-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bàn luận về chủ đề bài viết Hồn Trương Ba, da Hàng thịt | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Bàn luận về chủ đề bài viết Hồn Trương Ba, da Hàng thịt | Đại học Sư Phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Lý luận Văn học 79 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Bàn luận về chủ đề bài viết Hồn Trương Ba, da Hàng thịt | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Bàn luận về chủ đề bài viết Hồn Trương Ba, da Hàng thịt | Đại học Sư Phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Lý luận Văn học 79 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề 2. Có ý kiến cho rằng: “Hồn Trương Ba, da Hàng thịt” (Lưu Quang Vũ) là hành trình đi tìm
cái tôi đã mất của nhân vật chính. Anh/chị hiểu ý kiến đó như thế nào? Phân tích đoạn trích
“Hồn Trương Ba, da Hàng thịt” – SGK Ngữ văn 12, tập 2 để làm rõ ý kiến trên. GỢI Ý
a. Yêu cầu về kỹ năng
Biết cách làm một bài nghị luận văn học đúng và trúng theo yêu cầu của đề bài. Bài viết
phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, hợp lí, diễn đạt trong sáng, đảm bảo tính liên kết, luận điểm rõ
ràng, văn viết có cảm xúc; không mắc các loại lỗi.
b. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt đến những ý cơ bản sau: Stt Nội dung cần đạt Điểm 1
1.- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và đoạn trích. 0,5 đ
- Giới thiệu và trích dẫn ý kiến trong đề bài.
2.1. Giải thích ý kiến
- Trương Ba vốn là người lương thiện nhưng khi tồn tại trong thể xác
anh hàng thịt, Hồn Trương Ba đã bị những thèm muốn xác thịt khống 0.5 đ
chế. Hành trình đi tìm cái tôi đã mất chính là hành trình hồn Trương
Ba cố gắng chống lại ham muốn tầm thường của xác hàng thịt để tìm
lại tâm hồn trong sáng, thuần khiết, thánh thiện.
- Đoạn trích “Hồn Trương Ba, da Hàng thịt” chính là chặng cuối trên
hành trình tìm lại bản ngã, tìm lại những giá trị làm nên con người
đích thực của Trương Ba.
2.2. Phân tích, chứng minh 2,5 đ
a. Bi kịch đau khổ trong cuộc sống không phải của mình 2
- Hoàn cảnh bi kịch của Trương Ba: Trương Ba có được cuộc sống 0.5 đ
nhưng là cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống nhờ thân xác thô kệch
của anh hàng thịt. Bị thân xác chi phối, đồng hóa, thậm chí lôi kéo,
thỏa hiệp trong cách sống giả dối với chính mình, với người thân xung quanh.
- Trương Ba rơi vào bi kịch: tâm hồn thanh cao bị thân xác phàm tục 2
tha hóa, ngày càng trở nên dung tục, tầm thường. Tâm hồn cố gắng
chống cự, chối bỏ nhưng cuối cùng đành bất lực.
- Những người thân trong gia đình cũng lần lượt chối bỏ, xa lánh
hoặc chua chát, xót xa và bất lực trước sự tha hóa của Trương Ba.
b. Cuộc chiến đấu để tự giải thoát bi kịch và tìm lại cái tôi đã mất
- Cuộc chiến đấu để tự giải thoát bi kịch và tìm lại chính mình đã
khởi phát từ màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác Hàng thịt.
Tuy nhiên, sự vùng vẫy, phản kháng của nhân vật chỉ ở mức suy
nghĩ, lời nói và cuối cùng vẫn phải cúi đầu có phần bất lực, cam chịu.
- Sau khi đối thoại với người thân, Trương Ba càng nhận thức rõ hơn
về bi kịch của mình. Đến khi đối thoại với Đế Thích, Trương Ba đã 2,0 đ
đứng trước tình huống phải lựa chọn quyết liệt: hoặc là tiếp tục cuộc
sống chắp va, vay mượn, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo,
hoặc là chấp nhận cái chết nhưng được là mình một cách toàn vẹn.
- Trương Ba đã thoát khỏi sức cám dỗ của những lí lẽ đã từng giúp
ông yên lòng bám víu vào cuộc sống không phải của mình, những lí
lẽ mà khi xác hàng thịt nói ra, ông đã xấu hổ vì nhận thấy sự ti tiện, giả dối.
