Bản chất của phân phối, kênh phân phối và chiến lược phân phối trong hoạt động marketing của doanh nghiệp
Lý thuyết về Bản chất của phân phối, kênh phân phối và chiến lược phân phối trong hoạt động marketing của doanh nghiệp giúp sinh viên củng cố kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần Nguyên lý Marketing.
Môn: Nguyên lý Marketing
Trường: Đại học Tài Chính - Marketing
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1.
Trình bày bản chất của phân phối, kênh phân phối và chiến lược phân phối
trong hoạt động marketing của doanh nghiệp:
1.1. Bản chất của phân phối:
Phân phối là một hệ thống các hoạt động nhằm chuyển một sản phẩm, một dịch vụ
hay một giải pháp đến tay người tiêu dùng ở một thời điểm tại một địa điểm nhất
định với mục đích thỏa mãn đúng nhu cầu mong đợi của các trung gian hay người tiêu dùng cuối cùng.
Phân phối có vai trò giải quyết những khác biệt về những vấn đề sau đây:
• Thời gian: Phân phối đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng trong
những thời gian nhất định.
• Địa điểm: Phân phối đảm bảo thuận lợi nhất cho người tiêu thụ ở nhũng địa điểm nhất định.
• Số lượng: Phân phối phải bố trí các kênh để bao phủ các khúc thị trường mục tiêu nhất định.
Để thực hiện vai trò trên, hoạt động phân phối thực hiện những công việc cụ thể như sau:
• Tập hợp sản phẩm: Nhằm đa dạng hóa sản phẩm để thỏa mãn được tốt hơn
nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng về các loại sản phẩm.
• Dự trữ sản phẩm: Để đảm bảo thỏa mãn kịp thời các nhu cầu trong những thời gian nhất định.
• Đóng gói sản phẩm: Đảm bảo cho tính chất của sản phẩm trong quá trình
phân phối và làm tăng thêm giá trị của nó.
• Chuyên chở sản phẩm: Nhằm đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ.
• Bán sỉ và bán lẻ: Đây là những công đoạn chuyển đổi sở hữu để sản phẩm
đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
• Ngoài ra việc phân phối sản phẩm còn có một nhiệm vụ khác theo quan
niệm hiện đại là bổ sung các giải pháp hoàn chỉnh sản phẩm.
Qua các hoạt động trên, ta thấy phân phối là một khâu rất quan trọng trong quá trình
lưu thông sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Qúa trình phân phối làm tăng thêm giá
trị của sản phẩm và là điều kiện cho quá trình tái sản xuất.
1.2. Bản chất của kênh phân phối:
Kênh phân phối là một tập hợp các cá nhân, các doanh nghiệp độc lập và phụ
thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
Các đối tượng trong kênh phân phối: lOMoARc PSD|36242669
• Người sản xuất (người cung cấp): Là những người khởi nguồn cung cấp
cho thị trường những sản phẩm và dịch vụ nhằm mục tiêu là thỏa mãn nhu cầu thị trường.
• Người trung gian bán sỉ: Là những doanh nghiệp và cá nhân mua sản phẩm
để bán lại cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác. Có thể vừa bán sỉ, vừa
bán lẻ những tỷ trọng bán sỉ phải chiếm chủ yếu trong tổng doanh số bán ra.
• Người trung gian bán lẻ: Là những doanh ngiệp và cá nhân kinh doanh bán
sản phẩm hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng là cá nhân hoặc hộ gia đình.
• Người tiêu dùng cuối cùng: Bao gồm cả người tiêu dùng cá nhân và tiêu
dùng công nghiệp. Chỉ khi nào hàng hóa tới người tiêu dùng cuối cùng thì
quá trình phân phối mới kết thúc.
1.3. Chiến lược phân phối:
Chiến lược phân phối là hệ thống các quyết định nhằm chuyển đưa sản phẩm về
mặt vật chất cũng như quyền sở hữu hay quyền sử dụng sản phẩm từ nhà sản xuất
đến người tiêu dùng nhằm đạt hiệu quả cao.
Vai trò của chiến lược phân phối:
• Góp phần thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu, làm cho sản phẩm sẵn
sàng có mặt trên thị trường, đúng lúc, đúng nơi để đi vào tiêu dùng.
• Giúp doanh nghiệp liên kết hoạt động sản xuất của mình với khách hàng,
trung gian và triển khai các hoạt động marketing.
• Tạo sự khác biệt trong thương hiệu và trở thành công cụ cạnh tranh.
• Chiến lược phân phối cùng với các chiến lược khác của marketing – mix
thực hiện đồng bộ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu marketing đề ra.