Các công trình chùa chiền tiêu biểu của dân tộc Khmer tại An Giang | Tài liệu môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tỉnh An Giang nơi có nhiều ngôi chùa của người Khmer, các công trình chùa chiền chủ yếu nằm ở hai huyện giáp biên giới là Tịnh Biên và Tri Tôn. Những ngôi chùa này không chỉ phục vụ cho các hoạt động tôn giáo của người Khmer, mà còn đóng vai trò là trung tâm văn hóa cộng đồng trong khu vực.. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
7 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Các công trình chùa chiền tiêu biểu của dân tộc Khmer tại An Giang | Tài liệu môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tỉnh An Giang nơi có nhiều ngôi chùa của người Khmer, các công trình chùa chiền chủ yếu nằm ở hai huyện giáp biên giới là Tịnh Biên và Tri Tôn. Những ngôi chùa này không chỉ phục vụ cho các hoạt động tôn giáo của người Khmer, mà còn đóng vai trò là trung tâm văn hóa cộng đồng trong khu vực.. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

22 11 lượt tải Tải xuống
2.2.3. Các công trình chùa chiền tiêu biểu của dân tộc
Khmer tại An Giang
Tỉnh An Giang nơi có nhiều ngôi chùa của người Khmer, các công
trình chùa chiền chủ yếu nằm ở hai huyện giáp biên giới là Tịnh Biên và
Tri Tôn. Những ngôi chùa này không chỉ phục vụ cho các hoạt động tôn
giáo của người Khmer, mà còn đóng vai trò là trung tâm văn hóa cộng
đồng trong khu vực.
Các ngôi chùa Khmer được coi là biểu tượng cho văn hóa vật chất và
tinh thần của người dân nơi đây, nổi bật với kiến trúc độc đáo và phong
phú. Trong kho tàng di sản kiến trúc của Đồng bằng sông Cửu Long,
chùa Khmer giữ vị trí quan trọng, mang ý nghĩa lịch sử, nghệ thuật và xã
hội sâu sắc trong đời sống tinh thần của người dân. Với cộng đồng
Khmer, chùa không chỉ đơn thuần là địa điểm thờ cúng, mà còn là niềm
tự hào, là nơi chứa đựng và trưng bày các tác phẩm điêu khắc, mỹ thuật
do các nghệ nhân dân gian Khmer sáng tác, cùng với đó là nơi gìn giữ và
phát huy những giá trị văn hóa - xã hội quý báu. Sau đây là một vài công
trình tiêu biểu của dân tộc người Khmer tại An Giang.
Một trong những công trình độc đáo nhất không thể không kể đến Chùa
Xà - Tón. Ngôi chùa nằm ngay tại trung tâm thị trấn huyện Tri Tôn. Về
nguồn gốc tên gọi của ngôi chùa, được biết qua lời kể của người dân nơi
đây rằng: “Thuở xa xưa, khu vực bán sơn địa này vẫn còn hoang sơ, là
nơi trú ngụ của vô số loài thú. Trên những tán cây cao rộng của cánh
rừng, từng bầy khỉ nô đùa, nhảy nhót. Khi người dân tới vùng đất này để
khai hoang, định cư và xây dựng chùa, họ đã chứng kiến cảnh tượng thú
vị đó và quyết định đặt tên cho chùa là Xvayton (theo đó 'Xvay' có nghĩa
là khỉ, còn 'ton' thể hiện hành động đeo bám, níu kéo)… Từ đó, người dân
địa phương đặt tên nơi này là Xà Tón.” ... Dân gian lâu ngày gọi thành
1
1
Đặng Hoàng Thám: Tạp chí VHNT số 555, tháng 12-2023
Xà Tón.