- Trương Ba cũng mạnh mẽ phủ nhận lí lẽ nhằm an ủi cho tình trạng
sống giả dối phổ biến khắp nơi của Đế Thích. Ông khẳng định: “sống
nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác đã là chuyện không nên,
đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt”...
- Trương Ba cũng không chấp nhận việc Đế Thích sửa sai này bằng
một cách sửa sai khác khi đề nghị để hồn ông nhập vào xác cu Tị vì
nó chỉ đem đến những rắc rối, phức tạp nhiều hơn. Ông kiên cường
đối diện và chấp nhận cái chết vì nhận ra: sống thế này còn khổ hơn
là chết. Không thể sống bằng mọi giá... sống đảo điên, hèn hạ, không
được là mình còn tệ hơn cái chết.
- Chấp nhận cái chết nhưng Trương Ba đã tìm lại được sự trong sạch
cho linh hồn mình, hóa thân vào sự vật bình dị, gần gũi thân thương,
tồn tại vĩnh hằng trong kí ức và tình yêu của những người thân.
2.3. Bình luận 0,5 đ
- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến nêu trong đề bài: đã chỉ ra
thành công trong cách thức xây dựng số phận và tính cách nhân vật
chính kịch: mang số phận bi kịch nhưng cách giải quyết lại ẩn chứa
cái nhìn lạc quan, tin tưởng.
- Mở rộng: Hành trình đi tìm cái tôi đã mất của nhân vật chính là một
hành trình đầy phức tạp, chứ không hề đơn giản, một chiều. Điều đó
cho thấy tác giả đã quan tâm tới số phận con người cá nhân trong
những hoàn cảnh phức tạp, đời thường. Đây cũng chính là một trong
những cảm hứng chung của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975.
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận, không sai các loại lỗi chính tả, 0,5 đ 3 ngữ pháp và diễn đạt
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị 0,5 đ luận
Đề 3: Có ý kiến cho rằng: Kịch Lưu Quang Vũ giáu giá trị nhân văn. Anh/chị hãy phân tích
nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da Hàng thịt” – SGK Ngữ văn 12,
tập 2 để làm rõ ý kiến trên. GỢI Ý
a. Yêu cầu về kỹ năng
Biết cách làm một bài nghị luận văn học đúng và trúng theo yêu cầu của đề bài. Bài viết
phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, hợp lí, diễn đạt trong sáng, đảm bảo tính liên kết, luận điểm rõ
ràng, văn viết có cảm xúc; không mắc các loại lỗi.
b. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt đến những ý cơ bản sau: Stt Nội dung cần đạt Điểm 1
1.- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và đoạn trích. 0,5 đ
- Giới thiệu và trích dẫn ý kiến trong đề bài.
2.1. Giải thích ý kiến
- Cái mới: là sự mới mẻ, tiến bộ, khác biệt với cái cũ đã qua, không
còn phù hợp với hoàn cảnh mới; 0.5 đ
- hướng nội: là hướng vào bên trong, hướng đời sống nội tâm, tâm hồn.
- số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường: đi
vào đời tư của con người trong hoàn cảnh éo le, nghịch lí, đa dạng,
muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống hằng ngày.
- Thực chất của nhận định là khẳng định sự đổi mới của văn học Việt
Nam từ sau năm 1975 so với văn học giai đoạn 1945-1975.
2.2. Phân tích, chứng minh 2,5 đ 2
a. Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba - Bi kịch bị tha hóa 1,0 đ
- bi kịch bị người thân từ chối
- Bi kịch phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo
b. Ý nghĩa nhân văn của tác phẩm 2
– Ý nghĩa nhân văn của vở kịch là ở chỗ Lưu Quang Vũ đã khẳng
định, tôn trọng cái cá thể, khẳng định vị trí, vai trò của cá nhân trong
xã hội. Qua lời thoại đầy chất triết lý, nhà văn gửi bức thông điệp kêu
gọi con người như sống chính mình. “Tôi muốn được là tôi toàn
vẹn”, câu nói đơn giản của nhân vật Hồn Trương Ba chính là chìa
khóa mở ra giá trị nhân văn của tác phẩm. 1,0 đ
– Ý nghĩa nhân văn của vở kịch còn là ở chỗ nhà văn đã đấu tranh
cho sự hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách con người. Để cho nhân vật Hồn
Trương Ba khước từ cuộc sống vay mượn thân xác người khác, Lưu
Quang Vũ đã mở hướng cho nhân vật vươn tới một lẽ sống đích thực,
dẫu thân xác có trở về hư vô.
