Báo cáo kiến tập thực tế hoạt động tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Nam Cường | Đại học Tây Đô
Công ty Cổ phần Nam Cường được thành lập vào năm 2009, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, cầu đường. Cho đến nay công ty đã hoạt động được 15 năm trong ngành xây dựng. Không ngừng nghiên cứu và nắm bắt những cơ hội nâng cao tính tự chủ, năng động để tìm ra phương thức kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho công ty đứng vững, tồn tại và phát triển trên thị trường.
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG KINH TẾ
TRẦN THỊ MINH LINH
BÁO CÁO KIẾN TẬP THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG
TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN NAM CƯỜNG HỌC PHẦN
KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH MSHP: KT122
Tháng 02 Năm 2024
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG KINH TẾ
TRẦN THỊ MINH LINH
MSSV: DC2222Q506
BÁO CÁO KIẾN TẬP THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG
VIỆC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NAM CƯỜNG HỌC PHẦN
KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH MSHP: KT122
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS. LÊ TẤN NGHIÊM
Tháng 02 Năm 2024 MỤC LỤC Trang
1. GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu về học phần ........................................................................................... 1
1.2 Giới thiệu về Công ty... .........................................................................................
1.3 Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu.............................................................................
2. NỘI DUNG.............................................................................................................. ................ ................
3. KẾT LUẬN..............................................................................................................
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... i
DANH SÁCH BẢNG Trang
Bảng 1.........................................................................................................................
Bảng 2.......................................................................................................................... …............... ii
DANH SÁCH HÌNH Trang
Hình 1.........................................................................................................................
Hình 2.......................................................................................................................... … iii
1. GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu về học phần
Sau thời gian học tập tại Trường Kinh Tế Đại Học Cần Thơ, sinh viên được hệ
thống lại toàn bộ lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiến tập một số khâu cơ bản của
kiến thức lý thuyết đã được học qua học phần kiến tập ngành Quản trị kinh doanh. Học
phần kiến tập ngành Quản trị kinh doanh được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho sinh
viên tiếp cận được thực tiễn quản trị các công ty. Sinh viên được tham quan các công
ty để tận mắt thấy các hoạt động quản trị trong các công ty. Sinh viên sẽ nghe và trao
đổi chuyên môn với những nhà quản trị của các công ty. Từ đó, sinh viên có sự so
sánh và bổ sung cho những kiến thức đã được thầy cô giảng dạy tại trường. Kết thúc
đợt kiến tập, mỗi sinh viên sẽ viết và trình bày báo cáo kiến tập. Mục tiêu học phần:
Thông qua việc nghiên cứu kiến thức giữa lý thuyết và thực thiễn trong các hoạt
động quản trị và kinh doanh cụ thể ( tổ chức và vận hành bộ máy quản trị, xây dựng
chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh,sản xuất, tiêu thụ, nhân sự,... ) tại các công ty. mỗi
cá nhân sẽ đúc kết được những bài học kinh nghiệm dực trên nhận thức của bản thân
đối với các hoạt động quản trị .
Từ đó, hình thành và phát triển được khả năng nhận dạng, phát triển vấn đề trong
lĩnh vực quản trị và kinh doanh.đề xuất được các giải pháp giải quyết vấn đề. Hình
thành khả năng suy xét, nghiên cứu, khám phá kiến thức, khả năng tư duy sáng tạo, đề
xuất sáng kiến và linh hoạt trong công việc.
Việc nghiên cứu học phần kiến tập ngành Quản trị kinh doanh giúp cho sinh viên
nhận thức được vai trò và trách nhiệm của nhà quản trị trước cộng đồng, tổ chức và cá
nhân trong kinh doanh. Qua đó, giúp sinh viên hoàn thiện kiến thức, tận dụng những
cơ hội trong các hoạt động quản trị và kinh doanh để hình thành thói quen học tập suốt đời
(tham khảo mục 6, mục 4 và mục 5 của đề cương học phần tại link sau:
https://ce.ctu.edu.vn/images/upload/daotao/decuong/KT122.pdf) 1
1.2 Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Nam Cường
GIỚI THIỆU CHUNG
Tên công ty:
CÔNG TY CỔ PHẦN NAM CƯỜNG Company name:
NAM CUONG JOINT STOCK COMPANY (Gọi tắt là NCC)
Trụ sở: Số 40, Trần Văn Hoài, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TPCT
Phone: 02923.782.677
Email: namcuongncc123@gmail.com
Ban lãnh đạo:
Bà: Trần Thị Hồng Xuân (GĐ) Ông Lê Văn Vụ (P. GĐ)
Mobile: 0836.611.213 Mobile: 0979.48.4567
Công ty Cổ phần Nam Cường được thành lập vào năm 2009, hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, cầu đường. Cho đến nay công
ty đã hoạt động được 15 năm trong ngành xây dựng. Không ngừng nghiên cứu
và nắm bắt những cơ hội nâng cao tính tự chủ, năng động để tìm ra phương thức
kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho công ty đứng vững, tồn tại và
phát triển trên thị trường.
