Xây dựng bài giảng chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực | báo cáo môn Bảo trì – bảo dưỡng công nghiệp Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Ô tô là một phương tiện vận tải quan trọng của hệ thống giao thông đường bộ. Trong cuộc sống, ô tô được sử dụng hết sức đa dạng và linh hoạt để chuyên chở người, hàng hóa với các khoảng cách khác nhau, trên nhiều loại địa hình: đường hoàn thiện hay đường không hoàn thiện. Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô là bài giảng trình bày về cấu tạo, cách chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa của các hệ thống, cụm, bộ phận, chi tiết của ô tô con, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................2
3.4 Hộp số tự động (HSTĐ) ..........................................................................................................................3
3.4.1 Tổng quan về hộp số tự động.............................................................................................................3
3.4.1.1. Công dụng..................................................................................................................................3
3.4.1.2. Phân loại.....................................................................................................................................3
3.4.1.3. Cấu tạo chung của hộp số tự động thường dung trên ô tô......................................................3
3.4.1.4. Những lưu ý khi lái ô tô sử dụng hộp số tự động.....................................................................7
3.4.2 Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động.........................................................................8
3.4.2.1. Chẩn đoán hộp số tự động.........................................................................................................8
3.4.2.2. Bảo dưỡng hộp số tự động.......................................................................................................17
3.4.2.3 Sửa chữa hộp số tự động..........................................................................................................21
3.5. Các đăng................................................................................................................................................27
3.5.1. Tổng quan về truyền động các đăng...............................................................................................27
3.5.1.1. Công dụng................................................................................................................................27
3.5.1.2. Phân loại...................................................................................................................................28
3.5.1.3. Cấu tạo chung của truyền động các đăng thường dung trên ô tô.........................................28
3.5.2 Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa truyền động các đăng.............................................................33
3.5.2.1. Chẩn đoán truyền động các đăng...........................................................................................33
3.5.2.2. Bảo dưỡng truyền động các đăng...........................................................................................34
3.5.2.3 Sửa chữa truyền động các đăng...............................................................................................35
3.5 Cầu chủ động :......................................................................................................................................39
3.5.1 Tổng quan về cầu chủ động.............................................................................................................39
3.5.1.1. Công dụng................................................................................................................................39
3.5.1.2. Phân loại...................................................................................................................................40
3.5.1.3. Cấu tạo chung của cụm cầu trên ô tô.......................................................................................40
3.5.2 Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa cầu chủ động.........................................................................44
3.5.2.1. Chẩn đoán cầu chủ động..........................................................................................................44
3.5.2.2. Bảo dưỡng cụm cầu ô tô...........................................................................................................44
3.5.2.3 Sửa chữa cụm cầu ô tô..............................................................................................................49
LỜI KẾT.......................................................................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................52 1
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô LỜI MỞ ĐẦU
Ô tô là một phương tiện vận tải quan trọng của hệ thống giao thông đường bộ. Trong
cuộc sống, ô tô được sử dụng hết sức đa dạng và linh hoạt để chuyên chở người, hàng hóa
với các khoảng cách khác nhau, trên nhiều loại địa hình: đường hoàn thiện hay đường không hoàn thiện.
Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô là bài giảng trình bày về cấu tạo, cách chẩn
đoán, bảo dưỡng và sửa chữa của các hệ thống, cụm, bộ phận, chi tiết của ô tô con, ô tô
khách, ô tô tải, ô tô chuyên dụng. Các kết cấu đề cập trong tài liệu được định hướng theo
tính cơ bản và hiện đại.
Bài giảng này được dùng làm giáo trình cho sinh viên ngành Cơ khí ô tô của Trường
Đại học Giao thông vận tải Hà Nội và là tài liệu tham khảo cho các cấp độ học viên trong và
ngoài chuyên ngành liên quan tới công nghệ ô tô.
Bài giảng cũng có thể dùng trong các khóa đào tạo Cao đẳng, Trung cấp, Công nhân kỹ
thuật của chuyên ngành ô tô máy kéo và có thể là tài liệu tự học cho cán bộ kỹ thuật trong
và ngoài chuyên ngành, nhằm xây dựng các hiểu biết về chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô.
Bài giảng này được xây dựng trên cơ sở chọn lọc từ: Sách Cấu tạo ô tô, Lý thuyết ô tô
và tài liệu kỹ thuật sửa chữa tham khảo của các hãng ô tô hiện đang dùng ở nước ta.
Bài giảng gồm 5 chương, bao gồm các nội dung: những vấn đề chung về chẩn đoán,
bảo dưỡng và sửa chữa ô tô; chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa động cơ; hệ thống truyền
lực; chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống gầm; chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống khác.
Nhiệm vụ riêng của em là “Xây dựng bài giảng chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hệ
thống truyền lực” phần 3.4: Hộp số tự động, 3.5: Các đăng, 3.6: Cầu chủ động. Sau ba
tháng đề tài của em đã hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S Trương
Mạnh Hùng. Em xin chân thành cảm ơn thầy cùng quý thầy cô trong bộ môn Cơ khí ô tô,
đã giúp đỡ để em hoàn thiện đề tài của mình một cách tốt nhất.
Do thời gian và kiến thức có hạn lên đề tài của em vẫn còn nhiều thiếu xót. Rất mong
quý thầy cô góp ý và sửa chữa để đề tài của em được hoàn thiện hơn. 2
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô
3.4 Hộp số tự động (HSTĐ) :
3.4.1 Tổng quan về hộp số tự động.
3.4.1.1. Công dụng
- Hộp số dùng để biến đổi mômen xoắn từ động cơ xuống bánh ô tô chủ động, bằng cách
thay đổi tỷ số truyền nhằm cải thiện đường đặc tính kéo của động cơ cho phù hợp với điều
kiện làm việc của ôtô.
- Thay đổi chiều chuyển động của ôtô (tiến và lùi).
- Ngắt dòng truyền lực trong thời gian dài mà không cần tắt máy hoặc cắt bộ ly hợp.
- Dẫn động lực ra ngoài cho bộ phận công tác đối với các ô tô chuyên dụng (ô tô có tời kéo,
ô tô có thùng tự đổ …). 3.4.1.2. Phân loại
Theo phương pháp thay đổi tỷ số truyền, hộp số được chia thành hộp số có cấp và hộp số vô cấp.
a. Hộp số có cấp lại được chia theo:
+ Sơ đồ động học gồm có loại trục cố định (hai trục, ba trục) và loại hành tinh (một hàng, hai hàng…).
+Dãy tỷ số truyền gồm một dãy tỷ số truyền (ba số, bốn số, năm số…) và hai dãy tỷ số truyền.
+Theo phương pháp sang số chia thành điều khiển bằng tay hoặc tự động. Phương pháp
sang số điều khiển tự động lại được chia thành:
- Hộp số tự động điều khiển hoàn toàn bằng thuỷ lực, nó chỉ sử dụng hệ thống thuỷ lực để điều khiển.
- Hộp số tự động điều khiển điện tử, nó sử dụng công nghệ điều khiển điện tử hiện đại để điều khiển hộp số.
b. Hộp số vô cấp lại được chia theo:
+ Hộp số thuỷ lực (loại thuỷ tĩnh, thuỷ động…), + Hộp số điện, + Hộp số ma sát.
3.4.1.3. Cấu tạo chung của hộp số tự động thường dung trên ô tô.
Hình : Sơ đồ cấu tạo chung của HSTĐ
1. Bộ biến mô, 2. Trục chủ động,
3.Các ly hợp, 4. Bộ bánh răng hành tinh, 5. Vỏ hộp số
6. Bơm dầu, 7. Cần đẩy gài khớp, 8. Thân van, 9. Phanh dải, 10.Trục ra 3
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô
Cụm hộp số tự động bao gồm bộ biến mô, hộp số hành tinh và các cơ cấu điều khiển của
hộp số hành tinh. Trong hệ thống truyền lực chức năng của cụm hộp số tự động thay thế
chức năng làm việc của ly hợp ma sát và hộp số cơ khí. a. Bộ biến mô
- Bộ biến mô vừa truyền khuếch đại mômen từ động cơ bằng cách sử dụng dầu hộp số làm môi trường làm việc.
- Bộ biến mô bao gồm: Cánh bơm được dẫn động từ trục khuỷu, rôto tuabin được nối với
trục sơ cấp hộp số, stato được bắt chặt vào vỏ hộp số qua khớp một chiều và trục stato, vỏ
bộ biến mô chứa tất cả các bộ phận trên. Bộ biến mô được đổ đầy dầu thuỷ lực cung cấp bởi
bơm dầu. Dầu này được văng ra khỏi cánh bơm thành một dòng truyền công suất làm quay rôto tuabin.
Hình: Cấu tạo bộ biến mô. 1. Tuốc bin
2. Phần cố định, 3.Cánh bơm, 4.Vỏ biến mô
b. Cơ cấu hành tinh (CCHT) cơ bản (Wilson độc lập).
CCHT kiểu Wilson là bộ truyền bánh răng ăn khớp trong và ngoài, ba trục.
- Các chi tiết bao gồm: Một bánh răng mặt trời có vành răng ngoài đặt trên một trục quay,
một bánh răng bao có vành răng trong đặt trên một trục quay khác cùng đường tâm với bánh
răng mặt trời, các bánh răng hành tinh nằm giữa và đồng thời ăn khớp với bánh răng mặt
trời và bánh răng bao, trục của các bánh răng hành tinh nối cứng với nhau trên một giá gọi
là cần dẫn, cần dẫn là trục thứ ba của CCHT.
Hình : Cấu tạo của CCHT.
1.Bánh răng mặt trời,
2.Bánh răng hành tinh, 3.Bán răng bao, 4.Cần dẫn 4
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô
+ Bộ truyền bánh răng hành tinh bao gồm bộ truyền trước và sau:
- Bộ truyền bánh răng hành tinh trước được lắp trên trục hành tinh của cần dẫn trước và ăn
khớp với bánh răng bao và bánh răng mặt trời của bộ truyền trước.
- Bộ truyền bánh răng hành tinh của bộ truyền hành tinh sau được lắp trên trục hành tinh của
cần dẫn sau và ăn khớp với bánh răng bao và bánh răng mặt trời của bộ truyền sau.
c. Cơ cấu điều khiển hộp số hành tinh (HSHT). + Ly hợp khóa :
Ly hợp khoá dùng ở dạng ly hợp ma sát nhiều đĩa làm việc trong dầu, hoạt động bằng áp
lực dầu của hệ thống thuỷ lực điều khiển. Cấu tạo của ly hợp khoá gồm các đĩa ma sát có
răng trong và ngoài. Các đĩa ma sát răng trong gắn với phần thân trong của bộ phận này, còn
các đĩa ma sát răng ngoài gắn với một bộ phận khác tạo nên vỏ của ly hợp.
Hình : Cấu tạo của ly hợp khóa.
1.Xylanh (vỏ ly hợp)
2.Phớt chắn dầu chịu lực (ô tôc măng),3.Bộ lò xo hồi vị
4.Đĩa thép, 5.Moay ơ, 6.Vòng hãm, 7.Đĩa ép, 8.Đĩa ma sát, 9.Piston + Phanh dải.
Hình : Cấu tạo phanh dải
1.Vít và đai ốc hãm điều chỉnh.,
2.Cần đẩy, 3.Thân, 4.Chốt, 5.Vòng chữ O, 6.Lớp bao
- Là thiết bị tạo ra ma sát để giữ các bộ phận của bánh răng mặt trời.Làm bằng thép dải
với 1 lớp bọc bằng vật liệu ma sát ở bên trong bề mặt của nó.Ngàm xung quanh tang khớp li
hợp để dừng sự quay của tang trống.Điều chỉnh con vít để chỉnh khe hở giữa trống phanh và phanh dải 5
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô
- Phanh dải được quấn quanh vòng ngoài của của trống phanh. Một đầu của dải phanh
này được bắt chặt vào vỏ của hộp số bằng chốt trong khi đầu còn lại tiếp xúc với piston
phanh qua cần đẩy piston, cần này được dẫn động bằng áp suất thuỷ lực. Piston phanh có
thể làm chuyển động cần đẩy bằng cách nén lò xo trong lại. + Khớp một chiều:
Hình : Cấu tạo của khớp một chiều
(1)–Trạng thái tự do, (2)– Trạng thái khóa
A – Khớp một chiều dạng bi cầu, B – Khớp một chiều dạng cam. + Bơm dầu
* Bơm dầu được thiết kế để đưa dầu đến bộ biến mô, bôi trơn bộ bánh răng hành tinh và
cung cấp áp suất hoạt động đến hệ thống điều khiển thuỷ lực. Các bánh răng dẫn động của
bơm dầu được dẫn động liên tục bằng động cơ qua các cánh bơn của bộ biến mô.
- Sinh ra áp suất để vận hành hộp số.
- Hộp số có 1 hoặc hai bơm dầu.
- Thường vị trí của nó là đằng sau bộ biến mô hoặc ở trong thân van.
- Ống nối hoặc mặt bích ở đằng sau của bộ biến mô để dẫn động bơm dầu.
- Trong dầu của hộp số có 1 vài chất phụ gia để tạo cho nó phù hợp với sự ma sát của ly hợp và phanh dải.
* Dầu của hộp số để làm việc tốt cần phải được làm mát, vì nếu không làm mát sẽ gây ra các hư hỏng sau:
- Sức nóng rất lớn sẽ được tạo ra bên trong hộp số.
- Bộ biến mô trượt làm nóng dầu.
- Nhiệt thừa sẽ bị loại bỏ hoặc kết quả là hộp số bị hỏng.
- Để làm mát dầu bơm dầu sẽ đẩy dầu thông qua các đường ống tới bộ làm lạnh để tạo ra việc làm lạnh.
Hình: Cấu tạo bơm bánh răng
1.Thân bơm, 2.Bánh răng chủ động, 3.Vỏ bơm,
4.Phớt dầu phía trước, 5.Vòng chữ O, 6.Bánh răng bị động, 7. Phanh hãm phớt dầu 6
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô
Hình: Cấu tạo bơm rô to
1.Phớt dầu phía trước,
2.Rô to trong, 3.Bệ đỡ stator, 4.Miếng đệm
5.Gioăng chữ O, 6.Thân bơm, 7.Rô to ngoài, 8.Các phớt, 9.Vòng đệm ép
3.4.1.4. Những lưu ý khi lái ô tô sử dụng hộp số tự động.
- Biết các kí hiệu trên hộp số tự động:
P (Park): chế độ đỗ ô tô R (Reverse): số lùi
N (Neutral): số “mo”, dùng khi đỗ đèn đỏ hoặc dừng ô tô để chuyển hệ truyền động D (Drive): số tiến
M (Manual): (+ -) vị trí phía bên cạnh số D, vận hành như số sàn, cho phép ô tô chuyển sang số 1, 2, 3, 4
OD (Overdrive): số vượt tốc, đổ đèo
L (Low): số thấp, dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc, xuống dốc S (Sport): số thể thao
- Ngay trước khi khởi động ô tô, phải thực hiện thao tác: đạp hết bàn đạp phanh, đặt cần số
ở vị trí “P”, kéo phanh tay. Việc này giúp tránh được những trường hợp vô tình vào số khi vừa khởi động.
- Tập thói quen kiểm tra hiển thị số trên bảng đồng hồ trước khi lăn bánh.
- Luôn đạp phanh khi chuyển cần số sang vị trí khác. Đừng bao giờ nghĩ đến bàn đạp ga khi
đang chuyển cần số từ vị trí “P” hoặc “N” sang bất kỳ vị trí nào khác trên cần số.
- Không nên chuyển cần số sang vị trí “N” khi ô tô đang di chuyển. Chỉ dùng vị trí này khi
đang dừng ô tô đợi đèn đỏ hoặc để chuyển hệ truyền động. Tai nạn nghiêm trọng có thể xảy
ra trong trường hợp vô tình chuyển cần số từ vị trí này về “D” hoặc “R”.
- Hãy luôn đặt chân lên bàn đạp phanh khi chuyển số sang vị trí “N” hoặc chuyển từ vị trí
“N” sang vị trí khác để tránh nguy cơ mất điều khiển.
- Hãy luôn giữ chặt chân phanh, chỉ nên nhả phanh khi đã sẵn sàng để lái ô tô đi.
- Nếu bạn đạp chân ga và chân phanh cùng lúc sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả phanh và gây
mòn má phanh bất thường, nặng hơn là gây hư hỏng hộp số.
- Khi tắc đường, hoặc di chuyển chậm, không nên rà chân ga, vì ở ô tô số tự động, chỉ cần
buông chân phanh là ô tô sẽ tự lăn bánh ở tốc độ chậm.
- Luôn sử dụng chân phải để đạp phanh. Sử dụng chân trái khi đạp phanh có thể làm giảm
phản xạ phanh trong trường hợp khẩn cấp.
- Tránh đặt các chai lọ hoặc các vật khác dưới sàn, vì chúng có thể lăn và gây kẹt bàn đạp
phanh/ga. Tránh mang dép khi lái ô tô, vì quai dép hoặc đế dép có thể móc vào bàn đạp ga
hoặc phanh, gây cản trở việc điều khiển ô tô. 7
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô
- Giữ chân phải trên cần phanh mỗi khi dừng ô tô. Khi đỗ ô tô, chuyển số về P và nếu cần
thiết, hãy kéo thêm phanh tay sau đó mới tắt máy và rời chân khỏi chân phanh.
- Nếu đèn báo vị trị cần số nhấp nháy khi đang lái ô tô, có thể có lỗi ở hộp số tự động. Hãy
mang ô tô đến xưởng dịch vụ để được kiểm tra càng sớm càng tốt
3.4.2 Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động
3.4.2.1. Chẩn đoán hộp số tự động
a. Kiểm tra nhanh hộp số tự động.
Khi hộp số tự động xuất hiện hư hỏng, ta sử dụng các phép thử (phép kiểm tra nhanh)
để xác định tình trạng hoạt động của hộp số.
Có 4 phép thử có thể tiến hành trong trường hợp hộp số tự động có hư hỏng, mỗi phép thử có và nhanh chóng.
+ Thử khi dừng ô tô
Phép thử này dùng kiểm tra tính năng toàn bộ của động cơ và hộp số (các ly hợp, phanh
và bộ truyền hành tinh). Nó được thực hiện bằng cách để cho ô tô đứng yên sau đó thực hiện
đo tốc độ chết máy trong dãy “D” và “R” và nhấn hoàn toàn bàn đạp ga.