2.3. Bình luận 0,5 đ
- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến nêu trong đề bài: Giá trị nhân
văn mà Lưu Quang Vũ đặt ra đến nay vẫn còn nguyên vẹn và vẫn còn mang tính thời sự.
- Rút ra bài học: Xã hội cần tạo cho con người có được sự hài hòa
giữa hai mặt tinh thần và vật chất ; không được kỳ thị những đòi hỏi
vật chất của con người ; cần tôn trọng quyền tự do cá nhân ; cần biết
rút kinh nghiệm về những sai lầm để hướng tới tương lai.
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận, không sai các loại lỗi chính tả, 0,5 đ 3 ngữ pháp và diễn đạt
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị 0,5 đ luận
2.4. Liên hệ bi kịch của nhân vật Chí Phèo: 1.0
* Bi kịch bị lưu manh hóa: (Bi kịch bị tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính):
– Nhà tù thực dân có một sự tàn phá ghê gớm đối với con người,
biến một anh nông dân lương thiện thành một con quỹ dữ. Chí Phèo
ra tù với bộ dạng hoàn toàn mới “cái đầu thì trọc lóc, cái mặt thì đen
lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm…”
– Về nhân tính: Ra tù hôm trước hôm sau hắn đã ra chợ uống rượu và
ăn thịt chó, hắn xách chai đến nhà Bá Kiến rạch mặt, ăn vạ. Bị lão
gian hùng dụ dỗ, hắn trở thành tay sai đắc lực chuyên đòi nợ cho nhà
Bá Kiến. Chí Phèo triền miên trong những cơn say và làm tất cả
những việc người ta sai hắn làm. Hắn đã làm đổ máu và nước mắt
của bao nhiêu người lương thiện, phá nát bao nhiêu cảnh yên vui,
làm tan vỡ bao hạnh phúc. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
* Bi kịch bị từ chối quyền làm người: Mơ ước được hoàn lương và
bi kịch từ chối quyền làm người Thị Nở và bát cháo hành là tình cảm
nhân đạo mà Nam Cao đã dành cho nhân vật của mình.
– Sau đêm gặp gỡ với Thị Nở, tình yêu thương chân thành mà giản dị
của Thị Nở đã giúp Chí tỉnh giấc sau những năm tháng say triền
miên. Lần đầu Chí Phèo được lo lắng, chăm sóc thật sự. Hắn cảm
thấy mình có thể hòa hợp với mọi người và khao khát được làm
người lương thiện. Hắn mong Thị Nở sẽ mở đường cho hắn.
– Bị Thị Nở từ chối, Chí Phèo vô cùng đau đớn đến nhà Bá Kiến đòi
lương thiện, đâm chết Bá Kiến rồi tự vẫn. Chí Phèo phải chết trên
ngưỡng cửa trở về cuộc sống. Nỗi đau đớn tận cùng của con người
không phải là chết mà là sống không có quyền làm một con người.
Chính vì thế có thể khẳng định đây chính là bi kịch lớn nhất của Chí Phèo.
2.5. So sánh và rút ra quan niệm nghệ thuật về con người của hai 0.5 nhà văn * Điểm tương đồng:
- Cả hai nhân vật Trương Ba và Chí Phèo đều phải chịu những bi
kịch đau đớn do giai cấp thống trị gây nên: Bi kịch tha hóa và bi kịch
bị xã hội, người thân chối bỏ. * Điểm khác biệt:
– Bi kịch của Trương Ba do sự tắc trách của Nam Tào, sự sửa sai một cách vô tâm của họ.
– Bi kịch của Chí Phèo do bị chế độ phong kiến áp bức đến cùng cực,
Chí quay lại tìm cách chống trả mà trở thành lưu manh.
– Trương Ba nhận ra bi kịch của mình, còn Chí thì không, Chí không
biết đã gây ra bao tội ác cho dân làng.
* Quan niệm nghệ thuật về con người mà hai nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.
- Con người dù sống trong hoàn cảnh bi đát thế nào cũng luôn đấu
tranh để loại trừ cái xấu, để gìn giữ nhân cách cao đẹp: Trương Ba
quyết định chết và trả lại xác cho anh Hàng Thịt để mình luôn được
sống trong lòng của những người thân yêu với những ấn tượng tốt
đẹp; Chí Phèo chết để được là Người chứ nhất quyết không sống kiếp
quỷ dữ nữa. Đó là niềm tin bất diệt của 2 nhà văn vào con người.
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận, không sai các loại lỗi chính tả, 3 ngữ pháp và diễn đạt
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
Từ đó, hãy nhận xét triết lí nhân sinh mà tác giả Lưu Quang Vũ gửi gắm qua nhân vật
* Triết lí nhân sinh tác giả gửi gắm qua nhân vật: Được sống làm người là quý giá thật, nhưng
được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.
Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và
tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân,
chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
- Sống là chính mình nghĩa là khi con người sống đúng với những giá trị bản thân, với những
cảm xúc, khát vọng của chính mình, với đam mê và nhiệt huyết của bản thân.
- Vì sao con người cần được sống là chính mình?
+ Mỗi người chỉ được sống có một lần bởi thế ta cần sống chân thật thì mới có hạnh phúc. Hơn
nữa, cuộc đời thực khác với những thứ ảo ảnh, phù phiếm, không ai có thể diễn kịch cho bản
thân trong vai diễn cuộc đời. Mỗi người có một tính cách khác nhau, nhu cầu khác nhau. Không
thể áp đặt lối sống, phong cách của người này đối với người khác. Sống đích thực với bản thân
khiến con người ta thoải mái hơn, tự nhiên và tự tin hơn.
+ Trái ngược với sống đích thực, sống đúng với bản thân là cách sống giả tạo, sống hình thức
nghĩa là mỗi người tự tạo cho mình một lớp vỏ bọc giả dối để đánh lừa người khác, nhằm thõa
mãn thú vui nhất thời của bản thân và hậu quả cuối cùng là người đó tự đào thải chính mình ra khỏi xã hội.
- Làm thế nào để con người được sống là chính mình: đối với mỗi sinh viên, mỗi bạn trẻ trong
hành trang vào đời của mình phải trang bị những tri thức, kĩ năng để luôn chủ động, linh hoạt
trước những biến thiên của cuộc sống, luôn giữ vững cá tính và phong cách của bản thân. Sống
hoà nhập nhưng không hoà tan, sống theo cá tính, phong cách riêng nhưng không lập dị, khác
thường, con người sẽ có được hạnh phúc thực sự. Câu 2 (5.0 điểm)
Nhận định về nhân vật Hồn Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu
Quang Vũ), có ý kiến cho rằng: “Trương Ba là hình ảnh phản chiếu tấm lòng đáng quý của Lưu Quang Vũ”.
Từ hiểu biết của mình về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt ( Lưu Quang Vũ), anh/chị hãy
làm sáng tỏ “ tấm lòng đáng quý” ấy.
*Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm
- Lưu Quang Vũ là một trong những cây bút tài hoa để lại những dấu ấn
trong nhiều thể loại: thơ, văn xuôi và đặc biệt là kịch. Ông là một trong
những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ hiện đại hóa
dựa trên một cốt truyện dân gian nhấn mạnh vào sự phản kháng của linh
hồn nhân hậu, thanh cao chống lại sự lấn át và chế ngự của thể xác thô lỗ,
phàm tục. Là một trong số những tri thức nhạy cảm và giàu ưu tâm với thời
đại, Lưu Quang Vũ muốn công chúng của vở kịch suy tư sâu hơn về bao
vấn đề nảy sinh trong đời sống của dân tộc Việt Nam thời hậu chiến. Vở
kịch được viết vào năm 1981 và đến 1984 được công diễn. Bằng nghệ thuật
xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người
đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt.
