báo cáo nghiên cứu đề tài thương mại nội ngành | Môn kinh tế quốc tế
Do thương mại nội ngành là việc vừa xuất khẩu, vừa nhập khẩu cùng một loại hàng hóa nên để đo lường thương mại nội ngành cần phải dựa trên việc phân loại hàng hóa một cách chính xác sao cho hàng hóa trong cùng một nhóm được xem là cùng loại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh doanh quốc tế - Marketing
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47207194
ĐỀ TÀI: IIT-THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH
Giảng viên bộ môn: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Học phần: KTQT NC Thành viên nhóm:
1. Phạm Hữu Minh Đức (Nhóm trưởng) 2. Cáp Minh Giang 3. Trần Thị Nhật Linh
4. Nguyễn Thị Phương Đông 5. Trương Thị Mỹ Ly 6. Lê Thị Thu Hà 7. Hoàng Nữ Thiên Nga Mục lục
1. Khái niệm .. .............................................................................................. 3
2. Công thức .......................................................................................................... 3
3. Thương mại nội ngành đối với hàng may mặc giữa Việt Nam và Trung
Quốc ...................................................................................................................... 3
4. Thương mại nội ngành linh kiện điện tử giữa Việt Nam và Hàn Quốc ...... 7
4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến IIT của ngành dệt may và điện tử ............. 10
4.2 Cơ hội & thách thức .................................................................................... 10 1 | P a g e lOMoAR cPSD| 47207194
4.3 Giảu pháp đề xuất ........................................................................................ 11 2 | P a g e lOMoAR cPSD| 47207194 1. Khái niệm:
Thương mại nội ngành: là các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời các sản
phẩm và dịch vụ tương đồng nhau. 2. Công thức
Do thương mại nội ngành là việc vừa xuất khẩu, vừa nhập khẩu cùng một loại hàng
hóa nên để đo lường thương mại nội ngành cần phải dựa trên việc phân loại hàng hóa
một cách chính xác sao cho hàng hóa trong cùng một nhóm được xem là cùng loại. Trên
cơ sở đó, Grubel và Lloyd (1975) đã đề xuất phương pháp tính chỉ số thương mại nội
ngành dựa trên giao dịch thương mại của các nhóm hàng hóa. Cho đến nay, chỉ số này
của Grubel-Lloyd được sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu về thương mại nội
ngành. Chỉ số IIT của Grubel-Lloyd được tính toán theo công thức sau:
IITj =1 - [|Xj – Mj| / (Xj + Mj)] Trong đó:
IITj là chỉ số thương mại nội ngành đối với sản phẩm j của một nước;
Xj là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của nước đó;
Mj là kim ngạch nhập khẩu sản phẩm j của nước đó.
Phân loại mức độ thương mại nội bộ ngành theo hệ số IIT
IIT > 0,33: Thương mại nội ngành
0,1 ≤ IIT ≤ 0,33: Có tiềm năng thương mại nội ngành
IIT < 0,1: Không có thương mại nội ngành (Thương mại liên ngành)
3. Thương mại nội ngành đối với hàng may mặc giữa Việt Nam và Trung Quốc
Trong 20 năm qua, ngành dệt may của Việt Nam đã không ngừng phát triển. Từ chỗ
sản xuất để phục vụ nhu cầu nội địa là chính, đến nay dệt may Việt Nam chủ yếu phục
vụ cho xuất khẩu, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn và ngành xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam. Với giá trị xuất khẩu đạt gần 40,82 tỷ USD trong năm 2019, dệt may đã
vươn lên đứng thứ 3 cả nước cũng như đứng thứ 3 thế giới về kim ngạch xuất khẩu.
Điều đặc biệt là trong suốt hai thập kỷ qua may mặc luôn đóng vai trò chủ đạo trong
xuất khẩu dệt may của Việt Nam với tỷ trọng lớn (trên 80%) trong tổng kim ngạch xuất
khẩu dệt may và trên 12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 3 | P a g e lOMoAR cPSD| 47207194
Từ năm 2016 Việt Nam là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 thế giới sau
Trung Quốc, chiếm 6,09% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc trên toàn thế giới.
