Câu hỏi ôn tập học phần Nguyên lý Maketing có đáp án
Câu hỏi ôn tập học phần Nguyên lý Maketing có đáp án giúp sinh viên củng cố kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần.
Môn: Nguyên lý Marketing
Trường: Đại học Tài Chính - Marketing
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36517948
CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC PHẦN NGUYÊN LÝ MARKETING
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MARKETING
Câu 1. Trình bày các quan điểm Marketing. Các quan điểm đó được sử dụng trong trường hợp nào?
- Có 5 quan điểm Marketing:
• Quan điểm Marketing định hướng sản xuất
Cầu sản phẩm lớn hơn khả năng cung ứng
Giá thành, chi phí sản xuất sản phẩm cao
Tăng quy mô, giảm giá thành để đáp ứng nhu cầu.
• Quan điểm Marketing định hướng sản phẩm
Tập trung cải thiện sản phẩm (bao bì, chất lượng,...) Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
• Quan điểm Marketing định hướng bán hàng
Khi người tiêu dùng thụ động trong mua sắm, không biết lựa chọn hàng hóa nào trong vô vàn loại hiện hữu .
Kích thích tiêu thụ (thông qua các hoạt động như pr, tiếp thị, khuyến mãi,...)
• Quan điểm Marketing định hướng nhu cầu
Nhu cầu khách hàng thay đổi khi mức sống ngày càng tăng.
Xác định nhu cầu khách hàng mục tiêu, đạt lợi nhuận thông qua thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
• Quan điểm Marketing định hướng xã hội
Nhiều vấn đề phát sinh (ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, dân số tăng nhanh,...)
Nhiều sản phẩm xuất hiện trên thị trường, yêu cầu doanh nghiệp cần quảng cáo trung thực,
đúng sự thật và có đạo đức.
Đòi hỏi doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội.
Câu 2. Phân biệt Marketing truyền thống và Marketing hiện đại. Cho ví dụ về 2 quan điểm Marketing đó.
Tiêu chí Marketing truyền thống Marketing hiện đại Điểm khởi
đầu Nhà sản xuất Thị trường Đối tượng quan Sản phẩm Nhu cầu khách hàng tâm
Phương tiện đạt Bán sản phẩm và cổ động Tổng hợp nỗ lực Marketing mục đích
Lợi nhuận thông qua tăng khối Lợi nhuận thông qua thỏa mãn Mục tiêu cuối
lượng bán nhu cầu người tiêu dùng và lợi cùng ích xã hội.
Câu 3. Marketing có phải là bán hàng hay không? Giải thích? lOMoARc PSD|36517948
- Marketing không phải là bán hàng. Marketing bao gồm nhiều hoạt động khác nhau với mục tiêu
chung là thỏa mãn nhu cầu khách hàng, trong đó có thể bao gồm các hoạt động như: hoạch định
sản phẩm, hình thành giá cả, nghiên cứu và phân tích hành vi người tiêu dùng,...
Câu 4. Marketing là gì? Chọn một doanh nghiệp và liệt kê các hoạt động Marketing của doanh nghiệp đó.
- Marketing là tất cả hoạt động của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, qua đó
doanh nghiệp đạt được mục đích của mình.
Câu 5. Marketing có tạo ra nhu cầu không hay chỉ tìm kiếm, phát hiện và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng?
- Đối với nhu cầu tự nhiên, marketing không tạo ra nhu cầu mà chỉ tìm kiếm, phát hiện và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
- Đối với nhu cầu có khả năng thanh toán, cụ thể thì marketing hoàn toàn có thể tạo ra nhu cầu.
Câu 6. Marketing lấy đối tượng nào làm trung tâm? Hoạt động Marketing đều phải xuất phát từ ...?
- Marketing lấy khách hàng là trung tâm.
- Mọi hoạt động của Marketing đều phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng.
Câu 7. Quy trình Marketing gồm những bước nào? Bước R được gọi là nghiên cứu Marketing hay nghiên
cứu thị trường? Tại sao?
- Quy trình Marketing gồm 5 bước cơ bản R STP MM I C Trong đó:
• R (Research): Nghiên cứu thông tin Marketing
• STP (Segmentation): Phân khúc thị trường (Targeting): Chọn thị trường mục tiêu
(Positioning): Định vị sản phẩm
• MM (Marketing – mix): Hoạch định chiến lược Marketing hỗn hợp
• I (Implementation): Triển khai
• C (Control): Kiểm soát, đánh giá
- Bước R được gọi là nghiên cứu Marketing. Việc nghiên cứu này là quá trình thu thập, xử lý và
phân tích Marketing bao gồm cả các thông tin thị trường, người tiêu dùng, môi trường,...
Câu 8. Marketing – mix có phải là sự phối hợp của mô hình 4P hay không?
- Marketing – mix là sự phối hợp các công cụ Marketing mà doanh nghiệp sử dụng nhằm khai thác,
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đã lựa chọn, một trong các sự phối hợp đó có mô hình 4P. lOMoARc PSD|36517948
Câu 9. Trình bày sự hiểu biết của bạn về mô hình 4P. Trong 4P đó, theo bạn P nào quan trọng nhất? Tại
sao? Có thể bỏ P nào trong 4P đó hay không? Tại sao?
- Mô hình 4P gồm có các thành tố:
• Product (sản phẩm): là những thứ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường, quyết định sản
phẩm gồm: chủng loại, kích cỡ, thiết kế, bao bì, nhãn hiệu, chức năng,... nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
• Price (giá cả): là khoản tiền mà khách hàng bỏ ra để sở hữu và sử dụng sản phẩm/dịch vụ,
quyết định giá gồm: phương pháp định giá, mức giá, chiến thuật điều chỉnh giá,...
• Place (phân phối): là hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến tay khách hàng, quyết định phân phối
gồm: lựa chọn, thiết lập kênh phân phối, tổ chức và quản lý kênh phân phối,...
• Promotion (chiêu thị): là những hoạt động nhằm thông tin sản phẩm thuyết phục đặc điểm sản
phẩm, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và các chuonge trình khuyến khích tiêu thụ.
- Không có P nào là quan trọng nhất, tùy thuộc vào mục đích mà doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng.
- Ta không thể bỏ P nào trong 4P vì đây là mô hình cơ bản nhất trong Marketing – mix, là một nền
tảng vững chắc, ta chỉ có thể phát triển nó.
Câu 10. Hoạt động Marketing có trước, cùng lúc hay sau khi tung sản phẩm ra thị trường? Giải thích.
- Ở mỗi chu kì sống của sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có những hoạt động Marketing khác nhau.
Trong suốt quá trình kinh doanh sản phẩm, doanh nghiệp cần có những điều chỉnh trong chiến
lược Marketing do thị trường luôn biến động.
CHƯƠNG 2. MÔI TRƯỜNG MARKETING
Câu 1. Môi trường Marketing là gì? Tại sao doanh nghiệp phải nghiên cứu môi trường Marketing?
- Môi trường Marketing là tập hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài xung quanh các hoạt động
kinh doanh và có tác động tích cực hoặc tiêu cức đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
- Các yếu tố môi trường nằm ngoài chức năng quản trị Marketing của doanh nghiệp, nó luôn vận
động và biến đổi. Do đó, để tận dụng thời cơ và phòng ngừa rủi ro do môi trường mang lại, doanh
nghiệp không thụ động trước sự tác động của môi trường mà phải theo dõi, phân tích, dự đoán và
chuẩn bị các chiến lược đáp ứng.
Câu 2. Tại sao lại sắp xếp các yếu tố vào môi trường nội vi, vi mô, vĩ mô?
- Môi trường vĩ mô là những lực lượng nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp, mà doanh
nghiệp cần phải nghiên cứu, theo dõi để kiểm soát kịp thời.
- Môi trường vi mô là những lực lượng hoạt động trong khuôn khổ môi trường Marketing vĩ mô,
tác động tương đối trực tiếp, thường xuyên đến khả năng doanh nghiệp phục vụ khách hàng.
