Các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên | Bài tập giữa kỳ học phần Kinh tế lượng

Trong nhiều năm qua, việc thúc đẩy khởi nghiệp đã trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế cũng như giảm thiểu thất nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, những năm trở lại đây Chính phủ đã xây dựng các phương án, kế hoạch để nâng cao ý định khởi nghiệp nhằm thúc đẩy khả năng hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp. Phần lớn sinh viên đại học Việt Nam có xu hướng nỗ lực học tập, đạt kết quả tốt nhất để tìm kiếm cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp đang hoạt động thay vì khởi nghiệp. Tại các trường đại học trong đó có trường đại học Phenikaa số lượng sinh viên khởi nghiệp vẫn còn thấp. Để thúc đẩy các ý tưởng khởi nghiệp tại Việt Nam, nghiên cứu này là cần thiết, được thực hiện nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh trường đại học Phenikaa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

|47207367
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH ***
BÀI TẬP GIỮA KỲ KINH TẾ LƯỢNG ĐTÀI: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
PHENIKAA NHÓM 8
Giảng viên: Bùi Duy Hưng
Lớp: Kinh tế lượng (N01)
Thị Hải: 21013047
Phạm Thị Hằng: 21013048
Ngô Hồng Hạnh: 21011011
Đặng Thu Hằng: 21010303
Nguyễn Thị Thanh Huyền 21011889
Vũ Phương Huyền 21011202
Hà Nội 4/2023
2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................. 3
2.1 Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................................... 3
2.2 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 5
3.1. Nghiên cứu định tính .................................................................................................................... 5
3.2. Phương pháp định lượng ............................................................................................................. 6
3.3 Phương pháp hồi quy (OLS) ......................................................................................................... 6
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 6
4.1. Mô tả thông kê .............................................................................................................................. 6
4.2. Mối quan hệ tương quan của các biến ........................................................................................ 7
4.3. Kết quả hồi quy ............................................................................................................................. 7
4.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu ...................................................... 9
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 10
5.1. Kết luận ........................................................................................................................................ 10
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................................................... 10
5.2.1. Xét về thái độ khởi nghiệp .......................................................................................................... 10
5.2.2. Xét về nhận thức kiểm soát hành vi ........................................................................................... 10
5.2.3. Xét về giáo dục khởi nghiệp ........................................................................................................ 11
5.2.4. Xét về quy chuẩn chủ quan ......................................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 11
PHỤ LỤC CÁC BẢNG
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 2: thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Hình 3: mối quan hệ tương quan của các biến trong mô hình
Hình 5: VIF của mô hình nghiên cứu.
Hình 4: kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu Hình 6: đồ thị cho thấy mô hình không
xảy ra tự tương quan Hình 7: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo
|47207367
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Trong nhiều năm qua, việc thúc đẩy khởi nghiệp đã trở thành mục tiêu quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế cũng như giảm thiểu thất nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế,
những năm trở lại đây Chính phủ đã xây dựng các phương án, kế hoạch để nâng cao ý định khởi
nghiệp nhằm thúc đẩy khnăng hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp. Phần lớn sinh viên đại
học Việt Nam xu hướng nỗ lực học tập, đạt kết quả tốt nhất để tìm kiếm hội việc làm tại
các doanh nghiệp đang hoạt động thay khởi nghiệp. Tại các trường đại học trong đó trường
đại học Phenikaa số lượng sinh viên khởi nghiệp vẫn còn thấp. Để thúc đẩy các ý tưởng khởi
nghiệp tại Việt Nam, nghiên cứu này cần thiết, được thực hiện nhằm xác định đo lường mức
độ tác động của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh trường đại học Phenikaa. Từ kết
quả nghiên cứu, nhóm đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp
của sinh viên trường đại học phenikaa và các trường đại học khác ở Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu hướng đến sinh viên trường đại học Phenikaa, những người
đang trong thời kỳ quyết định lựa chọn và định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Câu hỏi đặt ra
ở đây là liệu rằng Nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội cần làm gì để khuyến khích cá nhân
phát triển tinh thần khởi nghiệp? Xuất phát từ câu hỏi này, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Phenikaa là vấn đề rất cần thiết.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
Ý định trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện một hành vi. Để đi đến một hành vi
bất kỳ cá nhân phải cảm nhận vấn đề đó trước khi thực hiện. Việc cảm nhận này có vai trò quan
trọng để quyết định làm hay không. Ý định đại diện cho mức độ cam kết của hành vi sẽ thực hiện
trong tương lai.
Khởi nghiệp theo nghĩa rộng (Entrepreneurship) được hiểu là việc bắt đầu một hoặc nhiều
hoạt động kinh doanh, chấp nhận những rủi ro về tài chính với hy vọng thu về lợi nhuận.
Khởi nghiệp (startup) dùng với nghĩa hẹp để chỉ các hoạt động khởi nghiệp hoặc công ty
khởi nghiệp về công nghệ do những thành công của một ngành công nghiệp mới công nghệ
thông tin – một ngành phát triển gắn bó mật thiết với sự đổi mới giai đoạn năm 1990. Theo thời
gian khái niệm này trở nên phổ biến hiện nay được dùng chung cho hoạt động khởi nghiệp
trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Ở Việt Nam khởi nghiệp startup thường được dịch là khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo.
Ý định khởi nghiệp là ý tưởng trở thành doanh nhân của một người nào đó đã được lên kế
hoạch từ trước và có mong muốn đạt được ý tưởng đó. Người có ý định khởi nghiệp kinh doanh
phải chấp nhận bỏ vốn để phát triển sự nghiệp kinh doanh, trở thành người chủ quản lý phải
hướng đến mục đích kiếm lợi nhuận.
Tinh thần kinh doanh khởi nghiệp đối với sinh viên thể giúp họ tìm ra sự nghiệp và định
hướng phù hợp với bản thân mình. cũng giúp sinh viên phát triển kỹ năng và kiến thức cần
thiết để khởi nghiệp phát triển công ty. Ngoài ra, tinh thần kinh doanh khởi nghiệp đối với
4
sinh viên còn giúp họ trở nên độc lập và tự chủ trong cuộc sống. Để có tinh thần kinh doanh khởi
nghiệp, sinh viên cần phải có duy sáng tạo khả năng tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới. Họ
cũng phải có khả năng quản lý tài chính và đối mặt với rủi ro. Ngoài ra, sinh viên cần phải có sự
kiên trì và nỗ lực để đạt được mục tiêu kinh doanh và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng,
đối tác và nhà đầu tư.
