-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo tiểu luận "Năng lượng tái tạo"
Báo cáo tiểu luận "Năng lượng tái tạo"
Môi trường và con người (NAS10128) 3 tài liệu
Đại học Văn Hiến 63 tài liệu
Báo cáo tiểu luận "Năng lượng tái tạo"
Báo cáo tiểu luận "Năng lượng tái tạo"
Môn: Môi trường và con người (NAS10128) 3 tài liệu
Trường: Đại học Văn Hiến 63 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn Hiến
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
MÔN MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Nhóm thực hiện: 8 Lớp học phần: NAS10128
Người hướng dẫn: GV Nguyễn Thị Hưng Thanh
TP. Hồ Chí Minh, 12/2022
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM TỶ LỆ STT HỌ VÀ TÊN MSSV
NỘI DUNG PHỤ TRÁCH THAM GIA KÝ TÊN (%)
Làm word, tổng hợp nội dung, tìm 1 Võ Tuyết My 221A031372 kiếm 100% hình ảnh
Lời mở đầu và kết thúc. Tìm kiếm 100% 2 Võ Sông Hương 221A170754
thông tin về khái niệm năng lượng
tái tạo và các dạng năng lượng
Tìm kiếm thông tin về vai trò và tầm 100% 3 Nguyễn Thị Mai Trinh 221A170750
quan trọng của năng lượng tái tạo Phạm
Tìm kiếm thông tin về tổng quan, 100% Nguyễn Quỳnh 4 Thư 221A170757
nguyên tắc, ứng dụng, ưu và nhược
điểm của năng lượng thủy điện
Tìm kiếm thông tin về tổng quan, 100% 5 Lê Thị Thu Trang 221A170769
nguyên tắc, ứng dụng, ưu và nhược
điểm của năng lượng gió
Tìm kiếm thông tin về tổng quan, 100% 6 Hoàng Gia Nghi 221A170792
nguyên tắc, ứng dụng, ưu và nhược
điểm của năng lượng địa nhiệt Nhóm trưởng MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................. 5
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG
. ............................................................................................................................................. 7
1. Khái niệm năng lượng tái tạo ....................................................................................... 7
2. Các dạng năng lượng tái tạo ........................................................................................ 7
2.1. Năng lượng thủy điện. .......................................................................................... 8
2.2. Năng lượng từ gió. ................................................................................................ 8
2.3. Năng lượng địa nhiệt. ........................................................................................... 8
CHƯƠNG 2. VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ....... 9
1. Vai trò của năng lượng tái tạo ..................................................................................... 9
1.1. Về môi trường ....................................................................................................... 9
1.2. Về kinh tế xã hội .................................................................................................... 9
1.3. Về tương lai ........................................................................................................... 9
1.4. Về an ninh ........................................................................................................... 10
2. Tầm quan trọng của năng lượng tái tạo ..................................................................... 10
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN, NGUYÊN TẮC, ỨNG DỤNG, ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM
CỦA CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO .................................................................. 11
1. Năng lượng thủy điện ............................................................................................... 11
1.1. Tổng quan ........................................................................................................... 11
1.2. Nguyên tắc ......................................................................................................... 11
1.3. Ứng dụng ............................................................................................................ 12
1.4. Ưu điểm .............................................................................................................. 12
1.5. Nhược điểm ........................................................................................................ 14
1.6. Tình hình ứng dụng tại Việt Nam ....................................................................... 15
2. Năng lượng gió ......................................................................................................... 17
2.1. Tổng quan ........................................................................................................... 17
2.2. Nguyên tắc .......................................................................................................... 18
2.3. Ứng dụng ............................................................................................................ 19
2.4. Ưu điểm .............................................................................................................. 20
2.5. Nhược điểm ......................................................................................................... 21
2.6. Tình hình ứng dụng tại Việt Nam ....................................................................... 21
3. Năng lượng địa nhiệt .................................................................................................. 22
3.1. Tổng quan ........................................................................................................... 22
3.2. Nguyên tắc .......................................................................................................... 23
3.3. Ứng dụng ............................................................................................................ 24
3.4. Ưu điểm .............................................................................................................. 24
3.5. Nhược điểm ......................................................................................................... 26
3.6. Tình hình ứng dụng tại Việt Nam ....................................................................... 27
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 30
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1: Năng lượng tái tạo… ............................................................................................ 7
Hình 2: Công trình thủy điện Lai Châu… ......................................................................... 11
Hình 3: Nguyên tắc hoạt động thủy điện ...........................................................................12
Bảng 1: Công suất đặt nguồn điện giai đoạn 2010-2019 tại Việt Nam ............................. 17
Hình 4: Turebin gió tại Tây Ban Nha… ............................................................................ 18
Hình 5: Nguyên tắc hoạt động năng lượng gió .................................................................. 19
Bảng 2: Tình hình ứng dụng năng lượng gió tại Việt Nam. ................................................ 22
Hình 6: Nhà máy điện địa nhiệt Nesjavellir ở Iceland .......................................................... 23
Hình 7: Nguyên tắc hoạt động của địa nhiệt ......................................................................... 23
Bảng 3: Tình hình ứng dụng năng lượng địa nhiệt tại Việt Nam ........................................ 28 5 LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh của thế giới hiện nay, sự thay đổi khí hậu đang diễn ra và ngày càng
lan rộng trên khắp thế giới, con người càng ý thức hơn tầm quan trọng của các nguồn tài
nguyên hữu hạn. Các nguồn năng lượng truyền thống đang dần trở nên cạn kiệt bởi nhu cầu
sử dụng quá mức của con người, hiện trạng ấy đang là vấn đề vô cùng mật thiết và hệ trọng.
Điều đó đòi hỏi con người phải tìm ra nguồn năng lượng mới, thay thế nguồn năng lượng
hữu hạn và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người. Trước khi chúng ta khám phá ra
nguồn năng lượng mới và sạch đó, bắt buộc chúng ta phải đi tìm hiểu sâu về nguồn năng
lượng ấy cũng như tác động của nó đối với đời sống - xã hội, ảnh hưởng như thế nào tới
môi trường và nêu lên các biện pháp để có thể tiết kiệm được năng lượng, phục vụ cho công
cuộc phát triển bền vững và lâu dài của con người. Thông qua bộ môn Môi Trường và Con
Người, em càng nhận thức rõ cũng như muốn tìm hiểu sâu về tầm quan trọng của các nguồn
năng lượng tái tạo. Chính vì thế, chúng em đã chọn đề tài về “Năng lượng tái tạo” để viết bài tiểu luận này. 6
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG
1. Khái niệm năng lượng tái tạo
Khái niệm về năng lượng tái tạo (năng lượng tái sinh): Được định nghĩa là năng
lượng được thu từ nguồn liên tục được xem là vô hạn. Những nguồn năng lượng này có thể
tái tạo lại trong tự nhiên, hoặc được làm đầy với tốc độ mà chúng được sử dụng.
