
















Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Bài Thi Cuối Kỳ
Tên học phần: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
và Đạo đức kinh doanh
Giảng viên: Nguyễn Hồng Mai
Lớp: 232_71BUSI20033_19
Nhóm thực hiện: Nhóm Xã Hội
TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04/2024
DỰ ÁN CUỐI KỲ
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG
1.1 Tên dự án khởi nghiệp
ReFashion - Nhịp đập yêu thương: Bán đồ 2hand, ủng hộ bệnh nhân tim mạc h
1.2 Giới thiệu điểm mạnh của nhóm
*Điểm mạnh của từng thành viên
• Nguyễn Tường Vy - điểm mạnh là có khả năng tìm kiếm điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ
• Vũ Thị Ngọc Thắm - có kinh nghiệm với các sáng kiến xã hội và phân tích thị
trường mục tiêu khách hàng
• Trần Ngọc Gia Yên - với khả năng điều tiết các hoạt động của cửa hàng
• Nguyễn Thuỷ Tiên - có kỹ năng dự kiến doanh thu và tính toán chi phí
• Nguyễn Tuyết Phương – có kinh nghiệm nhìn nhận thách thức của doanh
nghiệp và tạo ra dòng thời gian để hoàn thành dự án
• Nguyễn Ngọc Tú Uyên- có tính sáng tạo về sự đổi mới của công nghệ và kinh
nghiệm về tìm hiểu thị trường
• Võ Nguyễn Yến Nhi-có tư duy sáng tạo về chính sáng đổi mới cho doanh
nghiệp và có khả năng lãnh đạo nhóm theo đúng tiến trình
• Phan Anh Thư- có khả năng phân bổ nhân lực cho doanh nghiệp
1.3 Mô tả giá trị của dự án ReFashion - Nhịp đập yêu thương
1. Đổi mới và Công nghệ:
Dự án ReFashion - Nhịp đập yêu thương mang lại một sự đổi mới trong việc xử lý
và tái chế đồ 2hand thông qua việc áp dụng công nghệ hiện đại. Thay vì chỉ đơn
thuần bán đồ cũ như các cửa hàng truyền thống, chúng tôi đã tạo ra 1 ứng dụng di
động có tên là ReFashion để mọi người có thể tham gia vào một cộng đồng mua
bán đồ 2hand độc đáo và tiện lợi. Với những tính năng đổi mới khác xa với các
loại ứng dụng đã có mặt trên thị trường, ReFashion hứa hẹn sẽ mang đến cho mọi
người cái nhìn mới về đồ 2Hand và việc mua bán chúng.
Ý tưởng này nổi bật với tính mới bởi nó kết hợp giữa việc giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường từ việc sản xuất quần áo mới và việc ủng hộ cộng đồng bệnh
nhân tim mạch. Bằng cách tái sử dụng quần áo cũ, dự án giúp giảm lượng rác thải
và tiết kiệm tài nguyên tự nhiên. Đồng thời, việc ủng hộ bệnh nhân tim mạch qua
mỗi giao dịch cũng đem lại giá trị lớn cho cộng đồng.
Công nghệ : Tạo app bán hàng dành đồ 2hand
Trong app sẽ được chia làm 4 mục tìm kiếm chính dễ hướng tới ngừoi mua Đối với n ừ g oi mua
Mục 1: Gợi ý các món đồ cần thiết
Mục 2: Cách video phối đồ với các loại thời trang 2hand
Mục 3: Thông báo về các mã giảm giá
Mục 4: Là thông tin cá nhân khách hàng
Đối với người bán được chia làm 7 mục Mục 1: Vận chuyển
Mục 2: Quản lý đơn hàng
Mục 3: Quản lý sản phẩm Mục 4: Kê h n Marketing
Mục 5: Quản lý lượng khách hàng thân thiết và khách hàng mới Mục 6: Tài chính Mục 7 :Quản lý Shop
Người bán đăng bài bán và
-Doanh nghiệp sẽ kiểm soát và theo dõi bài đăng và các sản phẩm được bán ra Người mua
Người mua sẽ mua được hàng chất lượng với giá cả phù hợp với túi tiền
-Doanh nghiệp sẽ kiểm soát được rủi ro cho người mua và tránh các tình trạng
người mua bị lừa khi mua phải hàng không đúng chất lượng
2. Tích hợp các nguyên tắc CSR:
Dự án ReFashion tích hợp một số nguyên tắc CSR quan trọng. Đầu tiên, nó đóng
góp vào mục tiêu Phát triển Bền vững số 12 “Tiêu dùng và Sản xuất Bền vững, có trách nh ệ
i m” bằng cách khuyến khích người tiêu dùng chọn lựa các sản phẩm tái
chế và giảm lượng rác thải từ ngành công nghiệp thời trang. Ngoài ra, Mục tiêu số
13 "Biện pháp Khí Hậu" cũng được thực hiện tại ReFashion. Việc tái sử dụng đồ
cũ cũng ảnh hưởng tích cực vì nó giảm lượng khí thải nhà kính từ việc sản xuất
mới và vận chuyển hàng hóa. Điều này góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của ngành
công nghiệp thời trang đến biến đổi khí hậu.
