Bản thể luận Democritus và Platon - Triết học Mác-Lê nin | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Bản thể luận Democritus và Platon - Triết học Mác-Lê nin | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

BẢN THỂ LUẬN DEMOCRITUS Và PLATON
IV- DEMOCRITUS - NGƯỜI KHỞI XƯỚNG NGUYÊN TỬ LUẬN
Democritus sinh vào khoảng năm 460 - 360 TCN Abdera trong một gia đình
thương gia giàu có.
1. Những nội dung cơ bản của nguyên tử luận
Xuất phát từ sự quan sát các hiện tượng tự nhiên và những kinh nghiệm cuộc sống
như nước bốc hơi, hoa tỏa hương thơm (mùi hương từ bông hoa phát tán trong không khí
đến khứu giác con người), củi đốt thành lửa bốc khói, lương thực (khối) bị nghiền
thành bột (hạt nhỏ), kim loại được dát mỏng, được nấu nóng chảy bằng nhiệt độ cao, v.v..
Democritus cho rằng, thế giới nói chung, vạn vật nói riêng được cấu thành từ những phần
tử vật chất nhỏ bé đầu tiên không thể phân chia được, gọi là atomos (a là không, tomos là
phân chia).
Do nguyên tử quá nhỏnên mắt thường không thể nhìn thấy, tuy vậy, nó tồn tại
vĩnh viễn trong không gian và thời gian, chúng vô hạn về số lượng, đa đạng về hình dáng.
Các nguyên tử đồng nhất, đồng chất, chúng chỉ khác nhau về hình dạng, về
thế và trật tự phân bố, giống như các chữ cái trong bảng chữ cái.
Quanh nguyên tử khoảng trống, theo cách gọi của Parmenides chính
không tồn tại. Đó chính môi trường cho atomos vận động. Trong quá trình vận động,
các atomos hút nhau hay kết hợp với nhau tạo thành các sự vật. Khi chúng đẩy nhau, các
vật tan rã, mất đi để hình thành các sự vật khác.
Democritus phân biệt hai dạng tồn tại, tồn tại trong hiện thực hay tồn tại tự nhiên
(nguyên tử và khoảng không) và tồn tại trong ý kiến hay trong cảm giác (màu sắc, mùi vị,
âm thanh, ánh sáng). Ông cho rằng, cái có trong cảm giác cái chủ quan, phụ thuộc vào
con người, còn i trong hiện thực hoàn toàn khách quan. Giữa cảm giác hiện
thực có một khoảng cách hay một độ sai khác nào đó.
Đánh giá: Như vậy, Democritus người đầu tiên đi vào con đường nghiên cứu
phạm trù bản chất, thể hiện trong học thuyết về nguyên tử (atomic hypothesis)
khoảng không (void hypothesis). Các phạm trù này chính là công cụ để lý giải vấn đề bản
thể luận triết học, xem xét vật chất sự tồn tại của một cách đầy đủ trên tinh thần
khoa học.
1
V. PLATON
Bản thể luận triết học của Platon xây dựng trên sở luận của chủ nghĩa duy
tâm khách quan phản ánh thông qua những câu chuyện huyền thoại phóng dụ. Thế
giới quan triết học đó được lý giải dựa trên nền tảng của học thuyết ý niệm.
1. Học thuyết ý niệm
- Theo Platon thì thế giới nói chung được phân thành hai phần một cách trừu
tượng: 1) Thế giới hình thức hay ý niệm - thế giới đã tồn tại trước (thế giới các sự vật)
trong trí khôn của thượng đế hay trong nguyên tối cao của lý tính. Thế giới này tồn tại
vĩnh cửu, đóng vai trò như bản chất, hình thức, nguyên mẫu. bất di bất dịch
phi vật chất (ví dụ, hình thức hay ý niệm hình tam giác, ý niệm đẹp, ý niệm người), từ thế
giới bản chất nguyên mẫu ban đầu đó sinh ra; 2) Thế giới các sự vật khả giác, chúng
không khác ngoài những bản sao hay những cái bóng của thế giới hình thức hay ý
niệm. Đây thế giới các sự vật hữu hình cảm tính chúng ta tiếp xúc hằng ngày, đời
sống của chúng ngắn ngủi, chúng sinh ra, tồn tại, biến đổi rồi sau đó sẽ bị diệt vong từ
thế hệ này đến thế hệ khác (Ví dụ: các hình tam giác ta vẽ trong hình học, các loài
hoa, những con người cụ thể ta bắt gặp hằng ngày).
