Câu hỏi ôn tập cuối học phần - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

Trường:

Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu

Thông tin:
9 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Câu hỏi ôn tập cuối học phần - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

100 50 lượt tải Tải xuống
1. Triết học là gì? Triết học ra đời khi nào?
- Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, hệ thống các quan điểm chung
nhất của con người về thế giới và sự nhận thức thế giới ấy.
- Triết học ra đời khoảng thế kỷ VIII – VI (TCN). Trong tiếng Anh, từ “Philosophy”
(triết học) xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ, được ghép từ hai từ “Philos – Tình yêu” và
“Sophia – Sự thông thái”. Theo nghĩa đen: Triết học (philosophia) là tình yêu đối với
sự thông thái.
2. Trình bày sự biến đối đối tượng nghiên cứu của triết học trong lịch sử.
- Từ khi ra đời ở thời kỳ cổ đại đến nay, triết học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển
khác nhau. Ở mỗi giai đoạn với tư cách một lĩnh vực tri thức của nhân loại và một hình
thái ý thức xã hội, do tình hình thực tiễn xã hội thay đổi mà đối tượng của triết học
cũng có những nội dung khác nhau.
- Thời kỳ cổ đại, khi sản xuất xã hội còn ở trình độ thấp, sự phân công lao động xã hội
mới phát triển, lao động trí óc mới tách rời lao động chân tay, khối lượng tri thức của
loài người về thế giới và về chính bản thân mình còn chưa nhiều, chưa có sự phân chia
giữa tri thức triết học với tri thức của các khoa học chuyên ngành. Ở Trung Quốc, triết
học chủ yếu gắn với việc giải quyết các vẩn đề đạo đức, chính trị – xã hội. Chẳng hạn
quan niệm của Khổng giáo, Lão giáo, Đạo giáo về xã hội, về con người đều chứa đựng
những quan điểm triết học sâu sắc. ở Ấn Độ, triết học và tôn giáo hoà quyện vào nhau.
Chẳng hạn quan niệm của Phật giáo về con người, đời người, nỗi khổ của con người và
sự giải phóng con người khỏi những nỗi khổ thể hiện tư tưởng biện chứng sâu sắc. Ở
Hy Lạp, triết học gắn với những hiểu biết ban đầu của con người về tự nhiên và được
gọi là triết học tự nhiên. Vì triết học bao quát mọi lĩnh vực tri thức của nhân loại, nên
đối tượng nghiên cún của triết học thời kỳ này cũng không có đối tượng riêng mà là
mọi lĩnh vực tri thức, và vì thế sau này đã nảy sinh quan niệm cho rằng “triết học là
khoa học của mọi khoa học”.
- Thời kỳ trung cố ở Tây Âu kéo dài hơn mười thế kỷ, do sự thống trị của Giáo hội
Thiên Chúa giáo trên mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần của xã hội, triết học cũng bị
thần học chi phối. Triết học trở thành bộ phận của thần học, phục vụ cho thần học.
Nhiệm vụ của triết học thời kỳ đó là lý giải và chứng minh tính họp lý, đúng đắn của
các giáo điều trong kinh thánh
- Từ nửa sau thế kỷ XV và thể kỷ XVI, ở các nước Tây Âu những yếu tố của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện trong lòng phương thức sản xuất phong
kiến, đồng thời khoa học tự nhiên cũng bắt đầu được phát triển do đòi hỏi của sản xuất.
Khi đó, triết học duy vật phát triển trong mối liên hệ với yêu cầu phát triển của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự phát triển của khoa học tự nhiên.
- Đến thế kỷ XVII – XVIII, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng lớn
mạnh, trở thành phương thức sản xuất thống trị trên nhiều lĩnh vực của nền sản xuất,
đưa đến cách mạng tư sản nổ ra ở nhiều nước Tây Âu. Khoa học tự nhiên phát triển
mạnh, diễn ra quá trình phân ngành sâu sắc và đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh
vực riêng biệt khác nhau. Nổi bật nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đến tư tưởng triết học
là cơ học của Niutơn. Khi đó, triết học duy vật phát triến mạnh mẽ và đấu tranh khá
gay gắt với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật thế kỷ
XVII – XVIII là chủ nghĩa duy vật Pháp với các đại biểu: Điđrô, ‘Henvêtiuyt; chủ
nghĩa duy vật Anh với các đại biểu: Ph. Bêcơn, T. Hốpxơ; ở Hà Lan với đại biểu
Xpinôda. Tuy khoa học tự nhiên đã hình thành các môn khoa học độc lập, nhưng triết
học vẫn chưa xác định rõ đối tượng nghiên cứu riêng của mình, mà vẫn gắn liền với
khoa học tự nhiên, bao quát toàn bộ tri thức khoa học tự nhiên. Triết học lúc này vẫn
được coi là “khoa học của mọi khoa học”.
- Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nước Anh và Pháp đã ứở thành nước tư bản,
nhưng nước Đức vẫn còn là một nước phong kiến. Giai cấp tư sản Đức đang hình
thành vừa muốn đi theo các nước Anh, Pháp, vừa sợ phong trào đấu tranh của giai cấp
vô sản và muốn thỏa hiệp với giai cấp quý tộc phong kiến. Trong bối cảnh lịch sử đó,
triết học Đức phản ánh lợi ích và địa vị của giai cấp tư sản Đức, đã phát triển mạnh mẽ,
nhưng trên lập trường duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen. Hêghen muốn bao
quát toàn bộ tri thức khoa học vào trong hệ thống triết học của mình. Đối với Hêghen,
mỗi một ngành khoa học cụ thể chỉ là những mắt khâu của hệ thống triết học. Triết học
có thể giải quyết được các vấn đề của khoa học cụ thể. Đây là hệ thống triết học cuối
cùng coi triết học là “khoa học của các khoa học” – Một quan niệm về đối tượng
nghiên cứu của triết học không còn phù họp với tình hình phát triển của nhận thức
khoa học và thực tiễn xã hội đương thời.
- Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, Trước đòi hỏi của cuộc đấu tranh cách mạng của
giai cấp vô sản và yêu cầu của sự phát triển khoa học tự nhiên, triết học Mác đã ra đời.
Triết học Mác đã xác định rõ đối tượng nghiên cứu của mình, phân biệt với đối tượng
nghiên cứu của các khoa học cụ thể, chấm dứt quan niệm sai lầm về đối tượng nghiên
cứu của triết học, cho rằng: Triết học là khoa học của mọi khoa học. Triết học Mác xác
định đối tượng nghiên cứu của triết học là: Tiếp tục giải quyết vấn đề về mối quan hệ
giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất trẽn lập trường duy vật; nghiên cứu
những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, từ đó định hướng cho hoạt
động nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người.
- Thời đại ngày nay, với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ,
với điều kiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang giữ địa vị thống trị, trong xã
hội tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt, điều đó lại tạo điều kiện cho sự ra đời nhiều trào
lưu triết học khác nhau ở các nước phương Tây, mà chúng ta thường gọi là “Triết học
phương Tây hiện đại”. Các trào lưu đó như: Chủ nghĩa thực chứng; chủ nghĩa hiện
sinh; chủ nghĩa thực dụng; chủ nghĩa Tômát mới, v.v. Các trào lưu triết học này coi đối
tượng của triết học là nghiên cứu những mặt hoạt động khác nhau của con người. Tuy
nhiên về bản chất không thế nằm ngoài vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới vật
chất, giữa tư duy, ý thức của con người với hiện thực khách quan và với bản thân hoạt
động của con người.
3. Tại sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan?
Đặc tính của tư duy con người là muốn đạt tới sự hiểu biết hoàn toàn, đầy đủ; song tri
thức mà con người đạt được luôn luôn là có hạn. Quá trình tìm hiểu về quan hệ giữa
con người với thế giới đã hình thành nên những quan niệm nhất định, trong đó có sự
hòa quyện thống nhất giữa cảm xúc và trí tuệ, tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở
trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi đã trở
thành niềm tin định hớng cho hoạt động của con người. Khác với thế giới quan thần
thoại và tôn giáo, thế giới quan triết học dựa vào tri thức, là sự diễn tả quan niệm của
con nười dưới dạng hệ thống các quy luật, phạm trù đóng vai trò là những nấc thang
trong quá trình nhận thức thế giới. Với ý nghĩa đó, triết học đợc xem là hạt nhân lý
luận của thế giới quan, là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và về
vị trí của con người trong thế giới đó.
4. Vấn đề cơ bản của Triết học là gì? Tại sao vấn đề đó lại là vấn đề cơ bản của triết
học?
Theo Ph.Ăng ghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học
hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”. Vấn đề này được coi là vấn đề
cơ bản của triết học, vì nó ra đời cùng sự ra đời của triết học và tồn tại cùng sự tồn
tại của triết học suốt từ khi ra đời đến nay.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
- Mặt thứ nhất trả lời cho câu hỏi giữa tồn tại (vật chất) và tư duy (ý thức) cái nào có
trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào. Việc giải quyết mặt thứ nhất này
đã chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn:
. + Chủ nghĩa duy vật cho rằng tồn tại (vật chất) có trước tư duy (ý thức) và
quyết định tư duy (ý thức). Nói cách khác, chủ nghĩa duy vật cho rằng bản chất của thế giới là
vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất có trước ý thức và quyết định
ý thức.
. + Chủ nghĩa duy tâm, ngược lại, cho rằng tư duy (ý thức) có trước tồn tại
(vật chất) và quyết định tồn tại (vật chất). Theo cách khác, chủ nghĩa duy tâm cho rằng bản
chất của thế giới là tinh thần; ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức có trước
và quyết định vật chất.
. - Mặt thứ hai trả lời câu hỏi tư duy (ý thức) của con người có thể phản ánh
được tồn tại (vật chất) hay không? Nói cách khác là con người có khả năng nhận thức được
thế giới hay không? Đến đây lại chia thành hai học thuyết: Thuyết khả tri (có thể biết) và
thuyết: Bất khả tri (không thể biết) phủ định, hoài nghi khả năng nhận thức thế giới của con
người. Sự phát triển của khoa học (từ cuộc cách mạng 1.0 đến nay là 4.0) và thực tiễn của
nhân loại đã bác bỏ chủ nghĩa hoài nghi và thuyết không thể biết.
5. Chủ nghĩa duy vật là gì? Có mấy hình thức cơ bản? Hình thức nào là hính thức
phát triển cao nhất? vì sao?
- Chủ nghĩa duy vật là một trong những trường phái triết học lớn trong lịch sử, bao
gồm trong đó toàn bộ các học thuyết triết học được xây dựng trên lập trường duy
vật trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học: vật chất là tính thứ nhất, ý
thức hay tinh thần chỉ là tính thứ hai của mọi tồn tại trong thế giới; cũng tức là thừa
nhận và minh chứng rằng: suy đến cùng, bản chất và cơ sở của mọi tồn tại trong
thế giới tự nhiên và xã hội chính là vật chất.
- Trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua ba hình thức - trình độ
cơ bản, đó là:
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác với hình thức điển hình của nó là các học thuyết
triết học duy vật thời cổ ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình với hình thức điển hình của nó là các học thuyết triết
học duy vật thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) các nước Tây Âu (tiêu biểu chủ
nghĩa duy vật cận đại nước Anh và Pháp).
