Bài thu hoạch kết thúc học phần công nghệ truyền hình môn kỹ thuật và công nghệ truyền thông số | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình. Xu thế phát triển của truyền hình ngày nay là như thế nào? Liệu truyền hình có biến mất hay không? Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình ở nước ngoài. Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH
BÀI THU HOẠCH
KẾT THÚC HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH MÔN KỸ THUẬT
& CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG SỐ
Họ và tên: Hoàng Gia Ánh Ngọc
Mã sinh viên: 2156030029
Lớp tín chỉ: KT&CNTTS K41.3
Lớp hành chính: Ảnh Báo chí K41
HÀ NỘI - 2022
MỤC LỤC
Câu 1: Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình...........................................3
Truyền hình là gì....................................................................................................3
Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình....................................................3
Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình ở nước ngoài...........................3
Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình Việt Nam.................................8
Sự hình thành các đài truyền hình địa phương...........................................14
Các phương thức truyền dẫn phát sóng truyền hình...................................15
Câu 2: Xu thế phát triển của truyền hình ngày nay là như thế nào? Liệu
truyền hình có biến mất hay không?...................................................................21
Xu thế phát triển của truyền hình ngày nay.....................................................21
Liệu truyền hình có biến mất hay không?.......................................................29
Tài liệu tham khảo...................................................................................................33
Câu 1: Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình
Truyền hình là gì
Truyền hình một loại hình truyền thông đại chúng, truyền tải hình ảnh âm
thanh về một vật thể hoặc một sự kiện nào đó bằng sóng tuyến điện. Ngày nay
truyền hình được truyền tải trên rất nhiều các phương tiện khác nhau.
Thuật ngữ truyền hình (Television) nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp.
Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” nghĩa ”ở xa” còn “videre” ”thấy được”, còn
tiếng Latinh nghĩa xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại “Televidere” nghĩa
là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”, tiếng Nga
gọi là “Tелевидение”. Như vậy, phát triển bất cứ đâu,quốc gia nào thì
tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa.
Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình
Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình ở nước ngoài
Được đưa ra thị trường lần đầu tiên trong hình thức rất thô trên sở thử
nghiệm vào cuối năm 1920, sau đó được phổ biến với việc cải thiện rất nhiều về
hình thức ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các máy thu truyền hình (tivi) đã
trở nên phổ biến trong các gia đình,các doanh nghiệp các tổ chức, chủ yếu
một phương tiện để giải trí, quảng cáo và xem tin tức.
Ngày 2/11/1936, từ cung điện Alexandra Palace Victoria phía Bắc London, lần
đầu tiên đài BBC(Mỹ) phát sóng truyền hình, đánh dấu ngày khởi đầu của truyền
hình thế giới.
Ngày 2/11/1936, Đài BBC phát đi sóng truyền hình đầu tiên. Ảnh: BBC
Vào giữa những năm 1960, việc phát truyền hình màu kinh donah máy thu hình
màu tăng Mỹ bắt đầu hầu hết các nước phát triển khác. Sự sẵn của
phương tiện lưu trữ VHS (giữa năm 1970), laserdisc (1978), video CD (1933),
DVD (1997), Bru-ray độ nét cao (2006) cho phép người xem sử dụng các máy
truyền hình để xem ghi nhận các tài liệu như phim ảnh các tài liệu quảng bá.
Kể từ những năm 2010, truyền hình Internet đã gia tăng các chương trình truyền
hình có sẵn thông qua Internet, thông qua các dịch vụ như iPlayer, Hulu và Netflix.
Trong năm 2013, 79% hộ gia đình trên thế giới sở hữu một chiếc tivi
Trong sự sáng tạo không ngừng của nhân loại, có những phát minh làm thay đổi
cuộc sống như điện tín được phát minh năm 1837, điện thoại năm 1876, radio năm
1920. Đặc biệt, chiếc tivi đầu tiên trên thế giới được phát minh vào năm 1925 của
kỹ sư người Anh John Logie Baird đã làm thay đổi cách giao tiếp, cuộc sống của
con người. Tivi của Logie Baird có thể chạy 30 khung hình trong 5 giây, sau đó
được cải tiến thành 12,5 khung hình/giây vào năm 1928.
Phát minh của Logie Baird đã đặt nền móng cho gần một thế kỷ phát triển của
ngành công nghiệp truyền hình và giúp mọi người trên khắp thế giới thông tin với
nhau qua những hình ảnh chuyển động đặc sắc.
Ngày 2/11/1936, đánh dấu ngày khởi đầu của truyền hình thế giới khi Đài BBC
phát đi sóng truyền hình đầu tiên từ cung điện Alexandra Palace Victoria ở phía
Bắc London; lúc đó chỉ có khoảng 500 chiếc ti vi bắt được sóng của chương trình
này.
Thời đó, BBC dùng 2 hệ thống để phát tín hiệu, Baird 240 dòng và Marconi-EMI
405 dòng. Tuy nhiên, sau 6 tuần phát thử nghiệm xen kẽ nhau, hệ thống Baird đã
bộc lộ những nhược điểm của mình. Nó quá cồng kềnh và các hiệu ứng lại thua
kém Marconi-EMI. Do đó, Baird đã bị loại bỏ vào đầu năm 1937.
Tháng 11/1937, BBC thực hiện buổi phát hình ngoài trời đáng chú ý đầu tiên. Đó
là buổi phát hình lễ đăng quang của vua George VI tại công viên Hyde, London.
BBC đã sử dụng một máy phát xách tay đặt trên chiếc xe đặc biệt. Hàng nghìn
khán giả đã chứng kiến buổi phát hình này.
Ngày 1/9/1939, hai ngày trước khi Anh tuyên bố tình trạng chiến tranh với Đức,
trạm phát sóng ở London đã bị gỡ bỏ do chính phủ Anh lo ngại tín hiệu VHF được
phát ra từ trạm có thể dẫn đường cho máy bay của quân Đức. Chương trình cuối
cùng được phát trước khi trạm này tạm ngưng hoạt động là một bộ phim hoạt hình
về chuột Mickey. Có một điều thú vị là ngay khi được phát sóng trở lại vào
7/6/1946, ban lãnh đạo BBC đã chiếu lại 20 phút của đoạn phim này nhằm giúp
mọi người theo dõi liền mạch hơn.
Cung điện Alexandra tiếp tục được sử dụng để làm trạm phát sóng trung tâm và
tổng hành dinh của BBC cho đến những năm 1950. Sau đó thì nó được thay thế bởi
cơ sở mới ở White City, London vào năm 1960. Hiện tại, White City vẫn là nơi đặt
trụ sở chính của hãng truyền thông khổng lồ này.
Chỉ sau một vài thập kỷ, truyền hình đã tiến những bước dài và thực sự tách ra
khỏi các loai hình khác, trở thành phương tiện truyền thông độc lập và có sức
mạnh to lớn trong việc tạo dựng và định hướng dư luận. Những đài phát thanh như
NBC, CBS, ABC... sau khi phát triển thêm truyền hình đã thực sự lớn mạnh và trở
thành những tập đoàn phát thanh - truyền hình tầm cỡ thế giới.
Lịch sử phát triển của truyền hình luôn nằm trong và song hành với lịch sử tiến bộ
nhân loại. Truyền hình ngày một lớn mạnh do nhu cầu thông tin của công chúng
ngày càng cao, khoa học kỹ thuật phát triển và xuất hiện nhu cầu được giao lưu
quốc tế. Ngành truyền hình thế giới ngày càng hoàn thiện về chất lượng bằng
những màn hình lớn hơn, công nghệ phát và truyền dẫn tín hiệu truyền hình tốt
hơn.