- Hồn Trương Ba là nhân vật chính, tập trung thể hiện tư tưởng, chủ đề tác
phẩm. Trương Ba là nhân vật bi kịch rất đáng thương nhưng có vẻ đẹp tâm
hồn đáng trân trọng. Qua đó, nhà văn Lưu Quang Vũ thể hiện tài năng khắc
họa đời sống nội tâm nhân vật tập trung qua những xung đột kịch căng thẳng.
*Hồn Trương Ba có số phận bi kịch đáng thương
- Chịu cái chết oan uổng do sự tắc trách của quan trời: Trương Ba là nhân
vật có số phận bi kịch rất đáng thương. Trước tiên, Trương Ba phải chịu cái
chết oan uổng do sự tắc trách của quan trời: Vốn là người hiền làm vườn
khỏe mạnh, chăm chỉ, hiền lành, yêu thương vợ con, sống có tâm hồn trong
sạch. Nhưng do Nam Tào vội đi dự tiệc nên đã bắt chết nhầm.
- Bi kịch bị tha hóa: Điều đó dẫn đến bi kịch tha hóa của một người nông
dân lương thiện. Trong thể xác thô phàm của anh hàng thịt, Trương Ba dần
dần đổi tính: uống rượu nhiều, ham bán thịt không còn mặn mà với trò chơi
thanh cao, trí tuệ nữa, nước cờ không còn khoáng hoạt. Nhiều phiền toái và
rắc rối khiến Trương Ba đau khổ. Trương Ba càng khổ sở hơn vì ông ý thức
được những điều đó mà không thể giải quyết. Ông càng cố gắng bai nhiêu
thì dường như kết quả lại càng tai hại bấy nhiêu.
- Bi kịch bị người thân xa lánh hắt hủi: Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của hồn
Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với những người thân. Sự thay
đổi của Trương Ba khiến những người xung quanh không thể hiểu được,
càng yêu quý con người trước đây của Trương Ba, họ càng không thể chấp
nhận con người hiện tại của ông.
- Bi kịch bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo:
+ Bên trong: Thẳm sâu trong tâm hồn Trương Ba, ông luôn có những nhu
cầu tinh thần thanh cao: muốn gìn giữ danh dự, muốn sống có đạo đức và
trách nhiệm, sống thanh thản trong những nguồn vui giản dị. Trong xác anh
hàng thịt, Trương Ba vẫn ngày ngày chăm sóc cây, yêu thương con cháu,
luôn muốn là bản thân mình trọn vẹn.
+ Bên ngoài: Tuy nhiên, do trói buộc trong một xác hàng thịt nên hồn
Trương Ba giờ đây lại gắn với nhu cầu của thể xác phàm tục như thèm ăn
thịt, muốn thỏa mãn những dục vọng tầm thường. Trương Ba trở thành kẻ
vụng về, thô lỗ, bị mọi người xa lánh.
+ Mỗi quan hệ: Cuộc đối thoại giữa xác hàng thịt và hồn Trương Ba là cuộc
đấu tranh giữa thể xác và linh hồn cùng tồn tại trong một con người. Thể
xác và linh hồn có quan hệ hữu cơ với nhau cả hai gắn bó với nhau để cùng
sống, cùng tồn tại. Thể xác có tính độc lập tương đối của nó, có tiếng nói
của nó, có khả năng tác động vào linh hồn, vì nó là nơi trú ngụ của linh
hồn. Khi thể xác tiêu tan thì linh hồn cũng mất. Khi linh hồn “bay đi” thì
thể xác cũng trở về cát bụi. Nhờ có linh hồn đấu tranh, chi phối với những
ham muốn, những dục vọng tầm thường của thể xác mà nhân cách được
hoàn thiện, tâm hồn được trong sáng.
+ Sự “lệch pha” giữa linh hồn và thể xác sẽ dẫn đến những hậu quả khôn
lường. Sự thống nhất, vá lắp, chắp ghép giữa linh hồn và xác đã tạo nên
một cuộc sống giả tạo và tồi tệ đến mức Trương Ba gọi là quái gở. Trương
Ba nhận thức rõ ràng rằng:”Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là
chuyện không nên, đằng này đến thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng
thịt”. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nỗi khổ tâm của Trương Ba, “Sống
thế này còn khổ hơn cái chết”. Sự chắp vá nhằm sửa sai của Nam Tào và
Bắc Đẩu đã dẫn tới những bi kịch đau đớn hơn, dằn vặt không chỉ Trương
Ba mà cả những người thân trong gia đình Trương Ba.