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen
sáng lập từ giữa thế kỷ XIX.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập là hình thức -
trình độ phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học, vì:
+ Một là, không chỉ đứng trên lập trường duy vật trong việc giải các tồn tại
trong giới tự nhiên (như chủ nghĩa duy vật siêu hình trước đây) còn đứng trên
lập trường duy vật trong việc giải thích các hiện tượng, quá trình diễn ra trong đời
sống hội loài người - đó chính những quan điểm duy vật về lịch sử hay chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
+ Hai là, không chỉ đứng trên lập trường duy vật trong quá trình định hướng
nhận thức cải tạo thế giới còn sử dụng phương pháp biện chứng trong quá
trình ấy. Từ đó tạo nên sự đúng đắn, khoa học trong việc lý giải thế giới cải tạo
thế giới.
+ Ba là, nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng được xây dựng trên sở kế
thừa những tinh hoa của lịch sử triết học trên sở tổng kết những thành tựu
lớn của khoa học, của thực tiễn trong thời đại mới; trở thành thế giới quan
phương pháp luận khoa học của giai cấp cách mạng của các lực lượng tiến bộ
trong thời đại ngày nay.
6. Chủ nghĩa duy tâm là gì? Chủ nghĩa duy tâm có mấy hình thức?
- Chủ nghĩa duy tâm trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại
bên trong tâm thức thuộc về tâm thức. một cách tiếp cận tới hiểu biết về sự
tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật, cả hai
đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên.
- Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức:
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan và coi
nó là một cái gì đó hoàn toàn do tính tích cực của chủ thể quy định.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan coi cơ sở của hết thảy mọi sự vật tồn tại, cái bản
chất sâu sắc nhất của thế giới là những nguyên lý "khách quan", tồn tại độc lập với
con người, có trước tự nhiên và có trước loài người, luôn luôn vận động và biến
đổi được gọi là "ý niệm tuyệt đối", "tinh thần tuyệt đối", "lý tính thế giới"...
7. Thế nào là thuyết khả tri, bất khả tri và hoài nghi luận?
- Trường phái khả tri: chủ yếu chủ nghĩa duy vật. Cho rằng con người khả
năng nhận thức được thế giới.
- Trường phái bất khả tri: đa số là chủ nghĩa duy tâm. Phủ nhận khả năng nhận thức
của con người. Những học thuyết của họ hợp thành thuyết không thể biết.
- Chủ nghĩa hoài nghi triết học (tiếng Anh: philosophical scepticism) là trường phái
tư tưởng triết học xem xét một cách hệ thống và với thái độ phê phán về quan niệm
rằng tri thức tuyệt đối sự xác tín thể, nghĩa câu hỏi liệu các tri thức
nhận thức có đúng hay không và liệu người ta có thể có tri thức thực sự hay không.
Chủ nghĩa hoài nghi triết học đối lập với chủ nghĩa giáo điều triết học - trường phái
cho rằng một tập hợp nhất định gồm các khẳng định căn cứ đích xác, hoàn
toàn xác tín và chân thực.
8. Thế nào là biện chứng và siêu hình?
- Biện chứng: là phương pháp xem xét những sự vật hiện tượng và những phản ánh
của chúng vào tư duy, chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại của chúng, trong sự phát
sinh và sự tiêu vong của chúng.
- Siêu hình: phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái đứng im, không vận
động, tách rời lập tách biệt nhau. Cách xem xét này cho ta nhìn thấy sự tồn
tại của sự vật hiện tượng trạng thái đứng im tương đối, nhưng nếu tuyệt đối hóa
phương pháp này sẽ dẫn đến sai lầm phủ nhận sự phát triển, không nhận thấy mối
liên hệ giữa các sự vật hiện tượng.
9. So sánh phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.
- Phương pháp siêu hình nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng
ra khỏi các chỉnh thể khác giữa các mặt đối lập nhau ranh giới tuyệt đối.
Trong khi đó, phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng trong các mối liên
hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.
- Phương pháp siêu hình nhận thức đối tượng trạng thái tĩnh tại, nếu sự biến
đổi thìđó chỉ sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm bên
ngoài sự vật. Trong khi đó phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng trạng
thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung phát triển. Đây quá
trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng nguồn gốc của sự thay đổi ấy
làđấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
- Như vậy phương pháp siêu hình làm cho con ngườichỉ nhìn thấy những sự vật
riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn
tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự diệt vong của những
sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy quên mất sự vận
động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây không thấy rừng”. Còn phương
pháp biện chứng thể hiện duy mềm dẻo linh hoạt. thừa nhận trong những
trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái hoặc là…hoặc là…” còn cả cái vừa
là… vừa là…” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải
là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủđịnh vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với
nhau.
- Phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực
không rời rạc ngưng đọng như phương pháp này quan niệm. Còn phương pháp
biện chứng phản ánh đúng hiện thực như tồn tại. Nhờ vậy phương pháp duy
biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức cải tạo thế
giới.
10. Trình bày những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời triết học Mác
- Chủ nghĩa Mác ra đời, phát triển trên cơ sở ba điều kiện, tiền đề cơ bản sau đây:
+ Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Tiền đề luận: Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trhọc cổ điển Anh, Chủ
nghĩa xã hội không tưởng Pháp
+ Tiền đề khoa học tự nhiên: Quy luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng, thuyết
tiến hóa, thuyết tế bào.
11. Tại sao nói triết học Mác ra đời là một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học?
- Sự ra đời của triết học Mác vào những năm 40 của thế kỷ XIX đã được thừa nhận
là một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học. Cuộc cách mạng này đã đưa triết học
nhân loại từ thời kỳ chủ yếu “giải thích thế giới” sang thời kỳ không chỉ “giải
thích thế giới”, còn “cải tạo thế giới”. ràng là, với sự ra đời của triết học
Mác, lịch sử triết học của nhân loại đã chuyển sang một thời kỳ mới về chất. Thực
chất của cuộc cách mạng này được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
+ Thứ nhất, khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện
chứng trong lịch sử triết học trước đó, C.Mác đã tạo nên sự thống nhất hữu
không thể tách rời giữa chủ nghĩa duy vật phương pháp biện chứng - đó chủ
nghĩa duy vật biện chứng.
+ Thứ hai, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử biểu hiện đại nhất của cuộc
cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện.
+ Thứ ba, với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng chủ nghĩa duy vật
lịch sử, C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn
của con người. Trên cơ sở đó, triết học của ông đã trở thành công cụ nhận thức
cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ.
+ Thứ tư, với việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng chủ nghĩa duy vật
lịch sử, C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với các khoa học cụ thể.
- Cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện ý nghĩa luận thực
tiễn cùng to lớn đối với thời đại. Chính cuộc cách mạng này đã làm cho chủ
nghĩa hội không tưởng sở để trở thành khoa học. Cuộc cách mạng này
cũng làm cho triết học thay đổi cả về vai trò, chức năng nhiệm vụ. Triết học
Mác đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ.
12. Tại sao Lênin phải bảo vệ phát triển triết học Mác? Ông đã bảo vệ phát
triển như thế nào?
- V.I.Lênin sống hoạt động cách mạng, hoạt động khoa học trong thời đại
khoa học tự nhiên đã đạt được những thành tựu mới đặc biệt, nhất trong nghiên
cứu thế giới vi mô. Những phát minh khoa học về vật học, hóa học đã làm cho
nhiều quan niệm siêu hình trong triết học (như quan niệm đồng nhất vật chất với
nguyên tử) bị đánh đổ. Đồng thời, về chính trị - xã hội xuất hiện chủ nghĩa đế quốc
- một hiện tượng mới những quan niệm triết học siêu hình không thể giải
đúng đắn, khoa học. Đã vậy, bước sang thế kỷ XX, phong trào cách mạng nước
Nga trở nên sôi động hơn bất cứ giai đoạn nào khác. Đó giai đoạn diễn ra cách
mạng dân chủ sản 1905 - 1907, Cách mạng tháng Hai năm 1917 đỉnh cao
cuộc cách mạng hội chủ nghĩa tháng Mười năm 1917. Trong bối cảnh ấy, trên
thế giới cũng như nước Nga đã xuất hiện một số khuynh hướng tưởng không
khoa học nhằm chống lại chủ nghĩa Mác như chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại,... Đồng thời, sau Cách mạng
tháng Mười, nước Nga bước vào xây dựng chủ nghĩa hội trong điều kiện phải
chống lại sự can thiệp của 14 nước đế quốc. Tất cả những điều kiện trên đã thôi
thúc, đòi hỏi V.I.Lênin phải bảo vệ sự trong sáng, khoa học, cách mạng cũng như
phát triển chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng.
- V.I.Lênin đã bảo vệ xuất sắc chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng
khỏi các trào lưu tưởng duy tâm, phản khoa học, phản động như chủ nghĩa dân
túy, chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa hội, chủ nghĩa xét lại. Trong
cuộc đấu tranh tư tưởng ấy, V.I.Lênin đã chỉ rõ “nhưng chủ nghĩa Mác, sau mỗi lần
bị khoa học chính thống “thủ tiêu” thì lại càng vững mạnh, càng được tôi luyện
càng sinh động hơn”. Cuộc đấu tranh của V.I.Lênin chống lại các trào lưu tư tưởng
phản tiến bộ, bảo vệ chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng mãi mãi
những bài học tưởng ý nghĩa luận khoa học đối với chúng ta hiện
nay.
- V.I.Lênin đã vận dụng, bổ sung, phát triển chủ nghĩac trong điều kiện khoa
học về thế giới vi phát triển như bão; sự chuyển biến của chủ nghĩa bản
sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhưng bản chất ăn bám, bóc lột của không
đổi; sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa hội hiện thực nước Nga viết đặt ra
nhiều vấn đề mới chưa có tiền lệ trong lịch sử. Trong bối cảnh đó, V.I.Lênin đã vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga và đã bổ
sung, phát triển nhiều luận điểm luận của chủ nghĩa Mác về triết học; kinh tế
chính trị chủ nghĩa cộng sản khoa học. Chính sách kinh tế mới (NEP) một
trong những minh chứng cho sự vận dụng, bổ sung, phát triển hết sức sáng tạo chủ
nghĩa Mác vào điều kiện nước Nga bởi V.I.Lênin. Trong "Cương lĩnh của chúng
ta", V.I.Lênin đã khẳng định: "Chúng ta không hề coi luận của Mác như một
cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó
chỉ đặt nền móng cho môn khoa học những người hội chủ nghĩa cần phải
phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc
sống. Chúng tôi nghĩ rằng những người hội chủ nghĩa Nga đặc biệt cần phải
tự mình phát triển hơn nữa lý luận của Mác, vì lý luận này chỉ đề ra những nguyên
chỉ đạo chung, còn việc áp dụng nguyên ấy thì xét riêng từng nơi, Anh
không giống ở Pháp, ở Pháp không giống ở Đức, ở Đức không giống ở Nga".
13. Trình bày đối tượng và chức năng của triết học Mác - Lênin?
- Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác –Lênin Nghiên cứu những quy luật
chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. Vai trò của con người đối với thế giới trên
cơ sở giải quyết khoa học vấn đề cơ bản của triết học.
- Chức năng của triết học Mác – Lênin
+ Chức năng thế giới quan
Giúp con người nhận thức đúng đắn thế giới và bản thân để từ đó nhận thức
đúng bản chất của tự nhiên hội, giúp con người hình thành quan điểm
khoa học, xác định thái độ và cách thức hoạt động của bản thân.
Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con
người.
Thế giới quan duy vật biện chứng vai trò sở khoa học để đấu tranh
với các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học.
+ Chức năng phương pháp luận
Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát
vai trò chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức
hoạt động thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu. Phương pháp luận cũng
nghĩa là lý luận về hệ thống phương pháp.