+ Khí thải carbon: Quá trình sản xuất quần áo, từ việc trồng cây trong nguồn
nguyên liệu như cotton đến quá trình sản xuất vải và quần áo, thường sử dụng
nhiều năng lượng và phát ra khí thải carbon.
+ Sử dụng nước: Ngành thời trang tiêu tốn một lượng lớn nước trong quá trình sản
xuất vải và xử lý sản phẩm cuối cùng. Việc sử dụng nước này có thể gây ra tình
trạng khan hiếm nước và ảnh hưởng đến sự cân bằng của các hệ sinh thái.
+ Giao thông và vận chuyển: Quần áo thường được sản xuất ở một nơi và vận
chuyển đến các thị trường tiêu thụ, ạ
t o ra lượng khí thải từ các phương tiện vận
chuyển, đặc biệt là từ hàng không và vận tải biển.
+ Quản lý rác thải: Ngành thời trang tạo ra lượng lớn rác thải từ quá trình sản xuất, từ việc loại bỏ n ữ
h ng mảnh vải không sử dụng đến các sản phẩm bị hỏng hoặc không bán được.
+ Như theo số liệu thống kê trên thế giới, cứ 1 chiếc áo được sản xuất và bán ra
ngoài thị trường thì chỉ được sử dụng tầm 6 – 7 lần. Chính vì thế lượng rác thải,
thải ra ngoài môi trường đang dần không kiểm soát được. Và thông qua việc bán
hàng này ReFashion hy vọng góp phần hạn chế được lượng rác thải thời trang.
Thứ hai, dự án cũng đảm bảo rằng quá trình sản xuất và giao hàng được thực hiện
một cách minh bạch và bền vững, từ v ệ
i c chọn lựa nguồn cung cấp đến vận chuyển hàng hóa.
Cuối cùng, việc ủng hộ bệnh nhân tim mạch là một biện pháp xã hội tích cực, giúp
cải thiện chất lượng cuộc sống của những người gặp khó khăn trong xã hội.
3. Giá trị đem lại cho các bên liên quan:
• Đối với người tiêu dùng: ReFashion cung cấp cho người tiêu dùng một nền tảng
tiện lợi để mua sắm đồ 2hand với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. Họ cũng
cảm thấy hạnh phúc khi biết rằng mỗi giao dịch còn giúp ủng hộ cộng đồng và bệnh nhân tim mạch.
• Đối với người bán: ReFashion cung cấp cho các người bán một cơ hội để thanh lý
đồ cũ một cách dễ dàng và hiệu quả. Họ cũng cảm thấy tự hào khi biết rằng sản
phẩm của mình sẽ được sử dụng lại và giúp ích cho cộng đồng.
• Đối với cộng đồng và môi trường: Dự án mang lại lợi ích xã hội bằng cách ủng
hộ bệnh nhân tim mạch và tạo ra môi trường thân thiện với môi trường bằng cách
giảm lượng rác thải từ ngành công nghiệp thời trang.
• Đối với bệnh nhân tim mạch: ReFashion đóng góp vào việc cải thiện chất lượng
cuộc sống và điều trị cho bệnh nhân tim mạch thông qua việc ủng hộ tài chính và
hỗ trợ y tế cần thiết.
Số liệu cụ thể tác động tới bên liên quan
App bán đồ 2 hand dự kiến sẽ có được 100.000 ngàn lượt đăng kí trong vòng 3 tháng ra mắt
Lượt thanh lý và bán đồ 2 hand dự kiến 50 bài trong 1 ngày •
và 300- 500 đồ 2hand sẽ được thanh lý trong 1 tháng •
Trong 1 quý, lượt bán đồ 2 hand từ 900 - 1500 bộ đồ được bán ra •
Trong 1 năm , lượt bán đồ 2 hand từ •
10.800-18.000 bộ đồ được bán ra •
Đồ 2 hand sẽ giao động từ 50 ngàn đến 500 ngàn trên 1 bộ •
Và trích 3.000 đồng trên 1 bộ để góp quỹ dành cho trẻ bị bệnh tim mạch •
Trong 1 năm sẽ giúp được khoảng 200-400 trẻ em trong 1 năm •
Hỗ trợ tiền phẫu thuật cho trẻ em bị tim mạch và trị giá 1 ca phẫu thuật
bệnh tim mạch khoảng 50-70tr đồng hoặc có thể lên đến 100tr đồng 1 ca
1.4.Mô tả những thách thức,khó khăn nào mà bản thân, cộng đồng đang đối
mặt,dẫn đến việt nhóm có ý tưởng kinh doanh/dự án này hay sản phẩm này
Những thách thức, khó khăn mà bản thân, cộng đồng đang phải đối mặt, dẫn đến
việc nhóm có ý tưởng kinh doanh/ dự án này hay sản phẩm này.
