-
Thông tin
-
Quiz
Câu hỏi ôn tập Kế hoạch hóa phát triển | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Kế hoạch hóa phát triển là đưa mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế xã hội vào một bản kế hoạch. Kế hoạch hóa phát triển và kế hoạch hành động là hai khái niệm khác nhau. Các nước phát triển trên thế giới đã thực hiện kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội từ lâu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Kế hoạch hóa phát triển 5 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Câu hỏi ôn tập Kế hoạch hóa phát triển | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Kế hoạch hóa phát triển là đưa mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế xã hội vào một bản kế hoạch. Kế hoạch hóa phát triển và kế hoạch hành động là hai khái niệm khác nhau. Các nước phát triển trên thế giới đã thực hiện kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội từ lâu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kế hoạch hóa phát triển 5 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:












Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN
PHẦN 1. Trả lời Đúng/Sai và giải thích (giải thích NGẮN GỌN: 5-10 dòng/câu)
1. Kế hoạch hóa phát triển là đưa mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế xã
hội vào một bản kế hoạch.
Sai vì kế hoạch hóa phát triển là quá trình soạn lập để có một bản kế
hoạch tốt và sử dụng nó với chức năng là công cụ điều tiết các hoạt động diễn ra trên thực tế.
2. Kế hoạch hóa phát triển và kế hoạch hành động là hai khái niệm khác nhau.
Đúng kế hoạch hóa hành động là kế hoạch thực hiện một hoạt động đã xác
định trước, vì thế mang tc nhẹ nhàng hơn, hệ thống giải pháp được quan tâm
chi tiết cụ thể hơn và mang tính tác nghiệp tiến độ rõ ràng. KHHPT thì điều
quan tâm nhất là những mục tiêu, đích cần đạt trong kì kế hoạch, hệ thống
giải pháp mang tính tổng hợp hơn .
3. Các nước phát triển trên thế giới đã thực hiện kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội từ lâu. Đúng
4. Kế hoạch hóa phát triển ở các nước phát triển mang lại nhiều bài học kinh nghiệm cho V
trong đổi mới công tác kế hoạch iệt Nam. Đúng
5. Công tác kế hoạch hóa ở Việt Nam được thực hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau. Đúng
6. Cơ chế thị trường là công cụ vạn năng, không có nhược điểm và thất bại
trong điều tiết nền kinh tế thị trường.
Sai cơ chế thị trường bên cạnh những ưu điểm cũng có những hạn chế
không giải quyết được hết vấn đề của nền kinh tế mà phải cần sự can thiệp của nhà nước
7. Công tác kế hoạch hóa ở Việt Nam chưa từng gặp thất bại.
Sai công tác KHH ở VN đã từng gặp nhiều thất bại, nhất là gd 1976-1980 và
gd 1981-1986 đã thất bại nặng nề vì k hoàn thành được những mục tiêu đề ra
trong bản kế hoạch, rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
8. Khoa học Kế hoạch hóa phát triển và kế hoạch hóa phát triển là một khái niệm.
Sai khoa học KHHPT là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu và áp dụng các
phương pháp còn KHHPT là quá trình tạo lập ra bản kế hoạch tốt và sử dụng
nó với chức năng điều tiết hoạt động diễn ra trên thực tế.
9. KHH là phương thức quản lý nền kinh tế bằng kế hoạch, vì thế không thể
áp dụng được trong nền kinh tế thị trường.
Sai, KHH là phương thứuc quản lí quan trọng và cần thiết áp dụng cho nền
kttt như công cụ hỗ trợ và điều tiết tt.
10. Trong nền kinh tế thị trường, đứng trên góc độ hiệu quả xã hội, KH là
công cụ tốt nhất để phân bổ các nguồn lực khan hiếm.
Sai, KH là công cụ để huy động và phân bổ các nguồn lực khan hiếm
nhưng chưa phải tốt nhất.
11. Kế hoạch hóa phát triển có vai trò quan trọng trong huy động nguồn lực
từ bên ngoài cho phát triển kinh tế xã hội. Đúng
12. Trong nền kinh tế thị trường, thị trường điều tiết sản xuất còn kế hoạch
điều tiết thị trường.
