-
Thông tin
-
Quiz
Bài tiểu luận - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Bài tiểu luận - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:










Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân -----oOo----- BÀI TẬP LỚN
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Đề tài số 3
PHÂN TÍCH QUAN NIỆM DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC.
LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN
Họ, tên sinh viên: Trần Phương Linh. Mã sinh viên: 11223800
Lớp: Triết học Mác - Lênin (122) _ 30 [D204] Khóa: 64 GĐ: Giảng đường D
Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Văn Sinh Hà Nội - 11/2022 MỤC LỤC MỞ ĐẦU
Từ thời cổ đại xa xưa cho tới ngày nay, xã hội loài người đã trải qua biết
bao giai đoạn: từ chế độ cộng sản nguyên thuỷ, chế độ phong kiến cho đến
chủ nghĩa tư bản và chế độ xã hội. Càng ngày xã hội càng phát triển, do đó
trình độ nhận thức của con người cũng ngày một cao hơn. Trải qua nhiều giai
đoạn như vậy thì kho tàng tri thức của loài người đã được xuất hiện và tư duy
cũng đã đạt đến trình độ nhất định. Trên cơ sở đó, triết học đã được hình thành
và triết học Mác – Lênin đã trở thành hình thức phát triển cao nhất của chủ
nghĩa duy vật – chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Các trường phái triết học nói chung và triết học Mác - Lênin nói riêng
đều quan tâm luận giải mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Đây cũng chính là
“Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại”. Vật
chất và ý thức là hai phạm trù triết học cơ bản, bao quát mọi sự vật hiện tượng
trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Việc giải thích đúng đắn mối quan hệ này có
vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng cho con người về nhận thức
cũng như hành động đúng đắn trong hoạt động thực tiễn, từ đó xây dựng và
phát triển xã hội ngày một đi lên và hoàn thiện hơn.
Tiến lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cách mạng lớn lao nhất và quan
trọng nhất của Đảng và nhân dân ta hiện nay vì chỉ có thực hiện được mục tiêu
này, chúng ta mới có thể xây dựng được một nước Việt Nam mà theo cách nói
của Hồ Chí Minh là: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn
minh”. Từ thực tế hiện nay cùng với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta là bỏ qua chế độ chủ nghĩa tư bản, mà tại đại hội VII của Đảng ta lần đầu
tiên đã khẳng định: Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng
tư tưởng, là kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng. Chính Đảng và nhà nước ta
đã và đang vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào phát triển kinh
tế chính trị cũng như đường lối chính sách xây dựng đất nước.
Do đó, em sẽ nghiên cứu sâu hơn về mối liên hệ giữa vật chất, ý thức và
quyết định chọn đề tài số 3: “Phân tích quan niệm duy vật biện chứng về mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức. Từ đó liên hệ với thực tiễn.” NỘI DUNG
1. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong chủ nghĩa duy vật biện chứng: 1.1. Vật chất:
a) Các quan niệm về phạm trù vật chất:
Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại: Ở Hy Lạp – La Mã, Trung Quốc,
Ấn Độ đã bắt đầu xuất hiện chủ nghĩa duy vật với quan niệm chất
phác về giới tự nhiên, về vật chất. Các nhà duy vật thời này quy vật
chất về các dạng cụ thể, hữu hình và xem chúng như khởi nguyên của
thế giới, ví dụ như: nước, lửa, gió, …
Thời kì phục hưng: ở phương Tây công nghiệp và cơ học phát
triển mạnh. “Vật chất” được quan niệm là tất cả những gì có thuộc tính
của vật thểnhư: được tạo nên từ nguyên tử, có thuộc tính khối lượng,
có thể cảm nhận đượcbằng các giác quan, …
Quan niệm của triết học Mác – Lênin: Trong Chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Lênin đã đưa ra khái niệm về vật
chất cụ thể hơn như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác.”
Có thể hiểu định nghĩa này gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực
bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức. Vật chất là hiện thực
chứ không phải hư vô và hiện thực này mang tính khách quan chứ
không phải hiện thực chủ quan.
Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người
thì đem lại cho con người cảm giác. V.I. Lênin khẳng định rằng vật chất
luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng các thực thể.
Thứ 3, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
b) Phương thức, hình thức tồn tại của vật chất:
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
Theo Ph. Ăngghen: “Các hình thức và các dạng khác nhau của vật
chất chỉ có thể nhận thức được thông quan vận động; thuộc tính của vật
thể chỉ bộc lộ qua vận động; về một vật thể không vận động thì không có
gì mà nói cả”. Vận động là phương thức tồn tại, là thuộc tính cố hữu của
vật chất. Khác với quan điểm siêu hình cho rằng vận động là sự di chuyển
vị trí cả vật thể trong không gian, thời gian, nguồn gốc của sự vận động là
bên ngoài sự vật hiện tượng. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận
động là mọi sự biến đổi nói chung. Vật chất tồn tại thông qua vận động và
vật chất biểu hiện sự tồn tại của nó thông qua vận động. Vận động của vật
chất là sự tự thân vận động. Vận động của vật chất không bao giờ mất đi
mà chỉ chuyển từ dạng vận động này sang dạng vận động khác.
Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong
thế cân bằng, ổn định; vận động chưa làm thay đổi căn bản về chất, về vị
trí, hình dáng, kết cấu của sự vật.
Các hình thức vận động cơ bản của vật chất:
+ Vận động cơ giới: Chuyển dịch vị trí của vật thể trong không gian
+ Vận động vật lý: Các quá trình biến đổi của nhiệt, điện, trường…
+ Vận động hoá: Sự biến đổi của các chất vô cơ, hữu cơ
+ Vận động sinh vật: Quá trình biển đổi của các cơ thể sống
+ Vận động xã hội: Sự biến đổi của các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá…
Không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất: Không có vật
chất nào tồn tại bên ngoài không gian và thời gian cũng như không có
không gian, thời gian nào tồn tại bên ngoài vật chất.
c) Tính thống nhất vật chất của thế giới:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định bản chất của thế giới là vật chất,
thế giới thống nhất ở tính vật chất. Theo quan điểm đó:
Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất là
cái có trước, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người.
Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không sinh ra, không mất đi.
Mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau. 1.2. Ý thức:
Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản được các trường phái
triết học quan tâm nghiên cứu. a)
Nguồn gốc của ý thức:
Nguồn gốc tự nhiên: Bao gồm 2 yếu tố là bộ óc con người và sự
tác động của thế giới bên ngoài lên bộ óc của con người. Ý thức là hình
thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất và cũng là hình thức đặc trưng
chỉ có ở con người. Tức là, sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của
con người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Nguồn gốc xã hội: Lao động và ngôn ngữ. Lao động chính là
phương thức tồn tại cơ bản của con người. Trong quá trình lao động và giao
tiếp của con người đã làm hình thành và phát triển ngôn ngữ, từ ngôn ngữ
giao tiếp thông thường cho đến ngôn ngữ khoa học.
Như vậy, ta có thể thấy ý thức xuất hiện vốn là kết quả của quá
trình tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên, của lịch sử trái đất, đồng thời là
kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội – lịch sử của con người; trong đó
nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần, còn nguồn gốc xã hội là điều kiện
đủ để ý thức hình thành, tồn tại và phát triển.
b) Bản chất của ý thức:
Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,
là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người
Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt:
+ Một là, sự trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh.
+Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh
thần (thựcchất là quá trình “sáng tạo” lại hiện tượng).
+Ba là, chuyển từ mô hình tư duy sang hiện thực khách quan, thể hiện
tính năng động sáng tạo của ý thức.
Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện
thực khách quan trên cơ sở thực tiễn xã hội lịch sử.
c) Kết cấu của ý thức:
Ý thức có kết cấu cực kỳ phức tạp. Có nhiều ngành khoa học cũng
như nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu về kết cấu của ý thức. Ta sẽ chỉ tiếp cận
kết cấu của ý thức theo các yếu tố cơ bản nhất hợp thành nó. Theo cách tiếp
cận này, ý thức bao gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: tri thức, tình cảm và ý chí,
trong đó tri thức lànhân tố quan trọng nhất. Ngoài ra ý thức còn có thể bao gồm các yếu tố khác. 1.3.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong duy vật biện chứng:
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, vật chất và ý thức có
mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác
động tích cực trở lại vật chất.
a) Vai trò của vật chất đối với ý thức:
Vật chất quyết định ý thức:
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. Tức là, vật chất
“sinh” ra ý thức. Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh cho chúng ta thấy
rằng, giới tự nhiên có trước con người, vật chất có trước còn ý thức có sau.
Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức, đồng thời cũng là nguồn gốc sinh ra ý thức.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức. Ý thức đều là phản
ánh hiện thực khách quan dưới bất kì hình thức nào, hay nói cách khác, ý thức
chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan. Sự phát triển của hoạt động thực tiễn
là động lực mạnh mẽ nhất ảnh hưởng đến tính phong phú và độ sâu sắc của
nội dung tư duy, ý thức con người qua các thế hệ, nền văn minh từ thời cổ đại cho tới hiện đại.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức. Khác với chủ nghĩa
duy vật cũ coi thế giới vật chất là sự vật, hiện tượng có thể cảm nhận được,
chủ nghĩa duy vật biện chứng coi thế giới vật chất là thế giới hiện thực của
con người. Thực tiễn là hoạt động vật chất cải tạo thế giới của con người, là cơ
sở hình thành và phát triển của ý thức, trong đó ý thức con người vừa phản ánh vừa sáng tạo.
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức. Mọi sự
tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi của vật chất,
vật chất thay đổi thì ý thức cũng sẽ phải thay đổi theo. Và đối với con người
cũng tương tự như vậy, chính khoa học cũng đã chứng minh được điều đó. Ví
dụ như, trong đời sống xã hội, vật chất có vai trò quyết định đối với ý thức
biểu hiện ở vai trò của kinh tế đối với chính trị, đời sống vật chất với đời sống tinh thần.
b) Vai trò của ý thức đối với vật chất:
Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất.
Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở việc ý thức là sự
phản ánh thế giới vật chất vào bộ óc con người, nó sinh ra từ vật chất,
nhưng ngay từ khi ra đời, ý thức đã có “sự sống” riêng và quy luật vận động
riêng. Vận động và phát triển, không phụ thuộc một cách máy móc vào vật
chất. Ý thức một khi ra đời thì có tính độc lập tương đối và tác động trở lại
thế giới vật chất. Ý thức có thể biến đổi nhanh hay chậm song song với hiện
thực nhưng nhìn chung nó có xu hướng biến đổi chậm so với những biến
đổi của thế giới vật chất.
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt
động thực tiễn của con người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm
biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất, thậm chí còn tạo ra “thiên
nhiên thứ hai” phục vụ cho cuộc sống của con người. Còn tự bản thân ý
thức thì không thể biến đổi được hiện thực. Con người dựa trên những tri
thức về thế giới khách quan, hiểu biết về nhữngquy luật khách quan, từ đó
đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp và ý chí quyết tâm để thực hiện
thắng lợi mục tiêu đã xác định.
Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động
của con người, quyết định hành động ấy đúng hay sai, thành công hay thất
bại. Khi phản ánh đúng hiện thực thì ý thức mới có thể dự báo chính xác
hiện thực, đưa ra những luận điểm và phương hướng đúng đắn, giúp phát
huy mọi tiềm năng sáng tạo. Tuy nhiên, ý thức cũng có thể dẫn đến những
tác động tiêu cực nếu nó phản ánh sai, bóp méo hiện thực.
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng được
nâng cao, nhất là trong thời đại thông tin, kinh tế phát triển, thời kì cách
mạng khoa học hiệnđại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của tri thức
khoa học, tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân văn là vô cùng quan trọng.
c) Ý nghĩa phương pháp luận:
Từ quan niệm duy vật biện chứng nói trên về mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức đã cho thấy quan điểm mang tính nguyên tắc chung của việc giải
quyết vấn đề của nhận thức và thực tiễn thì cần phải:
Xuất phát từ thực tế khách quan, đồng thời phát huy những nhân
tố chủ quan trên cơ sở điều kiện khách quan nhằm tạo ra sáng tạo trong giải quyết vấn đề
+ Xuất phát từ thực tế khách quan tức là xuất phát từ những điều
kiện khách quan mà người giải quyết vấn đề có thể có được và tuân theo quy luật khách quan
+ Phát huy nhân tố chủ quan là nghiên cứu, phát hiện, sáng tạo ra
những nhân tố chủ quan, đặc biệt là các nhân tố tri thức và huy động các nhân
tố ấy vào việc giải quyết vấn đề đặt ra. Phát huy các nhân tố chủ quan nhất
định phải dựa trên cuộc sống khách quan và tuân theo qui luật khách quan thì
mới có thể đảm bảo tính khả thi. Nếu không tuân thủ điều này thì rất có thể sẽ
rơi vào sai lầm trong giải quyết các tình huống.
Giả định trong phạm vi điều kiện khách quan không đổi, nếu yếu tố
chủ quan tăng lên về chất và lượng thì khả năng sáng tạo trong giải quyết vấn
đề tăng lên. Vì vậy, trong điều kiện các nguồn lực tự nhiên cho điều kiện phát
triển kinh tế ngày này ngày càng hạn hẹp cũng như khan hiếm thì giải pháp tối
ưu cho điều đó chỉ có thể là phát triển đầu tư giáo dục đào tạo và phát triển
nghiên cứu khoa học công nghệ
2. Liên hệ thực tiễn: