-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo môn đạo đức và trách nhiệm xã hội | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thuật ngữ "kinh doanh" (Business culture) xuất hiện trong văn hoá doanh nghiệp từ khoảng thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn tồn tại sự nhầm lẫn giữa thuật ngữ văn hoá kinh doanh với văn hoá doanh nghiệp, thậm chí ngay cả với đạo đức kinh doanh.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
đạo đức và trách nhiệm xã hội ( UEH ) 1 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Báo cáo môn đạo đức và trách nhiệm xã hội | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thuật ngữ "kinh doanh" (Business culture) xuất hiện trong văn hoá doanh nghiệp từ khoảng thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn tồn tại sự nhầm lẫn giữa thuật ngữ văn hoá kinh doanh với văn hoá doanh nghiệp, thậm chí ngay cả với đạo đức kinh doanh.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: đạo đức và trách nhiệm xã hội ( UEH ) 1 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
MỤC LỤC
I. Cơ sở lý luận về Văn hóa kinh doanh 1.1. Khái
niệm.................................................................................................................... 1.2.
Lịch sử hình thành.......................................................................................................
1.3. Vai trò văn hóa kinh doanh trong du
lịch.....................................................................
II. Thực trạng về Văn hóa kinh doanh trong ngành công nghiệp du lịch 2.1. Trên thế
giới................................................................................................................ 2.2. Tại
Việt Nam...............................................................................................................
III. Đề xuất hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp 3.1. Đối với người lao
động............................................................................................... 3.2. Đối với khách
hàng..................................................................................................... 3.3. Đối với môi
trường...................................................................................................... 3.4. Đối với
cộng đồng.......................................................................................................
IV. Bài học thực tiễn
4.1. Giới thiệu về doanh
nghiệp......................................................................................... 4.2. Những hoạt động
CSR tiêu biểu ................................................................................. 4.3. Bài học kinh
nghiệm...................................................................................................
Phụ lục: Hình ảnh minh họa Tài liệu tham khảo
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC
ĐÁNH GIÁ GHI CHÚ THỰC HIỆN ( % ) Nhóm trưởng Yêu cầu:
+ Hình thức Báo cáo: Cỡ chữ 13, Time New Roman, cách dòng 1.15; lề trái 3 cm; lề
phải, trên, dưới 2 cm, Canh đều trái phải. + Nội dung báo cáo: -
Nội dung mang tính khoa học, có tính thực tế.- Không giới hạn số trang tối đa, hoặc tối thiểu. -
Nội dung chắt lọc, không viết lan mang, dài dòng, đặc biệt là không copy rồi paste từcác bài khác. -
Phải có tài liệu tham khảo. Bài viết không có tài liệu tham khảo sẽ bị trừ 2 điểm. -
Hình ảnh (nếu có) chỉ đưa vào mục Phụ lục, không đưa vào bài viết. -
KHÔNG ĐẠO VĂN – KHÔNG CHÉP/CHO CHÉP BÀI LẪN NHAU.
Nếu tỉ lệ đạovăn trên 20%, hoặc có từ 2 bài giống nhau từ 90% trở lên, đều bị 0 điểm.
+ Nhóm trưởng phải đánh giá kỹ việc thực hiện Báo cáo của thành viên, tránh trường
hợp đánh giá kiểu cào bằng (ai cũng 100%), đánh giá kiểu có lệ (bạn 100%, bạn 99%...).
Riêng nhóm trưởng không tự đánh giá, mà sẽ do GV đánh giá dựa trên bài.
+ Thời hạn nộp bài: trước 17 giờ ngày 14/05/2023 nộp tại E-learning. Sau thời hạn này,
thầy sẽ không nhận bài dưới bất kỳ lý do bất khả kháng nào. (Trước khi nộp bài,vui
lòng xóa các hướng dẫn này)
I. Cơ sở lý luận về Văn hóa kinh doanh
1.Khái niệm văn hóa kinh doanh
Thuật ngữ "kinh doanh" (Business culture) xuất hiện trong văn hoá doanh nghiệp
từ khoảng thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn tồn tại sự nhầm lẫn
giữa thuật ngữ văn hoá kinh doanh với văn hoá doanh nghiệp, thậm chí ngay cả với
đạo đức kinh doanh. Sự nhầm lẫn này bắt nguồn từ sự không phân định rõ giữa khái
niệm văn hoá kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp.
Theo cách hiểu của các nhà nhân học Hoa Kỳ, văn hoá kinh doanh là một kiểu
văn hoá và là thành tố văn hoá trong nền văn hoá dân tộc lớn. Tiếp cận theo góc độ
hiệu quả kinh tế PGS.TS. Lâm Quang Huyên cho biết: “Văn hóa kinh doanh (hay còn
gọi là kinh doanh có văn hóa) có nghĩa là hoạt động kinh tế có hiệu quả, đạt năng suất
sản lượng, giá trị cao, giá thành thấp, sản phẩm chất lượng cao, tiêu thụ được sản
phẩm trong nước và nước ngoài, làm đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.”
Theo Giáo sư Đỗ Minh Cương “Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố
văn hóa trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, cái văn hóa mà các chủ thể kinh
doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, hình thành nên những kiểu kinh doanh và đặc
thù của họ”. Giáo sư đã nêu hai phương diện trong cấu trúc văn hoá kinh doanh. Đó là
yếu tố văn hoá trong quá trình kinh doanh và yếu tố văn hoá do chủ thể tạo ra trong
hoạt động kinh doanh. Văn hoá kinh doanh không đơn giản là các thành tố văn hoá rời
rạc, có tính phương tiện mà trở thành hệ thống giá trị văn hoá. Có thể nói quan điểm
của Giáo sư Đỗ Minh Cương chỉ ra đặc trưng và bản chất của văn hoá kinh doanh.
Tóm lại, văn hóa kinh doanh là toàn bộ các hoạt động kinh doanh do con người
tạo ra, trở thành thói quen, mô hình, kiến thức, chuẩn mực xã hội, được xã hội thừa
nhận và có tính lịch sử.Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, văn hóa kinh doanh được
xác định là một lĩnh vực của văn hóa gồm những gì do con người tạo ra trong hoạt
động kinh doanh, là một thực thể văn hóa bao gồm tất cả các nguyên tắc và tiêu chí do
con người tạo ra trong đời sống kinh doanh. Văn hóa kinh doanh có hai bộ phận:
1) Những thực thể văn hóa được sử dụng trong kinh doanh du lịch, chỉ những lĩnh
vực văn hóa được khai thác, sử dụng trong kinh doanh,..
2) Những thực thể văn hóa được hình thành trong kinh doanh, chỉ những mô hình,
kiến thức, phẩm chất, giá trị có tính phù hợp và chuẩn mực được hình thành trong
kinh doanh. Văn hóa kinh doanh còn là quan điểm, trình độ kiến thức của con người
trong kinh doanh, làm sao đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tránh được nguy
cơ tiềm ẩn trong nền kinh tế thị trường, cụ thể là vấn đề khai thác tài nguyên, ô nhiễm
môi trường hay những cái bẫy kinh tế.
2.Lịch sử hình hành văn hóa kinh doanh
Văn hoá kinh doanh hiện đại được hình thành và phát triển từ thế kỷ 20 trở đi.
Vào thời kỳ Cách mạng Công nghiệp, công nghiệp hóa và sự phát triển của các
doanh nghiệp lớn đã dẫn đến sự xuất hiện của các khối kinh tế quy mô lớn. Với sự gia
tăng của các doanh nghiệp này, các quy trình sản xuất và hoạt động kinh doanh đã
được tối ưu hóa để tăng năng suất và lợi nhuận. Tuy nhiên, chính những chính sách
phát triển, cải cách đó đã góp phần đẩy mạnh sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và
tạo ra nhiều vấn đề đạo đức trên thương trường kinh doanh.
Vào thời đại hiện đại, văn hoá kinh doanh dần được coi là một yếu tố quan trọng
trong kinh doanh. Điều này bao gồm cách thức các doanh nghiệp tương tác với khách
hàng, cách quản lý và lãnh đạo, cách thức phát triển sản phẩm và dịch vụ, và cách
thức quản lý nhân viên. Văn hoá kinh doanh là một phần không thể thiếu trong việc
xây dựng các giá trị và tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp.
Ngày nay, trong thời kỳ bình thường hóa xã hội, thời kỳ phát triển kinh tế hội
nhập, văn hóa kinh doanh đang trở thành một thực thể có tính xã hội, phản ánh đời
sống xã hội, có tác động trực tiếp, nhiều mặt đến nền sản xuất, kinh doanh. Văn hoá
kinh doanh trở thành một chủ đề được quan tâm nhiều hơn bao giờ hết, khi các doanh
nghiệp cố gắng tạo ra môi trường làm việc tích cực và đưa ra các giá trị độc đáo để
thu hút và giữ chân khách hàng, cũng như tạo ra mối quan hệ tốt với cộng đồng và môi trường.
3.Vai trò văn hóa kinh doanh trong du lịch
Văn hóa kinh doanh là thực tế văn hóa được tạo ra trong hoạt động kinh doanh du
lịch. Du lịch là một ngành kinh tế. Mục đích chính của kinh tế du lịch là đem lại lợi
nhuận cho nhà đầu tư và lợi ích cho xã hội. Kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, ngành
nghề nào cũng đòi hỏi phải có văn hóa kinh doanh. Vì vậy vai trò của văn hóa kinh
doanh trong du lịch là một nội dung vô cùng quan trọng.
Văn hóa kinh doanh là động lực cho việc phát triển du lịch. Vì có văn hóa kinh
doanh thì du lịch sẽ phát triển thuận lợi hơn, có các điều kiện giao lưu, hợp tác quốc tế
và khu vực. Một văn hóa kinh doanh tích cực và chất lượng có thể giúp tăng cường
lòng tin và tình cảm của khách hàng đối với các hoạt động kinh doanh du lịch đó. Tạo
điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp và
khách hàng. Đồng thời văn hóa kinh doanh tích cực cũng tăng cường việc bảo tồn
nhiều di sản văn hóa, tăng cường sự đoàn kết và tinh thần làm việc của nhân viên
trong hoạt động kinh doanh du lịch để cùng tạo nên những sản phẩm du lịch chất
lượng. Nó nằm ở hành vi ứng xử, thái độ văn minh của cộng đồng địa phương, doanh
nghiệp du lịch, cơ quan quản lý du lịch, những cảm nhận doanh nghiệp để lại cho
khách hàng sẽ để lại dấu ấn khó phai trong lòng du khách.
Thương hiệu điểm đến được hiểu là tập hợp những cảm nhận của du khách dựa
trên trải nghiệm thực tế, nghe kể lại, hoặc tiềm thức của họ về điểm đến và giá trị mà
nó mang lại. Văn hóa kinh doanh tác động tới thái độ và cảm xúc của du khách. Như
vậy, hình ảnh điểm đến có tốt đẹp đối với khách hay không phần lớn phụ thuộc vào
những giá trị văn hóa trong kinh doanh mà du khách cảm nhận hoặc nghe kể lại. Văn
hóa kinh doanh trong du lịch luôn xem trọng cách ứng xử của cộng đồng địa phương,
lao động trong du lịch. Thương hiệu điểm đến du lịch càng mạnh thì khả năng cạnh
tranh và sức thu hút khách du lịch càng lớn và bền vững, phát triển theo thời gian.
Văn hóa kinh doanh trong du lịch còn góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của các doanh nghiệp, xây dựng môi trường du lịch văn minh, đảm bảo du lịch phát triển bền vững.
Tuy nhiên, nếu văn hóa kinh doanh không được kiểm soát và quản lý đúng cách,
có thể gây ra các vấn đề đạo đức kinh doanh, gây tổn hại đến uy tín và danh tiếng của
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh các ngành dịch vụ như du lịch.
Vì lợi ích kinh tế trước mắt, một số tổ chức, cá nhân đã tác động tiêu cực đến môi
trường, tài nguyên và văn hóa bản địa. Không hiếm gặp công trình trái phép ngang
nhiên được xây dựng; cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống tùy tiện, xả thải trực tiếp ra
môi trường không qua quy trình xử lý rác; khách du lịch thiếu ý thức, gây lãng phí tài
nguyên năng lượng; cộng đồng tham gia du lịch thiếu kỹ năng phục vụ du khách, sự
cung cấp hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng; sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các
doanh nghiệp…Do đó, vai trò của văn hóa kinh doanh là rất quan trọng đối với sự
phát triển của du lịch hiện nay.
Muốn thay đổi thực trạng, trước hết cần thay đổi nhận thức của những người
tham gia hoạt động du lịch. Xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa kinh doanh
trong du lịch sẽ góp phần nâng cao nhận thức và đổi mới tư duy, để mỗi doanh nghiệp
nhận thấy những giá trị tích cực cần phát huy và những yếu tố tiêu cực cần loại bỏ; từ
đó, có hành động thiết thực xây dựng môi trường kinh doanh du lịch văn minh phát triển bền vững.
Dựa trên những lợi ích từ văn hóa kinh doanh trong du lịch và những tích cực từ
việc hành động xây dựng môi trường kinh doanh văn minh, TP. Sầm Sơn đón được
7.019.800 lượt khách, gấp 4,5 lần so với năm 2021, bằng 200,6% KH. Phục vụ
14.201.420 ngày khách, gấp 4,04% năm 2021, bằng 172,1% KH. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt:
14.134,2 tỷ đồng, gấp 5,22 lần so với năm 2021, bằng 182,4% kế hoạch năm 2022.
Kết quả đó đến từ việc các đối tượng kinh doanh của lãnh đạo TP. Tổ chức ký cam kết
chấp hành nghiêm các quy định của nhà nước và thành phố cho trên 1.900 sơ sở kinh
doanh dịch vụ du lịch… Nâng cao một bước về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ,
nhân dân và người kinh doanh đối với cộng đồng, với TP. Sầm Sơn; nâng cao văn hóa
ứng xử trong giao tiếp và nâng cao văn hóa kinh doanh du lịch theo hướng văn minh,
thân thiện, trung thực; "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi".
II. Thực trạng về Văn hóa kinh doanh trong ngành công nghiệp du lịch
_ Kinh doanh có văn hóa là kinh doanh bằng tính trung thực, chữ tín, bằng việc
đặt lợi ích cá nhân, doanh nghiệp trong lợi ích cộng đồng và xã hội…
_ Lợi ích kinh tế gắn bó với những giá trị nhân văn là hướng đi tất yếu của các
doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài
_ Hiệu quả của ngành Du lịch thường được đánh giá qua các chỉ số chính như: tốc
độ tăng trưởng khách, độ dài lưu trú bình quân của khách, chi tiêu bình quân của
khách, đóng góp của du lịch vào cơ cấu GDP 2.1 Trên thế giới
_ Năm 2020, ngành du lịch toàn cầu đã phải chịu cú sốc lớn khi đại dịch Covid-
19 bùng phát khiến các chính phủ phải triển khai các biện pháp phong tỏa và hạn chế
đi lại kéo dài nhằm kiềm soát dịch bệnh. Tới nửa sau năm 2021, khi tỷ lệ tiêm vaccine
tăng lên và các nước nới lỏng dần các hạn chế đi lại, ngành du lịch toàn cầu đã có sự
phục hồi nhẹ. Năm 2021, tốc độ phục hồi của ngành du lịch toàn cầu còn thấp và
không đồng đều ở các khu vực
_ Nhiều nước trong khu vực và trên thế giới cũng đã thực hiện chính sách visa
thông thoáng, cởi mở, thuận lợi, là giải pháp hiệu quả để thu hút khách quốc tế
_ Đặt ra một số luật riêng của khu vực buộc khách du lịch đảm bảo tuân thủ
Vd: Du lịch Dubai khá hạn chế việc chụp ảnh tại sân bay, bến tàu, các tòa nhà của
chính phủ, các khu quân sự và công nghiệp thậm chí đường phố, bạn chỉ có thể chụp
ảnh tại các khu vực có thông báo. Trường hợp bạn muốn chụp hình người bản địa tại
đây, bạn cần xin phép và có sự đồng ý trước. Đặc biệt bạn không được chụp ảnh phụ nữ Hồi giáo.
