Các yếu tố tác động đến cung lao động - Quản trị nhân lực | Trường đại học Lao động - Xã hội
Các yếu tố tác động đến cung lao động - Quản trị nhân lực | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị nhân lực (QTNL101)
Trường: Đại học Lao động - Xã hội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Các yếu tố tác động đến cung lao động
2.1. quy mô nguồn nhân lực
Quy mô nguồn nhân lực càng lớn thì tổng cung lao động càng lớn
Cung lao động chịu sức ảnh hưởng của tốc độ gia tăng, giảm dân số việc
tăng giảm này sẽ ảnh hưởng đến cung thực tế và cung tiềm năng trong
tương lai của thị trường lao động
Dân số có cơ cấu trẻ sẽ cung cấp nguồn lao động lớn tăng tăng cung tiềm
năng trong tương lai cho thị trường lao động và ngược lại
2.2 quy mô tham gia lực lượng lao động của dân số trong tuổi lao động
Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số trong độ tuổi lao động càng
cao thì cung thực tế càng lớn
Các khảo sát thực tế ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ tham gia lực lượng
lao động nói riêng và cung lao động nói chung có một số điểm đáng chú ý sau:
-Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
quý II năm 2022 là 68,5%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý trước.
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 62,6%, thấp hơn 12,2 điểm
phần trăm so với nam (74,8%).
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động khu vực thành thị là 66,1%, trong khi
đó tỷ lệ này ở nông thôn là 70,1%.
- Xem xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực
thành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở các nhóm tuổi rất trẻ và nhóm
tuổi già, trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 55 tuổi
trở lên (thành thị: 33,5%; nông thôn: 46,7%) và nhóm từ 15-24
tuổi(thành thị: 36,3%; nông thôn: 44,9%).
-Quý III năm 2021, kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi sau những tổn
thất nặng nề do dịch Covid-19 gây ra, đây là đợt bùngphát thứ tư của dịch Covid-19
-Cả nước có hơn 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên hứng chịu ảnhhưởng
tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến họ bị mất việc làm, phải
nghỉ giãn việc/nghỉluân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,…
-Trong tổng số hơn 28,2 triệu người bị tác động tiêu cực bởidịch
Covid-19, có 4,7 triệu người bị mất việc, chiếm 16,5%; 14,7 triệu người
phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh,chiếm 51,1%; 12,0 triệu
người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân
phiên,chiếm 42,7% và 18,9 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 67,2%.
-Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 lần thứ tư đã làm số người tham
gia lực lượng lao động sụt giảm nghiêm trọng.Tỷ lệ tham gia lực lượng
lao động ở mức thấp chưa từng có trong vòng 10 năm trở lại đây.
2.3. quy định của pháp luật lao động về độ tuổi lao động
Quy định với khoảng tuổi lao động rộng thì cùng lao động phình ra và
quy định với khoảng hẹp thì cung lao động co hẹp.
Ví dụ; một số nước quy định dân số trong độ tuổi lao động đối với nam là
15- 60 tuổi, nữ 15 - 55 tuổi; một số nước khác quy định năm 16 - 60 tuổi
nữ ,16 -55 tuổi hoặc nam 15 - 65 tuổi, nữ 15- 60 tuổi.
2.4 Phát triển giáo dục và đào tạo
Nguồn nhân lực có nhiểu người đang tham gia học tập đào tạo thì cung thực tế giảm xuống.
Việc đi học của người lao động làm cung tiềm năng tăng lên,đặc biệt cung lao
động chuyên môn,kỹ thuật trong tương lai.
2.5 Di chuyển lao động trên thị trường lao động.
Tác động của quy luật cung-cầu lao động.
Các chính sách lao động việc làm của Nhà nước Ví dụ:
+ Dòng di chuển lao động nông thôn đi xây dựng kinh tế mới: Dòng di chuyển
này chịu tác động chủ yếu từ các chính sách, kế hoạch của Chính Phủ, di chuyển
lao động không phải do tác động của quy luật cung cầu lao động trên thị trường.
Vì vậy, hiệu quả chung của di chuyển cung lao động và điều tiết cung-cầu lao
động giữa các vùng, các địa phương còn thấp.
+ Dòng di chuyển lao động nông thôn đến thành thị: Dòng di chuyển này mang
tính quy luật,do sự chi phối của quy luật cung cầu lao động trên thị trường lao
động.Dòng di chuyển này có xu hướng phát triển trong tương lai,đặc biệt là ở
địa bàn đang đẩy mạnh quá trinh đô thị hóa công nghiệp hóa.
