-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo cuối kỳ bơm thuỷ lực trục vít (1, 2, 3 TRỤC) Môn học: Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp | Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Máy bơm trục vít có tên gọi bình dân là bơm ruột gà hay có một số nơi gọi là bơm đuôi chuột. Sở dĩ có tên này là cấu tạo bên trong thân bơm được dẫn động chính bằng trục vít xoắn, và bên trong thân bơm trông giống như ruột gà vậy. Bơm trục vít có nhiều loại, thường được gọi với tên như là xoắn đơn, xoắn đôi hay đa xoắn. Tùy thuộc vào dung dịch chất lỏng cần bơm và nhiệt độ bơm, mà máy bơm screw pump sẽ có chất liệu chế tạo từ inox 304, inox 316, nhựa hay carbon… Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC BÁO CÁO CUỐI KỲ
BƠM THUỶ LỰC TRỤC VÍT (1, 2, 3 TRỤC)
Môn học: Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp Lớp: T4- Tiết 1-3
Mã môn học: IMAS320525_22_1_02
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thái Sơn
Sinh viên thực hiện: Nhóm 12 Đoàn Văn Tịnh 20145729 Nguyễn Nhật Hào 19138009 Nguyễn Hữu Thanh 20145720 Trần Lộc Vinh 20144493 Đoàn Minh Triều 20145732
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN I. NHẬN XÉT
1. Về hình thức trình bày & tính hợp lý của cấu trúc tiểu luận:
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
2. Về nội dung (đánh giá chất lượng tiểu luận, ưu/khuyết điểm và giá trị thực tiễn)
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
III. ĐỀ NGHỊ VÀ ĐÁNH GIÁ
Điểm đánh giá (theo thang điểm 10): ……………………………………………
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022 Giảng viên hướng dẫn ThS. Trần Thái Sơn 2
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ STT Họ và Tên MSSV Nhiệm vụ Tiến độ - Chỉnh sửa nội dung 1 Đoàn Văn Tịnh 20145729 Hoàn thành
- Tổng hợp nội dung và làm ppt 2 Nguyễn Nhật Hào 19138009 Thuyết trình Hoàn thành 3 Nguyễn Hữu Thanh 20145720 Thuyết trình Hoàn thành 4 Trần Lộc Vinh 20144493 Tìm nội dung Hoàn thành 5 Đoàn Minh Triều 20145732 Tìm nội dung Hoàn thành
Trưởng nhóm: Đoàn Văn Tịnh
SĐT: 0386149613
Email: doanvantinh.12a1@gmail.com MỤC LỤC 3
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ BƠM THỦY LỰC TRỤC VÍT...............................6 1.1.
Khái niệm, phân loại...........................................................................6
1.1.1. Khái niệm......................................................................................6
1.1.2. Phân loại........................................................................................7 1.2.
Đặc điểm..............................................................................................7
1.2.1. Ưu điểm.........................................................................................7
1.2.2. Nhược điểm...................................................................................8 1.3.
Ứng dụng.............................................................................................8
PHẦN 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG....................................11 2. 1.
Bơm thủy lực trục vít một trục..........................................................11
2. 1. 1. Cấu tạo (Thành phần và chức năng)............................................11
2. 1. 2. Nguyên lý hoạt động...................................................................14 2. 2.
Bơm thủy lực trục vít hai trục...........................................................14
2. 2. 1. Cấu tạo (Thành phần và chức năng)............................................14
2. 2. 2. Nguyên lý hoạt động...................................................................16 2.3.
Bơm thuỷ lục trục vít 3 trục..............................................................17
2. 3. 1. Cấu tạo và chức năng..................................................................17
2. 3. 1. Nguyên lý hoạt động...................................................................17
PHẦN 3: QUY TRÌNH THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG...................................18 3. 1.
Quy trình tháo lắp bơm thuỷ lực trục vít...........................................18 3. 2.
Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục.........................................19 3. 3.