1. Những thách thức :
a) Thách thức xã hội: Nhận thức của công chúng là thách thức đầu tiên mà dự án
gặp phải là việc tạo ra sự nhận thức và động viên từ cộng đồng về tầm quan trọng
của việc ủng hộ bệnh nhân tim mạch thông qua mô hình kinh doanh này. Và hơn
thế nữa là về mặt truyền thông và giáo dục, đây cũng là bước quan trọng trong dự
án. Ta cần có các chiến dịch giáo dục và tuyên truyền về sức khỏe tim mạch và tầm
quan trọng của việc hỗ trợ những người bệnh trong cộng đồng.
b) Thách thức từ môi trường:
- Quản lý và sử dụng tài nguyên: Kinh doanh secondhand có thể gặp khó khăn
trong việc quản lý tài nguyên nhưng cũng đồng thời tạo ra cơ hội tái sử dụng và
giảm lượng rác thải đi vào môi trường
- Sắp xếp quy cách đóng gói và vận chuyển hàng hóa: Để giảm thiểu tác động tiêu
cực đến môi trường, cần phải thiết lập các phương thức đóng gói ít xả thải rác ra
môi trường, vận chuyển và giao nhận hàng hóa hiệu quả.
c) Thách thức về kinh tế:
- Cạnh tranh với thị trường mới: Có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với thị
trường bán lẻ mới nổi với các sản phẩm mới thay vì secondhand.
- Tài chính: Dự án cần phải tìm kiếm nguồn tài trợ hoặc đầu tư để duy trì và phát
triển. Điều này có thể là một thách thức đặc biệt đối với các tổ chức phi lợi nhuận
hoặc những doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Đề xuất giải pháp:
Mô hình kinh doanh của nhóm là một nền tảng thương mại chuyên về bán đồ
secondhand, trong đó chúng em sẽ tích hợp CSR vào mọi vấn đề khác nhau mà dự
án gặp phải trong quá trình thực hiện : Kinh tế:
- ReFashion là một ứng dụng cho phép mọi người có thể bán lại những món đồ
mình không còn sử dụng nữa. Xã hội:
- Hỗ trợ cồng đồng giáo dục về sức khỏe tim mạch: cung cấp hỗ trợ tài chính và tài
trợ cho các tổ chức và chiến dịch giáo dục cộng đồng về sức khỏe tim mạch, nhằm
tăng cường nhận thức và phòng tránh bệnh tim mạch.
- Hỗ trợ người khó khăn và người bệnh: thiết lập một chính sách giảm giá hoặc hỗ
trợ tài chính cho những người khó khăn hoặc bệnh nhân tim mạch, nhằm giúp họ
có cơ hội tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ mà chúng tôi cung cấp. Môi trường:
- Tái chế và bảo vệ môi trường: giúp giảm thiểu rác thải ra môi trường, giảm thiểu
tình trạng thải một lượng lớn rác thải còn tái ử dụng ra môi trường. Bán lại đồ cần
bán cho người cần mua và sử dụng.
Trách nhiệm về Pháp lý và Đạo đức :
- Tuân thủ quy định pháp luật về môi trường và lao động: cam kết tuân thủ mọi
quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường và an toàn lao động, đảm bảo
rằng mọi hoạt động kinh doanh của chúng tôi không gây hại cho môi trường và nhân viên.
- Minh bạch và trung thực: duy trì tính minh bạch và trung thực trong tất cả các
giao dịch kinh doanh, từ việc mua sắm sản phẩm đến phân phối lợi nhuận và sử dụng tài trợ.
1.5 Tóm tắt dự án
Tóm tắt 1.3 Mô tả giá trị của dự án ReFashion - Nhịp đập yêu thương:
Đổi mới và Công nghệ:
- ReFashion áp dụng công nghệ hiện đại để xử lý và tái chế đồ 2hand, tạo ra cộng
đồng mua bán độc đáo trên nền tảng thương mại điện tử và ứng dụng di động.
