% - Hạt không hoàn toàn 10% - Tạp chất 1%
- Thanh toán bằng L/C at sight
- Cho phép giao hàng từng phần
Vinacontrol là cơ quan cấp giấy chứng thư giám định
Thời gian giao hàng trong tháng 4/1993
Thực hiện hợp đồng này, bên phía nước ngoài đã mở L/C. Phía VN đã chuẩn
bị hàng đầy đủ nhưng do giá hạt điều trên thị trường thế giới đang giảm nên khách
hàng không đưa tàu vào nhận hàng. Phía VN nhiều lần thúc ép cuối cùng khách
hàng đã chỉ định hãng tàu Gemartrans sẽ làm đại diện bên mua nhận hàng và hai bên thỏa thuận. -
Khách hàng tu chỉnh L/C về thời hạn giao hàng hạn chót vào 25/7/1993. -
Việt Nam cam kết phải giao hàng lên tàu HariBulb của hãng tàu
Gemartrains vào ngày 17/7/1993.
Trước khi giao hàng Vinacontrol đã kiểm tra quy cách phẩm chất của hạt
điều với kết quả như sau: - Ẩm độ 11% - Hạt không hoàn toàn 8% - Tạp chất 0,9%
Và kết luận hàng đạt quy cách phẩm chất trong hợp đồng hai bên đã ký.
Ngày 17/7 phía VN giao hàng lên tàu HariBuld và đã được hãng tàu cấp B/L
original. Khi đem bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng ngoại thương thì ngân hàng
ngoại thương chấp nhận nhưng khi ngân hàng ngoại thương chuyển từ sang ngân
hàng mở L/C tại Singapore thì phía Fabis từ chối thanh toán với lý do phẩm chất lô
hàng không đúng như hợp đồng đã qui định vì :
- Ẩm độ 12,5% nhưng Việt Nam giao chỉ có 11%
- Tạp chất 1% nhưng VN giao là 0,9%
- Hạt không hoàn toàn là 10% nhưng VN giao là 8%
Trong khi đó hãng tàu Gemartráns không giao 2 container hạt điều của
Cemaco lên tàu HariBuld vào 17/7/1993 mà lại giao lên tàu Hậu Giang vào ngày
21/7/1993. Gemartrans đã có thư xin lỗi Cemaco vì thiếu xót trên. Fabis sau khi từ
chối thanh toán L/C nhưng khi biết được tàu HariBuld đén Singapore không chở
hàng của họ nên họ hủy hợp đồng từ chối nhận 200MT hạt điệu chở trên tàu Hậu
Giang. Cuối cùg V phải bán tại Singapore với giá 580 USD/MT
Anh (Chị) hãy phân tích tình huống trên và cho biết ý kiến về vấn đề này như thế nào?
Tình huống 4 : Công ty Foodco ký hợp đồng bán gạo với khách hàng IRAN
với số lượng 30.000 MT +/ -5%. Giá 235 USD/MT FOB Sai Gon Port. Quy cách
phẩm chất: gạo trắng 10% tấm, vụ mùa mới, mkhông mối mọt. Ẩm độ không quá
13,5% tạp chất không quá 1%. SGS là cơ quan cấp chứng thư giám định số lượng và
trọng lượng. Thanh toán bằng L/C at sight, cho phép giao hàng từng phần. Cụ thể đợt
1 giao 15.000 MT tháng 7/1994, đợt 2 15.000 MT tháng 10/1994. Thực hiện hợp
đồng trên, phía khách hàng IRAN đã mở L/C, Việt Nam đã thuê Supperise VN (1 đơn
vị liên doanh giữa SGS và Vinacontrol theo luật định) làm cơ quan giám định. Trong
quá trình giao hàng khi VN giao hàng được 10.000MTY gạo thì xảy ra sự cố trời
mưa. Do bất cẩn của thuyền viên nên hàng bị ở hầm số 4. Số lượng gạo ướt trên tàu