Nhận thấy các ưu điểm của mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991)
trong việc giải ý định khởi nghiệp, nhóm quyết định xây dựng hình nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên bao gồm 4 nhân tố: Thái độ khởi nghiệp,
Nhận thức kiểm soát hành vi, Giáo dục khởi nghiệp, Chuẩn chủ quan.
Thái độ khởi nghiệp một tư duy, một cách tiếp cận với cuộc sống và công việc, được đặc
trưng bởi những tính cách như sáng tạo, kiên trì, chủ động, nhanh nhẹn, cởi mở, sẵn ng thích
nghi với môi trường mới và luôn tìm cách giải quyết những vấn đề thách thức bằng cách sử dụng
tài nguyên hiện có một cách tối ưu nhất.
Nhận thức khởi nghiệp mức độ nhân nhận thức về độ dễ dàng hay khó khăn; bị
kiểm soát, hạn chế hay không khi thực hiện hành vi, mức độ tự tin của một nhân về khả
năng thực hiện các hành vi
Giáo dục khởi nghiệp liên quan đến chương trình, các bài giảng ngoại khóa hoặc các
khóa học cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng thái độ để theo đuổi sự nghiệp
kinh doanh
Chuẩn chủ quan là nhận thức về những áp lực từ phía xã hội thể hiện sự ủng hộ, hay phản
đối người có ý định thực hiện nh vi. bao gồm các ảnh hưởng bên trong ý kiến từ gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp và các ảnh hưởng bên ngoài là các trào lưu xã hội.
2.2 Mô hình nghiên cứu
Hình 1: mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình cụ thể như sаu:
YDKNSV = β0 + β1*TD + β2*NT + β3*GD + β4*CCQ + µ Trong
đó:
Biến Giải thích biến Quan hệ với biến phụ thuộc
|47207367
5
+ β0, β1, β2, β3 các hệ số trong hình hồi quy +
µ là sai số ngẫu nhiên của mô hình.
Các giả thuyết nghiên cứu đặt ra
Giải thuyết Nội dung
H1 Thái độ khởi nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
H2 Nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên
H3 Giáo dục khởi nghiệp ảnh hưởng ngược chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên
H4 Chuẩn chủ quan ảnh hưởng ngược chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính: áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, kiểm tra sự phù hợp của
các thang đo trong hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
trước khi tiến hành phân tích hồi quy. Nghiên cứu định tính bộ thông qua phỏng vấn sâu được
thực hiện với đối tượng 5 sinh viên năm 1, 2, 4. Phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm bước đầu
kiểm tra sự phù hợp của các biến độc lập ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên,
nhận diện bộ mối quan hệ giữa các biến trong hình. Kết quả nghiên cứu định tính bộ
ủng hộ mô hình nghiên cứu đề xuất của nhóm. Phần lớn sinh viên được phỏng vấn đều cho rằng
thái độ đối với khỏi nghiệp vai trò quan trọng đối với ý định thành lập doanh nghiệp. Tuy
nhiên, những sinh viên muốn đi làm tại các công ty sau khi tốt nghiệp cho biết, họ cần thời gian
(3-5 năm) để tích lũy kinh nghiệm vốn. Đồng thời, họ cũng nhận định rằng không phải ai cũng
muốn khởi nghiệp, một công việc ổn định với mức thu nhập cao cũng là một cách thức để chứng
tỏ năng lực bản thân. Ngược lại, số sinh viên có ý định khởi nghiệp mạnh mẽ là những sinh viên
đã từng hoặc đang tìm hiểu hay ham gia vào các câu lạc bộ khởi nghiệp, dự án khởi nghiệp. Họ
cho rằng muốn tìm kiếm hội khởi nghiệp bởi làm chủ doanh nghiệp đam cần thử
YDKNSV
Ý định khởi nghiệp sinh viên
Biến phụ thuộc
TD
Thái độ
Biến độc lập
Quan hệ cùng chiều (+)
NT
Biến độc lập
Quan hệ cùng chiều (+)
Giáo dục
GD
Biến độc lập
Quan hệ ngược chiều (-)
CCQ
Chuẩn chủ quan
Biến độc lập
Quan hệ ngược chiều (-)
6
thách bản thân ngay khi còn trẻ vừa để trải nghiệm vừa để học hỏi, tích lũy kiến thức. Những
sinh viên này cho rằng, “khởi sự kinh doanh phải đối mặt với rủi ro, song rủi ro không hẳn
mang đến thất bại mà có thể là cơ hội”.
3.2. Phương pháp định lượng
Phương pháp định lượng được thực hiện dựa trên tệp dữ liệu thu được dữ liệu từ 118 sinh
viên các trường đại học và cao đẳng thông qua phần mềm eviews đối tượng khảo sát là sinh viên
năm 1, 2, 3, 4, 5 thập từ bảng câu hỏi khảo sát. Số phiếu phát ra 118 phiếu, số phiếu hợp l
được dùng để phân tích hồi quy là 115 phiếu. Theo kết quả thu về từ khảo sát, về giới tính có 70
nữ (60%), 48 nam (40%). Khảo sát được thực hiện thông qua bảng câu hỏi sử dụng thang đo
likert 5 mức điểm với mức độ từ thấp đến cao với 1 tương ứng với hoàn toàn không đồng ý đến
5 hoàn toàn đồng ý. Mục đích của bước nghiên cứu này đo lường mức độ tác động của 4
nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Phenikaa.
3.3 Phương pháp hồi quy (OLS)
Phương pháp hồi quy được sử dụng để ước lượng tham số của hình phương pháp
bình phương nhỏ nhất (OLS). Theo phương pháp OLS, một trong những cách để kiểm định ý
nghĩa thống của biến độc lập chính xem xét giá trị p (p - value) của nó. Với mức ý nghĩa
5%, một biến độc lập có ý nghĩa thống kê khi giá trị p của nó nhỏ hơn 0,05. Bên cạnh đó, nhóm
nghiên cứu tiến hành các kiểm định để phát hiện các bệnh của mô hình bao gồm đa cộng tuyến,
tự tương quan, phương sai thay đổi.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Mô tả thông kê
Hình 2: thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Nguồn: nhóm tính toán bằng phần mềm Eviews
|47207367
7
4.2. Mối quan hệ tương quan của các biến
Hình 3: mối quan hệ tương quan của các biến trong mô hình
Nguồn: nhóm tính toán bằng phần mềm Eviews
4.3. Kết quả hồi quy
Kết quả của khảo sát thu về được 118 phiếu trả lời, trong đó có 115 phiếu hợp lệ. Theo kết
quả thu về từ khảo sát, về giới tính có 70 nữ (60%), 48 nam (40%) Chạy hồi quy bằng phần
mềm Eviews ta có:
Hình 4: kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu
(Nguồn: nhóm tính toán bằng phần mềm Eviews)
Từ đó có mô hình hồi quy ước lượng như sau:
Y = 0.003954 + 0.2218*TD + 0.106549*NT - 0.034823*GD - 0.073266*CCQ
Kết quả phân tích từ phần mềm eviews đưa ra hình có chỉ số hiệu chỉnh (Adjusted
R-spuared) = 26,8269% giá trị này thể hiện mức độ phù hợp của mô hình. Giá trị 26,8269% cho
thấy ý nghĩa về mặt thống chưa được cao, biến độc lập giải thích ý nghĩa thấp cho sự biến
thiên của biến phụ thuộc.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hình nghiên cứu là phù hợp có ý nghĩa thống kê với
F = 11.44873 và có hệ số chặn C = 0.003954
Hệ số của biến thái độ (TD), nhận thức (NT) có giá trị dương/quan hệ cùng chiều (+) điều
này có nghĩa biến thái độ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên với
mức ý nghĩa là 5%. Dấu dương (+) của hệ số cùng dấu với dấu trong phân tích tương quan giữa
2 biến. Như vậy biến độc lập TD, NT quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc YDKNSV tức
8
khi thái độ, nhận thức khởi nghiệp của sinh viên tăng thì ý định khởi nghiệp của sinh viên cũng
tăng theo và ngược lại.
Hệ số của giáo dục (GD), chuẩn chủ quan (CCQ) giá trị âm/quan hệ ngược chiều (-) điều
này nghĩa là biến giáo dục, chuẩn chủ quan ảnh hưởng ngược chiều đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên với mức ý nghĩa 5% . Dấu (-) của hệ sngược dấu với phân tích tương quan giữa
hai biến. Như vậy biến độc lập GD, CCQ có quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc YDKNSV
tức khi giáo dục, chuẩn chủ quan khởi nghiệp của sinh viên tăng thì ý định khởi nghiệp của
sinh viên giảm và ngược lại. Hình 5: VIF của mô hình nghiên cứu.
(Nguồn: nhóm tính toán bằng phần mềm Eviews)
Mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, các chỉ số VIF đều < 2.5 và không xảy ra
hiện tượng tự tương quan (hệ số Durbin Watson là 1.797)
Hình 6: đồ thị cho thấy mô hình không xảy ra tự tương quan
Nguồn: nhóm tính toán bằng phần mềm Eviews
Hình 7: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo
|47207367
9
Nguồn: nhóm tính toán băng phần mềm Eviews
Nhóm kiểm định 04 giả thuyết 02 giả thuyết được chấp nhận, 02 giả thuyết bị bác bỏ.
Theo đó, không tìm thấy bằng chứng về tác động của nhân tố “chuẩn chủ quan” tới “Ý định khởi
nghiệp của sinh viên”. Trong các giả thuyết từ H1 tới H4, ta chấp nhận các giả thuyết H1 và H4,
tương ứng với các biến độc lập “Giáo dục khởi nghiệp”, “Chuẩn chủ quan”, Giả thuyết H3,
H4 bị bác bỏ, nhóm không tìm được bằng chứng ủng hộ tác động của các biến này đến “Ý định
khởi nghiệp của sinh viên”.
4.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu
Giả thuyết H1 cho rằng thái độ khởi nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên. Căn cứ vào kết quả hồi quy cho ta thấy P – value = 0.000 < α= 0.05 có ý nghĩa về
mặt thống . Vậy giả thuyết H1 được chấp nhận, điều này chứng tthái độ đối với việc cho rằng
khởi nghiệp mang lại nhiều lợi ích hơn bất lợi, trong các lựa chọn khác nhau, khởi nghiệp là lựa
chọn ưu tiên khởi nghiệp nếu hội và nguồn lực sẽ định hướng ý định khởi nghiệp của
sinh viên.
Giả thuyết H2 cho rằng nhận thức ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên. Căn cứ vào kết quả hổi quy cho thấy P – value =0.0269 < α = 0.05 có ý nghĩa về mặt thống
kê. Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận, việc tin rằng mình đủ yếu tố để tạo lập vận hành
một doanh nghiệp, đủ năng lực tài chính để bắt đầu khởi nghiệp, một mạng lưới quan hệ
rộng thể vận dụng trong quá trình khởi nghiệp và tin rằng mình tiếp cận được các nguồn thông
tin đáng tin cập, hữu ích cho doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ định hướng ý định khởi
Giả thuyết H3 cho rằng giáo dục khởi nghiệp ảnh hưởng ngược chiều đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên. Căn cứ vào kết quả hổi quy cho thấy P – value = 0.5221 > α = 0.05 không
có ý nghĩa về mặt thống kê. Vậy giả thuyết H3 bị bác bỏ, nội dung chương trình học, được thảo
luận về các ý tưởng khởi nghiệp trong suất quá trình học tập, bồi dưỡng các kỹ năng xã hội, khả
năng cần của doanh nhân khởi nghiệp tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan đến
kinh doanh có tác động giúp định hướng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Giả thuyết H4 cho rằng chuẩn chủ quan ảnh hưởng ngược chiều đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên.. Căn cứ vào kết quả hổi quy cho thấy P – value =0.2210 > α = 0.05 không có ý nghĩa
về mặt thống kê. Vậy giả thuyết H4 bị bác bỏ, việc các thành viên trong gia đình, bạn bè, mọi
người nơi bạn sinh sống ủng hộ ý định khởi nghiệp sẽ giúp định hướng được ý định khởi nghiệp
của sinh viên.
10
Bảng 1: kết luận các giả thuyết nghiên cứu.
Giả thuyết Nội dung Kết quả
H1 Thái độ khởi nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi Chấp nhận nghiệp
của sinh viên
H2 Nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng cùng chiều đến ý định Chấp nhận
khởi nghiệp của sinh viên.
H3 Giáo dục khởi nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi Bác bỏ nghiệp của
sinh viên
H4 Chuẩn chủ quan ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp Bác bỏ
của sinh viên.
