Bản chất của nhận thức? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?Các giai đoạn của quá trình nhận thức? Liên hệ với việc học tập của sinh viên trong thời đại hiện nay? | Tiểu luận Triết học Mac-Lenin

Bản chất của nhận thức? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?Các giai đoạn của quá trình nhận thức? Liên hệ với việc học tập của sinh viên trong thời đại hiện nay? | Tiểu luận Triết học Mac-Lenin. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
BÀI TẬP LỚN
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề số 29: “Bản chất của nhận thức? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
Các giai đoạn của quá trình nhận thức? Liên hệ với việc học tập của sinh viên
trong thời đại hiện nay?”
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đồng Thị Tuyền
Sinh viên : NGÔ THỊ THU THẢO
Lớp tín chỉ : Triết học Mác – Lênin -2-1.22.(N02)
Mã SV : 22012866
HÀ NỘI, THÁNG 1/2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................2
1. Bản chất của nhận thức......................................................................................2
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức..............................................................3
2.1. Phạm trù thực tiễn......................................................................................3
2.2. Thực tiễn có vai trò quan trọng đối với quá trình nhận thức.... .................. 4
2.2.1. Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức.........................................4
2.2.2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức...................................................4
2.2.3. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.....................................................4
3. Các giai đoạn của quá trình nhận thức......................................................... .....5
3.1. Giai đoạn trực quan sinh động (nhận thức cảm tính).................................5
3.2. Giai đoạn tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính)........................................6
4. Liên hệ với việc học tập của sinh viên trong thời đại hiện nay.........................7
KẾT LUẬN...............................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................10
MỞ ĐẦU
Ngày nay, triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự phát triển
của bất cứ hình thái kinh tế nào. Những vấn đề triết học về lý luận nhận
thức thực tiễn, phương pháp biện chứng… luôn sở, phương
hướng, là tôn chỉ cho hoạt động thực tiễn, xây dựng và phát triển xã hội.
Nếu xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con người có thể
được những cách giải quyết phù hợp với các vấn đề do cuộc sống đặt ra.
Việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học nào đó sẽ
không chỉ đơn thuần sự chấp nhận một thế giới quan nhất định, một
cách giải nhất định về thế giới, còn sự chấp nhận một sở
phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho hoạt động.
luận nhận thức được coi học thuyết về khả năng nhận thức của
con người, về sự xuất hiện phát triển của nhận thức cũng như về con
đường, phương pháp nhận thức... Từ trước đến nay, vấn đề nhận thức
luôn là một trong những bộ phận cơ bản của khoa học triết học. Hiện tại,
vấn đề nhận thức khoa học vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung
phát triển nhằm giúp cho con người ngày càng hoàn thiện nhận thức
của mình về bức tranh thế giới hiện thực, do vậy, tiến gần hơn đến
chân lý. luận nhận thức trong triết học Mác - Lênin một trong
những thành quả đại của khoa học triết học tiếp tục được các
nhà triết học Mác-xít sau này vận dụng và phát triển.
1
NỘI DUNG
1. Bản chất của nhận thức
Nhận thức một quá trình biện chứng vận động phát triển,
quá trình tiếp thu kiến thức những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh
nghiệm giác quan; đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít tới biết nhiều
hơn, từ biết chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn. Đây một quá trình, không
chỉ nhận thức một lần mà có phát triển, bổ sung và hoàn thiện.
Bản chất của nhận thức sự phản ánh tích cực, sáng tạo thế giới vật
chất vào bộ não con người. Đây là một quá trình phức tạp, quá trình nảy
sinh giải quyết mâu thuẫn chứ không phải sự phản ánh máy móc,
thụ động.
Nhận thức là quá trình tác động biện chứng có vận động phát triển
giữa chủ thể khách thể thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Chủ thể nhận thức trả lời câu hỏi: “Ai nhận thức?” còn khách thể nhận
thức trả lời câu hỏi: “Cái gì được nhận thức?”
Chủ thể nhận thức là con người hiện thực, đang sống, đang hoạt động
thực tiễn nhận thức trong những điều kiện lịch sử - hội nhất định.
Con người chủ thể nhận thức cũng bị giới hạn bởi điều kiện lịch sử -
xã hội.
Khách thể nhận thức một lĩnh vực của hiện thực khách quan nằm
trong miền hoạt động nhận thức trở thành đối tượng nhận thức của
2
chủ thể nhận thức. Khách thể nhận thức cũngtính lịch sử - hội, bị
chế ước bởi điều kiện lịch sử - hội, luôn thay đổi trong lịch sử cùng
với sự phát triển của hoạt động thực tiễn năng lực nhận thức của con
người.
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
2.1. Phạm trù thực tiễn
Theo triết học Mác-Lênin, thực tiễn toàn bộ hoạt động vật chất -
cảm tính mục đích, tính lịch sử - hội của con người nhằm cải
tạo tự nhiên hội, phục vụ nhân loại tiến bộ. Thực tiễn của con
người được tiến hành dưới nhiều hình thức:
Hoạt động sản xuất vật chất: hình thức hoạt động thực tiễn xuất
hiện sớm nhất, cơ bản nhất và quan trọng nhất. Nó là phương thức tồn tại
bản của con người và xã hội loài người. Nó quyết định các hình thức
hoạt động thực tiễn khác của con người.
Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động nhằm biến đổi các quan hệ xã
hội mà đỉnh cao nhất là biến đổi các hình thái kinh tế - xã hội. Hoạt động
chính trị xã hội bao gồm các hoạt động như đấu tranh giai cấp, đấu tranh
giải phóng dân tộc, đấu tranh bảo vệ hòa bình, v.v.. Đây là hình thức hoạt
động thể hiện tính tự giác cao của con người.
Thực nghiệm khoa học: hình thức hoạt động đặc biệt của thực tiễn,
trình phỏng hiện thực khách quan trong phòng thí nghiệm để
nhận thức cải tạo thế giới. Thực nghiệm khoa học ý nghĩa quan
3
trọng đối với sản xuất đời sống hội. Đặc biệt trong thời đại cách
mạng khoa học - công nghệ; nó rút ngắn độ dài hoạt động thực tiễn, biến
các phát minh khoa học thành hiện thực.
2.2. Thực tiễn có vai trò quan trọng đối với quá trình nhận thức
2.2.1. Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
Thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức của con
người; rèn luyện các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện,
giúp nhận thức của con người tốt hơn; sở để chế tạo ra máy móc,
phương tiện hiện đại, v.v. hỗ trợ con người trong quá trình nhận thức; đề
ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức. Tri thức
của con người xét đến cùng được nảy sinh từ thực tiễn. Không thực
tiễn thì không có nhận thức.
2.2.2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Nhận thức của con người là để nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, chỉ
đạo thực tiễn. Tri thức chỉ có ý nghĩa khi được áp dụng vào thực tiễn để
phục vụ con người.
2.2.3. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Bằng thực tiễn, con người kiểm tra được kết quả nhận thức của mình.
Nếu thực tiễn chứng minh đúng thì tri thức đó chân lý, nếu sai thì
phải nhận thức lại. Có nhiều hình thức khác nhau để kiểm tra chân lý. Có
thể bằng thực nghiệm khoa học hoặc vận dụng luận vào quá trình cải
4
biến xã hội. Thực tiễn tiêu chuẩn của chânvừa mang tính tuyệt đối
vừa mang tính tương đối.
3. Các giai đoạn của quá trình nhận thức
V.I Lênin đã khái quát con đường biện chứng của quá trình nhận thức
như sau: “Từ trực quan sinh động đến duy trừu tượng, từ duy
trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức
chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”.
Trực quan sinh động duy trừu tượng hai giai đoạn nhận thức
những thuộc tính khác nhau, kế tiếp nhaubổ sung cho nhau, trong
quá trình nhận thức thống nhất của con người về thế giới.
3.1. Giai đoạn trực quan sinh động (nhận thức cảm tính)
Trực quan sinh động là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức gắn
liền với hoạt động thực tiễn. Trực quan sinh động sự phản ánh trực
tiếp khách thể thông qua các giác quan được diễn ra dưới ba hình thức:
cảm giác, tri giác và biểu tượng.
Cảm giác là hình thức đầu tiên đơn giản nhất của quá trình nhận thức
được nảy sinh do sự tác động trực tiếp của khách thể lên các giác quan
của con người, đưa lại cho con người những thông tin trực tiếp giản đơn
nhất về một thuộc tính riêng lẻ của sự vật. Cảm giác hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan. Thế giới khách quan nguồn gốc nội
dung khách quan của cảm giác; do đó, thế giới khách quan là nguồn gốc
của mọi hiểu biết của con người.
5
Tri giác kết quả của sự tác động trực tiếp của sự vật đồng thời lên
nhiều giác quan của con người. Tri giác cho ta hình ảnh về sự vật trọn
vẹn hơn cảm giác; nhưng, tri giác vẫn hình ảnh trực tiếp, cảm tính về
sự vật.
Biểu tượng là hình thức cao nhất phức tạp nhất của nhận thức cảm
tính. Biểu tượng là hình ảnh của sự vật được tái hiện trong bộ não khi sự
vật không trực tiếp tác động vào giác quan con người.
3.2. Giai đoạn tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính)
duy trừu tượng bắt nguồn từ trực quan sinh động; sự phản ánh
gián tiếp, khái quát, trừu tượng hiện thực khách quan bởi bộ não con
người được thể hiện dưới ba hình thức bản: khái niệm, phán đoán
và suy lý.
Khái niệm hình thức bản của duy trừu tượng phản ánh khái
quát, gián tiếp một hoặc một số thuộc tính chung tính bản chất của
một nhóm sự vật, hiện tượng, được biểu thị bằng một từ hay một cụm từ.
Phán đoán hình thức liên hệ các khái niệm phản ánh mối liên hệ
giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới trong ý thức con người. Phán
đoán một hình thức của duy trừu tượng liên kết các khái niệm để
khẳng định hay phủ định một thuộc tính nào đó của đối tượng.
Suy hình thức của duy trừu tượng liên kết các phán đoán với
nhau theo quy tắc, phán đoán kết luận được suy ra từ những phán đoán
đã biết làm tiền đề.
6
4. Liên hệ với việc học tập của sinh viên trong thời đại hiện nay
Trong quá trình hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, có lẽ điều tiên phong
và mạnh mẽ nhất mà chúng ta cần hội nhập đó là hội nhập tri thức. Trong
công cuộc phát triển tri thức này, lĩnh vực đầu tiên và triệt để nhất là giáo
dục. Phát triển nhu cầu nhận thức cho sinh viên là một điều kiện cần thiết
của các trường đại học để góp phần xây dựng triển khai hình
“Công dân học tập” trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.
Phần lớn sinh viên có nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập là một
công việc quan trọng nhất trong các năm học đại học. Tuy nhiên nếu
phân tích sâu, thể thấy nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của việc
học còn chưa gắn với các định hướng mang tính xã hội như: học để làm,
để phát triển, để phục vụ hội. sinh viên còn nhận thức khá phiến
diện sai lầm về tính chất học tập đại học, điều này thể hiện trong
quan niệm của họ tại các hội nghị học tốt, hội nghị trao đổi về phương
pháp học tập,... Nhận thức sai lầm về học tập đại học sẽ dẫn đến
phương pháp học tập không đúng, thiếu động học tập; đồng thời, tạo
thói quen ỉ lại, chây lười, thiếu năng động trong học tập.
7
KẾT LUẬN
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật mọi lĩnh
vực trong đời sốnghội cũng không bao giờ làm mờ nhạt tính chất
ý nghĩa của triết học đối với thực tiễn. Điều quan trọng phải một
nhận thức luận, chính xác để không đi lạc đường trong sự phát triển
ấy. Nền kinh tế của nước ta một điểm khởi đầu thấp năng lực kinh
tế - kỹ thuật hạn chế. Trong bối cảnh hội nhập đang là xu hướng tất yếu
như ngày nay, để khắc phục sự lạc hậu so với một số nước trong khu vực
trên toàn cầu, chúng ta nên đề ra một bài toán sự chọn lựa lộ trình
thứ tự ưu tiên phát triển của thời gian tiếp theo. Như vậy nghĩa
con người cần thiết phải có tri thức bởi vì tri thức khoa học. Chúng ta
phải không ngừng nâng cao năng lực nhận thức. Tuy nhiên nếu tri thức
không chuyển hoá trở thành sự đam mê và quyết tâm thì tự thân nó cũng
không có tác dụng trong cuộc sống thực tế. Chỉ tập trung vào tri thức mà
lại bỏ qua vấn đề chính trị và tư tưởng chắc chắn sẽ không khai thác hết
điểm mạnh văn hoá của dân tộc. Trước thời cơ và thử thách đó, công tác
nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức về khoa học triết học việc làm
mang tính chất cấp thiết, ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với nhận
thức và hành vi của tất cả người dân Việt Nam đểcác quyết sách phù
hợp tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội.
8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Gi o tr!nh Tri"t học M c – L&nin
(D)nh cho bậc đại học hệ kh+ng chuy&n l. luận chính trị), Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[2]. Bùi Đức Hùng (2022), Tri"t học M c – L&nin, Nhà xuất bản Bách
Khoa Hà Nội, Hà Nội.
[3]. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn
khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2008), Gi o tr!nh Tri"t
học M c - L&nin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9
10
| 1/12

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN BÀI TẬP LỚN
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề số 29: “Bản chất của nhận thức? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
Các giai đoạn của quá trình nhận thức? Liên hệ với việc học tập của sinh viên
trong thời đại hiện nay?”
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đồng Thị Tuyền Sinh viên : NGÔ THỊ THU THẢO Lớp tín chỉ
: Triết học Mác – Lênin -2-1.22.(N02) Mã SV : 22012866
HÀ NỘI, THÁNG 1/2023 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................2
1. Bản chất của nhận thức......................................................................................2
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức..............................................................3
2.1. Phạm trù thực tiễn......................................................................................3
2.2. Thực tiễn có vai trò quan trọng đối với quá trình nhận thức......................4
2.2.1. Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức.........................................4
2.2.2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức...................................................4
2.2.3. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.....................................................4
3. Các giai đoạn của quá trình nhận thức..............................................................5
3.1. Giai đoạn trực quan sinh động (nhận thức cảm tính).................................5
3.2. Giai đoạn tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính)........................................6
4. Liên hệ với việc học tập của sinh viên trong thời đại hiện nay.........................7
KẾT LUẬN...............................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................10 MỞ ĐẦU
Ngày nay, triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự phát triển
của bất cứ hình thái kinh tế nào. Những vấn đề triết học về lý luận nhận
thức và thực tiễn, phương pháp biện chứng… luôn là cơ sở, là phương
hướng, là tôn chỉ cho hoạt động thực tiễn, xây dựng và phát triển xã hội.
Nếu xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con người có thể có
được những cách giải quyết phù hợp với các vấn đề do cuộc sống đặt ra.
Việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học nào đó sẽ
không chỉ đơn thuần là sự chấp nhận một thế giới quan nhất định, một
cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp nhận một cơ sở
phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho hoạt động.
Lý luận nhận thức được coi là học thuyết về khả năng nhận thức của
con người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức cũng như về con
đường, phương pháp nhận thức... Từ trước đến nay, vấn đề nhận thức
luôn là một trong những bộ phận cơ bản của khoa học triết học. Hiện tại,
vấn đề nhận thức khoa học vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung
và phát triển nhằm giúp cho con người ngày càng hoàn thiện nhận thức
của mình về bức tranh thế giới hiện thực, và do vậy, tiến gần hơn đến
chân lý. Lý luận nhận thức trong triết học Mác - Lênin là một trong
những thành quả vĩ đại của khoa học triết học và nó tiếp tục được các
nhà triết học Mác-xít sau này vận dụng và phát triển. 1 NỘI DUNG
1. Bản chất của nhận thức
Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển, là
quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh
nghiệm và giác quan; đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít tới biết nhiều
hơn, từ biết chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn. Đây là một quá trình, không
chỉ nhận thức một lần mà có phát triển, bổ sung và hoàn thiện.
Bản chất của nhận thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo thế giới vật
chất vào bộ não con người. Đây là một quá trình phức tạp, quá trình nảy
sinh và giải quyết mâu thuẫn chứ không phải là sự phản ánh máy móc, thụ động.
Nhận thức là quá trình tác động biện chứng có vận động và phát triển
giữa chủ thể và khách thể thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Chủ thể nhận thức trả lời câu hỏi: “Ai nhận thức?” còn khách thể nhận
thức trả lời câu hỏi: “Cái gì được nhận thức?”
Chủ thể nhận thức là con người hiện thực, đang sống, đang hoạt động
thực tiễn và nhận thức trong những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định.
Con người là chủ thể nhận thức cũng bị giới hạn bởi điều kiện lịch sử - xã hội.
Khách thể nhận thức là một lĩnh vực của hiện thực khách quan nằm
trong miền hoạt động nhận thức và trở thành đối tượng nhận thức của 2
chủ thể nhận thức. Khách thể nhận thức cũng có tính lịch sử - xã hội, bị
chế ước bởi điều kiện lịch sử - xã hội, luôn thay đổi trong lịch sử cùng
với sự phát triển của hoạt động thực tiễn và năng lực nhận thức của con người.
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 2.1. Phạm trù thực tiễn
Theo triết học Mác-Lênin, thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất -
cảm tính có mục đích, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải
tạo tự nhiên và xã hội, phục vụ nhân loại tiến bộ. Thực tiễn của con
người được tiến hành dưới nhiều hình thức:
Hoạt động sản xuất vật chất: là hình thức hoạt động thực tiễn xuất
hiện sớm nhất, cơ bản nhất và quan trọng nhất. Nó là phương thức tồn tại
cơ bản của con người và xã hội loài người. Nó quyết định các hình thức
hoạt động thực tiễn khác của con người.
Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động nhằm biến đổi các quan hệ xã
hội mà đỉnh cao nhất là biến đổi các hình thái kinh tế - xã hội. Hoạt động
chính trị xã hội bao gồm các hoạt động như đấu tranh giai cấp, đấu tranh
giải phóng dân tộc, đấu tranh bảo vệ hòa bình, v.v.. Đây là hình thức hoạt
động thể hiện tính tự giác cao của con người.
Thực nghiệm khoa học: là hình thức hoạt động đặc biệt của thực tiễn,
là có trình mô phỏng hiện thực khách quan trong phòng thí nghiệm để
nhận thức và cải tạo thế giới. Thực nghiệm khoa học có ý nghĩa quan 3
trọng đối với sản xuất và đời sống xã hội. Đặc biệt trong thời đại cách
mạng khoa học - công nghệ; nó rút ngắn độ dài hoạt động thực tiễn, biến
các phát minh khoa học thành hiện thực.
2.2. Thực tiễn có vai trò quan trọng đối với quá trình nhận thức
2.2.1. Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
Thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức của con
người; rèn luyện các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện,
giúp nhận thức của con người tốt hơn; là cơ sở để chế tạo ra máy móc,
phương tiện hiện đại, v.v. hỗ trợ con người trong quá trình nhận thức; đề
ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức. Tri thức
của con người xét đến cùng được nảy sinh từ thực tiễn. Không có thực
tiễn thì không có nhận thức.
2.2.2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Nhận thức của con người là để nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, chỉ
đạo thực tiễn. Tri thức chỉ có ý nghĩa khi được áp dụng vào thực tiễn để phục vụ con người.
2.2.3. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Bằng thực tiễn, con người kiểm tra được kết quả nhận thức của mình.
Nếu thực tiễn chứng minh là đúng thì tri thức đó là chân lý, nếu sai thì
phải nhận thức lại. Có nhiều hình thức khác nhau để kiểm tra chân lý. Có
thể bằng thực nghiệm khoa học hoặc vận dụng lý luận vào quá trình cải 4
biến xã hội. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa mang tính tuyệt đối
vừa mang tính tương đối.
3. Các giai đoạn của quá trình nhận thức
V.I Lênin đã khái quát con đường biện chứng của quá trình nhận thức
như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy
trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức
chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”.
Trực quan sinh động và tư duy trừu tượng là hai giai đoạn nhận thức
có những thuộc tính khác nhau, kế tiếp nhau và bổ sung cho nhau, trong
quá trình nhận thức thống nhất của con người về thế giới.
3.1. Giai đoạn trực quan sinh động (nhận thức cảm tính)
Trực quan sinh động là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức gắn
liền với hoạt động thực tiễn. Trực quan sinh động là sự phản ánh trực
tiếp khách thể thông qua các giác quan được diễn ra dưới ba hình thức:
cảm giác, tri giác và biểu tượng.
Cảm giác là hình thức đầu tiên đơn giản nhất của quá trình nhận thức
được nảy sinh do sự tác động trực tiếp của khách thể lên các giác quan
của con người, đưa lại cho con người những thông tin trực tiếp giản đơn
nhất về một thuộc tính riêng lẻ của sự vật. Cảm giác là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan. Thế giới khách quan là nguồn gốc và nội
dung khách quan của cảm giác; do đó, thế giới khách quan là nguồn gốc
của mọi hiểu biết của con người. 5
Tri giác là kết quả của sự tác động trực tiếp của sự vật đồng thời lên
nhiều giác quan của con người. Tri giác cho ta hình ảnh về sự vật trọn
vẹn hơn cảm giác; nhưng, tri giác vẫn là hình ảnh trực tiếp, cảm tính về sự vật.
Biểu tượng là hình thức cao nhất và phức tạp nhất của nhận thức cảm
tính. Biểu tượng là hình ảnh của sự vật được tái hiện trong bộ não khi sự
vật không trực tiếp tác động vào giác quan con người.
3.2. Giai đoạn tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính)
Tư duy trừu tượng bắt nguồn từ trực quan sinh động; là sự phản ánh
gián tiếp, khái quát, trừu tượng hiện thực khách quan bởi bộ não con
người và được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: khái niệm, phán đoán và suy lý.
Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng phản ánh khái
quát, gián tiếp một hoặc một số thuộc tính chung có tính bản chất của
một nhóm sự vật, hiện tượng, được biểu thị bằng một từ hay một cụm từ.
Phán đoán là hình thức liên hệ các khái niệm phản ánh mối liên hệ
giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới trong ý thức con người. Phán
đoán là một hình thức của tư duy trừu tượng liên kết các khái niệm để
khẳng định hay phủ định một thuộc tính nào đó của đối tượng.
Suy lý là hình thức của tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán với
nhau theo quy tắc, phán đoán kết luận được suy ra từ những phán đoán đã biết làm tiền đề. 6
4. Liên hệ với việc học tập của sinh viên trong thời đại hiện nay
Trong quá trình hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, có lẽ điều tiên phong
và mạnh mẽ nhất mà chúng ta cần hội nhập đó là hội nhập tri thức. Trong
công cuộc phát triển tri thức này, lĩnh vực đầu tiên và triệt để nhất là giáo
dục. Phát triển nhu cầu nhận thức cho sinh viên là một điều kiện cần thiết
của các trường đại học để góp phần xây dựng và triển khai mô hình
“Công dân học tập” trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.
Phần lớn sinh viên có nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập là một
công việc quan trọng nhất trong các năm học ở đại học. Tuy nhiên nếu
phân tích sâu, có thể thấy nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của việc
học còn chưa gắn với các định hướng mang tính xã hội như: học để làm,
để phát triển, để phục vụ xã hội. Có sinh viên còn nhận thức khá phiến
diện và sai lầm về tính chất học tập ở đại học, điều này thể hiện trong
quan niệm của họ tại các hội nghị học tốt, hội nghị trao đổi về phương
pháp học tập,... Nhận thức sai lầm về học tập ở đại học sẽ dẫn đến
phương pháp học tập không đúng, thiếu động cơ học tập; đồng thời, tạo
thói quen ỉ lại, chây lười, thiếu năng động trong học tập. 7 KẾT LUẬN
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và mọi lĩnh
vực trong đời sống xã hội cũng không bao giờ làm mờ nhạt tính chất và
ý nghĩa của triết học đối với thực tiễn. Điều quan trọng là phải có một
nhận thức lý luận, chính xác để không đi lạc đường trong sự phát triển
ấy. Nền kinh tế của nước ta ở một điểm khởi đầu thấp và năng lực kinh
tế - kỹ thuật hạn chế. Trong bối cảnh hội nhập đang là xu hướng tất yếu
như ngày nay, để khắc phục sự lạc hậu so với một số nước trong khu vực
và trên toàn cầu, chúng ta nên đề ra một bài toán là sự chọn lựa lộ trình
và thứ tự ưu tiên phát triển của thời gian tiếp theo. Như vậy có nghĩa là
con người cần thiết phải có tri thức bởi vì tri thức là khoa học. Chúng ta
phải không ngừng nâng cao năng lực nhận thức. Tuy nhiên nếu tri thức
không chuyển hoá trở thành sự đam mê và quyết tâm thì tự thân nó cũng
không có tác dụng trong cuộc sống thực tế. Chỉ tập trung vào tri thức mà
lại bỏ qua vấn đề chính trị và tư tưởng chắc chắn sẽ không khai thác hết
điểm mạnh văn hoá của dân tộc. Trước thời cơ và thử thách đó, công tác
nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức về khoa học triết học là việc làm
mang tính chất cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với nhận
thức và hành vi của tất cả người dân Việt Nam để có các quyết sách phù
hợp tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội. 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Gi o tr!nh Tri"t học M c – L&nin
(D)nh cho bậc đại học hệ kh+ng chuy&n l. luận chính trị), Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[2]. Bùi Đức Hùng (2022), Tri"t học M c – L&nin, Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
[3]. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn
khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2008), Gi o tr!nh Tri"t
học M c - L&nin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9 10