+ Trong những cuộc đối thoại, Trương Ba không chỉ đấu tranh với xác hàng
thịt âm u đui mù mà lời nói lại chứa đựng những chân lí của cuộc sống mà
còn phải đấu tranh với quan trời: Đế Thích, Tây Vương Mẫu, Ngọc Hoàng.
Cuối cùng Trương Ba đã phải tìm đến cái chết mặc dù lòng khát khao được
sống rất mãnh liệt. Những dằn vặt, đớn đau của Trương Ba và quyết định
chọn lấy cái chết để giữ gìn những giá trị tốt đẹp của hồn Trương Ba khiến
người đọc không khỏi xót xa, thương cảm.
*Hồn Trương Ba lựa chọn cho mình một cuộc sống đích thực:
- Nhân vật đã nhận thức một cách sâu sắc về lẽ tồn tại của con người.
+ Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có
một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người
bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tộ cho
thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.
Và nữa, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản.
Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.
+ Trong cuộc sống không thể tách khỏi sai lầm điều quan trọng là phải có ý
thức sửa sai như thế nào:”Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc là phải
bù lại một việc đúng khác”.
-Trương Ba có một niềm tin mãnh liệt vào sự chiến thắng của cái thiện và
đó chính là động lực để nhân vật kiên quyết không buông xuôi trước số
phận: Câu khẳng định của nhân vật:” Lẽ nào chịu thua mày” đã thể hiện
quyết tâm sẽ không bao giờ đầu hàng mà sẽ chiến đấu đến cùng và chiến
thắng để sự sống đúng nghĩa được tiếp diễn, để nhân cách được bảo toàn,
và mọi thứ trở lại vẹn nguyên với những giá trị ban đầu. *Đánh giá:
-Nghệ thuật tạo dựng xung đột: Để tạo dựng hình tượng nhân vật Trương
Ba, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã tạo dựng xung đột căng thẳng, gay gắt
giữa khát vọng được sống là mình với tâm hồn trong sáng, thanh cao của
mình với nghịch cảnh éo le mà nhân vật phải chịu. Xung đột đó ngày càng
đi đến cao trào thông qua các xung đột nhỏ: xung đột hồn-xác, xung đột
Trương Ba- người thân, xung đột Trương Ba- Đế Thích. Đồng thời, các
xung đột có sự chuyển hóa, phát triển để đẩy bi kịch của nhân vật lên đến
đỉnh điểm, khiến nhân vật phải đi đến quyết định cuối cùng.
- Hồn Trương Ba là nhân vật chính kết tinh tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
Qua nhân vật, tác giả đã gửi đến chúng ta những vấn đề mang giá trị nhân
sinh sâu sắc: Được sống là điều quý giá nhưng quan trọng hơn là phải sống
như thế nào vì không thể sống bằng mọi giá. Phải làm sao để sống đúng là
mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình vốn có và theo đuổi mới là điều
quan trọng. Không chỉ thế, sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự hài hòa
giữa linh hồn và thể xác, vật chất và tinh thần, nội dung và hình thức. Cuộc
sống vá lấp, sống nhờ sống gửi chỉ có thể là cuộc sống tạm bợ, nó không
bao giờ mang lại cho ta hạnh phúc, sự lạc quan mà chỉ khiến ta dẫn sâu hơn vào bi kịch.
d.Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e.Sáng tạo
Có cách diễn đặt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Phân tích nét nghĩa tương đồng trong câu nói nỗi tiếng của các nhân vật: Chí Phèo - Nam
Cao “ai cho tao lương thiện?...” và Trương Ba - Lưu Quang Vũ “tôi muốn được là tôi toàn vẹn”?
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cần
vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp dẫn chứng và lí lẽ. Giám
khảo tham khảo một số gợi ý sau để đánh giá chính xác bài viết:
- Chí Phèo của Nam Cao là tác phẩm thấm đẫm tinh thần nhân đạo.
Nam Cao luôn đau đáu về số phận bi kịch bị cự tuyệt quyền làm
người của Chí Phèo, về số phận hẩm hiu của những người nông dân