Vô hạn có hai nghĩa: Hoặc là năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở
thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người (ví dụ như năng lượng mặt trời) hoặc là năng
lượng tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục (ví dụ như năng lượng sinh khối )
Tái tạo: có nghĩa là khôi phục lại, làm đầy lại. Dùng để chỉ đến chỉ đến các chu kỳ
tái tạo mà đối với con người là ngắn đi rất nhiều (ví dụ như khí sinh học so với năng lượng
hóa thạch. Chu kỳ tái tạo của chúng có thời gian tương ứng với thời gian chúng được sử dụng.
Hình 1: Năng lượng tái tạo
2. Các dạng năng lượng tái tạo
Năng lượng được phân chia thành nhiều loại và phần lớn là các năng lượng đều có
khả năng phục hồi. Có các loại năng lương như sau:
Năng lượng thủy điện Năng lượng gió
Năng lượng địa nhiệt 7
2.1. Năng lượng thủy điện.
Đây là nguồn năng lượng được đánh giá là sạch hoàn toàn và được đưa vào sử dụng
ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thủy điện vận hành nhờ vào sức nước từ các dòng
nước có tốc độ chảy nhanh để thiết lập tuabin máy phát điện.
2.2. Năng lượng từ gió.
Ngày nay, các tuabin gió được xây dựng rất cao với quy mô lớn cho công suất hoạt
động từ khoảng 600 kW cho đến 9 MW. Đây là thiết bị có khả năng tạo ra nguồn năng
lượng tương đối lớn nhờ vào sức thổi của gió. Tốc độ gió tăng cũng giúp sản lượng điện
tăng lên giúp tuabin đạt công suất tối đa.
2.3. Năng lượng địa nhiệt.
Nguồn năng lượng này của Trái Đất được tạo ra từ sự hình thành từ thuở sơ khai của
hành tinh và sự phân rã phóng xạ của khoáng chất.
Những khu vực có độ dốc địa nhiệt đủ cao sẽ có thể khai thác được và sinh ra điện. 8
CHƯƠNG 2. VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
1. Vai trò của năng lượng tái tạo
Tất cả nguồn năng lượng đều cần thiết nhưng chỉ có năng lượng tái tạo mới đủ điều
kiện giúp nhân loại giải quyết lâu bền những vấn đề trọng yếu với các tiêu chí sau:
1.1. Về môi trường
Giảm lượng ô nhiễm và khí khải từ các hệ thống năng lượng truyền thống.
Giải quyết ô nhiễm môi trường do việc gia tăng dân số và phát triển của xã hội của
các quốc gia trên thế giới.
Việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo sẽ mang lại nhiều lợi ích về sinh thái. So
sánh với các nguồn năng lượng khác nguồn năng lượng tái tạo có nhiều ưu điểm hơn
vì tránh được những tác hại về môi trường.
Việc sử dụng năng lượng tái tạo rộng rãi và liên tục có thể tác động tới việc cải tạo
khí hậu trái đất về lâu dài. Chống hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu trên thế giới.
1.2. Về kinh tế xã hội
Việc triển khai và phát triển nguồn năng lượng tái tạo góp phần tạo công ăn việc làm. Doanh thu cao.
Ví dụ: Hiệp hội các công ty công nghệ mặt trời cho biết nhu cầu tấm pin quang điện
sẽ tăng gấp đôi, mang lại doanh thu hơn 1 tỷ euro. Trong năm nay, các công ty điện mặt
trời của Đức đang đầu tư 200 triệu euro để mở rộng và hiện đại hóa nhà máy, tạo thêm khoảng 5.000 việc làm.
Tăng cường sự linh hoạt của hệ thống năng lượng khi nhu cầu năng lượng thay đổi.
Giảm sự phụ thuộc vào đầu tư nhập khẩu nhiên liệu từ các quốc gia trên thế giới.
1.3. Về tương lai
Đây là một loại năng lượng dành cho thế hệ con cháu, vì nguồn năng lượng không bao giờ cạn kiệt.
Góp phần vào việc giải quyết thiếu hụt năng lượng trên thế giới trong tương lai khi
các nguồn năng lượng hóa thạch sắp bị cạn kiệt. 9
Cân bằng sử dụng năng lượng sử dụng hóa thạch tiết kiệm chúng cho các sử dụng
khác và cho các thế hệ tương lai.
Đa dạng hóa cung cấp năng lượng cho nhiệt, nhiên liệu và điện.
1.4. Về an ninh
Một khi đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, thì mức an ninh được đảm bảo, vì
không còn tùy thuộc vào năng lượng cần phải nhập cảng từ các quốc gia khác.
Hạ mức sản xuất chất thải phóng xạ và sự lan rộng vũ khí nguyên tử.
Tránh những cơn khủng hoảng về dầu khí hạt nhân có thể gây ra chiến tranh. Và
trong tương lai, sẽ không có những cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới như
đã xảy ra vào thập niên 70.
2. Tầm quan trọng của năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo có tiềm năng thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch và năng
lượng nguyên tử. Do quá trình khai thác sử dụng năng lượng hóa thạch (than, đá,
quặn...) gây ra nhiều ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Nên sử dụng năng lượng
tái tạo hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và cả môi trường tự nhiên.
Việc sử dụng năng lượng tái góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường xanh sạch
đẹp vì không thải ra các khí thải công nghiệp, khí CO2 (gây ra hiệu ứng nhà kính)
nên rất thân thiện với môi trường. Nhất là với sự nóng lên toàn cầu hiện nay thì sử
dụng nguồn năng lượng tái tại hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và môi trường.
Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo là chiến lược quan trọng vì ít rủi ro hơn, góp phần
tăng cường nguồn cung trong nước, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng
nhập khẩu nước ngoài, giảm tác động làm biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đảm
bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Chúng ta có thể thấy nguồn năng lượng tái tạo hoàn toàn tự nhiên giúp đem lại lợi
ích kinh tế cao mà thân thiện với môi trường. Giúp giảm thiểu chi phí điện năng và
sử dụng an toàn, có tuổi thọ, có độ bền cao. Các sản phẩm từ năng lượng ngày càng
phổ biến và được ứng dụng rộng rãi. Dần dần thay thế cho nguồn năng lượng công nghiệp. 10
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN, NGUYÊN TẮC, ỨNG DỤNG, ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM
CỦA CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
1. Năng lượng thủy điện
1.1. Tổng quan
Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Hay nói cách khác, thủy điện
được xem là nguồn năng lượng tái tạo bền vững nhờ vòng tuần hoàn của nước dưới sự tác
động của Mặt trời sử dụng turbine và máy phát điện để chuyển hóa sức nước thành điện năng.
Hình 2: Công trình thủy điện Lai Châu
1.2. Nguyên tắc
Thủy điện là phương thức phát điện bằng cách sử dụng năng lượng nước. Dòng nước
chảy từ trên cao xuống nơi thấp hơn sẽ làm quay tua bin nước, các tua bin này được nối
trực tiếp với máy phát điện để tạo ra dòng điện. Số vòng quay của máy phát điện khác nhau
theo chủng loại, dao động từ 100 vòng/phút tới 1200 vòng/phút. Điện áp phát ra vào khoảng
từ 400 ~ 4000 Vôn. Dòng điện này có thể được tăng thành dòng cao áp (6000 ~ 500 000
Vôn) nhờ các thiết bị tăng áp tại nhà máy phát điện trước khi được chuyển tới nơi tiêu thụ. 11
Hình 3: Nguyên tắc hoạt động thủy điện
1.3. Ứng dụng
Là những địa điểm thư giãn tuyệt vời cho các môn thể thao nước, và trở thành điểm thu hút khách du lịch.
Được xây dựng cho những mục đích thương mại tư nhân.
Được xây dựng để tưới tiêu, kiểm soát lũ, hay giải trí, có thể xây thêm một nhà máy
thủy điện với giá thành thấp, tạo nguồn thu hữu ích trong việc điều hành đập
Cho phép phát điện ở mức thấp vào giờ thấp điểm để tích nước sau đó cho chảy ra
để phát điện vào giờ cao điểm hàng ngày.
1.4. Ưu điểm
Thúc đẩy các khả năng kinh tế
Thông thường các công trình thuỷ điện có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng kéo dài,
song hiệu quả cao và tuổi thọ đến 100 năm hoặc hơn. Về lâu dài mà nói thì không có công
nghệ năng lượng nào rẻ bằng thuỷ điện.
Bảo tồn các hệ sinh thái
Thuỷ điện sử dụng năng lượng của dòng nước để phát điện, mà không làm cạn kiệt các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng không làm biến đổi các đặc tính của nước sau khi chảy qua tua bin. 12 Linh hoạt
Một ưu điểm của thủy điện là có thể khởi động và phát đến công suất tối đa chỉ trong
vòng vài phút, trong khi nhiệt điện phải mất vài giờ hay nhiều hơn trong trường hợp điện
nguyên tử. Do đó, thủy điện thường dùng để đáp ứng phần đỉnh là phần có yêu cầu cao về tính linh hoạt mang tải. Vận hành hiệu quả
Dự báo dài hạn lượng nước vào hồ, do đó trở nên cần thiết để có thể sử dụng tài nguyên
nước một cách hiệu quả nhất cũng như giảm thiểu những tác động xấu khi hạn hán hay lũ lụt. Tương đối sạch
So với nhiệt điện, thủy điện cung cấp một nguồn năng lượng sạch, hầu như không phát
khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Góp phần vào phát triển bền vững
Về khía cạnh bền vững, thuỷ năng có tiềm năng rất lớn về bảo tồn hệ sinh thái, cải thiện
khả năng kinh tế và tăng cường sự công bằng xã hội. Giảm phát thải
Bằng cách sử dụng nguồn nước thay vì các loại nhiên liệu hoá thạch (đặc biệt là than),
thuỷ điện giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm bớt các trận mưa axit, giảm axit hoá đất và
các hệ thống thủy sinh. Thuỷ điện thải ra rất ít khí hiệu ứng nhà kính so với các phương án
phát điện quy mô lớn khác, do vậy làm giảm sự nóng lên của trái đất. Điều này tương đương
với việc mỗi năm tránh được 1/3 các chất khí do con người thải ra hiện nay, hoặc ba lần
các khí thải của xe hơi trên hành tinh.
Sử dụng nước đa mục tiêu
Hơn nữa, các dự án thuỷ điện còn sử dụng nước đa mục tiêu. Trên thực tế, hầu hết các
đập và hồ chứa đều có nhiều chức năng như: cung cấp nước cho sản xuất lương thực. Hồ
chứa còn có thể cải thiện các điều kiện nuôi trồng thủy sản và vận tải thủy. 13
Là nguồn năng lượng chính của thủy điện đáp ứng nhu cầu điện quốc gia
Đến nay, các công trình thuỷ điện đã khai thác được khoảng 4.238 MW, chiếm hơn 40%
tổng công suất lắp máy của toàn hệ thống điện quốc gia (khoảng 10.445 MW).
Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng
Ngoài ra, thu nhập nhờ bán điện còn cho phép tài trợ cho các nhu cầu hạ tầng cơ sở cơ
bản khác, cũng như để xoá đói giảm nghèo cho những người dân bị ảnh hưởng bởi việc xây
dựng thuỷ điện, và cộng đồng dân cư nói chung.
1.5. Nhược điểm
Lượng lớn người dân phải di dời
Ước tính 500 triệu người đã bị di dời bởi ảnh hưởng từ các con đập trong hai thế kỷ qua.
Khi các khu vực khô xung quanh bị ngập lụt, các hoạt động nông nghiệp địa phương
đương nhiên trải qua một quá trình gián đoạn.
Hồ chứa có thể dẫn đến phát thải khí nhà kính cao hơn
Khi thảm thực vật bị nhấn chìm trong nước, chúng cuối cùng sẽ chết. Hậu quả, vật chất
hữu cơ chết sẽ giải phóng khí mê-tan vào khí quyển.
