-
Thông tin
-
Quiz
Các câu hỏi tự luận - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Các câu hỏi tự luận - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
1. Vấn đề cơ bản của triết học là gì? Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm xử lí
vấn đè này như thế nào?
Vấn đề cơ bản của triết học là mqh giữa tư duy và tồn tại
Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt:
Mặt thứ nhất, vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào
Mặt thứ hai, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không
2. So sánh cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
Giống nhau: đều đi tìm câu trả lời về mqh giữa vật chất và ý thức
Khác nhau ở cách giải quyết: chủ nghĩa duy vật coi vật chất là tiền đề, vật
chất quyết định ý thức. Chủ nghĩa duy tâm coi ý thức có trước, ý thức quyét định vật chất
3. Tại sao nói con người là thực thể tự nhiên mang bản tính xã hội?
Con người là thực thể sinh học- xã hội (thực thể sinh học có hoạt động xã
hội), tồn tại trong môi trường xã hội’
Ví dụ: khi còn bé, chưa tiếp xúc nhiều với xã hội thì con người chỉ có những
nhu cầu cơ bản như bao sinh vật khác: ăn uống ngủ nghỉ. Tuy vậy, khi lớn
lên, tiếp xúc nhiều hơn với xã hội, và có đủ điều kiện vật chất thì con người
lại ngày càng khắt khe hơn với những nhu cầu của mình: ăn không chỉ để no,
để qua bữa mà còn phải ăn cho ngon, cho “sướng cái miệng”, mặc quần áo
không chỉ còn là để giữ ấm mà còn là để cho đẹp, phù hợp với xu hướng thời
trang. Nhu cầu hoạt động xã hội của con người cũng ngày một tăng cao,
không phải sống theo bầy đàn để sinh tồn như thời kỳ mông muội mà còn là
để vui chơi, giải trí, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và nhu cầu tình cảm. Ngoài
ra, con người còn tồn tại những hoạt động khác, đam mê tri thức, học tập,
nghiên cứu…, đó là thành quả của những hoạt động xá hội.
4. Theo quan điểm triết học Mác Lênin, bản chất con người là gì?
Con người là thực thể tự nhiên mang bản tính xã hội. là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội
5. Tại sao nói vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc cảm giác?
Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin. Hình thức tồn tại và phương thức
tồn tại của vật chất là gì
Trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán", V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm
trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”1.
+ Nội dung của định nghĩa:
Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và
không lệ thuộc vào ý thức.
Nói đến vật chất là nói đến tất cả những gì đã và đang hiện hữu thực sự bên ngoài
ý thức của con người. Vật chất là hiện thực chứ không phải là hư vô và hiện thực
này mang tính khách quan chứ không phải hiện thực chủ quan.
Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác.
V.I.Lênin khẳng định rằng, vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan
của mình thông qua sự tồn tại không lệ thuộc vào ý thức của các sự vật, hiện tượng
cụ thể, tức là luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng các thực thể.
Các thực thể này do những đặc tính bản thể luận vốn có của nó, nên khi trực tiếp
hoặc gián tiếp tác động vào các giác quan sẽ đem lại cho con người những cảm giác.
Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Trong thế giới ấy, theo quy luật
vốn có của nó mà đến một thời điểm nhất định sẽ cùng một lúc tồn tại hai hiện
tượng - hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần. Các hiện tượng vật chất luôn
tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần. Còn các hiện
tượng tinh thần (cảm giác, tư duy, ý thức...), lại luôn luôn có nguồn gốc từ các hiện
tượng vật chất và những gì có được trong các hiện tượng tinh thần ấy (nội dung
của chúng) chẳng qua cũng chỉ là chép lại, chụp lại, là bản sao của các sự vật, hiện
tượng đang tồn tại với tính cách là hiện thực khách quan.
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
Ăngghen định nghĩa: “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, – tức được hiểu là
một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất – thì
bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay
đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”
Theo quan niệm của Ăngghen: vận động không chỉ thuần túy là sự thay đổi vị trí
trong không gian mà là “mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ”, vận
động “là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật
chất” nên thông qua vận động mà các dạng cụ thể của vật chất biểu hiện sự tồn tại
cụ thể của mình; vận động của vật chất là tự thân vận động; và, sự tồn tại của vật
chất luôn gắn liền với vật chất.
Dựa trên thành tựu khoa học trong thời đại mình, Ăngghen đã phân chia vận động
thành năm hình thức cơ bản: vận động cơ học, vận động vật lý, vận động hóa học,
vận động sinh học và vận động xã hội, xếp theo thứ tự từ thấp đến cao tương ứng
với trình độ kết cấu của vật chất. Các hình thức vận động khác nhau về chất song
chúng không tồn tại biệt lập mà có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó: hình
thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp và bao hàm
trong nó những hình thức vận động thấp hơn. Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật
có thể có nhiều hình thức vận động khác nhau song bản thân nó bao giờ cũng được
đặc trưng bởi hình thức vận động cao nhất mà nó có.
Khi khẳng định vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu
của vật chất; chủ nghĩa duy vật biện chứng cũ đã khẳng định vận động là vĩnh viễn.
Điều này không có nghĩa chủ nghĩa duy vật biện chứng phủ nhận sự đứng im, cân
bằng; song đứng im, cân bằng chỉ là hiện tượng tương đối, tạm thời và thực chất
đứng im, cân bằng chỉ là một trạng thái đặc biệt của vận động.
Đứng im là tương đối và tạm thời vì đứng im không phải là cái tồn tại vĩnh viễn
mà chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định. Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận
động, đó là vận động trong thế cân bằng, ổn định; vận động chưa làm thay đổi căn
bản về chất, về vị trí, hình dáng, kết cấu của sự vật.
Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất:
Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một quảng tính
nhất định và tồn tại trong những mối tương quan nhất định với những dạng vật chất
khác. Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là không gian. mặt khác, sự tồn tại
của sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi: nhanh hay chậm, kế tiếp và
chuyển hóa…Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là thời gian.
Là những hình thức tồn tại của vật chất, không tách khỏi vật chất nên không gian,
thời gian có những tính chất chung như những tính chất của vật chất, đó là
tính khách quan, tính vĩnh cửu, tính vô tận và vô hạn.
Ngoài ra, không gian có thuộc tính ba chiều còn thời gian chỉ có một chiều. tính ba
chiều của không gian và một chiều của thời gian biểu hiện hình thức tồn tại về
quảng tính và quá trình diễn biến của vật chất vận động.
6. Ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc của con người, đúng hay sai Đúng
Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cùng có nghĩa là ý
thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo thế giới.
+ Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu Ý thức quy định. Nhu
cầu đó đòi hỏi chủ thể phản ánh phải hiệu được cái được phản ánh. Trên cơ sở đó
hình thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày càng phản ánh đúng
đắn hơn hiện thực khách quan, Song, sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của
phản ánh, dựa trên cơ sở phản ánh.
+ Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì phản ánh đó bao giờ cũng dự trên hoạt động Ý
thức và là sản phẩn của các quan hệ xã hội. Là sản phẩm của các quan hệ xã hội,
bản chất của ý thức là có tính xã hội.
Quan điểm trên của triết học Mác về nguồn gốc và bản chất của ý thức hoàn toàn
đối lập với chủ nghĩa duy tâm coi ý thức, tư duy là cái có trước, sinh ra vật chất và
chủ nghĩa duy vật tầm thường coi ý tức là một dạng vật chất hoặc coi ý thức là sự
phản ánh giản đơn, thụ động về thế giới vật chất.
7. Bản chất của ý thức là gì?
Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Ý thức là sự phản ánh
năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ não con người
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào
bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn, nên bản chất của ý thức là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất.
– Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là nội
dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng ý thức là hình ảnh chủ
quan, là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ
nghĩa duy vật tầm thường quan niệm.
– Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cũng có nghĩa là ý
thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo thế giới.
+ Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn quy định.
Nhu cầu đó đòi hỏi chủ thể phản ánh phải hiểu được cái được phản ánh. Trên cơ sở
đó hình thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày càng phản ánh
đúng đắn hơn hiện thực khách quan. Song, sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo
của phản ánh, dựa trên cơ sở phản ánh.
+ Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì phản ánh đó bao giờ cũng dựa trên hoạt động
thực tiễn và là sản phẩm của các quan hệ xã hội. Là sản phẩm của các quan hệ xã
hội, bản chất của ý thức có tính xã hội.
Quan điểm trên của triết học Mác về nguồn gốc và bản chất của ý thức hoàn toàn
đối lập với chủ nghĩa duy tâm coi ý thức, tư duy là cái có trước, sinh ra vật chất và
chủ nghĩa duy vật tầm thường coi ý thức là một dạng vật chất hoặc coi ý thức là sự
phản ánh giản đơn, thụ động thế giới vật chất.
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn
tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn; chịu sự chi phối không chỉ
của các quy luật sinh học, mà chủ yếu còn của các quy luật xã hội; do nhu
cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định.
Với tính năng động của mình, ý thức sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của
bản thân và thực tiễn xã hội. Ở các thời đại khác nhau, thậm chí ở cùng một
thời đại, sự phản ánh (ý thức) về cùng một sự vật, hiện tượng có sự khác
nhau- theo các điều kiện vật chất và tinh thần mà chủ thể nhận thức phụ thuộc.