Đúng, tt mang chức năng định hướng và điều tiết thị trường
13. Không cần thiết phải có nhà kế hoạch chuyên nghiệp, mọi nhà quản lý sẽ
làm tốt chức năng kế hoạch hóa. Sai
14. Thông tin nội bộ là cơ sở duy nhất của công tác kế hoạch hóa phát triển. Sai
15. Kế hoạch hóa phát triển là tập trung phân bổ nguồn lực thông qua các
quyết định mang tính mệnh lệnh phát ra từ trung ương.
Sai, Khh tập trung mệnh lệnh mới là...
16. Kế hoạch hóa phát triển được triển khai bằng nhiều công cụ khác nhau,
trong đó, pháp luật là công cụ mang tính năng động và gián tiếp.
Sai, chính sách là công cụ mang tính năng động và gián tiếp
17. Kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường có chức năng pháp lệnh.
Sai, chức năng pl ở khhttml, khh trong kttt là định hướng, điều tiết và hỗ trợ
18. Chức năng theo dõi, đánh giá quá trình phát triển kinh tế được thể hiện
ngay trong nội dung của bản kế hoạch. Đúng
19. Kế hoạch hóa phát triển mang tư duy chiến lược là đảm bảo nguyên tắc
pháp lệnh, mục tiêu và nguồn lực do cấp trên giao xuống.
Sai, đó là khh tập trung, còn khh.. là xuất phát từ đặc điểm của nền kttt
20. Kế hoạch hóa phát triển cần dựa vào nguồn lực vật chất, bên trong của đất
nước để lập kế hoạch.
Sai, cần dựa cả nguồn lực phi vật chất, ng lực vật chất bao gồm nguồn
lực gắn với đất( tự nhiên, đất đai, csht...) và nguồn k gắn với đất( tài chính, vốn,
lao động...) và phi vc( yếu tố lsu, xh, ctri, thể chế chính sách,...)
21. Nguyên tắc kế hoạch hóa phát triển dựa trên kết quả đặt ra yêu cầu lấy
“đầu vào” và “hoạt động” là trung tâm để xây dựng các mục tiêu phát triển.
Sai, dựa trên yêu cầu lấy kết quả là trung tâm để xây dựng các mục tiêu
phát triene, chuyển hướng từ yêu cầu lấy đầu vào và hoạt động ang lấy kqua mà hdong nhằm đạt tới
22. Chiến lược và quy hoạch phát triển có một số điểm giống nhau và một số điểm khác nhau.
Đúng, giống nhau là đều hướng về mục tiêu phát triển trong tương lai
nhưng khác nhau ở phạm vi, quy mô, tính chất. Quy hoạch mang tính cụ thể
hơn, là một bản luận chứng khoa học, chứng minh đầy đủ sự hợp lí và là vban
mang tính pháp lệnh, thể hiện ở cả pdien k gian và tgian.
23. Quy hoạch và kế hoạch phát triển có một số điểm giống nhau và một số điểm khác nhau.
Đúng, giống đều hướng tới mục tiêu phát triển trong tương lai nhưng khpt có
tính định lượng cụ thể hơn, kết quả và hiệu quả rõ ràng hơn. Quy hoạch >10
năm, kế hoạch bthg 1-5 năm
24. Kế hoạch một năm đóng vai trò trung tâm trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển.
Sai, kh 5 năm đóng vtro trung tâm.....
25. Kế hoạch hóa hằng năm là công cụ định hướng chính sách và kế hoạch
hóa 5 năm là công cụ thực hiện.
Sai khh 5 năm là cc định hướng csach và kkh hằng năng là công cụ thực hiện
26. Trong bộ máy kế hoạch hóa phát triển ở Việt Nam hiện nay, Bộ Kế hoạch
đầu tư là cơ quan cao nhất, có quyền thông qua và phê chuẩn kế hoạch phát triển quốc gia.
Sai vì Quốc hội là cơ quan cao nhất có quyền...
27. Điểm mạnh (của một địa phương) là những kết quả mà địa phương đó
thực hiện tốt trong năm gốc và những yếu tố bên trong, bên ngoài có tác động
thuận lợi đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong kỳ KH.