Nguồn: Kết quả sau khi xử lý số liệu qua phần mềm Eviews
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu khi xác định bốn nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên Trường Đại học Phenikaa thông qua phân tích dữ liệu của 118 phiếu khảo
sát toàn bộ sinh viên trong trường. Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: thái độ khởi nghiệp, nhận
thức kiểm soát hành vi giáo dục khởi nghiệp, quy chuẩn chủ quan. Kết quả nghiên cứu sẽ
sở luận cho các nghiên cứu khác cùng lĩnh vực được thực hiện sau này. Ngoài ra, nghiên
cứu cũng một ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với nhà trường trong việc mang đến cái nhìn
toàn diện, mới mẻ về ý định khởi nghiệp của sinh viên, từ đó đề ra những chính sách thích hợp
nhằm phát huy hơn nữa tinh thần khởi nghiệp đúng đắn trong sinh viên thời gian tới.
5.2. Kiến nghị
Một số kiến nghị được đề xuất để nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên:
5.2.1. Xét về thái độ khởi nghiệp
Việc phát triển những tâm lí, đặc điểm, tính cách chủ động cho sinh viên cần được chú trọng
tập trung vào các khía cạnh như bản lĩnh đối mặt với trở ngại, thích được thử thách dám
chấp nhận rủi ro. Các hoạt động ngoại khóa nên được nhà trường tổ chức mới hơn, không chỉ
đơn thuần mang tính giải trí còn mang đến cho sinh viên cảm giác được thử thách chính
mình. Bên cạnh những nỗ lực của nhà trường thì sự cố gắng rèn luyện và trau dồi của chính sinh
viên là điều không thể thiếu. Sinh viên phải mạnh dạn tham gia nhiều phong trào, cọ xát thực tế
thì mới có được bản lĩnh vượt qua mọi rào cản.
5.2.2. Xét về nhận thức kiểm soát hành vi
Nhận thức tích cực, đúng đắn về khả năng đối với khởi nghiệp rất quan trọng. Để có thể hỗ
trợ sinh viên về vấn đề này thì định hướng giảng dạy dự án kinh doanh hay kế hoạch khởi nghiệp
|47207367
11
kinh doanh của nhà trường hiện tại cần thay đổi theo hướng thiết thực hơn khi mô phỏng một dự
án thực tế và giảm thuyết. Riêng bản thân sinh viên cũng phải dành thời gian nghiên cứu thêm
về các kiến thức kinh doanh liên quan, đặc biệt cập nhật những quy định mới của Nhà nước về
việc thành lập doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, …
5.2.3. Xét về giáo dục khởi nghiệp
Các lớp tập huấn “khởi sự kinh doanh” phải hướng đến sinh viên nhiều ngành chứ không
chỉ dành riêng cho sinh viên kinh tế.. Ngoài ra, định hướng y dựng riêng một chương trình đào
tạo “Quản trị khởi nghiệp” cũng cần được nhà trường xem xét. Nhà trường phải xác định giảng
dạy khởi nghiệp không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh
mà còn phải truyền được nhiệt huyết, sự yêu thích và đam mê.
5.2.4. Xét về quy chuẩn chủ quan
Đây yếu tố mang tính chất hội nên vai trò của các tổ chức đoàn thể rất quan trọng. Các
hoạt động tuyên truyền hay thực hiện tọa đàm nêu gương những doanh nhân khởi nghiệp thành
công sẽ giúp khởi nghiệp được biết đến một cách rộng hơn được hiểu một cách đúng đắn hơn,
từ đó sự ủng hộ của mọi người dành cho khởi nghiệp sẽ tăng lên. Phenikaa rất cần một “Trung
tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” do tỉnh đoàn đoàn Trường Đại học Phenikaa phối hợp
thành lập. Có như vậy, khởi nghiệp không còn bị coi là một hoạt động ngẫu hứng, tự phát mà là
một hoạt động được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan chức năng, từ đó sự ủng hộ khởi nghiệp
cũng được nâng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] “15_Trang_Dai_Phuong_Anh.pdf.” Accessed: Apr. 02, 2023. [Online]. Available:
https://lhu.edu.vn/Data/News/383/files/15_Trang_Dai_Phuong_Anh.pdf
[2] “4535f23c_Bài của Tác giả Trương Hoàng Diệp Hương, Phạm Đức Hiển, Trần Ngọc Lâm,
NGuyễn Thành Thái, Nguyễn Thị Thu Hường.pdf.” Accessed: Apr. 02, 2023. [Online].
Available: https://hvnh.edu.vn/medias/tapchi/vi/02.2022/system/archivedate/4535f23c_B
%C3%A0i%20c%E1%BB%A7a%20T%C3%A1c%20gi%E1%BA%A3%20Tr
%C6%B0%C6%A1ng%20Ho%C3%A0ng%20Di%E1%BB%87p%20H
%C6%B0%C6%A1ng,%20Ph%E1%BA%A1m%20%C4%90%E1%BB%A9c%20Hi
%E1%BB%83n,%20Tr%E1%BA%A7n%20Ng%E1%BB%8Dc%20L%C3%A2m,
%20NGuy%E1%BB%85n%20Th%C3%A0nh%20Th%C3%A1i,%20Nguy%E1%BB%85n
%20Th%E1%BB%8B%20Thu%20H%C6%B0%E1%BB%9Dng.pdf
[3] N. Định, L. Hương, and C. Sen, “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên Trường Đại học Nam Cần Thơ,” TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH, vol. 17, pp. 165–181, Sep.
2021, doi: 10.46223/HCMCOUJS.econ.vi.17.2.1301.2022.
12
[4] “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Lao động - xã
hội - Luận văn Thạc sĩ - Hoàng Thị Thương - 2014.pdf.” Accessed: Apr. 02, 2023.
[Online]. Available: https://thegioiluat.vn/uploads/users/2018/02/78/C%C3%A1c%20y
%E1%BA%BFu%20t%E1%BB%91%20%E1%BA%A3nh%20h%C6%B0%E1%BB
%9Fng%20%C4%91%E1%BA%BFn%20%C3%BD%20%C4%91%E1%BB%8Bnh
%20kh%E1%BB%9Fi%20nghi%E1%BB%87p%20c%E1%BB%A7a%20sinh%20vi
%C3%AAn%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h
%E1%BB%8Dc%20Lao%20%C4%91%E1%BB%99ng%20-%20x%C3%A3%20h
%E1%BB%99i%20%20-%20Lu%E1%BA%ADn%20v%C4%83n%20Th%E1%BA%A1c
%20s%C4%A9%20-%20Ho%C3%A0ng%20Th%E1%BB%8B%20Th
%C6%B0%C6%A1ng%20-%202014.pdf
[5] Loan B. T. T., Ngân N. T., Linh N. T., and Thiệu G., “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”.
[6] “TIỂU-LUẬN-KINH-TẾ-LƯỢNG - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN - Studocu.”