+ Có thể nói quá trình ý thức gồm các giai đoạn. 1) Trao đổi thông tin hai
chiều giữa chủ thể với khách thể phản ánh; định hướng và chọn lọc các
thông tin cần thiết. 2) Mô hình hoá đối tượng trong tư duy ở dạng hình ảnh
tinh thần, tức là sáng tạo lại khách thể phản ánh theo cách mã hoá sự vật,
hiện tượng vật chất thành ý tưởng tinh thần phi vật chất. 3) Chuyển mô hình
từ tư duy ra hiện thực, tức là quá trình hiện thực hoá tư tưởng, thông qua
hoạt động thực tiễn biến các ý tưởng tinh thần phi vật chất trong tư duy
thành các sự vật, hiện tượng vật chất ngoài hiện thực. Trong giai đoạn này,
con người lựa chọn phương pháp, công cụ tác động vào hiện thực khách
quan nhằm thực hiện mục đích của mình.
8. Trong 3 bộ phận cấu thành của ý thức, tri thức, tình cảm, lý trí thì bộ phận nào
quan trọng nhất và vì sao
Trong 3 bộ phận nêu trên thì tri thức là bộ phận quan trọng nhất vì tri thức
chính là nên tảng cấu thành nên 2 bộ phận còn lại.
tri thức không chỉ là phương thức tồn tại của ý thức, mà còn định hướng sự
phát triển và quy định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác cấu thành ý
thức. Nếu tri thức lệch lạc thì tình cảm và lý trí cũng sẽ lệch lạc theo.
Ví dụ: Con người khi còn nhỏ được học về cây và hoa. Trẻ con càn phải hiểu
về cây và hoa trước, biết sự quan trọng của chúng đối với sự sống, từ đó mới
nảy sinh tình cảm đối với cây và hoa và dùng lý trí để bảo vệ chúng (trồng
nhiều cây xanh hơn, chăm sóc hoa cỏ).
Một ví dụ ngược lại, Nếu từ khi còn bé đứa trẻ đã nhận được sự lệch lạc về
tri thức (cha mẹ đánh đập hoặc hành hạ con cái/ hành hạ động vật nhỏ trước
mặt con cái) thì trẻ con dễ học theo những tri thức sai lệch đó, bắt chước
những hành vi bạo lực. Vì vậy có nghiên cứu đã nói về việc, tại sao những
đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh bị bạo hành lại dễ biểu hiện hành vi bạo lực gia đình
9. Mqh vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là gì
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau,
vật chất là nguồn gốc của ý thức, vật chất quyết định ý thức vì:
Ý thức là một dạng sản phẩm của vật chất óc tổ chức cao là bộ não con
người, nên chỉ khi có con ngừoi mới có ý thức. Trong mối quan hệ của con
người với thế giới vật chất thì con người là ết quả của quá trình phát triển lâu
dàu của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất. Kết luận này đã
được chứng minh bởi sự phát triển hết sức lâu dài của khoa học về thế giới
tự nhiên, sau đó là một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật
chất có trước, ý thức có sau.
Các yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức, hoặc
là chính bản thân thế giới vật chất, hoặc là những dạng tồn tại của vật chất
đã khẳng định: vật chất là nguồn gốc của ý thức
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật
chất nên nội dung của ý thức được quyết định bới vật chất. sự vận động và
phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học,
quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những yếu
tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất kông chỉ quyết định nội dung mà
còn quyết định cả yếu tố biểu hiện cũng như mọi biến đổi của ý thức.
Ví dụ 1: Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động sinh
lý thần kinh của bộ não người. Nhưng khi bộ não con người bị tổn thương
thì hoạt động ý thức cũng bị rối loạn.
Ví dụ 2: Ở Việt Nam, nhận thức của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba về
công nghệ thông tin còn rất yếu. Nguyên nhân là do thiếu máy móc cũng
như thiếu đội ngũ giảng viên. Nhưng nếu đáp ứng được vấn đề hạ tầng thì
trình độ tin học của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba của sẽ tốt hơn rất
nhiều. Điều này đã khẳng định điều kiện vật chất như vậy thì ý thức cũng như vậy.
10.Cặp phạm trù tất nhiên – ngẫu nhiên dùng để chỉ nghuyên nhân hay kết quả?
Vận dụng cặp phạm trù này vào thực tế lao động và làm việc của bản thân
Tất nhiên là cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật
chất quyết định và trong những điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác.
Ngẫu nhiên là cái không phải do bản thân kết cấu của sự vật, mà do các
nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài
quyết định; do đó, nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất
hiện như thế này, cũng có thể xuất hiện như thế khác.
Cặp phạm trù này dùng để chỉ kết quả
Trong hiện thực, tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng
thái cũ mà thường xuyên thay đổi, và trong những điều kiện nhất định,
chúng chuyển hóa lẫn nhau. Tức là, tất nhiên biến thành ngẫu nhiên và ngược lại. Ví dụ:
+ Trong xã hội công xã nguyên thủy, việc trao đổi vật này (áo…) lấy một vật khác
(gà…) là ngẫu nhiên. Vì khi ấy sức sản xuất của công xã chỉ đủ riêng cho mình dùng.
+ Sau này, khi sự phân công lao động đã rộng rãi, năng lực sản xuất đã lớn, có
nhiều sản phẩm dư thừa. Khi đó, sự trao đổi sản phẩm tất yếu phải diễn ra để làm
cho cuộc sống của con người ngày càng đầy đủ hơn.
– Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối. Thông qua những
mặt này, hay trong mối quan hệ này, thì biểu hiện là tất nhiên nhiên, nhưng qua
những mặt khác, mối quan hệ khác, thì lại là ngẫu nhiên; và ngược lại.
Ví dụ: Nếu xét ở khía cạnh cuối cùng có vỡ hay không, thì việc việc quả trứng bị
vỡ là tất nhiên. Nhưng xét ở khía cạnh nó vỡ khi bị rơi, bị đập ra hay khi gà con
đạp vỡ, thì việc bị vỡ là ngẫu nhiên.
11.MQH cái riêng, cái chung, cái đơn nhất và vận dụng sáng tạo cho hđ thực tiễn của bản thân
Cái riêng dùng để chỉ từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ nhất định. Cái chung
là những mặt, những thuộc tính chung của những cái tiêng. Cái đơn nhất là
những thuộc tính chỉ tồn tại ở sự vật, hiện tượng nào đo mà không tồn tại ở
những sự vật, hiện tuoqngj khác MQH:
Cái chung không tồn tại trừu tượng bên ngoài những cái riêng; trái lại, cái
chung chỉ tồn tại trong mỗi cái riêng, biểu hiện thông qua mỗi cái riêng. Vì
vậy, để nhận thức cái chung có thể dùng phương pháp quy nạp từ việc
nghiên cứu nhiều cái riêng.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; không có cái riêng tồn
tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung. Vì vậy, để giải quyết mỗi vấn đề
riêng không thể bất chấp cái chung, đặc biệt là cái chung là cái thuộc bản
chất, quy luật phổ biến…
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là
cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Vì vậy, chẳng những việc
giải quyết mỗi vấn đề riêng không thể bất chấp cái chung mà còn phải xét
đến cái phong phú, lịch sử khi vận dụng cái chung.
Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điểu
kiện xác định của quá trình vận động, phát triển của sự vật. Vì vậy, tuỳ từng
mục đích có thể tạo ra những điểu kiện để thực hiện sự chuyển hoá từ cái
đơn nhất thành cái chung hay ngược lại.
12.Quy luật mâu thuẫn và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Mỗi một sự vật, hiện tượng đang tồn tại đêu là một thể thống nhất được cấu
thành bởi các mặt, các khuynh hướng, các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đối nhau…
Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm “mặt đối lập” là phạm trù dùng để
chỉ những mặt có những đặc điểm, những khuynh hướng phát triển ngược chiều
nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội, tư duy. Chính những
mặt như vậy nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành mâu
thuẫn biện chứng. Ở mỗi sự vật có thể cùng tồn tại nhiều mặt đối lập, có những
mặt đối lập là tồn tại thống nhất trong cùng một sự vật nhưng có khuynh hướng
phát triển ngược chiều nhau, bài trừ phủ định và chuyển hoá lẫn nhau. Sự
chuyển hóa này tạo thành nguồn gốc động lực, đồng thời quy định các bản chất,
khuynh hướng phát triển của sự vật thì hai mặt đối lập như vậy mới gọi là hai
mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn.
Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến. Mâu thuẫn mang tính
khách quan vì là cái vốn có trong các sự vật, hiện tượng và tồn tại trong tất cả
các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy nên có tính phổ biến.
2. 2. 1. Sự thống nhất của các mặt đối lập:
Hai mặt đối lập trong sự vật tồn tại trong sự thống nhất của chúng. “Sự thống
nhất” của các mặt đối lập được hiểu với ý nghĩa không phải chúng đứng bên
cạnh nhau mà là “nương tựa” vào nhau, tạo ra sự phù hợp, cân bằng như liên hệ
phụ thuộc, quy định và ràng buộc lẫn nhau. Mặt đối lập này lấy mặt đối lập làm
tiền đề cho sự tồn tại của chính mình và ngược lại. Nếu thiếu một trong hai mặt
đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật. Bởi
vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiêú được cho sư
tồn tại của bất kì sự vật hiện tượng nào. Sự thống nhất này do những đặc điểm
riêng có của bản thấn sự vật tạo nên.
Ví dụ: Quan hệ lực lượng sản xuất – quan hệ sản xuất trong phương thức sản
xuất: khi lự lượng sản xuất phát triển thì cùng với nó quan hệ sản xuất cũng
phát triển, hai hình thức này chính là điều kiện tiền đề cho sự phất triển của
phương thức sản xuất. Nhưng quan hệ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất phải thoả mãn một số yêu cầu sau:
– Thứ nhất: Đó phải là một khái niệm chung nhất được khái quát từ các mặt phù
hợp khác nhau phản ánh được bản chất của sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lượng sản xuất.
– Thứ hai: Đó phải là một khái niệm “động” phản ánh được trạng thái biến đổi
thường xuyên của sự vận động, phát triển trong quan hệ của quan hệ sản xuất
với lực lượng sản xuất.
– Thứ ba: Đó phải là một khái niệm có ý nghĩa thực tiễn. Ngoài ý nghĩa nhận
thức, khái niệm về sự phù hợp của quan hệ sản xuất được coi là thỏa đáng phải
có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho việc xây dựng quan hệ sản xuất, sao cho
những quan hệ sản xuất có khả năng phù hợp cao nhất với lực lượng sản xuất.
Giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau, “đồng nhất”
với nhau. Với ý nghĩa đó, sự thống nhất của các mặt đối lập còn bao hàm cả sự
“đồng nhất” của các mặt đó. Do đó sự “đồng nhất” của các mặt đối lập mà
trong sự triển khai của mâu thuẫn, đến một lúc nào đó, mặt đối lập này có thể
chuyển hoá sang mặt đối lập kia-khi xét về một vài đặc trưng nào đó.
Ví dụ: Sự phát triển kinh tế trong chủ nghĩa tư bản phục vụ lợi ích giai cấp tư
sản nhưng lại tạo tiền đề cho sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.
Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của
chúng. Song đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát
triển, khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.
Tuy nhiên khái niệm thống nhất này cũng chỉ là tương đối. Bản thân nội dung
khái niệm cũng đã nói lên tính chất tương đối của nó: thống nhất của cái đối
lập, trong thống nhất đã bao hàm và chứa đựng trong nó sự đối lập.
2. 2. 2. Sự đấu tranh của các mặt đối lập:
Tồn tại trong một thể thống nhất, hai mặt đối lập luôn luôn tác động qua lại với
nhau, “đấu tranh” với nhau. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua
laị theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Bởi vì các mặt
đối lập cùng tồn tại trong một sự vật thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn
nhưng không nằm yên bên nhau điều chỉnh chuyển hoá lẫn nhau tạo thành động
lực phát triển của bản thân sự vật. Sự đấu tranh chuyển hoá, bài trừ và phủ định
lẫn nhau giữa các mặt trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau.
Ví dụ về sự đấu tranh của các mặt đối lập: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên
tiến với quan hệ sản xuất lạc hậu, kìm hãm nó diễn ra gay gắt và quyết liệt. Chỉ
có thông qua các cuộc cách mạng xã hội bằng nhiều hình thức kể cả bạo lực
mới có thể giải quyết được mâu thuẫn một cách căn bản.
Không thể hiểu đấu tranh của các mặt đối lập chỉ là sự thủ tiêu lẫn nhau giữa
các mặt đó. Sự thủ tiêu chỉ là một trong những hình thức đấu tranh cảu các mặt
đối lập. Tính đa dạng của hình thức đấu tranh giữa các mặt đối lập tuỳ thuộc
vào tính chất của các mặt đối lập cũng như mối quan hệ qua lại giữa chúng, phụ
thuộc vào lĩnh vực tồn tại của các mặt đối lập, phụ thuộc vào điều kiện trong đó
diễn ra cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Với tư cách là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa hai mặt đối
lập, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Sự thống nhất có quan hệ hữu cơ với sự đứng im, sự ổn định tạm thời của
vật. Sự đấu tranh của mối quan hệ gắn bó với tính tuỵêt đối của sự vận động và
phát triển. Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương
đối, sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối.”.
Mâu thuẫn biện chứng có quan hệ như thế nào với nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển?
Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia ra làm nhiều giai đoạn. Thông
thường, khi mới xuất hiện, hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ sự xung khắc gay
gắt. Tất nhiên không phải xung khắc bất kì sự khác nhau nào cũng được gọi là
mâu thuẫn. Chỉ có những mặt khác nhau tồn tại trong một sự vật nhưng liên hệ
hữu cơ với nhau, phát triển ngược chiều nhau, tạo thành động lực bên trong của
sự phát triển, thì hai mặt đối lập ấy mới hình thành bước đầu của mâu thuẫn.
Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn phát triển đến giai đoạn xung đột gay gắt, nó
biến thành đối lập. Nếu hội đủ các mặt cần thiết hai mặt đối lập sẽ chuyển hoá
lẫn nhau. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật mới hơn xuất hiện với trình độ cao
hơn… Cứ như thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật biến đổi
không ngừng từ thấp lên cao.
2. 2. 3. Sự chuyển hoá của các mặt đối lập:
Không phải bất kì sự đấu tranh nào của các mặt đều dẫn đến sự chuyển hoá giữ
chúng. Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình độ nhất
định, hội đủ các điều kiện cần thiết mới dẫn đến chuyển hoá, bài trừ và phủ
định lẫn nhau. Chuyển hoá của các mặt đối lập chính là lúc mâu thuẫn được giải
quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, đó chính là quá trình diễn biến rất
phức tạp với nhiều hình thức phong phú khác nhau.
Do đó, không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là sự
hoán vị đổi chỗ một cách giản đơn máy móc. Thông thường mâu thuẫn chuyển hoá theo hai phương thức:
+ Phương thức thứ 1: Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng
ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật.
Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến đấu
tranh chuyển hoá lẫn nhau để hình thành quan hệ sản xuất mới là quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất mới cao hơn về trình độ.
+ Phương thức thứ 2: Cả hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau để hình thành hai
mặt đối lập mới hoàn toàn.
Ví dụ về sự chuyển hoá của các mặt đối lập: Nền kinh tế Việt Nam chuyển từ kế
hoạch tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tóm lại: Từ lý luận về mâu thuẫn cho
ta thấy trong thế giới hiện thực bất kì sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng
trong bản thân nó những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng phát triển
ngược chiều nhau. Sự đâú tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong những
điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ
biến của thế giới. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình
thành, sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới. Các mặt đối
lập này lại đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vật mới
hơn. Cứ như vậy mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan thường
xuyên phát triển và biến đổi không ngừng. Vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc và
động lực của mọi sự phát triển.
13.Mqh giữa lượng và chất, sự chuyển hóa giữa lượng và chất.
Quy luật lượng – chất hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi
về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật
cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin, chỉ cách thức
của sự vận động, phát triển, theo đó sự phát triển được tiến hành theo cách thức
thay đổi lượng trong mỗi sự vật dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật và đưa
sự vật sang một trạng thái phát triển tiếp theo. Ph.Ăng-ghen đã khái quát quy luật này:
“Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa
thành những sự khác nhau về chất”— Ph.Ăng-ghen. Nội dung quy luật
Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm chất và lượng nhất định,
trong đó chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi. Sự biến đổi
này tạo ra mâu thuẫn giữa lượng và chất. Lượng biến đổi đến một mức độ nhất
định và trong những điều kiện nhất định thì lượng phá vỡ chất cũ, mâu thuẫn
giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình thành với lượng mới,
nhưng lượng mới lại biến đổi và phá vỡ chất đang kìm hãm nó. Quá trình tác
động lẫn nhau giữa hai mặt: chất và lượng tạo nên sự vận động liên tục, từ biến
đổi dần dần đến nhảy vọt, rồi lại biến đổi dần để chuẩn bị cho bước nhảy vọt
tiếp theo. Cứ căn cứ thế, quá trình động biện chứng giữa chất và lượng tạo nên
cách thức vận động, phát triển của sự vật.
Nói ngắn gọn hơn, bất cứ sự vật nào trong quá trình phát triển đều là quá trình
biến đổi về lượng dẫn đến biến đổi về chất. Biến đổi về lượng đến một mức
nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất, sản sinh chất mới. Rồi trên nền tảng của
chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng. Biến đổi về lượng là nền tảng và chuẩn
bị tất yếu của biến đổi về chất. Biến đổi về chất là kết quả tất yếu của biến đổi
về lượng. Quy luật biến đổi về chất và lượng cho thấy trạng thái và quá trình
phát triển của sự vật. Tác động ngược
Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng. Lượng thay
đổi luôn luôn trong mối quan hệ với chất, chịu sự tác động của chất. Song sự tác
động của chất đối với lượng rõ nét nhất khi xảy ra bước nhảy về chất, chất mới
thay thế chất cũ, nó quy định quy mô và tốc độ phát triển của lượng mới trong
một độ mới. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự
tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một
lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự quy
định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng.
14.Nội dung quy luật phủ định của phủ định là gì
Quá trình phủ định của phủ định diễn ra vô tận trong bản thân mỗi sự vật,
hiện tượng tạo nên sự vận động, phát triển vô tận của thế giới vật chất. Mỗi
chu kỳ phát triển của sự vật, hiện tượng THƯỜNG trải qua hai lần phủ định
biện chứng – tức là trải qua một quá trình phủ định của phủ định. Sự phủ
định của phủ định kết thúc một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất
phát của một chu kỳ mới và được lặp lại vô tận.
Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra là cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập
với mình (cái phủ định, phủ định cái bị phủ định, cái bị phủ định là tiền đề là
cái cũ, cái phủ định là cái mới xuất hiện sau cái phủ định là cái đối lập với
cái bị phủ định. Cái phủ định sau khi khi phủ định cái bị phủ định, cái phủ
định định lại tiếp tục biến đổi và tạo ra chu kỳ phủ định lần thứ hai) .