- Ý tưởng kết hợp giải quyết ô nhiễm môi trường và ủng hộ bệnh nhân tim mạch là
điểm sáng tạo, mang giá trị lớn cho cộng đồng.
Tích hợp các nguyên tắc CSR:
- ReFashion hướng đến mục tiêu Phát triển Bền vững số 7, 12 nhằm đảm bảo chất
lượng sản xuất sạch, giá cả hợp lí và giao hàng minh bạch, bền vững.
- Dự án góp phần bảo vệ môi trường và ủng hộ bệnh nhân tim mạch, thể hiện trách nhiệm xã hội cao.
Giá trị đem lại cho các bên liên quan:
- Người tiêu dùng: Mua sắm đồ 2hand giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo, đồng
thời góp phần ủng hộ cộng đồng.
- Người bán: Thanh lý đồ cũ dễ dàng, hiệu quả, đóng góp vào môi trường.
- Cộng đồng và môi trường: Giảm rác thải, bảo vệ môi trường, hỗ trợ bệnh nhân tim mạch.
- Bệnh nhân tim mạch: Cải thiện chất lượng cuộc sống, được hỗ trợ tài chính và y tế.
Tóm tắt 1.4 Mô tả thách thức và giải pháp của dự án ReFashion: Thách thức:
- Nhận thức cộng đồng: Tạo nhận thức về tầm quan trọng của việc ủng hộ bệnh nhân tim mạch.
- Môi trường: Quản lý tài nguyên, đóng gói, vận chuyển hàng hóa ít rác thải.
- Kinh tế: Cạnh tranh với thị trường mới, tìm kiếm nguồn tài trợ. Giải pháp:
- Kinh tế: Tạo việc làm, hợp tác với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Xã hội: Hỗ trợ giáo dục về sức khỏe tim mạch, hỗ trợ người khó khăn.
- Môi trường: Tái chế, bảo vệ môi trường.
- Pháp lý và Đạo đức: Tuân thủ quy định, minh bạch, trung thực.
Kết luận: ReFashion là dự án đầy tiềm năng với mô hình kinh doanh sáng tạo,
mang lại giá trị cho cộng đồng và môi trường. Việc giải quyết các thách thức sẽ
giúp dự án phát triển bền vững và đạt được mục tiêu đề ra.
PHẦN II. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
2.1 Thị trường mục tiêu khách hàng
ReFashion - Nhịp đập yêu thương nhắm tới thị trường mục tiêu đối tượng khách
hàng có độ tuổi từ 16 - 44 tuổi, những người có kinh tế ổn định và có tấm lòng nhân đạo.
a. Phân đoạn (Segmentation):
- Học sinh – sinh viên thường có thu nhập thấp: Đây có thể là nhóm mục tiêu chính
vì họ thường tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ, độc đáo và cá nhân hóa.
- Người yêu thích thời trang retro: Có thể có một phân đoạn dành riêng cho những
người đam mê thời trang cũ và vintage.
b. Lựa chọn mục tiêu (Targeting):
- Tập trung vào sinh viên và người trẻ tuổi thông qua các chiến lược tiếp thị trực tuyến và giảm giá.
- Tạo ra các chương trình thú vị và sự kiện dành cho những người yêu thích thời
trang retro, như buổi triển lãm thời trang cổ điển hoặc buổi gặp gỡ cộng đồng.
c. Định vị (Positioning):
- Thúc đẩy thông điệp về sự độc đáo và cá nhân hóa của các mặt hàng secondhand,
với lời nhấn mạnh vào việc tìm kiếm những món đồ độc đáo không thể tìm thấy ở nơi khác.
- Tạo ra một ứng dụng thân thiện dễ sử dụng, có thể kết hợp các phong cách trang
trí thú vị và nghệ thuật để tạo ra một môi trường mua sắm thú vị.
Chân dung khách hàng: Uyên, 27 tuổi, hiện đang làm nhân viên văn phòng tại một
công ty ở TP. HCM. Vì thường xuyên thấy các tình cảnh khó khăn Uyên đã trích
lương để tham gia vào các hoạt động từ thiện, nhân ái. Phân Nhân Tâm lý Hành vi khúc khẩu học
Trẻ em Độ tuổi: Phong cách: Ham chơi, thích
Thích được bố mẹ mua sắm 10 - 15 niềm vui. quần áo mới. tuổi Tất cả giới tính
Thanh Độ tuổi: Phong cách: Thích sự đổi mớ Mua sắm đồ đạc, quần áo niên 18 - 25 cái đẹp. đổi mới bản thân. tuổi
Cá tính: Năng động, vui vẻ, Giúp đỡ n ữ h ng người khó Tất cả
yêu thương người xung quanh. khăn. giới tính
Người Độ tuổi: Phong cách: Bận rộn, linh Thích quyên góp vào các lớn 26 - 44
hoạt, đồng cảm với những
hoạt động từ thiện, tham tuổi
người có hoàn cảnh khó khăn. gia các dự án nhân ái. Tất cả giới tính
Người Độ tuổi: Phong cách: Sống theo quy tắYêu thương mọi người, già 60 - 70 Có thể đã nghỉ hưu.