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-ngan-hang-thanh-pho-ho-
chiminh/kinh-te-luong/tieu-luan-kinh-te-luong/23481890 (accessed Apr. 01, 2023).
[7] “Xem GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHỐI
NGÀNH KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG.”
https://jst.hvu.edu.vn/index.php/HVUJST/article/view/54/38 (accessed Apr. 14, 2023).
| 1/12

Preview text:

|47207367
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH ***
BÀI TẬP GIỮA KỲ KINH TẾ LƯỢNG ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA NHÓM 8 Giảng viên: Bùi Duy Hưng Lớp:
Kinh tế lượng (N01) Vũ Thị Hải: 21013047 Phạm Thị Hằng: 21013048 Ngô Hồng Hạnh: 21011011 Đặng Thu Hằng: 21010303 Nguyễn Thị Thanh Huyền 21011889 Vũ Phương Huyền 21011202 Hà Nội 4/2023 1 MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................. 3
2.1 Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................................... 3
2.2 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 5
3.1. Nghiên cứu định tính .................................................................................................................... 5
3.2. Phương pháp định lượng ............................................................................................................. 6
3.3 Phương pháp hồi quy (OLS) ......................................................................................................... 6
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 6
4.1. Mô tả thông kê .............................................................................................................................. 6
4.2. Mối quan hệ tương quan của các biến ........................................................................................ 7
4.3. Kết quả hồi quy ............................................................................................................................. 7
4.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu ...................................................... 9
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 10
5.1. Kết luận ........................................................................................................................................ 10
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................................................... 10
5.2.1. Xét về thái độ khởi nghiệp .......................................................................................................... 10
5.2.2. Xét về nhận thức kiểm soát hành vi ........................................................................................... 10
5.2.3. Xét về giáo dục khởi nghiệp ........................................................................................................ 11
5.2.4. Xét về quy chuẩn chủ quan ......................................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 11
PHỤ LỤC CÁC BẢNG
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 2: thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Hình 3: mối quan hệ tương quan của các biến trong mô hình
Hình 5: VIF của mô hình nghiên cứu.

Hình 4: kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu Hình 6: đồ thị cho thấy mô hình không
xảy ra tự tương quan Hình 7: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo 2 |47207367
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Trong nhiều năm qua, việc thúc đẩy khởi nghiệp đã trở thành mục tiêu quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế cũng như giảm thiểu thất nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế,
những năm trở lại đây Chính phủ đã xây dựng các phương án, kế hoạch để nâng cao ý định khởi
nghiệp nhằm thúc đẩy khả năng hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp. Phần lớn sinh viên đại
học Việt Nam có xu hướng nỗ lực học tập, đạt kết quả tốt nhất để tìm kiếm cơ hội việc làm tại
các doanh nghiệp đang hoạt động thay vì khởi nghiệp. Tại các trường đại học trong đó có trường
đại học Phenikaa số lượng sinh viên khởi nghiệp vẫn còn thấp. Để thúc đẩy các ý tưởng khởi
nghiệp tại Việt Nam, nghiên cứu này là cần thiết, được thực hiện nhằm xác định và đo lường mức
độ tác động của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh trường đại học Phenikaa. Từ kết
quả nghiên cứu, nhóm đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp
của sinh viên trường đại học phenikaa và các trường đại học khác ở Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu hướng đến là sinh viên trường đại học Phenikaa, là những người
đang trong thời kỳ quyết định lựa chọn và định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Câu hỏi đặt ra
ở đây là liệu rằng Nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội cần làm gì để khuyến khích cá nhân
phát triển tinh thần khởi nghiệp? Xuất phát từ câu hỏi này, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Phenikaa là vấn đề rất cần thiết.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
Ý định là trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện một hành vi. Để đi đến một hành vi
bất kỳ cá nhân phải cảm nhận vấn đề đó trước khi thực hiện. Việc cảm nhận này có vai trò quan
trọng để quyết định làm hay không. Ý định đại diện cho mức độ cam kết của hành vi sẽ thực hiện trong tương lai.
Khởi nghiệp theo nghĩa rộng (Entrepreneurship) được hiểu là việc bắt đầu một hoặc nhiều
hoạt động kinh doanh, chấp nhận những rủi ro về tài chính với hy vọng thu về lợi nhuận.
Khởi nghiệp (startup) dùng với nghĩa hẹp để chỉ các hoạt động khởi nghiệp hoặc công ty
khởi nghiệp về công nghệ do những thành công của một ngành công nghiệp mới – công nghệ
thông tin – một ngành phát triển gắn bó mật thiết với sự đổi mới giai đoạn năm 1990. Theo thời
gian khái niệm này trở nên phổ biến và hiện nay được dùng chung cho hoạt động khởi nghiệp
trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Ở Việt Nam khởi nghiệp startup thường được dịch là khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo.
Ý định khởi nghiệp là ý tưởng trở thành doanh nhân của một người nào đó đã được lên kế
hoạch từ trước và có mong muốn đạt được ý tưởng đó. Người có ý định khởi nghiệp kinh doanh
phải chấp nhận bỏ vốn để phát triển sự nghiệp kinh doanh, trở thành người chủ quản lý và phải
hướng đến mục đích kiếm lợi nhuận.
Tinh thần kinh doanh khởi nghiệp đối với sinh viên có thể giúp họ tìm ra sự nghiệp và định
hướng phù hợp với bản thân mình. Nó cũng giúp sinh viên phát triển kỹ năng và kiến thức cần
thiết để khởi nghiệp và phát triển công ty. Ngoài ra, tinh thần kinh doanh khởi nghiệp đối với 3
sinh viên còn giúp họ trở nên độc lập và tự chủ trong cuộc sống. Để có tinh thần kinh doanh khởi
nghiệp, sinh viên cần phải có tư duy sáng tạo và khả năng tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới. Họ
cũng phải có khả năng quản lý tài chính và đối mặt với rủi ro. Ngoài ra, sinh viên cần phải có sự
kiên trì và nỗ lực để đạt được mục tiêu kinh doanh và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng,
đối tác và nhà đầu tư.
Nhận thấy các ưu điểm của mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991)
trong việc lý giải ý định khởi nghiệp, nhóm quyết định xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên bao gồm 4 nhân tố: Thái độ khởi nghiệp,
Nhận thức kiểm soát hành vi, Giáo dục khởi nghiệp, Chuẩn chủ quan.
Thái độ khởi nghiệp là một tư duy, một cách tiếp cận với cuộc sống và công việc, được đặc
trưng bởi những tính cách như sáng tạo, kiên trì, chủ động, nhanh nhẹn, cởi mở, sẵn sàng thích
nghi với môi trường mới và luôn tìm cách giải quyết những vấn đề thách thức bằng cách sử dụng
tài nguyên hiện có một cách tối ưu nhất.
Nhận thức khởi nghiệp là mức độ cá nhân nhận thức về độ dễ dàng hay khó khăn; có bị
kiểm soát, hạn chế hay không khi thực hiện hành vi, là mức độ tự tin của một cá nhân về khả
năng thực hiện các hành vi
Giáo dục khởi nghiệp là liên quan đến chương trình, các bài giảng ngoại khóa hoặc các
khóa học cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và thái độ để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh
Chuẩn chủ quan là nhận thức về những áp lực từ phía xã hội thể hiện sự ủng hộ, hay phản
đối người có ý định thực hiện hành vi. Nó bao gồm các ảnh hưởng bên trong là ý kiến từ gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp và các ảnh hưởng bên ngoài là các trào lưu xã hội.
2.2 Mô hình nghiên cứu
Hình 1: mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình cụ thể như sаu:
YDKNSV = β0 + β1*TD + β2*NT + β3*GD + β4*CCQ + µ Trong đó: Biến Giải thích biến
Quan hệ với biến phụ thuộc 4 |47207367 YDKNSV
Ý định khởi nghiệp sinh viên Biến phụ thuộc TD Thái độ Quan hệ cùng chiều (+) Biến độc lập NT Nhận thức Quan hệ cùng chiều (+) Biến độc lập GD Giáo dục
Quan hệ ngược chiều (-) Biến độc lập CCQ Chuẩn chủ quan
Quan hệ ngược chiều (-) Biến độc lập
+ β0, β1, β2, β3 là các hệ số trong mô hình hồi quy +
µ là sai số ngẫu nhiên của mô hình.
Các giả thuyết nghiên cứu đặt ra
Giải thuyết Nội dung H1
Thái độ khởi nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên H2
Nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên H3
Giáo dục khởi nghiệp ảnh hưởng ngược chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên H4
Chuẩn chủ quan ảnh hưởng ngược chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính: áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, kiểm tra sự phù hợp của
các thang đo trong mô hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
trước khi tiến hành phân tích hồi quy. Nghiên cứu định tính sơ bộ thông qua phỏng vấn sâu được
thực hiện với đối tượng là 5 sinh viên năm 1, 2, 4. Phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm bước đầu
kiểm tra sự phù hợp của các biến độc lập có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên,
nhận diện sơ bộ mối quan hệ giữa các biến trong mô hình. Kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ
ủng hộ mô hình nghiên cứu đề xuất của nhóm. Phần lớn sinh viên được phỏng vấn đều cho rằng
thái độ đối với khỏi nghiệp có vai trò quan trọng đối với ý định thành lập doanh nghiệp. Tuy
nhiên, những sinh viên muốn đi làm tại các công ty sau khi tốt nghiệp cho biết, họ cần thời gian
(3-5 năm) để tích lũy kinh nghiệm và vốn. Đồng thời, họ cũng nhận định rằng không phải ai cũng
muốn khởi nghiệp, một công việc ổn định với mức thu nhập cao cũng là một cách thức để chứng
tỏ năng lực bản thân. Ngược lại, số sinh viên có ý định khởi nghiệp mạnh mẽ là những sinh viên
đã từng hoặc đang tìm hiểu hay ham gia vào các câu lạc bộ khởi nghiệp, dự án khởi nghiệp. Họ
cho rằng muốn tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp bởi làm chủ doanh nghiệp là đam mê và cần thử 5
thách bản thân ngay khi còn trẻ vừa để trải nghiệm vừa để học hỏi, tích lũy kiến thức. Những
sinh viên này cho rằng, “khởi sự kinh doanh là phải đối mặt với rủi ro, song rủi ro không hẳn
mang đến thất bại mà có thể là cơ hội”.
3.2. Phương pháp định lượng
Phương pháp định lượng được thực hiện dựa trên tệp dữ liệu thu được dữ liệu từ 118 sinh
viên các trường đại học và cao đẳng thông qua phần mềm eviews đối tượng khảo sát là sinh viên
năm 1, 2, 3, 4, 5 thập từ bảng câu hỏi khảo sát. Số phiếu phát ra là 118 phiếu, số phiếu hợp lệ
được dùng để phân tích hồi quy là 115 phiếu. Theo kết quả thu về từ khảo sát, về giới tính có 70
nữ (60%), 48 nam (40%). Khảo sát được thực hiện thông qua bảng câu hỏi sử dụng thang đo
likert 5 mức điểm với mức độ từ thấp đến cao với 1 tương ứng với hoàn toàn không đồng ý đến
5 là hoàn toàn đồng ý. Mục đích của bước nghiên cứu này là đo lường mức độ tác động của 4
nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Phenikaa.
3.3 Phương pháp hồi quy (OLS)
Phương pháp hồi quy được sử dụng để ước lượng tham số của mô hình là phương pháp
bình phương nhỏ nhất (OLS). Theo phương pháp OLS, một trong những cách để kiểm định ý
nghĩa thống kê của biến độc lập chính là xem xét giá trị p (p - value) của nó. Với mức ý nghĩa
5%, một biến độc lập có ý nghĩa thống kê khi giá trị p của nó nhỏ hơn 0,05. Bên cạnh đó, nhóm
nghiên cứu tiến hành các kiểm định để phát hiện các bệnh của mô hình bao gồm đa cộng tuyến,
tự tương quan, phương sai thay đổi.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Mô tả thông kê
Hình 2: thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Nguồn: nhóm tính toán bằng phần mềm Eviews 6 |47207367
4.2. Mối quan hệ tương quan của các biến
Hình 3: mối quan hệ tương quan của các biến trong mô hình
Nguồn: nhóm tính toán bằng phần mềm Eviews
4.3. Kết quả hồi quy
Kết quả của khảo sát thu về được 118 phiếu trả lời, trong đó có 115 phiếu hợp lệ. Theo kết
quả thu về từ khảo sát, về giới tính có 70 nữ (60%), 48 nam (40%) Chạy hồi quy bằng phần mềm Eviews ta có:
Hình 4: kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu
(Nguồn: nhóm tính toán bằng phần mềm Eviews)
Từ đó có mô hình hồi quy ước lượng như sau:
Y = 0.003954 + 0.2218*TD + 0.106549*NT - 0.034823*GD - 0.073266*CCQ
Kết quả phân tích từ phần mềm eviews đưa ra mô hình có chỉ số R² hiệu chỉnh (Adjusted
R-spuared) = 26,8269% giá trị này thể hiện mức độ phù hợp của mô hình. Giá trị 26,8269% cho
thấy ý nghĩa về mặt thống kê chưa được cao, biến độc lập giải thích ý nghĩa thấp cho sự biến
thiên của biến phụ thuộc.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp có ý nghĩa thống kê với
F = 11.44873 và có hệ số chặn C = 0.003954
Hệ số của biến thái độ (TD), nhận thức (NT) có giá trị dương/quan hệ cùng chiều (+) điều
này có nghĩa là biến thái độ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên với
mức ý nghĩa là 5%. Dấu dương (+) của hệ số cùng dấu với dấu trong phân tích tương quan giữa
2 biến. Như vậy biến độc lập TD, NT có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc YDKNSV tức 7
là khi thái độ, nhận thức khởi nghiệp của sinh viên tăng thì ý định khởi nghiệp của sinh viên cũng
tăng theo và ngược lại.