Quy trình bảo dưỡng bơm thuỷ lực trục vít.......................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................24 4 GIỚI THIỆU
Máy bơm trục vít có tên gọi bình dân là bơm ruột gà hay có một số nơi gọi
là bơm đuôi chuột. Sở dĩ có tên này là cấu tạo bên trong thân bơm được dẫn
động chính bằng trục vít xoắn, và bên trong thân bơm trông giống như ruột gà
vậy. Bơm trục vít có nhiều loại, thường được gọi với tên như là xoắn đơn, xoắn
đôi hay đa xoắn. Tùy thuộc vào dung dịch chất lỏng cần bơm và nhiệt độ bơm,
mà máy bơm screw pump sẽ có chất liệu chế tạo từ inox 304, inox 316, nhựa
hay carbon…. Bơm trục vít có cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động khác hoàn
toàn với các loại máy bơm công nghiệp khác. Theo đó, chúng mô phỏng lại hoạt
động vặn xoắn của một con ốc vít và được định nghĩa như sau:
“Máy bơm trục vít là một loại máy bơm quay được trang bị các vít nối với
nhau và quay trong một khoang hình trụ hoặc ống lót. Chất lỏng đi vào từ phía
hút của máy bơm và di chuyển tuyến tính dọc theo trục vít này đến phía xả của
máy bơm. Khe hở giữa trục vít và ống lót là rất nhỏ, do đó chất lỏng tăng áp
suất trong khi di chuyển qua máy bơm.”
Có nhiều ứng dụng cho máy bơm trục vít trong nhiều ngành công nghiệp
khác nhau, bao gồm Sản xuất, Khai thác và Dầu khí. Hầu hết các ứng dụng này
xử lý chất lỏng có độ nhớt cao, chẳng hạn như dầu hoặc nhựa đường, hoặc chất
lỏng trộn lẫn hơi và tạp chất…. Bơm hỗn hợp chất lỏng và hơi với nhau và được
biết đến là một trong những ứng dụng bơm thách thức nhất. Những hư hỏng
nghiêm trọng có thể xảy ra đối với máy nén khi chất lỏng tràn vào, giống như hư
hỏng nghiêm trọng có thể xảy ra đối với hầu hết các máy bơm khi không khí
vào. Khi được chế tạo đúng cách, máy bơm trục vít có thể là sự kết hợp giữa
máy bơm và máy nén trục vít, có thể xử lý cả chất lỏng và khí. Và ứng dụng phổ
biến trong trường hợp này nằm trong nhiều ngành công nghiệp, tiêu biểu là dầu khí. 5
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ BƠM THỦY LỰC TRỤC VÍT.
1.1. Khái niệm, phân loại. 1.1.1. Khái niệm.
Bơm thủy lực trục vít là loại máy bơm trục vít dạng xoắn có ứng dụng
trong hệ thống thuỷ lực, đóng vai trò như trái tim của hệ thống được dùng rất
phổ biến trong các loại xe, máy công trình hiện nay, và nhiều loại máy khác.
Máy bơm thủy lực trục vít thuộc loại bơm hoạt động với lưu lượng ổn định
thường được đặt ở giữa hoặc cuối hệ thống thủy lực vì khả năng hút chất bơm kém.
Hình 1.1. Bơm thủy lực trục vít
Bơm trục vít là một nhóm nhỏ trong trong bơm thể tích, sử dụng một hoặc
nhiều trục vít. Một chiếc bơm lắp ráp hoàn chỉnh bao gồm 2 bộ phận chính:
động cơ điều khiển và cụm bơm. Động cơ cung cấp chuyển động quay cần thiết
đến trục vít, kết hợp với khe hở giữa trục vít để tạo ra lực hút. 6
Hình 1.2. Trục vít của bơm thủy lực
Với khả năng hút tốt và yêu cầu chế độ bảo trì thấp nên nó là lựa chọn đáng
tin cậy cho nhiều công việc. Một bơm trục vít được biết là loại chảy rối thấp, dễ
dàng sử dụng cho các loại chất lỏng có độ nhớt cao, dao động phân tử chất lỏng
thấp, khả năng tự mồi và có thể làm việc với những trường có các bong bóng khí
trong chất lỏng, vận hành gây ra tiếng ồn thấp. 1.1.2. Phân loại.
Dựa vào cấu tạo bơm trục vít được chia thành ba loại chính:
Loại bơm ba trục vít (Three-screw pump).
Loại bơm hai trục vít (Two-screw pump).