Sự gia tăng sản xuất khí nhà kính là rất đáng kể vì khí mê-tan mạnh hơn gấp 20 lần so với carbon dioxide.
Việc sử dụng đập ở một số khu vực nhất định cũng có thể góp phần làm mất rừng. Khi
chúng ta mất một số lượng đáng kể các cây cùng một lúc, quá trình quang hợp sẽ giảm
mạnh, dẫn đến sự hấp thụ carbon dioxide tăng cao.
Phá vỡ hệ sinh thái địa phương
Các con đập tạo ra một vấn đề lũ lụt đằng sau cấu trúc như một cách để hình thành hồ
chứa. Điều này không chỉ làm gián đoạn các hoạt động của con người, mà còn phá hủy môi
trường sống hoang dã hiện có.
Tác động xấu đến mực nước ngầm 14
Khi lòng sông nằm sâu sẽ tạo ra một mực nước ngầm thấp hơn dọc theo sông. Điều đó
có nghĩa là khó khăn hơn cho rễ cây để đạt được những gì cần thiết cho sự sống.
Các hộ trong vùng lân cận cũng phải đào giếng sâu hơn để lấy nước cho sinh hoạt.
Nhiều hồ chứa cũng lưu trữ các loài xâm lấn, chẳng hạn như tảo hoặc ốc sên, làm suy yếu
các cộng đồng tự nhiên của thực vật và động vật sống trên sông trước đây. Đầu tư tốn kém
Đập lớn được định nghĩa là một cấu trúc cao hơn 15 mét. Chi phí cho một đập lớn hiện
nay có thể lên tới hơn 20 tỷ USD và mất từ 7-10 năm để hoàn thành.
Đập có thể làm cho nước quá nông để điều hướng
Nếu nước quá cạn để sử dụng trong một dòng sông, thì không có cách nào để sử dụng
nó cho lợi ích vận chuyển.
Duy trì hồ chứa nước là thách thức
Khi hạn hán là một vấn đề quan trọng đối với một cộng đồng, thì một hồ chứa phía sau
đập có thể là một nguồn tài nguyên quan trọng.
Việc duy trì lượng nước mới này đi kèm với một loạt các thách thức của riêng nó bởi vì
sự bốc hơi có thể xảy ra trong thời gian khô hạn và dẫn đến sự gia tăng các vấn đề môi trường.
1.6. Tình hình ứng dụng tại Việt Nam
Nguồn nước phân bố không đều giữa các vùng và theo thời gian: 60% lượng nước tập
trung ở đồng bằng Cửu Long, 40% ở vùng từ phía Bắc đến Thành phố Hồ Chí Minh (vùng
chiếm trên 80% dân số); trong 4-5 tháng mùa lũ chiếm tới 70 - 80% lượng nước cả năm,
các tháng còn lại chỉ chiếm 20-30%; giữa các năm cũng có biến động lớn.
Nhu cầu nước tăng nhanh và nguồn nước đang suy giảm. Hiện các lưu vực sông đang
bị khai thác căng thẳng như: Sông Mã, sông Hương, các sông tại Ninh Thuận, Bình Thuận,
Bà Rịa, Vũng Tàu… dự báo trong tương lai còn lan rộng hơn nhiều; một số khu vực nguồn
nước ngầm bị khai thác quá mức như đồng bằng Bắc bộ, Đồng bằng Cửu Long 15
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nặng cả về mức độ và quy mô, nhất là tại các
vùng đô thị, khu công nghiệp; rừng đầu nguồn bị suy giảm mạnh, biến đổi khí hậu làm
nước biển dâng, xâm nhập mặn đã có tác động mạnh tới nguồn nước.
Qua quá trình nhiều năm xây dựng và sử dụng thuỷ điện có thể rút ra một số nhận định như sau:
Xây dựng các thuỷ điện lớn khá thành công và hiệu quả. Chúng ta đã xây dựng Quy
hoạch tổng thể cho 10 lưu vực sông lớn gồm lưu vực sông Lô - Gâm - Chảy, lưu vực
sông Đà, lưu vực sông Mã - Chu, lưu vực sông Cả, lưu vực sông Hương, lưu vực
sông Vu Gia - Thu Bồn, lưu vực sông Ba, lưu vực sông Sê San, lưu vực sông Srêpôk
và lưu vực sông Đồng Nai.
Về thuỷ điện nhỏ, năm 2006 Bộ Công nghiệp có Quyết định số 2394/BCT ngày 1-
9-2006 về Quy hoạch thủy điện nhỏ, theo đó gam công suất thủy điện nhỏ được quy
định từ 1 - 30 MW, cả nước có 714 dự án với tổng công suất 7.300 MW. Đồng thời,
Bộ Công nghiệp lại cho phép các tỉnh có tiềm năng thủy điện nhỏ được xây dựng dự
án và chỉ báo cáo cho Bộ biết. Từ sự chỉ đạo này, tình trạng “ngành ngành”, “nhà
nhà” làm thủy điện, khó bề kiểm soát!
Về quản lý nhà nước, các thuỷ điện lớn và vừa nói chung được thiết kế, xây dựng,
vận hành đảm bảo quy định kỹ thuật. Đối với thuỷ điện nhỏ phát triển quá nóng, thể
hiện nhiều yếu kém từ nhà đầu tư đến các cấp chính quyền, thiếu kiến thức, ham rẻ,
chỉ chú ý chủ yếu tới phát điện, ảnh hưởng lợi ích nhóm, để xảy ra một số sự cố về
kỹ thuật, quản lý gây mất an toàn cho người và tài sản vùng thượng và hạ lưu công trình.
Sau rất nhiều kiến nghị của các tổ chức, các nhà khoa học, Quốc hội đã có Nghị
quyết về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai
thác công trình thủy điện. Chính phủ đã cho rà soát và loại bỏ 468 dự án và vị trí
tiềm năng thủy điện (chủ yếu là các dự án thủy điện nhỏ) với tổng công suất khoảng
2.044 MW. Riêng Tây Nguyên loại bỏ 167 dự án với 617 MW, do không đảm bảo
hiệu quả đầu tư, tác động tiêu cực lớn đối với môi trường, xã hội... Tuy nhiên, đến
nay tình hình vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Thủy điện Việt Nam một thời gian dài giữ vị trí quan trọng trong hệ thống điện,
nhưng nay và thời gian tới, nhiều nguồn mới được bổ sung như năng lượng tái tạo, 16
nhiệt điện khí, có thể cả điện hạt nhân... tỷ trọng thủy điện sẽ giảm nhiều. Tuy nhiên,
với đặc điểm của nó, ngoài cung cấp điện, còn điều tiết lũ, đảm bảo môi trường sinh
thái, đặc biệt đảm bảo an ninh nguồn nước. Việc duy trì và sử dụng hiệu quả thủy
điện đã có và sẽ xây dựng là đặc biệt quan trọng. Vì vậy, cần làm tốt công tác quản
trị đối với hệ thống thủy điện, đảm bảo hiệu quả tổng hợp lâu dài.
Bảng 1: Công suất đặt nguồn điện giai đoạn 2010-2019 tại Việt Nam 2. Năng lượng gió
2.1. Tổng quan
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu không khí quyển Trái
Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Sử dụng năng
lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi trường tự nhiên. Gió là
sự chuyển động của không khí từ khu vực có áp suất cao đến khu vực có áp suất thấp. Trên
thực tế, gió tồn tại là do mặt trời làm nóng bề mặt Trái đất một cách không đều. Khi không
khí nóng tăng lên, không khí mát hơn di chuyển vào để lấp đầy khoảng trống. Chỉ cần có
nắng thì gió sẽ thổi. Và gió từ lâu đã đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng cho con
người. Con người đã khai thác năng lượng gió trong hàng nghìn năm, từ những chiếc thuyền
buồm đầu tiên cho đến hệ thống thông gió có từ năm 300 trước Công nguyên. Đây là một
nguồn năng lượng tái tạo và không phát thải, rất thích hợp cho việc sản xuất năng lượng
quy mô lớn. Trên con đường hướng tới một tương lai không có carbon, năng lượng gió sẽ 17
ngày càng đóng một vai trò quan trọng. Người ta sử dụng năng lượng gió để tạo ra điện,
vận dụng sự chuyển động của luồng không khí trong không trung tạo ra chuyển động.
Tuabin gió giữ trách nhiệm mang năng lượng gió chuyển thành điện năng
Hình 4: Turebin gió tại Tây Ban Nha
2.2. Nguyên tắc
Thay vì sử dụng điện để tạo ra gió như quạt điện thì ngược lại tuabin gió lại sử dụng gió
để tạo ra điện. Các tuabin gió hoạt động theo một nguyên lý rất đơn giản. Năng lượng của
gió làm cho 2 hoặc 3 cánh quạt quay quanh 1 rotor. Mà rotor được nối với trục chính và
trục chính sẽ truyền động làm quay trục quay máy phát để tạo ra điện. Các tuabin gió được
đặt trên trụ cao để thu hầu hết năng lượng gió. Ở tốc độ 30 mét trên mặt đất thì các tuabin
gió thuận lợi: Tốc độ nhanh hơn và ít bị các luồng gió bất thường.Năng lượng của gió làm
cho 2 hoặc 3 cánh quạt quay quanh 1 rotor. Mà rotor được nối với trục chính và trục chính
sẽ truyền động làm quay trục quay máy phát để tạo ra điện. Các tuabin gió được đặt trên
trụ cao để thu hầu hết năng lượng gió. 18
Hình 5: Nguyên tắc hoạt động năng lượng gió
2.3. Ứng dụng
Năng lượng gió đã được sử dụng từ rất lâu đời và ứng dụng trong cuộc sống như
dùng để đẩy thuyền buồm, làm quay tuabin của nhà máy phát điện, phơi quần áo,
thả diều, hóng mát và đồng đời dùng để quạt lúa…Ngoài ra năng lượng gió ở Việt
Nam còn được dùng để tạo công cơ học nhờ vào các cối xay gió.
Góp phần bảo vệ môi trường. Gió là nguồn năng lượng tự nhiên và vĩnh cửu nên bạn
sẽ không cần phải sử dụng các loại máy móc để khai thác gây ô nhiễm môi trường.
Tiết kiệm tiền điện. Do đó là nguồn tài nguyên sẵn có nên bạn không cần tốn chi phí để sản
xuất điện. Nhìn chung, việc xây dựng một tuabin gió vẫn rẻ hơn rất nhiều so với việc xây
dựng một nhà máy nhiệt điện.
Giảm sự phụ thuộc vào thủy điện. Việt Nam là một trong những nước vẫn còn phụ
thuộc vào thủy điện. Vào những mùa hạn hán không đủ nước thủy điện thì một số
nhà máy thủy điện lựa chọn phương án trữ nước vào mùa nóng và xả vào mùa mưa gây nên lũ lụt 19
hoặc hạn hán. Do đó, sử dụng năng lượng gió sẽ góp phần giúp người dân giảm bớt sự phụ thuộc vào thủy điện.
Tạo thêm thu nhập cho người dân. Khi năng lượng gió phát triển, người dân sẽ có
thêm thu nhập từ việc thuê đất để lắp điện tuabin gió. Giúp người dân sử dụng được
lưới điện giá rẻ, tiết kiệm chi phí mà còn có thêm được nguồn thu nhập thụ động cho bản thân.
2.4. Ưu điểm
Nguồn năng lượng xanh và không gây ô nhiễm:
Là một nguồn năng lượng xanh. Khai thác năng lượng gió không gây ô nhiễm môi
trường nhiều như nhiên liệu hóa thạch, than và năng lượng hạt nhân.Đúng là việc sản xuất,
vận chuyển và lắp đặt tuabin gió góp phần làm cho trái đất nóng lên một chút, nhưng bản
thân việc sản xuất điện không liên quan đến bất kỳ sự phát thải nào của khí hậu. Không gian hiệu quả:
Các tuabin gió lớn nhất có khả năng tạo ra đủ điện để đáp ứng nhu cầu năng lượng của
600 ngôi nhà trung bình. Các tua-bin gió có thể được đặt gần nhau, không gian còn lại vẫn
được sử dụng cho những mục đích khác. Đây là lý do tại sao nhiều trang trại sẽ được hưởng
lợi nhiều hơn từ việc lắp đặt các tuabin gió.
Tiềm năng trong nước tốt.:
Mọi người có thể tự tạo ra điện bằng năng lượng gió theo cách tương tự như mọi người
làm với hệ thống pin năng lượng mặt trời. Nguồn năng lượng thu được cho phép nhà đầu
tư tự cung về nguồn năng lượng và thu được chi phí khi bán điện Có thể tái tạo:
Năng lượng gió là một nguồn năng lượng tái tạo. Gió là tự nhiên xảy ra, Chúng thực sự
bắt nguồn từ các quá trình tổng hợp hạt nhân diễn ra trên mặt trời. Khi nào mặt trời vẫn
chiếu sáng ( theo các nhà khoa học, nó sẽ tồn tại thêm 6-7 tỷ năm nữa), chúng ta sẽ vẫn còn
khai thác năng lượng gió trên trái đất. Đây không phải là trường hợp đối với nhiên liệu hóa
thạch (ví dụ như dầu và khí tự nhiên), mà xã hội chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào ngày nay. Giá đang giảm:
Giá đã giảm hơn 80% kể từ năm 1980 nhờ những tiến bộ công nghệ và nhu cầu gia tăng,
giá cả dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong tương lai gần. 20
2.5. Nhược điểm
Không thể đoán trước được:
Gió là không thể dự đoán và sự sẵn có của chúng là không đổi. Do đó, năng lượng gió
không phù hợp làm nguồn năng lượng tải cơ sở. Nếu chúng ta có những cách lưu trữ năng
lượng gió hiệu quả về mặt chi phí thì tình hình sẽ khác. Chúng ta có thể hy vọng những đột
phá trong công nghệ lưu trữ năng lượng trong tương lai, nhưng ngay bây giờ, tuabin gió
phải được sử dụng song song với các nguồn năng lượng khác để đáp ứng nhu cầu năng
lượng một cách nhất quán. Tiếng ồn:
Tiếng ồn là một vấn đề đối với một số người sống gần các tuabin gió. Xây dựng tuabin
gió trong môi trường đô thị thì càng là một vấn đề lớn. Tiếng ồn không phải là một vấn đề
khi lắm đặt ở nơi xa khu khu dân cư. Tuy nhiên hiện nay, các thiết kế mới cho thấy những
cải tiến đáng kể so với các mô hình cũ và tạo ra ít tiếng ồn hơn. Mỹ quan:
Trong khi hầu hết mọi người thực sự thích cách các tuabin gió hoạt động trông như thế
nào thì số khác lại không. Tua bin gió để lại vết nhỏ (do lắp đặt) trên mặt đất so với phần
lớn các nguồn năng lượng khác (bao gồm năng lượng mặt trời). Vấn đề được giảm nhẹ nếu
các tuabin gió được xây dựng bên ngoài các khu vực đô thị.
Mối đe dọa đối với động vật hoang dã:
Chim, dơi và các sinh vật bay khác có cơ hội sống sót khi bị trúng đạn trực tiếp từ một cánh tuabin gió đang quay.
Gây thiệt hại xung quanh:
Cơn bão mạnh còn làm lưỡi dao bị trục trặc, gây thương tích cho những người dân khu vựng xung quanh.
2.6. Tình hình ứng dụng tại Việt Nam
Ngày nay năng lượng gió, một trong những năng lượng tái tạo, được sử dụng ngày
càng rộng rãi và phổ biến hơn khi thiết bị được sản xuất hàng loạt, công nghệ được
lắp ráp hoàn thiện, chi phí cho hoàn thành 1 trạm điện gió hiện nay chỉ bằng ¼ so
với năm 1986. Hiện nay năng lượng gió đã được xuất hiện ở nhiều khu vực Việt
Nam của ta. Việt Nam là nước có tiềm năng năng lượng gió lớn nhất trong 4 nước
của khu vực, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính có tốc độ gió 21
trung bình hằng năm lớn hơn 6m/giây ở độ cao 65m, tương đương công suất 512 GW
Năng lượng gió được xuất hiện từ năm 2012 (Nhà máy Điện gió Tuy Phong - nay
gọi là Điện gió Bình Thạnh), nhưng đến giữa năm 2019, Việt Nam đã có vài chục
dự án có công suất lắp máy từ 20 đến 250 MW đã hoặc sắp hoàn thành. Trong đó dự
án lớn nhất là Trang trại điện gió Bạc Liêu với 99 MW, dự án nhỏ nhất là Nhà máy
Điện gió Phú Quý 6 MW nối lưới độc lập (không nối lưới điện quốc gia) trên đảo
Phú Quý (Bình Thuận), các nhà máy điện gió còn lại có quy mô công suất nhỏ dưới 50 MW.
Bảng 2: Tình hình ứng dụng năng lượng gió tại Việt Nam
3. Năng lượng địa nhiệt
3.1. Tổng quan
Địa nhiệt là dạng năng lượng sạch và bền vững. So với các dạng năng lượng tái tạo khác
như gió, thủy điện hay điện mặt trời, địa nhiệt không phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết và
khí hậu. Do đó địa nhiệt cũng có hệ số công suất rất cao, nguồn địa nhiệt luôn sẵn sàng
24h/ngày, 7 ngày trong tuần. 22
Hình 6: Nhà máy điện địa nhiệt Nesjavellir ở Iceland
3.2. Nguyên tắc
Năng lượng địa nhiệt là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong tâm Trái Đất. Năng
lượng này có nguồn gốc từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ hoạt động phân hủy
phóng xạ của các khoáng vật và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt trái đất.
Nguồn nhiệt này được đưa lên mặt đất dưới dạng hơi nóng hoặc nước nóng. 23
Hình 7: Nguyên tắc hoạt động của địa nhiệt
3.3. Ứng dụng
Sản xuất điện năng: người ta có thể khoan các giếng xuống các bể địa nhiệt để hút
hơi nước hoặc nước nóng cho việc vận hành turbine trên mặt đất, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Sử dụng trực tiếp: nguồn nước nóng gần bề mặt Trái Đất có thể được sử dụng trực
tiếp như nhiệt lượng. Một số ứng dụng trực tiếp của địa nhiệt là: hệ thống suởi, nhà
kính, sấy thóc, làm ấm nước ở các trại nuôi cá, hoặc một số các ứng dụng trong công
nghiệp như tiệt trùng sữa.
Bơm địa nhiệt: hay còn được biết như bơm nhiệt từ lòng đất, là một kỹ thuật năng
lượng mới có hiệu suất cao và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia
đình cũng như trong công sở. Kỹ thuật này ứng dụng trong việc điều hòa nhiệt độ
và cung cấp nước nóng. Thuận lợi lớn nhất của nó là khả năng tập trung nhiệt từ tự
nhiên (lòng đất) hơn là tạo nhiệt từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường.