Sự phủ định lần thứ hai được thực hiện dẫn tới sự vật mới ra đời. Sự vật này
đối lập với cái được sinh ra ở lần phủ định thứ nhất. Nó dường như lập lại
cái ban đầu nhưng nó được bổ sung nhiều nhân tố mới cao hơn, tích cực hơn.
Sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà theo đường “xoắn ốc”. Ở
mỗi chu kỳ phủ định của phủ định, sự vật, hiện tượng THƯỜNG trải qua ba
hình thái tồn tại cơ bản. Trong đó, hình thái cuối chu kỳ dường như lặp lại
những đặc trưng cơ bản của hình thái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn về trình độ phát triển.
Trong chuỗi phủ định của phủ định, nhờ tính kế thừa của phủ định biện
chứng, cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ, chỉ loại bỏ những yếu tố đã lỗi thời,
lạc hậu, cản trở sự phát triển, đồng thời giữ lại và cải biến những yếu tố tích
cực cho phù hợp với cái mới, nhờ đó, mỗi lần phủ định biện chứng đều tạo
ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của sự vật. Trải qua
nhiều lần phủ định biện chứng, tức “phủ định của phủ định” sẽ tất yếu dẫn
tới sự vận động theo KHUYNH HƯỚNG ĐI LÊN của sự vật, hiện tượng.
15.Vai trò của thực tiễn với trình nhận thức Tại sao nói thực tiễn là cơ sở, động lực,
tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý?
*Khái niệm: thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính
lịch sử, xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.*Tính chất
của hoạt động thực tiễn:
-Là hoạt động có tính cộng đồng xã hội.
-Là hoạt động có tính lịch sử cụ thể.
-Là hoạt động có tính sáng tạo, có mục đích cải tạo tự nhiên, hoàn thiện con người.
*3 hình thức cơ bản của thực tiến:
-Hoạt động sản xuất vật chất: quá trình của con người sử dụng công cụ lao
động tác động vào tự nhiên, tạo ra của cải vật chất cho xã hội( ví dụ: dùng
cuốc để cuốc đất trồng cây vải, trông mít,..)
-Hoạt động chính trị- xã hội: là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ
chức khác nhau trong xã hội nhàm cải tiến những quan hệ chính trị- xã hội
để thúc đẩy xã hội phát triển( ví dụ : đoàn thanh niên, hội sinh viên)
-Hoạt động thực nghiệm: khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn,
được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống
hoặc lặp đi những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những
quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. Dạng hoạt động này
có vai trò trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kì cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại.
*Vai trò của thực tiến đối với nhận thức:
A, Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức:
-Đối tượng nhân thức là thế giới khách quan, nhưng nó không tự bộc lộ các
thuộc tính, nó chit hoạt động khi con người tác động vào bằng hoạt động
thực tiễn, tức la thực tiễn phải là điểm xuất phát, cơ sở trực tiếp hình thành
nên quá trình nhận thức.
-Thế giưới khách quan luôn vận động , để nhận thức kịp tiến trình vận động
của nó, con người bắt buôc phải thông qua hoạt động thục tiễn.
B,Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
Những tri thức con người đạt được trong quá trình nhận thức phải áp dụng
vào hiện thực và cải tạo hiện thực, sự áp dụng đó thông qua thực tiễn. Đó là
sự vậtchất hóa những quy luật, tính tất yêu đã nhận thức được. Do đó, thực
tiễn là múc đích chung của các ngành khoa học.
C, Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra những chân lý, tức là kiểm tra đúng sau của các tri thức mới :
Những tri thức mới, thông qua nhận thức con người có được, để kiểm tra
tính đúng đắn của nó, phải dựa vào thực tiến. Thực tiễn chính là thước đo giá
trị những tri thức mới đó, đồng thời thực tiễn bổ sun, điều chỉnh là thước đo
giá trị những tri thức mới đó, đồng thời thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa
chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.
16.Tại sao nói chân lý vừa có tính tương đối vừa có tính tuyệt đối?
Theo nghiên cứu của lý luận nhận thức của Chủ nghĩa Mác – Lên nin, chân lý là
định nghĩa dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan;
sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. Có thể hiểu, chân lý
thực chất là thực tại được nhận thức một các đúng đắn. Chân lý là một sự thật của
loài người luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian.
Về bản chất, chân lý chính là sự nhận thức một cách đúng đắn hiện thực khách
quan của con người. Không có một loại chân lý nào nằm ngoài nhận thức của con
người. Và không có con người thì cũng không có khái niệm chân lý. Chân lý tồn
tại độc lập với nhân loại.