_ Văn hóa kinh doanh du lịch trên thế giới cũng yêu cầu sự uy tín, trung thực và
năng lực của doanh nghiệp. 2.2 Tại Việt Nam
_ Những năm gần đây cho thấy, yếu tố thành công của du lịch Việt Nam có được
là do đã và đang khai thác hiệu quả các giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc đưa vào trong kinh doanh du lịch
_ Phát triển du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP
_ Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm
_ Chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định
thương hiệu và khả năng cạnh tranh
_ Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch quốc gia : Hệ thống di sản văn hóa và thiên
nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày càng phong phú; Nhiều
điểm du lịch được các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu thích của đông đảo du khách quốc tế
_ Một số cái tên tiêu biểu như: Vịnh Hạ Long được trang web BuzzFeed của Mỹ
bình chọn là 1 trong 25 địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất trên thế giới; Hà Nội được
TripAdvisor bình chọn là 1 trong 10 thành phố thu hút khách du lịch hàng đầu trên thế
giới năm 2014; Việt Nam được Tạp chí du lịch Travel & Leisure của Mỹ bình chọn
đứng thứ 6 trong số 20 điểm đến tốt nhất dựa trên độ an toàn và thân thiện của người
dân dành cho khách du lịch lẻ; Hang Sơn Đoòng được Tạp chí du lịch Business
Insider của Mỹ bình chọn là 1 trong 12 hang động ấn tượng nhất thế giới và Tạp chí
National Geographic phiên bản tiếng Nga bình chọn là tour du lịch mạo hiểm đẳng
cấp nhất thế giới của năm 2014 _ Vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần được giải quyết:
+ Tình trạng sao chép tour, làm giả hình ảnh và phóng đại quảng cáo
+ Thái độ không tốt với “thượng đế” trong các tour du lịch
+ Làm lậu đưa khách du lịch nội địa ra nước ngoài
Dẫn chứng: đoàn du khách của Travel Life bị bỏ rơi ngay tại trung tâm hội nghị vì
công ty tổ chức tour và đối tác bên Thái Lan từ chối tiếp tục phục vụ;
+ Cạnh tranh không lành mạnh trong bối cảnh kinh tế khó khăn, du lịch ế ẩm,
những tour giá rẻ đã và đang đẩy du khách vào những "ma trận" không biết đâu mà
lần… Nói chung là có rất nhiều hoạt động "không bình thường" của các công ty du lịch
Tài liệu tham khảo
https://vietnamtourism.gov.vn/post/23031
https://vietnamtourism.gov.vn/post/15994?fbclid=IwAR36595w19Ye-
FFeDfTww12r7UKkNOeFLK0_9Z2v9ZMNWYzpzChNfeIBeok
http://hanoimoi.com.vn/ban-in/Suy-ngam/594962/du-lich-va-van-hoa-kinh-doanh
III. Đề xuất hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp
Có thể nói nền văn hóa kinh doanh là nền văn hóa nhằm đạt tới mục đích xây
dựng cơ chế, mô hình kinh doanh có văn hóa, tức là kinh doanh đạt tới chuẩn mực xã
hội về chân-thiện-mĩ, đạt tới việc tôn trọng và tôn vinh con người. Có lẽ mà vì thế
chúng ta sẽ bắt gặp ở các doanh nghiệp có các chính sách, các hoạt động thực tiễn
nhằm tạo một môi trường cũng như là sự phát triển bền vững. Đặc biệt là ở lĩnh vực
du lịch nơi mà có những tác động qua lại giữa người lao động, khách hàng, môi
trường và cộng đồng. Vậy doanh nghiệp cần làm gì đối với các đối tượng đó để tạo
nên một môi trường du lịch phát triển bền vững.
3.1 Đối với người lao động
Mỗi một doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển thì không thể nào thiếu sự góp
mặt của nhân viên hay là người lao động, họ là một phần không thể thiếu của doanh
nghiệp tạo nên sự phát triển cũng như mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì thế mà
doanh nghiệp cần phải quan tâm đến người lao động, cần có những hoạt động thực
tiễn về lao động mà có thể giữ chân được người lao động. Người ta còn hay nhắc đến
với cái khái niệm “thực hành lao động”.
“Thực hành lao động” rất quan trọng đối với người lao động, nó là bao trùm tất
cả các chính sách và thực tiễn liên quan đến công việc trong phạm vi tổ chức do tổ
chức hay đại diện của tổ chức thực hiện bao gồm: Tuyển dụng và đề bạt người lao
động; Các quy trình kỷ luật và khiếu nại; Điều động và luân chuyển người lao động;
chấm dứt công việc; Đào tạo và phát triển kỹ năng; Sức khỏe, an toàn và vệ sinh công
nghiệp và mọi chính sách hoặc thực tiễn ảnh hưởng đến điều kiện làm việc, đặc biệt là
thời gian làm việc và trả công.
Những hoạt động thực tiễn mà doanh nghiệp cần làm với người lao động cần liên
quan đến các chủ thể : Quan hệ lao động, việc làm; Đối thoại xã hội; Điều kiện làm
việc và bảo trợ xã hội; An toàn sức khỏe nghề nghiệp; Đào tạo và phát triển.
Đối với chủ thể quan hệ lao động, việc làm. Mỗi quốc gia có một khuôn khổ
pháp lý quy định mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. do đó,
việc người lao động đòi hỏi được bảo vệ thêm được thừa nhận rộng rãi và hình thành
cơ sở cho luật lao động.
Vì thế mỗi doanh nghiệp cần có một sự rõ ràng công bằng minh bạch giữa người
lao động và người sử dụng lao động để quyền lợi của người lao động được đảm bảo
tuyệt đối. Một ví dụ cụ thể là hiện nay luôn có một bản hợp đồng lao động, ở đó thể
hiện rõ tất cả những quyền lợi, những qui định được ghi rõ và được sự thỏa thuận của cả hai bên.
Một điều quan trọng mà doanh nghiệp cần phải làm là tạo một môi trường làm
việc công bằng cho người lao động, đặc biệt là bình đẳng giới. Đảm bảo rằng mọi
công việc được thực hiện bởi nam giới và phụ nữ. Đảm bảo cơ hội bình đẳng cho mọi
người lao động, không phân biệt đối xử trực tiếp hay gián tiếp trong bất kỳ thực hành lao động nào.
Để thực hiện được sự công bằng đó thì mỗi doanh nghiệp cần có những lãnh đạo
giải quyết mọi chuyện một cách công bằng, không thiên vị hay vị lợi luôn đặt lợi ích
tập thể trên hết. Doanh nghiệp cũng cần tăng cường giám sát cấp quản lý để kịp thời
xử lý những trường hợp sai trái, gây mất công bằng với người lao động.
Một ví dụ điển hình ở các doanh nghiệp du lịch đã làm là tạo sự công bằng đảm
bảo công việc cho cả nam giới và nữ giới khi mà người ta hay bảo hướng dẫn viên du
lịch cần sức khỏe thì nam giới sẽ phù hợp hơn. Thế nhưng các doanh nghiệp luôn cần
tạo sự công bằng khi tuyển dụng hướng dẫn viên ở cả nam và nữ. Bởi lẽ phụ nữ làm
công việc đó cũng rất tốt và còn được rất nhiều khách du lịch thích thú. Là phụ nữ khi
làm hướng dẫn viên đã phải chịu nhiều bất công về ánh nhìn bên ngoài nên các doanh
nghiệp cũng cần chú trọng bảo vệ quyền lợi cũng như an toàn của nhân viên khi là
phụ nữ làm hướng dẫn viên du lịch để họ có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Doanh nghiệp cũng cần phải loại trừ các thực tiễn buộc thôi việc tùy tiện hoặc
phân biệt đối xử; bảo vệ dữ liệu cá nhân và sự riêng tư của người lao động; thực hiện
các biện pháp nhằm đảm bảo công việc; không thu lợi từ các thực hành lao động
không công bằng, bóc lột hoặc lạm dụng; khi hoạt động ở cấp quốc tế, cố gắng tăng
cường việc làm, phát triển nghề nghiệp, xúc tiến và thúc đẩy công dân của nước chủ nhà.
Đối thoại xã hội cũng là một cái quan trọng không thể thiếu của doanh nghiệp đối
với người lao động. Đối thoại cần được diễn ra giữa người sử dụng lao động và đại
diện người lao động. Vì thế mà mỗi doanh nghiệp cần có một tổ chức mà người ta hay
gọi là công đoàn, nơi mà đại diện các ý kiến của người lao động, giúp cho người lao
động có thể tiến gần hơn với cấp trên, khi mà hiểu rõ nhau thì công việc cũng diễn ra một cách tốt hơn.
Luôn tôn trọng quyền của người lao động trong việc thành lập hoặc tham gia tổ
chức; không cản trở người lao động trong việc thành lập hoặc tham gia tổ chức riêng;
cần đưa ra thông báo hợp lý cho các cơ quan có thẩm quyền thích hợp và các đại diện người lao động.