Hệ số của giáo dục (GD), chuẩn chủ quan (CCQ) có giá trị âm/quan hệ ngược chiều (-) điều
này có nghĩa là biến giáo dục, chuẩn chủ quan có ảnh hưởng ngược chiều đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên với mức ý nghĩa là 5% . Dấu (-) của hệ số ngược dấu với phân tích tương quan giữa
hai biến. Như vậy biến độc lập GD, CCQ có quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc YDKNSV
tức là khi giáo dục, chuẩn chủ quan khởi nghiệp của sinh viên tăng thì ý định khởi nghiệp của
sinh viên giảm và ngược lại. Hình 5: VIF của mô hình nghiên cứu.
(Nguồn: nhóm tính toán bằng phần mềm Eviews)
Mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, các chỉ số VIF đều < 2.5 và không xảy ra
hiện tượng tự tương quan (hệ số Durbin Watson là 1.797)
Hình 6: đồ thị cho thấy mô hình không xảy ra tự tương quan
Nguồn: nhóm tính toán bằng phần mềm Eviews
Hình 7: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo 8 |47207367
Nguồn: nhóm tính toán băng phần mềm Eviews
Nhóm kiểm định 04 giả thuyết và 02 giả thuyết được chấp nhận, 02 giả thuyết bị bác bỏ.
Theo đó, không tìm thấy bằng chứng về tác động của nhân tố “chuẩn chủ quan” tới “Ý định khởi
nghiệp của sinh viên”. Trong các giả thuyết từ H1 tới H4, ta chấp nhận các giả thuyết H1 và H4,
tương ứng với các biến độc lập “Giáo dục khởi nghiệp”, “Chuẩn chủ quan”, và Giả thuyết H3,
H4 bị bác bỏ, nhóm không tìm được bằng chứng ủng hộ tác động của các biến này đến “Ý định
khởi nghiệp của sinh viên”.
4.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu
Giả thuyết H1 cho rằng thái độ khởi nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên. Căn cứ vào kết quả hồi quy cho ta thấy P – value = 0.000 < α= 0.05 có ý nghĩa về
mặt thống kê. Vậy giả thuyết H1 được chấp nhận, điều này chứng tỏ thái độ đối với việc cho rằng
khởi nghiệp mang lại nhiều lợi ích hơn bất lợi, trong các lựa chọn khác nhau, khởi nghiệp là lựa
chọn ưu tiên và khởi nghiệp nếu có cơ hội và nguồn lực sẽ định hướng ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Giả thuyết H2 cho rằng nhận thức ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên. Căn cứ vào kết quả hổi quy cho thấy P – value =0.0269 < α = 0.05 có ý nghĩa về mặt thống
kê. Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận, việc tin rằng mình có đủ yếu tố để tạo lập và vận hành
một doanh nghiệp, có đủ năng lực tài chính để bắt đầu khởi nghiệp, có một mạng lưới quan hệ
rộng có thể vận dụng trong quá trình khởi nghiệp và tin rằng mình tiếp cận được các nguồn thông
tin đáng tin cập, hữu ích cho doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ định hướng ý định khởi
Giả thuyết H3 cho rằng giáo dục khởi nghiệp ảnh hưởng ngược chiều đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên. Căn cứ vào kết quả hổi quy cho thấy P – value = 0.5221 > α = 0.05 không
có ý nghĩa về mặt thống kê. Vậy giả thuyết H3 bị bác bỏ, nội dung chương trình học, được thảo
luận về các ý tưởng khởi nghiệp trong suất quá trình học tập, bồi dưỡng các kỹ năng xã hội, khả
năng cần có của doanh nhân khởi nghiệp và tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan đến
kinh doanh có tác động giúp định hướng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Giả thuyết H4 cho rằng chuẩn chủ quan ảnh hưởng ngược chiều đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên.. Căn cứ vào kết quả hổi quy cho thấy P – value =0.2210 > α = 0.05 không có ý nghĩa
về mặt thống kê. Vậy giả thuyết H4 bị bác bỏ, việc các thành viên trong gia đình, bạn bè, mọi
người nơi bạn sinh sống ủng hộ ý định khởi nghiệp sẽ giúp định hướng được ý định khởi nghiệp của sinh viên. 9
Bảng 1: kết luận các giả thuyết nghiên cứu.
Giả thuyết Nội dung Kết quả H1
Thái độ khởi nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi Chấp nhận nghiệp của sinh viên H2
Nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng cùng chiều đến ý định Chấp nhận
khởi nghiệp của sinh viên. H3
Giáo dục khởi nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi Bác bỏ nghiệp của sinh viên H4
Chuẩn chủ quan ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp Bác bỏ của sinh viên.
Nguồn: Kết quả sau khi xử lý số liệu qua phần mềm Eviews
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu khi xác định bốn nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên Trường Đại học Phenikaa thông qua phân tích dữ liệu của 118 phiếu khảo
sát toàn bộ sinh viên trong trường. Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: thái độ khởi nghiệp, nhận
thức kiểm soát hành vi giáo dục khởi nghiệp, và quy chuẩn chủ quan. Kết quả nghiên cứu sẽ là
cơ sở lý luận cho các nghiên cứu khác cùng lĩnh vực được thực hiện sau này. Ngoài ra, nghiên
cứu cũng có một ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với nhà trường trong việc mang đến cái nhìn
toàn diện, mới mẻ về ý định khởi nghiệp của sinh viên, từ đó đề ra những chính sách thích hợp
nhằm phát huy hơn nữa tinh thần khởi nghiệp đúng đắn trong sinh viên thời gian tới. 5.2. Kiến nghị
Một số kiến nghị được đề xuất để nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên: 5.2.1.