Ngành truyền hình thế giới đang từng bước chuyển dần từ công nghệ tương tự (hay
tuần tự - analog) sang truyền hình kỹ thuật số (digital). Từ thập kỷ 80 của thế kỉ
XX, hệ truyền hình độ nét cao (high-definition television - HDTV) sử dụng kỹ
thuật số bắt đầu được nghiên cứu. Hiện nay, chúng ta đang được trải nghiệm cảm
giác tuyệt vời với truyền hình độ nét cao HD và truyền hình 3D.
Các tín hiệu truyền hình được phân phối như tín hiệu truyền hình phát sóng được
mô hình hóa trên hệ thống phát sóng radio trước đó. Phát sóng truyền hình sử dụng
máy phát vô tuyến tần số công suất cao phát sóng tín hiệu truyền hình đến các máy
thu truyền hình nhân. Cho đến đầu những năm 2000, tín hiệu truyền hình phát
sóng là tín hiệu truyền hình cap analog
thể nói, truyền hình phương tiện truyền thông phổ biến nhất trên thế giới.
Không chỉ là phương tiện truyền thông, phương tiện giải trí thuần túy, mà ngày nay
truyền hình còn được ứng dụng như một công cụ bảo vệ, giám sát. Ngành tàu điện
ngầm dùng truyền hình để quản hệ thống đường tàu điện ngầm hay để điều
khiển con tàu từ xa. Các bác sỹ khám các quan nội tạng của bệnh nhân bằng
máy camera hiển vi thay vì mổ. Ngành giáo dục tiến hành đào tạo từ xa cũng thông
qua truyền hình...
Cho tới nay, đã có hàng trăm nghìn chương trình và hàng nghìn kênh truyền hình
trên thế giới phục vụ nhu cầu của khán giả; truyền hình đã là một phần không thể
thiếu đối với con người.
Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình Việt Nam
Năm 1965: Đài truyền hình Việt Nam (THVN) hay còn gọi Đài Truyền
hình Sài Gòn được thành lập thuộc Nha tuyến Truyền hình Việt Nam của
Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 29/1/1966: Buổi phát sóng đầu tiên của Đài THVN. Trong buổi phát,
máy bay vận tải Super Constellation bốn động đặt tên Ô-xanh 2 bay độ
cao ổn định 3.150 m. Mỗi tối máy bay này chở hàng tấn máy móc rời phi
trường Tân Sơn Nhất lên tới độ cao nhất định tại một địa điểm phía đông nam
Sài Gòn khoảng 32 km rồi từ đó bay theo một lộ trình không thay đổi, lặp lại
mỗi đêm với tốc độ ổn định 271 km/giờ. Máy bay bay suốt bốn giờ liên tục
từ 19 giờ đến 23 giờ mới hạ cánh lại Tân Sơn Nhất. Từ 20 giờ máy bay phục vụ
cho chương trình truyền hình thứ nhì loan tin giải trí cho quân đội Mỹ đến
23 giờ. Trong máy bay hai máy truyền hình mạnh 2.000 kW, hai máy thu
hình và tiếng vào băng, hai hệ thống kiểm soát âm thanh, hai hệ thống vô tuyến
điện ảnh dùng phim 16 ly. Các làn sóng điện đem theo hình ảnh và âm thanh có
thể được tiếp nhận tới các nơi xa Sài Gòn như Campuchia (cách 120 km), Đà
Nẵng (608 km), Cà Mau (206 km).
(Truyền hình Việt Nam những năm tháng đầu tiên)
Giữa năm 1966, Mỹ đưa truyền hình vào miền Nam. Khi nhận được thông
tin này, bộ biên tập đội ngũ cán bộ kỹ thuật Đài tiếng nói Việt Nam quyết
tâm lao vào cuộc đua chuẩn bị cho được truyền hình để thể tiếp quản
điều hành các Đài truyền hình miền Nam ngay sau khi giải phóng. Nhiều
đoàn cán bộ, kỹ thuật viên được gửi ra nước ngoài học truyền hình. Sau một
thời gian dài nỗ lực của cả một đội ngũ đông đảo cán bộ, kỹ thuật viên, ngày
7/9/1970 chương trình truyền hình đầu tiên được tổ chức trong phòng thu
nhạc lớn, thường gọi Studio M, của Đài tiếng nói Việt Nam tại trụ sở 58
Quán Sứ. Chương trình gồm 15 phút tin tức do phát thanh viên trực tiếp đọc
trên micro và 45 phút ca nhạc.
Tháng 3/1968: Khi đài truyền hình mới đã được xây xong tại số 9 Hồng
Thập Tự (nay trụ sở Đài truyền hình TP.HCM) thì nhờ trụ phát tuyến
cao nên hình ảnh được ràng, không còn mờ rung như khi phát hình bằng
máy bay nữa. Từ đó các chương trình đầy đủ và phong phú hơn.
Ngày 7/9/1970: Chương trình truyền hình thử nghiệm đầu riên của nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa được phát sóng. Chương trình này do Đài tiếng
nói Việt Nam thực hiện.
Trước đó, ngày 4/1/1968, phó thủ tướng Thanh Nghi quyết định số
01/TTG-VP cho phép tổng cục thông tin (trực thuộc Chính Phủ) thành
lập”Xưởng phim tuyến truyền hình Việt Nam “. Đây một xưởng phim
nhựa 16 ly, nhiệm vụ làm phim thời sự tài liệu truyền hình gửi ra nước
ngoài nhờ đài truyền hình các nước hội chủ nghĩa phát trên sóng của họ
để tuyên truyền đối ngoại, đồng thời hướng dẫn và hợp tác với các đoàn làm
phim vô tuyến truyền hình nước ngoài đến quay phim ở Việt Nam.
Năm 1971: Chính Phủ đã quyết định chuyển xưởng phim tuyến truyền
hình từ cục thông tin sang Đài tiếng nói Việt Nam, tăng cường cho truyền
hình một đội ngũ làm phim thời sự tài liệu có kinh nghiệm thực tế vàmột
số vốn liệu quý. Cũng trong năm này, Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập
Ban biên tập Vô tuyến Truyền hình
Sau một thời gian làm thử, tối 30 Tết Tân Hợi (27/01/1971), nhân dân Thủ
đô Hà Nội được xem chương trình truyền hình đầu tiên. Chương trình ra mắt
khán giả Thủ đô lần đầu tiên, lại đêm 30 tết nên khá phong phú: 30 phút
thời sự trong nước quốc tế do các phát thanh viên nam nữ thay nhau đọc
trước micro, thu vào camera điện tử chuyển thẳng lên sóng, chương trình ca
nhạc 30 phút dùng phương pháp playlack; chương trình phim truyện, phim
tài liệu được chiếu lên tường, dùng camera điện tử thu lại phát lên sóng
qua máy phát.
Như vậy, ngay từ những chương trình truyền hình thử nghiệm cũng như
chương trình phát sóng phục vụ nhân dân đầu tiên, truyền hình Việt Nam đã
dùng hình thức phát trực tiếp do những hạn chế về mặt thiết bị kỹ thuật.
Lúc đó chúng ta chưa máy ghi hình dùng băng từ cũng chưa
telecine (máy chiếu phim truyền hình).
Sau khi thử nghiệm phát sóng thành công, chương trình thử nghiệm được
phát hai tối mỗi tuần, mỗi tối 2h30’ rồi tăng lên ba tối, bốn tối một tuần. Kéo
dài đến tháng 4 năm 1972 khi Mỹ mở rộng chiến tranh bằng không gian
đánh phá ác liệt vào Nội . Trong thời gian này các phóng viên, biên tập
viên của Đài truyền hình vẫn tiếp tục làm việc nhằm ghi lại những hình ảnh
chiến đấu dũng cảm của quân dân Thủ đô. Những bộ phim tài liệu được
thực hiện trong thời gian này như: Hà Nội Điện Biên Phủ, Nội 5 ngày
đọ sức, Tiếng Trống Trường đã giành được nhiều giải thưởng Bông Sen Bạc
quốc tế và trong nước.