khoảng 500MT. Đại diện người mua IRAN cùng với vận tải thông qua bảo hiểm P&I
đã nhờ bảo hiểm VN dỡ 500MT gạo tốt được bốc trở lại lên tàu. Kết thúc việc giao
hàng Việt Nam giao được 15.150MT gạo. Thuyền trưởng cũng xác nhận Việt Nam
giao 15.150MT gạo trên tàu và và 1/8/1994 đã ký B/L cho Việt Nam. Tuy nhiên,
Supperise VN cho rằng số gạo thực giao lên tàu chỉ có 15.000 MT gạo vì cho rằng số
gạo 150MT đã bị hư hỏng và dỡ khỏi tàu nên số lượng thực trở trên tàu chỉ có
15.000MT. Suppervise không đồng ý cấp chứng thư giám độnh với số lượng
15.150MT mà chỉ cấp chứng thư với số lượng 15.000 MT. Mãi đến 23/8/1994
Suppervise cấp chứng thư giám định chứng thức 15.000 MT. Do bộ chứng từ không
phù hợp giữa B/L, chứng thư giám định nên VN không thanh toán được 3.560.250
USD theo L/C từ đó phát sinh tranh chấp. Mãi 4 tháng sau Foodco mới thương lượng
với Iran dể thanh toán số tiền trên. Từ đó Foodco mới kiện Suppervise VN do hành vi
cấp chứng thư không đúng đem thiệt hại như sau : Lãi suất phát sinh. Lãi dự kiến
xuất 15.000 MT gạo tiếp theo trong tháng 10/1994 vì không có tiền không thu mua
đuợc gạo nên tháng 3/1995 mới giao tiếp theo giá cũ 235 USD/MT, nay giá trị gạo thị
trường quốc tế đang tăng nên tổng thiệt hại Foodco đưa ra là 525.000 USD.
Suppervise VN cho rằng mình không có lỗi vì người giám định phải trung
thực với số lượng hàng giao lên tàu. Suppervise cũng xuất trình 3 văn bản của 3
chuyên gia của ICC về vấn đề trên và cũng thừa nhận Supperise đúng. Foodco cho
rằng họ đúng vì họ bán theo giá FOB hàng qua lan can là hết chịu trách nhiệm.
Anh (chị) hãy phân tích tình huống trên và cho biết lỗi thuộc về ai ?
Bài tập số 28: Công ty ABC (Việt Nam) chào bán lô hàng cà phê theo các điều kiện sau đây:
- Giá bán theo điều kiện EXW tại kho của người bán ở Lâm Đồng là 2.101 USD/MT.
- Giá bán theo điều kiện FOB cảng Sài Gòn là 2.100 USD/MT.
- Giá bán theo điều kiện CIF cảng Osaka là 2.315 USD/MT.
Cho biết thêm chi tiết sau: - Thuế xuất khẩu: 0%.
- Chi phí vận chuyển từ kho hàng của người bán đến cảng Sài Gòn là 65 USD/MT.
- Chi phí bốc hàng, lệ phí hải quan, thủ tục chứng từ là 30 USD/MT.
- Tỷ suất phí bảo hiểm là 0,25%.
- Chi phí vận chuyển từ cảng Sài Gòn đến cảng Osaka là 200 USD/MT (đây là chi phí cao nhất).
Trên cương vị là nhà nhập khẩu, bạn chọn mua theo điều kiện nào? Giải thích? Bài tập 29:
Ngày 15/08/2008, có các thông tin về tỷ giá như sau ở các trung tâm ngoại hối khác nhau: - Tại London, S (GBP/NZD): 1,8410 – 1,8450 - Tại Sydney, S(GBP/AUD): 1,4040 – 1,4060 - Tại Hà Nội, S(GBP/VND): 32.954– 33.686
a. Nếu anh (chị) có 100.000 NZD thì anh (chị) sẽ đổi được bao nhiêu AUD?
b. Nếu anh (chị) có 150.000 AUD thì anh (chị) sẽ đổi được bao nhiêu NZD?