Một số hoạt động mà doanh nghiệp có thể làm để đảm bảo điều kiện việc làm và
bảo trợ xã hội cho người lao động:
- Cho phép tuân thủ truyền thống và phong tục quốc gia hoặc tôn giáo. Là
một doanh nghiệp du lịch thì các truyền thống và phong tục quốc gia hay tôn
giáo luôn cần được đảm bảo. Vì thế nó là một thứ cần thiết mà doanh nghiệp
cần làm với người lao động.
- Tạo điều kiện làm việc cho tất cả những người lao động để họ có thể
cân bằng công việc-đời sống.
- Trả lương và các dạng thưởng khác theo luật. Việc trả lương thỏa đáng
cho nhân viên cũng được chú trọng để đảm bảo quyền lợi cũng như là giữ chân nhân viên.
- Chi trả công bằng cho công việc có giá trị như nhau. Nó là một sự công
bằng mà doanh nghiệp cần làm cho người lao động để ai cũng được hưởng mức lương tốt nhất.
- Trả lương trực tiếp cho người lao động liên quan
- Tuân thủ mọi nghĩa vụ liên quan đến quy định về bảo trợ xã hội đối với
người lao động ở quốc gia hoạt động. Những người ở các quốc gia khác khi đã
là người lao động của doanh nghiệp thì cũng cần có những đãi ngộ bảo trợ xã
hội như những người khác.
- Tôn trọng quyền của người lao động gắn với giờ làm việc.
- Tôn trọng trách nhiệm gia đình của người lao động.
- Đền bù cho người lao động làm việc ngoài giờ theo luật.
- Một cái rất quan trọng với chúng ta mà không chỉ riêng người lao động
đó là sức khỏe. Vì thế doanh nghiệp cần phải có chính sách để đảm bảo an toàn
sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động.
Người lao động sẽ được tự do tìm hiểu và được tư vấn về tất cả các khía cạnh sức
khỏe và an toàn; từ chối công việc được xem là có nguy cơ hoặc nguy hiểm nghiêm
trọng; tìm kiếm tư vấn bên ngoài của các tổ chức; báo cáo các vấn đề an toàn và sức
khỏe cho cơ quan chức năng thích hợp; tham gia vào các quyết định và hoạt động sức
khỏe và an toàn, bao gồm cả việc điều tra các sự cố và tai nạn; không bị đe dọa trả thù
khi làm những việc này. Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động
và bảo vệ sức khỏe của nhân viên, bao gồm cung cấp trang thiết bị bảo hộ và giám sát môi trường làm việc.
Là một doanh nghiệp du lịch thì việc chú trọng an toàn của nhân viên rất được
chú ý bởi đây là ngành nghề mà nhân viên có thể sẽ đi rất nhiều, mức độ công việc
cũng cao và áp lực cũng rất nhiều. Doanh nghiệp nên đảm bảo việc khám sức khỏe
cho nhân viên mỗi năm một đến hai lần để đảm bảo sức khỏe cho công việc. Doanh
nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống quản lý sức khỏe, an toàn và môi trường của tổ
chức; cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác về các rủi ro sức khỏe và an toàn.
Đảm bảo cho người lao động về mọi thứ thì cũng cần cho họ có một môi trường
để phát triển bản thân cũng như kĩ năng làm việc. Tạo cho những người lao động tiếp
cận với việc phát triển kỹ năng, đào tạo và học nghề, cũng như cơ hội phát triển nghề
nghiệp, trên cơ sở bình đẳng và không phân biệt đối xử ở tất cả các giai đoạn trong
kinh nghiệm làm việc của họ.
Nhân viên của các doanh nghiệp du lịch cần được trải nghiệm các điểm du lịch
nhiều hơn để có thể phát triển doanh nghiệp du lịch một cách tối ưu nhất. Doanh
nghiệp nên khuyến khích cũng như tài trợ nhân viên đi học nâng cao kiến thức bản
thân, chuyên môn làm việc, đó cũng là môt cái lợi cho doanh nghiệp khi có những
nhân viên tài giỏi và càng giữ chân được nhân viên.
Starbucks: Starbucks là một trong những chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất trên thế
giới. Họ có chương trình “College Achievement Plan” giúp cho nhân viên của họ đăng
ký các khoá học ở trường Đại học Arizona State miễn phí. Họ cũng có chương trình
"Bean Stock" giúp nhân viên sở hữu cổ phiếu của công ty và cung cấp cho nhân viên
một loạt các khoản lợi ích khác, bao gồm bảo hiểm y tế và chăm sóc cho gia đình.
Costco: Costco là một chuỗi siêu thị toàn cầu. Họ đã được công nhận vì chiến
lược bán hàng theo số lượng lớn và chi phí thấp. Theo Business Insider, nhân viên của
Costco có mức lương trung bình cao hơn so với các nhân viên của các chuỗi siêu thị
khác. Họ cũng được cung cấp bảo hiểm y tế và có cơ hội tăng lương định kỳ. 3.2 Đối với khách hàng
Mỗi một doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm thì khách hàng chính là những người
sử dụng sản phẩm đó. Bởi vì lẽ đó mà doanh nghiệp cần có trách nhiệm với khách hàng.
Tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng cũng như các khách
hàng khác có trách nhiệm với những người tiêu dùng và khách hàng đó. -
Cung cấp giáo dục và thông tin chính xác -
Sử dụng thông tin marketing lành mạnh, minh bạch, hữu ích -
Các quy trình hợp đồng, thúc đẩy tiêu dùng bền vững -
Thiết kế sản phẩm và dịch vụ dùng được cho mọi đối tượng và khi thích
hợp, có thể phục vụ cho những người bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương.
Một số vấn đề mà doanh nghiệp cần làm đối với khách hàng-Tổ chức hoặc cá
nhân trong cộng đồng mua tài sản, sản phẩm hoặc dịch vụ vì mục đích thương mại, cá
nhân hoặc mục đích công.
1. Thực hành marketing công bằng, xác thực
2. Bảo vệ sức khỏe và an toàn của khách hàng 3. Tiêu dùng bền vững
4. Dịch vụ, hỗ trợ khách hàng và giải quyết khiếu nại
5. Bảo vệ dữ liệu và sự riêng tư của khách hàng
6. Quyền sử dụng các dịch vụ thiết yếu
7. Giáo dục và nhận thức
Doanh nghiệp phải thực hành Marketing công bằng, thông tin xác thực, không
định kiến và hợp đồng công bằng. Cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ sao cho
người tiêu dùng có thể hiểu được. Cho phép người tiêu dùng đưa ra các quyết định có
hiểu biết về việc tiêu dùng và mua sắm cũng như so sánh các đặc điểm của các sản
phẩm và dịch vụ khác nhau. Đối với doanh nghiệp du lịch hiện nay thì việc marketing
giới thiệu các sản phẩm du lịch không còn xa lạ vì thế mà doanh nghiệp du lịch phải
marketing một cách chính xác những cái mà sản phẩm của doanh nghiệp có chứ
không nên phóng đại lên quá nhiều gây mẫu thuẫn sau này với khách hàng. Hạn chế
mua sản phẩm và dịch vụ không đáp ứng nhu cầu của khách hàng, gây lãng phí tiền
bạc, nguồn lực và thời gian và thậm chí có nguy hại cho người tiêu dùng hoặc môi trường.
Để bảo vệ sức khỏe và an toàn khách hàng thì doanh nghiệp cũng cần cung cấp
các sản phẩm và dịch vụ an toàn trong những điều kiện sử dụng thông thường và có
thể dự đoán trước một cách hợp lý; giảm thiểu các rủi ro trong thiết kế sản phẩm; xác
định (các) nhóm người sử dụng; ước lượng và đánh giá rủi ro cho từng đối tượng; Sử
dụng thứ tự ưu tiên sau: thiết kế an toàn vốn có, thiết bị bảo vệ và thông tin cho người
sử dụng; tránh sử dụng hóa chất nguy hại; truyền đạt thông tin về an toàn thiết yếu;
chỉ dẫn cho người tiêu dùng sử dụng đúng; chấp nhận các biện pháp ngăn ngừa sản
phẩm trở nên không an toàn.
Là một doanh nghiệp du lịch khi tổ chức các tour cho khách thì việc đảm bảo an
toàn là trên hết. Đặc biệt là với những đoàn khách có tuổi thì doanh nghiệp cũng cần
chú trọng đến các rủi ro có thể xảy ra để xử lý một cách tốt nhất.
Tiêu dùng bền vững cũng cần được chú trọng bởi tiêu dùng bền vững là tiêu dùng
sản phẩm và nguồn lực ở mức độ phù hợp với sự phát triển bền vững.