- Để thế giới tồn tại như một chỉnh thể hoàn chỉnh bao hàm cả thế giới vật chất và
thế giới tinh thần, bao hàm cả sự đa dạng sự thống nhất cần có hai yếu tố đóng vai trò
gắn kết thúc đẩy đó vật chất linh hồn trụ. Theo lôgích của Plato thì ý niệm
đem đến cái chung, tồn tại trước bản chất, trước sự hiện hữu của các sự vật, hiện
tượng. Nhưng bản thân ý niệm không thể giải thích được từ đâu xuất hiện các sự vật, đâu
là nguyên nhân của các hiện tượng cảm tính trong thế giới. Tại sao vạn vật trong thế giới
vận động, biến đổi, chuyển hóa lẫn nhau. Để giải thích được vấn đề này, cần một bản
nguyên thứ hai của vũ trụ - đó là chora. Ở đây cần lưu ý rằng, khái niệm chora trong triết
học Platon hoàn toàn khác với khái niệm vật chất trong triết học truyền thống như đất,
nước, lửa, không khí. Chora trong triết học Platon một không gian (Chora thuật ngữ
triết học Platon miêu tả trong Timaeus như một khoảng trống (receptacle) hay
khoảng không xen giữa các sự vật. Chora khả năng cảm nhận được tất cả những cấu
trúc và giới hạn bao quanh. Chora không có tính vật lý, vì nó vô định, vô hình.
- Để hình dung quan điểm phản ánh trong học thuyết ý niệm, Plato đã đưa ra
phóng dụ hang động (Allegory of the cave), theo đó chúng ta thử tưởng tượng hình ảnh
một hang động với đoàn người đang đi qua phía trước. Lúc đó chúng ta sẽ một liên
2
tưởng: Thế giới ý niệm tựa như đoàn người bằng xương bằng thịt đang đi qua trước cửa
hang. Thế giới các sự vật cảm tính tựa như những cái bóng của đoàn người đó in trên
vách đá. Còn thế giới chora tựa như chất liệu tạo nên những cái bóng đó. Theo quan niệm
của Plato thì chỉ đoàn người (tức ý niệm) tồn tại thực sự, nguyên mẫu ban đầu,
còn bóng dáng họ (tức thế giới các sự vật cảm tính) cũng như chất liệu tạo nên bóng dáng
đó chỉ là ảo ảnh, chỉ cảm nhận được mà không nắm bắt được, bóng dáng đó lệ thuộc hoàn
toàn vào đoàn người hiện thực, cũng giống như giọt nắng bên thềm phụ thuộc vào sự
chiếu sáng của mặt trời. Sự giao duyên giữa thế giới ý niệm thế giới chora làm phát
sinh thế giới các sự vật cảm tính, tức là thế giới vật chất mà con người đang tiếp xúc. Nói
một cách hình ảnh thì các sự vật cảm tính chính là sự hóa thân của ý niệm. Nếu thế giới ý
niệm tạo ra bản chất chung của mọi sự vật thì thế giới chora tạo ra hình thù, chất liệu cụ
thể của chúng.