Loại bơm một trục vít (One-screw pump).
Ngoài ra còn có bơm 4 trục nhưng ít dùng.
Dựa vào cách lắp đặt bơm được chia làm hai loại: Bơm trục vít đứng Bơm trục vít ngang 7
Ngoài ra có thể chia làm nhiều loại khác như: Bơm mini, Bơm công suất
thấp, bơm công suất cao, … 1.2. Đặc điểm. 1.2.1. Ưu điểm.
Máy bơm trục vít thủy lực có nhiều ưu điểm so với các dòng máy bơm
công nghiệp khác có mặt trên thị trường như:
Máy bơm trục vít bền bỉ.
Thiết kế bơm thông minh, đơn giản nhưng có hiệu quả sử dụng cao, ổn định.
Máy bơm hoạt động ổn định và ở nhiều mức tần số khác nhau.
Động cơ máy bơm êm ái, không gây tiếng ồn.
Máy bơm có thể hoạt động ổn định.
Có ứng dụng đa dạng dùng bơm chất đặc, bơm chất lỏng sệt, bơm chất lỏng có độ nhớt cao.
Bơm trục vít có hiệu suất làm việc cao nhất trong các loại bơm có mặt trên thị trường.
Bơm trục vít được vận hành nhanh, giúp tiết kiệm được rất nhiều thời
gian, ít hư hỏng, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng.
1.2.2. Nhược điểm.
Với nhiều ưu điểm nổi bật, bơm trục vít cũng có một số nhược điểm mà
chúng ta nên để ý khi sử dụng.
Bơm trục vít trong quá trình làm viê ‘c có thể sẽ khiến các bô ‘ phâ ‘n kém
chất lượng theo thời gian. Vâ ‘y nên để nâng cao tuổi thọ cho máy bơm trục
vít, cần tránh cho máy ma sát khô, cải thiê ‘n khả năng bơm hút bằng cách đổ
nước hoă ‘c chất lỏng khác được bơm vào từ môi trường trung tính. 8 1.3. Ứng dụng.
Ứng dụng chủ yếu của máy bơm trục vít thủy lực, máy bơm trục vít dạng
xoắn là dùng ép chất lỏng với áp lực cực mạnh, dùng bơm dầu DO, FO trong các
nhà máy nhiệt điện, ứng dụng trong lò hơi khi đòi hỏi chất bơm ở dạng tơi, mịn
hơn sương nhằm cho hiệu suất bơm cao nhất.
Hình 1.3. Nhà máy có sử dụng bơm thủy lực trục vít
Ngoài ứng dụng trong hệ thống thủy lực, máy bơm thủy lực trục vít còn có
nhiều ứng dụng khác trong đời sống và trong các ngành công nghiệp điển hình như:
Bơm các loại hóa chất ăn mòn, mài mòn, hóa chất độc.
Bơm bùn, bơm keo, bơm sơn.
Bơm xăng dầu, bơm nhớt, bơm nhựa.
Bơm dầu cá, rỉ mật, bơm cao su.
Bơm dược phẩm, thực phẩm: bia, rượu, nước giải khát, mắm, tương…
Ứng dụng trong hệ thống bôi trơn và thủy lực: Ứng dụng này sử dụng
bơm trục vít 3 trục dùng cung cấp cho các máy móc lớn, cung cấp
năng lượng thủy lực cho các hệ thống thủy lực áp suất cao hoặc vận
hành thang máy trong các tòa nhà.
Ứng dụng trong đường ống dẫn dầu thô.
Ứng dụng trong xử lý nước thải, xử lý nước hồ bơi
Ứng dụng bơm các chất đặc như sơn đặc, keo đặc, mực đặc. 9
Ứng dụng dùng bơm bơm socola, nước tương, nước mắm, tương ớt,
dầu ăn hay nước giải khát, mật, bia rượu hay kem đánh răng, nước rửa
chén, nước súc miệng…trong các nhà máy chế biến thực phẩm.
Bơm trục vít ứng dụng rất tốt cho các công việc như: Bơm nhiên, phun nhiệt
liệu với áp suất lớn, công nghiệp tàu thủy, nhà mày lọc, nhà máy chế biến thực
phẩm, nhà máy hóa chất, công nghiệp nặng với hệ thống thủy lực.