Sai điểm mạnh là những cái sẵn có và có tiềm năng phát huy để pt ktxh
28. Kế hoạch hóa phát triển và lập kế hoạch phát triển là những khái niệm có bản chất khác nhau.
Sai, cùng bản chất là lập ra một bản kế hoạch nhằm mục tiêu phát triển ở tương lai
29. Kết cấu của một bản kế hoạch mới đã có nhiều thay đổi so với kết cấu của
một bản kế hoạch truyền thống.
Đúng vì kế hoạch mới sẽ khắc phục những hạn chế mà kết cấu cũ mắc phải
và hướng tới đáp ứng yêu cầu đặt ra của kế hoạch trong nền kttt
30. Mục tiêu và chỉ tiêu có mối quan hệ mật thiết nhưng cũng có sự khác nhau cơ bản.
Đúng, mục tiêu là đích của kế hoạch muốn đạt tới trong khoảng thời gian
nhất định còn chỉ tiêu là những nhiệm vụ cụ thể được xây dựng thành con số
cần đạt trong kì kế hoạch.
31. Trong công tác lập kế hoạch, theo dõi là quá trình thu thập dữ liệu một
cách có hệ thống về những chỉ số liên quan đến một hoạt động phát triển đang
được thực hiện, để người quản lý và các đối tượng có liên quan biết được tiến độ
thực hiện các mục tiêu đề ra. Đúng
32. KHH phát triển là “biến” KH thành thực tế, nếu xét về quy trình, bao gồm
các bước: lập KH và tổ chức thực hiện KH.
Sai, gồm các bước: lập kh, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh KH
33. Năng lực của cán bộ lập kế hoạch hạn chế và sự thiếu quan tâm đến lợi
ích quốc gia của họ là những thất bại của KHPT. Đúng
34. Theo phương pháp kế hoạch cuốn chiếu, các kế hoạch 5 năm có thời kỳ
không cố định và các chỉ tiêu tính toán là con số bình quân năm hoặc là con số
của cuối kỳ kế hoạch.
Sai, theo pp cuốn chiếu, cố định và chỉ tiêu sẽ được xác định các mục tiêu ,
chỉ tiêu tổng thể, bao gồm kế hoạch chính thức 1 năm đầu, kế hoạch thực hiện
dự tính cho năm 2 và dự báo kế hoạch cho các năm sau. Kế hoạch 5 năm sẽ
được xem xét vào tgian cuối mỗi năm.
35. Phương pháp phân tích SWOT có ý nghĩa thiết thực trong lập kế hoạch. Đúng
36. Kế hoạch 5 năm là công cụ kế hoạch hóa chủ yếu, còn chiến lược phát
triển kinh tế-xã hội chỉ có ý nghĩa định hướng. Đúng
37. Mục tiêu của kế hoạch hóa phát triển trong nền kinh tế thị trường là thay
thế hoàn toàn cơ chế thị trường bằng kế hoạch. Sai,
38. Bản chất của chiến lược phát triển là thể hiện con đường dài hạn, tầm nhìn
và định hướng phát triển của đất nước. Đúng
39. Các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cần bao quát hết tất cả các
chỉ tiêu của kế hoạch phát triển ngành và địa phương. Sai,
40. Trong kế hoạch hóa có sự tham gia, vai trò và ý kiến của người dân địa
phương là yếu tố quan trọng nhất cần xem xét. Đúng
41. Trong nền kinh tế tập trung mệnh lệnh, các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu là các chỉ tiêu giá trị.
42. Nguyên tắc kế hoạch hóa gắn với nguồn lực đòi hỏi phải xác định mục
tiêu và chỉ tiêu kế hoạch dựa trên nguồn lực hiện có.
43. Đổi mới hệ thống chỉ tiêu kế hoạch theo hướng giảm bớt các chỉ tiêu hiện
vật và tăng cường các chỉ tiêu giá trị, chỉ tiêu lồng ghép.
44. Các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm là sự cụ thể hóa giai đoạn ngắn hạn của
chỉ tiêu trong kế hoạch 5 năm.
45. Mục tiêu chung của kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội là để thực
hiện các công việc mang tính tác nghiệp thường niên
Phần II. Bài tập vận dụng Bài 1:
Huyện X là một địa phương có khá nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng và lại có lịch sử các làng nghề truyền thống lâu đời. Tuy nhiên,
hiện tại huyện đang phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và nền kinh tế chậm
phát triển. Chính quyền địa phương đã quyết định phải lập một kế hoạch trung
hạn (5 năm) phát triển kinh tế xã hội với sự giúp đỡ của các nhà tư vấn lập kế
hoạch. Các nhà tư vấn đề nghị bản kế hoạch này phải được xây dựng dựa trên sự tham gia của các bên.
Yêu cầu: Với góc độ là nhà tư vấn lập kế hoạch cho huyện X, hãy cho biết:
1. Cần tổ chức sự tham gia của các bên nào? Mỗi bên tham gia với mục tiêu gì?
2. Chính quyền cấp huyện và cơ quan kế hoạch của viện cần có sự chuẩn bị
gì trước khi sử dụng sự tham gia của các bên?
3. Để thực hiện tốt sự tham gia của các bên, cần sử dụng những hình thức nào?
4. Các bên tham gia cần chuẩn bị những điều kiện gì để tham gia hiệu quả? Bài 2:
Một tổ chức phát triển đang lên kế hoạch can thiệp bằng cách cải thiện hệ
thống cấp nước và điều kiện vệ sinh nhằm nâng cao sức khỏe cho đồng bào
vùng miền núi phía Bắc. Yêu cầu:
1. Hãy sắp xếp các nội dung dưới đây theo trình tự: tác động - kết quả trực
tiếp - đầu ra - hoạt động đầu vào:
- Bố trí nguồn kinh phí đủ theo phạm vi và yêu cầu của sự can thiệp
- Hệ thống cấp nước ở các cộng đồng được nâng cấp xây mới
- Sức khỏe và điều kiện sinh hoạt vệ sinh của cộng đồng được cải thiện
- Khả năng tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh của người dân tại các địa bàn
can thiệp được tăng cường
- Thiết kế, ở xây dựng các cơ sở vật chất cần thiết đảm bảo việc cấp nước
sạch và điều kiện vệ sinh theo chuẩn.
2. Xác định chỉ tiêu tương ứng với từng cấp kết quả trong ví dụ trên (mỗi
cấp kết quả từ 1-2 chỉ tiêu) và chỉ rõ nguồn thu thập dữ liệu.
3. Thảo luận thì người lập kế hoạch cần làm rõ nhằm đảm bảo sự can thiệp
có thể đạt được tác động như mong muốn, Bài 3:
Tỉnh X đang chuẩn bị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn
2021-2025. Tổ công tác đã thu thập được những thông tin có liên quan đến đánh
giá thực trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh từ nhiều nguồn khác nhau:
- Tỉnh đang và sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ của chính phủ dưới dạng các
chương trình và dự án và các chính sách ưu tiên đầu tư.
- Có nguồn tài nguyên: nước, rừng, khoáng sản và du lịch phong phú.
- Mật độ dân số thấp, phân bố không đồng đều.
- Xa các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và cả nước
- Không chủ động được về nguồn lực tài chính, thu ngân sách địa phương
chỉ đảm bảo 7% nhu cầu cần chi tiêu.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý còn thấp, nhất là ở tuyến cơ sở.
- Xu hướng quốc tế hóa và sử dụng vệ tinh đã mở ra cơ hội lớn cho ngành
viễn thông và truyền thông.
- Tỉnh có nhiều di tích lịch sử: đặc biệt là các danh lam thắng cảnh.
- Có 311 km đường biên giới với nhiều cửa khẩu quốc gia.
- Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, chiếm 19,5% tổng lao động.
- Mức sống thấp, thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 60% mức thu
nhập bình quân cả nước.
- Chất lượng hạ tầng giao thông, điện, bưu chính, y tế, giáo dục chưa cao.
- Có các tiểu vùng khí hậu đặc trưng, nên có điều kiện phát triển các loại
sản phẩm hàng hóa đặc trưng của tỉnh.
- Địa hình chia cắt, để sản xuất nông nghiệp phụ thuộc lớn vào thiên nhiên.
- Phụ thuộc vào một loại hình giao thông duy nhất là giao thông đường bộ.
- Mạng lưới giao thông, được chính, và cơ sở y tế phải giáo dục được mở rộng đến tận xã.
- Có nhiều lễ hội truyền thống mang tính bản sắc dân tộc
- Tỉnh đã xây dựng được quy hoạch và có các chương trình phát triển kinh
tế tiểu vùng trọng điểm.