Nhưng chỉ có thế giới ý niệm và thế giới chora thì chưa đủ để tạo ra thế giới các sự
vật cảm tính, cần một lực lượng thứ ba đóng vai trò như động lực thúc đẩy,
sáng tạo, cội nguồn của vận động, của sự sống, nhân tố đó chính là linh hồn vũ trụ. Với tư
cách là một động lực sáng tạo, linh hồn trụ ôm trọn thế giới ý niệm và thế giới các sự
vật cảm tính, liên kết chúng lại với nhau trong một thể thống nhất. Linh hồn trụ buộc
các sự vật phải mô phỏng theo hình thức hay ý niệm, còn các hình thức, ý niệm buộc phải
hiện diện hay hóa thân trong các sự vật.
Nói tóm lại, theo Plato thế giới hình thức hay ý niệm thế giới nguyên mẫu ban
đầu, nhờ sự trung gian hóa của yếu tố vật chất (chora) sự tiếp sức của linh hồn trụ
mà sinh ra thế giới các sự vật cảm tính. Trong học thuyết ý niệm, theo đó ông đã tuyệt đối
hóa các hình thức và ý niệm, biến chúng thành những thực thể có khả năng tồn tại độc lập
trong một thế giới siêu không gian với cách bản nguyên thần thánh nguyên mẫu,
từ đó sinh ra thế giới các sự vật cảm tính. Khi dựa vào luận điểm về tính thứ nhất bất
biến của thế giới ý niệm, Platon đã đi đến kết luận về sự tồn tại của linh hồn bất tử, về sự
nhận thức như là quá trình hồi tưởng của linh hồn này.
Đánh giá: Học thuyết ý niệm của Platon thuộc về lập trường của chủ nghĩa duy
tâm khách quan
Bỏ qua tính duy tâm thần bí, học thuyết hình thức hay ý niệm của Platon đã đặt ra
“tình huống vấn đề” về mối quan hệ giữa thế giới vật chất thế giới tinh thần, giữa
thực tiễn sáng tạo khoa học, nghệ thuật, gợi ý vấn đề về tính tiêu chuẩn trong việc
đánh giá sự vật.
3
| 1/3

Preview text:

BẢN THỂ LUẬN DEMOCRITUS Và PLATON
IV- DEMOCRITUS - NGƯỜI KHỞI XƯỚNG NGUYÊN TỬ LUẬN
Democritus sinh vào khoảng năm 460 - 360 TCN ở Abdera trong một gia đình thương gia giàu có.
1. Những nội dung cơ bản của nguyên tử luận
Xuất phát từ sự quan sát các hiện tượng tự nhiên và những kinh nghiệm cuộc sống
như nước bốc hơi, hoa tỏa hương thơm (mùi hương từ bông hoa phát tán trong không khí
đến khứu giác con người), củi đốt thành lửa và bốc khói, lương thực (khối) bị nghiền
thành bột (hạt nhỏ), kim loại được dát mỏng, được nấu nóng chảy bằng nhiệt độ cao, v.v..
Democritus cho rằng, thế giới nói chung, vạn vật nói riêng được cấu thành từ những phần
tử vật chất nhỏ bé đầu tiên không thể phân chia được, gọi là atomos (a là không, tomos là phân chia).
Do nguyên tử quá nhỏ bé nên mắt thường không thể nhìn thấy, tuy vậy, nó tồn tại
vĩnh viễn trong không gian và thời gian, chúng vô hạn về số lượng, đa đạng về hình dáng.
Các nguyên tử là đồng nhất, đồng chất, chúng chỉ khác nhau về hình dạng, về tư
thế và trật tự phân bố, giống như các chữ cái trong bảng chữ cái.
Quanh nguyên tử có khoảng trống, mà theo cách gọi của Parmenides chính là
không tồn tại. Đó chính là môi trường cho atomos vận động. Trong quá trình vận động,
các atomos hút nhau hay kết hợp với nhau tạo thành các sự vật. Khi chúng đẩy nhau, các
vật tan rã, mất đi để hình thành các sự vật khác.
