Bản chất và hiện tượng - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Khái niệm
- Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn
định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng đó.
- Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ đó trong những điều kiện xác định. 2. Ví dụ
- Bản chất của một nguyên tử hóa học là mối liên hệ giữa điện tử và hạt nhân. Hiện
tượng biểu hiện mối liên kết giữa điện tử và hạt nhân là những tính chất hóa học
của nguyên tố đó khi tương tác với các nguyên tố khác.
- Bản chất của bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm quốc nội giữa
những người tham gia bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu về tài chính phát sinh khi
rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Hiện tượng của quá
trình phân phối là việc bên tham gia bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm và bên bảo
hiểm cam kết bồi thường hay chi trả tiền bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm hay
người được bảo hiểm gặp phải rủi ro hay sự kiện bảo hiểm.
3. Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng bản chất không tồn tại thật sự, bản chất chỉ
là tên gọi trống rỗng do con người bịa đặt ra, còn hiện tượng dù có tồn tại nhưng
đó chỉ là tổng hợp những cảm giác của con người, chỉ tồn tại trong chủ quan con người.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan tuy thừa nhận sự tồn tại thực sự của bản chất
nhưng đó không phải là của bản thân sự vật mà theo họ đó chỉ là những thực thể tinh thần.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, cả bản chất và hiện tượng đều tồn tại
khách quan là cái vốn có của sự vật không do ai sáng tạo ra, bởi vì sự vật nào cũng
được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Những yếu tố này liên kết với nhau bằng
những mối liên hệ khách quan, đan xen, chằng chịt. Trong đó có những mối liên hệ
tất nhiên, tương đối ổn định. Những mối liên hệ tất nhiên đó tạo thành bản chất của
sự vật; hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, cũng là cái khách quan
không phải do cảm giác của chủ quan con người quyết định.
a. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:
- Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng
là sự biểu hiện của một bản chất nhất định. Không có bản chất tồn tại thuần túy
tách rời hiện tượng, cũng như không có hiện tượng lại không biểu hiện của một bản chất nào đó.
- Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo. Khi bản chất mất đi
thì hiện tượng cũng mất theo. Vì vậy, Lênin viết: “Bản chất hiện ra, còn hiện
tượng có tính bản chất”.
b. Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng:
- Sự đối lập của mâu thuẫn biện chứng thể hiện: bản chất là cái chung, cái tất
yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt phong phú và đa dạng. Bản chất là cái bên
trong, hiện tượng là cái bên ngoài. Bản chất là cái tương đối ổn định, còn hiện
tượng là cái thường xuyên biến đổi.
4. Ý nghĩa của phương pháp luận
- Bản chất không tồn tại thuần túy mà tồn tại trong sự vật và biểu hiện qua hiện
tượng, vì vậy muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải xuất phát từ những sự
vật, hiện tượng, quá trình thực tế. Hơn nữa bản chất của sự vật không được biểu
hiện đầy đủ trong một hiện tượng nhất định nào và cũng biến đổi trong quá trình
phát triển của sự vật. Do vậy phải phân tích, tổng hợp sự biến đổi của nhiều hiện
tượng, nhất là những hiện tượng điển hình mới hiểu rõ được bản chất của sự vật.
Nhận thức bản chất của sự vật là một quá trình phức tạp đi từ hiện tượng đến bản
chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. V.I. Lênin cũng viết rằng: "Tư
tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất
cấp một, nếu có thể nói như vậy, đến bản chất cấp hai, v.v.. cứ như thế mãi".
- Vì bản chất là cái tất nhiên, cái tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự
vận động phát triển của sự vật, còn hiện tượng là cái không ổn định, không quyết
định sự vận động phát triển của sự vật. Do vậy nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện
tượng mà phải tiến đến nhận thức được bản chất của sự vật. Còn trong hoạt động
thực tiễn, phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định phương thức hoạt động cải
tạo sự vật không được dựa vào hiện tượng.