- Tỷ lệ người dân tộc thiểu số vùng cao, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu.
- Chất lượng quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực còn thấp.
- Các nhà đầu tư ngoài tỉnh và kể cả nước ngoài bắt đầu bị hấp dẫn bởi
nguồn tài nguyên rừng, khoảng sản của tỉnh.
Yêu cầu: hãy giúp tổ công tác:
1. Phân loại thông tin trên theo 4 tiêu chí: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức và đưa vào ma trận SWOT.
2. Đề xuất chính sách cho kỳ kế hoạch mới đối với từng điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức được xác định ở trên.
3. Dựa trên phân tích SWOT, định vị điểm đứng hiện trạng của tỉnh trước
khi bước vào giai đoạn kế hoạch mới (chọn ô thích hợp và mô tả đều đứng của địa phương).
4. Gợi ý cho tình huống phát triển cần ưu tiên trong thời kỳ kế hoạch 2021- 2025. Bài 4:
Nội dung dưới đây được viết ở phần mục tiêu phát triển ngành Công
nghiệp trong bản KH phát triển Công nghiệp của tỉnh H giai đoạn 2021-2025:
Tập trung đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng công nghiệp, thủ công nghiệp. Chú
trọng phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về tài nguyên, có quy mô và
đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
sản phẩm công nghiệp chế biến bình quân năm đạt 18%. Khuyến khích phát
triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành công
nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 13-14%; đến năm 2025 giá
trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt khoảng 3.680 tỷ đồng, tăng gấp 1,8
lần so với năm 2020. Phát triển mạnh số lượng các doanh nghiệp. Phấn đấu
đến năm 2025 số doanh nghiệp đăng ký tăng gấp hơn 2 lần giai đoạn 2016-
2020. Số doanh nghiệp thành lập mới của thời kỳ 5 năm 2021-2025 đạt từ 1.500-2000 doanh nghiệp. Yêu cầu:
1. Nếu xét về nguyên lý viết mục tiêu thì đoạn viết trên có gì sai?
2. Nếu coi đoạn văn trên là cả mục tiêu và chỉ tiêu, bình luận những điểm sai?
3. Hệ thống hóa lại các mục tiêu phát triển ngành công nghiệp tỉnh H giai đoạn 2021-2025
4. Lập bảng thành 2 cột: Cột bên trái là các mục tiêu và bên phải là các chỉ
tiêu tương ứng với mục tiêu. Hãy bổ sung các chỉ tiêu/ mục tiêu cho các mục
tiêu/chỉ tiêu còn thiếu (giá trị của chỉ tiêu là giả định). Bài 5:
Trong bản kế hoạch phát triển ngành thương mại dịch vụ tỉnh X, giai đoạn
2021-2025, Phần Mục tiêu chung viết: nâng cao chất lượng hoạt động của khu
vực dịch vụ, phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế, tạo giá trị gia tăng cao, cung
cấp có hiệu quả đầu vào cho phát triển du lịch, thương mại và công nghệ, nhất là
ngành công nghiệp gia công, lắp ráp, hàng xuất nhập khẩu dựa vào lợi thế kinh
tế cửa khẩu. Phấn đấu đến năm 2025, Lượng khách du lịch đến tỉnh đạt 2.800
nghìn lượt người; doanh thu ngành du lịch đạt trên 1.400 tỷ đồng. Tổng mức lưu
chuyển hàng hóa bán lẻ đến 5 2025 đạt trên 23.300 tỷ đồng. Yêu cầu :
1. Nếu xét về nguyên lý viết mục tiêu thì đoạn viết trên có gì sai.
2. Coi đoạn văn trên là cả mục tiêu và chỉ tiêu bình luận những điểm sai.
3. Chỉnh sửa lại để có mục tiêu và chỉ tiêu đảm bảo đúng yêu cầu của bản
kế hoạch phát triển đặt ra đối với xác định mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch.