dành dụm tiền dưỡng già. tuổi
2.2 Phân tích cạnh tranh và rào cản
Trong lĩnh vực bán đồ 2hand, có nhiều đối thủ cạnh tranh chính:
1. Thị trường trực tuyến lớn: Các nền tảng mua bán trực tuyến như eBay, Amazon, Shopee, Lazada,…
2. Ứng dụng di động: Có nhiều ứng dụng di động như Facebook (Marketplace), Instagram .
3. Các trang web chuyên mua bán các sản phẩm cũ chuyên về ngành hàng thời trang.
4. Các cửa hàng bán lẻ truyền thốn g
Điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực bán đồ second hand Điểm mạnh:
1. Kinh nghiệm và danh tiến g 2. Sản phẩm đa dạng
3. Chất lượng sản phẩm
4. Tính độc đáo và phong cách riêng 5. Giá cả cạnh tranh Điểm yếu :
1. Hạn chế nguồn cung ứn g
2. Quy trình kiểm tra và xử lý sản phẩm 3. Quảng cáo và marketing
4. Kênh phân phối hạn chế
Công ty khởi nghiệp bán quần áo 2nd hand có thể gặp phải một số rào cản sau đây:
1. Cạnh tranh từ các đối thủ lớn
2. Độ tin cậy và chất lượng sản phẩm
3. Vấn đề về sự phù hợp và phong cách
4. Xây dựng lòng tin và danh tiếng
5. Vấn đề về vận chuyển và lưu trữ
6. Vấn đề pháp lý và tuân thủ quy địn h
Cách tiếp cận CSR của chúng tôi thông qua mô hình bán quần áo 2hand để trích
quỹ ủng hộ những bệnh nhân tim mạch của công ty có thể giúp chúng tôi vượt
qua rào cản, và đạt được mục tiêu trách nhiệm xã hội cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh. 1. Tạo giá trị xã hội
2. Tăng cường lòng tin và sự tương tác tích cực từ phía khách hàng
3. Xây dựng một cộng đồng đồng cảm
4. Tạo sự chênh lệch và tạo lợi thế cạnh tranh
5. Tăng cường truyền thông và quảng bá
2.3 Tính thương mại hoá/ Mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh mặt hàng secondhand là một loại hình thương mại phổ biến,
đặc biệt trong thời đại ngày nay với sự tăng trưởng của ý thức về bảo vệ môi
trường và phong trào tiêu dùng bền vững. Khi kết hợp với CSR (Corporate Social
Responsibility), mô hình này có thể mang lại nhiều lợi ích xã hội và môi trường.
Dưới đây là một chi tiết về mô hình kinh doanh mặt hàng secondhand và cách kết hợp với CSR:
Chi tiết về Mô hình Kinh doanh Mặt hàng Secondhand:
- Tái chế: Việc tái chế giúp giảm lượng rác thải và tiêu tốn tài nguyên.
- Kênh bán hàng: Mặt hàng secondhandsex được đăng tải và bán trên ứng dụng ReFashion.
- Chính sách đổi mới:
+ Kh ingười bán post bài lên bắt buộc phải có mô tả, hình ảnh, video ( doanh
nghiệp sẽ kiểm duyệt rồi mới post bài lên app để đảm bảo chất lượng sản phẩm )
+ người bán phải quay clip đóng gói
+ người nhận quay clip nhận hàng để khiếu nại nếu cần ( trong vòng 24 giờ )
+ Doanh nghiệp sẽ check chất lượng sản phẩm của những mặt hàng có giá trị
trên 1 triệu ( máy móc, đồ gia dụng,...)
+ trong trường hợp shop bị hoàn trả về vấn đề mặt hàng không như hình lỗi,
hư hỏng, chất lượng khác mô tả ( không bao gồm các vấn đề về size hay
màu sắc) sẽ phải hoàn tiền cho người mua và bị cảnh cáo ( quá trình kiếu nại
sẽ được doanh nghiệp kiểm duyệt ), đồng thời tặng mã giảm giá 10% cho lần
mua tiếp theo ( để xoa diệu tâm lý khách hàng). Lần hai sẽ phải đền chi phí
theo chính sách giao trước với doanh nghiệp. Lần 3 sẽ bị tắt tài khoản trên app.