- Môi trường nội vi là những lực lượng trong doanh nghiệp mà doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và
sửa đổi để phù hợp với thị trường luôn biến động. lOMoARc PSD|36517948
Câu 3 . Liệt kê các yếu tố thuộc môi trường nội vi, vi mô, vĩ mô. Mỗi yếu tố, hãy tìm ví dụ về sự tác
động của yếu tố đó đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
- Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố: kinh tế, dân số, văn hóa, chính trị – pháp luật, khoa học kỹ thuật và tự nhiên.
- Môi trường vi mô gồm các yếu tố: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, giới trung gian và giới công chúng.
- Môi trường nội vi gồm các yếu tố: nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ sản xuất, quản trị, nghiên
cứu phát triển, văn hóa tổ chức.
Câu 4 . Những yếu tố nào tạo ra điểm mạnh, điểm yếu cho doanh nghiệp. Những yếu tố nào tạo ra cơ
hội, thách thức cho doanh nghiệp?
- Các yếu tố bên trong tạo nên điểm mạnh, điểm yếu
- Các yếu tố bên ngoài tạo ra cơ hội, thách thức
Câu 5: Phân tích môi trường Marketing bên ngoài của 1 doanh nghiệp cụ thể?
CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG THÔNG TIN MARKETING VÀ NGHIÊN CỨU MARKETING
Câu 1 . Hệ thống thông tin Marketing là gì? Có quan trọng với Marketing hay không?
Hệ thống thông tin Marketing bao gồm con người, thiết bị và các thể thức để thu thập, phân loại,
phân tích, đánh giá và phân phối các thông tin cần thiết, kịp thời và chính xác cho người ra quyết định Marketing.
Hệ thống thông tin rất quan trọng với việc ra quyết định của các nhà quản trị Marketing. Chúng cung
cấp thông tin nối kết giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng và cung cấp cơ sở cần thiết để có
những quyết định Marketing hiệu quả trong mọi lĩnh vực.
Câu 2. Có những cách thức nào để thu thập dữ liệu về thông tin Marketing? Trình bày các cách thức đó.
- Doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu về thông tin Marketing thông qua:
• Các ghi chép nội bộ: là những thông tin có sẵn trong chính doanh nghiệp như báo cáo về đơn
đặt hàng, tình hình tiêu thụ, giá cả, mức dự trữ,...
• Hệ thống thu thập thông tin bên ngoài: là những thông tin không có sẵn, ngoài khả năng nắm
bắt của doanh nghiệp như các sự kiện hiện tại trên thương trường (GDP, lạm phát,...). Thông
tin này có thể thu thập từ sách báo, các ấn phẩm chuyên ngành, các nhà cung cấp thông tin,
đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng,...
• Hệ thống nghiên cứu Marketing: là những thông tin được thu thập thông qua cuộc nghiên cứu
người tiêu dùng (phỏng vấn, thảo luận,...), nghiên cứu hành vi mua sắm, nghiên cứu nhận thức
nhãn hiệu, nghiên cứu ảnh hưởng của quảng cáo,...
Câu 3 . Phân biệt nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng? Cho ví dụ. lOMoARc PSD|36517948 Tiêu chí
Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định lượng
Dữ liệu định tính – không thể
Dữ liệu định lượng – đo lường Dữ liệu
đo lường được bằng số lượng được bằng số lượng Loại câu hỏi
Câu hỏi đóng (chủ yếu) Câu hỏi mở (chủ yếu) Phỏng vấn sâu
Nghiên cứu thực nghiệm Phương hướng Thảo luận nhóm
thông qua các biến thực hiện Phương pháp quan sát...
Nghiên cứu đồng đại chéo Nghiên cứu so sánh...