Để thực hiện phép thử này ta cần chú ý tới một số điểm sau:
- Tiến hành phép thử ứng với nhiệt độ hoạt động bình thường của dầu (500C ÷800C);
- Không tiến hành phép thử này liên tục lâu hơn 5 giây;
- Để đảm bảo an toàn cần thực hiện phép thử ở nơi rộng rãi, sạch, bằng phẳng và có độ bám mặt đường tốt;
- Thử khi đỗ ô tô phải được thực hiện bởi hai kỹ thuật viên làm việc cùng nhau. Một
người quan sát các bánh ô tô cũng như các khối chèn bánh ô tô từ bên ngoài trong khi người
kia tiến hành phép thử, người quan sát phải báo ngay cho người ngồi trên ô tô nếu ô tô bắt
đầu chạy hay các khối chèn bánh ô tô bắt đầu bị trượt.
Các bước tiến hành đo
- Chặn các bánh ô tô trước và sau.
- Nối đồng hồ đo tốc độ vào hệ thông đánh lửa. - Kéo hết phanh tay lên.
- Nhấn mạnh bàn đạp phanh bằng chân và giữ nguyên ở vị trí đó. - Khởi động động cơ.
- Chuyển số sang dãy “D” và nhấn hết bàn đạp ga xuống bằng chân phải. Nhanh chóng đọc tốc độ chết máy.
- Thực hiện tương tự với dãy “R”. Đánh giá
Có bốn trường hợp xảy ra:
- Nếu tốc độ chết máy là giống nhau ở cả hai dãy và thấp hơn giá trị tiêu chuẩn thì nguyên
nhân có thể là do công suất ra của động cơ có thể không đủ hoặc khớp một chiều của bánh
phản ứng hoạt động không hoàn hảo.
- Nếu tốc độ chết máy trong dãy “D” lớn hơn so với tiêu chuẩn thì nguyên nhân có thể là:
áp suất chuẩn quá thấp, ly hợp số tiến có thể bị trượt, khớp một chiều F 2 hoặc F0 hoạt động không tốt.
- Nếu tốc độ chết máy trong dãy “R” lớn hơn so với tiêu chuẩn thì có thể do một trong các
nguyên nhân sau: áp suất chuẩn có thể quá thấp, ly hợp số truyền thẳng có thể bị trượt,
phanh số truyền thẳng và số lùi có thể bị trượt, khớp một chiều OD có thể hoạt động không hoàn hảo. 8
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô
- Nếu tốc độ chết máy ở cả hai dãy cao hơn so với tiêu chuẩn thì có thể do một trong các
nguyên nhân sau: áp suất chuẩn có thể quá thấp, mức dầu thấp, khớp một chiều OD hoạt động không hoàn hảo.
+ Thử thời gian trễ
Phép thử này thực hiện trên băng thử, đo khoảng thời gian trôi qua cho đến khi cảm thấy
va đập khi chuyển cần chọn số từ dãy “N” đến dãy “D” hay “R” khi ô tô đang chạy không
tải. Phép thử này dùng để kiểm tra tình trạng của ly hợp số truyền tăng OD, ly hợp số tiến,
ly hợp số truyền thẳng cũng như phanh số lùi và số một.
Các điểm cần chú ý khi tiến hành phép thử:
- Tiến hành phép thử ứng với nhiệt độ hoạt động bình thường của dầu (500C ÷ 800C);
- Đảm bảo có khoảng nghỉ một phút giữa các lần thử;
- Thực hiện đo 3 lần và lấy giá trị trung bình.
Các bước tiến hành đo - Kéo hết phanh tay lên.
- Khởi động động cơ và kiểm tra tốc độ không tải.
- Chuyển số từ vị trí “N” lên vị trí “D”, đo thời gian từ lúc chuyển cần số cho đến khi cảm
thấy có chấn động. thời gian trễ chuẩn nhỏ hơn 1,2 (giây).
- Giá trị chuẩn thời gian trễ ở dãy “D” là 1,2 giây, ở dãy “R” là 1,5 giây.
- Đo thời gian trễ khi chuyển cần số từ vị trí “N” sang “R” cũng theo các bước như trên. Đánh giá
Nếu thời gian trễ khi chuyển từ “N” sang “D” dài hơn giá trị tiêu chuẩn thì có thể do một
trong các nguyên nhân sau: áp suất chuẩn quá thấp, ly hợp số tiến bị mòn quá nhiều, khớp
một chiều OD hoạt động không hoàn hảo.
Nếu thời gian trễ khi chuyển từ “N” sang “R” lớn hơn giá trị tiêu chuẩn có thể do một
trong các nguyên nhân sau: áp suất chuẩn thấp, ly hợp số truyền thẳng bị mòn, phanh số 1
và phanh số lùi có thể bị mòn, khớp một chiều OD hoạt động không hoàn hảo.
+ Thử hệ thống thủy lực
Phép thử này thực hiện trên băng thử, xác định áp suất ly tâm tại một tốc độ ô tô nhất
định, áp suất chuẩn tại một tốc độ động cơ nhất định. Kết quả có được có thể dùng để đánh
giá từng van trong hệ thống điều khiển thủy lực cũng như kiểm tra rò rỉ dầu.
Các chú ý khi thực hiện phép thử:
- Tiến hành phép thử ứng với nhiệt độ hoạt động bình thường của dầu (50 C ÷ 80 0 0C);
- Thử áp suất chuẩn phải luôn được thực hiện bởi hai kỹ thuật viên làm việc cùng với nhau.
Một người quan sát các bánh ô tô cũng như các khối chèn các bánh ô tô từ bên ngoài để có
những thông báo kịp thời cho kỹ thuật viên còn lại đang tiến hành phép thử;
- Thử nghiệm này phải được tiến hành sau khi kiểm tra, điều chỉnh động cơ;
- Thử nghiệm này phải được tiến hành khi chạy không tải.
Các bước tiến hành phép thử đo áp suất chuẩn
- Kéo nhả hết phanh tay và chèn ô tô lại.
- Khởi động động cơ và kiểm tra tốc độ không tải.
- Nhấn mạnh bàn đạp ga bằng chân trái và chuyển cần số lên vị trí “D”.
- Đo áp suất chuẩn khi động cơ đang chạy không tải.
- Nhấn hết bàn đạp ga xuống, đọc nhanh giá trị áp suất chuẩn cao nhất khi động cơ đạt đến tốc độ chết máy.
