Bản chất nhà nước - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. Bản chất nhà nước 1.Giới thiệu chung :
Bản chất của nhà nước là vấn đề có tính thời sự, được bàn luận nhiều, thậm chí nó còn là trung
tâm của mọi vấn đề chính trị và mọi tranh luận chính trị. Có nhiều cách giải thích về nguồn gốc
của nhà nước, nhưng thông thường, khi xem xét bản chất nhà nước người ta thường xem xét
dưới 2 góc độ là tính giai cấp và tính xã hội.
*Tổ chức xã hội và quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thủy:
Xã hội loài người đã trải qua một thời kì không có nhà nước và pháp luật, đó là thời kì cộng sản
nguyên thủy. Vì trong thời kì này, trình độ phát triển và lực lượng sản xuất còn thấp kém nên con
người cùng chung sống, cùng lao động và cùng hưởng thụ thành quả mang lại. Vậy nên trong xã
hội này, mọi người đều bình đẳng, không có sự phân biệt giàu nghèo hay phân chia giai cấp.
Từ cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thủy tạo thành hình thức tổ chức xã hội là thị tộc- tổ
chức cơ sở đầu tiên của xã hội loài người.Trong thị tộc cũng có những sự phân chia quyền lực để
bảo đảm tổ chứ được hoạt động một cách có mục đích và trơn tru. Tuy nhiên những người đứng
đầu bộ tộc sẽ không được hưởng bất kì một quyền lợi nào mà tất cả cùng bình đẳng.
2. Phân chia giai cấp của nhà nước:
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức
xã hội của xã hội cộng sản nguyên thủy
Sau 3 lần phân công lao động xã hội, chế độ tư hữu xuất hiện để phân chia xã hội thành kẻ giàu
người nghèo, hình thành 2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.
Như vậy 1 xã hội mới ra đời đòi hỏi cũng phải có một tổ chức quyền lực mới dập tắt được các
cuộc xung đọt giai cấp. Từ đây hình thành nên sự ra đời của nhà nước. Nhà nước ra đời một cách
khách quan “Một lực lượng nảy sinh từ xã hội , một lực lượng tựa hổ như đứng trên xã hội, có
nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự”
Nhà nước ra đời và sự tồn tại trong xã hội có giai cấp cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc.
Bản chất giai cấp nhà nước thể hiện hết ở chỗ nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong
tay gia cấp thống trị, là công cụ sắc bén để duy trì sự thống trị giai cấp.
Nhà nước mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội. Nhà nước là cơ quan hay công cụ thống trị
của giai cấp cầm quyền đối với xã hội “Nhà nước theo đúng nghĩa của nó là bộ máy để trấn áp
đặc biệt giai cấp này đối với giai cấp khác”
3. Tính xã hội của nhà nước
Xét về nguồn gốc, nhà nước sinh ra không phải chỉ vì nhu cầu thống trị giai cấp mà trước hết là
vì nhu cầu quản lí xã hội. Nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, vì thế ở mức độ này
hay mức độ khác, nhà nước phải có trách nhiệm độc lập, thực hiên và bảo vệ các lợi ích cơ bản,
lâu dài của ủa quốc gia dân tộc và công dân của mình
Nhà nước sẽ không thể tồn tại nếu nhà nước chỉ bảo vệ lợi ích của duy nhất giai cấp cầm quyền
mà không quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích cơ bản của của các giai cấp khác trong xã hội.
4. Bản chất của nhà nước được thể hiện qua đặc điểm và chức năng của nó
Một là, nhà nước thiết lập một quyền lực công đặc biệt
Hai là, nhà nước phân chia cư dân theo lãnh thổ, hình thành các đơn vị hành chính không phụ
thuộc chính kiến, huyết thống, giới tính, nghề nghiệp.
Ba là, nhà nước có chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị, pháp luật đối ngoại, không phụ
thuộc vào yếu tố bên ngoài.
Bốn là, nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lí bằng pháp luật đối với toàn xã hội,
nhà nứov thưucj hiện sự quản lí xã hội bằng pháp luật, các quy định do nhà nước đặt ra và bắt
buộc mọi người thực hiện
Bản chất của nhà nước còn được thực hiện qua chức năng của nó:
Căn cứ vào phạm vi hoạt động, bản chất của nhà nước được chia thành đối nội và đối ngoại.
5. Bản chất của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghãi Việt Nam:
Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghãi Việt Nam thuộc kiểu nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Đây là
nhà nước kiểu mới, có kiểu bản chất khác với kiểu bản chất bóc lột.
Được thể hiện qua những đặc trưng sau:
Nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước
Nhà nước là biểu hiện tập trung của khố đại đoàn kết các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam
Nhà nước thể hiện tính xã hội rộng lớn
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Nhà nước thực hiện chính sách hòa bình hữu nghị giữa các nước trên thế giới