Để đóng góp vào việc tiêu dùng bền vững, khi thích hợp, tổ chức cần:
- Thúc đẩy giáo dục có hiệu quả.
- Cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ có lợi về mặt xã
hội và môi trường: loại bỏ, khi có thể, hoặc giảm thiểu mọi tác động tiêu cực.
- Thiết kế sản phẩm và bao gói sao cho có thể dễ dàng sử dụng, tái sử dụng.
- Ưu tiên các nguồn cung cấp.
- Đưa ra các sản phẩm chất lượng cao có chu kỳ sống dài hơn, với giá cả hợp lý.
- Cung cấp cho người tiêu dùng thông tin tin cậy về mặt khoa học tạo
niềm tin với khách hàng.
Khi đảm bảo cho khách hàng về các mặt thì tất nhiên các doanh nghiệp cũng phải
có dịch vụ hỗ trợ người tiêu dùng và giải quyết khiếu nại, tranh chấp. Cần tiến hành
các biện pháp phòng ngừa khiếu nại; xem xét các khiếu nại và cải tiến hoạt động trả
lời khiếu nại; thông báo rõ ràng cho người tiêu dùng về cách thức tiếp cận các dịch vụ
và hỗ trợ sau cung ứng cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp và bồi thường; cung cấp
hệ thống hỗ trợ và tư vấn thỏa đáng và hiệu quả; cung cấp việc bảo trì, sửa chữa với
giá cả hợp lý, tại những địa điểm thích hợp và cung cấp thông tin về tính sẵn có mong
muốn của các phụ kiện thay thế cho sản phẩm; sử dụng các thủ tục về giải quyết tranh
chấp, giải quyết xung đột và bồi thường dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế,
miễn phí hay ở mức chi phí tối thiểu với người tiêu dùng và không đòi hỏi người tiêu
dùng phải từ bỏ các quyền tìm kiếm sự trông cậy hợp pháp của mình.
Một điều mà mỗi khách hàng khi sử dụng sản phẩm luôn quan tâm đến đó là bảo
vệ dữ liệu và sự riêng tư của người tiêu dùng. Không thể nào một doanh nghiệp có thể
công khai những thông tin cá nhân của người tiêu dùng với bất kì một lý do nào cả.
Để ngăn ngừa việc thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân không xâm phạm đến sự
riêng tư, tổ chức cần:
- Giới hạn việc thu thập dữ liệu cá nhân.
- Chỉ thu thập dữ liệu bằng phương thức hợp pháp và công bằng quy định
mục đích thu thập dữ liệu cá nhân.
- Không công khai, tạo tính sẵn có hoặc sử dụng dữ liệu cá nhân với mục
đích khác với quy định.
- Bảo vệ dữ liệu cá nhân bằng các biện pháp an ninh thỏa đáng.
- Doanh nghiệp cần đảm bảo với khách hàng rằng nếu sự riêng tư của
khách hàng bị đưa lên thì phải có hướng giải quyết thỏa đáng cho khách hàng.
Ở các doanh nghiệp du lịch cũng như mảng nhà hàng khách sạn thì bảo vệ quyền
riêng tư của khách hàng được đưa lên hàng đầu bởi đây là nơi sẽ có những khacsg
hàng là những người có sức ảnh hưởng. Thử hỏi nếu doanh nghiệp không đảm bảo
được sự riêng tư thì khó mà tồn tại lâu dài.
Về quyền sử dụng các dịch vụ thiết yếu, tổ chức cung cấp các dịch vụ thiết yếu cần:
- Mở rộng phạm vi và cung cấp dịch vụ có cùng chất lượng và mức độ
cho mọi nhóm người tiêu dùng, không phân biệt đối xử.
- Quản lý mọi sự cắt giảm hay gián đoạn việc cung cấp theo cách thức
hợp lý, tránh phân biệt đối xử với bất kỳ nhóm người tiêu dùng nào.
- Duy trì và nâng cấp hệ thống của mình giúp ngăn ngừa sự phá vỡ các dịch vụ.
- Mỗi doanh nghiệp cũng cần giáo dục nhận thức đối với khách hàng.
Khi thích hợp, trong việc giáo dục khách hàng tổ chức cần đề cập đến: sức khỏe
và an toàn, bao gồm cả các nguy cơ của sản phẩm; thông tin về luật pháp và quy định
thích hợp, cách thức có được các khoản bồi thường và các đơn vị cũng như tổ chức
bảo vệ người tiêu dùng; việc ghi nhãn sản phẩm, dịch vụ và thông tin được cung cấp
trong sổ tay và hướng dẫn sử dụng; đặc biệt là bảo vệ môi trường để tạo nên sự phát
triển bền vững. Khách hàng sẽ không thể nào hiểu hết ý đồ của sản phẩm vì vậy mà
doanh nghiệp có các biện pháp giáo dục nhận thức là một điều đúng đắn đề gần gũi hơn với khách hàng.
Một số hoạt động thực tiễn mà các doanh nghiệp du lịch đã và nên làm cho khách hàng của mình:
Chính sách hủy tour linh hoạt: Một số doanh nghiệp du lịch đã áp dụng chính sách
hủy tour linh hoạt, cho phép khách hàng đổi lịch hay hủy tour mà không bị mất tiền
hoặc bị phạt khi gặp phải những tình huống bất ngờ như dịch bệnh, thời tiết xấu...
Tăng cường an toàn và sức khỏe cho khách hàng: Nhiều doanh nghiệp du lịch đã
tăng cường các biện pháp an toàn và sức khỏe cho khách hàng trong thời gian dịch
bệnh. Điều này được thực hiện bằng cách đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, kiểm tra
sức khỏe của nhân viên và khách hàng, và yêu cầu mọi người đeo khẩu trang khi cần thiết.
3.3 Đối với môi trường
Một doanh nghiệp khi có các hoạt động kinh doanh phần nhiều luôn tác động đến
môi trường, có thể là đi kèm với việc sử dụng tài nguyên, địa điểm thực hiện các hoạt
động của tổ chức, sự phát sinh ô nhiễm và rác thải, tác động của các hoạt động của tổ
chức tới môi trường sống tự nhiên. Đặc biệt là với doanh nghiệp du lịch thì ảnh hưởng
đến môi trường rất nhiều.
Tổ chức cần tôn trọng và thúc đẩy các nguyên tắc môi trường sau đây: -
Trách nhiệm về môi trường -
Phương pháp tiếp cận phòng ngừa -
Quản lý rủi ro môi trường -
Chi trả cho việc gây ô nhiễm
Đặc biệt là doanh nghiệp phải quan tâm đến các chủ đề: Phòng ngừa ô nhiễm, sử
dụng tài nguyên bền vững, giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi
trường, đa dạng dạng sinh học.
Có thể nói phòng ngừa ô nhiễm là yếu tố hàng đầu đối với các doanh nghiệp khi
kinh doanh. Tổ chức có thể cải thiện hoạt động môi trường của mình bằng việc phòng ngừa ô nhiễm, bao gồm: - Ô nhiễm không khí - Ô nhiễm nước - Rác thải -
Sử dụng và thải các hóa chất độc hại và nguy hiểm -
Các dạng ô nhiễm có thể nhận biết được khác: tiếng ồn, mùi, thị giác, ô
nhiễm nguồn sáng, rung động, phát xạ điện từ, bức xạ, các chất lây nhiễm, phát
thải từ các nguồn khuếch tán hoặc phân tán và mối nguy sinh học.
Cũng như ở các doanh nghiệp du lịch rất ảnh hưởng đến lượng rác thải ra môi
trường khi những đoàn khách tham quan đến các điểm đến, ảnh hưởng đến lượng tài
nguyên cũng như không khí. Vì thế mà các doanh nghiệp nên nâng cao ý thức của
nhân viên về môi trường, tạo ra các tour có lợi cho môi trường, hay cả là hạn chế được
rác thải ảnh hướng đến môi trường bằng các biện pháp hạn chế sử dụng chai nhựa
trong các sản phẩm tour du lịch của mình. Trong những tour du lịch cũng cần nâng
cao ý thức của du khách về việc bảo vệ môi trường.
Một số doanh nghiệp trên thế giới đã làm để góp phần tác động tích cực vào môi
trường như. G Adventures: Công ty này là một trong những công ty lữ hành hàng đầu
thế giới, với cam kết đem lại lợi ích cho cộng đồng và môi trường trong mỗi chuyến
đi. Từ việc thuê các hướng dẫn viên địa phương, tài trợ cho các dự án bảo vệ động vật
hoang dã đến việc giám sát tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, G Adventures đã tạo ra
nhiều ảnh hưởng tích cực đối với các cộng đồng địa phương.