- Thực hiện thử ở dãy “R” theo cách trên. 9
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô Đánh giá
Nếu áp suất ly tâm không đúng thì có thể do một trong các nguyên nhân sau: áp suất
chuẩn không đúng, có hiện tượng rò rỉ dầu trong mạch áp suất ly tâm, van ly tâm có thể bị hỏng. + Thử trên đường
Tuy là phép thử trên đường nhưng nhiệt độ hoạt động của dầu phải nằm trong khoảng (500C ÷ 800C). Thử dãy “D”
Chuyển cần số sang vị trí “D” và nhấn bàn đạp ga xuống sát sàn, kiểm tra các yếu tố
sau: các điểm chuyển số từ 1 sang 2, 2 sang 3 và 3 sang OD có phù hợp với các điểm trong
sơ đồ chuyển số tự động không, các quá trình sang số có gì bất bình thường không. Các khả năng có thể xảy ra:
- Không diễn ra việc chuyển số 1 sang 2. Nguyên nhân có thể do van ly tâm bị hỏng hay
van chuyển số 1 sang 2 có thể bị kẹt.
- Nếu không diễn ra việc chuyển số 2 sang 3 thì nguyên nhân có thể là do van chuyển số 2 sang 3 bị kẹt.
- Nếu không xảy ra việc chuyển số 3 lên số truyền tăng OD thì có thể do van điện từ OD bị
hỏng hay van chuyển số 3 lên số OD bị kẹt.
- Nếu các điểm chuyển số không đúng. Thì có thể do một trong các nguyên nhân sau: cáp
dây ga đã không được điều chỉnh đúng, van bướm ga và các van chuyển số 1 - 2, 2 - 3, 3 - 4… có thể bị hỏng.
- Xảy ra chấn động quá mạnh, có thể do một trong các nguyên nhân sau: áp suất chuẩn quá
cao, bộ tích năng có thể bị hỏng, bi của van một chiều có thể bị kẹt.
Trong khi lái ô tô ở dãy “D” (ly hợp khóa biến mô bật) hay ở số truyền tăng OD ta kiểm
tra ô tôm tiếng ồn và rung động không bình thường. Việc kiểm tra này phải được thực hiện
bởi kỹ thuật viên có kinh nghiệm vì trong lúc này có rất nhiều tiếng ồn gây nhiễu.
Khi lái ô tô ở dãy “D” kiểm tra khả năng kick - down từ số 2 xuống số 1, từ số 3 xuống số 2,
từ số truyền tăng OD xuống số 3 có phù hợp với sơ đồ chuyển số tự động không cùng với
các rung động không bình thường, trược khi kick - down.
Kiểm tra cơ cấu khóa biến mô bằng các thao tác: lái ô tô ở cần số ở vị trí “D”, số OD tại
một tốc độ không đổi (theo thiết kế khóa biến mô sẽ bật) khoảng 70 (Km/h). Sau đó nhấn
nhẹ bàn đạp ga và nhận xét tốc độ động cơ có bị thay đổi đột ngột không, nếu có thì có
nghĩa là không xảy ra khóa biến mô. Thử dãy “2”
Chuyển cần sang số sang vị trí “2”, giữ bàn đạp ga sát sàn và kiểm tra các yếu tố sau:
kiểm tra ô tôm có xảy ra chuyển số từ số 1 lên 2 không và điểm chuyển số phải phù hợp với
các điểm trong sơ đồ chuyển số tự động.
Trong khi lái ô tô với cần số ở vị trí số “2” và bàn đạp ga sát sàn, nhả bàn đạp ga ra để
kiểm tra ô tôm có phanh bằng động cơ không. Nếu không có thể phanh dải số thứ hai có thể bị hỏng.
Kiểm tra tiếng ồn không bình thường và chấn động khi tăng hay giảm tốc và lên xuống số. Thử dãy “L”
Trong khi đang lái ô tô ở dãy “L”, kiểm tra ô tôm có diễn ra chuyển số lên số 2 hay
không. Thực hiện nhả chân ga để kiểm tra ô tôm có xảy ra phanh bằng động cơ không, nếu
không phanh số 1 hay số lùi có thể bị hỏng. 10
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô Thử dãy “R”
Chuyển cần số lên vị trí “R” trong khi khởi hành với chân ga được nhấn hết, kiểm tra sự trược. Thử dãy “P”
Dừng ô tô trên dốc (độ dốc lớn hơn 5 độ), chuyển cần số sang dãy “P” và nhả phanh tay ra
để kiểm tra cóc hãm khi đỗ ô tô có giữ cho ô tô đứng yên trên dốc không.
b.Sử dụng thiết bị chẩn đoán chuyên dùng.
+ Tự chẩn đoán :
Có hai cách điều khiển HSTĐ, đó là sử dụng chung hộp ECU của động cơ để điều khiển
và sử dụng hộp riêng (ECT) để điều khiển.
Cảnh báo cho người lái ô tô:
- Với xe sử dụng chung hộp điều khiển (ECU) với động cơ :
Khi có hư hỏng xảy ra với cảm biến
vị trí chân ga, cảm biến tốc độ ô tô hoặc
van điện từ, thì đèn “CHECK” sẽ nháy ,
ngay cả khi ô tô đang chạy để báo cho người lái biết.
Hư hỏng được lưu bằng mã lỗi trong ECU.
Khi hư hỏng tạm thời được xử lý, thì
Hình: Bảng đồng hồ taplo
đền “CHECK” sẽ ngừng nháy. Việc
nhấp nháy này sẽ ngừng bằng cách tắt
chìa khóa công tắc. Nhưng mã lỗi có
thể vẫn được lưu trong ECU
-Với xe sử dụng hộp riêng (ECT) để điều khiển HSTĐ :
Khi HSTĐ có vấn đề hư hỏng, thì sẽ có một đèn báo lỗi riêng sau.
Hình: Đèn báo hư hỏng HSTĐ
Hiển thị mã tự chẩn đoán.
- Để tìm nhanh các chi tiết hư hỏng, các mã lỗi khác nhau được hiển thị bằng cách nháy đèn “CHECK”.
- Mã lỗi đã được lưu có thể được nhận dạng bằng cách dung dây điện làm ngắn mạch cực 11
và 4 (mát) ở giắc nối chẩn đoán. 11
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô
Phương pháp hiển thị.
- Đấu tắt cực 11 và 4 (mát) của giắc chẩn đoán.
- Bật chìa khóa công tắc sang vị trí ON.