Tóm lại, bơm trục vít thủy lực là máy bơm trục vít dạng xoắn 3 trục với cấu
tạo đơn giản, nguyên lý hoạt động đơn giản nhưng có áp lực bơm cao, có nhiều
ứng dụng trong các hệ thống thủy lực nâng hạ, ép phun tơi chất lỏng, phun sương trong lò hơi…
Việc lựa chọn sử dụng bơm trục vít thủy lực là sự lựa chọn tuyệt vời cho các
nhu cầu bơm phun trong hệ thống thủy lực. Tuy nhiên, nhược điểm của dòng
bơm này là giá thành cao và khó sửa chữa, bảo dưỡng, người sử dụng cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn.
PHẦN 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG.
2. 1. Bơm thủy lực trục vít một trục.
2. 1. 1. Cấu tạo (Thành phần và chức năng). 10
Hình 2.1. Cấu tạo của bơm trục vít một trục
Cấu tạo chính của bơm một trục vít gồm: Đầu vào, Đầu ra, Khớp nối, Trục
vít (Rotor), Stato, Thân bơm.
Cổng hút và cổng xả: Cổng hút và cổng xả của bơm trục vít được phân biệt
khi chất lỏng di chuyển chuyển dọc theo trục để đến cổng xả. Cổng hút và cổng
xả được thiết kể như nhau, nó cũng đủ để giữa chất lỏng lại trong bơm khi bơm
dừng. Điều này giúp cung cấp một lượng chất lỏng ban đầu cho bơm, để tránh
hiện tượng chạy khô. Cổng hút phải trong điều kiện chân không cục bộ bởi vì áp
suất khác nhau giữa cổng hút và cổng xả.
Hình 2.2. Biểu đồ biểu thị tốc độ ở cổng hút và xả 11
Khớp nối: Chức năng, nhiệm vụ của khớp nối thủy lực cũng tương tự như
các loại khớp nối cơ khí thông thường khác. Nó dùng để kết nối các trục với chi
tiết nhằm đảm bảo cho việc truyền tải được liên tục, không bị đứt quãng. Đồng
thời, giúp cho việc giảm tải trọng động cơ, ngăn ngừa quá tải và điều chỉnh tốc độ hợp lý. Hình 2.3. Khớp nối
Trục vít (Rotor): Trục vít chủ động là bộ phận quan trọng nhất của bơm trục
vít thủy lực với chức năng tạo chuyển động cho máy bơm, trục bơm chịu ăn
mòn tốt và thường xuyên tiếp xúc với chất bơm vì vậy sử dụng vật liệu inox.
Ổ lăn: Trong nhiều loại bơm trục vít, ổ bi (bạc đạn) là bộ phận chịu tải lớn,
với lục hướng tâm và lực dọc trục trong quá trình bơm vận hành. Nó còn có
nhiệm vụ quan trọng trong việc luôn luôn giữ cân bằng các bộ phận. 12 Hình 2.4. Ổ lăn
Stato: Stato giữ vai trò là tạo ra từ trường và cơ chế hỗ trợ động cơ. Các
cuộn dây quấn stato được nhúng vào lõi thép stato và khi dòng điện chảy qua lõi
stato, nó sẽ tạo ra lực điện động cảm ứng để chuyển đổi năng lượng điện. Khi
động cơ hoạt động, nhiệt phát sinh do tổn thất nội bộ được truyền qua lõi sắt và
chiếu từ bề mặt của cơ sở ra không khí xung quanh. Vì vậy, người ta thường
thiết kế động cơ như tấm tản nhiệt trên bề mặt ngoài của đế để tăng diện tích tản nhiệt.
Hình 2.5. Lõi thép stato
2. 1. 2. Nguyên lý hoạt động.
Nguyên lý làm việc của bơm một trục vít theo nguyên tắc “đai ốc dẻo”. Khi
trục vít quay, sự chuyển động của nó tạo với mặt trong vỏ bơm các khoang chứa 13
lưu chất, lưu chất lúc này đóng vai trò như đai ốc dẻo được đẩy dần từ đầu vào đến đầu ra của bơm.
2. 2. Bơm thủy lực trục vít hai trục.
2. 2. 1. Cấu tạo (Thành phần và chức năng).
Cấu tạo chính của bơm hai trục vít gồm: Đầu vào, đầu ra, trục vít chủ động,
trục vít bị động, vỏ bơm, cặp bánh răng ăn khớp.
Hình 2.6. Cấu tạo của bơm trục vít hai trục
Trục vít chủ động:
Đây là bộ phận làm nhiệm vụ quay của bơm, giúp cho bơm chất lỏng
với thể tích không đổi tại bất kỳ điểm quay nào. Một bên kết nối với
trục truyền động và bên còn lại kết nối với bánh răng điều phối, trục
vít chủ động quay với một khe hở được tạo với trục bị động để đẩy
chất lỏng di chuyển theo góc quay. Một trục vít cơ bản là một trục
quay được làm từ thép có khả năng chịu kéo cao. Nhiệm vụ chính của
bộ phận này trong bơm là truyền động cho trục vít bị động trông qua bánh răng điều phối.
Chuyên động của trục vít cùng với khe hẹp được tạo với trục bị động
giúp tạo ra lực ép. Hơn nữa giúp cải thiện tuổi thọ của bơm tránh
những trường hợp nhũ tương hóa chất lỏng.
Trục vít bị động: 14
Được làm từ loại vật liệu hoàn toàn giống với trục chủ động, bộ
phận này chuyển động được là nhờ vào những bánh răng phân phối.
Trục này sẽ chuyển động ngược chiều so với trục chủ động với một
khe hở không đổi. Điều này giúp giữ chất lỏng bên trong khe hở.
Khi cả 2 trục vít quay ngược hướng nhau thì nó sẽ không có nhiều
thay đổi khẻ hở, nó di chuyển chất lỏng theo góc quay cho đến khi chất lỏng ra ngoài.
Để đảm bảo cân bằng thủy lực ở trục giữa, cả 2 trục (chủ động và bị
động) phải có hướng ngược nhau. Điều này có nghĩa là: Nếu trục
chủ động là loại ren phải thì trục bị động phải là ren trái và ngược
lại. Hơn nữa, trong điều kiện lý tưởng trục vít động mất 1/12 đến
1/14 tổng momen của vít chủ động.
Hình 2.7. Trục vít bị động và chủ động
Bánh răng điều phối:
Với cả 2 trục vít (chủ động và bị động) chuyên động với khe hở rất
nhỏ, luôn luôn có những xác suất ăn khớp nhau. Sự ăn khớp này có thể
làm bào mòn các cạnh của trục vít và dẫn đến giảm áp suất đầu ra một
cách đáng kể. Nếu không được kiểm tra (bảo trì) nó sẽ làm cho bơm
kém hiệu quả về mặt kinh và hoạt đông kém hiệu quả. Do đó, bánh
răng điều phối được lắp vào trong bơm trục vít để khắc phục những vấn đề nêu trên.
Bánh răng điều phối về cơ bản nó làm nhiệm vị truyền động từ trục
chủ đông sang trục bị động, 2 trục này không phải ăn khớp nhau nên sẽ
không dẫn đến hiện tượng mòn trục vít. Hơn thế nữa, bộ phận này 15
cũng đảm bảo cho 2 trục vít không ăn khớp nhau trong trường hợp
bơm chạy không tải (chạy khô).
2. 2. 2. Nguyên lý hoạt động.
Bơm này sẽ hoạt động theo nguyên lý sau: Khi trục vít chủ động của nó quay
thì sẽ kéo theo trục vít bị động quay. Lúc này nhờ vào bánh răng được lắp ở hai
đầu trục vít và việc quay ổn định. Lúc 2 trục vít cùng quay thì nó sẽ làm kín và
làm cho dòng chất được đẩy từ đầu hút đến đầu xả.
Loại này hay còn gọi là trục vít đôi, có dòng chảy kép và khả năng tự mồi.
Máy có bốn cấu hình trục chính, bơm sẽ được cân bằng theo trục và lắp hướng
tâm. Việc này sẽ giúp trục không phụ thuộc vào ổ đỡ lực, tăng tuổi thọ. Dòng
dầu khi đi vào trong vỏ bơm thì sẽ được chuyển đến các bên của trục chính dòng
chảy đôi và sau đó được điều áp để xả chung.
Bên cạnh đó, mô men xoắn của trục truyền động thông qua các bánh răng mà
sẽ truyền tới trục dẫn động. Nhờ vậy mà trong suốt quá trình hoạt động, nó
không có sự tiếp xúc giữa vỏ, trục chính. Bơm có thể hút đẩy cả những chất có
độ nhớt từ 0,4 cSt đến hơn 10.000 cSt và đảm bảo tốc độ 5.000 m³/h. Chưa hết,
nó đặc biệt hơn khi có thể chạy khô khi làm rỗng đường ống, bồn chứa hoặc
chạy với chất lỏng có áp suất thấp.
Hình 2.8. Mổ phỏng nguyên lý hoạt động của bơm trục vít hai trục 16 2.3.
Bơm thuỷ lục trục vít 3 trục.
2. 3. 1. Cấu tạo và chức năng.
Cấu tạo chính bao gồm: đầu vào lưu chất, đầu ra lưu chất, trục vít chủ động,
2 trục vít bị động, bánh răng điều phối và thân bơm.
Hình 2.9. Cấu tạo của bơm trục vít ba trục
Chức năng từng bộ phận thì cũng tương tự như các bộ phận của bơm thuỷ lực
2 trục, chỉ khác là có thêm 1 trục bị động.
2. 3. 1. Nguyên lý hoạt động.
Tương tự như bơm trục vít 2 trục, khi ta cấp điện vào thì motor quay làm
cho trục chủ động quay theo. Trục chủ động quay đồng thời làm cho các bánh
răng ngoài quay làm cho hai trục bị động quay theo. Ba trục vít làm kín mối chất
được truyền tải trong khoang chia lưới và đẩy môi chất đến đầu ra liên tục và
đồng đều dọc theo trục vít để cung cấp một áp suất ổn định nhất cho hệ thống.
Khi hệ thống làm việc thì áp suất của môi chất tác dụng lên 2 đầu vào, ra và sinh ra lực đẩy dọc trục. 17
PHẦN 3: QUY TRÌNH THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG.
3. 1. Quy trình tháo lắp bơm thuỷ lực trục vít.
Hình 3.1. Các bộ phận của bơm trục vít
Các bước cơ bản để tháo lắp bơm thuỷ lực trục vít như sau:
Bước 1: Tháo các bulong nắp bảo vệ các bánh răng.
Bước 2: Tháo nắp bảo vệ bánh răng.
Bước 3: Tháo đầu ngàm các vòng bi. Bước 4: Tháo các ổ bi.
Bước 5: Trục đầu vào ra khỏi motor.
Bước 6: Tháo bulong nắp trục đầu vào.
Bước 7: Tháo đầu ngàm vòng bi. Bước 8: Tháo ổ bi.
Bước 9: Tháo hệ thống trục vít.
Bước 10: Tháo trục bị động ra trước. (bước này cho bơm thuỷ lực dùng 2, 3 hay 4 trục).
Hoàn thành công đoạn tháo ráp. 18
3. 2. Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục.
Lỗi máy bơm trục vít bị mất áp suất đột ngột
Máy bơm trục vít nếu sử dụng không đúng cách có thể bị mất áp suất
đột ngột khi đang sử dụng. Đây là lỗi nghiêm trọng nhất của bơm trục vít bởi
dòng bơm này hoạt động chủ yếu dựa vào áp suất do stator cung cấp.
Nguyên nhân: Trong Stator có phần cao su giúp làm kín bơm trong quá
trình hoạt động, khi phần cao su này mòn đi, trục vít quay sẽ không còn kín như
lúc đầu nữa. Lúc này tình trạng mất áp suất đột ngột rất dễ xảy ra.
Cách sửa chữa bơm trục vít mất áp suất đột ngột: Thay thế phần cao su
khác cho stator này, nếu stator cũ quá có thể thay thế stator để đảm bảo bơm
hoạt động hiệu suất cao nhất.
Lỗi máy bơm trục vít bị hỏng phớt.