Accor Hotels: Tập đoàn khách sạn Accor đã tạo ra nhiều chương trình nhắm vào
việc giúp đỡ cộng đồng, bao gồm chương trình "Plant for the Planet", nơi mỗi khách
hàng đặt phòng sẽ góp phần trồng cây để giảm thiểu tác động của ngành khách sạn đến môi trường.
Để cải thiện việc phòng ngừa ô nhiễm do các hoạt động của mình, tổ chức cần: -
Áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa ô nhiễm và chất thải, sử dụng
hệ thống quản lý rác thải. -
Đảm bảo quản lý phù hợp ô nhiễm và rác thải có khả năng tránh được. -
Áp dụng các biện pháp nhằm tích cực giảm thiểu và giảm nhẹ ô nhiễm. -
Phát triển và thúc đẩy tiếp thu nhanh các sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường hơn. -
Xác định một cách hệ thống và tránh sử dụng các hóa chất cấm được
quy định trong luật pháp quốc gia hay danh mục hóa chất không mong muốn
trong các quy ước quốc tế. -
Áp dụng chương trình phòng chống và ứng phó tai nạn môi trường và
chuẩn bị kế hoạch khẩn cấp khắc phục tai nạn và sự cố tại hiện trường cũng như
ngoài hiện trường với sự tham gia của các bên liên quan khác.
Đối với một doanh nghiệp khi kinh doanh cũng phải ảnh hưởng ít nhiều đến lượng
tài nguyên vì thế để giảm thiểu tác động đến môi trường cũng cần phải sử dụng tài nguyên bền vững.
Có bốn lĩnh vực chính để cải tiến hiệu quả: -
Sử dụng năng lượng hiệu quả. -
Bảo tồn nước và sử dụng nước. -
Sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả. -
Các yêu cầu giảm thiểu suất sử dụng tài nguyên cho một đơn vị sản phẩm.
Trong tất cả các hoạt động của mình, tổ chức cần: -
Xác định nguồn năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác; -
Áp dụng các biện pháp hiệu quả về nguồn tài nguyên nhằm giảm việc sử
dụng năng lượng, nước và các tài nguyên khác -
Bổ sung hoặc thay thế các nguồn tài nguyên không thể tái tạo bằng các
nguồn tài nguyên thay thế bền vững, có thể tái tạo và có ít tác động; -
Sử dụng nguyên vật liệu tái chế và tái sử dụng nước nhiều nhất có thể; -
Quản lý nguồn nước nhằm đảo bảo tất cả những người sử dụng cùng
nguồn nước được sử dụng công bằng; -
Thúc đẩy mua sắm bền vững; -
Xem xét chấp nhận trách nhiệm rộng hơn của nhà sản xuất; và Thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu -
Mọi tổ chức đều có trách nhiệm về phát thải GHG (trực tiếp hoặc gián
tiếp) và sẽ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu theo một cách thức nhất định. -
Điều này có ý nghĩa đối với tổ chức về cả khía cạnh giảm thiểu phát thải
GHG (giảm nhẹ) và hoạch định cho biến đổi khí hậu (thích nghi). -
Thích nghi với biến đổi khí hậu có ý nghĩa xã hội dưới hình thức tác
động đến sức khỏe, sự thịnh vượng và quyền con người.
Để giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu liên quan đến các hoạt động, tổ chức cần: -
Xác định nguồn phát thải trực tiếp hoặc gián tiếp và xác định biên giới
(phạm vi) trách nhiệm của mình; -
Đo lường, lập hồ sơ và báo cáo về phát thải đáng kể của tổ chức, ưu tiên
sử dụng các phương pháp xác định trong các tiêu chuẩn quốc tế -
Áp dụng các biện pháp tối ưu nhằm giảm dần phát thải và khuyến khích
những hànhđộng tương tự trong phạm vi ảnh hưởng của tổ chức;
Để giảm tổn hại do biến đổi khí hậu, tổ chức cần: -
Xem xét các dự báo về khí hậu nhằm nhận diện rủi ro và tích hợp việc
thích nghi với biến đổi khí hậu vào quá trình ra quyết định; -
Xác định các cơ hội nhằm tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại đi kèm với
biến đổi khí hậu và, khi có thể, tận dụng các cơ hội để điều chỉnh các điều kiện biến đổi -
Áp dụng các biện pháp nhằm ứng phó với các tác động hiện có hoặc dự
đoán và đóng góp vào việc nâng cao năng lực thích ứng
Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và khôi phục môi trường sống tự nhiên
Tổ chức có thể trở nên có trách nhiệm xã hội hơn bằng cách hành động để bảo vệ
môi trường và khôi phục môi trường sống tự nhiên cũng như nhiều chức năng và dịch
vụ khác mà hệ sinh thái cung cấp. Các khía cạnh chính của vấn đề này bao gồm: -
Xác định giá trị và bảo vệ đa dạng sinh học. -
Xác định giá trị, bảo vệ và khôi phục các dịch vụ của hệ sinh thái. -
Sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. - Phát triển
thành thị và nông thôn với môi trường tốt.
Là các doanh nghiệp du lịch thì việc chú trọng đến môi trường, đa dạng sinh học
là điều quan trọng mà không chỉ là doanh nghiệp du lịch mà còn là tất cả các doanh
nghiệp khác. Các hệ sinh thái, các đa dạng sinh học, đất, nước, tài nguyên luôn luôn
ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta và đặc biệt ngành du lịch. Bởi lẽ doanh nghiệp du
lịch muốn phát triển thì cũng phải góp phần tạo môi trường bền vững, tạo nên các sản
phẩm du lịch thân thiện với môi trường thì lúc đó lại càng thu hút khách hàng.
Để làm việc đó tốt hơn thì doanh nghiệp cũng cần xác định những tác động bất lợi
tiềm ẩn đối với tính đa dạng sinh học và các dịch vụ của hệ sinh thái, cũng như thực
hiện các biện pháp nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu các tác động này; thiết lập và thực
hiện tích hợp chiến lược quản lý đất, nước và hệ sinh thái nhằm thúc đẩy việc bảo tồn
và sử dụng bền vững theo cách thức cân bằng xã hội.
Các tour du lịch xanh: nhiều công ty du lịch đã tạo ra các chương trình du lịch có
mô hình bền vững, thân thiện với môi trường, giúp người du lịch được trải nghiệm tự
nhiên mà không gây hại cho môi trường và cộng đồng địa phương.
Tổ chức các hoạt động tình nguyện: nhiều công ty du lịch đã kết hợp với các tổ
chức phi chính phủ để tổ chức các hoạt động tình nguyện nhằm giúp đỡ cộng đồng địa
phương, nâng cao cuộc sống và bảo vệ môi trường.
3.4 Đối với cộng đồng
Sự tham gia và phát triển của cộng đồng là các thành phần không tách rời của sự
phát triển bền vững. Tổ chức là một bên liên quan trong cộng đồng, chia sẻ lợi ích
chung với cộng đồng. Đóng góp của tổ chức vào sự phát triển cộng đồng có thể giúp
thúc đẩy mức độ thịnh vượng cao hơn trong cộng đồng. Vì thế mà mỗi doanh nghiệp
cũng cần có những đóng góp nhất định cho cộng đồng.
Các vấn đề phát triển cộng đồng mà tổ chức có thể đóng góp: tạo việc làm; các
đầu tư xã hội vào việc tạo lập của cải và thu nhập; mở rộng các chương trình giáo dục
và phát triển kỹ năng; thúc đẩy và bảo tồn văn hóa và nghệ thuật; cung cấp và/hoặc
thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Các doanh nghiệp cũng cần phải có trách nhiệm xã hội để đảm bảo các chủ đề của
cộng đồng như: sự tham gia của cộng đồng; giáo dục văn hóa; tạo việc làm và phát
triển kỹ năng; phát triển và tiếp cận công nghệ; tạo ra của cải và thu nhập; sức khỏe hay đầu tư xã hội.
- Đối với sự tham gia cộng đồng là việc chủ động hướng tới cộng đồng của một
doanh nghiệp. để các nỗ lực phát triển cũng như những nỗ lực khác của tổ chức tương
thích với những nỗ lực của cộng đồng và xã hội. Các doanh nghiệp cần ưu tiên đối với
hoạt động đầu tư xã hội và phát triển cộng đồng. Duy trì mối quan hệ trong sáng với
các công chức chính quyền địa phương và các đại diện chính sách, không mua chuộc
và gây ảnh hưởng không chính đáng.