Phục vụ nhu cầu đời sống: đáp ứng nhu cầu nấu chín thức ăn, phục vụ nhu cầu sử
dụng nước nóng của con người, giúp con người chế biến các loại thực phẩm sấy khô.
3.4. Ưu điểm
Thân thiện với môi trường
So với các nhiên liệu thông thường như than đá và các nhiên liệu hóa thạch khác, năng
lượng địa nhiệt thân thiện hơn với môi trường.
Ngoài ra, một nhà máy điện địa nhiệt có một lượng khí thải carbon nhỏ.
Trong khi năng lượng địa nhiệt tạo ra một số ô nhiễm, nó ít hơn nhiều so với năng lượng
được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch. Bền vững
Năng lượng địa nhiệt là một nguồn tài nguyên tái tạo sẽ có sẵn cho đến khi mặt trời
hủy diệt Trái đất trong khoảng 5 tỷ năm nữa.
Bởi vì các nguồn dự trữ được làm nóng của Trái đất được bổ sung một cách tự nhiên,
nó vừa có thể tái tạo vừa bền vững. Tiềm năng đáng kể 24
Khoảng 15 terawatt năng lượng hiện đang được tiêu thụ trên toàn cầu, một phần nhỏ
trong tổng năng lượng có thể thu được từ các nguồn địa nhiệt.
Mặc dù hầu hết các hồ chứa hiện nay không thể được sử dụng, nhưng có hy vọng
rằng khi quá trình nghiên cứu và phát triển công nghiệp tiếp tục, số lượng tài nguyên địa
nhiệt có thể được sử dụng sẽ tăng lên.
Các cơ sở điện địa nhiệt được cho là có khả năng tạo ra năng lượng từ 0.0035 đến 2 terawatt. Ổn định và bền
So với các nguồn năng lượng tái tạo khác như năng lượng gió và năng lượng mặt
trời, năng lượng địa nhiệt cung cấp một dòng năng lượng nhất quán.
Điều này là do đó, không giống như với gió hoặc năng lượng mặt trời, tài nguyên
luôn có sẵn để sử dụng.
Sưởi ấm và làm mát
Nước phải trên 150 ° C để tuabin hoạt động bằng năng lượng địa nhiệt một cách hiệu
quả. Ngoài ra, sự khác biệt về nhiệt độ giữa nguồn đất và bề mặt có thể được sử dụng.
Chỉ cách bề mặt hai mét, một máy bơm nhiệt địa nhiệt có thể hoạt động như một nguồn tản
nhiệt vì mặt đất có khả năng chống lại các biến đổi nhiệt theo mùa tốt hơn không khí. Đáng tin cậy
Vì nó không dao động nhiều như năng lượng từ các nguồn khác, như năng lượng
mặt trời và gió, nên việc tính toán lượng năng lượng do tài nguyên này tạo ra rất đơn giản.
Điều này ngụ ý rằng chúng ta có thể đưa ra dự đoán chính xác cao về sản lượng điện của nhà máy địa nhiệt.
Không cần nhiên liệu
Không có yêu cầu về nhiên liệu vì năng lượng địa nhiệt là một nguồn tài nguyên tự
nhiên, không giống như nhiên liệu hóa thạch, là những nguồn tài nguyên hạn chế phải được
khai thác hoặc khai thác từ trái đất. Cách mạng nhanh chóng
Năng lượng địa nhiệt hiện đang là chủ đề của các nghiên cứu sâu rộng, có nghĩa là
các công nghệ mới đang được phát triển để nâng cao quá trình năng lượng.
Nhiều sáng kiến đang được thực hiện để thúc đẩy và mở rộng lĩnh vực này của nền kinh tế.
Nhiều hạn chế hiện có của năng lượng địa nhiệt sẽ được giảm thiểu nhờ sự phát triển nhanh chóng này. 25
Bảo trì chi phí thấp
Ước tính chi phí xây dựng một nhà máy nhiệt điện có tốn kém hay không? Chúng ta
sẽ tốn rất nhiều tiền để xây dựng một nhà máy điện truyền thống. Tuy nhiên, cần ít tiền hơn
để lắp đặt và bảo trì địa nhiệt.
Hiệu quả tuyệt vời
Hệ thống bơm nhiệt địa nhiệt tiêu thụ ít hơn từ 25% đến 30% điện năng để sưởi ấm
và làm mát so với các hệ thống sưởi ấm và làm mát thông thường. Ngoài ra, các đơn vị máy
bơm nhiệt địa nhiệt này có thể được chế tạo để có hình dạng nhỏ gọn và chiếm ít không gian hơn.
Có nhiều việc làm hơn
Chúng tôi nhận thức được lượng việc làm đang bị mất đi trong thời đại kỹ thuật số.
Tuy nhiên, năng lượng địa nhiệt đang tạo ra một số lượng lớn việc làm trên toàn cầu.
Giảm ô nhiễm tiếng ồn
Ít tiếng ồn hơn được tạo ra khi năng lượng địa nhiệt được sử dụng để tạo ra điện.
Giảm thiểu tiếng ồn và ô nhiễm thị giác do việc lắp đặt vật liệu giảm chấn của các nhà máy phát điện.
Các nguồn nhiên liệu hóa thạch không thể tái tạo được tiết kiệm
Năng lượng địa nhiệt đang làm giảm sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa
thạch để sản xuất năng lượng. Ngoài ra, nó tăng cường an ninh năng lượng. Nếu một quốc
gia có đủ năng lượng địa nhiệt, thì có thể không cần nhập khẩu điện.
3.5. Nhược điểm Giới hạn vị trí
Địa hình địa nhiệt là một nhược điểm lớn nhất vì các nhà máy địa nhiệt phải được
xây dựng ở nơi có năng lượng địa nhiệt, vì một số vùng, khu vực không có năng lượng địa
nhiệt sẽ không thể xây dựng được nhà máy địa nhiệt.
Ảnh hưởng môi trường tiêu cực
Mặc dù khí nhà kính thường không được phát ra bởi năng lượng địa nhiệt, nhưng
nhiều khí trong số chúng được lưu trữ bên dưới bề mặt Trái đất và được giải phóng vào khí
quyển khi diễn ra quá trình khoan.
