Bài thảo luận môn Luật kinh tế | Đại học Thương Mại
Bài thảo luận môn Luật kinh tế của sinh viên trường Đại học Thương mại giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- BÀI THẢO LUẬN
Học Phần : Luật kinh tế 1
Đề tài : Phân tích tình huống số 01 Lớp HP : 2060PLAW0321 Nhóm : 04
GVGD: Nguyễn Thị Nguyệt
Hà Nội - 2020 Mục lục Lời cảm ơn
Học phải đi đôi với hành và với sinh viên, việc tiếp xúc và học tập trong một môi
trường chuyên nghiệp là vô cùng cần thiết. Trong thời gian học tập vừa qua, chúng em
không chỉ nhận được những kiến thức bổ ích về chuyên môn mà còn ở những lĩnh vực
khác. Những trải nghiệm quý báu đó không chỉ giúp chúng em hoàn thành tốt bài thảo
luận mà còn là hành trang theo chúng em trong suốt thời gian học tập và làm việc sau này.
Hạ qua, thu đến, mùa thảo luận lại tới. Chúng em, tập thể nhóm 04 xin chân thành
cảm ơn cô Nguyễn Thị Nguyệt trong suốt thời gian qua đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn
để chúng em có được những kiến thức bổ ích phục vụ cho đề tài và quá trình học tập.
Chúc cô luôn mạnh khỏe, vui vẻ, xinh đẹp, công tác tốt. Chúc cô luôn thành công trên chuyến đò tri thức. 3
Biên bản đánh giá Chức STT Họ và tên Nhiệm vụ Tự đánh giá Nhóm đánh giá vụ 25 Nguyễn Thị Hạnh TV Phần II.3. 26 Trần Thị Mỹ Hạnh TV Phần II.2. 27 Nguyễn Thị Hiền TV Phần II.1. 28 Nguyễn T.Thanh Hiền TV Phần II.1. 29 Trần Ngọc Hoa TV Phần II.2. 30 Phạm Thị Hòa TV Phần II.3. 31 Phạm Thị Hoàn NT Lý thuyết, word 32 Dương Tuyết Hồng TK Slide, thuyết trình.
Thư kí Trưởng nhóm 4
Biên bản họp nhóm
Mục I: Quá trình nhóm hình thành đề tài:
• Nhóm đã hình thành ý tưởng thông qua 3 lần họp online thông qua nhóm chat: Lần thứ nhất:
Thời gian: 15h chiều thứ 3, ngày 13/10/2020
Thành viên: nhóm trưởng, thư kí, các thành viên trong nhóm
Nội dung: phân chia công việc cho mỗi cá nhân để mọi người có thể tìm tài
liệu, chuẩn bị nội dung cho bài thảo luận. Lần thứ hai:
Thời gian: 11h30 sáng thứ 6, ngày 23/10/2020
Thành viên: nhóm trưởng, thư kí, các thành viên trong nhóm
Nội dung: mọi người nói về phần mình đã chuẩn bị, lên kế hoạch cho các
công tác đánh máy, hoàn thiện bài thảo luận. Lần thứ ba:
Thời gian: 07h tối, ngày 25/10/2020
Thành viên; nhóm trưởng, thư kí và các thành viên trong nhóm
Nội dung: Mọi người kiểm tra lại các nội dung của bài thảo luận, tiến hành
chỉnh sửa nội dung bài thảo luận lần cuối cùng.
Mục II: Đánh giá hoạt động của thành viên:
Nhìn chung, nhóm đã hoàn thành đề tài theo đúng quy trình của một cuộc thảo luận mẫu:
Xác định mục tiêu của vấn đề nghiên cứu: nhóm đã xác định rõ ràng
được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, thấy được đích đến của hoạt động thảo luận
về bài học tôn trọng khách quan và đổi mới tư duy, từ đó đưa ra được phương pháp
làm việc nhóm nhanh chóng, hiệu quá.
Các thành viên trong nhóm có khả năng hợp tác tốt:
+ Nhóm trưởng có khả năng quản lí, điều hành nhóm: phân công công việc
một cách công bằng, hợp lí, chia đều công việc cho các thành viên.