+ Dòng di chuyển Bắc-Nam: Di chuyển lao động Bắc-Nam là hiện tượng có tính
quy luật, do quan hệ cung cầu trên thị trường lao động quyết định. Quy mô và
mức độ sôi động của dòng di chuyển lao động này phản ánh mức độ phát triển
và năng động của thị trường lao động.
2.6 Phát triển của các ngành kinh tế
Các ngành mới xuất hiện,ngành có tốc độ phát triển cao,ngành thu hút nhiều lao
động chuyên môn – kỹ thuật,ngành có thu nhập hấp dẫn hơn các ngành truyền thống.
2.7. Xuất, nhập khẩu lao động
- Xuất, nhập khẩu lao động tác động đến cung lao động thực tế và cung lao động
tiềm năng của một nước. Do
có sự di chuyển chỗ làm việc theo thời điểm của
một bộ phận lao động từ nước này đến nước khác.
- Các nước nhập khẩu lao động (thí dụ Malaixia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ...) thì
cung thực tế trên thị trường lao động tăng lên.
- Thị trường lao động = Cung tiềm năng (trong nước + ngoài nước)
Số lao động nước ngoài hết thời hạn sẽ về sau khi hết hợp đồng
*Sau khi COVID-19 đang dần được kiểm soát:
- Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2022 là
142.779 lao động =158,64% kế hoạch (Theo hợp đồng năm 2022 = 90.000 lao động)
- Thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam 2022:
+ Nhật bản = 67.295 người + Trung Quốc = 58.598 lao động
+ Hàn Quốc 9.968 lao động + Singapore 1.822 lao động + Trung Quốc 910 lao động + Romania 721 lao động + Hungary 775 lao động + Nga 467 lao động
+ Ba Lan 494 lao động .....
- Năm 2023, Cục Quản lý lao động ngoài nước phấn đấu đưa 110.000 người lao
động đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định.
2.8. Tác động của tiền lương (tiền công)
- Tiền lương (tiền công) + động cơ = người lao động tham gia vào thị trường lao động.
- Trong môi trường chính sách tiền lương thống nhất, bình đẳng
+ Các khu vực kinh tế sẽ khuyến khích nhiều người lao động tham gia vào thị
trường lao động (có lợi ích) cung lao
động thực tế trên thị trường lao động có khả năng tăng lên.
+ Người lao động đi tìm việc nhìn vào bản chất của công việc và tiền lương (tiền công)
+ Mức cung lao động = mức cung (hàng hoá + dịch vụ) tăng lên
Ở mức lương w1 lượng cung lao động là L1 (điểm A), tại mức lương w2 nhiều
lao động sẽ sẵn sàng làm hơn, hay nói cách khác là cung lao động sẽ lớn hơn do mức lương tăng lên.
- Cung lao động = giá cả sức lao động + tác động của pháp luật lao động
(quy định về mức lương tối thiểu, về số giờ làm viên trong ngày, trong tuần...).
- Mỗi đường cung về lao động được vẽ trong điều kiện giá cả và tiền lương
trong các ngành khác giữ cho không đổi. Nếu một trong những giá cả hoặc tiền
lương này thay đổi thì sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường cung này. - Như hình II.3:
Lương nhân viên vi tính cao bảo hiểm về vi tính lương bảo hiểm giảm
Lương nhân viên bảo hiểm cao vi tính về bảo hiểm lương vi tính giảm
- Tác động của tiền lương đối với cung lao động;
Công ty đưa ra mức lương thấp hơn
không thể thuê được một người thợ nào
cả (hoặc không có người đủ phẩm chất như họ muốn)
cá nhân quyết định và
lựa chọn công ty đó không dại trả cao hơn để thu hút
- Đường cung lao động của một công ty là một đường nằm ngang như đã chỉ ra
trong hình II.4. Nếu tiền lương nhân viên đánh máy vi tính được những người
chủ khác trên thị trường trả ở mức Wo thì đường cung lao động của công ty này
sẽ là So. Nếu mức tiền lương này là W1 thì đường cung của công ty này sẽ là
S1. Đường cung nằm ngang cho thấy rằng, ở mức lương hiện hành công ty có
thể có tất cả những nhân viên mà họ muốn. Tuy nhiên nếu trả thấp hơn thì
đường cung sẽ co lại thành zero (0).
VD - Nhân viên đánh máy vi tính chọn vào công ty dựa vào mức trả công
đường cung nằm ngang phản ánh những sự lựa chọn trong số các lựa chọn có
thể thay thế cho nhau một cách hoàn hảo.
- Công ty trả lương bằng hoặc sát mức lương hiện hành các ứng viên cạnh
tranh nhân viên đánh máy chất lượng.
