Bài tiểu luận học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Phenikaa

Với bối cảnh nền kinh tế mở cửa, hội nhập như hiện nay, ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sang thị trường Việt Nam, mang lại rất nhiều cơ hội việc làm cho các lao động trẻ.Ngoại ngữ như cầu nối về ngôn ngữ giữa các quốc gia trên thế giới, có tác dụng tích cực trong việc giao lưu hợp tác với con người các nước. Nếu bạn thông thạo một ngoại ngữ thứ hai, cơ hội có việc làm sẽ là lớn hơn nhiều so với những người chỉ nói một ngôn ngữ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC
----- -----
TIỂU LUẬN
MÔN: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Họ tên giảng viên : Th.S Anh Thư
Họ tên sinh viên : Nguyễn Ngọc Ly
Lớp : NNHQ2
Mã số sinh viên : 21012460
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2022
I. HOÀN CHỈNH VĂN BẢN
1. Chữa lại chính tả, dấu câu, cách dùng từ để hoàn chỉnh văn bản. Bài
làm
Hôm nay, tôi tình cờ đọc lại những dòng nhật ký của mình viết vào năm 20
tuổi. Khi ấy, tôi nhìn cuộc đời với gam màu hồng, đầy mơ mộng, trong trẻo, lãng
mạn và đầy hoài bão lớn lao. Hình như tựa một thói quen, tôi luôn cố gắng để ghi
lại tuổi trẻ của mình bằng vài ba dòng chữ, lúc thì nguệch ngoạc vội vã, lằng
ngoằng những câu chẳng ra đầu đuôi khi thì lại ngay ngắn khoan thai. Hầu hết
chúng đều là những mẩu chuyện vụn vặt, chắp vá hoặc số những cảm xúc dâng
trào khác nhau. Vào thời khắc viết, tôi đều đinh ninh mình sẽ khắc cốt ghi tâm
suốt ngày tháng sau này ...
Bằng một vài cách nào đó, tôi luôn có cớ để khích lệ bản thân đi qua những
tháng ngày không mấy vui vẻ của tuổi trẻ. Và thoáng nghĩ, tuổi trẻ mà, ai cũng có
đôi ba lần giam mình trong vòng luẩn quẩn, rồi tự nghiệm ra rằng thì là thời gian
chẳng có bao nhiêu để cứ mãi u buồn, lo lắng.
Tôi có cảm tưởng như tuổi 20 là những ngày tháng đẹp nhất và cũng liều lĩnh
nhất cuộc đời. Nhưng, khi trưởng thành hơn một chút, tôi nhận ra năm tháng ấy
chẳng có gì ngoài hoài bão và vẽ ước mơ lúc mà túi còn rỗng tuếch. Thành thật mà
nói, 20 tuổi ấy mà, ngoài những phút giây mơ mộng, những nhiệt huyết bùng cháy
những lại “trắng tay” mình có dư dả thời gian nhưng chưa có sự nghiệp hoặc đang
chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai. Mình có đủ đam mê nhưng lại không có tiền.
Mặc dù biết rằng, mặc dù tiền không phải thước đo đánh giá mọi thứ, nhưng thử
nghĩ xem, nếu không có chúng thì bạn cũng khó lòng theo đuổi hoài bão tuổi trẻ.
Mình cũng từng trân trọng một hoặc một vài mối tình năm 20 tuổi một cách
đầy trân thành. Nhưng hãy tin yêu tôi đi, tình yêu tuổi 20 dù đẹp đến mấy, long
lanh đến mấy thì cũng thật mỏng manh. Khi tình yêu tan vỡ, mình thường tự an ủi
“còn trẻ mà, ngoài kia có biết bao nhiêu người đáng để yêu hơn”. Nhưng rồi thời
gian qua đi, tuổi 20 cũng vùi vào quá khứ. Thú thật, mình cũng đã tiếc nuối rằng
“giá như thời đại học mình có người yêu thì tốt biết mấy?” Không phải mình tiếc
nuối thanh xuân bởi tuổi 20 cho ta những ngày ngủ nướng không cần bận tâm đến
thời gian, xem phim xuyên đêm, chúng ta đã nhân danh sự tự do và tuổi trẻ để lãng
phí quá nhiều điều thú vị về thế giới rộng lớn ngoài kia. Người ta thường ít khi than
vãn về tuổi 20, bởi vốn dĩ họ không muốn “nhuốn màu” vào trang nhật ký mà họ
cho rằng đẹp nhất cuộc đời ấy.
Nhưng thức tế mà nói, ở tuổi 20 mình chẳng bao giờ đi du lịch hay ăn uống nơi
nhà hàng sang trọng, lý do được đưa ra nghe thật hợp lý rằng, vì thích cảm giác ăn
cơm nhà, không thích chỗ đông người. Nghe có vẻ hợp lí, nhưng ở một khía cạnh
nào đó, mình phải thành thật mà trả lời rằng “vì tôi không có tiền”.
Bởi thế, những năm 30 tuổi, mình bớt mơ mộng và có lẽ những thứ năm 20 tuổi
không còn đủ hấp dẫn để mình mải miết theo đuổi. Đến lúc này, dường như mình
nhận ra rằng, cuộc đời vốn dĩ là một hành trình dài chứ không phải là cuộc đua,
không có ai thắng – ai thua, mà bài học mình nhận về chính là sự trưởng thành.
Không ai sống thay bản thân mình, nên hãy cứ để tuổi trẻ tuần tự trôi qua.
Những tiếc nuối thuở thiếu thời năm ấy, thôi thì xin gói ghém mà cất đi.
2. Đặt tên cho văn bản.
“ tuổi 20, bấp bênh và nhiệt huyết”
II. CHỦ ĐỀ: “ VÀI TRÒ CỦA NGOẠI NGỮ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY
NAY”
1. Xây dựng đề cương cho bài viết về chủ đề. Bài
làm
Luận điểm 1 :Tính cấp thiết của việc học ngoại ngữ
Học ngoại ngữ đã và đang trở thành một xu hướng của bất kì một người trẻ
nào. Đơn giản vì nếu chỉ với tiếng mẹ đẻ, có thể bạn sẽ mất đi cơ hội làm
việc trong những công ty đa quốc gia và giảm đi năng lực cạnh tranh trực
tiếp với những ứng viên thông thạo thêm ngoại ngữ khác. Nếu như khoảng
chục năm trước đây, học ngoại ngữ chỉ được thấy trong các lớp học chính
khóa tại các trường trung học dưới sự hướng dẫn của giáo viên người Việt
Nam, cách học tập trung quá nhiều vào ngữ pháp, máy móc và thụ động
khiến cho học sinh xem việc học ngoại ngữ như một “cực hình”, học xong
lại quên vì không được ứng dụng trong thực tế. Thì giờ đây, sự phát triển của
công nghệ thông tin, sự đổi mới về phương pháp giảng dậy trong nhà trường
cũng như việc ra đời hàng loạt các trung tâm đào tạo ngoại ngữ dưới sự
hướng dẫn của các giáo viên bản xứ đã giúp cho việc tiếp cận với ngôn ngữ
mới nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều.
Luận điểm :những lợi ích mà ngoại ngữ mang lại.
Luận cứ :Mở rộng mối quan hệ
Học ngoại ngữ khiến bạn mở rộng mối quan hệ một cách nhanh nhất.
Nếu bạn đang học tập trong một nhóm, bạn ngay lập tức có thể làm
quen với những người bạn mới để cùng chia sẻ những kinh nghiệm
học ngôn ngữ mới. Hơn nữa, những người bạn bản xứ cũng rất ngạc
nhiên nếu bạn học tập và sử dụng thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.
Luận cứ: Học ngoại ngữ giúp mở ra cơ hội việc làm Với bối cảnh
nền kinh tế mở cửa, hội nhập như hiện nay, ngày càng nhiều các doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư sang thị trường Việt Nam, mang lại rất nhiều
cơ hội việc làm cho các lao động trẻ.Ngoại ngữ như cầu nối về ngôn
ngữ giữa các quốc gia trên thế giới, có tác dụng tích cực trong việc
giao lưu hợp tác với con người các nước. Nếu bạn thông thạo một
ngoại ngữ thứ hai, cơ hội có việc làm sẽ là lớn hơn nhiều so với những
người chỉ nói một ngôn ngữ.
Việc thành thạo ngoại ngữ có thể giúp bạn giao tiếp với nhiều cộng
đồng đa ngôn ngữ. Những nhà tuyển dụng xem kỹ năng ngoại ngữ là
một tài sản vô giá của nhân viên vì họ có khả năng đàm phán với
nhiều đối tác. Trong thời đại mới, các công ty đang ngày càng mở
rộng vào các thị trường ngoại quốc. Giá trị và sự chuyên nghiệp được
phát huy nếu bạn có thể đàm phán với các nhà sản xuất hoặc giao tiếp
với khách hàng ngoại quốc.
Hơn nữa, thành thạo ngoại ngữ thúc đẩy và định hướng bạn học hỏi
các kỹ năng mới, điều này giúp bạn có một lợi thế cạnh tranh.
Luận cứ: Học ngoại ngữ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với kho
tri thức nhân loại
Internet đang phổ cập đến mọi vùng miền của Tổ quốc, với một thiết
bị có khả năng kết nối internet bạn sẽ tiếp cận với nguồn tri thức
khổng lồ của thế giới nhưng phần lớn trong số đó lại được viết bằng
ngoại ngữ. Tài liệu hướng dẫn, tạp chí khoa học…đều dễ dàng có thể
truy cập. Công việc của bạn đơn giản chỉ là làm sao phải hiểu được
chúng mà thôi. Không có cách nào hiệu quả hơn là bạn đầu tư thời
gian học ngoại ngữ mỗi ngày. Không chỉ vậy, biết nhiều hơn một ngôn
ngữ giúp bạn mở mang nhiều nền văn hóa của các nước. Khám phá
một quốc gia khác trở nên dễ dàng hơn nhiều nếu bạn có thể nói được
ngôn ngữ của quốc gia đó. Người dân bản xứ đánh giá cao vì bạn đã
dành thời gian, nỗ lực để học hỏi và giao tiếp bằng ngôn ngữ của họ.
Điều này thể hiện của sự tôn trọng và là một cách dễ dàng để gặp gỡ
những người bạn mới.
Luận cứ: Học ngoại ngữ giúp ta thông minh
Tiếp thu một ngôn ngữ thứ hai cải thiện trí nhớ và làm tăng khả năng
tập trung của bạn. Quá trình học ngoại ngữ luyện tập sự tập trung và
tăng cường trí nhớ.
Những người học tốt ngoại ngữ có điểm số cao trong các bài kiểm tra,
đặc biệt là những môn học liên quan về từ vựng, đọc và toán. Khi bạn
tìm hiểu để chuyển từ ngôn ngữ của bạn sang một ngôn ngữ khác, bạn
sẽ cải thiện khả năng đa nhiệm. Bạn có khả năng chứng minh logic và
tư duy hợp lý hơn, có kỹ năng ra quyết định tốt hơn và có khả năng
nhận thức tốt hơn.
Học một ngoại ngữ không những biết thêm về ngoại ngữ đó mà còn
cải thiện ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn thông qua những cấu trúc câu tương
ứng.
Luận cứ: Cải thiện trí nhớ
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng học ngoại ngữ có thể ngăn chặn
những ảnh hưởng của bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ. Bất kể ở
trình độ giáo dục, giới tính, nghề nghiệp, những người học ngoại ngữ
thời gian phát triển của bệnh Alzheimer phát triển chậm. Kết quả
nghiên cứu của học viện Thần kinh Hoa Kỳ cho thấy người nói nhiều
hơn một ngôn ngữ làm tăng số lượng dây thần kinh của bộ não, cho
phép thông tin được xử lý một cách nhanh chóng. Biết nhiều ngôn
ngữ, bạn có thể cải thiện sự phát triển các chức năng và sự tập trung.
Luận cứ: Tăng cường sự sáng tạo
Các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng những người biết ngoại ngữ có
khả năng sáng tạo hơn so với những người chỉ biết một ngôn ngữ. Học
một ngoại ngữ không chỉ cải thiện khả năng giải quyết vấn đề và suy
nghĩ logic hơn, mà nó còn giúp bạn thử nghiệm với những từ và cụm
từ mới.
Nó cải thiện kỹ năng trong suy nghĩ, từ đó tăng khả năng xác định
nhiều giải pháp cho một vấn đề.
Luận cứ: Phát huy sự tự tin
Cuộc sống là kết nối, bạn sẽ luôn luôn phải giao tiếp với tất cả mọi
người và gần như sẽ có không dưới một vài lần bạn được tiếp cận với
những người nước ngoài. Bạn sẽ làm gì ? Ngại ngùng quay đi hay nhờ
bạn bè phiên dịch cho mới có thể nói chuyện được với họ. Nếu đó là
những người đến từ những quốc gia có ngôn ngữ riêng biệt thì nó là
vấn đề bình thường nhưng nếu như bạn nằm trong một nhóm và lại chỉ
có mình mình không thể giao tiếp một cách tự nhiên thì thực sự lúc đó
bạn sẽ cảm thấy mình phải thay đổi – PHẢI HỌC !
Sự tự tin gia tăng khi bạn thành thạo một kỹ năng mới, và việc học
một ngoại ngữ cũng không ngoại lệ. Nó làm tăng sự tự tin của bạn.
Chúng ta phải thừa nhận là những người tự tin thì thú vị hơn so với
những người luôn tự ti với chính bản thân mình.
Để nắm vững một ngôn ngữ mới, trò chuyện với người bản xứ và với
những người thông thạo là rất cần thiết. Ngoại ngữ là một cánh cửa
tuyệt vời kết nối những người bạn mới, mở rộng kiến thức và mở rộng
kinh nghiệm sống của mình.
Luận điểm 2: Thực trạng của việc học ngoại ngữ ngày nay.
Luận cứ ưu điểm: công nghệ càng ngày càng phát triển, học sinh có nhiều
cơ hội được tiếp xúc với người bản xứ hơn thông qua các kênh online. Nhờ
đó mà các bạn có khả năng trau dồi ngoại ngữ rất tốt, nhiều bạn đạt được
những chứng chỉ ngoại ngữ cao cấp.
Luận cứ nhược điểm :
Thứ nhất, chương trình học quá nặng về ngữ pháp và văn phạm,
trong khi việc luyện phản xạ và giao tiếp lại không được chú
trọng. Sinh viên Việt Nam nắm chắc ngữ pháp nhưng lại không
thể biến chúng thành công cụ để giao tiếp được. Ngữ pháp chỉ là
nền tảng để luyện những kĩ năng khác như nghe, nói, đọc, viết
giống như “học đi đôi với hành”.
Thứ hai, sự không đồng đều về năng lực sử dụng ngoại ngữ giữa
các sinh viên trong cùng lớp dẫn đến khó khăn cho cả giảng
viên và sinh viên trong quá trình dạy và học, sinh viên ở trình
độ sơ cấp theo không kịp, còn ở trình độ cao hơn thì lại cảm
thấy nhàm chán, không muốn học và chính giáo viên cũng gặp
những khó khăn trong việc giảng dạy, theo sát các sinh viên.
Thứ ba, sinh viên thiếu tự tin và không vượt qua được sức ỳ của
bản thân. Đây chính là “hòn đá tảng” trong nhận thức của mỗi
sinh viên. Chúng ta ngại nói vì sợ sai, sợ bị chê cười, dần dần
trở nên khép mình trong các giờ học ngoại ngữ. Bên cạnh đó
còn nhiều bạn sinh viên còn chưa thật sự nhận thức được tầm
quan trọng của ngoại ngữ trong thời đại hiện nay.
Thứ tư, môi trường học tập cũng là một nhân tố không kém
phần quan trọng. Hiện nay sinh viên chỉ sử dụng tiếng anh trong
giờ học bắt buộc, còn hầu như bị bỏ quên trong các hoạt động
khác. Mà đối với việc học ngoại ngữ thì chỉ cần một thời gian
không sử dụng là có thể bị “rơi vào quên lãng”.
Luận điểm 3: Làm thế nào để học tốt ngoại ngữ ?
Luận cứ: Những rào cản thường gặp khi học ngoại ngữ.
Khó khăn trong việc học từ vựng
* Mất phương hướng trong việc học từ vựng.
Từ vựng chính là “nguyên liệu” để có thể tạo ra hoạt động
giao tiếp. Và thành thạo, nhuần nhuyễn từ vựng là “xương
sống” để giao tiếp được trôi chảy. Nhưng thông thường
người học từ vựng không biết nên học từ nguồn nào, bắt
đầu học từ đâu, học bao nhiêu là đủ.
* Học trước quên sau.
Trí nhớ con người luôn mai một theo thời gian, bộ não
của con người sinh ra để quên, do đó ai học từ vựng cũng
phải đối mặt với việc học trước quên sau. Nhưng nguyên
nhân sâu ra cho việc “não cá vàng” vậy là:
- Học từ đơn lẻ, không học theo cụm từ
- Học từ không có ngữ cảnh
- Từ vựng không để lại ấn tượng với não bộ do chỉ đọc
từ/viết từ 1,2 lần
- Không review từ thường xuyên.
Giải pháp:
Học từ theo cụm từ, ứng dụng vào từng ngữ cảnh, thường
xuyên nhắc tới từ đó, ứng dụng trực tiếp trong đời sống
và công việc.
Không nói được
Khi bắt gặp 1 từ, cấu trúc nào đó, chúng ta thường sẽ đi
tìm nghĩa tiếng Việt của nó rồi mới hiểu cả câu. Tuy nhiên
khi nói, trong đầu người học tồn tại những suy nghĩ bằng
tiếng Việt, cần chuyển thể sang ngoại ngữ. Do đó người
học chưa từng làm điều này nên luôn cảm thấy khó khăn.
Ngoài ra, không thể nói được ngoại ngữ còn bởi người
học KHÔNG DÁM NÓI vì sợ sai, sợ bị bị chê cười vì nói
không chuẩn, không hay. Từ đó không dám thể hiện bản
thân, không dám nói khiến kỹ năng nói ngày càng thui
chột.
Không nghe được
Không thể nghe được khi giao tiếp ngoại ngữ hay còn gọi
là “ĐIẾC” là một căn bệnh rất phổ biến với người học
ngoại ngữ. Vậy nguyên nhân của việc đó là gì?
* Do phát âm sai
Khả năng phát âm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nghe
hiểu của một người. Khi phát âm sai thì bạn sẽ không
nhận ra từ đó nếu nó xuất hiện trong đoạn hội thoại khi nó
phát âm đúng.
* Do không có vốn từ vựng
Từ vựng quyết định rất lớn trong cả nghe, nói, đọc hiểu
trong việc học ngoại ngữ. Khi bạn không có đủ vốn từ
vựng thì sẽ trở thành một rào cản để bạn hiểu tiếng đó.
Một đoạn hội thoại mà người đối thoại sử dụng một
lượng từ vựng mà chúng ta không hiểu nghĩa hay nói
cách khác nó là “từ mới” đối với ta. Lượng từ mới trong
đoạn thông tin càng nhiều thì khiến ta khó hiểu.
* Do phản xạ chậm
Do tư duy dịch “WORD BY WORD” khiến cho não bộ
bận xử lý thông tin dịch sang tiếng Việt nên sẽ mất một
thời gian để hiểu trong khi nghe. Khó khăn đó được gọi là
“phản xạ chậm”. Và khi đó bạn thường bị lỡ mất nhiều từ,
đoạn khi nghe nên sẽ không thể hiểu hết nghĩa của cả
đoạn hội thoại.
Thiếu động lực
Khi học một ngôn ngữ mới, động lực tạo ra sự khác biệt
lớn giữa những người thông thạo ngoại ngữ với những
người chỉ biết một vài từ. Động lực có thể ảnh hưởng đến
nhiều khía cạnh hỗ trợ cho việc học ngôn ngữ. Ví dụ,
động lực có thể khiến người học tương tác nhiều hơn với
người bản ngữ và sử dụng các mẹo học tập. Động lực
giúp học viên thực hiện các bài kiểm tra và đạt thành tích
tốt.Vì vậy, nếu bạn đang tìm ra cách học một ngôn ngữ
mới, hãy xem xét lại lý do tại sao bạn làm điều đó.
Giải pháp: Giữ động lực trong suốt quá trình học tập. Khi
bạn đã hiểu sâu về các quy tắc ngữ pháp và danh sách từ
vựng, bạn có thể dễ dàng quên lý do thực sự mà bạn đang
học một ngôn ngữ. Có một cách để duy trì động lực học
là ghi nhật ký. Hãy dành ra một vài phút mỗi ngày để viết
về lý do bạn đang học ngoại ngữ và kỹ năng mới này có ý
nghĩa như thế nào đối với bạn. Một khi trình độ ngôn ngữ
của bạn được cải thiện, bạn thậm chí có thể viết về động
lực của mình bằng chính ngôn ngữ đó. Khi cảm thấy mất
động lực, bạn chỉ cần đọc qua những gì bạn đã viết để lấy
lại tinh thần. Ngoài ra, bạn có thể đặt một bức tranh về
nơi bạn muốn đi trong tương lai để tạo động lực.
Tâm lý rụt rè, lo lắng
Trạng thái lo lắng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng
học ngoại ngữ. Nếu bạn ngại luyện tập kỹ năng ngôn ngữ,
bạn sẽ không tiến bộ nhanh chóng. Một nghiên cứu cho
rằng lo lắng có thể dẫn đến tức giận và thất vọng - trạng
thái tâm lý hoàn toàn không có lợi cho quá trình học tập.
Giải pháp: Nhận thức được cảm xúc của chính bạn và cố
gắng xây dựng sự tự tin cho mình.
Bạn có thể lo lắng, hãy xác định nguyên nhân dẫn đến
trạng thái tâm lý này. Sự tự nhận thức không chỉ có thể
làm giảm sự căng thẳng mà còn giúp bạn tìm cách giải
quyết vấn đề liên quan đến cảm xúc.Bạn có thể tăng sự tự
tin bằng cách tự khẳng định năng lực của bản thân. Chẳng
hạn, hãy lặp lại sau tôi: “Tôi là một người học ngoại ng
có năng lực và có kỹ năng”.
Luận cứ: Những cách để học tốt ngoại ngữ.
Tham gia các câu lạc bộ ngoại ngữ
Xem phim, nghe nhạc, đọc báo nước ngoài
Học mỗi ngày
Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể
Quan trọng là phải kiên trì
2. Xây dựng các slide cho bài thuyết trình này
Slide 1:
Slide 2:
Slide 3:
Slide 4:
Slide 5:
Slide 6:
Slide 7:
Slide 8:
Slide 9
Slide 10
Slide 12
Slide 13
| 1/18

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC ----- ----- TIỂU LUẬN
MÔN: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Họ tên giảng viên : Th.S Vũ Anh Thư
Họ tên sinh viên : Nguyễn Ngọc Ly Lớp : NNHQ2
Mã số sinh viên : 21012460
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2022 I.
HOÀN CHỈNH VĂN BẢN
1. Chữa lại chính tả, dấu câu, cách dùng từ để hoàn chỉnh văn bản. Bài làm
Hôm nay, tôi tình cờ đọc lại những dòng nhật ký của mình viết vào năm 20
tuổi. Khi ấy, tôi nhìn cuộc đời với gam màu hồng, đầy mơ mộng, trong trẻo, lãng
mạn
và đầy hoài bão lớn lao. Hình như tựa một thói quen, tôi luôn cố gắng để ghi
lại tuổi trẻ của mình bằng vài ba dòng chữ, lúc thì nguệch ngoạc vội vã, lằng
ngoằng
những câu chẳng ra đầu đuôi khi thì lại ngay ngắn khoan thai. Hầu hết
chúng đều là những mẩu chuyện vụn vặt, chắp vá hoặc số những cảm xúc dâng
trào khác nhau. Vào thời khắc viết, tôi đều đinh ninh mình sẽ khắc cốt ghi tâm
suốt ngày tháng sau này ...
Bằng một vài cách nào đó, tôi luôn có cớ để khích lệ bản thân đi qua những
tháng ngày không mấy vui vẻ của tuổi trẻ. Và thoáng nghĩ, tuổi trẻ mà, ai cũng có
đôi ba lần giam mình trong vòng luẩn quẩn, rồi tự nghiệm ra rằng thì là thời gian
chẳng có bao nhiêu để cứ mãi u buồn, lo lắng.
Tôi có cảm tưởng như tuổi 20 là những ngày tháng đẹp nhất và cũng liều lĩnh
nhất cuộc đời. Nhưng, khi trưởng thành hơn một chút, tôi nhận ra năm tháng ấy
chẳng có gì ngoài hoài bão và vẽ ước mơ lúc mà túi còn rỗng tuếch. Thành thật mà
nói, 20 tuổi ấy mà, ngoài những phút giây mơ mộng, những nhiệt huyết bùng cháy
những lại “trắng tay” mình có dư dả thời gian nhưng chưa có sự nghiệp hoặc đang
chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai. Mình có đủ đam mê nhưng lại không có tiền.
Mặc dù biết rằng, mặc dù tiền không phải thước đo đánh giá mọi thứ, nhưng thử
nghĩ xem, nếu không có chúng thì bạn cũng khó lòng theo đuổi hoài bão tuổi trẻ.
Mình cũng từng trân trọng một hoặc một vài mối tình năm 20 tuổi một cách
đầy trân thành. Nhưng hãy tin yêu tôi đi, tình yêu tuổi 20 dù đẹp đến mấy, long
lanh
đến mấy thì cũng thật mỏng manh. Khi tình yêu tan vỡ, mình thường tự an ủi
“còn trẻ mà, ngoài kia có biết bao nhiêu người đáng để yêu hơn”. Nhưng rồi thời
gian qua đi, tuổi 20 cũng vùi vào quá khứ. Thú thật, mình cũng đã tiếc nuối rằng
“giá như thời đại học mình có người yêu thì tốt biết mấy?” Không phải mình tiếc
nuối thanh xuân bởi tuổi 20 cho ta những ngày ngủ nướng không cần bận tâm đến
thời gian, xem phim xuyên đêm, chúng ta đã nhân danh sự tự do và tuổi trẻ để lãng
phí quá nhiều điều thú vị về thế giới rộng lớn ngoài kia. Người ta thường ít khi than
vãn về tuổi 20, bởi vốn dĩ họ không muốn “nhuốn màu” vào trang nhật ký mà họ
cho rằng đẹp nhất cuộc đời ấy.
Nhưng thức tế mà nói, ở tuổi 20 mình chẳng bao giờ đi du lịch hay ăn uống nơi
nhà hàng sang trọng, lý do được đưa ra nghe thật hợp lý rằng, vì thích cảm giác ăn
cơm nhà, không thích chỗ đông người. Nghe có vẻ hợp lí, nhưng ở một khía cạnh
nào đó, mình phải thành thật mà trả lời rằng “vì tôi không có tiền”.
Bởi thế, những năm 30 tuổi, mình bớt mơ mộng và có lẽ những thứ năm 20 tuổi
không còn đủ hấp dẫn để mình mải miết theo đuổi. Đến lúc này, dường như mình
nhận ra rằng, cuộc đời vốn dĩ là một hành trình dài chứ không phải là cuộc đua,
không có ai thắng – ai thua, mà bài học mình nhận về chính là sự trưởng thành.
Không ai sống thay bản thân mình, nên hãy cứ để tuổi trẻ tuần tự trôi qua.
Những tiếc nuối thuở thiếu thời năm ấy, thôi thì xin gói ghém mà cất đi.
2. Đặt tên cho văn bản.
“ tuổi 20, bấp bênh và nhiệt huyết”
II. CHỦ ĐỀ: “ VÀI TRÒ CỦA NGOẠI NGỮ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY”
1. Xây dựng đề cương cho bài viết về chủ đề. Bài làm
Luận điểm 1 :Tính cấp thiết của việc học ngoại ngữ
Học ngoại ngữ đã và đang trở thành một xu hướng của bất kì một người trẻ
nào. Đơn giản vì nếu chỉ với tiếng mẹ đẻ, có thể bạn sẽ mất đi cơ hội làm
việc trong những công ty đa quốc gia và giảm đi năng lực cạnh tranh trực
tiếp với những ứng viên thông thạo thêm ngoại ngữ khác. Nếu như khoảng
chục năm trước đây, học ngoại ngữ chỉ được thấy trong các lớp học chính
khóa tại các trường trung học dưới sự hướng dẫn của giáo viên người Việt
Nam, cách học tập trung quá nhiều vào ngữ pháp, máy móc và thụ động
khiến cho học sinh xem việc học ngoại ngữ như một “cực hình”, học xong
lại quên vì không được ứng dụng trong thực tế. Thì giờ đây, sự phát triển của
công nghệ thông tin, sự đổi mới về phương pháp giảng dậy trong nhà trường
cũng như việc ra đời hàng loạt các trung tâm đào tạo ngoại ngữ dưới sự
hướng dẫn của các giáo viên bản xứ đã giúp cho việc tiếp cận với ngôn ngữ
mới nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều.
Luận điểm :những lợi ích mà ngoại ngữ mang lại.
Luận cứ :Mở rộng mối quan hệ
Học ngoại ngữ khiến bạn mở rộng mối quan hệ một cách nhanh nhất.
Nếu bạn đang học tập trong một nhóm, bạn ngay lập tức có thể làm
quen với những người bạn mới để cùng chia sẻ những kinh nghiệm
học ngôn ngữ mới. Hơn nữa, những người bạn bản xứ cũng rất ngạc
nhiên nếu bạn học tập và sử dụng thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.
Luận cứ: Học ngoại ngữ giúp mở ra cơ hội việc làm Với bối cảnh
nền kinh tế mở cửa, hội nhập như hiện nay, ngày càng nhiều các doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư sang thị trường Việt Nam, mang lại rất nhiều
cơ hội việc làm cho các lao động trẻ.Ngoại ngữ như cầu nối về ngôn
ngữ giữa các quốc gia trên thế giới, có tác dụng tích cực trong việc
giao lưu hợp tác với con người các nước. Nếu bạn thông thạo một
ngoại ngữ thứ hai, cơ hội có việc làm sẽ là lớn hơn nhiều so với những
người chỉ nói một ngôn ngữ.
Việc thành thạo ngoại ngữ có thể giúp bạn giao tiếp với nhiều cộng
đồng đa ngôn ngữ. Những nhà tuyển dụng xem kỹ năng ngoại ngữ là
một tài sản vô giá của nhân viên vì họ có khả năng đàm phán với
nhiều đối tác. Trong thời đại mới, các công ty đang ngày càng mở
rộng vào các thị trường ngoại quốc. Giá trị và sự chuyên nghiệp được
phát huy nếu bạn có thể đàm phán với các nhà sản xuất hoặc giao tiếp
với khách hàng ngoại quốc.
Hơn nữa, thành thạo ngoại ngữ thúc đẩy và định hướng bạn học hỏi
các kỹ năng mới, điều này giúp bạn có một lợi thế cạnh tranh.
Luận cứ: Học ngoại ngữ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với kho
tri thức nhân loại
Internet đang phổ cập đến mọi vùng miền của Tổ quốc, với một thiết
bị có khả năng kết nối internet bạn sẽ tiếp cận với nguồn tri thức
khổng lồ của thế giới nhưng phần lớn trong số đó lại được viết bằng
ngoại ngữ. Tài liệu hướng dẫn, tạp chí khoa học…đều dễ dàng có thể
truy cập. Công việc của bạn đơn giản chỉ là làm sao phải hiểu được
chúng mà thôi. Không có cách nào hiệu quả hơn là bạn đầu tư thời
gian học ngoại ngữ mỗi ngày. Không chỉ vậy, biết nhiều hơn một ngôn
ngữ giúp bạn mở mang nhiều nền văn hóa của các nước. Khám phá
một quốc gia khác trở nên dễ dàng hơn nhiều nếu bạn có thể nói được
ngôn ngữ của quốc gia đó. Người dân bản xứ đánh giá cao vì bạn đã
dành thời gian, nỗ lực để học hỏi và giao tiếp bằng ngôn ngữ của họ.
Điều này thể hiện của sự tôn trọng và là một cách dễ dàng để gặp gỡ những người bạn mới.
Luận cứ: Học ngoại ngữ giúp ta thông minh
Tiếp thu một ngôn ngữ thứ hai cải thiện trí nhớ và làm tăng khả năng
tập trung của bạn. Quá trình học ngoại ngữ luyện tập sự tập trung và tăng cường trí nhớ.
Những người học tốt ngoại ngữ có điểm số cao trong các bài kiểm tra,
đặc biệt là những môn học liên quan về từ vựng, đọc và toán. Khi bạn
tìm hiểu để chuyển từ ngôn ngữ của bạn sang một ngôn ngữ khác, bạn
sẽ cải thiện khả năng đa nhiệm. Bạn có khả năng chứng minh logic và
tư duy hợp lý hơn, có kỹ năng ra quyết định tốt hơn và có khả năng nhận thức tốt hơn.
Học một ngoại ngữ không những biết thêm về ngoại ngữ đó mà còn
cải thiện ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn thông qua những cấu trúc câu tương ứng.
Luận cứ: Cải thiện trí nhớ
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng học ngoại ngữ có thể ngăn chặn
những ảnh hưởng của bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ. Bất kể ở
trình độ giáo dục, giới tính, nghề nghiệp, những người học ngoại ngữ
thời gian phát triển của bệnh Alzheimer phát triển chậm. Kết quả
nghiên cứu của học viện Thần kinh Hoa Kỳ cho thấy người nói nhiều
hơn một ngôn ngữ làm tăng số lượng dây thần kinh của bộ não, cho
phép thông tin được xử lý một cách nhanh chóng. Biết nhiều ngôn
ngữ, bạn có thể cải thiện sự phát triển các chức năng và sự tập trung.
Luận cứ: Tăng cường sự sáng tạo
Các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng những người biết ngoại ngữ có
khả năng sáng tạo hơn so với những người chỉ biết một ngôn ngữ. Học
một ngoại ngữ không chỉ cải thiện khả năng giải quyết vấn đề và suy
nghĩ logic hơn, mà nó còn giúp bạn thử nghiệm với những từ và cụm từ mới.
Nó cải thiện kỹ năng trong suy nghĩ, từ đó tăng khả năng xác định
nhiều giải pháp cho một vấn đề.
Luận cứ: Phát huy sự tự tin
Cuộc sống là kết nối, bạn sẽ luôn luôn phải giao tiếp với tất cả mọi
người và gần như sẽ có không dưới một vài lần bạn được tiếp cận với
những người nước ngoài. Bạn sẽ làm gì ? Ngại ngùng quay đi hay nhờ
bạn bè phiên dịch cho mới có thể nói chuyện được với họ. Nếu đó là
những người đến từ những quốc gia có ngôn ngữ riêng biệt thì nó là
vấn đề bình thường nhưng nếu như bạn nằm trong một nhóm và lại chỉ
có mình mình không thể giao tiếp một cách tự nhiên thì thực sự lúc đó
bạn sẽ cảm thấy mình phải thay đổi – PHẢI HỌC !
Sự tự tin gia tăng khi bạn thành thạo một kỹ năng mới, và việc học
một ngoại ngữ cũng không ngoại lệ. Nó làm tăng sự tự tin của bạn.
Chúng ta phải thừa nhận là những người tự tin thì thú vị hơn so với
những người luôn tự ti với chính bản thân mình.
Để nắm vững một ngôn ngữ mới, trò chuyện với người bản xứ và với
những người thông thạo là rất cần thiết. Ngoại ngữ là một cánh cửa
tuyệt vời kết nối những người bạn mới, mở rộng kiến thức và mở rộng
kinh nghiệm sống của mình.
Luận điểm 2: Thực trạng của việc học ngoại ngữ ngày nay.
Luận cứ ưu điểm: công nghệ càng ngày càng phát triển, học sinh có nhiều
cơ hội được tiếp xúc với người bản xứ hơn thông qua các kênh online. Nhờ
đó mà các bạn có khả năng trau dồi ngoại ngữ rất tốt, nhiều bạn đạt được
những chứng chỉ ngoại ngữ cao cấp.
Luận cứ nhược điểm :
• Thứ nhất, chương trình học quá nặng về ngữ pháp và văn phạm,
trong khi việc luyện phản xạ và giao tiếp lại không được chú
trọng. Sinh viên Việt Nam nắm chắc ngữ pháp nhưng lại không
thể biến chúng thành công cụ để giao tiếp được. Ngữ pháp chỉ là
nền tảng để luyện những kĩ năng khác như nghe, nói, đọc, viết
giống như “học đi đôi với hành”.
• Thứ hai, sự không đồng đều về năng lực sử dụng ngoại ngữ giữa
các sinh viên trong cùng lớp dẫn đến khó khăn cho cả giảng
viên và sinh viên trong quá trình dạy và học, sinh viên ở trình
độ sơ cấp theo không kịp, còn ở trình độ cao hơn thì lại cảm
thấy nhàm chán, không muốn học và chính giáo viên cũng gặp
những khó khăn trong việc giảng dạy, theo sát các sinh viên.
• Thứ ba, sinh viên thiếu tự tin và không vượt qua được sức ỳ của
bản thân. Đây chính là “hòn đá tảng” trong nhận thức của mỗi
sinh viên. Chúng ta ngại nói vì sợ sai, sợ bị chê cười, dần dần
trở nên khép mình trong các giờ học ngoại ngữ. Bên cạnh đó
còn nhiều bạn sinh viên còn chưa thật sự nhận thức được tầm
quan trọng của ngoại ngữ trong thời đại hiện nay.
• Thứ tư, môi trường học tập cũng là một nhân tố không kém
phần quan trọng. Hiện nay sinh viên chỉ sử dụng tiếng anh trong
giờ học bắt buộc, còn hầu như bị bỏ quên trong các hoạt động
khác. Mà đối với việc học ngoại ngữ thì chỉ cần một thời gian
không sử dụng là có thể bị “rơi vào quên lãng”.
Luận điểm 3: Làm thế nào để học tốt ngoại ngữ ?
Luận cứ: Những rào cản thường gặp khi học ngoại ngữ.
Khó khăn trong việc học từ vựng
* Mất phương hướng trong việc học từ vựng.
Từ vựng chính là “nguyên liệu” để có thể tạo ra hoạt động
giao tiếp. Và thành thạo, nhuần nhuyễn từ vựng là “xương
sống” để giao tiếp được trôi chảy. Nhưng thông thường
người học từ vựng không biết nên học từ nguồn nào, bắt
đầu học từ đâu, học bao nhiêu là đủ. * Học trước quên sau.
Trí nhớ con người luôn mai một theo thời gian, bộ não
của con người sinh ra để quên, do đó ai học từ vựng cũng
phải đối mặt với việc học trước quên sau. Nhưng nguyên
nhân sâu ra cho việc “não cá vàng” vậy là:
- Học từ đơn lẻ, không học theo cụm từ
- Học từ không có ngữ cảnh
- Từ vựng không để lại ấn tượng với não bộ do chỉ đọc từ/viết từ 1,2 lần
- Không review từ thường xuyên. Giải pháp:
Học từ theo cụm từ, ứng dụng vào từng ngữ cảnh, thường
xuyên nhắc tới từ đó, ứng dụng trực tiếp trong đời sống và công việc.
Không nói được
Khi bắt gặp 1 từ, cấu trúc nào đó, chúng ta thường sẽ đi
tìm nghĩa tiếng Việt của nó rồi mới hiểu cả câu. Tuy nhiên
khi nói, trong đầu người học tồn tại những suy nghĩ bằng
tiếng Việt, cần chuyển thể sang ngoại ngữ. Do đó người
học chưa từng làm điều này nên luôn cảm thấy khó khăn.
Ngoài ra, không thể nói được ngoại ngữ còn bởi người
học KHÔNG DÁM NÓI vì sợ sai, sợ bị bị chê cười vì nói
không chuẩn, không hay. Từ đó không dám thể hiện bản
thân, không dám nói khiến kỹ năng nói ngày càng thui chột.
Không nghe được
Không thể nghe được khi giao tiếp ngoại ngữ hay còn gọi
là “ĐIẾC” là một căn bệnh rất phổ biến với người học
ngoại ngữ. Vậy nguyên nhân của việc đó là gì? * Do phát âm sai
Khả năng phát âm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nghe
hiểu của một người. Khi phát âm sai thì bạn sẽ không
nhận ra từ đó nếu nó xuất hiện trong đoạn hội thoại khi nó phát âm đúng.
* Do không có vốn từ vựng
Từ vựng quyết định rất lớn trong cả nghe, nói, đọc hiểu
trong việc học ngoại ngữ. Khi bạn không có đủ vốn từ
vựng thì sẽ trở thành một rào cản để bạn hiểu tiếng đó.
Một đoạn hội thoại mà người đối thoại sử dụng một
lượng từ vựng mà chúng ta không hiểu nghĩa hay nói
cách khác nó là “từ mới” đối với ta. Lượng từ mới trong
đoạn thông tin càng nhiều thì khiến ta khó hiểu. * Do phản xạ chậm
Do tư duy dịch “WORD BY WORD” khiến cho não bộ
bận xử lý thông tin dịch sang tiếng Việt nên sẽ mất một
thời gian để hiểu trong khi nghe. Khó khăn đó được gọi là
“phản xạ chậm”. Và khi đó bạn thường bị lỡ mất nhiều từ,
đoạn khi nghe nên sẽ không thể hiểu hết nghĩa của cả đoạn hội thoại.
Thiếu động lực
Khi học một ngôn ngữ mới, động lực tạo ra sự khác biệt
lớn giữa những người thông thạo ngoại ngữ với những
người chỉ biết một vài từ. Động lực có thể ảnh hưởng đến
nhiều khía cạnh hỗ trợ cho việc học ngôn ngữ. Ví dụ,
động lực có thể khiến người học tương tác nhiều hơn với
người bản ngữ và sử dụng các mẹo học tập. Động lực
giúp học viên thực hiện các bài kiểm tra và đạt thành tích
tốt.Vì vậy, nếu bạn đang tìm ra cách học một ngôn ngữ
mới, hãy xem xét lại lý do tại sao bạn làm điều đó.
Giải pháp: Giữ động lực trong suốt quá trình học tập. Khi
bạn đã hiểu sâu về các quy tắc ngữ pháp và danh sách từ
vựng, bạn có thể dễ dàng quên lý do thực sự mà bạn đang
học một ngôn ngữ. Có một cách để duy trì động lực học
là ghi nhật ký. Hãy dành ra một vài phút mỗi ngày để viết
về lý do bạn đang học ngoại ngữ và kỹ năng mới này có ý
nghĩa như thế nào đối với bạn. Một khi trình độ ngôn ngữ
của bạn được cải thiện, bạn thậm chí có thể viết về động
lực của mình bằng chính ngôn ngữ đó. Khi cảm thấy mất
động lực, bạn chỉ cần đọc qua những gì bạn đã viết để lấy
lại tinh thần. Ngoài ra, bạn có thể đặt một bức tranh về
nơi bạn muốn đi trong tương lai để tạo động lực.
Tâm lý rụt rè, lo lắng
Trạng thái lo lắng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng
học ngoại ngữ. Nếu bạn ngại luyện tập kỹ năng ngôn ngữ,
bạn sẽ không tiến bộ nhanh chóng. Một nghiên cứu cho
rằng lo lắng có thể dẫn đến tức giận và thất vọng - trạng
thái tâm lý hoàn toàn không có lợi cho quá trình học tập.
Giải pháp: Nhận thức được cảm xúc của chính bạn và cố
gắng xây dựng sự tự tin cho mình.
Bạn có thể lo lắng, hãy xác định nguyên nhân dẫn đến
trạng thái tâm lý này. Sự tự nhận thức không chỉ có thể
làm giảm sự căng thẳng mà còn giúp bạn tìm cách giải
quyết vấn đề liên quan đến cảm xúc.Bạn có thể tăng sự tự
tin bằng cách tự khẳng định năng lực của bản thân. Chẳng
hạn, hãy lặp lại sau tôi: “Tôi là một người học ngoại ngữ
có năng lực và có kỹ năng”.
Luận cứ: Những cách để học tốt ngoại ngữ.
• Tham gia các câu lạc bộ ngoại ngữ
• Xem phim, nghe nhạc, đọc báo nước ngoài • Học mỗi ngày
• Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể
• Quan trọng là phải kiên trì • …
2. Xây dựng các slide cho bài thuyết trình này Slide 1: Slide 2: Slide 3: Slide 4: Slide 5: Slide 6: Slide 7: Slide 8: Slide 9 Slide 10 Slide 12 Slide 13