4. Đề xuất bộ chỉ số theo dõi các chỉ tiêu đặt ra. Bài 6:
Hãy xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch cho mỗi mục tiêu sau đây và xác định
các chỉ số theo dõi đánh giá cho từng chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021 đến 2025
của tỉnh X (các giá trị của chỉ tiêu là giả định) Mục tiêu Chỉ tiêu kế hoạch Chỉ số theo dõi
Nâng cao mức sống dân cư
Cải thiện cán cân xuất nhập khẩu
Tăng cường khai thác các nguồn vốn đầu tư
Lên thành phố thích giáo dục trung học cơ sở
Nhưng cùng chung cách chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân
Hạn chế tình trạng chặt phá rừng Bài 7:
Trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trong lĩnh
vực nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2021 đến 2025, tổ công tác đã bước đầu xác
định được các mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số. Do sơ ý nên sau khi thảo luận xong
mà chưa kịp ghi chép lại từ một thành viên trong tổ bật quạt. Vì thế các thể màu
ghi những nội dung bên trên may về ráo trộn trật tự những thẻ đó ghi chép như sau:
Năng suất phẩm chất lượng sản phẩm chăn nuôi được cải tiến.
Phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp và giết mổ, chế biến tập trung, công nghiệp.
Đến năm 2025, tỉ lệ đàn lợn ngoại trong tổng đàn lợn là 20%, bò lai là 70%.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành đạt 3 đến 3,2% 1 năm trong 5 năm tới.
Cải thiện điều kiện sống của dân cư nông thôn thông qua phát triển ngành nông nghiệp bền vững.
Ngành chăn nuôi có giá trị gia tăng cao được hình thành và phát triển.
Số trung tâm giết mổ và chế biến tập trung được xây dựng.
Tỷ lệ người nghèo khu vực nông thôn của tỉnh đến năm 2025 giảm còn 4%.
Tỉ lệ đàn lợn ngoại và đàn bò lai trong tổng số đàn gia súc.
Số trang trại chăn nuôi được hình thành. Yêu cầu
Sắp xếp lại các thẻ trên vào cột mục tiêu chỉ tiêu và chỉ số theo bảng sau đây: Mục tiêu Chỉ tiêu Chỉ số Nguồn thu thập Tác động Kết quả Đầu ra Hoạt động C ụ thể :
Trong mỗi cột, sắp xếp theo hàng ngang từ trên xuống thành kết quả, đầu ra và các hoạt động.
Hoán chuyển vị trí các thẻ trong từng cột để chỉ tiêu/chỉ số tương ứng với các cấp mục tiêu?
Những hàng nào chưa có chỉ số, có thể đề xuất các chỉ số tương ứng và
nêu rõ nguồn thu thập số liệu theo dõi, đánh giá từng chỉ số.
Xây dựng khung theo dõi đánh giá. Bài 8
Một dự án cải thiện chuỗi giá trị nông sản được triển khai nhằm tăng giá trị và
khả năng cạnh tranh cho nông dân.
1. Sắp xếp các kết quả theo trình tự Đầu vào -> Hoạt động -> Đầu ra -> Kết quả
trực tiếp -> Tác động:
Thực hiện các khóa tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân và doanh nghiệp
Nông dân được tiếp cận thị trường tiêu thụ rộng lớn và bền vững hơn
Các doanh nghiệp chế biến được mở rộng quy mô và công nghệ
Hình thành mối liên kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp
Thu nhập và đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt
2. Đề xuất chỉ số cho mỗi cấp độ kết quả (1-2 chỉ số/cấp) và nguồn thu thập thông tin.
3. Chỉ ra những rủi ro chính cần tính đến để đạt kết quả mong đợi. Bài 9:
Một chương trình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp được thiết kế nhằm thúc đẩy bình
đẳng giới. 1. Xác định các kết quả theo logic Đầu vào -> Hoạt động -> Đầu ra ->
Kết quả trực tiếp -> Tác động:
Thành lập quỹ hỗ trợ tín dụng ưu đãi
Số lượng phụ nữ khởi sự và duy trì được hoạt động kinh doanh tăng lên
Triển khai các khóa đào tạo, tư vấn về khởi sự và quản trị doanh nghiệp
Vị thế và tiếng nói của phụ nữ trong gia đình và xã hội được cải thiện
Xây dựng mạng lưới liên kết và hỗ trợ các nữ doanh nhân
2. Thiết kế các chỉ số tương ứng để đo lường các cấp độ kết quả (1-2 chỉ số/cấp).
3. Phân tích các giả định then chốt mà chương trình cần đáp ứng để đạt tác động.