Democritus phân biệt hai dạng tồn tại, tồn tại trong hiện thực hay tồn tại tự nhiên
(nguyên tử và khoảng không) và tồn tại trong ý kiến hay trong cảm giác (màu sắc, mùi vị,
âm thanh, ánh sáng). Ông cho rằng, cái có trong cảm giác là cái chủ quan, phụ thuộc vào
con người, còn cái có trong hiện thực là hoàn toàn khách quan. Giữa cảm giác và hiện
thực có một khoảng cách hay một độ sai khác nào đó.
Đánh giá: Như vậy, Democritus là người đầu tiên đi vào con đường nghiên cứu
phạm trù bản chất, thể hiện rõ trong học thuyết về nguyên tử (atomic hypothesis) và
khoảng không (void hypothesis). Các phạm trù này chính là công cụ để lý giải vấn đề bản
thể luận triết học, xem xét vật chất và sự tồn tại của nó một cách đầy đủ trên tinh thần khoa học. 1 V. PLATON
Bản thể luận triết học của Platon xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy
tâm khách quan phản ánh thông qua những câu chuyện huyền thoại và phóng dụ. Thế
giới quan triết học đó được lý giải dựa trên nền tảng của học thuyết ý niệm.
1. Học thuyết ý niệm
- Theo Platon thì thế giới nói chung được phân thành hai phần một cách trừu
tượng: 1) Thế giới hình thức hay ý niệm - là thế giới đã tồn tại trước (thế giới các sự vật)
trong trí khôn của thượng đế hay trong nguyên lý tối cao của lý tính. Thế giới này tồn tại
vĩnh cửu, đóng vai trò như là bản chất, hình thức, nguyên mẫu. Nó là bất di bất dịch và
phi vật chất (ví dụ, hình thức hay ý niệm hình tam giác, ý niệm đẹp, ý niệm người), từ thế
giới bản chất nguyên mẫu ban đầu đó sinh ra; 2) Thế giới các sự vật khả giác, chúng
không là gì khác ngoài những bản sao hay những cái bóng của thế giới hình thức hay ý
niệm. Đây là thế giới các sự vật hữu hình cảm tính mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày, đời
sống của chúng ngắn ngủi, vì chúng sinh ra, tồn tại, biến đổi rồi sau đó sẽ bị diệt vong từ
thế hệ này đến thế hệ khác (Ví dụ: các hình tam giác mà ta vẽ trong hình học, các loài
hoa, những con người cụ thể ta bắt gặp hằng ngày).
- Để thế giới tồn tại như một chỉnh thể hoàn chỉnh bao hàm cả thế giới vật chất và
thế giới tinh thần, bao hàm cả sự đa dạng và sự thống nhất cần có hai yếu tố đóng vai trò
gắn kết và thúc đẩy đó là vật chất và linh hồn vũ trụ. Theo lôgích của Plato thì ý niệm
đem đến cái chung, nó tồn tại trước bản chất, trước sự hiện hữu của các sự vật, hiện
tượng. Nhưng bản thân ý niệm không thể giải thích được từ đâu xuất hiện các sự vật, đâu
là nguyên nhân của các hiện tượng cảm tính trong thế giới. Tại sao vạn vật trong thế giới
vận động, biến đổi, chuyển hóa lẫn nhau. Để giải thích được vấn đề này, cần một bản
nguyên thứ hai của vũ trụ - đó là chora. Ở đây cần lưu ý rằng, khái niệm chora trong triết
học Platon hoàn toàn khác với khái niệm vật chất trong triết học truyền thống như đất,
nước, lửa, không khí. Chora trong triết học Platon là một không gian (Chora là thuật ngữ
triết học Platon miêu tả trong Timaeus như là một khoảng trống (receptacle) hay là
khoảng không xen giữa các sự vật. Chora có khả năng cảm nhận được tất cả những cấu
trúc và giới hạn bao quanh. Chora không có tính vật lý, vì nó vô định, vô hình.