Chùa Xà Tón nổi bật với kiến trúc độc đáo mang phong cách truyền
thống Khmer. Chính điện của chùa được xây dựng nằm giữa khu đất theo
hướng Đông Tây, với hai mái dốc cao và nhọn. Trên đỉnh tháp chùa có
hình tượng thần rắn Naga, biểu trưng cho sức mạnh và sự bất tử. Mái của
chính điện được lợp ngói có màu đỏ, xanh và vàng. Ven lối vào chùa, gần
sát với ngôi chính điện là những mộ tháp nhỏ chứa tro cốt của các vị sư
đã qua đời. Trên các đỉnh mộ tháp nhỏ này thường trang trí đầu tượng
thần bốn mặt (Bayon). Trong khuôn viên chùa có một hồ sen lớn, bên
cạnh là tượng Phật lớn đang ngồi thiền dưới tán cây lâm vồ cổ thụ. Cây
lâm vồ này đã có tuổi đời hơn 200 năm, có gốc lớn khoảng bằng 10 người
ôm, thân cây cao lớn và cành lá sum suê, mang lại bóng mát. Chùa Xà
Tón không chỉ có giá trị tín ngưỡng mà còn được xem là một di tích nổi
tiếng của tỉnh An Giang, nơi lưu giữ hơn 100 bộ kinh ghi trên lá cây
buông (bộ sách SaTra). Năm 1986, chùa được công nhận là Di tích kiến
trúc nghệ thuật cấp quốc
Chùa Xà Tón - nguồn:
https://thamhiemmekong.com/thong-tin-du-lich-mien-tay/chua-xa-ton-noi-chua-khmer-co-
xua-nhat-cua-giang.html
Tiếp đến phải kể đến là chùa Tà Ngáo, đa phần có lối kiến trúc chung
có phong cách gần giống với các ngôi chùa Khmer khác ở vùng Tây Nam
Bộ. Chùa gồm cổng chùa, nhà Sala, chánh điện, khu vực nghỉ ngơi cho
các sư và khách tham quan, cùng phòng hội nghị. Trong số đó, ngôi
chánh điện là phần quan trọng nhất, được xây dựng ở vị trí trung tâm của
chùa. Hai bên lối vào chánh điện là những tác phẩm điêu khắc tinh xảo
của các nghệ nhân, với hình ảnh chằn và chim hoon. Vào bên trong,
chúng ta sẽ thấy Đức Phật Thích Ca được tôn thờ với kích thước lớn, ngồi
trên tòa sen được phân chia thành nhiều cấp bậc, mỗi cấp được chạm
khắc tinh tế, thể hiện những tư thế đứng, ngồi, nằm đa dạng, mang ý
nghĩa sâu sắc về đạo đức và vẻ đẹp của Đức Phật. Không gian bên trong
chánh điện còn được trang trí bằng nhiều bức họa, cùng với những bức
phù điêu trên tường, cột kèo và cánh cửa, tất cả đều lấy cảm hứng từ cuộc
đời của Đức Phật, từ khi Ngài ra đời cho đến lúc ngồi dưới gốc bồ đề.
Thiết kế nóc chùa Tà Ngáo có hình dáng tam giác cân, với mái chùa
chia thành ba cấp, mỗi cấp lại có ba nếp, trong đó nếp giữa lớn hơn hai
nếp bên. Gốc nóc mái được trang trí bằng hình đuôi rồng mềm mại, tạo
nét uyển chuyển cho ngôi chùa. Bên ngoài chánh điện cũng có những
công trình phụ trợ với các phù điêu đắp nổi, thể hiện hình tượng các tiên
nữ, chim thần Krud, chằn Yeak hung dữ và đầu thần Bayon bốn mặt –
tượng trưng cho sự sáng tạo trong văn hóa tín ngưỡng của người Khmer.
Những hình ảnh này đại diện cho những thế lực ác mà Đức Phật đã chế
ngự. Trong khu vực chùa, còn có nhiều tượng Đức Phật Thích Ca với
nhiều tư thế khác nhau như ngồi dưới gốc bồ đề, nằm hay đứng. Xung
quanh chùa là những cây cổ thụ xanh tươi, nhiều trong số đó đã có tuổi
thọ hơn trăm năm.