Xét về thái độ khởi nghiệp
Việc phát triển những tâm lí, đặc điểm, tính cách chủ động cho sinh viên cần được chú trọng
và tập trung vào các khía cạnh như bản lĩnh đối mặt với trở ngại, thích được thử thách và dám
chấp nhận rủi ro. Các hoạt động ngoại khóa nên được nhà trường tổ chức mới hơn, không chỉ
đơn thuần mang tính giải trí mà còn mang đến cho sinh viên cảm giác được thử thách chính
mình. Bên cạnh những nỗ lực của nhà trường thì sự cố gắng rèn luyện và trau dồi của chính sinh
viên là điều không thể thiếu. Sinh viên phải mạnh dạn tham gia nhiều phong trào, cọ xát thực tế
thì mới có được bản lĩnh vượt qua mọi rào cản. 5.2.2.
Xét về nhận thức kiểm soát hành vi
Nhận thức tích cực, đúng đắn về khả năng đối với khởi nghiệp rất quan trọng. Để có thể hỗ
trợ sinh viên về vấn đề này thì định hướng giảng dạy dự án kinh doanh hay kế hoạch khởi nghiệp 10 |47207367
kinh doanh của nhà trường hiện tại cần thay đổi theo hướng thiết thực hơn khi mô phỏng một dự
án thực tế và giảm lý thuyết. Riêng bản thân sinh viên cũng phải dành thời gian nghiên cứu thêm
về các kiến thức kinh doanh liên quan, đặc biệt cập nhật những quy định mới của Nhà nước về
việc thành lập doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, … 5.2.3.
Xét về giáo dục khởi nghiệp
Các lớp tập huấn “khởi sự kinh doanh” phải hướng đến sinh viên nhiều ngành chứ không
chỉ dành riêng cho sinh viên kinh tế.. Ngoài ra, định hướng xây dựng riêng một chương trình đào
tạo “Quản trị khởi nghiệp” cũng cần được nhà trường xem xét. Nhà trường phải xác định rõ giảng
dạy khởi nghiệp không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh
mà còn phải truyền được nhiệt huyết, sự yêu thích và đam mê. 5.2.4.
Xét về quy chuẩn chủ quan
Đây là yếu tố mang tính chất xã hội nên vai trò của các tổ chức đoàn thể rất quan trọng. Các
hoạt động tuyên truyền hay thực hiện tọa đàm nêu gương những doanh nhân khởi nghiệp thành
công sẽ giúp khởi nghiệp được biết đến một cách rộng hơn và được hiểu một cách đúng đắn hơn,
từ đó sự ủng hộ của mọi người dành cho khởi nghiệp sẽ tăng lên. Phenikaa rất cần một “Trung
tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” do tỉnh đoàn và đoàn Trường Đại học Phenikaa phối hợp
thành lập. Có như vậy, khởi nghiệp không còn bị coi là một hoạt động ngẫu hứng, tự phát mà là
một hoạt động được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan chức năng, từ đó sự ủng hộ khởi nghiệp cũng được nâng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] “15_Trang_Dai_Phuong_Anh.pdf.” Accessed: Apr. 02, 2023. [Online]. Available:
https://lhu.edu.vn/Data/News/383/files/15_Trang_Dai_Phuong_Anh.pdf
[2] “4535f23c_Bài của Tác giả Trương Hoàng Diệp Hương, Phạm Đức Hiển, Trần Ngọc Lâm,
NGuyễn Thành Thái, Nguyễn Thị Thu Hường.pdf.” Accessed: Apr. 02, 2023. [Online].
Available: https://hvnh.edu.vn/medias/tapchi/vi/02.2022/system/archivedate/4535f23c_B
%C3%A0i%20c%E1%BB%A7a%20T%C3%A1c%20gi%E1%BA%A3%20Tr
%C6%B0%C6%A1ng%20Ho%C3%A0ng%20Di%E1%BB%87p%20H
%C6%B0%C6%A1ng,%20Ph%E1%BA%A1m%20%C4%90%E1%BB%A9c%20Hi
%E1%BB%83n,%20Tr%E1%BA%A7n%20Ng%E1%BB%8Dc%20L%C3%A2m,
%20NGuy%E1%BB%85n%20Th%C3%A0nh%20Th%C3%A1i,%20Nguy%E1%BB%85n
%20Th%E1%BB%8B%20Thu%20H%C6%B0%E1%BB%9Dng.pdf
[3] N. Định, L. Hương, and C. Sen, “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên Trường Đại học Nam Cần Thơ,” TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
, vol. 17, pp. 165–181, Sep.
2021, doi: 10.46223/HCMCOUJS.econ.vi.17.2.1301.2022. 11
[4] “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Lao động - xã
hội - Luận văn Thạc sĩ - Hoàng Thị Thương - 2014.pdf.” Accessed: Apr. 02, 2023.
[Online]. Available: https://thegioiluat.vn/uploads/users/2018/02/78/C%C3%A1c%20y
%E1%BA%BFu%20t%E1%BB%91%20%E1%BA%A3nh%20h%C6%B0%E1%BB
%9Fng%20%C4%91%E1%BA%BFn%20%C3%BD%20%C4%91%E1%BB%8Bnh
%20kh%E1%BB%9Fi%20nghi%E1%BB%87p%20c%E1%BB%A7a%20sinh%20vi
%C3%AAn%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h
%E1%BB%8Dc%20Lao%20%C4%91%E1%BB%99ng%20-%20x%C3%A3%20h
%E1%BB%99i%20%20-%20Lu%E1%BA%ADn%20v%C4%83n%20Th%E1%BA%A1c
%20s%C4%A9%20-%20Ho%C3%A0ng%20Th%E1%BB%8B%20Th %C6%B0%C6%A1ng%20-%202014.pdf
[5] Loan B. T. T., Ngân N. T., Linh N. T., and Thiệu G., “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”.
[6] “TIỂU-LUẬN-KINH-TẾ-LƯỢNG - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN - Studocu.”
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-ngan-hang-thanh-pho-ho-
chiminh/kinh-te-luong/tieu-luan-kinh-te-luong/23481890 (accessed Apr. 01, 2023).
[7] “Xem GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHỐI
NGÀNH KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG.”
https://jst.hvu.edu.vn/index.php/HVUJST/article/view/54/38 (accessed Apr. 14, 2023). 12