Triết học Mác Lênin thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất,
phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Vai trò, phương pháp luận duy vật biện chứng được thể hiện trước hết
phương pháp chung của toàn bộ nhận thức khoa học. Phương pháp luận duy
vật biện chứng trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc, phương
pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn.
14. Triết học Mác - Lêninvai trò như thế nào trong đời sống hội và trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay?
Triết học Mác Lênin thế giới quan, phương pháp luận khoa học cách
mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn.
– Là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng để phân tích
xu hướng phát triển của hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học công
nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ.
– Là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới
và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
| 1/9

Preview text:

1. Triết học là gì? Triết học ra đời khi nào?
- Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, hệ thống các quan điểm chung
nhất của con người về thế giới và sự nhận thức thế giới ấy.
- Triết học ra đời khoảng thế kỷ VIII – VI (TCN). Trong tiếng Anh, từ “Philosophy”
(triết học) xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ, được ghép từ hai từ “Philos – Tình yêu” và
“Sophia – Sự thông thái”. Theo nghĩa đen: Triết học (philosophia) là tình yêu đối với sự thông thái.
2. Trình bày sự biến đối đối tượng nghiên cứu của triết học trong lịch sử.
- Từ khi ra đời ở thời kỳ cổ đại đến nay, triết học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển
khác nhau. Ở mỗi giai đoạn với tư cách một lĩnh vực tri thức của nhân loại và một hình
thái ý thức xã hội, do tình hình thực tiễn xã hội thay đổi mà đối tượng của triết học
cũng có những nội dung khác nhau.
- Thời kỳ cổ đại, khi sản xuất xã hội còn ở trình độ thấp, sự phân công lao động xã hội
mới phát triển, lao động trí óc mới tách rời lao động chân tay, khối lượng tri thức của
loài người về thế giới và về chính bản thân mình còn chưa nhiều, chưa có sự phân chia
giữa tri thức triết học với tri thức của các khoa học chuyên ngành. Ở Trung Quốc, triết
học chủ yếu gắn với việc giải quyết các vẩn đề đạo đức, chính trị – xã hội. Chẳng hạn
quan niệm của Khổng giáo, Lão giáo, Đạo giáo về xã hội, về con người đều chứa đựng
những quan điểm triết học sâu sắc. ở Ấn Độ, triết học và tôn giáo hoà quyện vào nhau.
Chẳng hạn quan niệm của Phật giáo về con người, đời người, nỗi khổ của con người và
sự giải phóng con người khỏi những nỗi khổ thể hiện tư tưởng biện chứng sâu sắc. Ở
Hy Lạp, triết học gắn với những hiểu biết ban đầu của con người về tự nhiên và được
gọi là triết học tự nhiên. Vì triết học bao quát mọi lĩnh vực tri thức của nhân loại, nên
đối tượng nghiên cún của triết học thời kỳ này cũng không có đối tượng riêng mà là
mọi lĩnh vực tri thức, và vì thế sau này đã nảy sinh quan niệm cho rằng “triết học là
khoa học của mọi khoa học”.
- Thời kỳ trung cố ở Tây Âu kéo dài hơn mười thế kỷ, do sự thống trị của Giáo hội
Thiên Chúa giáo trên mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần của xã hội, triết học cũng bị
thần học chi phối. Triết học trở thành bộ phận của thần học, phục vụ cho thần học.
Nhiệm vụ của triết học thời kỳ đó là lý giải và chứng minh tính họp lý, đúng đắn của
các giáo điều trong kinh thánh
- Từ nửa sau thế kỷ XV và thể kỷ XVI, ở các nước Tây Âu những yếu tố của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện trong lòng phương thức sản xuất phong
kiến, đồng thời khoa học tự nhiên cũng bắt đầu được phát triển do đòi hỏi của sản xuất.
Khi đó, triết học duy vật phát triển trong mối liên hệ với yêu cầu phát triển của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự phát triển của khoa học tự nhiên.
- Đến thế kỷ XVII – XVIII, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng lớn
mạnh, trở thành phương thức sản xuất thống trị trên nhiều lĩnh vực của nền sản xuất,
đưa đến cách mạng tư sản nổ ra ở nhiều nước Tây Âu. Khoa học tự nhiên phát triển
mạnh, diễn ra quá trình phân ngành sâu sắc và đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh
vực riêng biệt khác nhau. Nổi bật nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đến tư tưởng triết học
là cơ học của Niutơn. Khi đó, triết học duy vật phát triến mạnh mẽ và đấu tranh khá
gay gắt với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật thế kỷ
XVII – XVIII là chủ nghĩa duy vật Pháp với các đại biểu: Điđrô, ‘Henvêtiuyt; chủ
nghĩa duy vật Anh với các đại biểu: Ph. Bêcơn, T. Hốpxơ; ở Hà Lan với đại biểu
Xpinôda. Tuy khoa học tự nhiên đã hình thành các môn khoa học độc lập, nhưng triết
học vẫn chưa xác định rõ đối tượng nghiên cứu riêng của mình, mà vẫn gắn liền với
khoa học tự nhiên, bao quát toàn bộ tri thức khoa học tự nhiên. Triết học lúc này vẫn
được coi là “khoa học của mọi khoa học”.
- Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nước Anh và Pháp đã ứở thành nước tư bản,
nhưng nước Đức vẫn còn là một nước phong kiến. Giai cấp tư sản Đức đang hình
thành vừa muốn đi theo các nước Anh, Pháp, vừa sợ phong trào đấu tranh của giai cấp
vô sản và muốn thỏa hiệp với giai cấp quý tộc phong kiến. Trong bối cảnh lịch sử đó,
triết học Đức phản ánh lợi ích và địa vị của giai cấp tư sản Đức, đã phát triển mạnh mẽ,
nhưng trên lập trường duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen. Hêghen muốn bao
quát toàn bộ tri thức khoa học vào trong hệ thống triết học của mình. Đối với Hêghen,
mỗi một ngành khoa học cụ thể chỉ là những mắt khâu của hệ thống triết học. Triết học
có thể giải quyết được các vấn đề của khoa học cụ thể. Đây là hệ thống triết học cuối
cùng coi triết học là “khoa học của các khoa học” – Một quan niệm về đối tượng
nghiên cứu của triết học không còn phù họp với tình hình phát triển của nhận thức
khoa học và thực tiễn xã hội đương thời.
- Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, Trước đòi hỏi của cuộc đấu tranh cách mạng của
giai cấp vô sản và yêu cầu của sự phát triển khoa học tự nhiên, triết học Mác đã ra đời.
Triết học Mác đã xác định rõ đối tượng nghiên cứu của mình, phân biệt với đối tượng
nghiên cứu của các khoa học cụ thể, chấm dứt quan niệm sai lầm về đối tượng nghiên
cứu của triết học, cho rằng: Triết học là khoa học của mọi khoa học. Triết học Mác xác
định đối tượng nghiên cứu của triết học là: Tiếp tục giải quyết vấn đề về mối quan hệ
giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất trẽn lập trường duy vật; nghiên cứu
những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, từ đó định hướng cho hoạt
động nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người.
- Thời đại ngày nay, với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ,
với điều kiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang giữ địa vị thống trị, trong xã
hội tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt, điều đó lại tạo điều kiện cho sự ra đời nhiều trào
lưu triết học khác nhau ở các nước phương Tây, mà chúng ta thường gọi là “Triết học
phương Tây hiện đại”. Các trào lưu đó như: Chủ nghĩa thực chứng; chủ nghĩa hiện
sinh; chủ nghĩa thực dụng; chủ nghĩa Tômát mới, v.v. Các trào lưu triết học này coi đối
tượng của triết học là nghiên cứu những mặt hoạt động khác nhau của con người. Tuy
nhiên về bản chất không thế nằm ngoài vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới vật
chất, giữa tư duy, ý thức của con người với hiện thực khách quan và với bản thân hoạt động của con người.
3. Tại sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan?
Đặc tính của tư duy con người là muốn đạt tới sự hiểu biết hoàn toàn, đầy đủ; song tri
thức mà con người đạt được luôn luôn là có hạn. Quá trình tìm hiểu về quan hệ giữa
con người với thế giới đã hình thành nên những quan niệm nhất định, trong đó có sự
hòa quyện thống nhất giữa cảm xúc và trí tuệ, tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở
trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi đã trở
thành niềm tin định hớng cho hoạt động của con người. Khác với thế giới quan thần
thoại và tôn giáo, thế giới quan triết học dựa vào tri thức, là sự diễn tả quan niệm của
con nười dưới dạng hệ thống các quy luật, phạm trù đóng vai trò là những nấc thang
trong quá trình nhận thức thế giới. Với ý nghĩa đó, triết học đợc xem là hạt nhân lý
luận của thế giới quan, là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và về
vị trí của con người trong thế giới đó.
4. Vấn đề cơ bản của Triết học là gì? Tại sao vấn đề đó lại là vấn đề cơ bản của triết học?
Theo Ph.Ăng ghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học
hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”. Vấn đề này được coi là vấn đề
cơ bản của triết học, vì nó ra đời cùng sự ra đời của triết học và tồn tại cùng sự tồn
tại của triết học suốt từ khi ra đời đến nay.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
- Mặt thứ nhất trả lời cho câu hỏi giữa tồn tại (vật chất) và tư duy (ý thức) cái nào có
trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào. Việc giải quyết mặt thứ nhất này
đã chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn: .
+ Chủ nghĩa duy vật cho rằng tồn tại (vật chất) có trước tư duy (ý thức) và
quyết định tư duy (ý thức). Nói cách khác, chủ nghĩa duy vật cho rằng bản chất của thế giới là
vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức. .
+ Chủ nghĩa duy tâm, ngược lại, cho rằng tư duy (ý thức) có trước tồn tại
(vật chất) và quyết định tồn tại (vật chất). Theo cách khác, chủ nghĩa duy tâm cho rằng bản
chất của thế giới là tinh thần; ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức có trước
và quyết định vật chất. .
- Mặt thứ hai trả lời câu hỏi tư duy (ý thức) của con người có thể phản ánh
được tồn tại (vật chất) hay không? Nói cách khác là con người có khả năng nhận thức được
thế giới hay không? Đến đây lại chia thành hai học thuyết: Thuyết khả tri (có thể biết) và
thuyết: Bất khả tri (không thể biết) phủ định, hoài nghi khả năng nhận thức thế giới của con
người. Sự phát triển của khoa học (từ cuộc cách mạng 1.0 đến nay là 4.0) và thực tiễn của
nhân loại đã bác bỏ chủ nghĩa hoài nghi và thuyết không thể biết.
5. Chủ nghĩa duy vật là gì? Có mấy hình thức cơ bản? Hình thức nào là hính thức
phát triển cao nhất? vì sao?
- Chủ nghĩa duy vật là một trong những trường phái triết học lớn trong lịch sử, bao
gồm trong đó toàn bộ các học thuyết triết học được xây dựng trên lập trường duy
vật trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học: vật chất là tính thứ nhất, ý
thức hay tinh thần chỉ là tính thứ hai của mọi tồn tại trong thế giới; cũng tức là thừa
nhận và minh chứng rằng: suy đến cùng, bản chất và cơ sở của mọi tồn tại trong
thế giới tự nhiên và xã hội chính là vật chất.
- Trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua ba hình thức - trình độ cơ bản, đó là:
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác với hình thức điển hình của nó là các học thuyết
triết học duy vật thời cổ ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình với hình thức điển hình của nó là các học thuyết triết
học duy vật thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âu (tiêu biểu là chủ
nghĩa duy vật cận đại nước Anh và Pháp).