Phớt là bộ phận quan trọng trong hầu hết các loại máy bơm, phót thường
có chức năng làm kín bơm trong quá trình hoạt động. Phớt của bơm trục vít
thường là phớt tết có nhiều ưu điểm, ít khi hư hỏng và có giá thành cao. Tuy
nhiên, sau thời gian sử dụng quá dài phớt của bơm trục vít cũng có thể hư hỏng.
Nguyên nhân hỏng phớt: Thường do sử dụng quá lâu phớt bị mòn gây
giảm áp suất máy hoặc mất áp suất đột ngột.
Cách sửa chữa bơm trục vít hỏng phớt: Cách dễ dàng đơn giản nhất để
khắc phục lỗi hỏng phớt trong bơm trục vít là thay phớt mới.
Ngoài hai lỗi cơ bản trên đây, máy bơm trục vít cũng có thể gặp phải nhiều
lỗi khác như tiếng ồn kêu to, nghẽn bơm, máy bơm chảy chậm…những lỗi này
thường do việc lựa chọn máy bơm trục vít không phù hợp công suất bơm dẫn
đến lưu lượng bơm quá lớn làm bơm bị nghẽn. Để sửa chữa bơm trục vít trong
trường hợp này chỉ cần giảm bớt lưu lượng bơm hoặc lựa chọn bơm trục vít
chính xác từ ban đầu sử dụng. 19
3. 3. Quy trình bảo dưỡng bơm thuỷ lực trục vít.
Bơm thực hiện nhiệm vụ hút và đẩy chất lỏng thủy lực đi vào bên trong hệ
thống. Bơm có rất nhiều kích cỡ, kiểu dáng và chủng loại. Mỗi loại bơm sẽ yêu
cầu cách bảo trì riêng. Tuy nhiên, chúng đều cần được thực hiện kiểm tra, bảo
dưỡng đầy đủ như sau:
Giữ bơm luôn sạch sẽ: Bơm dầu đóng vai thiết bị trung tâm nên việc giữ
cho bơm luôn luôn sạch sẽ là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Sau khi làm
việc lâu dài thì bơm sẽ bị bám bụi bẩn vào vỏ cũng như các chi tiết bên trong
như: trục, cánh gạt hoặc bánh răng, cửa hút và cửa xả dầu…Chúng ta cần phải
lên lịch để vệ sinh thiết bị một cách khoa học, tỉ mỉ và việc này phải được duy
trì thường xuyên để bơm dầu được sạch sẽ. Người dùng có thể vệ sinh bằng tay
hoặc sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phun xịt, các hóa chất… Điều này sẽ
góp phần chống biến dạng bơm và mang lại hiệu suất cao.
Sử dụng dầu sạch: Nếu bơm thuỷ lực là một trái tim thì chất lỏng thủy lực
sẽ giống như là máu. Độ sạch và nhiệt độ dầu là hai yếu tố chính ảnh hưởng trực
tiếp đến tuổi thọ và năng suất làm việc của bơm. Chất lỏng thủy lực ở đây cụ thể
là: dầu, nhớt, nước, mỡ và các chất hóa học khác. Người dùng phải nhớ: Luôn
luôn dùng chất lỏng thủy lực sạch để nâng cao tuổi thọ của bơm. Dầu, chất lỏng
thủy lực thường bị lẫn các tạp chất như: đất cát, hạt kim loại, bazo, vụn giấy, ni
lông, mảnh sắt li ti… Chúng có thể xâm nhập qua đường rót dầu vào thùng chứa
hoặc các vị trí hở của hệ thống ống dẫn hay là kết quả của việc oxi hoá các thiết
bị trong hệ thống. Nếu đi vào bơm, tạp chất sẽ gây tình trạng xước mặt bơm, ăn
mòn bánh răng và trục, tạo tiếng ồn lớn khi làm việc và nặng nề hơn là xâm
thực, phá hủy bơm. Bên cạnh việc chuẩn bị nguồn dầu chính hãng, mới và độ
sạch cao thì phải lắp các bộ lọc trước khi dầu hồi về thùng chứa. Các thiết bị này
sẽ, hút và giữ các tạp chất nhằm nâng cao chất lượng của dầu. Đây là một biện
pháp hữu hiệu, giá thành rẻ và có thể linh động trong hệ thống. 20