- Trong trường hợp không có hư hỏng, mã báo bình thường.
- Trong trường hợp xảy ra nhiều hư hỏng
cùng một lúc, thì mỗi hư hỏng sẽ hiển thị 3 lần theo thứ tự. Chú ý:
-Có điện chạy qua giắc chẩn đoán , cẩn thận
khi đấu tắt bằng dây dẫn, ECU có thể bị hư hỏng.
-Để nhận dạng mã lỗi, cần nối hộp chọn mã
lỗi và TECH 2 tới giắc chẩn đoán.
+ Sử dụng máy chẩn đoán X-431 Diagum
Ở hộp số tự động, việc xử lý hư hỏng có thể được thực hiện đối với những hư hỏng về
điện bằng cách dùng X-431 Diagum. Nếu đèn CHECK nháy lên, hoặc nếu có một hư hỏng
về điện trong hộp số xảy ra, thì có thể dùng X-431Diagum để biết mã lỗi.
Trong các trình tự chẩn đoán được mô tả, trước hết là ô tôm xét các vị trí hư hỏng được hiển
thị bằng mã chẩn đoán theo số thứ tự và sau đó là xử lý hư hỏng đối với các hư hỏng không
hiển thị mã chẩn đoán. Để xử lý các hư hỏng cho tốt, trước hết cần phải ô tôm xét các mã
chẩn đoán có số thứ tự thấp, sau đó mới tới các mã chẩn đoán có số thứ tự cao hơn.
Hình: Máy chẩn đoán X-431 Diagum
1.Nút nguồn 2.Lỗ cắm tai nghe
3.Khe cắm thẻ nhớ 4.Giắc chẩn đoán
5. Lỗ treo dây đeo 6. Đầu kết nối
7.Đèn báo Blutooth 8.Đèn báo nguồn
9.Cổng 12 chân 10.Bút cảm ứng,
11.Màn hình hiển thị 12
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô
Kết nối máy chẩn đoán X-431 Diagum.
+ Phương pháp kết nối dùng dây dẫn : -Cho thẻ vào khe cắm
-Kết nối đầu của cáp chẩn đoán (20 chân) với
bộ phận kết nối trên thân máy.
-Kết nối cổng khác (USB) của dây cáp của máy
với bộ phận kết nối của thân máy (USB)
-Tìm bộ điều khiển ô tô
-Kết nối máy X-431 với bộ điều khiển ô tô
+ Phương pháp kết nối không dây máy X-431 -Cho thẻ vào khe cắm
-Tìm bộ điều khiển ô tô
-Kết nối cổng chẩn đoán X-431 với bộ điều khiển ô tô.
(Khi kết nối không dây, đèn Blutooth sẽ bật )
Các bước sử dụng máy chẩn đoán : + Hâm nóng động cơ
+ Tắt khóa điện ở vị trí “OFF”
+ Nối máy chẩn đoán với giắc chẩn đoán (DLC3)
+ Bật khóa điện “ON” (IG)
+ Bật máy chẩn đoán “ON”
+ Chọn mục "Enter / Power train / ECT / Data List".
+ Làm theo hướng dẫn của máy chẩn đoán và đọc Data List.
Một số mã lỗi thường gặp của HSTĐ:
Một số mã lỗi : (Tham khảo hộp số tự động U250E – Toyota Camry 2009 )
Mã lỗi P0705: Mạch cảm biến vị trí cần số bị lỗi (Đầu vào PRNDL) Các bước chẩn đoán:
+ Kiểm tra dây điện và giắc nối (ắc quy - công tắc vị trí đỗ xe/ trung gian )
- Ngắt giắc nối của công tắc vị trí trung gian/đỗ xe.
- Bật khóa điện “ON” (IG).
- Nối dụng cụ đo đo điện áp của chân RB với mát thân xe.
- Điện áp tiêu chuẩn từ 10V đến 14V.
Hình : Phía trước của giắc nối
+ Kiểm tra dây điện và giắc nối (tín hiệu phát ra)
- Bật khóa điện “ON” (IG) 13
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô
- Nối dụng cụ đo, đo điện áp của chân B với mát thân xe.
- Điện áp tiêu chuẩn từ 10 đến 14V.
Hình : Phía trước của giắc nối
+ Kiểm tra cụm công tắc vị trí trung gian/đỗ xe.
- Nối dụng cụ đo, đo các chân của công tắc như bảng dưới đây Vị trí số Nối dụng cụ đo Giá trị tiêu chuẩn P 2-6 và 4-5 Dưới 1Ω Trừ vị trí P 2-6 và 4-5 10kΩ trở lên R 1-2 Dưới 1Ω Trừ vị trí R 1-2 10kΩ trở lên N 2-9 và 4-5 Dưới 1Ω Trừ vị trí N 2-9 và 4-5 10kΩ trở lên D, S, “+”, “-“ 2-7 Dưới 1Ω
Hình: Phía trước của giắc nối Trừ vị trí 2-7 10kΩ trở lên D,S,”+”,”-“
+ Kiểm tra dây điện và giắc nối ( công tắc vị trí trung gian/đỗ xe – ECM)
- Nối giắc nối của công tắc vị trí trung gian/đỗ xe
- Ngắt giắc nối của ECM
- Bật khóa điện “ON”(IG) và đo điện áp các chân với mát thân xe theo bảng dưới đây. Vị trí số Nối dụng cụ Giá trị chuẩn P C24-73(P) với mát 10 đến 14V Trừ P C24-73(P) với mát Dưới 1V N C24-54(N) với mát 10 đến 14V Trừ N C24-54(N) với mát 10 đến 14V R C24-53(R) với mát 10 đến 14V Trừ R C24-53(R) với mát 10 đến 14V D và S C24-56(D) với mát 10 đến 14V Trừ D,S C24-56(D) với mát 10 đến 14V
Hình: Phía trước của giắc nối
+ Kiểm tra dây điên và giắc nối ( ắc quy – công
tắc điều khiển hộp số).
- Ngắt giắc nối của công tắc điều khiển hộp số
của cụm điều khiển khóa cần số
- Dùng dụng cụ nối, đo chân 3 với mát thân xe.