Sau khi hiệp định Pari được ký kết, các chương trình của đài THVN lại được
tiếp tục phát sóng. Các chương trình của đài lần lượt được ra mắt công
chúng như: Vì an ninh Tổ quốc (27.1.1973) (Buổi phát sóng đầu tiên
của chương trình này tối 16-8-1972), Câu lạc bộ nghệ thuật (21.2.1976)
văn hóa xã hội (21.3.1976) Quân đội nhân dân (24-4-1976), thể dục thể thao
(26.5.1976), Kinh tế (9.5.1976). Tới khi chuyển về trung tâm truyền hình
Giảng Võ, từ 16/6/1976 mới phát chính thức hàng ngày.
Ngày 29/4/1975: Cột mốc đánh dấu sự ra đời của Đài truyền hình đầu tiên
tại Việt Nam với loại hình với công nghệ đen trắng. Về sau, Đài Truyền hình
Việt Nam (Vietnam Television) gọi tắt VTV, Đài Truyền hình quốc gia
trực thuộc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 16/6/1976 việc khai thác sóng chuyển từ 58 Quán Sứ về trung tâm
Giảng Võ. Tại đây đã một trung tâm hoàn chỉnh với 3 trường quay (S1,
S2, S3), tổng khống chế (master control room), máy phát 1kW kênh 6 và cột
ăngten cao 60m. Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm
phát hình màu. Một năm sau, 1977, Đài truyền hình Trung ương cũng bắt
đầu phát thử nghiệm truyền hình màu vào các sáng Chủ nhật. Từ giữa năm
1980, khi Đài Hoa sen đi vào hoạt động, chương trình phát sóng của Đài
truyền hình Trung ương xen kẽ lúc màu, lúc không do sử dụng nhiều
chương trình màu thu từ Đài Hoa sen.
Ngày 18/6/1977: Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói
Việt Nam, chuyển thành Đài Truyền hình Trung ương.
Giai đoạn 1980 1990: Tuy thiết bị còn hết sức hạn chế, Đài THVN đã cố
gắng phát xen kẽ các chương trình truyền hình màu (hệ SECAM) với các
chương trình đen trắng nhằm mục đích thử nghiệm, đào tạo đội ngũ phục
vụ một số lượng hạn chế các máy thu hình màu hiện của khán giả. Một
điều đáng nói nữa là Việt Nam khi đóthành viên của OIRT (Organization
International of Radio and Television) – Tổ chức phát thanh truyền hình của
các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô.
Ngày 1/8/1986, Đài truyền hình Trung ương chuyển hẳn sang phát màu hệ
SECAM 3b bằng các thiết bị chuyên dùng, từ bỏ hoàn toàn truyền hình đen
trắng. Sở chúng ta chọn hệ màu SECAM 3b đây hệ màu được Liên
Xô và phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa sử dụng.
Năm 1990: THVN sẽ chuyển sang phát sóng chính thức theo tiêu chuẩn
truyền hình màu hệ PAL. Đây thể được coi một trong những bước
ngoặt có tính lịch sử của công nghệ truyền hình Việt Nam.
Bắt đầu từ ngày 1/1/1991, hệ truyền hình màu của Đài truyền hình Việt Nam
chuyển từ hệ SECAM 3b sang phát bằng hệ PAL/D/K. Sự thay đổi này
đúng đắnkịp thời, định hướng thống nhất cho sự phát triển mạnh mẽ của
ngành trong những năm sau đóthúc đẩy các mối quan hệ hợp tác với các
nước trong khu vực trên thế giới. Ngày 30/1/1991, Chính phủ ra quyết
định số 26/CP giao cho Tổng cục bưu điện thuê vệ tinh Intesputnik truyền
dẫn tín hiệu phát thanh truyền hình năm 1991. Tết âm lịch Tân Mùi (đầu
năm 1991) bắt đầu truyền chính thức bằng cách phủ sóng qua vệ sinh
chương trình truyền hình quốc gia cho các đài địa phương.
Ngày 31/3/1998: Đài truyền hình Việt Nam chính thức tách kênh VTV1,
VTV2, VTV3. Đây một bước nhảy vọt của Đài truyền hình Việt Nam về
cả nội dung chương trình lẫn thời lượng phát sóng. VTV1 lấy nội dung trọng
tâm chính trị kinh tế hội với thời lượng 11,5h/ngày trên kênh 9
phủ sóng qua vệ tinh. VTV2 chú trọng phần khoa học – giáo dục, phát sóng
13h/ngày trên kênh 9 phủ sóng qua vệ tinh. VTV3 kênh giải trí văn
hóa thể thao, kinh tế, thời lượng 12h/ngày trên kênh 22 UHF cũng được
phủ sóng qua vệ sinh. Ngoài ra, đài truyền hình Việt Nam còn chương
trình MMDS (9 kênh) chương trình VTV4 dành cho cộng đồng người
Việt sinh sống nước ngoài, phát sóng qua vệ sinh, 4 giờ/ngày. Từ 10-12-
2002 kênh VTV5 truyền hình tiếng dân tộc thiểu số của Trung ương đã phát
chính thức qua vệ tinh 3 lần/tuầnphát các 3 lần/tuần với thời lượng 2 giờ
để các đài địa phương thu lại phát sóng phục vụ đồng bào vào thời lượng
thích hợp.
Ngày 26/3/2001: Ông Hồ Anh Dũng (Tổng Giám đốc Đài THVN) đã chính
thức ký quyết định lựa chọn tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T, đánh
dấu thời điểm bắt đầu của quá trình chuyển đổi từ công nghệ phát sóng
truyền hình tương tự sang truyền hình số của truyền hình Việt Nam.
Năm 2010: Công ty Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) phát sóng truyền hình số
mặt đất theo phiên bản DVB-T2, phủ sóng khoảng 50% hộ dân.
Năm 2015: Đà Nẵng địa phương đầu tiên trên cả nước chấm dứt công
nghệ truyền hình tương tự, chuyển hoàn toàn sang phát sóng số.
Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 về việc phê duyệt "Đề án số
hóa Truyền dẫn, Phát sóng Truyền hình mặt đất" của Thủ tướng Chính phủ,
đến năm 2020, trên cả nước sẽ kết thúc phát sóng truyền hình tương tự
chuyển hoàn toàn sang công nghệ số.
Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng
càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng còn tăng về chất lượng.
Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh. Với những
ưu thế về kỹ thuật công nghệ, truyền hình đã làm cho cuộc sống như được
đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú hơn về nội
dung.
Sự hình thành các đài truyền hình địa phương
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đài truyền hình Sài Gòn được
đổi tên thành Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Đã các đài phát lại
chương trình truyền hình ở Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn và Huế.
Từ đầu nhưng năm 1990, nhiều địa phương như Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Nghệ An… lần lượt dùng ngân sách địa phương mua máy phát truyền hình công
suất 1kW hoặc 100 W, 200W. Đặc biệt là từ khi Đài truyền hình Việt Nam sử dụng
vệ tinh để phủ sóng toàn quốc thì các đài truyền hình các tỉnh, thành phố đã có một
bước tăng trưởng về số lượng.