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen
sáng lập từ giữa thế kỷ XIX.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập là hình thức -
trình độ phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học, vì:
+ Một là, nó không chỉ đứng trên lập trường duy vật trong việc lý giải các tồn tại
trong giới tự nhiên (như chủ nghĩa duy vật siêu hình trước đây) mà còn đứng trên
lập trường duy vật trong việc giải thích các hiện tượng, quá trình diễn ra trong đời
sống xã hội loài người - đó chính là những quan điểm duy vật về lịch sử hay chủ nghĩa duy vật lịch sử.
+ Hai là, nó không chỉ đứng trên lập trường duy vật trong quá trình định hướng
nhận thức và cải tạo thế giới mà còn sử dụng phương pháp biện chứng trong quá
trình ấy. Từ đó tạo nên sự đúng đắn, khoa học trong việc lý giải thế giới và cải tạo thế giới.
+ Ba là, nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng được xây dựng trên cơ sở kế
thừa những tinh hoa của lịch sử triết học và trên cơ sở tổng kết những thành tựu
lớn của khoa học, của thực tiễn trong thời đại mới; nó trở thành thế giới quan và
phương pháp luận khoa học của giai cấp cách mạng và của các lực lượng tiến bộ trong thời đại ngày nay.
6. Chủ nghĩa duy tâm là gì? Chủ nghĩa duy tâm có mấy hình thức?
- Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại
bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức. Là một cách tiếp cận tới hiểu biết về sự
tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật, cả hai
đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên.
- Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức:
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan và coi
nó là một cái gì đó hoàn toàn do tính tích cực của chủ thể quy định.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan coi cơ sở của hết thảy mọi sự vật tồn tại, cái bản
chất sâu sắc nhất của thế giới là những nguyên lý "khách quan", tồn tại độc lập với
con người, có trước tự nhiên và có trước loài người, luôn luôn vận động và biến
đổi được gọi là "ý niệm tuyệt đối", "tinh thần tuyệt đối", "lý tính thế giới"...
7. Thế nào là thuyết khả tri, bất khả tri và hoài nghi luận?
- Trường phái khả tri: chủ yếu là chủ nghĩa duy vật. Cho rằng con người có khả
năng nhận thức được thế giới.
- Trường phái bất khả tri: đa số là chủ nghĩa duy tâm. Phủ nhận khả năng nhận thức
của con người. Những học thuyết của họ hợp thành thuyết không thể biết.
- Chủ nghĩa hoài nghi triết học (tiếng Anh: philosophical scepticism) là trường phái
tư tưởng triết học xem xét một cách hệ thống và với thái độ phê phán về quan niệm
rằng tri thức tuyệt đối và sự xác tín là có thể, nghĩa là câu hỏi liệu các tri thức và
nhận thức có đúng hay không và liệu người ta có thể có tri thức thực sự hay không.
Chủ nghĩa hoài nghi triết học đối lập với chủ nghĩa giáo điều triết học - trường phái
cho rằng có một tập hợp nhất định gồm các khẳng định có căn cứ đích xác, hoàn
toàn xác tín và chân thực.
8. Thế nào là biện chứng và siêu hình?
- Biện chứng: là phương pháp xem xét những sự vật hiện tượng và những phản ánh
của chúng vào tư duy, chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại của chúng, trong sự phát
sinh và sự tiêu vong của chúng.
- Siêu hình: là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái đứng im, không vận
động, tách rời cô lập và tách biệt nhau. Cách xem xét này cho ta nhìn thấy sự tồn
tại của sự vật hiện tượng ở trạng thái đứng im tương đối, nhưng nếu tuyệt đối hóa
phương pháp này sẽ dẫn đến sai lầm phủ nhận sự phát triển, không nhận thấy mối
liên hệ giữa các sự vật hiện tượng.
9. So sánh phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.
- Phương pháp siêu hình nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng
ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có ranh giới tuyệt đối.
Trong khi đó, phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trong các mối liên
hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.
- Phương pháp siêu hình nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại, nếu có sự biến
đổi thìđó chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm bên
ngoài sự vật. Trong khi đó phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trạng
thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá
trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy
làđấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
- Như vậy phương pháp siêu hình làm cho con người “ chỉ nhìn thấy những sự vật
riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn
tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự diệt vong của những
sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận
động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”. Còn phương
pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo linh hoạt. Nó thừa nhận trong những
trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “ hoặc là…hoặc là…” còn có cả cái “ vừa
là… vừa là…” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải
là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủđịnh vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.
- Phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực
không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm. Còn phương pháp
biện chứng phản ánh đúng hiện thực như nó tồn tại. Nhờ vậy phương pháp tư duy
biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.
10. Trình bày những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời triết học Mác
- Chủ nghĩa Mác ra đời, phát triển trên cơ sở ba điều kiện, tiền đề cơ bản sau đây:
+ Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Tiền đề lý luận: Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học cổ điển Anh, Chủ
nghĩa xã hội không tưởng Pháp
+ Tiền đề khoa học tự nhiên: Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết
tiến hóa, thuyết tế bào.
11. Tại sao nói triết học Mác ra đời là một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học?
- Sự ra đời của triết học Mác vào những năm 40 của thế kỷ XIX đã được thừa nhận
là một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học. Cuộc cách mạng này đã đưa triết học
nhân loại từ thời kỳ chủ yếu là “giải thích thế giới” sang thời kỳ không chỉ “giải
thích thế giới”, mà còn “cải tạo thế giới”. Rõ ràng là, với sự ra đời của triết học
Mác, lịch sử triết học của nhân loại đã chuyển sang một thời kỳ mới về chất. Thực
chất của cuộc cách mạng này được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
+ Thứ nhất, khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện
chứng trong lịch sử triết học trước đó, C.Mác đã tạo nên sự thống nhất hữu cơ
không thể tách rời giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng - đó là chủ
nghĩa duy vật biện chứng.