+ Thư kí ghi chép cẩn thận biên bản các cuộc họp
+ Các thành viên khác trong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó
đúng thời hạn, với tinh thần đóng góp tích cực cho tập thể. -
Nhóm có tinh thần biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các thành viên khác
trong nhóm và đóng góp các ý kiến xây dựng tích cực -
Các thành viên trong nhóm tự giác, có tinh thần trách nhiệm cao trong công
việc, làm việc độc lập, không ỷ lại, không dựa dẫm vào các thành viên khác hay
đợi người khác nhắc nhở rồi mới làm. -
Tinh thần hào hứng với đề tài thảo luận và tâm huyết với bài thảo luận của
mình đã giúp cho bài thảo luận nhóm đạt được kết quả tốt nhất.
Cảm ơn các bạn vì đã cố gắng, nỗ lực hết mình để bài thảo luận có thể hoàn thành. A. Mở đầu:
Ở tất cả các quốc gia, các hoạt động kinh tế luôn đóng vai trò đặc biệt quan
trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đất nước và ở đâu cũng vậy, hiệu quả
của các hoạt động kinh tế luôn phụ thuộc rất lớn vào môi trường pháp lý trong đó các
hoạt động kinh tế được tiến hành. Chính vì vậy hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản
lý kinh tế luôn được các nhà nước đặc biệt quan tâm. Các quan hệ kinh tế trong xã hội
ngày càng đa dạng phong phú và nảy sinh trong nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau.
Các quan hệ kinh tế mặc dù có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng khác nhau về tính
chất, nội dung, chủ thể tham gia và được điều chỉnh bằng những phương pháp khác
nhau. Để điều chỉnh những nhóm quan hệ kinh tế, nhà nước ban hành các quy phạm
pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau và được tổng hợp trong Luật kinh tế.
Khi thành lập doanh nghiệp, các thành viên không tìm hiểu kĩ các quy định luật
pháp rất dễ xảy ra những mâu thuẫn, hiểu lầm không đáng có về măt luật pháp, dẫn
đến kiện cáo hay giải thể. Chính vì vậy, tập thể nhóm 04 đã tiến hành nghiên cứu và
giải quyết một tình huống liên quan đến Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên về vấn đề chuyển nhượng vốn góp và phân chia lợi nhuận giữa các thành viên trong công ty. B. Nội dung:
Phần I: Công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH) hai thành viên trở lên:
Theo Luật Doanh nghiệp 2014: các điều luật về Công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên được quy định trong Chương III mục 1 từ Điều 47 đến Điều 72:
Điều 47: Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên:
1. Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều 48 của Luật này;
c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều
52, 53 và 54 của Luật này.
2. CTTNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. CTTNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.
Điều 48: Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần góp vốn:
Điều 49: Sổ đăng ký thành viên
Điều 50: Quyền của thành viên
Điều 51: Nghĩa vụ của thành viên
Điều 52: Mua lại phần vốn góp
Điều 53: Chuyển nhượng phần vốn góp.
Điều 54: Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt.
Điều 55: Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
Điều 56: Hội đồng thành viên
Điều 57: Chủ tịch Hội đồng thành viên
Điều 58: Triệu tập họp Hội đồng thành viên
Điều 59: Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên
Điều 60: Nghị quyết của Hội đồng thành viên
Điều 61: Biên bản họp Hội đồng thành viên
Điều 62: Thủ tục thông qua nghị quyết của Hội đồng thành viên theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản
Điều 63: Hiệu lực nghị quyết của Hội đồng thành viên
Điều 64: Giám đốc, Tổng giám đốc
Điều 65: Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc
Điều 66: Thù lao, tiền lương và thưởng của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám
đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác
Điều 67: Hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận
Điều 68: Thay đổi vốn điều lệ
Điều 69: Điều kiện để chia lợi nhuận
Điều 70: Thu hồi phần vốn góp đã hoàn trả hoặc lợi nhuận đã chia
Điều 71: Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám
đốc, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên và người quản lý khác
Điều 72: Khởi kiện người quản lý
Phần II: Phân tích tình huống: Tình huống:
Trung, Dũng, Ngọc cùng góp vốn thành lập CTTNHH Thành Công. Theo đó, Trung
góp 1500 triệu đồng, Dũng góp 500 triệu đồng, Ngọc cam kết góp 1000 triệu đồng nhưng
tại thời điểm thành lập công ty, Ngọc mới chỉ góp 500 triệu đồng, số tiền còn lại các thành
viên nhất trí cho Ngọc góp nốt sau 2 năm kể từ khi công ty được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD.