Về thị trường xuất khẩu, Mỹ và Nhật Bản luôn là hai thị trường xuất khẩu hàng đầu đối
với hàng may mặc Việt Nam với thị phần xuất khẩu lần lượt là 46,79% và 13,33%.
Trong khi đó, Trung Quốc chỉ trở thành một trong những thị trường xuất khẩu hàng
may mặc chính của Việt Nam trong vài năm gần đây. Từ chỗ là thị trường xuất khẩu
hàng may mặc lớn thứ 46 vào năm 2000, Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn thứ
17 vào năm 2010 và là thị trường lớn thứ 4 vào năm 2018 của Việt Nam với thị phần xuất khẩu là 4,06%.
Hình 1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Trung Quốc
liên tục gia tăng theo thời gian và đặc biệt tăng mạnh kể từ năm 2010. Cụ thể, kim
ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng từ 1,3 triệu
USD trong năm 2000 lên mức kỷ lục 1,24 tỷ USD trong năm 2018. Bên cạnh đó, hàng
may mặc Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc cũng có xu hướng tăng lên tượng tự như
xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Trung Quốc. Với kim ngạch nhập khẩu
12,26 triệu USD, Việt Nam mới chỉ là thị trường xuất khẩu hàng may mặc thứ 76 của
Trung Quốc vào năm 2000. Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với hàng
may mặc Trung Quốc khi vị trí của Việt Nam được nâng lên thứ 22 và 14 vào năm 2010
và 2017 với kim ngạch nhập khẩu lần lượt là 152 triệu USD và 368,6 triệu USD. Hiện
nay, Việt Nam đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 8 của Trung
Quốc với kim ngạch nhập khẩu là 529,9 triệu USD vào năm 2018. Trong suốt 14 năm
kể từ năm 2000, kim ngạch nhập khẩu luôn lớn hơn kim ngạch xuất khẩu nên Việt Nam
nhập siêu hàng may mặc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2014, Việt Nam bắt
đầu xuất siêu hàng may mặc sang Trung Quốc với mức xuất siêu đạt 711,34 triệu USD vào năm 2018. (Hình 1) 4 | P a g e lOMoAR cPSD| 47207194
Chỉ số thương mại nội ngành giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với hàng may mặc
được thể hiện trong Bảng 2 (Vũ Diệp Anh). Nếu xét theo cấp mã 2 chữ số theo danh
mục tiêu chuẩn ngoại thương SITC lần thứ 1, hàng may mặc có mã 84. Kết quả phân
tích trong Bảng 2 cho thấy thương mại giữa hai nước đối với nhóm hàng này chủ yếu
là thương mại nội ngành trong hầu hết giai đoạn nghiên cứu (trừ năm 2000, 2002 và
2004) với chỉ số IIT có xu hướng tăng dần từ 0,37 vào năm 2003. Chỉ số này đạt giá trị
cao nhất (0,84-0,98) trong các năm 2011-2013, là những năm đầu tiên sau khi Hiệp
định Thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN chính thức có hiệu lực. Mức độ thương
mại nội ngành đối với nhóm hàng này tuy có xu hướng giảm dần trong những năm tiếp
theo nhưng vẫn đạt mức 0,6 vào năm 2017 và 2018.