Tìm ra tính chất, các chi tiét,
Đo lường, kiểm tra sự liên Mục đích các ý kiến khác nhau... quan giữa các biến số
Câu 4. Phân biệt câu hỏi đóng và câu hỏi mở? Cho ví dụ. Tiêu chí Câu hỏi đóng Câu hỏi mở Định nghĩa Câu trả lời có sẵn
Không có sẵn câu trả lời
Có phương án trả lời hoặc Không có câu trả lời
Đặc điểm dạng có – không
Thống kê số lượng trả lời theo Cho phép người hỏi tìm hiểu từng
phương án một cách sâu về lý do của các trả lời, lấy Ưu điểm thuận tiện
được ý tưởng đề xuất của người được hỏi
Nghiên cứu định lượng (chủ
Nghiên cứu định tính (chủ Phạm vi áp dụng yếu) yếu)
CHƯƠNG 4. HÀNH VI MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ TỔ CHỨC
Câu 1 . Phân biệt người tiêu dùng và tổ chức? Cho ví dụ.
- Người tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân, các hộ tiêu dùng mua hàng hóa hay dịch vụ cho mục đích cá nhân.
- Tổ chức bao gồm những tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ dùng vào việc sản xuất những sản phẩm
và dịch vụ khác, và những sản phẩm và dịch vụ này sẽ được bán, được cho thuê hay cung cấp cho người khác.
Câu 2 . Hành vi mua của khách hàng là gì? Cho ví dụ.
- Hành vi người tiêu dùng là những phản ứng mà các cá nhân biểu lộ trong quá trình đưa ra quyết
định mua sản phẩm hay dịch vụ. lOMoARc PSD|36517948 -
Câu 3 . Tại sao doanh nghiệp phải nghiên cứu hành vi mua của khách hàng?
- Với mục đích nhận biết đặc điểm cá nhân, nhu cầu, sở thích, thói quen mua sắm của người tiêu
dùng, nhằm biết rõ khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, qua đó có cơ sở để xây dựng chiến
lược Marketing phù hợp với mục đích doanh nghiệp.
Câu 4 . Nhóm yếu tố nào ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi mua của người tiêu dùng? Giải thích?
- Không có nhóm yếu tố nào là ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi mua của người tiêu dùng. Tùy
từng đối tượng, tùy từng nhóm người tiêu dùng khác nhau, họ sẽ có những suy nghĩ khác nhau về
sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp cần quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu ảnh hưởng của các nhóm yếu
tố khác nhau để hiểu biết người tiêu dùng, qua đó có cơ sở đưa ra chiến lược Marketing phù hợp
với mục đích của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 5. CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
Câu 1 . Trình bày sự hiểu biết của bạn về 3 chiến lược thị trường: mass marketing – đại trà, product
variety marketing – đa dạng sản phẩm và target marketing – mục tiêu/tập trung/ hướng về phân khúc.
Cho ví dụ thực tế. Theo bạn, chiến lược thị trường nào hiệu quả nhất? Tại sao?
- Mass marketing: là sản xuất một loạt sản phẩm đồng nhất cho tất cả khách hàng, phân phối, định
giá, quảng cáo và khuyến mãi theo cùng một cách thức. Khi đó, nhu cầu của khách hàng chưa
phân hóa rõ nét, thị trường cạnh tranh không gay gắt hay sản phẩm đồng nhất.
- Product variety marketing: là sản xuất một số loại sản phẩm có những đặc điểm, kiểu dáng, chất
lượng và kích cỡ khác nhau, nhằm cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn. Khi đó, nhu cầu của khách
hàng bắt đầu phân hóa, doanh nghiệp có đủ nguồn lực và thị trường bắt đầu cạnh tranh.
- Target marketing: Trên thực tế, không có doanh nghiệp nào đủ nguồn lực để sản xuất nhiều loại
sản phẩm như thế. Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp với bản thân,
nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất cũng như nắm chắc vị trí bản thân trên thị trường. Khi đó, nhu
cầu của khách hàng phân hóa rõ rệt, thị trường cạnh tranh gay gắt.
- Không có chiến lược nào là hiệu quả nhất, tùy vào mục đích và hiện trạng của doanh nghiệp mà
áp dụng chiến lược phù hợp cho chính doanh nghiệp đó.