- Khóa điện bật “ON” : giá trị chuẩn là từ 10 đến 14V
Hình: Phía trước của giắc nối
- Khóa điện tắt “OFF” :giá trị chuẩn là dưới 1V
+ Kiểm tra công tắc điều khiển hộp số:
Hình: Phía trước của giắc nối
- Dùng dụng cụ nối và đo điện áp các chân như 14
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô trong bảng Vị trí số Nối dụng cụ Giá trị chuẩn S, “+” và “-“ 3-7 Dưới 1Ω Trừ S, “+” và “-“ 3-7 10kΩ trở lên
+Kiểm tra dây điện và giắc nối ( công tắc điều khiển hộp số ECM)
- Nối giắc nối của công tắc điều khiển hộp số của bộ điều khiển khóa cần số.
- Ngắt giắc nối của ECM
- Bật khoá điện ON (IG) và đo điện áp theo
(các) giá trị trong bảng dưới khi chuyển cần
số vào từng vị trí số. Vị trí số Nối dụng cụ Giá trị chuẩn S,”+” và “-“ C24-74(S) 10 đến 14V với mát Trừ S,”+”,”-“ C24-74(S) Dưới 1V với mát
Hình: Phía trước của giắc nối
+ Kiểm tra dây điện và giắc nối( Công tắc vị trí trung gian/đỗ xe – ECM)
- Tắt khóa điện “OFF”.
- Sử dụng dụng cụ nối và đo điện trở theo bảng dưới đây. Kiểm tra hở mạch Kiểm tra ngắn mạch Nối dụng cụ đo Giá trị tiêu chuẩn Nối dụng cụ đo Giá trị tiêu chuẩn B (C14)-NSW (C24-52) Dưới 1Ω B (C1-4) hoặc NSW 10kΩ trở lên (C24-52) - Mát thân xe
Hình:Giắc nối của công tắc vị trí đỗ/trung gian
Mã lỗi P0798: Van điện từ điều khiển áp suất "B" (Van điện từ chuyển số SL3)
+ Kiểm tra dây điện hộp số (SL3)
- Tháo giắc nối dây điện ra khỏi hộp số
- Đo điện trở kiểm tra mạch như bảng dưới đây
Hình: Phía trước của giắc nối Đo điện trở 15
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô Dụng cụ nối đo
Điện trở tiêu chuẩn(20°C) 4(SL3+) – 11(SL3-) 5.0 đến 5.6 Kiểm tra ngắn mạch Nối dụng cụ đo Điều kiện tiêu chuẩn 4(SL3+) – Mát thân xe 10 kΩ trở lên 11(SL3-) –Mát thân xe 10 kΩ trở lên
+ Kiểm tra dây điện và giắc nối (dây điện hộp số - ECM)
- Nối giắc nối dây điện hộp số và hộp số
- Tháo giắc nối ra khỏi ECM
- Dùng dụng cụ nối, đo điện trở các chân theo bảng dưới đây Đo điện trở Dụng cụ nối đo Giá trị tiêu chuẩn C24-60 (SL3+) với 5.0 đến 5.6 C24-61 (SL3-) Kiểm tra ngắn mạch Dụng cụ nối đo Giá trị tiêu chuẩn C24-60 (SL3+) - Mát 10 kΩ trở lên thân xe C24-61 (SL3-) - Mát 10 kΩ trở lên thân xe
Hình: Phía trước của giắc nối
+Kiểm tra cụm van điện từ chuyển số SL3
-Tháo van điện từ chuyển số SL3
- Đo điện trở của chân 1-2
Giá trị điện trở tiêu chuẩn ở (20°C) là từ 5,0 đến 5,6
-Nối cực (+) với bóng đèn 21 W vào cực 2 và cực (-) vào cực 1 của giắc nối van điện từ, sau
đó kiểm tra chuyển động của van.
Hình: Đo điện trở van điện từ SL3
Hình : Kiểm tra chuyển động của van điện từ
Một số mã lỗi của hộp số tự động U660E – Toyota Camry 2009 Mã DTC (Mã lỗi)
Hạng mục phát hiện hư hỏng P0500
Cảm biến tốc độ xe “A” P0560 Điện áp của hệ thống P0617 Mạch rơ le máy đề cao 16
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô P0705
Mạch cảm biến vị trí cần số bị lỗi ( đầu vào PRNDL) P0711
Tính năng của cảm biến nhiệt độ dầu HSTĐ “A” P0710
Mạch cảm biến nhiệt độ dầu hộp số tự động “A” P0715
Lỗi mạch cảm biến tốc độ tuabin/sơ cấp P0724
Mạch công tắc phanh “B” cao P0748
Van điện từ điều khiển áp suất “A” ( Van điện từ chuyển số SL1) P0778
Van điện từ điều khiển áp suất “B” ( Van điện từ chuyển số SL2) P0791
Mạch cảm biến tốc đọ trục trung gian “A” P2714
Mạch điện van điện từ điều khiển áp suất "D" (Van điện từ chuyển số SLT) P2769
Ngắn mạch van điện từ khớp biến mô (Van điện từ chuyển số SL) U0100
Mất liên lạc với ECM / PCM "A" P2810
Van điện từ điều khiển áp suất "G" (Van điện từ chuyển số SL4)
3.4.2.2. Bảo dưỡng hộp số tự động.
a. Bảo dưỡng hàng ngày.
-Kiểm tra thường xuyên mức dầu hộp số, đảm bảo luôn ở mức cho phép.
+ Kiểm tra mức dầu hộp số tự động.
Để động cơ chạy cầm chừng, chuyển cần số
tới tất cả các vị trí từ “P” tới “L”, sau đó trở về vị trí “P”.
Kiểm tra ô tôm mức dầu có tới khoảng
“HOT” trên thước thăm dầu không.
Nếu mức dầu quá thấp, cần bổ sung để đạt
tới mức lớn nhất trong khoảng “HOT”.
Kiểm tra chất lượng dầu.
Nếu dầu có màu đen và có mùi cháy thì cần phải thay.
Hình : Que thăm dầu hộp số tự động
b. Bảo dưỡng định kì.
+Nội dung bảo dưỡng định kỳ:
- Thay dầu hộp số tự động.
Chú ý: Không đổ quá mức quy định.
(1) Tháo bu lông xả ở các te và xả dầu. (2) Lắp lại bu lông xả.
(3) Không nổ máy, bổ sung dầu mới qua ống thăm dầu.
- Xả dầu và bổ sung: 2,4 lít.
- Đổ mới hoàn toàn: 6,5 lít.