- Để hình dung quan điểm phản ánh trong học thuyết ý niệm, Plato đã đưa ra
phóng dụ hang động (Allegory of the cave), theo đó chúng ta thử tưởng tượng hình ảnh
một hang động với đoàn người đang đi qua phía trước. Lúc đó chúng ta sẽ có một liên 2
tưởng: Thế giới ý niệm tựa như đoàn người bằng xương bằng thịt đang đi qua trước cửa
hang. Thế giới các sự vật cảm tính tựa như những cái bóng của đoàn người đó in trên
vách đá. Còn thế giới chora tựa như chất liệu tạo nên những cái bóng đó. Theo quan niệm
của Plato thì chỉ có đoàn người (tức ý niệm) là tồn tại thực sự, là nguyên mẫu ban đầu,
còn bóng dáng họ (tức thế giới các sự vật cảm tính) cũng như chất liệu tạo nên bóng dáng
đó chỉ là ảo ảnh, chỉ cảm nhận được mà không nắm bắt được, bóng dáng đó lệ thuộc hoàn
toàn vào đoàn người hiện thực, cũng giống như giọt nắng bên thềm phụ thuộc vào sự
chiếu sáng của mặt trời. Sự giao duyên giữa thế giới ý niệm và thế giới chora làm phát
sinh thế giới các sự vật cảm tính, tức là thế giới vật chất mà con người đang tiếp xúc. Nói
một cách hình ảnh thì các sự vật cảm tính chính là sự hóa thân của ý niệm. Nếu thế giới ý
niệm tạo ra bản chất chung của mọi sự vật thì thế giới chora tạo ra hình thù, chất liệu cụ thể của chúng.
Nhưng chỉ có thế giới ý niệm và thế giới chora thì chưa đủ để tạo ra thế giới các sự
vật cảm tính, mà cần có một lực lượng thứ ba đóng vai trò như là động lực thúc đẩy, là
sáng tạo, cội nguồn của vận động, của sự sống, nhân tố đó chính là linh hồn vũ trụ. Với tư
cách là một động lực sáng tạo, linh hồn vũ trụ ôm trọn thế giới ý niệm và thế giới các sự
vật cảm tính, liên kết chúng lại với nhau trong một thể thống nhất. Linh hồn vũ trụ buộc
các sự vật phải mô phỏng theo hình thức hay ý niệm, còn các hình thức, ý niệm buộc phải
hiện diện hay hóa thân trong các sự vật.
Nói tóm lại, theo Plato thế giới hình thức hay ý niệm là thế giới nguyên mẫu ban
đầu, nhờ sự trung gian hóa của yếu tố vật chất (chora) và sự tiếp sức của linh hồn vũ trụ
mà sinh ra thế giới các sự vật cảm tính. Trong học thuyết ý niệm, theo đó ông đã tuyệt đối
hóa các hình thức và ý niệm, biến chúng thành những thực thể có khả năng tồn tại độc lập
trong một thế giới siêu không gian với tư cách là bản nguyên thần thánh và nguyên mẫu,
từ đó sinh ra thế giới các sự vật cảm tính. Khi dựa vào luận điểm về tính thứ nhất và bất
biến của thế giới ý niệm, Platon đã đi đến kết luận về sự tồn tại của linh hồn bất tử, về sự
nhận thức như là quá trình hồi tưởng của linh hồn này.
Đánh giá: Học thuyết ý niệm của Platon thuộc về lập trường của chủ nghĩa duy tâm khách quan
Bỏ qua tính duy tâm thần bí, học thuyết hình thức hay ý niệm của Platon đã đặt ra
“tình huống có vấn đề” về mối quan hệ giữa thế giới vật chất và thế giới tinh thần, giữa
thực tiễn và sáng tạo khoa học, nghệ thuật, gợi ý vấn đề về tính tiêu chuẩn trong việc đánh giá sự vật. 3