Đến nay, hệ thống truyền hình Việt Nam đã 1 đài Truyền hình quốc gia, 5 đài
truyền hình khu vực (Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Phú Yên, Sơn La) 64 đài phát
thanh truyền hình địa phương; 4 kênh truyền hình cap hữu tuyến CATV; tổng
thời lượng 200 giờ/ngày được phủ sóng 80% toàn quốc. Ngoài việc nâng cao
sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại về máy móc.. Truyền hình Việt Nam
chú trọng việc đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên, cán bộ kỹ thuật,
đặc biệt đội ngũ phóng viên, biên tập, tiêu chuẩn háo đội ngũ cán bộ phục vụ
cho ngành truyền hình hiện đại phù hợp với xu thế toàn cầu hóa trong truyền thông
đại chúng thế giới.
Các phương thức truyền dẫn phát sóng truyền hình.
Truyền hình tượng tự/ analog
Truyền hình tương tự loại truyền hình tín hiệu được phát sóng từ đài
truyền hình đến các máy thu hình. Sau đó, các máy thu hình sẽ dùng ăng ten
thu tín hiệu sóng, giải thành hình ảnh, âm thanh tương tự tín hiệu gốc.
Đây loại truyền hình được sử dụng nhiều khi truyền hình mới ra đời
phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ trước.
Truyền hình analog xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1960. Tại Việt Nam,
truyền hình analog phát sóng trên băng tần VHF (từ kênh 6 đến kênh 12), và
trên băng tần UHF (từ kênh 21 đến kênh 62). Chỉmột số nơi dùng tần số
dưới 6 VHF (như kênh 3 VHF ở Tam Đảo, Cần Thơ và Lãnh sự quán Nga ở
TPHCM). Khoảng đầu thập niên 1990, một số đài truyền hình phía Nam
đã bắt đầu phát sóng trên băng tần UHF, đa số truyền hình analog mặt đất
tại Việt Nam dùng hệ D/K.
Đặc Điểm:
Mỗi nhà đài một tần số phát sóng riêng. Hình ảnh âm thanh được
chuyển đổi thành tín hiệu và chuyển phát đi.
- Tín hiệu biến đổi liên tục theo thời gian.
- Tín hiệu hình ảnh dải tần tín hiệu video (0-6,5 MHz) được điều chế vào
một tần số riêng (sóng mang hình) theo phương thức điều biên lên dải tần tín
hiệu truyền hình (45-860 MHz).
- Tín hiệu âm thanh được điều chế vào một tần số riêng (sóng mang tiếng)
theo phương thức điều tần.
- Khoảng cách giữa hai sóng là 1 kênh.
- Phạm vi phủ sóng phụ thuộc vào chiều cao, khả năng định hướng của cột
anten và công suất máy phát.
Ví dụ: Truyền hình ăng ten truyền thống.
Ư u Điểm:
- Giá thành rẻ.
- Không tốn cước phí sử dụng hàng tháng.
- Sử dụng dễ dàng trong phạm vi cả nước.
- Xây dựng nhanh.
Nhược Điểm:
- Phạm vi phủ sóng nhỏ, chỉ trong bán kính vài chục kim.
- Phát được ít kênh và không có khả năng cung cấp các dịch vụ gia tăng.
- Độ phân giải thấp.
- Công suất phát sóng lớn nên thời gian dùng của máy phát hạn chế
- Chất lượng sóng không ổn định: nơinhiều tòa nhà cao tầng, các hiện
tượng phản xạ, hấp thụ, ngăn cản sóng điện từ xảy ra làm cho tín hiệu thu
xấu. Khi thời tiết thay đổi, gặp vật cản, các loại sóng khác (radio, điện
thoại), tác động từ môi trường (tiếng động xe), tín hiệu sẽ bị nhiễu.
thế, chất lượng âm thanh và hình ảnh cũng bị ảnh hưởng.
- Công nghệ truyền hình này không được phát triển trên thế giới nữa: Do
công nghệ đã cũ, không đáp ứng được chất lượng, nhu cầu sử dụng xuất
hiện công nghệ mới.
- Trong truyền hình tương tự, tivi sẽ sử dụng ăng ten để bắt sóng từ đài
truyền hình và giải mã thành hình ảnh, âm thanh tương tự tín hiệu gốc
Truyền hình analog mặt đất hiện không còn được phát sóng Việt Nam sau khi
hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất vào ngày 28 tháng 12 năm 2020.
Truyền hình số/digital
Truyền hình số ra đời đã tạo ra bước đột phá mới trong lĩnh vực truyền hình
và đã dần thay thế cho truyền hình tương tự.
Đặc Điểm:
- Tín hiệu không liên tục theo thời gian.
- Sử dụng phương pháp điều chế PSK hoặc QAM: Tín hiệu phát đi là những
xung ở tần số sóng mang. Những xung này có một số giá trị cố định về biên
độ góc pha. Vì thế, tín hiệu thu được chỉ xuất hiện một số giá trị nhất
định. Khi đường truyền bị can nhiều, tín hiệu vẫn khả năng khôi phục
được.
- Tín hiệu truyền hình tương tự đã được số hóa (các tín hiệu được hóa
dưới dạng nhị phân gồm 2 dãy số 0 và 1) trước khi truyền đi.
- Loại hình được phát: Phát trực tiếp trên mặt đất hoặc phát lên các vệ tinh
truyền dẫn.
- Tivi muốn bắt được loại hình phát sóng này phải có các thiết bị truyền hình
như bộ giải (Set-top-box), ăng ten chảo parabol hoặc ăng ten vệ tinh.
Khách hàng thể mua thiết bị này từ chính các nhà cung cấp dịch vụ
truyền hình.
Ưu Điểm so với truyền hình tương tự:
- Có nhiều kênh truyền hình hơn.
- Độ phủ sóng rộng hơn,
- Chất lượng, hình ảnh, âm thanh tốt hơn.
- Ít bị ảnh hưởng bởi cơ sở vật chất hạ tầng, môi trường.
Nhược điểm :
-Sóng vẫn bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.
Truyền hình số mặt đất (DVB-T2):
Trước sự phát triển của kỹ thuật điện tử, kỹ thuật số đã được ứng dụng vào
các hệ thống truyền dẫn tuyến hình thành nên truyền hình số mặt đất.
Truyền hình số mặt đất loại truyền hình sử dụng phương thức phát sóng
mặt đất. Trong đó, tín hiệu truyền hình được nhà đài số hóa trước khi phát ra
và người dùng cần dùng ăng ten và bộ giải mã để thu nhận, sử dụng.
Loại truyền hình này đã được nhà nước ta sử dụng để thay thế truyền hình
tương tự.
Ưu điểm :
- Cho phép sửa các lỗi đường truyền (phản xạ, giao thoa sóng) hỗ trợ thu
tín hiệu di động.
- Cung cấp nhiều kênh truyền hình trên cùng một tần số sóng mang và một số
dịch vụ gia tăng khác.
- Đảm bảo phạm vi phủ sóng khi giảm công suất phát sóng.
- Có khả năng khóa mã tín hiệu để quản lý số lượng người xem.
- Sử dụng và cài đặt dễ dàng ở vùng sâu, vùng xa.
- Không tốn cước phí sử dụng hàng tháng.
Nhược điểm:
- Do ứng dụng công nghệ mới nên các nhà sản xuất tivi chưa thích ứng được,
cần thiết bị hỗ trợ.
- Là hệ thống một chiều nên khả năng phát triển các dịch vụ gia tăng kém.
- Số lượng kênh hạn chế.
- Không có thêm các tính năng và các ứng dụng giải trí cho tivi.
- Chất lượng hình ảnh, âm thanh hạn chế.
- Thời tiết và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chất lượng và độ ổn định.
- Khả năng truyền dẫnthành thị, trong các nhà cao tầng, tầng hầm kém, có
thể không xem được.
Truyền hình internet
Truyền hình interrnet là loại truyền hình được phát qua mạng internet. Đây là
loại truyền hình phổ biến nhất hiện nay ngày càng được nhiều người sử
dụng (vd: MyTV, VTVnet, NetTV, OneTV)
| 1/34

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH BÀI THU HOẠCH
KẾT THÚC HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH MÔN KỸ THUẬT
& CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG SỐ
Họ và tên: Hoàng Gia Ánh Ngọc Mã sinh viên: 2156030029
Lớp tín chỉ: KT&CNTTS K41.3
Lớp hành chính: Ảnh Báo chí K41
HÀ NỘI - 2022 MỤC LỤC
Câu 1: Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình...........................................3
Truyền hình là gì....................................................................................................3
 Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình....................................................3
 Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình ở nước ngoài...........................3
 Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình Việt Nam.................................8
 Sự hình thành các đài truyền hình địa phương...........................................14
 Các phương thức truyền dẫn phát sóng truyền hình...................................15
Câu 2: Xu thế phát triển của truyền hình ngày nay là như thế nào? Liệu
truyền hình có biến mất hay không?
...................................................................21
 Xu thế phát triển của truyền hình ngày nay.....................................................21
 Liệu truyền hình có biến mất hay không?.......................................................29
Tài liệu tham khảo...................................................................................................33
Câu 1: Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình Truyền hình là gì
Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng, truyền tải hình ảnh và âm
thanh về một vật thể hoặc một sự kiện nào đó bằng sóng vô tuyến điện. Ngày nay
truyền hình được truyền tải trên rất nhiều các phương tiện khác nhau.
Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp.
Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ”ở xa” còn “videre” là ”thấy được”, còn
tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại “Televidere” có nghĩa
là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”, tiếng Nga
gọi là “Tелевидение”. Như vậy, dù có phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì
tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa.
 Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình
Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình ở nước ngoài
Được đưa ra thị trường lần đầu tiên trong hình thức rất thô sơ trên cơ sở thử
nghiệm vào cuối năm 1920, sau đó được phổ biến với việc cải thiện rất nhiều về
hình thức ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các máy thu truyền hình (tivi) đã
trở nên phổ biến trong các gia đình,các doanh nghiệp và các tổ chức, chủ yếu là
một phương tiện để giải trí, quảng cáo và xem tin tức.
Ngày 2/11/1936, từ cung điện Alexandra Palace Victoria ở phía Bắc London, lần
đầu tiên đài BBC(Mỹ) phát sóng truyền hình, đánh dấu ngày khởi đầu của truyền hình thế giới.
Ngày 2/11/1936, Đài BBC phát đi sóng truyền hình đầu tiên. Ảnh: BBC
Vào giữa những năm 1960, việc phát truyền hình màu và kinh donah máy thu hình
màu tăng ở Mỹ và bắt đầu ở hầu hết các nước phát triển khác. Sự sẵn có của
phương tiện lưu trữ VHS (giữa năm 1970), laserdisc (1978), video CD (1933),
DVD (1997), và Bru-ray độ nét cao (2006) cho phép người xem sử dụng các máy
truyền hình để xem và ghi nhận các tài liệu như phim ảnh và các tài liệu quảng bá.
Kể từ những năm 2010, truyền hình Internet đã gia tăng các chương trình truyền
hình có sẵn thông qua Internet, thông qua các dịch vụ như iPlayer, Hulu và Netflix.
Trong năm 2013, 79% hộ gia đình trên thế giới sở hữu một chiếc tivi
Trong sự sáng tạo không ngừng của nhân loại, có những phát minh làm thay đổi
cuộc sống như điện tín được phát minh năm 1837, điện thoại năm 1876, radio năm
1920. Đặc biệt, chiếc tivi đầu tiên trên thế giới được phát minh vào năm 1925 của
kỹ sư người Anh John Logie Baird đã làm thay đổi cách giao tiếp, cuộc sống của
con người. Tivi của Logie Baird có thể chạy 30 khung hình trong 5 giây, sau đó
được cải tiến thành 12,5 khung hình/giây vào năm 1928.
Phát minh của Logie Baird đã đặt nền móng cho gần một thế kỷ phát triển của
ngành công nghiệp truyền hình và giúp mọi người trên khắp thế giới thông tin với
nhau qua những hình ảnh chuyển động đặc sắc.
Ngày 2/11/1936, đánh dấu ngày khởi đầu của truyền hình thế giới khi Đài BBC
phát đi sóng truyền hình đầu tiên từ cung điện Alexandra Palace Victoria ở phía
Bắc London; lúc đó chỉ có khoảng 500 chiếc ti vi bắt được sóng của chương trình này.
Thời đó, BBC dùng 2 hệ thống để phát tín hiệu, Baird 240 dòng và Marconi-EMI
405 dòng. Tuy nhiên, sau 6 tuần phát thử nghiệm xen kẽ nhau, hệ thống Baird đã
bộc lộ những nhược điểm của mình. Nó quá cồng kềnh và các hiệu ứng lại thua
kém Marconi-EMI. Do đó, Baird đã bị loại bỏ vào đầu năm 1937.
Tháng 11/1937, BBC thực hiện buổi phát hình ngoài trời đáng chú ý đầu tiên. Đó
là buổi phát hình lễ đăng quang của vua George VI tại công viên Hyde, London.
BBC đã sử dụng một máy phát xách tay đặt trên chiếc xe đặc biệt. Hàng nghìn
khán giả đã chứng kiến buổi phát hình này.
Ngày 1/9/1939, hai ngày trước khi Anh tuyên bố tình trạng chiến tranh với Đức,
trạm phát sóng ở London đã bị gỡ bỏ do chính phủ Anh lo ngại tín hiệu VHF được
phát ra từ trạm có thể dẫn đường cho máy bay của quân Đức. Chương trình cuối
cùng được phát trước khi trạm này tạm ngưng hoạt động là một bộ phim hoạt hình
về chuột Mickey. Có một điều thú vị là ngay khi được phát sóng trở lại vào
7/6/1946, ban lãnh đạo BBC đã chiếu lại 20 phút của đoạn phim này nhằm giúp
mọi người theo dõi liền mạch hơn.
Cung điện Alexandra tiếp tục được sử dụng để làm trạm phát sóng trung tâm và
tổng hành dinh của BBC cho đến những năm 1950. Sau đó thì nó được thay thế bởi
cơ sở mới ở White City, London vào năm 1960. Hiện tại, White City vẫn là nơi đặt
trụ sở chính của hãng truyền thông khổng lồ này.
Chỉ sau một vài thập kỷ, truyền hình đã tiến những bước dài và thực sự tách ra
khỏi các loai hình khác, trở thành phương tiện truyền thông độc lập và có sức
mạnh to lớn trong việc tạo dựng và định hướng dư luận. Những đài phát thanh như
NBC, CBS, ABC... sau khi phát triển thêm truyền hình đã thực sự lớn mạnh và trở
thành những tập đoàn phát thanh - truyền hình tầm cỡ thế giới.
Lịch sử phát triển của truyền hình luôn nằm trong và song hành với lịch sử tiến bộ
nhân loại. Truyền hình ngày một lớn mạnh do nhu cầu thông tin của công chúng
ngày càng cao, khoa học kỹ thuật phát triển và xuất hiện nhu cầu được giao lưu
quốc tế. Ngành truyền hình thế giới ngày càng hoàn thiện về chất lượng bằng
những màn hình lớn hơn, công nghệ phát và truyền dẫn tín hiệu truyền hình tốt hơn.
Ngành truyền hình thế giới đang từng bước chuyển dần từ công nghệ tương tự (hay
tuần tự - analog) sang truyền hình kỹ thuật số (digital). Từ thập kỷ 80 của thế kỉ
XX, hệ truyền hình độ nét cao (high-definition television - HDTV) sử dụng kỹ
thuật số bắt đầu được nghiên cứu. Hiện nay, chúng ta đang được trải nghiệm cảm
giác tuyệt vời với truyền hình độ nét cao HD và truyền hình 3D.