- Đối với giáo dục văn hóa: đó là nền tảng cho sự phát triển kinh tế, xã hội và là
một phần nhận biết cộng đồng. Thúc đẩy và hỗ trợ giáo dục ở tất cả các cấp, cũng như
tham gia vào các hành động cải tiến chất lượng và tiếp cận giáo dục, quảng bá kiến
thức về địa phương và xóa mù chữ, thúc đẩy các hoạt động văn hóa khi thích hợp,
thừa nhận và coi trọng văn hóa địa phương và các truyền thống văn hóa, phù hợp với
nguyên tắc tôn trọng quyền con người.
- Tạo việc làm và phát triển kĩ năng. Việc làm là mục tiêu liên quan đến sự phát
triển kinh tế, xã hội cũng như phát triển kỹ năng cũng là một thành phần thiết yếu
trong việc thúc đẩy việc làm và hỗ trợ mọi người đảm bảo công việc bền vững và hiệu
quả, góp phần vào sự phát triển của kinh tế xã hội. giảm nghèo cũng là một cách ảnh
hưởng đến cộng đồng mà doanh nghiệp có thể làm cho cộng đồng.
- Phát triển và tiếp cận công nghệ: doanh nghiệp cũng cần xem xét đóng góp vào
sự phát triển các công nghệ đổi mới có thể giúp giải quyết các vấn đề xã hội và môi
trường ở cộng đồng địa phương; xem xét đóng góp vào sự phát triển các công nghệ
chi phí thấp dễ thay thế và có tác động tích cực lớn tới việc xóa đói, nghèo; chấp nhận
các thực hành cho phép chuyển giao và phổ biến công nghệ.
- Để tạo của cải và thu nhập đối với cộng đồng. Xem xét các hoạt động kinh tế
và xã hội, tiến hành các sáng kiến để cũng cố khả năng và cơ hội cho các nhà cung
cấp địa phương đóng góp vào chuỗi giá trị hay đóng góp vào các chương trình và
quan hệ đối tác lâu dài hỗ trợ các thành viên của cộng đồng hoàn thành các trách nhiệm về thuế.
- Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến sức khỏe cộng đồng.Sức khỏe là một yếu
tố thiết yếu của đời sống xã hội và là quyền con người được thừa nhận. Các mối đe
dọa cho sức khỏe cộng đồng có thể có tác động nghiêm trọng tới cộng đồng và có thể
gây trở ngại cho sự phát triển của cộng đồng. Doanh nghiệp có thể làm là tìm cách
loại trừ các tác động tiêu cực tới sức khỏe của các quá trình sản xuất, sản phẩm hay
dịch vụ do tổ chức cung cấp; xem xét nâng cao sức khỏe; xem xét nâng cao nhận thức
về các mối đe dọa tới sức khỏe; xem xét hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe thiết yếu, nước sạch và vệ sinh phù hợp lâu dài và phổ cập như những phương cách ngăn ngừa bệnh
- Đối với cộng đồng các doanh nghiệp còn đầu tư xã hôi và nó có thể là các việc
thiệnnguyện, trợ cấp, tình nguyện.
Các doanh nghiệp du lịch nên có các hoạt động thực tiễn cho cộng đồng như:
- Cung cấp công việc và thu nhập ổn định cho người dân địa phương trong ngành du lịch.
- Hỗ trợ tài chính và giáo dục cho các chương trình xã hội, giúp cải thiện điều
kiện sống của cộng đồng địa phương.
- Tài trợ cho các hoạt động phi lợi nhuận, chẳng hạn như giáo dục, y tế, giảm
nghèo, văn hóa và mỹ thuật, thể thao, vv.
- Khuyến khích du lịch bền vững và trách nhiệm để đảm bảo rằng các hoạt động
du lịch không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và cộng đồng địa phương.
- Thúc đẩy nền kinh tế địa phương bằng cách khuyến khích khách du lịch mua
sắm các sản phẩm địa phương và tham gia các hoạt động giải trí địa phương.
Với các hoạt động này, doanh nghiệp du lịch có thể tạo ra nhiều lợi ích cho cộng
đồng địa phương và đóng góp vào sự phát triển bền vững của khu vực du lịch.
Đã có nhiều doanh nghiệp du lịch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cũng
như mang đến lợi ích cho cộng đồng mà chúng ta cần học hỏi như: TUI Care
Foundation. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi tập đoàn du lịch TUI
Group, có trụ sở tại Hà Lan. TUI Care Foundation tập trung vào việc xây dựng khả
năng tự cấp cho cộng đồng địa phương, giúp họ phát triển kinh tế thông qua ngành du
lịch và cải thiện điều kiện sống.
Hay cả là G Adventures: Công ty này là một trong những công ty lữ hành hàng
đầu thế giới, với cam kết đem lại lợi ích cho cộng đồng và môi trường trong mỗi
chuyến đi. Từ việc thuê các hướng dẫn viên địa phương, tài trợ cho các dự án bảo vệ
động vật hoang dã đến việc giám sát tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, G Adventures đã
tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực đối với các cộng đồng địa phương.
Một số đề xuất mà doanh nghiệp du lịch có thể làm cho cộng đồng, hạn chế tác
động đến môi trường nâng cao phát triển bền vững. Doanh nghiệp có thể sử dụng các
lợi nhuận từ khách hàng để tạo nên các chương trình giảm thiểu tác động đến cộng
đồng, hay cả là hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận và quỹ từ thiện để cải thiện cuộc sống
của cộng đồng địa phương. Các doanh nghiệp du lịch trên thế giới cũng hướng đến
các hoạt động thực tiễn đem lại lợi ích cộng đồng, giảm thiểu tác động đến môi trường.
Có một tập đoàn đã có hướng đi rất đúng đắn mà có thể là cái nôi cho nhiều
doanh nghiệp du lịch khác nếu muốn hướng đến phát triển bền vững: Intrepid Group.
Tập đoàn này cung cấp các tour du lịch mang tính bền vững và đóng góp tích cực cho
các cộng đồng địa phương. Intrepid Group cũng thuê các hướng dẫn viên địa phương
và sử dụng các homestay và nhà nghỉ địa phương thay vì các khu nghỉ dưỡng sang
trọng để giúp cộng đồng địa phương trở nên giàu có hơn. Vì thế mà các doanh nghiệp
du lịch khi tổ chức tour nên đẩy mạnh các sản phẩm của địa phương hơn là các nhà
đầu tư lớn để cộng đồng địa phương được phát triển hơn mà khách du lịch cũng gần
với văn hóa địa phương.
Hay cả là nhiều công ty du lịch đã tạo ra các chương trình du lịch có mô hình bền
vững, thân thiện với môi trường, giúp người du lịch được trải nghiệm tự nhiên mà
không gây hại cho môi trường và cộng đồng địa phương. Nhiều công ty du lịch cũng
đã kết hợp với các tổ chức phi chính phủ để tổ chức các hoạt động tình nguyện nhằm
giúp đỡ cộng đồng địa phương, nâng cao cuộc sống và bảo vệ môi trường và cuộc sống cộng đồng. IV.Bài học thực tiễn
4.1 Giới thiệu doanh nghiệp
Quay lại thực tiễn,hiện nay xu hướng hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ,đời sống
kinh tế ngày càng được phát triển thì các ngành dịch vụ như du lịch đang phát triển
mạnh mẽ.Trong đó, công ty du lịch được mọi người biết đến rộng rãi nhất là Sài Gòn
Tourist,chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem tại sao Sài Gòn Tourist lại phát triển mạnh mẽ
trên thị trường du lịch và là doanh nghiệp được đánh giá là uy tính và chất lượng cao
được không những người Việt Nam và cả bạn bè quốc tế tinh dùng khi đến Việt Nam.
Trước tiên hãy tìm hiểu sơ lược về công ty Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH
MTV (tiếng Anh: Saigontourist Holding Company, viết tắt là Saigontourist) là một
công ty được thành lập theo Quyết định số 1833/QĐ-UB-KT, ngày 30 tháng 3 năm
1999 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng công ty được thành lập bao
gồm nhiều đơn vị thành viên, nhưng trong đó lấy Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh làm nòng cốt.
Đây là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ - du
lịch, với những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch cả nước.