Nhận thức của con người không đứng yên mà sẽ thay đổi theo thời gian để ngày
càng đến gần chân lý hơn. Có những khẳng định được con người xem là “chân lý
hiển nhiên” vì mọi người có thể kiểm nghiệm một cách dễ dàng bằng trực quan
như “toàn thể thì lớn hơn thành phần”. “
Quan niệm “chân lý là điều mà hầu hết mọi người cùng nghĩ như nhau” là một
định nghĩa hoàn toàn không chuẩn xác, vì đôi khi đa số hay đám đông thì vẫn mắc
sai lầm. Thậm chí có những điều mà mọi người cùng đồng ý vẫn có thể không phải
là chân lý, mà mới chỉ tạo ra niềm tin của đám đông rằng đó là chân lý.
Tuyệt đối vì nó là tiêu chuẩn khách quan duy nhất, tương đối vì bản thân thực tiễn
luôn luôn biến đổi, phát triển. Sự biến đổi này dẫn đến chỗ tiếp tục bổ sung, phát
triển những tri thức đã có trước đó.
– Chân lý cũng là khách quan, là sự thống nhất giữa hai trình độ, chân lý tuyệt đối
và chân lý tương đối thì điều đó cũng có nghĩa là nhận thức phải trải qua một quá
trình đi từ chưa biết đầy đủ đến biết đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng. Mà thực tiễn
là cơ sở chủ yếu và trực tiếp của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu
chuẩn để kiểm tra độ chuẩn xác trong kết quả nhận thức. Mà nhận thức là một quá
trình có tính tích cực, chủ động và sáng tạo của những hoạt động vật chất có tính
mục đích, lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới.
– Một chân lý luôn có tính đích thực, xác thực và luôn được thực tiễn kiểm nghiệm
bởi chân lý là sản phẩm của quá trình nhận thức con người là tri thức đúng.
– Chính trong thực tiễn mà con người chứng minh được chân lý, nghĩa là chứng
minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy.
– Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nên các hình thức kiểm nghiệm
bằng thực tiễn đối với tri thức là chân lý cũng khác nhau, có thể là tiến hành thực
nghiệm, là áp dụng những phát minh vào thực tế công…
17.Tại sao nói thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý? Lấy ví dụ minh họa
a) Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý.
Nhờ có thực tiễn, chúng ta phân biệt được chân lý và sai lầm, tức thực tiễn đóng
vai trò là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
– Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính tất yếu khách quan, diễn ra độc lập đối
với nhận thức, nó luôn luôn vận động, và phát triển trong lịch sử. Nhờ đó là mà
thúc đẩy nhận thức cùng vận động, phát triển. Mọi sự biến đổi của nhận thức suy
cho cùng không thể vượt ra ngoài sự kiểm tra của thực tiễn. Nó thường xuyên chịu
sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn.
– Chính thực tiễn có vai trò làm tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã
đạt được trong nhận thức. Đồng thời nó bổ sung, chỉnh sửa, điều chỉnh, sửa chữa,
phát triển và hoàn thiện nhận thức. C.Mác đã viết “vấn đề tìm hiểu tư duy của con
người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề
lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”.
– Nhờ có thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh mà ta xác định đâu là cái hợp quy
luật, đâu là cái tri thức đúng, đâu là sai lầm cũng như cái gì nên làm, cái gì không
nên làm, đâu là cái không hợp với quy luật mà chân lý chính là cái tri thức đúng,
cái hợp quy luật hay là đúng với quy luật.
– Thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò
quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận
thức còn phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình. Vì thế
mà thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức vừa là tiêu chuẩn để kiểm
tra chân lý. Và khi nhấn mạnh điều này thì V.I. Lênin đã viết: “Quan điểm về đời
sống và thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức”.
b) Chân lý có tính cụ thể, có đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản
ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Thực tiễn lại có “tính phổ biến” và là “hiện thực trực tiếp” nhờ đó thực tiễn có thể
“vật chất hoá” được tri thức, biến tri thức thành các khách thể vật chất có tính xác thực cảm tính.
– Mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có một nội dung nhất định, nội dung đó luôn
gắn liền với đối tượng xác định, diễn ra nên bất kỳ chân lý nào cũng gắn liền với
những điều kiện lịch sử cụ thể.
– Việc nắm vững những nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có ý nghĩa phương
pháp luận quan trọng trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.
Việc xem xét, đánh giá mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi việc làm phải dựa trên quan
điểm lịch sử – cụ thể để vận dụng vào thực tiễn và xác định được rõ chân lý.
– Nhận thức là những tri thức về bản chất quy luật của hiện thực, của thực tiễn, mà
thực tiễn lại còn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức để từ đó giúp con
người hiểu và biết thêm được về các quy luật, đã là quy luật thì không thể phủ định
được và sẽ tồn tại và là chân lý. Ví dụ:
Trái đất quay quanh mặt trời
– Không có gì quý hơn độc lập tự do
– Nhà bác học Galilê phát minh ra định luật về sức cản của không khí
=> Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vì chỉ có đem những tri thức đã thu nhận
được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm mới khẳng
định được tính đúng đắn của nó.