Câu 2 . Thị trường là gì? Phân khúc thị trường là gì? Khúc thị trường là gì? Tại sao DN phải phân khúc
thị trường? Hãy phân khúc thị trường cho 1 sản phẩm cụ thể tại Việt Nam.
- Thị trường là tổng thể rộng lớn, bao gồm tất cả người tiêu dùng, khác biệt về nhu cầu sản phẩm,
đặc tính hoặc hành vi mua sắm.
- Phân khúc thị trường là quá trình phân chia thị trường thành những bộ phận thị trường.
- Khúc thị trường là tập hợp những khách hàng có những đặc điểm tương đồng nhau trong việc đáp
ứng những tác động marketing từ doanh nghiệp.
- Thị trường tổng thể có nhu cầu phân hóa, không đồng nhất, nhung nguồn lực doanh nghiệp trên
thực tế lại có hạn, đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ và thị trường cạnh tranh gay gắt, do đó doanh lOMoARc PSD|36517948
nghiệp cần phân khúc thị trường tạo điểu kiện cho doanh nghiệp có cái nhìn chi tiết hơn về thị
trường, giúp họ chọn thị trường chính xác và phù hợp với mục đích bản thân.
Câu 3 . Một khúc thị trường phải đáp ứng được các yêu cầu nào?
- Một khúc thị trường phải là tập hợp các khách hàng có những đặc điểm tương đồng, có nhu cầu
sản phẩm giống nhau, đặc tính hay hành vi mua sắm tương đồng.
Câu 4 . Nhóm tiêu thức nào là quan trọng nhất khi PKTT người tiêu dùng?
- Không có nhóm tiêu thức nào là quan trọng nhất khi phân khúc thị trường. Tùy từng đặc điểm của
sản phẩm, tùy vào hiện trạng của doanh nghiệp, họ sẽ chọn các tiêu thức khác nhau để phù hợp
với khả năng của bản thân.
Câu 5 . Thị trường mục tiêu là gì? Một thị trường được chọn làm thị trường mục tiêu nên đáp ứng được các yêu cầu nào?
- Thị trường mục tiêu là thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn dựa trên trên cơ sơ phân tích nhu cầu
thị trường, khả năng cạnh tranh và tận dụng nguồn lực của doang nghiệp một cách hiệu quả nhất,
nhờ đó doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh riêng, khác biệt thông qua hoạt động marketing.
Câu 6 . Trình các tiêu chí để đánh giá các khúc thị trường?
- Có 3 tiêu chí chính để đánh giá các khúc thị trường:
• Quy mô và mức độ tăng trưởng của khúc thị trường: Doanh nghiệp sẽ thu thập và phân tích
dữ liệu dựa trên doanh số, khả năng tăng trường doanh thu, lợi nhuận kì vọng trong những khúc thi trường.
• Tính hấp dẫn của các khúc thị trường: Doanh nghiệp cần phân tích nhiều yếu tố như: Khách
hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh (hiện tại và tiềm ẩn), hàng hóa thay thế.
• Mục tiêu và khả năng về nguồn lực của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần lựa chọn thị trường
mục tiêu phù hợp với khả năng doanh nghiệp, tính đến mục tiêu dài hạn.
Câu 7 . Định vị là gì? Tại sao DN phải định vị? Trường hợp nào DN nên định vị lại.
- Định vị là việc doanh nghiệp sử dụng nỗ lực Marketing để xây dụng sản phẩm và công ty có một
vị trí khác biệt so với sản phẩm của công ty khác trong nhận thức của khách hàng.
- Doanh nghiệp nên định vị lại khi:
• Định vị quá nhiều yếu tố
• Định vị không phù hợp • Định vị lẫn lộn
Câu 8 . Bạn dự định sẽ kinh doanh chuỗi các quán phở tại Tp.HCM. Bạn nên định vị phở của bạn như thế nào? lOMoARc PSD|36517948
Câu 9 . Theo bạn, sản phẩm dầu gội đầu nên chọn chiến lược thị trường nào?