+ Thưởng điểm hoặc tiền cho khách hàng có tần suất mua hàng thường xuyên
sẽ được giảm giá hoặc quy đổi ra quà tặng.
- Giá cả hợp lý : Mặt hàng secondhand thường có giá thấp hơn so với sản
phẩm mới, điều này thu hút đối tượng khách hàng có ngân sách hạn chế và
cũng giúp giảm bớt áp lực tiêu dùng.
- Tăng cường ý thức xã hội: Mô hình này cũng giúp tăng cường ý thức về việc
tiêu dùng bền vững và tái chế trong cộng đồng.
Kết hợp với CSR:
- Đóng góp vào Cộng đồng: Một phần lợi nhuận từ việc kinh doanh mặt hàng
secondhand có thể được sử dụng để hỗ trợ các dự án xã hội trong cộng đồng, như
giáo dục, y tế, hoặc hỗ trợ cứu trợ trong trường hợp khẩn cấp.
- Hỗ trợ môi trường: Bằng cách tái chế và sử dụng lại các sản phẩm, mô hình kinh
doanh này góp phần giảm lượng rác thải và tiêu thụ tài nguyên, từ đó giúp bảo vệ môi trường.
- Chương trình giáo dục và tăng cường ý thức: Doanh nghiệp có thể tổ chức các
chương trình giáo dục và tạo ra các chiến dịch nhằm tăng cường ý thức về tái chế
và tiêu dùng bền vững trong cộng đồng.
- Mô hình kinh doanh mặt hàng secondhand không chỉ mang lại lợi ích kinh doanh
mà còn đóng góp vào việc xây dựng một xã hội và một môi trường bền vững hơn
thông qua việc kết hợp với CSR.
III.KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH VÀ PHÁT TRIỂN Kế hoạch tài chính
1. Dự kiến doanh thu và tính toán chi phí
1.Chi phí đầu tư ban đầu = chi phí cố định + tài sản lưu động 664.000.000 VND
a.Chi phí đầu tư cố định STT Tên các loại chi phí Thành tiền 1
Chi phí thuê nhà/ Đặt cọc 45.000.000 VND 2 Chi phí thiết kế app 70.000.000 VND 3
Chi phí cho máy chủ, dịch vụ đám mây , bảo trì, và h 60.000.000 VND trợ kỹ thuật 4 Chi phí máy móc 279.000.000 VND 5 Chi phí đào tạo 30.000.000 VND
b.Tài sản lưu động: Là số tiền dự phòng và lấy nguyên 180.000.000 liệu đầu vào VND
Nhóm huy động cách vay vốn như sau: Nguồn vốn
Tỷ lệ chiếm chi phí đầu tư ban đầu Số tiền Vay 30% 199.200.000 VND Lãi vay 10% Vốn chủ sở hữu 70% 464.800.000 Chi phí cố định Lương nhân viên 39.000.000/tháng
• 1 nhân viên Marketing + chăm sóc khách hàng 9.000.000/tháng
• 1 nhân viên kiểm toán hành chính nhân sự 10.000.000/tháng
• 2 nhân viên trực tiếp 7.000.000/tháng
• 1 nhân viên kiểm hàng 6.000.000/tháng Điện 1.000.000 VND/tháng Nước 500.000 VND/tháng Văn phòng 12.000.000 VND/thán Marketing 15.000.000 VND/thán Bảo trì, bảo dưỡng 1.500.000 VND/tháng Tổng 69.000.000 VND/thán Dự báo doanh thu
Dự kiến lợi nhuận gộp trên doanh số là 30%
Phân tích thị trường (460 triệu VND hàng tháng):
Doanh thu từ sản phẩm quần áo 2hand và đồ gia dụng: Được dự kiến dựa trên phân
tích thị trường và nhu cầu tiêu dùng, kỳ vọng đạt được mức doanh thu trung bình
hàng tháng là 460 triệu VND.
Chiến lược giá cả (50 VND -500VND mỗi sản phẩm):
Tổng doanh thu sẽ được tính dựa trên số lượng sản phẩm bán ra mỗi tháng.
Tích hợp CSR (Tăng 15% doanh thu):
Tích hợp sáng kiến CSR: Dự kiến rằng việc tích hợp các sáng kiến CSR vào mô
hình kinh doanh có thể tăng doanh thu thêm 15% mỗi tháng. Điều này có thể đạt
được thông qua việc thu hút khách hàng mới, tăng cường lòng trung thành của
khách hàng hiện tại, và củng cố hình ảnh thương hiệu tích cực trong cộng đồng.