(4) Cho nổ máy và chuyển cần số tới tất cả các vị trí
từ “P” tới “L”, sau đó trở vể “P”.
(5) Để động cơ chạy cầm chừng, kiểm tra mức dầu.
Bổ sung dầu tới khoảng “COLD” trên thước thăm Hình: Vị trí đổ dầu hộp số tự động dầu.
(6) Mức dầu phải được kiểm tra lại cho đúng ở khoảng HOT
- Điều chỉnh cáp van tiết lưu:
(1) Đạp hết ga, kiểm tra ô tôm van tiết lưu có mở hết không. 17
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô
Chú ý: Nếu van tiết lưu không mở hết thì điều chỉnh cáp nối. (2) Đạp hết ga.
(3) Nới lỏng đai ốc điều chỉnh.
(4) Điều chỉnh vỏ cáp để khoảng cách giữa đầu của
chụp bụi và vấu chặn trên cáp theo đúng tiêu chuẩn. mm
Khoảng cách tiêu chuẩn giữa chụp bụi và vấu chặn (0,8 – 1,5 mm) Hành trình (32,9 mm)
(5) Xiết chặt đai ốc điều chỉnh
(6) Kiểm tra lại việc điều chỉnh.
- Điều chỉnh công tắc khởi động ở số 0.
Nếu động cơ có thể khởi động được
khi cần số ở các vị trí ngoài “N” và
“P” thì cần phải điều chỉnh lại.
1) Nới lỏng bu lông gắn công tắc
khởi động ở số 0 và đề cần số ở vị trí “N”.
2) Chỉnh đúng rãnh ứng với “N”.
3) Giữ nguyên vị trí và xiết bu lông. Lực xiết 0,55 kg.m
Hình : Công tắc khởi động
Dùng dụng cụ chuyên dùng (SST)
Đặt SST ở bước 2 của trình tự trên.
Đặt SST ứng với vị trí báo “N”.
+ Các thao tác bảo dưỡng chi tiết :
Kiểm tra khớp 1 chiều.
Đo độ đảo của ống lót biến mô.
Khớp 1 chiều phải khóa khi quay ngược Độ đảo cho phép 0.03 mm
chiều kim đồng hồ. Ta phải thay biến mô
khi khớp 1 chiều hoạt động không đúng
Hình : Khớp một chiều
Hình: Ống lót biến mô
Kiểm tra khe hở giữa thân
Kiểm tra khe hở giữa thân bơm
bơm và bánh răng bị động.
và bánh răng chủ động.
- Khe hở chuẩn: 0.05 ÷ 0.15 mm
-Khe hở chuẩn: 0.11 ÷ 0.14 mm
- Khe hở cực đại: 0.3 mm -Khe hở cực đại: 0.3 mm
Nếu lớn hơn 0.3 mm thay cả bộ bơm Nếu lớn hơn 0.3 mm thay cả bộ bơm dầu 18
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô dầu. Hình : Thân bơm Hình: Thân bơm
Kiểm tra khe hở giữa các bánh răng.
Kiểm tra bạc thân bơm dầu.
- Khe hở chuẩn: 0.02 ÷ 0.05 mm
- Đường kính trong lớn nhất: 38.18 mm - Khe hở cực đại: 0.1mm
- Nếu lớn hôn giá trị cho phép, thay cả bộ thân bơm dầu.
Hình: Khe hở giữa các bánh răng
Kiểm tra bạc của trục stator.
Hình: Bạc thân bơm dầu
-Đường kính trong lớn nhất cho phép: -Phía trước: 21.57 mm
Kiểm tra phanh dải số 2. -Phía sau: 21.07 mm
-Nếu lớp vật liệu ma sát bị tróc, biến màu
Nếu đường kính lớn hơn giá trị cho hoặc phần in mã số bị mòn, thì thay mới. phép, thay trục stator.
Hình: Phanh dải số 2
Hình: Bạc trục stator
Kiểm tra chiều dài cần đẩy
Kiểm tra khớp 1 chiều thứ nhất. piston.
Giữ bánh răng mặt trời, quay moay – ơ .
Chiều dài chuẩn: 71.4 ÷ 72.9 mm
Moay – ơ phải quay tự do theo chiều kim
đồng hồ & bị khóa theo chiều ngược lại.
Hình: Cần đẩy piston
Hình: Khớp 1 chiều thứ nhất
Kiểm tra bạc mặt bích của bánh
Kiểm tra khe hở dọc trục của răng mặt trời.
khe hở bánh răng hành tinh 19
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô
Dùng so kế đo đường kính trong: trước.
Đường kính chuẩn: 22.02 ÷ 22.06 mm Dùng bộ lá cỡ đo:
Đường kính cực đại: 22.09 mm
- Khe hở chuẩn: 0.2 ÷ 0.5 mm
- Khe hở cực đại: 0.5 mm
Hình: Bánh răng mặt trời
Hình: Bánh răng hành tinh trước
Kiểm tra khớp 1 một thứ hai.
Kiểm tra bạc của mặt bích bánh Giữ vành ngoài, quay moay-ơ. Moay-ơ răng bao.
phải quay tự do theo chiều ngược kim
Dùng so kế đo đường kính trong:
đồng hồ & bị khóa theo chiều kim đồng
Đường kính chuẩn: 19.02 ÷ 19.05 mm hồ. Hình: Bánh răng bao
Hình : Khớp 1 chiều thứ hai
Kiểm tra khe hở dọc trục của
Kiểm tra trục trung gian .
bánh răng hành tinh sau.
Đo khoảng cách từ đầu mặt bích đến đầu Dùng bộ lá cỡ đo: trục:
- Khe hở chuẩn: 0.2 ÷ 0.5 mm Chiểu dài chuẩn: 115.8 mm
- Khe hở cực đại: 0.5 mm
Hình: Trục trung gian
Hình: Bánh răng hành tinh sau
Kiểm tra đĩa ma sát của các
Kiểm tra bạc ly hợp số truyền dãy phanh. thẳng.
Nếu vật liệu ma sát trên đĩa bị tróc, biến Dùng so kế đo đường kính trong của bạc:
màu hoặc mã số in trên bề mặt đĩa bị Đường kính chuẩn: 22.09 mm mòn, thì thay mới.
Nếu lớn hơn thay bạc lót.
Trước khi ráp, ngâm đĩa trong dầu ít nhất 15 phút. 20