Các mô hình kinh doanh dịch vụ - du lịch cụ thể bao gồm lưu trú, nhà hàng, lữ hành,
vui chơi giải trí, thương mại, xuất nhập khẩu, cửa hàng miễn thuế, vận chuyển, xây
dựng, đào tạo nghiệp vụ du lịch & khách sạn, sản xuất & chế biến thực phẩm...Với đội
ngũ cán bộ - công nhân viên toàn hệ thống trên 17.000 người cùng cơ sở vật chất hiện đại,
Saigontourist hàng năm đón tiếp và phục vụ trên 2 triệu lượt khách, tổng doanh thu
hàng năm khoảng 900 triệu USD.
Saigontourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch
Việt Nam đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu lĩnh vực du lịch về quy
mô, tiềm lực, năng lực, kinh nghiệm cùng những đóng góp tích cực trong sự nghiệp
phát triển ngành du lịch cả nước với nhiều mô hình dịch vụ như: lưu trú, nhà hàng, lữ
hành, vui chơi giải trí, thương mại, đào tạo nghiệp vụ du lịch & khách sạn…
Với doanh nghiệp, phát triển cộng đồng luôn là một trong những mục tiêu được
đề cao. Trong khi tìm kiếm lợi nhuận, một doanh nghiệp có trách nhiệm cũng đồng
thời tìm cách chia sẻ lợi nhuận của mình với cộng đồng. Chính vì vậy, ngày càng có
thêm nhiều đơn vị xem Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) là một phần thiết yếu trong văn hóa công ty.
4.2 Những hoạt động CSR tiêu biểu Hoạt động 1
Vào ngày 29-03-2023,tại Bình Định Sài Gòn Tourist đã ký kết hợp tác với tỉnh
Bình Định về việc phát triển du lịch tại địa phương này cụ thể như sao: Theo thỏa
thuận, hai bên sẽ cùng phối hợp triển khai các hoạt đông hợp tác tư vấn phát triển
chiến lược, ̣ quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trong lĩnh vực du
lịch; hợp tác đầu tư xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới tại Bình Định và các
sản phẩm liên kết vùng.
Hai bên cũng tăng cường hợp tác trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến du
lịch trong và ngoài nước; hợp tác tổ chức các sự kiện lễ hội du lịch, văn hóa ẩm thực;
hợp tác trong việc tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch của tỉnh
Bình Định và các kế hoạch cụ thể khác do hai bên cùng thống nhất thực hiện.Thông
qua đó,ta thấy được Sài Gòn Tourist thực hiện rất tốt trách nhiệm xã hội của
mình,chúng ta dễ dàng nhận thấy khi ký kết hợp tá như thế công ty sẽ có một đặt
quyền thị trường du lịch tại tỉnh Bình Định,nâng cao lợi nhuận công ty hoạt động hiệu
quả trên các mặt dịch vụ tại địa phương.Rõ ràng Bình Định là một tỉnh có tiềm
năng,lợi thế phát triển du lịch rất mạnh mẽ đặt biệt là du lịch biển,bên cạnh đó tỉnh
Bình Định sẽ áp dụng các chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
Saigontourist Group trong quá trình đầu tư, nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm,
chương trình du lịch tại địa phương cũng như đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, dịch
vụ mới nhằm thu hút khách về Bình Định; hỗ trợ Saigontourist Group các công tác
liên quan đến quá trình tổ chức, triển khai các hoạt động du lịch, khai thác nguồn
khách tại tỉnh, hoạt động đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Hai bên cam kết tập trung nổ lực để đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch, xúc
tiến đầu tư, phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch, quảng bá tiếp thị, tổ chức sự kiện,
đào tạo nhân lực và hỗ trợ ngành du lịch trong quá trình phát triển, đưa du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình
Định. Đây cũng là cơ hội để Saigontourist phát triển kinh doanh tại thị trường Bình Định.
Theo thỏa thuận, hai bên sẽ cùng phối hợp triển khai các hoạt đông hợp tác tư
vấn ̣ phát triển chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trong
lĩnh vực du lịch; hợp tác đầu tư xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới tại Bình
Định và các sản phẩm liên kết vùng.
Việc ký kết như thế sẽ giúp phát triển kinh tế cho địa phương,chuyển đổi cơ
cấu kinh tế tại Bình Định giúp người dân địa phương có công ăn việc làm mức thu
nhập ổn định,giảm thiếu tình trạng thiếu việc làm tại địa phương là thay đổi mạnh mẽ
bộ mặt của địa phương. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn tin tưởng rằng, bằng sự
nỗ lực, quyết tâm của các bên liên quan sẽ sớm triển khai thực hiện thành công các nội
dung hợp tác được ký kết. Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn về lâu dài Saigontourist
quan tâm xây dựng chiến lược phát triển dài hơi về đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao
chất lượng dịch vụ để Ngành du lịch Bình Định phát triển du lịch một cách chuyên
nghiệp, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những
khâu đột phá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội bền vững và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của địa phương.
Rõ ràng ta thấy được chiến lược kinh tế hợp tác cùng phát triển giữa Sài Gòn Toursit
và tỉnh Bình Định là đôi bên cùng có lợi hợp tác để phát triển,hợp tác để đi lên.Sài
Gòn Toursit thực hiện rất tốt văn hoá đạo đức kinh doanh của mình thông việc hợp tác
ta thấy được trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp trong xã hội. Hoạt động 2
Sài Gòn Toursit còn đang thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm
năng lượng nhằm hạn chế tác động xấu đến môi trường sống,đây không chỉ là việc
của mõi cá nhân mà đây còn là vấn đề và trách nhiệm của một doanh nghiệp.Ta có thể
lấy minh chứng cụ thể, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm điện và hiệu quả là một
trong những mục tiêu mà các đơn vị của Saigontourist luôn hướng tới. Nhiều giải
pháp quản lý và tiết kiệm năng lượng điện đã được thực hiện trong suốt những năm
qua. Chủ yếu là về các tập quán tốt như gắn đồng hồ điện phụ trong các khu vực để
theo dõi và phân tích lượng điện sử dụng định kỳ; tận dụng ánh sáng tự nhiên từ các
cửa sổ khi thực hiện làm phòng hoặc ở khu vực nhà hàng và hành lang công cộng; cài
đặt nhiệt độ khi làm phòng ở 26 0C; tránh sử dụng các thiết bị tốn nhiều điện năng
vào giờ cao điểm (từ 18h00 - 22h00 ) như thang máy nội bộ, máy nước nóng, các thiết
bị nhà giặt…; xây dựng các kế hoạch bảo trì, bảo đảm tất cả các thiết bị sử dụng điện;
thường xuyên huấn luyện, kiểm tra việc thực hiện tiết kiệm năng lượng ở tất cả các bộ
phận; đặt các bảng kêu gọi sự hợp tác của khách lưu trú trong việc sử dụng lại khăn
tắm và drap trải giường thay vì hàng mới thay; lựa chọn các thiết bị văn phòng có
nhãn hiệu “Energy Star”, “Eco System” hoặc “Green Label”, tăng cường tìm kiếm các
thiết bị ánh sáng và điều hòa không khí tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi
trường khi mua mới… được trích nguyên văn từ chiến lược phát triển bền vững của
Sài Gòn Toursit nhằm bảo bảo vệ môi trường và trách nghiệm xã hội của doanh
nghiệp này,bên cạnh đó công ty còn tổ chức các hoạt động khác như là chương trình
“Ấm áp một giờ không điện” hưởng ứng Giờ trái đất năm 2010, Dấu ấn sự kiện Ngày
môi trường Thế giới năm 2010.Những điều trên đã thể hiện được nết văn hoá doanh
và nêu cao trách nhiệm của họ đối với cộng đồng. 4.3 Bài học kinh nghiệm
Du lịch Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa
dạng, giàu có về các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đặc biệt con người rất hiền
hòa hiếu khách. Mặc dù có nhiều thành tựu đạt được nhưng nó vẫn chưa khai thác triệt
để tiềm năng của ngành để thực hiện tốt mục tiêu là đưa ngành du lịch trở thành một
trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế. .
Saigontourist là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam, đã gặt
hái được những thành công và định vị được thương hiệu mạnh của mình trong lòng
khách du lịch nội địa cũng như quốc tế. Nhưng để phát triển một cách toàn diện và
hiệu quả sẽ luôn có những bất cập những trở ngại đáng kể,bài học được rút ra từ
những hoạt động CSR của công ty Sài Gòn Toursit có thể được nhắn đến là liệu trong