Với đặc trưng xây dựng của người Khmer, từng chi tiết của chùa đều
được điêu khắc một cách tỉ mỉ và tinh tế. Các bức tường, cột kèo và cánh
cửa đều được trang trí với những hình ảnh lấy từ cuộc đời Đức Phật cũng
như cuộc sống của người Khmer, tạo nên nét đặc trưng riêng biệt cho
ngôi chùa. Kiến trúc của chùa Tà Ngáo là sự hội tụ của những yếu tố văn
hóa đặc sắc của dân tộc Khmer. Qua nghệ thuật kiến trúc của mình, người
Khmer mong muốn gìn giữ và phát huy vẻ đẹp trong văn hóa tín ngưỡng
Phật giáo cùng với tinh thần hướng thiện vào đời sống cộng đồng.
Chùa Tà Ngáo - nguồn:
https://ngaynay.vn/phatgiao/kham-pha-kien-truc-doc-dao-cua-chua-ta-ngao-o-vung-bien-an-
giang-post152780.html
Ngoài ra chùa Tà Ngáo, chùa Tà Miệt, chùa Thom Mít và chùa Rô
cũng là những địa điểm thu hút đông đảo du khách đến tham quan ở An
Giang. Các ngôi chùa này không chỉ nổi bật với kiến trúc đặc sắc của
người Khmer mà còn là nơi diễn ra các lễ hội đua bò truyền thống, một
hoạt động văn hóa hấp dẫn và độc đáo của vùng đất này. Chùa Tà Miệt,
tọa lạc ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, được biết đến với kiến trúc mang
đậm ảnh hưởng văn hóa Khmer. Chùa Thom Mít ở xã Vĩnh Trung và
chùa Rô ở xã An Cư, huyện Tịnh Biên cũng mang những nét đặc trưng
riêng.
2
Kiến trúc của chùa Khmer ở An Giang được xây dựng theo ảnh hưởng
của kiến trúc Angkor, với sự hòa quyện của ba dòng văn hóa: văn hóa
dân gian, đạo Bà-la-môn và Phật giáo. Điều này tạo nên một diện mạo
kiến trúc đặc sắc, mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho các ngôi chùa. Mỗi
ngôi chùa thường được chia thành nhiều khu vực, bao gồm chính điện,
sala, các dãy nhà tăng, nhà thiêu và nhà tháp để cốt. Trong đó, chính điện
thường là phần quan trọng nhất, được xây dựng ở vị trí trung tâm và có
nền cao hơn so với các công trình khác. Đây không chỉ là nơi thờ tự, mà
còn là biểu tượng tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc Khmer, nơi mà mọi
chi tiết chạm khắc và trang trí đều thể hiện sự tinh xảo, tinh tế của những
nghệ nhân. Chính điện là nơi mà du khách có thể cảm nhận được sự linh
thiêng và vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc Khmer thông qua những hình
ảnh phong phú, từ những họa tiết trên tường đến các tượng Phật được tôn
trí. Sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và không gian thiêng liêng tạo nên
trải nghiệm sâu sắc cho bất kỳ ai đặt chân đến đây.
Có thể nói, không chỉ là nơi thờ tự, các ngôi chùa Khmer còn là biểu
tượng văn hóa, nơi gìn giữ những giá trị tín ngưỡng và nghệ thuật truyền
thống của cộng đồng người Khmer tại An Giang. Hành trình khám phá
các ngôi chùa này không chỉ mang lại những hiểu biết về lịch sử văn hóa
2
Đức Hiệp: bao dan tri 24/09/2017
mà còn là dịp để thưởng thức những nét đẹp độc đáo của kiến trúc và các
lễ hội đặc sắc mà vùng đất này mang lại.
Chùa Tà Miệt - nguồn:
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Ch%C3%B9a_T%C3%A0_Mi
%E1%BB%87t.jpg
Nguồn tài liệu tham khảo:
http://vanhoanghethuat.vn/nhung-ngoi-chua-noi-tieng-cua-nguoi-khmer-
o-tay-nam-bo-2024.htm (truy cập ngày 30/10/2024)
https://ttdn.vn/hoi-nhap-va-phat-trien/van-hoa-xa-hoi/dac-sac-ngoi-chua-
khmer-o-vung-bien-an-giang-109513 (truy cập ngày 30/10/2024)
https://dantri.com.vn/van-hoa/net-dep-kien-truc-chua-khmer-o-an-giang-
20170924151731821.htm (truy cập ngày 30/10/2024)
| 1/7

Preview text:

2.2.3. Các công trình chùa chiền tiêu biểu của dân tộc Khmer tại An Giang
Tỉnh An Giang nơi có nhiều ngôi chùa của người Khmer, các công
trình chùa chiền chủ yếu nằm ở hai huyện giáp biên giới là Tịnh Biên và
Tri Tôn. Những ngôi chùa này không chỉ phục vụ cho các hoạt động tôn
giáo của người Khmer, mà còn đóng vai trò là trung tâm văn hóa cộng đồng trong khu vực.
Các ngôi chùa Khmer được coi là biểu tượng cho văn hóa vật chất và
tinh thần của người dân nơi đây, nổi bật với kiến trúc độc đáo và phong
phú. Trong kho tàng di sản kiến trúc của Đồng bằng sông Cửu Long,
chùa Khmer giữ vị trí quan trọng, mang ý nghĩa lịch sử, nghệ thuật và xã
hội sâu sắc trong đời sống tinh thần của người dân. Với cộng đồng
Khmer, chùa không chỉ đơn thuần là địa điểm thờ cúng, mà còn là niềm
tự hào, là nơi chứa đựng và trưng bày các tác phẩm điêu khắc, mỹ thuật
do các nghệ nhân dân gian Khmer sáng tác, cùng với đó là nơi gìn giữ và
phát huy những giá trị văn hóa - xã hội quý báu. Sau đây là một vài công
trình tiêu biểu của dân tộc người Khmer tại An Giang.
Một trong những công trình độc đáo nhất không thể không kể đến Chùa
Xà - Tón. Ngôi chùa nằm ngay tại trung tâm thị trấn huyện Tri Tôn. Về
nguồn gốc tên gọi của ngôi chùa, được biết qua lời kể của người dân nơi
đây rằng: “Thuở xa xưa, khu vực bán sơn địa này vẫn còn hoang sơ, là
nơi trú ngụ của vô số loài thú. Trên những tán cây cao rộng của cánh
rừng, từng bầy khỉ nô đùa, nhảy nhót. Khi người dân tới vùng đất này để
khai hoang, định cư và xây dựng chùa, họ đã chứng kiến cảnh tượng thú
vị đó và quyết định đặt tên cho chùa là Xvayton (theo đó 'Xvay' có nghĩa
là khỉ, còn 'ton' thể hiện hành động đeo bám, níu kéo)… Từ đó, người dân
địa phương đặt tên nơi này là Xà Tón.”1... Dân gian lâu ngày gọi thành
1 Đặng Hoàng Thám: Tạp chí VHNT số 555, tháng 12-2023 Xà Tón.
Chùa Xà Tón nổi bật với kiến trúc độc đáo mang phong cách truyền
thống Khmer. Chính điện của chùa được xây dựng nằm giữa khu đất theo
hướng Đông Tây, với hai mái dốc cao và nhọn. Trên đỉnh tháp chùa có
hình tượng thần rắn Naga, biểu trưng cho sức mạnh và sự bất tử. Mái của
chính điện được lợp ngói có màu đỏ, xanh và vàng. Ven lối vào chùa, gần
sát với ngôi chính điện là những mộ tháp nhỏ chứa tro cốt của các vị sư
đã qua đời. Trên các đỉnh mộ tháp nhỏ này thường trang trí đầu tượng
thần bốn mặt (Bayon). Trong khuôn viên chùa có một hồ sen lớn, bên
cạnh là tượng Phật lớn đang ngồi thiền dưới tán cây lâm vồ cổ thụ. Cây
lâm vồ này đã có tuổi đời hơn 200 năm, có gốc lớn khoảng bằng 10 người
ôm, thân cây cao lớn và cành lá sum suê, mang lại bóng mát. Chùa Xà
Tón không chỉ có giá trị tín ngưỡng mà còn được xem là một di tích nổi
tiếng của tỉnh An Giang, nơi lưu giữ hơn 100 bộ kinh ghi trên lá cây
buông (bộ sách SaTra). Năm 1986, chùa được công nhận là Di tích kiến
trúc nghệ thuật cấp quốc Chùa Xà Tón - nguồn:
https://thamhiemmekong.com/thong-tin-du-lich-mien-tay/chua-xa-ton-noi-chua-khmer-co- xua-nhat-cua-giang.html
Tiếp đến phải kể đến là chùa Tà Ngáo, đa phần có lối kiến trúc chung
có phong cách gần giống với các ngôi chùa Khmer khác ở vùng Tây Nam
Bộ. Chùa gồm cổng chùa, nhà Sala, chánh điện, khu vực nghỉ ngơi cho
các sư và khách tham quan, cùng phòng hội nghị. Trong số đó, ngôi
chánh điện là phần quan trọng nhất, được xây dựng ở vị trí trung tâm của
chùa. Hai bên lối vào chánh điện là những tác phẩm điêu khắc tinh xảo
của các nghệ nhân, với hình ảnh chằn và chim hoon. Vào bên trong,
chúng ta sẽ thấy Đức Phật Thích Ca được tôn thờ với kích thước lớn, ngồi
trên tòa sen được phân chia thành nhiều cấp bậc, mỗi cấp được chạm
khắc tinh tế, thể hiện những tư thế đứng, ngồi, nằm đa dạng, mang ý
nghĩa sâu sắc về đạo đức và vẻ đẹp của Đức Phật. Không gian bên trong
chánh điện còn được trang trí bằng nhiều bức họa, cùng với những bức
phù điêu trên tường, cột kèo và cánh cửa, tất cả đều lấy cảm hứng từ cuộc
đời của Đức Phật, từ khi Ngài ra đời cho đến lúc ngồi dưới gốc bồ đề.
Thiết kế nóc chùa Tà Ngáo có hình dáng tam giác cân, với mái chùa
chia thành ba cấp, mỗi cấp lại có ba nếp, trong đó nếp giữa lớn hơn hai
nếp bên. Gốc nóc mái được trang trí bằng hình đuôi rồng mềm mại, tạo
nét uyển chuyển cho ngôi chùa. Bên ngoài chánh điện cũng có những
công trình phụ trợ với các phù điêu đắp nổi, thể hiện hình tượng các tiên
nữ, chim thần Krud, chằn Yeak hung dữ và đầu thần Bayon bốn mặt –
tượng trưng cho sự sáng tạo trong văn hóa tín ngưỡng của người Khmer.
Những hình ảnh này đại diện cho những thế lực ác mà Đức Phật đã chế
ngự. Trong khu vực chùa, còn có nhiều tượng Đức Phật Thích Ca với
nhiều tư thế khác nhau như ngồi dưới gốc bồ đề, nằm hay đứng. Xung
quanh chùa là những cây cổ thụ xanh tươi, nhiều trong số đó đã có tuổi thọ hơn trăm năm.
Với đặc trưng xây dựng của người Khmer, từng chi tiết của chùa đều
được điêu khắc một cách tỉ mỉ và tinh tế. Các bức tường, cột kèo và cánh
cửa đều được trang trí với những hình ảnh lấy từ cuộc đời Đức Phật cũng
như cuộc sống của người Khmer, tạo nên nét đặc trưng riêng biệt cho
ngôi chùa. Kiến trúc của chùa Tà Ngáo là sự hội tụ của những yếu tố văn
hóa đặc sắc của dân tộc Khmer. Qua nghệ thuật kiến trúc của mình, người
Khmer mong muốn gìn giữ và phát huy vẻ đẹp trong văn hóa tín ngưỡng
Phật giáo cùng với tinh thần hướng thiện vào đời sống cộng đồng. Chùa Tà Ngáo - nguồn:
https://ngaynay.vn/phatgiao/kham-pha-kien-truc-doc-dao-cua-chua-ta-ngao-o-vung-bien-an- giang-post152780.html
Ngoài ra chùa Tà Ngáo, chùa Tà Miệt, chùa Thom Mít và chùa Rô
cũng là những địa điểm thu hút đông đảo du khách đến tham quan ở An
Giang. Các ngôi chùa này không chỉ nổi bật với kiến trúc đặc sắc của
người Khmer mà còn là nơi diễn ra các lễ hội đua bò truyền thống, một
hoạt động văn hóa hấp dẫn và độc đáo của vùng đất này. Chùa Tà Miệt,
tọa lạc ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, được biết đến với kiến trúc mang
đậm ảnh hưởng văn hóa Khmer. Chùa Thom Mít ở xã Vĩnh Trung và
chùa Rô ở xã An Cư, huyện Tịnh Biên cũng mang những nét đặc trưng riêng.2
Kiến trúc của chùa Khmer ở An Giang được xây dựng theo ảnh hưởng
của kiến trúc Angkor, với sự hòa quyện của ba dòng văn hóa: văn hóa
dân gian, đạo Bà-la-môn và Phật giáo. Điều này tạo nên một diện mạo
kiến trúc đặc sắc, mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho các ngôi chùa. Mỗi
ngôi chùa thường được chia thành nhiều khu vực, bao gồm chính điện,
sala, các dãy nhà tăng, nhà thiêu và nhà tháp để cốt. Trong đó, chính điện
thường là phần quan trọng nhất, được xây dựng ở vị trí trung tâm và có
nền cao hơn so với các công trình khác. Đây không chỉ là nơi thờ tự, mà
còn là biểu tượng tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc Khmer, nơi mà mọi
chi tiết chạm khắc và trang trí đều thể hiện sự tinh xảo, tinh tế của những
nghệ nhân. Chính điện là nơi mà du khách có thể cảm nhận được sự linh
thiêng và vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc Khmer thông qua những hình
ảnh phong phú, từ những họa tiết trên tường đến các tượng Phật được tôn
trí. Sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và không gian thiêng liêng tạo nên
trải nghiệm sâu sắc cho bất kỳ ai đặt chân đến đây.
Có thể nói, không chỉ là nơi thờ tự, các ngôi chùa Khmer còn là biểu
tượng văn hóa, nơi gìn giữ những giá trị tín ngưỡng và nghệ thuật truyền
thống của cộng đồng người Khmer tại An Giang. Hành trình khám phá
các ngôi chùa này không chỉ mang lại những hiểu biết về lịch sử văn hóa
2 Đức Hiệp: bao dan tri 24/09/2017
mà còn là dịp để thưởng thức những nét đẹp độc đáo của kiến trúc và các
lễ hội đặc sắc mà vùng đất này mang lại. Chùa Tà Miệt - nguồn:
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Ch%C3%B9a_T%C3%A0_Mi %E1%BB%87t.jpg
Nguồn tài liệu tham khảo:
http://vanhoanghethuat.vn/nhung-ngoi-chua-noi-tieng-cua-nguoi-khmer-
o-tay-nam-bo-2024.htm (truy cập ngày 30/10/2024)
https://ttdn.vn/hoi-nhap-va-phat-trien/van-hoa-xa-hoi/dac-sac-ngoi-chua-
khmer-o-vung-bien-an-giang-109513 (truy cập ngày 30/10/2024)
https://dantri.com.vn/van-hoa/net-dep-kien-truc-chua-khmer-o-an-giang-
20170924151731821.htm (truy cập ngày 30/10/2024)