Nếu xét theo cấp mã 3 chữ số, hàng may mặc được chia thành 2 nhóm là nhóm quần
áo trừ quần áo lông thú (mã 841) và nhóm quần áo lông thú và các mặt hàng lông thú
nhân tạo (mã 842). Bảng 2 cho thấy thương mại nội ngành giữa Việt Nam và Trung
Quốc chỉ hiện diện đối với nhóm hàng mã 841. Chỉ số IIT của nhóm hàng này tăng từ
0,38 vào năm 2010 lên mức kỷ lục 0,97 vào năm 2013 rồi giảm dần về mức 0,52 vào
năm 2018. Với chỉ số IIT rất thấp (dưới 0,07) thương mại giữa hai nước đối với nhóm
hàng mã 842 hoàn toàn là thương mại liên ngành 5 | P a g e lOMoAR cPSD| 47207194
Nguồn: Vũ Diệp Anh
Đi sâu vào phân tích chi tiết với cấp mã 4 chữ số, nhóm hàng quần áo trừ quần áo
lông thú (mã 841) được phân thành 6 nhóm nhỏ gồm (1) Quần áo từ vải sợi, không phải
hàng dệt kim, đan hoặc móc (mã 8411), (2) Phụ kiện quần áo từ vải sợi, không phải
hàng dệt kim, đan hoặc móc (mã 8412), (3) Trang phục và phụ kiện quần áo bằng da
(mã 8413), (4) Quần áo và phụ kiện là hàng dệt kim, đan hoặc móc (mã 8414), (5) Mũ
đội đầu (mã 8415) và (6) Trang phục và phụ kiện quần áo, găng tay bằng cao su
(mã 8416). Số liệu từ Bảng 2 cho thấy thương mại nội ngành hiện diện rõ nét đối với
3 nhóm hàng mã 8414, 8415 và 8416 trong gần như toàn bộ giai đoạn nghiên cứu với
chỉ số IIT lần lượt là 0,5; 0,69 và 0,82 trong năm 2018. Đối với nhóm hàng mã 8412,
thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc chuyển dần từ thương mại liên ngành (trước
2007) sang có tiềm năng thương mại nội ngành (2008-2016) và trở thành thương mại
nội ngành từ năm 2017 với chỉ số IIT rất cao (0,83) trong năm 2018. 6 | P a g e lOMoAR cPSD| 47207194
Tương tự, chỉ số IIT của nhóm hàng mã 8413 cho thấy thương mại giữa hai nước
đối với nhóm hàng này về cơ bản chuyển từ thương mại liên ngành sang có tiềm năng
thương mại liên ngành từ năm 2011. Với chiều hướng ngược lại, thương mại giữa Việt
Nam và Trung Quốc đối với nhóm hàng mã 8411 có xu hướng chuyển từ thương mại
nội ngành sang mức có tiềm năng thương mại nội ngành khi chỉ số IIT giảm từ mức rất
cao 0,92 trong năm 2000 xuống còn 0,1 trong năm 2017 và dừng ở mức 0,25 trong năm 2018.
Các số liệu thống kê cho thấy ngành may mặc đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế Việt Nam và Trung Quốc là một trong số các bạn hàng lớn của Việt Nam trong
lĩnh vực này. Để có thể tăng cường xuất khẩu hàng may mặc sang Trung Quốc, Việt
Nam cần chú trọng đầu tư kỹ thuật, nâng cao chất lượng lao động và chất lượng sản
phẩm để đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc và có thể cạnh tranh
với các đối thủ khác như Băngladesh, Ấn Độ trên thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó,
Việt Nam cũng cần chú trọng hơn nữa đến việc phát triển phục vụ nhu cầu trong nước
khi hiện nay nước ta vẫn phải nhập khẩu khoảng 10 tỷ USD hàng may mặc để phục vụ nhu cầu nội địa.
4. Thương mại nội ngành linh kiện điện tử giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Theo Bộ Công Thương Việt Nam, Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất có vị trí then chốt
trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Ngành
công nghiệp máy tính, điện tử của Việt Nam chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp,
chủ yếu sản xuất sản phẩm như điện thoại các loại, máy tính bảng, bo mạch chủ, màn hình,
tivi, camera, thiết bị máy văn phòng và các sản phẩm quang học…
Theo quy hoạch công nghiệp điện tử của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng của
ngành điện tử trong giai đoạn 2016 - 2020 đạt 23,8%/năm; tầm nhìn năm 2030 đạt 19 - 21%/ năm.
Mục tiêu là xây dựng ngành điện tử trở thành ngành công nghiệp chủ lực và tạo cơ sở hỗ
trợ cho các ngành khác phát triển. Trong giai đoạn 2016 - 2020, ngành điện tử Việt Nam
tập trung phát triển ở lĩnh vực linh kiện điện – điện tử cơ bản, các loại bản mạch in điện
tử, mạch vi điện tử cho điện thoại di động, thiết bị điện tử gia dụng, thiết bị văn phòng,
máy vi tính, thiết bị ngoại vi, linh kiện, phụ tùng cho công nghiệp ôtô (thiết bị điện, chiếu sáng, điều khiển...).