- Công ty trả lương dưới mức lương hiện hành nhân viên ko biết sẽ vào chất lượng kém.
*Sẽ không có công ty hoặc công nhân nào đạt được mức lương khác mức lương
hiện hành mà lại có thể hi vọng tiến hành được giao dịch trên thị trường.
– Với lĩnh vực IT, dịch thuật, kỹ thuật thì mức lương sẽ dao động từ 12 – 15
triệu/tháng. Nhân viên văn phòng lương bao nhiêu sau làm việc vài năm thì câu
trả lời có thể tăng lên từ 18 – 20 triệu/tháng.
– Với lĩnh vực hành chính, văn thư, giấy tờ thì mức lương lại thuộc diện thấp
hơn dao động từ 7 – 12 triệu/tháng. Sau quá trình làm việc vài năm mức lương
ban đầu đó sẽ tăng theo cấp bậc đảm nhận về sau.
– Với những lĩnh vực hot hơn và yêu cầu cao hơn như công nghệ, điện tử cộng
thêm nhu cầu nhân sự lớn cả trong và ngoài nước thì mức lương nhận được sẽ
còn nhỉnh hơn. Kèm theo với đó là rất nhiều quyền lợi tùy thuộc vào môi trường
làm việc cũng như tính chất áp lực cần chịu đựng, mức lương có thể đạt tới vài chục triệu/tháng.
2.9. Tác động của sự lựa chọn giữa làm việc và nghỉ ngợi đối với cung lao động V
- Vì người lao động cần có thời gian nghỉ ngơi để hồi phục khả năng lao động = có giá trị
- Chỉ có 24 giờ/ngày, người lao động phân thời gian lao động + sự nghỉ ngơi
(xem ti vi, xem bóng đá hoặc thưởng thức các hàng hoá và dịch vụ đã mua...)
cung lao động trên thị trường lao động.
Hình II. 5 cho thấy, tại điểm A là sự lựa chọn dành toàn bộ 24 giờ cho sự nghỉ
ngơi, tại điểm B người ta dành thời gian làm việc 8 giờ trong một ngày và 16 giờ
để nghỉ ngơi. Tại điểm C thể hiện một tình huống cùng cực chỉ có làm việc mà
không có thời gian nghỉ ngơi nào.
- Tổng số lợi ích thu được từ một số giờ nghỉ ngơi phụ thêm phụ thuộc vào thời
gian nghỉ ngơi mà mỗi người đã có.
- Ích lợi cận biên của sự nghỉ ngơi giảm ⇔thời gian nghỉ ngơi tăng lên.
Trên hình II.6. cho thấy lợi ích cận biên của sự nghỉ ngơi tại điểm A (MU,) thấp
hơn ích lợi cận biên của sự nghỉ ngơi tại điểm B (MU,).
- Lợi ích cận biên của lao động = sự có ích của các vật phẩm và dịch vụ có thể
mua được bằng tiền công của số giờ làm việc tăng thêm.
- Số giờ nghỉ ngơi ít = lợi ích cận biên của số giờ nghỉ ngơi là cao (và ngược lại)
- Hiệu quả làm việc tối ưu ⇔ MU lao động = MU nghỉ ngơi không có động
lực thay thế bằng một hoạt động khác.
* Luật giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi của Đức quy định rõ:
- Thời gian làm việc/ngày của công nhân viên không được quá 8h.
- Thời gian nghỉ ngơi sau giờ làm việc chí ít cũng phải đủ 11 giờ.
Trong suốt 11 tiếng đồng hồ này, mọi hoạt động liên quan đến công việc đều vi phạm pháp luật.
- Lần đầu tiên đến Viện Nghiên cứu Nâng cao Freiburg của Đức, Kristen
Ghodsee chưa biết về quy định giờ giấc này. Cô ở lại "tăng ca tình nguyện".
Chưa được mấy phút, Ghodsee đã nghe thấy tiếng gõ cửa. Giám đốc viện nghiên
cứu bước vào, hỏi cô có chuyện gì không. Ghodsee lắc đầu, trả lời là không. Vị
giám đốc nhìn đồng hồ, hơi cáu kỉnh với Ghodsee sao đã hết giờ mà vẫn chưa
chịu đi về. Ghodsee vội vàng giải thích, nhưng còn bị "nạt" lớn tiếng hơn. "Chị
đang ở Đức đấy, đi về ngay cho tôi!".
- Các ngoại lệ Feierabend là nhân viên bệnh viện, nông dân, người làm việc
trong ngành khách sạn, vận tải hoặc truyền thông. Tuy nhiên, họ cũng chỉ rút bớt
giờ nghỉ có 1 giờ thôi, vẫn còn 10 tiếng.