3.2.KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DỰ Á N
1. Cột Mốc Quan Trọng và Mục Tiêu CSR: 1. Thiết Kế App:
- Hoàn thành thiết kế giao diện app cho người dùng và tích hợp các tính năng chính của ứng dụng.
+ Mục Tiêu CSR: Xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến nguồn gốc và lịch sử sử
dụng của các sản phẩm để khuyến khích việc mua bán có trách nhiệm. 2. Thử Nghiệm :
- Hoàn thành thử nghiệm chạy thử người dùng và sửa chữa bất kỳ lỗi phát sinh.
- Dựa vào số liệu thống kê, nếu 95% người dùng thử nghiệm đã đánh giá ứng dụng
là ổn định và không gặp lỗi quan trọng thì mới bắt đầu ra mắt ứng dụng.
+ Mục Tiêu CSR: Đo lường tỉ lệ sản phẩm tái sử dụng và tái chế sau khi ra mắt. 3. Ra Mắt:
- Phát hành ứng dụng trên các nền tảng di động chính, chạy quảng cáo các chương trình.
- Xem Xét Thái Độ Người Dùng: Theo dõi phản hồi từ người dùng sau khi ra mắt
để đánh giá sự chấp nhận và hiệu quả của chiến dịch quảng bá.
+ Mục Tiêu CSR: Tổ chức chiến dịch quảng bá với thông điệp về mục tiêu xã hội và môi trường. 4. Mở Rộng:
- Mở rộng dịch vụ sang các khu vực mới và tăng cường quảng bá. Đồng thời tiếp
thu ý kiến khách hàng để mở rộng thị trường mua bán của doanh nghiệp.
+ Mục Tiêu CSR: Tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội và môi trường để
thúc đẩy mục tiêu tái sử dụng và tái chế. Dòng thời gian:
Dựa trên các cột mốc và yêu cầu CSR, dự án có thể lập kế hoạch như sau:
1.Thiết Kế App:
- Thời gian dự kiến: 5 tháng.
- Tháng 1-2: Tiến hành nghiên cứu thiết kế giao diện và tích hợp các tính năng.
Bao gồm cả các dữ liệu công khai về thành tích cũng như cách thức thực hiện CSR của dự án.
- Tháng 3-4: Phát triển cơ sở dữ liệu liên quan đến nguồn gốc và lịch sử sử dụng
sản phẩm. Đồng thời nghiên cứu, tạo lập và ban hành các điều lệ cần tuân thủ khi sử dụng ứng dung.
- Tháng 5: Hoàn thiện thiết kế và tích hợp hoạt động CSR vào quá trình phát triển.
2. Thử Nghiệm :
- Thời gian dự kiến: 2 tháng.
- Tháng 6: Thử nghiệm chạy thử người dùng và ghi nhận phản hồi.
- Tháng 7: Sửa chữa lỗi và điều chỉnh dựa trên phản hồi, đảm bảo ứng dụng ổn định và chất lượng. 3. Ra Mắt:
- Thời gian dự kiến: 2 tháng.
- Tháng 8: Phát hành ứng dụng và chạy chiến dịch quảng cáo. Kèm theo đó là bắt
đầu truyền thông về chiến dịch CSR của dự án kèm theo trong quá trình này.
- Tháng 9: Theo dõi phản hồi từ người dùng và đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng bá. 4. Mở Rộng:
- Thời gian dự kiến: 5 tháng.
- Tháng 10-11: Mở rộng dịch vụ vào các khu vực mới và tăng cường quảng bá. Bắt
đầu những hoạt động CSR nhằm tạo thêm nhiều động thái thúc đẩy cái nhìn tích
cực và thông điệp cần truyền tải đến tát cả người dùng.
- Tháng 12-13: Tiếp thu ý kiến khách hàng và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị.
- Liên tục hợp tác với tổ chức xã hội và môi trường để thúc đẩy mục tiêu tái sử dụng và tái chế.
Phân bổ nguồn lực :
Dựa vào dòng thời gian và cách thức hoàn thành từng giai đoạn của dự án; ta có
thể phân bổ nguồn nhân lực như sau: 1. Thiết kế app Nguồn lực: • Kỹ sư phần mềm
• Người giám sát quá trình tạo lập wed/app Tài chính:
• 70 triệu cho chi phí lập trình trang wed/ app và tích hợp hoạt động CSR vào Công nghệ:
• Nền tảng lập trình wed/app
• Hệ thống thanh toán online
• Hệ thống quản lý nội dung 2. Thử nghiệm Nguồn lực: • Kỹ sư phần mềm
• Người kiểm hàng, trực ứng dụng Tài chính:
• 20 triệu cho chi phí sửa chữa, khắc phục những điều chưa tốt của ứng dụng
dựa trên phản hồi cải người dùng Công nghệ:
• Hệ thống phân tích dữ liệu
• Hệ thống quản lý khách hàng 3. Ra mắt Nguồn lực:
• Nhân viên marketing, chăm sóc khách hàng • Nhân viên kiểm hàng Tài chính:
• 10 triệu cho chi phí chạy quảng cáo quảng bá ứng dụng
• 15 triệu cho chi phí lương nhân viên Công nghệ:
• Hệ thống quản lý khách hàng
• Tích hợp hoạt động CSR vào ứng dụng 4. Mở rộng Nguồn lực:
• Nhân viên marketing, chăm sóc khách hàng • Nhân viên kiểm hàng • Nhân viên kiểm toán • Kỹ sư phần mềm Tài chính:
• 25 triệu tiền lương nhân viên
• 10 triệu cho chi phí phát triển ứng dụn g Công nghệ:
Hệ thống trí tuệ nhân tạo Hệ thống blockchain
Hỗ trợ sáng kiến CSR:
● Phân bổ 10% ngân sách mỗi giai đoạn cho hoạt động CSR.
● Tổ chức các hoạt động gây quỹ, kêu gọi ủng hộ từ cộng đồng.
● Hợp tác với các tổ chức uy tín về tim mạch để triển khai các chương trình hiệu quả.
● Sử dụng công nghệ để tăng cường hiệu quả hoạt động CSR.
4.Giám sát và đánh giá
1. Cột Mốc Quan Trọng và Mục Tiêu CSR:
Giám sát và Đánh giá dự án ứng dụng di động
Phương pháp theo dõi tiến độ dự án: •
Công cụ quản lý dự án: Sử dụng công cụ quản lý dự án như Jira, Trello để theo dõi tiến
độ từng giai đoạn, nhiệm vụ và deadline của các thành viên trong nhóm. •
Báo cáo tiến độ định kỳ: Yêu cầu các thành viên báo cáo tiến độ công việc theo
tuần/tháng, cập nhật thông tin vào bảng tiến độ chung để theo dõi hiệu quả thực hiện. •
Thử nghiệm và đánh giá: Thử nghiệm ứng dụng thường xuyên để đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động. •
Theo dõi hiệu quả hoạt động CSR: Sử dụng các chỉ số KPI •
Để đánh giá hiệu quả hoạt động CSR như: o
Tỷ lệ người dùng tham gia hoạt động CSR. o
Số lượng sản phẩm được tái sử dụng đồ tái chế. o
Số tiền quyên góp được cho hoạt động CSR. o
Mức độ nhận thức của cộng đồng về hoạt động CSR.
Phương pháp đánh giá tác động củ ạt độ a ho ng CSR: •
Khảo sát người dùng: Thực hiện khảo sát người dùng để đánh giá mức độ hài lòng, hiệu
quả sử dụng ứng dụng và tác động của hoạt động CSR. •
Phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu thu thập được từ ứng dụng và hoạt động CSR để đánh
giá hiệu quả và tác động của dự án. •
Báo cáo đánh giá: Lập báo cáo đánh giá định kỳ về hiệu quả hoạt động CSR, bao gồm cả
kết quả thu được, bài học kinh nghiệm và đề xuất cải tiến. •
Chứng nhận và kiểm toán bên ngoài: Tìm kiếm sự đánh giá, chứng nhận từ các tổ chức
uy tín về CSR để nâng cao uy tín và niềm tin của cộng đồng.
Cơ chế đánh giá nội bộ: •
Thành lập ban giám sát CSR: Ban giám sát bao gồm đại diện ban lãnh đạo, nhân viên và các bên liên quan khác. •
Chức năng của ban giám sát: o
Đánh giá và phê duyệt các kế hoạch, chương trình CSR. o
Theo dõi và giám sát tiến độ thực hiện hoạt động CSR. o
Đánh giá hiệu quả và tác động của hoạt động CSR. o
Báo cáo kết quả hoạt động CSR cho ban lãnh đạo và các bên liên quan.
Chứng nhận và kiểm toán bên ngoài: •
Hợp tác với các tổ chức uy tín về CSR như Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững
(CSRD) chứng nhận hoặc kiểm toán hoạt động CSR. •
Việc đánh giá, chứng nhận bên ngoài sẽ giúp nâng cao uy tín và niềm tin của cộng đồng
đối với hoạt động CSR của dự án. Kết luận:
Việc giám sát và đánh giá hiệu quả dự ạt độ án và ho
ng CSR là vô cùng quan trọng để đảm bảo d ự án được th c hi ự c tiêu, mang l ện đúng mụ ại lợi ích cho c ng và nâng cao uy tín c ộng đồ ủa doanh nghiệp.