Hiện tại, Công ty Cổ phần Nam Cường là một trong những doanh nghiệp
chuyên thi công xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, cầu đường, tại khu
vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Doanh nghiệp cũng tự hào đã tham gia thi công (đóng cọc BTCT các loại,
cọc ống BTCT Dự ứng lực, vận chuyển và lao lắp dầm cầu) các công trình như:
* Đóng cọc công trình: Đầu tư xây dựng hệ thống cống ngăn mặn tại các đầu
kênh rạch ra sông Tiền trên đường tỉnh 864 (Giai đoạn 1); Hạng mục: Cống Phú
Phong thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang;
* Công trình giao thông đang triển khai thi công như: Cầu Nguyễn Huệ, thị trấn
Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, thuộc địa phận tỉnh Đồng Tháp;
* Và nhiều công trình giao thông, thủy lợi khác….. 1 trong các công trình trọng
điểm của quốc gia, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy tiềm lực của các
vùng châu thổ Đồng Bằng Sông Cửu Long
Xác định yếu tố hiệu quả làm việc, giá cả hợp lý luôn song hành cùng với sự
phát triển của doanh nghiệp, bên cạnh việc luôn đổi mới thiết bị công nghệ,
doanh nghiệp đã xây dựng một lực lượng quản lý, đội ngũ công nhân chuyên
nghiệp, năng động, sáng tạo, nhằm thi công các hạng mục nhận thầu đảm bảo an
toàn tuyệt đối, hiệu quả và đúng tiến độ.
Đây là lý do mà Công ty Cổ phần Nam Cường luôn gặt hái được thành công
trong thời gian qua. Trong tương lai doanh nghiệp sẽ tiếp tục nỗ lực, nhằm đáp
ứng lại sự tín nhiệm của các đối tác. 2
NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Thi công xây dựng công trình cầu đường, giao thông, thủy lợi, công
trình cảng, công trình hạ tầng, đường sắt, cấp thoát nước, công trình điện….
Thi công đóng cọc các loại.
Cho thuê các loại máy, thiết bị xây dựng, và phương tiện vận tải
đường thủy.
Vận chuyển hàng hóa, bốc dỡ hàng hóa, lắp đặt thiết bị, san lắp mặt bằng.
Mua bán các loại máy, thiết bị xây dựng, và các phương tiện vận tải thủy, bộ.
Các hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. 3
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
(Lịch sử ra đời, quá trình hình thành và phát triển của công ty, lĩnh vực kinh
doanh, cơ cấu tổ chức, …) 4
1.3 Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu
Trong tình hình đổi mới toàn diện của nền kinh tế thị trường sau đại dịch
Covid đã tạo điều kiện cho các công trình trong và ngoài nước được thành lập,
dẫn đến sự gay gắt trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát
triển được trên thị trường, công ty đã khẳng định vị thế của mình bằng chất
lượng và tiến độ thi công của các công trình, công ty đã tham gia một số công
trình có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế. Từ
đó mới có đủ sức mạnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc các hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng giao thông. Các doanh nghiệp thành bại hơn nhau là
cách xử lý khéo léo trong vai trò lãnh đạo của mình, phải có một hệ thống quản
lý đồng bộ, hợp lý, chặt chẽ từ trên xuống để có thể xây dựng được một trật tự
trong doanh nghiệp, và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao.
Từ xưa đến nay, nguồn lực con người luôn đóng vai trò quan trọng và là
yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động của các doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp đều cần nhân tài để tạo động lực và cảm hứng cho sự
phát triển bền vững. Muốn có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng được các yêu cầu của
công ty cần coi trọng vấn đề quản trị nguồn nhân lực. Để đáp ứng được quá trình
quản trị nguồn nhân lực không thể không nghĩ đến quy trình tuyển dụng. Quyết
định tuyển dụng được xem là quyết định quan trọng nhất giúp doanh nghiệp
tuyển dụng được những nhân viên ưu tú nhất đáp ứng được các yêu cầu công
việc để tối ưu nguồn lực và tăng năng suất lao động. Vì vậy các doanh nghiệp đã
và đang hoàn thiện dần quy trình tuyển dụng phù hợp với các mục tiêu đề ra.
Với tầm quan trọng trong hoạt động tuyển dụng nhân sự, quy trình tuyển
dụng nhân sự của doanh nghiệp còn mang ý nghĩa xã hội là định hướng, hướng
nghiệp cho người lao động. Thực hiện tốt quy trình tuyển dụng sẽ giảm bới thời
gian, chi phí đào tạo sau này, là điều kiện để nâng cao chất lượng, khả năng hòa
nhập, đảm bảo ổn định cho đội ngũ nhân sự. Trong quá trình công tác tại Công
Ty Cổ Phần Nam Cường tôi nhận thấy còn một số mặt hạn chế trong quy trình
tuyển dụng, vì thế tôi quyết định chọn vấn đề nghiên cứu ” Hoạt động tuyển
dụng nhân sự tại Công ty Cổ Phần Nam Cường” để làm báo cáo kiến tập thực tế của mình.
(tham khảo một số vấn đề gợi ý để chọn một vấn đề cụ thể (xem file) và là
vấn đề thực tế cần giải quyết tại đơn vị) 5 2. NỘI DUNG
2.1 Mô tả vấn đề
Công ty CP Nam Cường tuyển dụng nhân viên theo 2 nguồn chính:
- Nội bộ: Điều động thuyên chuyển một số nhân viên có năng lực để làm vị trí mới. - Bên ngoài:
Đăng tin tuyển dụng trên các wepsite: timviecnhanh, vieclam24h,...
Người thân hay bạn bè của nhân viên trong công ty Sinh viên thực tập
Quy trình tuyển dụng gồm:
1. Xác định nhu cầu tuyển dụng
2. Lập kế hoạch tuyển dụng
3. Tìm kiếm, thu hút ứng viên
4. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ 5. Phỏng vấn
6. Thử việc và quyết định chính thức
Cụ thể từng bước trong quy trình tuyển dụng:
Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng
- Theo nhu cầu của phòng ban trong đơn vị, nếu lao động ở hiện tại không đáp
ứng được hết khối lượng công việc thì Trưởng phòng sẽ đề xuất với Giám Đốc yêu cầu tuyển dụng.
- Công ty nhận được những dự án mà lao động hiện tại chưa thể đáp ứng được
nhu cầu và tính chất công việc, phòng nhân sự sẽ phối hợp với công trình cân
đối và điều chỉnh số lượng lao động. Xác định nhu cầu tuyển dụng rồi trình duyệt.
- Khi có lao động nghỉ hưu, thôi việc phòng Nhân Sự sẽ cân đối điều chỉnh số
lượng lao động. Xác định nhu cầu tuyển dụng rồi trình duyệt.
Xác định nhu cầu tuyển dụng của một công ty là tổng hợp nhu cầu cần nhân sự của
các phòng ban và tầm nhìn từ Ban Giám Đốc do phòng Nhân Sự thực hiện. Việc xác
định cũng chỉ dừng lại ở yêu cầu số lượng cần tuyển và yêu cầu công việc mà chưa
nêu rõ tiêu chuẩn đối với người lao động.
Bước 2: Lập kế hoạch tuyển dụng 6
Phòng Nhân Sự sẽ tổng hợp các yêu cầu tuyển dụng từ các đơn vị lập bảng kế hoạch
tuyển dụng trình lên Giám Đốc phê duyệt. Bảng kế hoạch tuyển dụng bao gồm các thông tin:
- Thông tin về nhu cầu tuyển dụng: Số lao động, vị trí, tiêu chuẩn tuyển dụng,...
- Phân công nhân sự trong công tác tuyển dụng cùng phối hợp với các đơn vị liên quan.
- Nguồn và phương pháp tuyển dụng
- Dự toán chi phí tuyển dụng
- Thời gian, địa điểm tiến hành các hoạt động trên
Bước 3: Tìm kiếm và thu hút ứng viên
Phòng nhân sự ra thông báo tuyển dụng trên wepsite, facebook, trung tâm giới thiệu
việc làm,... Với nội dung niêm yết thông tin của công ty: - Tên công ty
- Số lượng lao động và vị trí
- Kinh nghiệm: mỗi vị trí khác nhau cần có yêu cầu kinh nghiệm khác nhau.