Giai đoạn năm 2020 – 2025 ưu tiên phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực như thiết bị tự
động hóa, máy tính, điện thoại. Sau năm 2025, ưu tiên phát triển phần mềm, nội dung số,
dịch vụ công nghệ thông tin và điện tử y tế. Trong giai đoạn 2016 - 2020, kim ngạch xuất 7 | P a g e lOMoAR cPSD| 47207194
khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện liên tục đạt tốc độ tăng cao. Tốc độ tăng
lần lượt các năm là: năm 2016 tăng 21,5%; năm 2017 tăng 38,6%; năm 2018 tăng 12,5%;
năm 2019 tăng 22,8%; năm 2020 tăng 22,8%. Bình quân cả giai đoạn 2016 - 2020 tăng
23,8%, chỉ số sản xuất trong giai đoạn này của ngành điện tử máy vi tính, sản phẩm điện
tử và linh kiện đạt mức cao hơn các ngành sản xuất khác ở mức tăng 13,9%. Đặc biệt, trong
năm 2017 đạt mức tăng cao nhất là 35,2%. Kể từ quý 2/2020, lĩnh vực sản xuất điện tử bắt
đầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 do nhu cầu của khách hàng tại các thị trường trọng
điểm giảm, nguồn cung bị gián đoạn và các đơn hàng xuất nhập khẩu bị hoãn hoặc hủy,
nhưng chỉ số sản xuất của ngành sản xuất linh kiện điện tử năm 2020 tăng trưởng ở mức 6,8% so với năm 2019.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng ngành sản xuất điện tử vẫn giữ được
tốc độ tăng trưởng khả quan, chứng tỏ tiềm năng phục hồi và phát triển rất lớn. Trong 9
tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất của ngành điện tử sản xuất máy tính, sản phẩm điện
tử và linh kiện tăng 7,7%, tăng mạnh là sản xuất linh kiện điện thoại tăng 43,6%, sản xuất
thiết bị điện tử tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, sản xuất tivi các loại trong
9 tháng đầu năm 2021 giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, với những sáng
kiến của Chính phủ Việt Nam nhằm hỗ trợ ngành linh kiện điện tử, các doanh nghiệp trong
nước được kỳ vọng sẽ có nhiều tiến bộ trong sản xuất trong thời gian tới.
Xuất khẩu điện tử máy tính của Việt Nam vươn lên vị trí thứ 11 các thị trường trên toàn
cầu Ngành Công nghiệp điện tử của Việt Nam hình thành chậm nhưng có tốc độ tăng
trưởng khá nhanh qua các năm và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sản xuất
công nghiệp và xuất khẩu của nền kinh tế. 8 | P a g e lOMoAR cPSD| 47207194
Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc chiếm
tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc và liên tục tăng
trong những năm gần đây. Trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu điện thoại các loại và
linh kiện của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đạt gần 2,42 tỷ USD, tăng 31,86% so
với cùng kỳ năm 2021, chiếm 23,67% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
Hàn Quốc cũng là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam là trọng tâm trong chính sách hướng nam của Hàn Quốc trong
khu vực ASEAN khi kim ngạch thương mại của hai nước chiếm hơn 40% tổng kim ngạch
thương mại giữa Hàn Quốc với ASEAN.
Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc chiếm
tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc và liên tục tăng
trong những năm gần đây
Kim ngạch xuất khẩu linh kiện và điện thoại của Việt Nam sang thị trường Hàn
Quốc (Đvt: Triệu USD) 2020 2021 4.577,51 4.796,41 2019 5.144,66
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Hàn Quốc có quy mô cao hơn và tăng mạnh hơn so
với xuất khẩu. Trong 5 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc tăng 32,5%
so với 5 tháng đầu năm 2021. Số lượng mặt hàng nhập khẩu nhiều, có 19 mặt hàng đạt trên
100 triệu USD, trong đó, mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt gần 10,53
tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện đạt 4,36 tỷ USD.