2.10 Sự co giãn của cung lao động
- Khái niệm: cung lao động trên thị trường là tổng số số lượng lao động hứng
thú và có khả năng cung ứng theo các mức tiền lương khác nhau trong một thời gian nhất định.
- Theo thời gian đường cung về lao động trên thị trường có thể bị trượt đi, khi
mà mức thu nhập của họ tăng lên và có nhiều hơn lao động.
- Để đánh giá sự chuyển động xảy ra dọc theo đường cung về lao động, người ta
tính hệ số co giãn như sau:
Sự co giãn của cung về lao động = số phần trăm thay đổi về số lượng lao động
cung ứng : Số phần trăm thay đổi về mức lương - Ví dụ:
· Nếu hệ số co giãn cung lao động là 0.2 nghĩa là tăng lên 1% về mức lương sẽ
tăng lên 0.2% về số lượng lao động cung ứng.
· Nếu tăng lên 10% về mức lương sẽ tạo ra 2% tăng lên về lượng lao động cung ứng.
- Các yếu tố tạo ra co giãn cung lao động:
· Sự ưa thích của cá nhân về nghỉ ngơi và lao động
· Các khoản thu nhập khác, sức khỏe, triển vọng được hưởng gia tài, các luật
thuế, giá cả hàng tiêu dùng.
· Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác như: sự ham thích công việc, các chính sách,
luật kinh tế-xã hội v…v…
2.11 Công đoàn tác động đến cung lao động
- Công đoàn ảnh hưởng đến cung lao động theo 2 cách:
a) Thông qua thỏa ước lao động tập thể
- Khái niệm: là thỏa thuận tập thể với người sử dụng lao động. Các thỏa thuận
này cho phép người chủ tự do trong chọn lựa người lao động.
- Trong thỏa ước lao động tập thể này gồm có: tiền lương, các hình thức trả công
khác, điều kiện làm việc, thủ tục khiếu kiện v…v… Những điều khoản của thỏa
ước lao đông tập thể là kết quả của thương lượng giữa người quản lý và tập thể
người lao động, mọi người đều phải chấp nhận mức lương chung.
- Những thỏa thuân này ảnh hưởng đến các đường cung của các thị trường lao
động có liên quan làm cho chúng trở thành nằm ngang. Không ai có thể nhận
được nhiều hơn hay ít hơn mức thảo thuận trong hợp đồng.
b) Trực tiếp hạn chế cung
- Một số các công đoàn hoạt động theo thỏa thuận theo cách các người chủ thuê
tất cả lao động từ công đoàn và công đoàn kiểm soát việc những công nhân nào
và bao nhiều công nhân được đưa ra.
- Quyền lực kép nằm ở năng lực hạn chế số hội viên cung cấp và trói buộc chủ
chỉ được thuê các hội viên cho phép công đoàn thiết lập mức cung lao động trên thị trường.
- Ở cách này không có tình trạng dư thừa công nhân trước các ông chủ chờ xin việc.
- Những ví dụ thường thấy cho cách này là ở các nghề xây dựng với các công
nhân có tay nghề cao, nghề bốc dỡ, nhân viên kĩ thuật chiếu sáng…
- Tuy nhiên trên thực tế không phải tất cả các công đoàn đều có quyền lực thay
đổi tiền lương một cách đáng kể.
2.12 Các yếu tố khác tác động đén cung lao động
Ngoài các yếu tố trên còn có các yếu tố khác tác động đến cung lao động như:
- Mong muốn đạt được vật chất sung túc: là áp lực kinh tế tăng sức mạnh cho
người lao động. Người sản xuất khuyến khích người tiêu cùng mua thêm hàng
hóa, người tiêu dùng muốn tăng mức tiêu dùng, nâng cao mức sống thì cần có
thu nhập từ đó nhận thưc được sự cần thiết cần có việc làm.
- Truyền thống xã hội bình đẳng trong 1 xã hội: thực tế cho thấy rằng ở đất nước
có truyền thống phụ nữ có phong tục tập quán phụ nữ ở nhà làm nội trợ thì cung
lao động nữ thường thấp hơn.
- Lao động được coi là một hình thức của sự tôn kính: những giáo phái và thầy
tu coi lao động ngang bằng với đạo đức và giá trị. Các khía cạnh xã hội của lao
động đã giải thích tại sao phần lớn người lao động yêu thích công việc của họ và
có nhiều trường hợp cong người đã làm việc tình nguyện dù không có thu nhập hoặc thu nhập thấp.