- Trình độ, học vấn chuyên môn
- Giấy tờ và các văn bằng khác
Công ty thông báo rõ ràng về các thông tin trên, tuy nhiên còn thiếu một vài thông
tin như: thời gian làm việc, điều kiện làm việc, mức lương và các đãi ngộ. Quan trọng
công ty chưa đưa ra bảng mô tả chi tiết công việc.
Bước 4: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Sau khi thông báo tuyển dụng, phòng Nhân Sự thu nhận và xét duyệt hồ sơ theo trình tự: - Về hình thức Đơn xin việc
Sơ yếu lý lịch ( có chứng thực địa phương)
Sao y bằng cấp/ chứng chỉ Sao y giấy tờ tùy thân Giấy khám sức khỏe Hình 3x4
Quyết định thôi việc của công ty cũ 7
Tùy vào vị trí và chức danh công ty sẽ yêu cầu bổ sung những hồ sơ cần thiết khác
( các vị trí Trưởng phòng, Kế Toán Trưởng trở lên cần bổ sung phiếu lý lịch tư pháp ) - Về nội dung
Hồ sơ phải thể hiện rõ trình độ chuyên môn, kỹ năng kinh nghiệm, kiến thức phù
hợp với yêu cầu cần tuyển dụng và được trình bày ở đơn xin việc/ CV xin việc.
Ứng viên phải được xác định đủ sức khỏe làm việc thông qua giấy khám sức khỏe
của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Phòng nhân sự sẽ lựa chọn những ứng viên có điều kiện phù hợp với vị trí và yêu cầu tuyển dụng.
Hồ sơ ứng viên được ưu tiên bằng cấp, các loại chứng chỉ, thời gian kinh nghiệm,
thâm niên công tác, độ tuổi. Việc lựa chọn này thay cho bài phỏng vấn IQ và EQ do
giới hạn về thời gian và chi phí thực hiện. Ngoài ra, việc tuyển dụng còn ưu tiên cho nội bộ. Bước 5: Phỏng vấn
Các câu hỏi thường đặt ra trong quá trình phỏng vấn ứng viên:
- Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty ?
- Khi làm việc nếu gặp vấn đề khó khăn hay áp lực công việc bạn sẽ làm gì ?
- Bạn đã từng làm việc tại công ty xây dựng chưa ?
- Bạn thích làm việc độc lập hay theo nhóm ?
- Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì ?
- Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ ?
- Bạn hình dung bản thân trong 5 năm tới như thế nào ?
- Kể về một lần sai phạm trong quá khứ và cách khắc phục của bạn nhyư thế nào ?
- Thành tích lớn nhất trong công vviệc của bạn tính đến hiện tại là gì ?
- Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn ?
- Một số câu hỏi ngoài lề mà bằng cấp chưa nói đến: sở thích, sở trường, mục
tiêu, phong cách làm việc, mong muốn, nguyện vọng trong tương lai....
Sau khi phỏng vấn các câu hỏi trên có thể đánh giá một cách tổng quát về ứng viên 8
Thông tin mô tả cần đủ chi tiết, rõ ràng (ví dụ như mô tả lại một quy trình) đang
diễn ra trong thực tế của đơn vị
2.2 Nhận xét, đánh giá
(Đối chiếu với các kiến thức đã học được, chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm,
thuận lợi, khó khăn của vấn đề nghiên cứu đang tồn tại hiện nay là gì, ….)
2.3 Đề xuất các ý kiến cải tiến
(nêu cách giải quyết cụ thể và khả thi) 3. KẾT LUẬN
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lưu ý:
- Hình thức trình bày Báo cáo kiến tập thực tế (ngoài các hướng dẫn ở trên) phải theo
đúng quy định tại Công văn số 326/KT, ngày 20 tháng 8 năm 2013 của Khoa Kinh tế.
- Nộp báo cáo: 01 bản in đóng quyển (Lớp trưởng tập hợp tất cả báo cáo của cá
nhân và nộp lại cho thầy Nghiêm vào ngày 04/04/2024)
- Số lượng trang của báo cáo: 15-20 trang A4.
- Nghiêm cấm việc sao chép bài làm (điểm 0). 9