Kim ngạch nhập khẩu linh kiện và điện thoại của Việt Nam sang thị trường Hàn
Quốc (Đvt: Triệu USD 2019 2020 2021 5.922,09 7.763,60 10.729,08
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan 9 | P a g e lOMoAR cPSD| 47207194 * Số liệu tính toán
- Thương mại nội ngành ngành linh kiện, điện thoại của Việt Nam trong 2019 với Hàn Quốc
IIT= 1 - ( (|5.144,66 - 5.922,09|)/(5.144,66+ 5.922,09)) = 0.9297
2020: IIT = 1 - ( (| 4.577,51- 7.76370|)/(5.922,09 + 7.76360)) = 0.7418
2021: IIT= 1 - ( (|4.79641 - 10.729,08|)/(4.79641+10.729,08 )) = 0.61787
Chỉ số IIT qua các năm từ 2019-2021 giữa Việt Nam giảm dần từ 0.9296 về 0.91787 tuy
nhiên vẫn giữ được thương mại ở mức cao( >0.33)
4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến IIT của ngành dệt may và điện tử - Nhân tố chính trị
-Nhân tố kinh tế: trình độ phát triển kinh tế giữa 2 quốc gia; biến động về tỉ giá, lạm
phát, sự ổn định hay suy thoái của nền kinh tế ở cả 2 quốc gia - Nhân tố xã hội
- Nhân tố công nghệ: trình độ cũng như khả năng tiếp cận và áp dụng thành tựukhoa
học công nghệ của 2 quốc gia - Nhân tố khác: + Quy mô thị trường
+ Khoảng cách địa lí giữa 2 quốc gia +Hội nhập kinh tế +Rào cản thương mại + Lợi thế so sánh Chất lượng sản phẩm
4.2 Cơ hội & thách thức
- Đối với ngành dệt may: + Cơ hội:
Dân số Việt Nam và Trung Quốc đông sẽ cung cấp 1 nhu cầu lớn cho ngành may mặc
Mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng
Nhận được sự tín nhiệm của các bên nhập khẩu 10 | P a g e lOMoAR cPSD| 47207194
Việc hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để 2 quốc gia được hưởng những ưu đãi về thuế
Là ngành được đánh giá là có tiềm năng phát triển lớn, thu hút vốn đầu tư cả trong
và ngoài nước + Thách thức:
Hàng hóa Việt Nam cũng như 1 số quốc gia khác có nguy cơ bị kiện bán phá giá và
áp mức thuế chống phá giá nhằm bảo vệ ngành may mặc của nước nhập khẩu
Những biến động bất lợi về giá dầu thế giới
Sự cạnh tranh mạnh mẽ với hàng may mặc các quốc gia khác
Việt Nam chủ yếu thực hiện may gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài nên giá
trị gia tăng của ngành may còn thấp
Chưa xậy dựng được thương hiệu riêng cho ngành may mặc tại thị trường nước
ngoài nên không chủ động được kênh phân phối và thị trường tiêu thụ - Đối với
ngành điện tử + Cơ hội:
Gía nhân công rẻ và lợi thế về thuế tạo nên sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài
Gỡ bỏ nhiều hàng rào thuế quan tạo nên động lực phát triển nền công nghiệp điện tử
Có cơ hội tiếp cận các thị trường rộng lớn
Hàng loạt tập đoàn điện tử, viễn thông lớn tuyên bố rút khỏi thị trường Trung Quốc,
chuyển sang khu vực Đông Nam á là 1 cơ hội lớn đối với Việt Nam + Thách thức:
Qúa phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài về kỹ thuật tạo nên sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà
Trình độ và khả năng tiếp cận các quy trình công nghệ cao còn hạn chế
Khu vực tư nhân trong nước còn yếu Đầu
tư R&D không đáng kể
4.3 Giải pháp đề xuất
Đầu tư phát triển khoa học công nghệ và từng bước ứng dụng thành tựu CMCN vào thực tiễn
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Nhà nước cần xấy dựng thể chế, cơ chế chính sách, pháp luật phù hợp với quá trình
thích ứng của nền kinh tế
Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ
Việt Nam cần chuyển từ việc cạnh tranh về chi phí nhân công thấp và khai thác tài
nguyên thiên nhiên sang cạnh tranh về lợi thế so sánh trong các hàng hóa và dịch
vụ dựa trên tri thức và có giá trị gia tăng cao hơn
Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội 11 | P a g e lOMoAR cPSD| 47207194
Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế 12 | P a g e