Các tín hiệu truyền hình được phân phối như tín hiệu truyền hình phát sóng được
mô hình hóa trên hệ thống phát sóng radio trước đó. Phát sóng truyền hình sử dụng
máy phát vô tuyến tần số công suất cao phát sóng tín hiệu truyền hình đến các máy
thu truyền hình cá nhân. Cho đến đầu những năm 2000, tín hiệu truyền hình phát
sóng là tín hiệu truyền hình cap analog
Có thể nói, truyền hình là phương tiện truyền thông phổ biến nhất trên thế giới.
Không chỉ là phương tiện truyền thông, phương tiện giải trí thuần túy, mà ngày nay
truyền hình còn được ứng dụng như một công cụ bảo vệ, giám sát. Ngành tàu điện
ngầm dùng truyền hình để quản lý hệ thống đường tàu điện ngầm hay để điều
khiển con tàu từ xa. Các bác sỹ khám các cơ quan nội tạng của bệnh nhân bằng
máy camera hiển vi thay vì mổ. Ngành giáo dục tiến hành đào tạo từ xa cũng thông qua truyền hình...
Cho tới nay, đã có hàng trăm nghìn chương trình và hàng nghìn kênh truyền hình
trên thế giới phục vụ nhu cầu của khán giả; truyền hình đã là một phần không thể
thiếu đối với con người.
Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình Việt Nam
Năm 1965: Đài truyền hình Việt Nam (THVN) hay còn gọi là Đài Truyền
hình Sài Gòn được thành lập thuộc Nha Vô tuyến Truyền hình Việt Nam của Việt Nam Cộng hòa. 
Ngày 29/1/1966: Buổi phát sóng đầu tiên của Đài THVN. Trong buổi phát,
máy bay vận tải Super Constellation bốn động cơ đặt tên là Ô-xanh 2 bay ở độ
cao ổn định là 3.150 m. Mỗi tối máy bay này chở hàng tấn máy móc rời phi
trường Tân Sơn Nhất lên tới độ cao nhất định tại một địa điểm phía đông nam
Sài Gòn khoảng 32 km rồi từ đó bay theo một lộ trình không thay đổi, lặp lại
mỗi đêm với tốc độ ổn định là 271 km/giờ. Máy bay bay suốt bốn giờ liên tục
từ 19 giờ đến 23 giờ mới hạ cánh lại Tân Sơn Nhất. Từ 20 giờ máy bay phục vụ
cho chương trình truyền hình thứ nhì loan tin và giải trí cho quân đội Mỹ đến
23 giờ. Trong máy bay có hai máy truyền hình mạnh 2.000 kW, hai máy thu
hình và tiếng vào băng, hai hệ thống kiểm soát âm thanh, hai hệ thống vô tuyến
điện ảnh dùng phim 16 ly. Các làn sóng điện đem theo hình ảnh và âm thanh có
thể được tiếp nhận tới các nơi xa Sài Gòn như Campuchia (cách 120 km), Đà
Nẵng (608 km), Cà Mau (206 km).
(Truyền hình Việt Nam những năm tháng đầu tiên)
Giữa năm 1966, Mỹ đưa truyền hình vào miền Nam. Khi nhận được thông
tin này, bộ biên tập và đội ngũ cán bộ kỹ thuật Đài tiếng nói Việt Nam quyết
tâm lao vào cuộc đua chuẩn bị cho được truyền hình để có thể tiếp quản và
điều hành các Đài truyền hình miền Nam ngay sau khi giải phóng. Nhiều
đoàn cán bộ, kỹ thuật viên được gửi ra nước ngoài học truyền hình. Sau một
thời gian dài nỗ lực của cả một đội ngũ đông đảo cán bộ, kỹ thuật viên, ngày
7/9/1970 chương trình truyền hình đầu tiên được tổ chức trong phòng thu
nhạc lớn, thường gọi là Studio M, của Đài tiếng nói Việt Nam tại trụ sở 58
Quán Sứ. Chương trình gồm 15 phút tin tức do phát thanh viên trực tiếp đọc
trên micro và 45 phút ca nhạc. 
Tháng 3/1968: Khi đài truyền hình mới đã được xây xong tại số 9 Hồng
Thập Tự (nay là trụ sở Đài truyền hình TP.HCM) thì nhờ có trụ phát tuyến
cao nên hình ảnh được rõ ràng, không còn mờ rung như khi phát hình bằng
máy bay nữa. Từ đó các chương trình đầy đủ và phong phú hơn. 
Ngày 7/9/1970: Chương trình truyền hình thử nghiệm đầu riên của nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa được phát sóng. Chương trình này do Đài tiếng nói Việt Nam thực hiện.
Trước đó, ngày 4/1/1968, phó thủ tướng Lê Thanh Nghi ký quyết định số
01/TTG-VP cho phép tổng cục thông tin (trực thuộc Chính Phủ) thành
lập”Xưởng phim vô tuyến truyền hình Việt Nam “. Đây là một xưởng phim
nhựa 16 ly, có nhiệm vụ làm phim thời sự tài liệu truyền hình gửi ra nước
ngoài nhờ đài truyền hình các nước xã hội chủ nghĩa phát trên sóng của họ
để tuyên truyền đối ngoại, đồng thời hướng dẫn và hợp tác với các đoàn làm
phim vô tuyến truyền hình nước ngoài đến quay phim ở Việt Nam. 
Năm 1971: Chính Phủ đã quyết định chuyển xưởng phim vô tuyến truyền
hình từ cục thông tin sang Đài tiếng nói Việt Nam, tăng cường cho truyền
hình một đội ngũ làm phim thời sự tài liệu có kinh nghiệm thực tế và có một
số vốn tư liệu quý. Cũng trong năm này, Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập
Ban biên tập Vô tuyến Truyền hình
Sau một thời gian làm thử, tối 30 Tết Tân Hợi (27/01/1971), nhân dân Thủ
đô Hà Nội được xem chương trình truyền hình đầu tiên. Chương trình ra mắt
khán giả Thủ đô lần đầu tiên, lại là đêm 30 tết nên khá phong phú: 30 phút
thời sự trong nước và quốc tế do các phát thanh viên nam nữ thay nhau đọc
trước micro, thu vào camera điện tử chuyển thẳng lên sóng, chương trình ca
nhạc 30 phút dùng phương pháp playlack; chương trình phim truyện, phim
tài liệu được chiếu lên tường, dùng camera điện tử thu lại và phát lên sóng qua máy phát.
Như vậy, ngay từ những chương trình truyền hình thử nghiệm cũng như
chương trình phát sóng phục vụ nhân dân đầu tiên, truyền hình Việt Nam đã
dùng hình thức phát trực tiếp là do những hạn chế về mặt thiết bị kỹ thuật.
Lúc đó chúng ta chưa có máy ghi hình dùng băng từ và cũng chưa có
telecine (máy chiếu phim truyền hình).
Sau khi thử nghiệm phát sóng thành công, chương trình thử nghiệm được
phát hai tối mỗi tuần, mỗi tối 2h30’ rồi tăng lên ba tối, bốn tối một tuần. Kéo
dài đến tháng 4 năm 1972 khi Mỹ mở rộng chiến tranh bằng không gian
đánh phá ác liệt vào Hà Nội . Trong thời gian này các phóng viên, biên tập
viên của Đài truyền hình vẫn tiếp tục làm việc nhằm ghi lại những hình ảnh
chiến đấu dũng cảm của quân và dân Thủ đô. Những bộ phim tài liệu được
thực hiện trong thời gian này như: Hà Nội – Điện Biên Phủ, Hà Nội 5 ngày
đọ sức, Tiếng Trống Trường đã giành được nhiều giải thưởng Bông Sen Bạc quốc tế và trong nước.
Sau khi hiệp định Pari được ký kết, các chương trình của đài THVN lại được
tiếp tục phát sóng. Các chương trình của đài lần lượt được ra mắt công
chúng như: Vì an ninh Tổ quốc (27.1.1973) (Buổi phát sóng đầu tiên
của chương trình này là tối 16-8-1972), Câu lạc bộ nghệ thuật (21.2.1976)
văn hóa xã hội (21.3.1976) Quân đội nhân dân (24-4-1976), thể dục thể thao
(26.5.1976), Kinh tế (9.5.1976). Tới khi chuyển về trung tâm truyền hình
Giảng Võ, từ 16/6/1976 mới phát chính thức hàng ngày. 
Ngày 29/4/1975: Cột mốc đánh dấu sự ra đời của Đài truyền hình đầu tiên
tại Việt Nam với loại hình với công nghệ đen trắng. Về sau, Đài Truyền hình
Việt Nam (Vietnam Television) gọi tắt là VTV, là Đài Truyền hình quốc gia
trực thuộc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
Ngày 16/6/1976 việc khai thác sóng chuyển từ 58 Quán Sứ về trung tâm
Giảng Võ. Tại đây đã có một trung tâm hoàn chỉnh với 3 trường quay (S1,
S2, S3), tổng khống chế (master control room), máy phát 1kW kênh 6 và cột
ăngten cao 60m. Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm
phát hình màu. Một năm sau, 1977, Đài truyền hình Trung ương cũng bắt
đầu phát thử nghiệm truyền hình màu vào các sáng Chủ nhật. Từ giữa năm
1980, khi Đài Hoa sen đi vào hoạt động, chương trình phát sóng của Đài
truyền hình Trung ương xen kẽ lúc có màu, lúc không do sử dụng nhiều
chương trình màu thu từ Đài Hoa sen. 
Ngày 18/6/1977: Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói
Việt Nam, chuyển thành Đài Truyền hình Trung ương. 
Giai đoạn 1980 – 1990: Tuy thiết bị còn hết sức hạn chế, Đài THVN đã cố
gắng phát xen kẽ các chương trình truyền hình màu (hệ SECAM) với các
chương trình đen trắng nhằm mục đích thử nghiệm, đào tạo đội ngũ và phục
vụ một số lượng hạn chế các máy thu hình màu hiện có của khán giả. Một
điều đáng nói nữa là Việt Nam khi đó là thành viên của OIRT (Organization
International of Radio and Television) – Tổ chức phát thanh truyền hình của
các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô. 
Ngày 1/8/1986, Đài truyền hình Trung ương chuyển hẳn sang phát màu hệ
SECAM 3b bằng các thiết bị chuyên dùng, từ bỏ hoàn toàn truyền hình đen
trắng. Sở dĩ chúng ta chọn hệ màu SECAM 3b vì đây là hệ màu được Liên
Xô và phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa sử dụng. 
Năm 1990: THVN sẽ chuyển sang phát sóng chính thức theo tiêu chuẩn
truyền hình màu hệ PAL. Đây có thể được coi là một trong những bước
ngoặt có tính lịch sử của công nghệ truyền hình Việt Nam. 
Bắt đầu từ ngày 1/1/1991, hệ truyền hình màu của Đài truyền hình Việt Nam
chuyển từ hệ SECAM 3b sang phát bằng hệ PAL/D/K. Sự thay đổi này là
đúng đắn và kịp thời, định hướng thống nhất cho sự phát triển mạnh mẽ của
ngành trong những năm sau đó và thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Ngày 30/1/1991, Chính phủ ra quyết
định số 26/CP giao cho Tổng cục bưu điện thuê vệ tinh Intesputnik truyền
dẫn tín hiệu phát thanh truyền hình năm 1991. Tết âm lịch Tân Mùi (đầu
năm 1991) bắt đầu truyền chính thức bằng cách phủ sóng qua vệ sinh
chương trình truyền hình quốc gia cho các đài địa phương. 
Ngày 31/3/1998: Đài truyền hình Việt Nam chính thức tách kênh VTV1,
VTV2, VTV3. Đây là một bước nhảy vọt của Đài truyền hình Việt Nam về
cả nội dung chương trình lẫn thời lượng phát sóng. VTV1 lấy nội dung trọng
tâm là chính trị – kinh tế – xã hội với thời lượng 11,5h/ngày trên kênh 9 và
phủ sóng qua vệ tinh. VTV2 chú trọng phần khoa học – giáo dục, phát sóng
13h/ngày trên kênh 9 và phủ sóng qua vệ tinh. VTV3 là kênh giải trí – văn
hóa thể thao, kinh tế, thời lượng 12h/ngày trên kênh 22 UHF và cũng được
phủ sóng qua vệ sinh. Ngoài ra, đài truyền hình Việt Nam còn có chương
trình MMDS (9 kênh) và chương trình VTV4 dành cho cộng đồng người
Việt sinh sống ở nước ngoài, phát sóng qua vệ sinh, 4 giờ/ngày. Từ 10-12-
2002 kênh VTV5 truyền hình tiếng dân tộc thiểu số của Trung ương đã phát
chính thức qua vệ tinh 3 lần/tuần và phát các 3 lần/tuần với thời lượng 2 giờ
để các đài địa phương thu lại và phát sóng phục vụ đồng bào vào thời lượng thích hợp. 
Ngày 26/3/2001: Ông Hồ Anh Dũng (Tổng Giám đốc Đài THVN) đã chính
thức ký quyết định lựa chọn tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T, đánh
dấu thời điểm bắt đầu của quá trình chuyển đổi từ công nghệ phát sóng
truyền hình tương tự sang truyền hình số của truyền hình Việt Nam. 
Năm 2010: Công ty Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) phát sóng truyền hình số
mặt đất theo phiên bản DVB-T2, phủ sóng khoảng 50% hộ dân. 
Năm 2015: Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trên cả nước chấm dứt công
nghệ truyền hình tương tự, chuyển hoàn toàn sang phát sóng số. 
Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 về việc phê duyệt "Đề án số
hóa Truyền dẫn, Phát sóng Truyền hình mặt đất" của Thủ tướng Chính phủ,
đến năm 2020, trên cả nước sẽ kết thúc phát sóng truyền hình tương tự và
chuyển hoàn toàn sang công nghệ số.
Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng
càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng.
Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh. Với những
ưu thế về kỹ thuật và công nghệ, truyền hình đã làm cho cuộc sống như được cô
đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú hơn về nội dung.
Sự hình thành các đài truyền hình địa phương
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đài truyền hình Sài Gòn được
đổi tên thành Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Đã có các đài phát lại
chương trình truyền hình ở Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn và Huế.
Từ đầu nhưng năm 1990, nhiều địa phương như Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Nghệ An… lần lượt dùng ngân sách địa phương mua máy phát truyền hình công
suất 1kW hoặc 100 W, 200W. Đặc biệt là từ khi Đài truyền hình Việt Nam sử dụng
vệ tinh để phủ sóng toàn quốc thì các đài truyền hình các tỉnh, thành phố đã có một
bước tăng trưởng về số lượng.
Đến nay, hệ thống truyền hình Việt Nam đã có 1 đài Truyền hình quốc gia, 5 đài
truyền hình khu vực (Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Phú Yên, Sơn La) và 64 đài phát
thanh – truyền hình địa phương; 4 kênh truyền hình cap hữu tuyến CATV; tổng
thời lượng 200 giờ/ngày được phủ sóng 80% toàn quốc. Ngoài việc nâng cao cơ
sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại về máy móc.. Truyền hình Việt Nam
chú trọng việc đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên, cán bộ kỹ thuật,
đặc biệt là đội ngũ phóng viên, biên tập, tiêu chuẩn háo đội ngũ cán bộ phục vụ
cho ngành truyền hình hiện đại phù hợp với xu thế toàn cầu hóa trong truyền thông đại chúng thế giới.
Các phương thức truyền dẫn phát sóng truyền hình.
 Truyền hình tượng tự/ analog
Truyền hình tương tự là loại truyền hình có tín hiệu được phát sóng từ đài
truyền hình đến các máy thu hình. Sau đó, các máy thu hình sẽ dùng ăng ten
thu tín hiệu sóng, giải mã thành hình ảnh, âm thanh tương tự tín hiệu gốc.
Đây là loại truyền hình được sử dụng nhiều khi truyền hình mới ra đời và
phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ trước.
Truyền hình analog xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1960. Tại Việt Nam,
truyền hình analog phát sóng trên băng tần VHF (từ kênh 6 đến kênh 12), và
trên băng tần UHF (từ kênh 21 đến kênh 62). Chỉ có một số nơi dùng tần số
dưới 6 VHF (như kênh 3 VHF ở Tam Đảo, Cần Thơ và Lãnh sự quán Nga ở
TPHCM). Khoảng đầu thập niên 1990, một số đài truyền hình ở phía Nam
đã bắt đầu phát sóng trên băng tần UHF, đa số truyền hình analog mặt đất
tại Việt Nam dùng hệ D/K. Đặc Điểm:
Mỗi nhà đài có một tần số phát sóng riêng. Hình ảnh và âm thanh được
chuyển đổi thành tín hiệu và chuyển phát đi.
- Tín hiệu biến đổi liên tục theo thời gian.
- Tín hiệu hình ảnh ở dải tần tín hiệu video (0-6,5 MHz) được điều chế vào
một tần số riêng (sóng mang hình) theo phương thức điều biên lên dải tần tín
hiệu truyền hình (45-860 MHz).
- Tín hiệu âm thanh được điều chế vào một tần số riêng (sóng mang tiếng)
theo phương thức điều tần.
- Khoảng cách giữa hai sóng là 1 kênh.
- Phạm vi phủ sóng phụ thuộc vào chiều cao, khả năng định hướng của cột
anten và công suất máy phát.
Ví dụ: Truyền hình ăng ten truyền thống. Ư u Điểm: - Giá thành rẻ.
- Không tốn cước phí sử dụng hàng tháng.
- Sử dụng dễ dàng trong phạm vi cả nước. - Xây dựng nhanh. Nhược Điểm:
- Phạm vi phủ sóng nhỏ, chỉ trong bán kính vài chục kim.
- Phát được ít kênh và không có khả năng cung cấp các dịch vụ gia tăng. - Độ phân giải thấp.
- Công suất phát sóng lớn nên thời gian dùng của máy phát hạn chế
- Chất lượng sóng không ổn định: Ở nơi có nhiều tòa nhà cao tầng, các hiện
tượng phản xạ, hấp thụ, ngăn cản sóng điện từ xảy ra làm cho tín hiệu thu
xấu. Khi thời tiết thay đổi, gặp vật cản, các loại sóng khác (radio, điện
thoại), tác động từ môi trường (tiếng động cơ xe), tín hiệu sẽ bị nhiễu. Vì
thế, chất lượng âm thanh và hình ảnh cũng bị ảnh hưởng.
- Công nghệ truyền hình này không được phát triển trên thế giới nữa: Do
công nghệ đã cũ, không đáp ứng được chất lượng, nhu cầu sử dụng và xuất hiện công nghệ mới.
- Trong truyền hình tương tự, tivi sẽ sử dụng ăng ten để bắt sóng từ đài
truyền hình và giải mã thành hình ảnh, âm thanh tương tự tín hiệu gốc
Truyền hình analog mặt đất hiện không còn được phát sóng ở Việt Nam sau khi
hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất vào ngày 28 tháng 12 năm 2020.
 Truyền hình số/digital
Truyền hình số ra đời đã tạo ra bước đột phá mới trong lĩnh vực truyền hình
và đã dần thay thế cho truyền hình tương tự. Đặc Điểm:
- Tín hiệu không liên tục theo thời gian.
- Sử dụng phương pháp điều chế PSK hoặc QAM: Tín hiệu phát đi là những
xung ở tần số sóng mang. Những xung này có một số giá trị cố định về biên
độ và góc pha. Vì thế, tín hiệu thu được chỉ xuất hiện ở một số giá trị nhất
định. Khi đường truyền bị can nhiều, tín hiệu vẫn có khả năng khôi phục được.
- Tín hiệu truyền hình tương tự đã được số hóa (các tín hiệu được mã hóa
dưới dạng nhị phân gồm 2 dãy số 0 và 1) trước khi truyền đi.
- Loại hình được phát: Phát trực tiếp trên mặt đất hoặc phát lên các vệ tinh truyền dẫn.
- Tivi muốn bắt được loại hình phát sóng này phải có các thiết bị truyền hình
như bộ giải mã (Set-top-box), ăng ten chảo parabol hoặc ăng ten vệ tinh.
Khách hàng có thể mua thiết bị này từ chính các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình.
Ưu Điểm so với truyền hình tương tự:
- Có nhiều kênh truyền hình hơn.
- Độ phủ sóng rộng hơn,
- Chất lượng, hình ảnh, âm thanh tốt hơn.
- Ít bị ảnh hưởng bởi cơ sở vật chất hạ tầng, môi trường. Nhược điểm :
-Sóng vẫn bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.
 Truyền hình số mặt đất (DVB-T2):
Trước sự phát triển của kỹ thuật điện tử, kỹ thuật số đã được ứng dụng vào
các hệ thống truyền dẫn vô tuyến hình thành nên truyền hình số mặt đất.
Truyền hình số mặt đất là loại truyền hình sử dụng phương thức phát sóng
mặt đất. Trong đó, tín hiệu truyền hình được nhà đài số hóa trước khi phát ra
và người dùng cần dùng ăng ten và bộ giải mã để thu nhận, sử dụng.
Loại truyền hình này đã được nhà nước ta sử dụng để thay thế truyền hình tương tự. Ưu điểm :
- Cho phép sửa các lỗi đường truyền (phản xạ, giao thoa sóng) và hỗ trợ thu tín hiệu di động.
- Cung cấp nhiều kênh truyền hình trên cùng một tần số sóng mang và một số dịch vụ gia tăng khác.
- Đảm bảo phạm vi phủ sóng khi giảm công suất phát sóng.
- Có khả năng khóa mã tín hiệu để quản lý số lượng người xem.
- Sử dụng và cài đặt dễ dàng ở vùng sâu, vùng xa.
- Không tốn cước phí sử dụng hàng tháng. Nhược điểm:
- Do ứng dụng công nghệ mới nên các nhà sản xuất tivi chưa thích ứng được, cần thiết bị hỗ trợ.
- Là hệ thống một chiều nên khả năng phát triển các dịch vụ gia tăng kém.
- Số lượng kênh hạn chế.
- Không có thêm các tính năng và các ứng dụng giải trí cho tivi.
- Chất lượng hình ảnh, âm thanh hạn chế.
- Thời tiết và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chất lượng và độ ổn định.
- Khả năng truyền dẫn ở thành thị, trong các nhà cao tầng, tầng hầm kém, có thể không xem được.  Truyền hình internet
Truyền hình interrnet là loại truyền hình được phát qua mạng internet. Đây là
loại truyền hình phổ biến nhất hiện nay và ngày càng được nhiều người sử
dụng (vd: MyTV, VTVnet, NetTV, OneTV)