Những khí này cũng được thải ra môi trường một cách tự nhiên, nhưng tỷ lệ này
cũng tăng lên ở một số khu vực lân cận của các cơ sở địa nhiệt. Tuy nhiên, lượng khí thải
này vẫn ít hơn nhiều so với lượng khí thải do nhiên liệu hóa thạch mang lại. 26 Động đất
Trong quá trình khai thác năng lượng địa nhiệt có thể sẽ có hiện tượng động đất do
quá trình khai thác đã thay đổi cấu trúc của Trái Đất nhưng về mặt này ít gây ảnh hưởng vì
khu vực khai thác năng lượng địa nhiệt ở cách xa khu dân cư sinh sống. Chi phí cao
Năng lượng địa nhiệt là một nguồn tài nguyên tốn khá tốn kém để sử dụng, chi phí
của một nhà máy có công suất 1 megawatt dao động từ 2 đến 7 triệu. Tính bền vững
Để duy trì sức nóng liên tục chất lỏng cần được bơm trở lại các hồ chứa dưới lòng
đất nhanh hơn lượng chất lỏng được sử dụng để giữ cho năng lượng địa nhiệt bền vững, để
đảm bảo được sự bền vững này thì ta cần kiểm soát năng lượng địa nhiệt một cách hiệu quả.
Yêu cầu về đất là lớn
Để sản xuất ra năng lượng địa nhiệt, ta cần một khu vực khá rộng lớn để mang lại
lợi nhuận và phục vụ cho việc sản xuất năng lượng địa nhiệt.
Nếu xây dựng nhà máy nhiệt điện với diện tích nhỏ sẽ không mang lại hiệu quả cho
sản xuất năng lượng địa nhiệt
3.6. Tình hình ứng dụng tại Việt Nam
Năng lượng địa nhiệt là một dạng năng lượng sạch sẽ và thân thiện với môi trường,
bền vững. Vì vậy, phát triển năng lượng địa nhiệt sẽ góp phần giúp cho Việt Nam hướng
tới kinh tế xanh, thậm chí nâng cao trình độ, năng lực cho các nhà khoa học nghiên cứu.
Theo đánh giá và khảo sát của các nhà khoa học hiện nay, Việt Nam có khoảng 264
nguồn suối nước nóng với nhiệt độ trung bình từ 70 đến 100℃ ở độ sâu 3 km. Nguồn địa
nhiệt ở nước ta được phân bố khá rộng rãi ở khắp các khu vực vì vậy khai thác năng lượng
địa nhiệt có thể góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam. 27
Bảng 3: Tình hình ứng dụng năng lượng địa nhiệt tại Việt Nam 28 KẾT LUẬN
Vấn đề về năng lượng không chỉ tồn tại ở một hay hai quốc gia nói riêng, mà nó
đang là một vấn đề vô cùng nóng trên toàn thế giới. Những cuộc khủng hoảng về sự cạn
kiệt của các nguồn năng lượng không tái tạo đang ngày càng gia tăng, có sức ảnh hưởng rất
nghiêm trọng đến nền kinh tế - xã hội của nhân loại. Vì thế, con người phải dùng khoa học
để tìm kiếm và khai thác nguồn năng lượng mới và sạch, thay thế cho nguồn năng lương
hữu hạn đang dần bị cạn kiệt bởi nhu cầu sử dụng quá mức của con người. Từ đó, nguồn
năng lương tái tạo được ra đời bởi sự tìm tòi không ngừng của các quốc gia trên thế giới.
Trước khi đưa các nguồn năng lượng mới này vào việc sử dụng thì chúng ta phải tìm hiểu
được những thuận lợi cũng như mặt hạn chế tồn tại trong nó. Trước mắt tại Việt Nam,
chúng ta có thể khai thác được năng lượng gió vì những mặt ưu điểm của nó như khai thác
an toàn, công nghệ đơn giản, phí xây dựng không cao và đặc biệt là góp phần vào việc bảo
vệ mội trường. Ngoài ra, việc đầu tư để phát triển vào năng lượng hạt nhân cũng nên được
đẩy mạnh để quốc gia ta có thể nhanh chóng giải quyết các vấn đề về năng lượng. Và mỗi
con người chúng ta cũng phải có ý thức tiết kiệm nguồn năng lượng để có thể phát triển bền
vững và lâu dài, giữ gìn nguồn năng lương cho thế hệ tương lai sau này. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO Năng lượng tái tạo [online]. Wikipedia.
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/N%C4%83ng_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_t%C3%A1i_t %E1%BA%A1o
Nguyễn Thị Mỹ Hảo. 06.09.2022. Năng lượng tái tạo là gì? Các dạng năng lượng tái tạo
[online]. Vũ Sơn Solar. https://vusonsolar.vn/nang-luong-tai-tao-la-gi-cac-dang-nang- luong-tai-tao/
10.03.2022. Năng lượng tái tạo là gì? Tìm hiểu ưu, nhược điểm, các dạng và ứng dụng hiện
nay [online]. Sonha . https://www.sonha.net.vn/nang-luong-tai-tao-la-gi.html
Nhà máy thủy điện ( phần ¼): Nguyên lí và đặc trưng [online]. Nomudas’s Treasure.
http://tech.nomudas.com/wp/2013/11/chuyen-de-nha-may-thuy-dien-nguyen-li-va-dac- trung-phan-1/
02.11.2017. Tổng quan lợi ích và tác động của thủy điện [online]. Năng lượng Viêt Nam online.
https://nangluongvietnam.vn/tong-quan-loi-ich-va-tac-dong-cua-thuy-dien- 19936.html
Ưu và nhược điểm của năng lượng địa nhiệt [online]. Môi trường go!.
https://environmentgo.com/vi/%C6%B0u-v%C3%A0-nh%C6%B0%E1%BB%A3c-
%C4%91i%E1%BB%83m-c%E1%BB%A7a-n%C4%83ng-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-
%C4%91%E1%BB%8Ba-nhi%E1%BB%87t/
14.07.2021. Thủy điện Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu [online]. Năng lượng Việt
Nam online. https://nangluongvietnam.vn/thuy-dien-viet-nam-trong-boi-canh-bien-doi- khi-hau-26864.html
02.03.2021. Ưu và nhược điểm của năng lượng tái tạo: Nhìn từ thực tế [online]. Vũ Phong
Energy Group. https://vuphong.vn/uu-nhuoc-diem-cua-nang-luong-tai-tao/ 30