+ Thứ hai, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu hiện vĩ đại nhất của cuộc
cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện.
+ Thứ ba, với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn
của con người. Trên cơ sở đó, triết học của ông đã trở thành công cụ nhận thức và
cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ.
+ Thứ tư, với việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với các khoa học cụ thể.
- Cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn vô cùng to lớn đối với thời đại. Chính cuộc cách mạng này đã làm cho chủ
nghĩa xã hội không tưởng có cơ sở để trở thành khoa học. Cuộc cách mạng này
cũng làm cho triết học thay đổi cả về vai trò, chức năng và nhiệm vụ. Triết học
Mác đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ.
12. Tại sao Lênin phải bảo vệ và phát triển triết học Mác? Ông đã bảo vệ và phát triển như thế nào?
- V.I.Lênin sống và hoạt động cách mạng, hoạt động khoa học trong thời đại mà
khoa học tự nhiên đã đạt được những thành tựu mới đặc biệt, nhất là trong nghiên
cứu thế giới vi mô. Những phát minh khoa học về vật lý học, hóa học đã làm cho
nhiều quan niệm siêu hình trong triết học (như quan niệm đồng nhất vật chất với
nguyên tử) bị đánh đổ. Đồng thời, về chính trị - xã hội xuất hiện chủ nghĩa đế quốc
- một hiện tượng mới mà những quan niệm triết học siêu hình không thể lý giải
đúng đắn, khoa học. Đã vậy, bước sang thế kỷ XX, phong trào cách mạng ở nước
Nga trở nên sôi động hơn bất cứ giai đoạn nào khác. Đó là giai đoạn diễn ra cách
mạng dân chủ tư sản 1905 - 1907, Cách mạng tháng Hai năm 1917 và đỉnh cao là
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười năm 1917. Trong bối cảnh ấy, trên
thế giới cũng như ở nước Nga đã xuất hiện một số khuynh hướng tư tưởng không
khoa học nhằm chống lại chủ nghĩa Mác như chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại,... Đồng thời, sau Cách mạng
tháng Mười, nước Nga bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phải
chống lại sự can thiệp của 14 nước đế quốc. Tất cả những điều kiện trên đã thôi
thúc, đòi hỏi V.I.Lênin phải bảo vệ sự trong sáng, khoa học, cách mạng cũng như
phát triển chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng.
- V.I.Lênin đã bảo vệ xuất sắc chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng
khỏi các trào lưu tư tưởng duy tâm, phản khoa học, phản động như chủ nghĩa dân
túy, chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại. Trong
cuộc đấu tranh tư tưởng ấy, V.I.Lênin đã chỉ rõ “nhưng chủ nghĩa Mác, sau mỗi lần
bị khoa học chính thống “thủ tiêu” thì lại càng vững mạnh, càng được tôi luyện và
càng sinh động hơn”. Cuộc đấu tranh của V.I.Lênin chống lại các trào lưu tư tưởng
phản tiến bộ, bảo vệ chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng mãi mãi là
những bài học tư tưởng có ý nghĩa lý luận và khoa học đối với chúng ta hiện nay.
- V.I.Lênin đã vận dụng, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện khoa
học về thế giới vi mô phát triển như vũ bão; sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản
sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhưng bản chất ăn bám, bóc lột của nó không
đổi; sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở nước Nga Xô viết đặt ra
nhiều vấn đề mới chưa có tiền lệ trong lịch sử. Trong bối cảnh đó, V.I.Lênin đã vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga và đã bổ
sung, phát triển nhiều luận điểm lý luận của chủ nghĩa Mác về triết học; kinh tế
chính trị và chủ nghĩa cộng sản khoa học. Chính sách kinh tế mới (NEP) là một
trong những minh chứng cho sự vận dụng, bổ sung, phát triển hết sức sáng tạo chủ
nghĩa Mác vào điều kiện nước Nga bởi V.I.Lênin. Trong "Cương lĩnh của chúng
ta", V.I.Lênin đã khẳng định: "Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một
cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó
chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải
phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc
sống. Chúng tôi nghĩ rằng những người xã hội chủ nghĩa ở Nga đặc biệt cần phải
tự mình phát triển hơn nữa lý luận của Mác, vì lý luận này chỉ đề ra những nguyên
lý chỉ đạo chung, còn việc áp dụng nguyên lý ấy thì xét riêng từng nơi, ở Anh
không giống ở Pháp, ở Pháp không giống ở Đức, ở Đức không giống ở Nga".
13. Trình bày đối tượng và chức năng của triết học Mác - Lênin?
- Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác –Lênin là Nghiên cứu những quy luật
chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. Vai trò của con người đối với thế giới trên
cơ sở giải quyết khoa học vấn đề cơ bản của triết học.
- Chức năng của triết học Mác – Lênin
+ Chức năng thế giới quan
Giúp con người nhận thức đúng đắn thế giới và bản thân để từ đó nhận thức
đúng bản chất của tự nhiên và xã hội, giúp con người hình thành quan điểm
khoa học, xác định thái độ và cách thức hoạt động của bản thân.
Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người.
Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò là cơ sở khoa học để đấu tranh
với các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học.
+ Chức năng phương pháp luận
Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát
có vai trò chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu. Phương pháp luận cũng có
nghĩa là lý luận về hệ thống phương pháp.
Triết học Mác – Lênin thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất,
phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Vai trò, phương pháp luận duy vật biện chứng được thể hiện trước hết là
phương pháp chung của toàn bộ nhận thức khoa học. Phương pháp luận duy
vật biện chứng trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc, phương
pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn.
14. Triết học Mác - Lênin có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội và trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay?
– Triết học Mác – Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách
mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn.
– Là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng để phân tích
xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ.
– Là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới
và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.