c. Nếu anh (chị) có 1.500.000.000 VND thì anh chị sẽ mua được bao nhiêu NZD? Bài tập 30:
Ngày 01/09/2008, có các thông tin về tỷ giá như sau ở các trung tâm ngoại hối khác nhau:NZD - Tại London, S (GBP/NZD): 1,8415 – 1,8455 - Tại Sydney, S(GBP/AUD): 1,4043 – 1,4085 -
Tại Hà Nội, S(AUD/VND): 16.097 – 16.455
a. Nếu anh (chị) có 326.000 NZD thì anh (chị) sẽ đổi được bao nhiêu AUD?
b. Nếu anh (chị) có 500.000 AUD thì anh (chị) sẽ đổi được bao nhiêu NZD?
c. Nếu anh (chị) có 1.525.360.000 VND thì anh chị sẽ mua được bao nhiêu GBP? Bài tập 31:
Giả sử tại một ngân hàng thương mại có bảng yết giá như sau: USD/VND : 16550-71 USD/EUR : 0,8429-52 GBP/USD : 1,6568-00 AUD/USD : 0,6894-24 USD/JPY : 114,81 -00
Xác định tỷ giá và đối khoản tương ứng khi khách hàng muốn thực hiện các giao dịch sau đây:
a. Khách hàng muốn mua 120.000 USD bằng VND?
b. Khách hàng muốn bán 960.000 EUR lấy USD?
c. Khách hàng muốn bán 92.500 USD lấy EUR?
d. Khách hàng muốn bán 12.358.000 JPY lấy USD?
e. Khách hàng muốn mua 28.320 GBP bằng USD?
f. Khách hàng muốn bán 56.900 USD lấy AUD? 22 Bài tập 32:
Công ty ABC của Việt Nam chào bán lô hàng cà phê cho công ty QZ (Nhật Bản)
theo điều kiện giao hàng CIF Osaka Port. Phân tích các khoản chi phí và rủi ro
thuộc trách nhiệm của công ty ABC. Công ty QZ đề nghị mua theo giá FOB
Sai0020Gon port, cho biết trách nhiệm của công ty QZ khi mua theo điều kiện này
có những điểm gì khác so với điều kiện CIF Osaka Port? Bài tập 33:
Công ty Savimex vừa hoàn thành giao lô hàng xuất khẩu trị giá 48.285 USD theo
hợp đồng trả ngay số 21/2008 HĐXK ký ngày 02/09/2008 cho nhà nhập khẩu là
công ty ST & Tran Co. có trụ sở ở 274 Greenfield Street, Banktown, NSW 220,
Australia. Địa điểm giao hàng là cảng Sài Gòn và thanh toán qua Ngân hàng thương
mại Á Châu (Asia Commercial Bank). Dựa vào thông tin đã cho và thông tin tự cho
(nếu cần) bạn hãy ký phát một hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu. Bài tập 34:
Ngày 28/11/2007 Công ty Cholimex ký một hợp đồng số 0022/2007 xuất khẩu tôm
đông lạnh sang Nhật Bản trị giá 92.857 USD. Hợp đồng được thanh toán bằng tín
dụng thư trả chậm 90 ngày. Hàng được giao vào ngày 03/01/2008 tại cảng Sài Gòn
theo tín dụng thư số 0063000712007 do Ngân hàng Bank of Tokyo – Mitsubishi ký
phát ngày 10/12/2007. Dựa vào những thông tin đã cho, thông tin tự cho (nếu cần),
hãy ký phát hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu.
Document Outline
- LÝ THUYẾT
- BÀI TẬP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
- Quy cách phẩm chất
- Bao bì
- Incoterms 2000
- Điều kiện thanh toán
- Ngày giao hàng
- Thời gian bảo hành
- HỢP ĐỒNG
- HỢP ĐỒNG
- SALES CONTRACT
- THE BUYER :KONGWA CHAN TRADING COMPANY
- 2.SPECIFICATION :
- Bài tập 31:
- Bài tập 32:
- Bài tập 33:
- Bài tập 34: