Bài tiểu luận môn An toàn lao động đề tài "An toàn lao động cho nhân viên vận hành nhà máy | Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh"

Bài tiểu luận môn An toàn lao động đề tài "An toàn lao động cho nhân viên vận hành nhà máy" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD|36086670
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG MÔI TRƯỜNG CÔNG
NGHIỆP
TIỂU LUẬN
AN TOÀN LAO ĐỘNG CHO NHÂN VIÊN VẬN HÀNH MÁY
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 1
3. Nội dung đề tài ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY ................................................................ 2
1.1. Khái niệm .................................................................................................... 2
1.2. Cấu tạo chung ............................................................................................. 2
1.3. Vùng nguy hiểm, vùng an toàn của máy .................................................... 2
CHƯƠNG 2. CÁC MỐI NGUY HIỂM KHI VẬN HÀNH MÁY ...................... 3
2.1. Chuyển động của máy................................................................................. 3
2.2. Hành động ................................................................................................... 5
CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH VẬN HÀNH AN TOÀN ......................................... 7
3.1. Một số biện pháp phòng tránh các mối nguy hiểm từ thiết bị máy móc .... 7
3.2. Quy trình vận hành máy an toàn cho nhân viên vận hành máy .................. 8
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 10
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... 10
lOMoARcPSD|36086670
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, công nghiệp ngày càng phát triển, y móc phục vụ hầu hết cho quá
trình sản xuất, chính vậy, lao động làm việc liên quan đến y móc cũng chiếm một
số lượng lớn. Theo thống kê từ Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2020, có khoảng 5,5
triệu lao động m việc ngành công nghiệp tại Việt Nam, trong đó khoảng 3,7 triệu
lao động làm việc với y móc, tương đương với tỷ lệ 67,2%. Tuy làm việc với y
móc thiết bị phức tạp, nhưng thực tế cho thấy rằng, phần lớn người lao động chưa tiếp
cận được với các phương pháp và quy trình an toàn vệ sinh lao động khi làm việc. Theo
thông báo tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2022 của Bộ Lao động Thương
binh xã hội, nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động do người sử dụng không xây dựng quy
trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 12,09% tổng số vụ tai nạn lao động và 12,98%
tổng số người chết. Sinh viên trong lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến y móc đang theo
học tại các sở giáo dục bậc đại học, cao đẳng cũng được thực hành trên các thiết bị
máy móc, nhưng hầu hết sinh viên chưa hiểu được các chuẩn an toàn để tự bảo vệ bản
thân. Chính thế, nhóm chọn đề tài “An toàn vệ sinh lao động cho người vận hành
máy” làm tiểu luận để kết thúc môn học An toàn lao động trong môi trường công nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tiểu luận được nghiên cứu nhằm mục đích giúp các thành viên có kiến thức
sở về an toàn vệ sinh trong vận hành máy, nhận biết được các yếu tố nguy hiểm có thể
khi vận hành thiết bị máy móc. Bên cạnh đó, cũng thể hiểu được quy trình vận
hành máy móc một cách an toàn, đồng thời, đây cũng nguồn i liệu tham khảo cho
các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu về an toàn vệ sinh lao động trong quá trình vận hành
máy móc.
3. Nội dung đề tài
Đề tài có những nội dung chính sau:
- Tổng quan về máy
- Các mối nguy hiểm khi vận hành máy
- Quy trình vận hành an toàn
lOMoARcPSD|36086670
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY
1.1. Khái niệm
Máy là một thiết bị nhiều bộ phận chuyển động, sử dụng năng lượng để thực
hiện một loại công việc cụ thể. Lĩnh vực ng nghiệp rất nhiều loại máy khác nhau,
như: y tiện, máy mài, máy CNC, máy hàn, máy khoan,...
1.2. Cấu tạo chung
Các loại máy trong công nghiệp thường có cấu tạo chung gồm:
- Khung y: là bộ phận chịu tải trọng của y và cũng nơi gắn c bộ
phận khác nhau của máy.
- Động cơ: là bộ phận tạo ra năng lượng động cho máy. Động có thể hoạt
động bằng điện, dầu, khí, nước hoặc các nguồn năng lượng khác.
- Bộ truyền động: bộ phận truyền động năng lượng từ động đến các
bộ phận khác nhau của máy, bao gồm hộp số, bánh răng, trục vít, vòng bi,...
- Bộ điều khiển: là bộ phận điều khiển các hoạt động của máy, bao gồm các
bộ điều khiển điện tử, bộ điều khiển PLC (Progammable Logic Controller),...
- Bộ phận thực hiện công việc: bộ phận thực hiện các công việc cụ thể
của máy, bao gồm: dao cắt, búa đập, bánh răng xoắn,....
- Hệ thống bôi trơn: hệ thống bôi trơn các bộ phận của y để giảm ma
sát và gia tăng tuổi thọ của máy.
- Hệ thống làm mát: là hệ thống giúp làm mát động cơ và các bộ phận khác
của máy để tránh quá nhiệt và đảm bảo hoạt động bền vững của máy.
1.3. Vùng nguy hiểm, vùng an toàn của máy
- Vùng nguy hiểm của máy
Thứ nhất, các vùng chứa bộ phận truyền động, chuyển động của y: máy móc
thường hoạt động với công suất lớn, nên bộ phận truyền động, chuyển động của chúng
cũng được xoay hoặc di chuyển với tốc độ rất cao, thể y ra những vết cắt, chấn
thương nghiêm trọng hoặc thậm chí có thể gây tử vong nếu người lao động vô tình tiếp
xúc với chúng. Tuy đây là vùng nguy hiểm nhất của một chiếc y, nhưng hầu như lại
không được bảo vệ bởi các phần che chắn, điều này làm tăng nguy cơ tiếp xúc giữa con
người với bộ phận nguy hiểm của máy.
lOMoARcPSD|36086670
Thứ hai, vùng cắt, đâm, mài bào: Đây là khu vực chứa lưỡi cưa, dao, mũi khoan,
máy phay,... Vùng này thường di chuyển nhanh để cắt, mài hoặc bào vật liệu, do đó, nó
chứa những bộ phận sắc nhọn, khả năng gây thương tích cao khi tiếp xúc. Ngoài ra,
trong quá trình cắt, mài, bào vật liệu, cũng có thể tạo ra những mảnh vụn kim loại hoặc
bụi có thể văng, bắn gây tổn thương cho mắt, mũi và miệng của người lao động.
Thứ ba, vùng điện: đây được xem là vùng nguy hiểm vì nó chứa nguy cơ bị điện
giật hoặc cháy nổ. Trong một máy công nghiệp, những điểm tiếp xúc điện, đường
dây, bộ điểu khiển các linh kiện điện khác. Nếu các linh kiện này bị hỏng hoặc không
được bảo trì đúng cách, chúng sẽ trở thành nguyên nhân y ra tai nạn cho người lao
động. Ngoài ra, các nguyên liệu đầu vào bằng kim loại như sắt, đồng, nhôm,... thể
dẫn điện, nếu y điện của thiết bị bị hở hoặc hư hỏng, các kim loại y cũng làm tăng
nguy cơ điện giật.
- Vùng an toàn của máy
Vùng an toàn của máy những khu vực người lao động thể làm việc không
gặp bất kỳ nguy hiểm gì. Các vùng an toàn thường được thiết kế và định vị trên máy để
giảm thiểu nguy cơ tai nạn. Một số vùng an toàn trên máy:
Thứ nhất, vùng làm việc: vùng y được thiết đảm bảo sự an toàn cho người lao
đồng khi làm việc với máy, vùng làm việc sẽ được bố trí hợp lý để giảm thiểu khả năng
tiếp xúc giữa người lao động với các bộ phận truyền động, chuyển động.
Thứ hai, vùng an toàn khởi động: đây là vùng cho phép người lao động đứng
nơi an toàn khi máy móc được khởi động.
CHƯƠNG 2. CÁC MỐI NGUY HIỂM KHI VẬN HÀNH MÁY
2.1. Chuyển động của máy
Tai nạn lao động xảy ra với nhiều nguyên nhân, chính những thiết bị, máy móc
hỗ trợ cho công việc cũng là một trong những yếu tố nguy hiểm gây ra tai nạn lao động.
Chuyển động của máy là quá trình thực hiện việc thay đổi vị trí, tốc độ và hướng
di chuyển của các bộ phận bên trong y trong quá trình hoạt động. Sự chuyển động
của máy được tạo ra bởi sự tương tác giữa các bộ phận của máy, gồm ba bộ phận tương
tác chính: động cơ, bộ phận truyền động, bộ phận thực hiện công việc. Khi thiết bị máy
móc được khởi động, tồn tại nhiều mối nguy hiểm cho người vận hành. hai loại
chuyển động chính trong máy, đó là chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến.
lOMoARcPSD|36086670
- Chuyển động quay
OSHAcademy định nghĩa chuyển động quay là chuyển động tròn quanh một trục
hoặc tâm, như các mối nối quay, các đồng trục, cams, ly hợp, bánh xe quay, đầu trục và
trục quay. Các bộ phận y khi chuyển động thể kẹp quần áo hoặc làm cho một bộ
phận nào đó trên thể người rơi vào vùng nguy hiểm. Ngay cả khi các bộ phận của
máy quay bề mặt trơn nhẵn ng thể y ra nguy hiểm, trên bề mặt nhẵn của
máy quay, thể xuất hiện một số chi tiết thừa. Các chi tiết nhô ra như ốc vít hoặc những
mảnh vụn kim loại, nhựa cứng, thường xuất hiện trên bề mặt các bộ phận gia công sau
khi được cắt, mài hoặc khoan cũng khả ng y ra nguy hiểm cho con người, bởi
những vật này có thể gây xước bề mặt da cơ thể.
Một số vụ tai nạn lao động y ra bởi chuyển động quay tại Việt Nam như: anh
Phạm Ngọc Em (35 tuổi, ngụ Đồng Nai), ng nhân của công ty Hyosung, trong lúc m
việc gần máy làm sợi lốp ô tô, nam công nhân bất ngờ bị cuốn vào máy, do vết thương
quá nặng, nạn nhân đã không qua khỏi. Một trường hợp khác cũng thương m không
kém, anh N.V.C, công nhân vận hành máy ở công ty sản xuất giấy tại Bình Dương đã tử
vong bị cuốn vào máy nghiền giấy.
- Các điểm kẹp, các chuyển động tịnh tiến
Các điểm kẹp xuất hiện khi các bộ phận quay hoặc chuyển động tuyến tính tiếp
với nhau, c điểm kẹp này rất nguy hiểm, chúng thể y ra thương tích cho người
vận hành nếu bị kẹt tay, hoặc bị kẹp chặt bộ phận của cơ thể vào máy. Một số ảnh minh
họa về các điểm kẹp trong khi vận hành y:
lOMoARcPSD|36086670
Hình 2.1. Điểm kẹp khi các bộ phận quay tiếp xúc với nhau
Các bộ phận trên quay song song ngược chiều nhau, các bộ phận tiếp xúc với nhau
tạo ra những khe hở rất nhỏ, đây là những điểm kẹp.
Hình 2.2. Điểm kẹp khi các bộ phận chuyển động tuyến tính tiếp xúc với nhau
Hình 2.2 là sự phối hợp chuyển động giữa bộ phận quay và bộ phận chuyển động
tịnh tiến, tiếp điểm giữa chúng chính là các điểm kẹp. Điểm tiếp xúc giữa đai truyền lực
và ròng rọc tạo nên điểm kẹp hoặc xích và đĩa xích, giá đỡ và bánh răng,...
2.2. Hành động
Hành động thể được hiểu quá trình thao tác hoặc vận hành máy móc để thực
hiện một công việc cụ thể. Hành động có thể bao gồm nhiều hoạt động như: khởi động,
dừng y, vận hành máy, điều chỉnh bảo trì y móc. Nếu những hoạt động trên
không được thực hiện đúng cách và an toàn, sẽ gây ra tai nạn và thương tích cho người
sử dụng máy móc. Một số thao tác phổ biến được thực hiện trên máy công nghiệp như:
thao tác cắt bằng tay (gọt, bào,...), thao tác cắt tách kim loại (shearing), thao tác dập
(uốn).
- Thao tác cắt bằng tay
Những thao tác cắt nguyên liệu đầu vào thể liên quan đến các chuyển động
như chuyển động quay tròn, chuyển động tịnh tiến, chuyển động ngang. Chuyển động
tròn để thực hiện cắt nguyên liệu đầu o thể nhìn thấy y tiện, khi trục quay quay
tròn phôi sẽ tạo ra tốc độ cắt, dao cắt sẽ chuyển động tịnh tiến ngang để thực hiện tiện
chi tiết. Trong quá trình này, một số tai nạn thể xảy ra nếu người lao động không tuân
lOMoARcPSD|36086670
thủ các quy tắc an toàn hoặc máy móc thiết bị không được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.
Chẳng hạn như: tai nạn với dao cắt một trong những tai nạn thường gặp khi sử dụng
các loại máy để cắt chi tiết, nguyên nhân chính là do người lao động không tuân thủ quy
trình an toàn, không mang đầy đủ các thiết bị bảo hộ, không tập trung trong quá trình
thực hiện công việc hoặc dao cắt bị lỗi, bị hỏng. Tai nạn với khối chính: khối chính
thể y ra tai nạn nếu bị mất cân bằng hoặc bị lỗi khi đang hoạt động. Đối với y
cắt phôi bàn trượt, người lao động sẽ nguy cơ bị cắt trúng tay rất cao, bởi không
có bất kỳ bảo hộ che chắn nào.
Hình 2.3. Thao tác cắt và chuyển động của máy cắt - Thao tác
cắt tách (shearing), dập (uốn)
Thao tác shearing là một quá trình cắt kim loại hoặc các vật liệu khác bằng cách
áp dụng một lực cắt mạnh tại một điểm trên vật liệu. Quá trình y được thực
hiện bằng việc gây áp lực lên thanh trượt hoặc dao để cắt vật liệu.
lOMoARcPSD|36086670
Hình 2.4. Thao tác cắt tấm kim loại
Thao tác dập (uốn) cũng nguyên hoạt động tương tự thao tác shearing,
cũng được vận hành bằng cách sử dụng một áp lực lớn dập kim loại nhằm tạo hình chi
tiết cần thiết.
Hình 2.5. Thao tác dập kim loại
Vùng nguy hiểm của những thao tác y là nơi vật được đưa o, giữ để cắt
và lấy chi tiết đã cắt, nó được gọi là điểm vận hành (point of operation). Đây nơi
dao cắt hoặc thanh trượt tiếp xúc với vật liệu để thực hiện thao tác cắt hoặc dập kim loại.
Người vận nguy cơ sẽ bị tổn thương nếu các bộ phận cắt hoặc thanh trượt dập tiếp
xúc với người vận hành.
CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH VẬN HÀNH AN TOÀN
3.1. Một số biện pháp phòng tránh các mối nguy hiểm từ thiết bị máy móc
Trong quá trình tiếp c với máy móc, chúng ta không thể loại bỏ tất cả mối nguy
có khả năng xảy ra, nhưng chúng ta có thể cải tiến các thiết bị để nó trở nên an toàn hơn
cho người vận hành máy. Một số đề xuất bảo vệ an toàn máy:
- Đối với những máy móc bộ phận truyền động, chuyển động hoặc lưỡi
cưa của y cắt nên được lắp thêm tấm chắn khóa, điều này sẽ giúp giảm nguy
cơ người lao động tình ngã vào khu vực máy hoạt động hoặc quần áo của họ bị kẹt.
Bên cạnh đó, những khu vực máy hoạt động với công suất lớn, không cần thiết sự
tham gia của con người để vận hành y chúng thể vận hành thông qua bộ điều
khiển, những khu vực đó nên được xây hàng rào bảo vệ, đảm bảo khoảng cách an toàn
giữa lối đi với khu vực máy hoạt động.
lOMoARcPSD|36086670
- Một cách phòng tránh rủi ro chủ động khác là sử dụng các thiết bị bảo hộ
cá nhân (PPE) trong khu vực làm việc, những thiết bị bảo hộ này cần được sản xuất với
chất ợng cao, đúng quy chuẩn đảm bảo an toàn cho người sử dụng. giúp ngăn
người lao động bị thương nơi làm việc, hoặc giảm tlệ thương tật xuống mức thấp
nhất. Chẳng hạn nđội bảo hộ sẽ phòng tránh được rủi ro vật rơi, đổ từ trên cao,
hoặc mặt nhàn giúp ngăn chặn nguy cơ bị ánh sáng m tổn thương giác mạc mùi
khí khi kim loại bị oxy hóa,….
- Bảo trì một quy trình cần thiết để giữ cho thiết bị y móc được vận
hành ổn định và hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi bước vào kiểm tra các bộ phận của máy,
công nhân bảo trì cần để biển cảnh báo hoặc sử dụng quy trình LOTO để khóa nguồn
cung cấp năng lượng hoạt động, tránh trường hợp máy khởi động ngoài ý muốn.
3.2. Quy trình vận hành máy an toàn cho nhân viên vận hành máy
Quy trình làm việc với y có ba giai đoạn bản người vận hành máy cần
chú ý và thực hiện các biện pháp an toàn, đó là: trước khi làm việc, trong quá trình làm
việc và sau khi làm việc.
Để tiếp xúc với y móc thiết bị, người vận hành cần phải được trang bị đầy đủ
kiến thức về y, cách xử lý tình huống với máy móc thiết bị đó. Trước khi khởi động
máy để thực hiện công việc, nhân viên vận hành cần thực hiện một số thao tác kiểm tra
máy như: kiểm tra sự cách điện của máy, xác định những mối nguy thể gây tổn thương
cho bản thân xung quanh y khu vực m việc, xác định vùng an toàn của máy,
chạy thử y và quan sát sự ổn định của y trước khi bắt đầu làm việc. Những bước
trên có thể hỗ trợ người vận hành y có thể nắm bắt được tình hình xung quanh, phát
hiện được nguy cơ phòng tránh chúng. Đồng thời, nhân viên vận hành cần chuẩn bị
trang bị bảo hộ cho quá trình làm việc.
Sau khi thực hiện những bước kiểm tra máy sơ bộ, người vận hành có thể bắt đầu
thực hiện công việc trên y. Trong quá trình thực hiện, nhân viên vận hành cần mang
đầy đủ thiết bị bảo hộ cần thiết mang trong suốt quá trình thao tác với y. Người
vận hành cần chú ý tập trung đến chuyển động của máy, nếu mất tập trung trong quá
trình làm việc, có thể thao tác sai và gây ra tai nạn cho chính người lao động.
Khi đã hoàn thành những công việc cần thiết, người vận hành máy cần ngắt nguồn
năng lượng cung cấp cho y, vệ sinh y nếu cần thiết đặt công cụ dụng cụ đúng
lOMoARcPSD|36086670
nơi quy định. Kiểm tra lần cuối trước khi bàn giao tình trạng máy móc thiết bị, có thể sử
dụng phương pháp checklist đđảm bảo máy được giữ trạng thái an toàn cho người
thực hiện công việc sau.
3.3.
KẾT LUẬN
Ngành công nghiệp thế giới nói chung Việt Nam nói riêng luôn chiếm một
phần tương đối lớn trong cấu ngành. Đặc tcủa ngành công nghiệp sử dụng rất
nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất và chế tạo. Máy là một thiết
bị nhiều bộ phận chuyển động, sử dụng năng lượng chủ yếu từ điện để vận hành,
chính thế, khi sử dụng máy để thực hiện công việc, người vận nh cần được huấn
luyện các kiến thức về máy và phương pháp an toàn trong quá trình thao tác với y,
đồng thời, nhân viên vận hành cần lưu ý một số mối nguy hiểm từ máy (chuyển động
quay, các điểm kẹp chuyển động tịnh tiến) và cả từ chính những thao tác của bản thân
(thao tác cắt gọt, shearing, dập,…). Để xác định được những mối nguy tốt hơn và phòng
ngừa chúng, nhân viên vận hành cần chú ý đến vùng an toàn vùng nguy hiểm của
máy.
Để phòng ngừa rủi ro cho những người tiếp xúc với máy, máy nên được thiết kế
tấm chắn những vùng truyền động, chuyển động, vùng lưỡi cưa, dao cắt, bên
cạnh đó, người lao động cũng cần tự chủ động trang bị cho mình những thiết bị bảo hộ,
kiến thức về y an toàn vệ sinh trong môi trường m việc với máy móc thiết bị,
thực hiện theo quy trình m việc an toàn, bên cạnh đó, kiểm tra tình trạng an toàn của
máy sau khi làm việc có thể hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn tại nơi làm việc. Hiện
nay, Nhà nước vẫn luôn có chính sách khuyến khích, hỗ trợ ng tác huấn luyện an toàn
cho người lao động, nhưng mức độ tiếp cận chưa phổ biến. thể nói, an toàn không
làm cho bạn giàu lên vmặt vật chất, nhưng an toàn giúp bạn không mất đi những
bạn đang có. Mỗi ngày, được về nhà lành lặn sau ngày m việc đã là một loại may mắn,
chúng ta hoàn toàn thể chủ động trong việc bảo vệ bản thân mình khỏi tai nạn lao
động. Chính vậy, nhân viên vận hành máy móc thiết bị nói chung mỗi người n
nói riêng đều cần hình thành duy an toàn để bảo vệ bản thân những người khác
khỏi rủi ro.
lOMoARcPSD|36086670
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh
OSHAcademy (2018), Machine Safeguarding (Basic).
OSHAcademy (2020), Introduction to Machine Guarding.
SafeWork NSW, Guide to Machine Safety.
Workplace Health and Safety Queensland (2019), Guide to machinery and Equipment
safety.
Tiếng Việt
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2021), Đồng Nai: Nam công nhân bị cuốn vào
máy làm sợi lốp ô tô dẫn đến tử vong. Trang thông tin điện tử - Cục an toàn lao động.
https://antoanlaodong.gov.vn/vi/tintuc_chitiet/tai-nan-lao-dong/dong-nainam-
congnhan-bi-cuon-vao-may-lam-soi-lop-oto-dan-den-tu-vong (truy cập ngày
19/03/2023) Thiên Lý (2021), Nam công nhân tử vong sau khi bị cuốn và máy nghiền
giấy.
https://vov.vn/xa-hoi/nam-cong-nhan-tu-vong-sau-khi-bi-cuon-vao-may-nghien-
giay863820.vov (truy cập ngày 19/03/2023).
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2022), Thông báo tình hình tai nạn lao động 6
tháng đầu năm 2022.
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Điểm kẹp khi các bộ phận quay tiếp xúc với nhau
Hình 2.2. Điểm kẹp khi các bộ phận chuyển động tuyến tính tiếp xúc với nhau
Hình 2.3. Thao tác cắt và chuyển động của máy cắt
Hình 2.4. Thao tác cắt tấm kim loại
Hình 2.5. Thao tác dập kim loại
| 1/11

Preview text:

lOMoARcPSD| 36086670
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP TIỂU LUẬN
AN TOÀN LAO ĐỘNG CHO NHÂN VIÊN VẬN HÀNH MÁY
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 1
3. Nội dung đề tài ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY ................................................................ 2
1.1. Khái niệm .................................................................................................... 2
1.2. Cấu tạo chung ............................................................................................. 2
1.3. Vùng nguy hiểm, vùng an toàn của máy .................................................... 2
CHƯƠNG 2. CÁC MỐI NGUY HIỂM KHI VẬN HÀNH MÁY ...................... 3
2.1. Chuyển động của máy................................................................................. 3
2.2. Hành động ................................................................................................... 5
CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH VẬN HÀNH AN TOÀN ......................................... 7
3.1. Một số biện pháp phòng tránh các mối nguy hiểm từ thiết bị máy móc .... 7
3.2. Quy trình vận hành máy an toàn cho nhân viên vận hành máy .................. 8
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 10
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... 10 lOMoARcPSD| 36086670 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, công nghiệp ngày càng phát triển, máy móc phục vụ hầu hết cho quá
trình sản xuất, chính vì vậy, lao động làm việc liên quan đến máy móc cũng chiếm một
số lượng lớn. Theo thống kê từ Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2020, có khoảng 5,5
triệu lao động làm việc ngành công nghiệp tại Việt Nam, trong đó có khoảng 3,7 triệu
lao động làm việc với máy móc, tương đương với tỷ lệ 67,2%. Tuy làm việc với máy
móc thiết bị phức tạp, nhưng thực tế cho thấy rằng, phần lớn người lao động chưa tiếp
cận được với các phương pháp và quy trình an toàn vệ sinh lao động khi làm việc. Theo
thông báo tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2022 của Bộ Lao động – Thương
binh xã hội, nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động do người sử dụng không xây dựng quy
trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 12,09% tổng số vụ tai nạn lao động và 12,98%
tổng số người chết. Sinh viên trong lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến máy móc đang theo
học tại các cơ sở giáo dục bậc đại học, cao đẳng cũng được thực hành trên các thiết bị
máy móc, nhưng hầu hết sinh viên chưa hiểu được các chuẩn an toàn để tự bảo vệ bản
thân. Chính vì thế, nhóm chọn đề tài “An toàn vệ sinh lao động cho người vận hành
máy” làm tiểu luận để kết thúc môn học An toàn lao động trong môi trường công nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tiểu luận được nghiên cứu nhằm mục đích giúp các thành viên có kiến thức cơ
sở về an toàn vệ sinh trong vận hành máy, nhận biết được các yếu tố nguy hiểm có thể
có khi vận hành thiết bị máy móc. Bên cạnh đó, cũng có thể hiểu được quy trình vận
hành máy móc một cách an toàn, đồng thời, đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho
các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu về an toàn vệ sinh lao động trong quá trình vận hành máy móc.
3. Nội dung đề tài
Đề tài có những nội dung chính sau:
- Tổng quan về máy
- Các mối nguy hiểm khi vận hành máy
- Quy trình vận hành an toàn lOMoARcPSD| 36086670
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY
1.1. Khái niệm
Máy là một thiết bị có nhiều bộ phận chuyển động, sử dụng năng lượng để thực
hiện một loại công việc cụ thể. Lĩnh vực công nghiệp có rất nhiều loại máy khác nhau,
như: máy tiện, máy mài, máy CNC, máy hàn, máy khoan,...
1.2. Cấu tạo chung
Các loại máy trong công nghiệp thường có cấu tạo chung gồm: -
Khung máy: là bộ phận chịu tải trọng của máy và cũng là nơi gắn các bộ phận khác nhau của máy. -
Động cơ: là bộ phận tạo ra năng lượng động cho máy. Động cơ có thể hoạt
động bằng điện, dầu, khí, nước hoặc các nguồn năng lượng khác. -
Bộ truyền động: là bộ phận truyền động năng lượng từ động cơ đến các
bộ phận khác nhau của máy, bao gồm hộp số, bánh răng, trục vít, vòng bi,... -
Bộ điều khiển: là bộ phận điều khiển các hoạt động của máy, bao gồm các
bộ điều khiển điện tử, bộ điều khiển PLC (Progammable Logic Controller),... -
Bộ phận thực hiện công việc: là bộ phận thực hiện các công việc cụ thể
của máy, bao gồm: dao cắt, búa đập, bánh răng xoắn,.... -
Hệ thống bôi trơn: là hệ thống bôi trơn các bộ phận của máy để giảm ma
sát và gia tăng tuổi thọ của máy. -
Hệ thống làm mát: là hệ thống giúp làm mát động cơ và các bộ phận khác
của máy để tránh quá nhiệt và đảm bảo hoạt động bền vững của máy.
1.3. Vùng nguy hiểm, vùng an toàn của máy
- Vùng nguy hiểm của máy
Thứ nhất, các vùng chứa bộ phận truyền động, chuyển động của máy: máy móc
thường hoạt động với công suất lớn, nên bộ phận truyền động, chuyển động của chúng
cũng được xoay hoặc di chuyển với tốc độ rất cao, có thể gây ra những vết cắt, chấn
thương nghiêm trọng hoặc thậm chí có thể gây tử vong nếu người lao động vô tình tiếp
xúc với chúng. Tuy đây là vùng nguy hiểm nhất của một chiếc máy, nhưng hầu như lại
không được bảo vệ bởi các phần che chắn, điều này làm tăng nguy cơ tiếp xúc giữa con
người với bộ phận nguy hiểm của máy. lOMoARcPSD| 36086670
Thứ hai, vùng cắt, đâm, mài bào: Đây là khu vực chứa lưỡi cưa, dao, mũi khoan,
máy phay,... Vùng này thường di chuyển nhanh để cắt, mài hoặc bào vật liệu, do đó, nó
chứa những bộ phận sắc nhọn, có khả năng gây thương tích cao khi tiếp xúc. Ngoài ra,
trong quá trình cắt, mài, bào vật liệu, cũng có thể tạo ra những mảnh vụn kim loại hoặc
bụi có thể văng, bắn gây tổn thương cho mắt, mũi và miệng của người lao động.
Thứ ba, vùng điện: đây được xem là vùng nguy hiểm vì nó chứa nguy cơ bị điện
giật hoặc cháy nổ. Trong một máy công nghiệp, có những điểm tiếp xúc điện, đường
dây, bộ điểu khiển và các linh kiện điện khác. Nếu các linh kiện này bị hỏng hoặc không
được bảo trì đúng cách, chúng sẽ trở thành nguyên nhân gây ra tai nạn cho người lao
động. Ngoài ra, các nguyên liệu đầu vào bằng kim loại như sắt, đồng, nhôm,... có thể
dẫn điện, nếu dây điện của thiết bị bị hở hoặc hư hỏng, các kim loại này cũng làm tăng nguy cơ điện giật.
- Vùng an toàn của máy
Vùng an toàn của máy là những khu vực người lao động có thể làm việc mà không
gặp bất kỳ nguy hiểm gì. Các vùng an toàn thường được thiết kế và định vị trên máy để
giảm thiểu nguy cơ tai nạn. Một số vùng an toàn trên máy:
Thứ nhất, vùng làm việc: vùng này được thiết đảm bảo sự an toàn cho người lao
đồng khi làm việc với máy, vùng làm việc sẽ được bố trí hợp lý để giảm thiểu khả năng
tiếp xúc giữa người lao động với các bộ phận truyền động, chuyển động.
Thứ hai, vùng an toàn khởi động: đây là vùng cho phép người lao động đứng ở
nơi an toàn khi máy móc được khởi động.
CHƯƠNG 2. CÁC MỐI NGUY HIỂM KHI VẬN HÀNH MÁY
2.1. Chuyển động của máy
Tai nạn lao động xảy ra với nhiều nguyên nhân, chính những thiết bị, máy móc
hỗ trợ cho công việc cũng là một trong những yếu tố nguy hiểm gây ra tai nạn lao động.
Chuyển động của máy là quá trình thực hiện việc thay đổi vị trí, tốc độ và hướng
di chuyển của các bộ phận bên trong máy trong quá trình hoạt động. Sự chuyển động
của máy được tạo ra bởi sự tương tác giữa các bộ phận của máy, gồm ba bộ phận tương
tác chính: động cơ, bộ phận truyền động, bộ phận thực hiện công việc. Khi thiết bị máy
móc được khởi động, nó tồn tại nhiều mối nguy hiểm cho người vận hành. Có hai loại
chuyển động chính trong máy, đó là chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến. lOMoARcPSD| 36086670
- Chuyển động quay
OSHAcademy định nghĩa chuyển động quay là chuyển động tròn quanh một trục
hoặc tâm, như các mối nối quay, các đồng trục, cams, ly hợp, bánh xe quay, đầu trục và
trục quay. Các bộ phận này khi chuyển động có thể kẹp quần áo hoặc làm cho một bộ
phận nào đó trên cơ thể người rơi vào vùng nguy hiểm. Ngay cả khi các bộ phận của
máy quay có bề mặt trơn nhẵn cũng có thể gây ra nguy hiểm, vì trên bề mặt nhẵn của
máy quay, có thể xuất hiện một số chi tiết thừa. Các chi tiết nhô ra như ốc vít hoặc những
mảnh vụn kim loại, nhựa cứng, thường xuất hiện trên bề mặt các bộ phận gia công sau
khi được cắt, mài hoặc khoan cũng có khả năng gây ra nguy hiểm cho con người, bởi
những vật này có thể gây xước bề mặt da cơ thể.
Một số vụ tai nạn lao động gây ra bởi chuyển động quay tại Việt Nam như: anh
Phạm Ngọc Em (35 tuổi, ngụ Đồng Nai), công nhân của công ty Hyosung, trong lúc làm
việc gần máy làm sợi lốp ô tô, nam công nhân bất ngờ bị cuốn vào máy, do vết thương
quá nặng, nạn nhân đã không qua khỏi. Một trường hợp khác cũng thương tâm không
kém, anh N.V.C, công nhân vận hành máy ở công ty sản xuất giấy tại Bình Dương đã tử
vong bị cuốn vào máy nghiền giấy.
- Các điểm kẹp, các chuyển động tịnh tiến
Các điểm kẹp xuất hiện khi các bộ phận quay hoặc chuyển động tuyến tính tiếp
với nhau, các điểm kẹp này rất nguy hiểm, chúng có thể gây ra thương tích cho người
vận hành nếu bị kẹt tay, hoặc bị kẹp chặt bộ phận của cơ thể vào máy. Một số ảnh minh
họa về các điểm kẹp trong khi vận hành máy: lOMoARcPSD| 36086670
Hình 2.1. Điểm kẹp khi các bộ phận quay tiếp xúc với nhau
Các bộ phận trên quay song song và ngược chiều nhau, các bộ phận tiếp xúc với nhau
tạo ra những khe hở rất nhỏ, đây là những điểm kẹp.
Hình 2.2. Điểm kẹp khi các bộ phận chuyển động tuyến tính tiếp xúc với nhau
Hình 2.2 là sự phối hợp chuyển động giữa bộ phận quay và bộ phận chuyển động
tịnh tiến, tiếp điểm giữa chúng chính là các điểm kẹp. Điểm tiếp xúc giữa đai truyền lực
và ròng rọc tạo nên điểm kẹp hoặc xích và đĩa xích, giá đỡ và bánh răng,...
2.2. Hành động
Hành động có thể được hiểu là quá trình thao tác hoặc vận hành máy móc để thực
hiện một công việc cụ thể. Hành động có thể bao gồm nhiều hoạt động như: khởi động,
dừng máy, vận hành máy, điều chỉnh và bảo trì máy móc. Nếu những hoạt động trên
không được thực hiện đúng cách và an toàn, sẽ gây ra tai nạn và thương tích cho người
sử dụng máy móc. Một số thao tác phổ biến được thực hiện trên máy công nghiệp như:
thao tác cắt bằng tay (gọt, bào,...), thao tác cắt tách kim loại (shearing), thao tác dập (uốn).
- Thao tác cắt bằng tay
Những thao tác cắt nguyên liệu đầu vào có thể liên quan đến các chuyển động
như chuyển động quay tròn, chuyển động tịnh tiến, chuyển động ngang. Chuyển động
tròn để thực hiện cắt nguyên liệu đầu vào có thể nhìn thấy ở máy tiện, khi trục quay quay
tròn phôi sẽ tạo ra tốc độ cắt, dao cắt sẽ chuyển động tịnh tiến ngang để thực hiện tiện
chi tiết. Trong quá trình này, một số tai nạn có thể xảy ra nếu người lao động không tuân lOMoARcPSD| 36086670
thủ các quy tắc an toàn hoặc máy móc thiết bị không được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.
Chẳng hạn như: tai nạn với dao cắt là một trong những tai nạn thường gặp khi sử dụng
các loại máy để cắt chi tiết, nguyên nhân chính là do người lao động không tuân thủ quy
trình an toàn, không mang đầy đủ các thiết bị bảo hộ, không tập trung trong quá trình
thực hiện công việc hoặc dao cắt bị lỗi, bị hỏng. Tai nạn với khối chính: khối chính có
thể gây ra tai nạn nếu nó bị mất cân bằng hoặc bị lỗi khi đang hoạt động. Đối với máy
cắt phôi bàn trượt, người lao động sẽ có nguy cơ bị cắt trúng tay rất cao, bởi nó không
có bất kỳ bảo hộ che chắn nào.
Hình 2.3. Thao tác cắt và chuyển động của máy cắt - Thao tác
cắt tách (shearing), dập (uốn)
Thao tác shearing là một quá trình cắt kim loại hoặc các vật liệu khác bằng cách
áp dụng một lực cắt mạnh tại một điểm trên vật liệu. Quá trình này được thực
hiện bằng việc gây áp lực lên thanh trượt hoặc dao để cắt vật liệu. lOMoARcPSD| 36086670
Hình 2.4. Thao tác cắt tấm kim loại
Thao tác dập (uốn) cũng có nguyên lý hoạt động tương tự thao tác shearing, nó
cũng được vận hành bằng cách sử dụng một áp lực lớn dập kim loại nhằm tạo hình chi tiết cần thiết.
Hình 2.5. Thao tác dập kim loại
Vùng nguy hiểm của những thao tác này là nơi mà vật được đưa vào, giữ để cắt
và lấy chi tiết đã cắt, nó được gọi là điểm vận hành (point of operation). Đây là nơi mà
dao cắt hoặc thanh trượt tiếp xúc với vật liệu để thực hiện thao tác cắt hoặc dập kim loại.
Người vận có nguy cơ sẽ bị tổn thương nếu các bộ phận cắt hoặc thanh trượt dập tiếp
xúc với người vận hành.
CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH VẬN HÀNH AN TOÀN
3.1. Một số biện pháp phòng tránh các mối nguy hiểm từ thiết bị máy móc
Trong quá trình tiếp xúc với máy móc, chúng ta không thể loại bỏ tất cả mối nguy
có khả năng xảy ra, nhưng chúng ta có thể cải tiến các thiết bị để nó trở nên an toàn hơn
cho người vận hành máy. Một số đề xuất bảo vệ an toàn máy: -
Đối với những máy móc có bộ phận truyền động, chuyển động hoặc lưỡi
cưa của máy cắt nên được lắp thêm tấm chắn và có khóa, điều này sẽ giúp giảm nguy
cơ người lao động vô tình ngã vào khu vực máy hoạt động hoặc quần áo của họ bị kẹt.
Bên cạnh đó, những khu vực máy hoạt động với công suất lớn, không cần thiết có sự
tham gia của con người để vận hành máy mà chúng có thể vận hành thông qua bộ điều
khiển, những khu vực đó nên được xây hàng rào bảo vệ, đảm bảo khoảng cách an toàn
giữa lối đi với khu vực máy hoạt động. lOMoARcPSD| 36086670 -
Một cách phòng tránh rủi ro chủ động khác là sử dụng các thiết bị bảo hộ
cá nhân (PPE) trong khu vực làm việc, những thiết bị bảo hộ này cần được sản xuất với
chất lượng cao, đúng quy chuẩn đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nó giúp ngăn
người lao động bị thương ở nơi làm việc, hoặc giảm tỷ lệ thương tật xuống mức thấp
nhất. Chẳng hạn như đội mũ bảo hộ sẽ phòng tránh được rủi ro vật rơi, đổ từ trên cao,
hoặc mặt nạ hàn giúp ngăn chặn nguy cơ bị ánh sáng làm tổn thương giác mạc và mùi
khí khi kim loại bị oxy hóa,…. -
Bảo trì là một quy trình cần thiết để giữ cho thiết bị máy móc được vận
hành ổn định và hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi bước vào kiểm tra các bộ phận của máy,
công nhân bảo trì cần để biển cảnh báo hoặc sử dụng quy trình LOTO để khóa nguồn
cung cấp năng lượng hoạt động, tránh trường hợp máy khởi động ngoài ý muốn.
3.2. Quy trình vận hành máy an toàn cho nhân viên vận hành máy
Quy trình làm việc với máy có ba giai đoạn cơ bản mà người vận hành máy cần
chú ý và thực hiện các biện pháp an toàn, đó là: trước khi làm việc, trong quá trình làm
việc và sau khi làm việc.
Để tiếp xúc với máy móc thiết bị, người vận hành cần phải được trang bị đầy đủ
kiến thức về máy, cách xử lý tình huống với máy móc thiết bị đó. Trước khi khởi động
máy để thực hiện công việc, nhân viên vận hành cần thực hiện một số thao tác kiểm tra
máy như: kiểm tra sự cách điện của máy, xác định những mối nguy có thể gây tổn thương
cho bản thân xung quanh máy và khu vực làm việc, xác định vùng an toàn của máy,
chạy thử máy và quan sát sự ổn định của máy trước khi bắt đầu làm việc. Những bước
trên có thể hỗ trợ người vận hành máy có thể nắm bắt được tình hình xung quanh, phát
hiện được nguy cơ và phòng tránh chúng. Đồng thời, nhân viên vận hành cần chuẩn bị
trang bị bảo hộ cho quá trình làm việc.
Sau khi thực hiện những bước kiểm tra máy sơ bộ, người vận hành có thể bắt đầu
thực hiện công việc trên máy. Trong quá trình thực hiện, nhân viên vận hành cần mang
đầy đủ thiết bị bảo hộ cần thiết và mang trong suốt quá trình thao tác với máy. Người
vận hành cần chú ý tập trung đến chuyển động của máy, nếu mất tập trung trong quá
trình làm việc, có thể thao tác sai và gây ra tai nạn cho chính người lao động.
Khi đã hoàn thành những công việc cần thiết, người vận hành máy cần ngắt nguồn
năng lượng cung cấp cho máy, vệ sinh máy nếu cần thiết và đặt công cụ dụng cụ đúng lOMoARcPSD| 36086670
nơi quy định. Kiểm tra lần cuối trước khi bàn giao tình trạng máy móc thiết bị, có thể sử
dụng phương pháp checklist để đảm bảo máy được giữ ở trạng thái an toàn cho người
thực hiện công việc sau. 3.3. KẾT LUẬN
Ngành công nghiệp ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn chiếm một
phần tương đối lớn trong cơ cấu ngành. Đặc thù của ngành công nghiệp là sử dụng rất
nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất và chế tạo. Máy là một thiết
bị có nhiều bộ phận chuyển động, sử dụng năng lượng chủ yếu từ điện để vận hành,
chính vì thế, khi sử dụng máy để thực hiện công việc, người vận hành cần được huấn
luyện các kiến thức về máy và phương pháp an toàn trong quá trình thao tác với máy,
đồng thời, nhân viên vận hành cần lưu ý một số mối nguy hiểm từ máy (chuyển động
quay, các điểm kẹp và chuyển động tịnh tiến) và cả từ chính những thao tác của bản thân
(thao tác cắt gọt, shearing, dập,…). Để xác định được những mối nguy tốt hơn và phòng
ngừa chúng, nhân viên vận hành cần chú ý đến vùng an toàn và vùng nguy hiểm của máy.
Để phòng ngừa rủi ro cho những người tiếp xúc với máy, máy nên được thiết kế
có tấm chắn ở những vùng truyền động, chuyển động, vùng có lưỡi cưa, dao cắt, bên
cạnh đó, người lao động cũng cần tự chủ động trang bị cho mình những thiết bị bảo hộ,
kiến thức về máy và an toàn vệ sinh trong môi trường làm việc với máy móc thiết bị,
thực hiện theo quy trình làm việc an toàn, bên cạnh đó, kiểm tra tình trạng an toàn của
máy sau khi làm việc có thể hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn tại nơi làm việc. Hiện
nay, Nhà nước vẫn luôn có chính sách khuyến khích, hỗ trợ công tác huấn luyện an toàn
cho người lao động, nhưng mức độ tiếp cận chưa phổ biến. Có thể nói, an toàn không
làm cho bạn giàu lên về mặt vật chất, nhưng an toàn giúp bạn không mất đi những gì
bạn đang có. Mỗi ngày, được về nhà lành lặn sau ngày làm việc đã là một loại may mắn,
chúng ta hoàn toàn có thể chủ động trong việc bảo vệ bản thân mình khỏi tai nạn lao
động. Chính vì vậy, nhân viên vận hành máy móc thiết bị nói chung và mỗi người dân
nói riêng đều cần hình thành tư duy an toàn để bảo vệ bản thân và những người khác khỏi rủi ro. lOMoARcPSD| 36086670
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh
OSHAcademy (2018), Machine Safeguarding (Basic).
OSHAcademy (2020), Introduction to Machine Guarding.
SafeWork NSW, Guide to Machine Safety.
Workplace Health and Safety Queensland (2019), Guide to machinery and Equipment safety. Tiếng Việt
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2021), Đồng Nai: Nam công nhân bị cuốn vào
máy làm sợi lốp ô tô dẫn đến tử vong. Trang thông tin điện tử - Cục an toàn lao động.
https://antoanlaodong.gov.vn/vi/tintuc_chitiet/tai-nan-lao-dong/dong-nainam-
congnhan-bi-cuon-vao-may-lam-soi-lop-oto-dan-den-tu-vong (truy cập ngày
19/03/2023) Thiên Lý (2021), Nam công nhân tử vong sau khi bị cuốn và máy nghiền giấy.
https://vov.vn/xa-hoi/nam-cong-nhan-tu-vong-sau-khi-bi-cuon-vao-may-nghien-
giay863820.vov (truy cập ngày 19/03/2023).
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2022), Thông báo tình hình tai nạn lao động 6
tháng đầu năm 2022.
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Điểm kẹp khi các bộ phận quay tiếp xúc với nhau
Hình 2.2. Điểm kẹp khi các bộ phận chuyển động tuyến tính tiếp xúc với nhau
Hình 2.3. Thao tác cắt và chuyển động của máy cắt
Hình 2.4. Thao tác cắt tấm kim loại
Hình 2.5. Thao tác dập kim loại