Kết thúc năm tài chính đầu tiên, lợi nhuận sau thuế của công ty Thành Công là 300
triệu. Các thành viên quyết định chia hết số tiền này cho các thành viên nhưng mức chia
cụ thể cho các thành viên thì không có sự thống nhất. Với lý do Ngọc chưa góp vốn đủ số
vốn như cam kết, trên cương vị Chủ tịch HĐTV và cho rằng Chủ tịch HĐTV được quyền
đại diện cho HĐTV để quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐTV. Trung ra
quyết định chia số lợi nhuận cho các thành viên theo tỷ lệ số lợi nhuận được chia cho
Trung, Dũng và Ngọc lần lượt là 60%, 20% và 20%. Ngọc phản đối phương án chia lợi
nhuận này, vì cho rằng việc chia lợi nhuận phải theo đúng tỷ lệ vốn góp ghi trong điều lệ
công ty. Do không được công ty giải quyết, Ngọc đề nghị chuyển nhượng toàn bộ phần
vốn góp của mình cho Trung và Dũng, nhưng Trung và Dũng trả lời không mua. Sau đó
Ngọc đề nghị chuyển nhượng vốn góp của mình cho Hoa nhưng bị Trung và Dũng có ý
kiến phản đối bằng văn bản.
Em có nhận xét gì về các vấn đề sau:
1. Quyết định của Trung về việc chia lợi nhuận của công ty Thành Công?
2. Tỷ lệ phần lợi nhuận được chia cho mỗi thành viên?
3. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của Ngọc?
Nhận xét các vấn đề:
1: Quyết định của Trung về việc chia lợi nhuận của công ty Thành Công: Trích dẫn luật:
Điều 25: Điều lê công ty:
Khoản 1: Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký Doanh nghiệp và Điều lệ được
sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động:
Điều lệ công ty có các điều chủ yếu sau đây:
l, Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh:
Khoản 2 Điều 57: Chủ tịch Hội đồng thành viên:
Chủ tịch hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a, Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
b, Chuẩn bị chương trình, nội dụng, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
c, Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tỏ chức việc lấy ý kiến các thành viên;
d, Thay mặt Hội đồng thành viên ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
e, Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Phân tích và bình luận:
Nếu trong điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền đại
diện cho Hội đồng thành viên quyết định việc phân chia lợi nhuận cho các thành viên.
Nhưng do trong điều lệ của công ty đã quy định nên Chủ tịch Hội đồng thành viên không
có quyền đại diện cho Hội đồng thành viên để quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền
của Hội đồng thành viên. Tất cả các quyết định của Hội đồng thành viên đều phải thông
qua sự biểu quyết, lấy ý kiến của Hội đồng thành viên. Vậy việc Trung đại diện cho Hội
đồng thành viên ra quyết định chia số lợi nhuận cho các thành viên là sai với quy định của Pháp luật.
2: Tỷ lệ phần lợi nhuận được chia cho mỗi thành viên:
Phân tích và bình luận:
Trung, Dũng, Ngọc cùng góp vốn thành lập CTTNHH Thành Công. Theo đó, Trung
góp 1500 triệu, Dũng góp 500 triệu đồng, Ngọc cam kết góp 1000 triệu nhưng tại thời
điểm thành lập công ty, Ngọc mới chỉ góp 500 triệu đồng số tiền còn lại các thành
viên nhất trí cho Ngọc góp nốt sau 2 năm kể từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận ĐKKD
Kết thúc năm đầu tiên, lợi nhuận sau thuế của công ty là 300 triệu đồng. Các thành
viên quyết định chia hết số tiền này cho các thành viên nhưng mức chia cụ thể cho
các thành viên lại không có sự thống nhất.Với lý do là Ngọc chưa góp đủ số vốn như
đã cam kết. Trên cương vị của Chủ tịch HĐTV và cho rằng Chủ tịch HĐTV được
quyền đại diện cho HĐTV để giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐTV.
Trung ra quyết định chia số lợi nhuận cho các thành viên theo tỷ lệ lợi nhuận được
chia như sau: Trung 60%, Dũng 20%, Ngọc 20%.
Kết luận: tỷ lệ được chia cho mỗi thành viên là chính xác Trích dẫn luật:
Điều 48: “Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp”
*Khoản 2: Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài
sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ
được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã
cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này,
thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
*Khoản 3: Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa
góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty
b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Do không góp vốn đủ với trong thời gian quy định nên Ngọc chỉ được hưởng lợi
nhuận với phần vốn góp là 500 triệu đồng mà Ngọc đã góp
Tỷ lệ chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp lần lượt là Trung 60%, Dũng 20%, Ngọc 20% là hoàn toàn chính xác
3: Việc chuyển nhượng phần vốn góp của Ngọc:
Phân tích và bình luận: •
Ngọc phản đối phương án chia lợi nhuận của công ty nên Ngọc có quyền định đoạt
phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ, tặng cho,
bằng cách khác theo quyết định của pháp luật và điều lệ công ty (theo khoản 6, điều 50, luật DN 2014) •
Ngọc đề nghị Trung và Dũng mua lại phần vốn góp của mình
Giả định: Ngọc yêu cầu Trung và Dũng mua lại phần vốn góp bằng văn bản và
trong vòng 15 ngày kể từ ngày đưa ra quyết định, nhưng Trung và Dũng không
mua lại phần vốn góp này thì Ngọc có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp
của mình cho thành viên hoặc người khác không phải thành viên (theo khoản 1,3 điều 52, luật DN 2014) •
Bởi vì Ngọc đã yêu cầu Trung và Dũng mua lại nhưng 2 thành viên này không
chấp nhận mua nên Ngọc đề nghị chuyển vốn cho Hoa. Dù Trung và Dũng phản
đối thì phần vốn góp của Ngọc vẫn có thể chuyển nhượng lại cho Hoa. Trích dẫn luật Điều 52
*Khoản 1: Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu
thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ
của thành viên, Hội đồng thành viên; b) Tổ chức lại công ty;
c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
*Khoản 2: Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thỏa
thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị
trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15
ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh
toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
*Khoản 3: Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2
Điều 52 thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho
thành viên khác hoặc người khác không phải thành viên. Điều 53
*Khoản 1: thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần
vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại
quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn
lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.
Sau 30 ngày kể từ ngày chào bán, nếu thành viên trong công ty (Trung, Dũng) không mua
hoặc không mua hết; Ngọc có quyền chuyển nhượng vốn góp cho người không phải thành viên. Điều 54 *Khoản 5:
Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác. •
Trường hợp người được tặng cho là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ
hàng đến hàng thừa kế thứ ba thì đương nhiên là thành viên của công ty. •
Trường hợp người được tặng cho là người khác thì chỉ trở thành thành viên của
công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận. C. Kết luận:
Những vấn đề quan tâm của các bên tham gia đều được pháp luật giải quyết theo
những quy định hiện hành. Tùy vào từng trường hợp sẽ có những phương pháp điều
chỉnh khác nhau như thỏa thuận, mệnh lệnh hay hướng dẫn. Đối với mỗi doanh
nghiệp sẽ có những mâu thuẫn phát sinh riêng mà cần có yếu tố luật pháp can thiệp
vào. Trong quá trình hoạt động, có thế các thành viên sẽ không đồng tình với việc
phân chia lợi nhuận của công ty, muốn chia lại lợi nhuận hay chuyển nhượng phần
vốn góp của mình cho thành viên trong công ty hoặc ngoài công ty. Tùy vào từng
trường hợp mà công ty sẽ có cách giải quyết riêng dựa trên Điều lệ công ty và những
quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 sao cho ổn thỏa nhất và không đẩy mâu thuẫn
đi xa hơn. Tình huống này là một trong số những mâu thuẫn có thể xảy ra trong công
ty và cách giải quyết của nhóm là dựa trên sự tìm hiểu Luật doanh nghiệp 2014.
Document Outline
- Lời cảm ơn
- Biên bản đánh giá
- Biên bản họp nhóm
- A. Mở đầu:
- B. Nội dung:
- Phần I: Công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH) hai thành viên trở lên:
- Phần II: Phân tích tình huống:
- Tình huống:
- Nhận xét các vấn đề:
- C. Kết luận: