-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập triết học phạm trù nguyên nhân- kết quả - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Câu hỏi ôn tập triết học phạm trù nguyên nhân- kết quả - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
Câu hỏi Nguyên nhân- kết quả 1. Câu hỏi dễ
Câu 1: Đâu không là tính chất của mối liên hệ nguyên nhân- kết quả? A. Tính khách quan B. Tính phổ biến C. Tính chủ quan D. Tính tất yếu
Câu 2: Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin, nguyên nhân là:
A. Sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật
B. Sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật
C. Sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với
nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó
Câu 3: “Cái riêng – Cái chung “, “Nguyên nhân – Kết quả “, “Tất nhiên – Ngẫu
nhiên “, “Nội dung – Hình thức “, “Bản chất – Hiện tượng “, “Khả năng – Hiện
thực “đó là các … của triết học Mác – Lênin. A. Cặp khái niệm B. Thuật ngữ cơ bản C. Cặp phạm trù cơ bản D. Cặp phạm trù
Câu 4: Phạm trù nhằm chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các
mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra, gọi là gì? A. Nguyên nhân B. Kết quả C. Khả năng D. Hệ quả
Câu 5: Nguyên nhân và kết quả, cái nào có trước? A. Nguyên nhân B. Kết quả
C. Cả 2 xuất hiện cùng lúc
D. Không có đáp án nào đúng
Câu 6: Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm nguyên nhân: “Phạm trù
nguyên nhân dùng để chỉ...giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các
sự vật, hiện tượng với nhau để từ đó tạo ra...”.
A. Sự tác động lẫn nhau – sự biến đổi nhất định.
B. Sự liên hệ lẫn nhau – một sự vật mới.
C. Sự tương tác – một sự vật mới.
D. Sự chuyển hóa lẫn nhau – sự biến đổi nhất định.
Câu 7: Một cặp đôi chung sống với nhau và được bác sĩ “bảo cưới”. Vậy đứa bé
được sinh ra là gì đối với việc cặp đôi này kết hôn với nhau? A. Nguyên nhân B. Kết quả C. Nguyên cớ D. Điều kiện
Câu 8: Mối liên hệ nhân quả của các sự vật hiện tượng là…
A. Phụ thuộc vào ý thức của con người B. Do thượng đế sinh ra
C. Do hoạt động của con người quy định D. Tất cả đều sai
Câu 9: Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều được gây ra bởi
những nguyên nhân nhất định.
Khẳng định trên thể hiện tính chất nào của quan hệ nhân quả? A. Tính khách quan B. Tính tất yếu C. Tính phổ biến D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức con người.
Khẳng định trên thể hiện tính chất nào của quan hệ nhân quả? A. Tính khách quan B. Tính tất yếu C. Tính phổ biến D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11: Trong các cặp khái niệm dưới đây, cặp nào thể hiện quan hệ nhân quả? A. Xuân- hạ B. Lười- dốt C. Đông- Tây D. Ngày- đêm
Câu 12: Có mấy cách phân loại các nguyên nhân? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 13: Cho biết mối quan hệ biện chứng giữa nhân và quả? A. Quan hệ phức tạp B. Quan hệ khởi nguyên
C. Quan hệ khởi nguyên và phức tạp D. Không có đáp án đúng
Câu 14: Chuỗi nào dưới đây là một ví dụ của cặp phạm trù Nguyên nhân - Kết quả?
A. Xuân - Hạ - Thu - Đông
B. Vi sinh vật - Cỏ - Hươu - Sư tử
C. Mưa - Ngã xe - Nghỉ học - Trượt môn
D. Đi học - Ăn cơm - Học bài - Đi ngủ
Câu 15: Câu thành ngữ “Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết” chứng tỏ rằng:
A. Một nguyên nhân chỉ có thể dẫn đến một kết quả
B. Một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả
C. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
D. Nên vệ sinh sạch sẽ cho trâu bò
Câu 16: Minh lợi dụng lí do trời mưa để nghỉ học, dù nhà Minh có xe ô tô đưa
đón. Vậy nói trời mưa là nguyên nhân dẫn đến việc Minh nghỉ học có đúng không? A. Đúng B. Sai C. Tùy hoàn cảnh
D. Không hoàn toàn sai hay đúng
Câu 17: Nam thiếu tiền nên phải hủy một môn học. Vậy nói Nam thiếu tiền là
nguyên nhân dẫn đến việc Nam hủy môn có đúng không? A. Đúng B. Sai C. Tùy hoàn cảnh
D. Không hoàn toàn sai hay đúng 2. Câu hỏi trung
Câu 1: Câu nào sau đây KHÔNG thể hiện quan điểm của phép biện chứng duy vật?
A. Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau.
B. Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả.
C. Có tồn tại nguyên nhân đầu tiên.
D. Nguyên nhân có trước kết quả.
Câu 2: Trong các câu ca dao tục ngữ sau đây, câu nào không thể hiện phạm trù nguyên nhân-kết quả? A. Nước chảy đá mòn B. Miệng ăn núi lở C. Gieo gió gặp bão
D. Uống nước nhớ nguồn
Câu 3: Đèn trong phòng sáng là do bật công tắc là đúng hay sai? A. Đúng B. Sai
Câu 4: Có những sự vật hiện tượng xảy ra có nguyên nhân và luôn được nhận thức ra, đung hay sai? A. Đúng B. Sai
Câu 5: Những sự vật, hiện tượng nếu có cùng một nguyên nhân, trong những điều
kiện giống nhau thì sẽ tạo nên những kết quả như nhau. Điều này thể hiện tính
chất… của mối liên hệ nhân quả A. Tính khách quan B. Tính phổ biến C. Tính tất yếu D. Tính biện chứng
Câu 6: Vật trong chân không luôn chuyển động với gia tốc 9,8 m/s2; nước ở áp
suất 1 atm luôn sôi ở 1000C. Điều này chứng tỏ…
A. Giữa nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ sản sinh
B. Nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả
C. Một nguyên nhân nhất định, trong những hoàn cảnh giống nhau, sẽ tạo nên
những kết quả giống nhau
D. Không chứng tỏ điều gì
Câu 7: Có bao nhiêu câu đúng theo quan điểm triết học Mác - Lênin trong những câu sau:
(1) Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả nhưng không có chiều ngược lại (S)
(2) Mọi nguyên nhân ngược chiều đều gây tác hại cho con người nên cần phải tìm cách khắc phục (S)
(3) Một nguyên nhân chỉ có thể sinh ra một kết quả nhất định (S)
(4) Tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất đều có nguyên nhân (Đ)
(5) Nguyên nhân có trước kết quả chỉ có ý nghĩa tương tối (Đ) A. 3 câu B. 4 câu C. 5 câu D. 2 câu
Câu 8: Điền vào chỗ trống trong câu sau:
Ph. Ăngghen cho rằng: “Đối với ai phủ nhận… thì mọi quy luật của tự nhiên đều là giả thuyết.”
A. Vấn đề nội dung và hình thái
B. Phạm trù khả năng và hiện thực C. Tính nhân quả D. Tính biện chứng
Câu 9: Quan điểm cho rằng: “Nguyên nhân của mọi loại hiện tượng là do một thực
thể tinh thần tồn tại bên ngoài ta tạo nên.” Đó là quan điểm của trường phái triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
B. Chủ nghĩa duy tâm khách quan và tôn giáo
C. Chủ nghĩa Mác – Lênin D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Câu thành ngữ nào sau đây biểu hiện nội dung của cặp phạm trù nguyên
nhân - kết quả của phép biện chứng duy vật?
A. Uống nước nhớ nguồn
B. Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng
C. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính
D. Không có lửa làm sao có khói
Câu 11: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, giữa việc một phần tử Séc-bi ám sát
thái tử đế quốc Áo – Hung với những mâu thuẫn từ lâu của các quốc gia tham
chiến, đâu là nguyên nhân và đâu là nguyên cớ dẫn đến cuộc chiến tranh này?
A. Nguyên nhân: Một phần tử Séc-bi ám sát thái tử đế quốc Áo – Hung
Nguyên cớ: Mâu thuẫn từ lâu của các quốc gia tham chiến
B. Nguyên nhân: Mâu thuẫn từ lâu của các quốc gia tham chiến
Nguyên cớ: Một phần tử Séc-bi ám sát thái tử đế quốc Áo – Hung
C. Cả hai sự việc nêu trên đều là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh
D. Cả hai sự việc nêu trên đều vừa là nguyên nhân vừa là nguyên cớ dẫn đến cuộc chiến tranh
Câu 12: Virut gây bệnh cho con người, tuy nhiên thể trạng của mỗi người là khác
nhau nên việc phát bệnh là khác nhau. Hãy cho biết thể trạng của con người ở ví dụ
trên là yếu tố gì trong mối quan hệ nhân – quả? A. Nguyên nhân bên trong B. Nguyên nhân bên ngoài C. Điều kiện D. Nguyên cớ
Câu 13: Trong mối quan hệ nhân quả, yếu tố nào không tham gia vào bản thân kết
quả nhưng lại tham gia một cách tất yếu vào quá trình sản sinh ra kết quả? A. Nguyên nhân B. Nguyên cớ C. Điều kiện D. Nội dung
Câu 14: Yếu tố nào dưới đây không quy định việc hình thành kết quả? A. Nguyên nhân bên trong B. Nguyên nhân bên ngoài C. Nguyên cớ bên ngoài D. Điều kiện bên ngoài
Câu 15: Yếu tố nào sau đây có mối liên hệ nhất định với kết quả nhưng là mối liên
hệ bên ngoài, không bản chất? A. Nguyên nhân bên trong B. Nguyên nhân bên ngoài C. Nguyên cớ D. Điều kiện
Câu 16: “Tiền lương cao” và “Chăm chỉ làm việc”, đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả?
A. Tiền lương cao là nguyên nhân, chăm chỉ làm việc là kết quả
B. Chăm chỉ làm việc là nguyên nhân, tiền lương cao là kết quả
C. Không cái nào gây ra cái nào
D. Cái này vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của cái kia.
Câu 17: Có những sự vật, hiện tượng xảy ra…
A. Không có nguyên nhân nào
B. Có nguyên nhân nhưng không thể nhận thức ra
C. Có nguyên nhân nhưng chưa nhận thức ra
D. Có nguyên nhân và luôn nhận thức được
Câu 18: Cho phương trình hóa học Butan Metan Propen
Quá trình cracking đóng vai trò gì trong phản ứng tạo nên Propen? A. Nguyên nhân B. Nguyên cớ C. Điều kiện D. Kết quả
Câu 19: Khi con người tàn phá thiên nhiên, thiên nhiên lại gây ra những thiên tai
như động đất, sóng thần,... làm hại đến con người. Điều này chứng tỏ gì về quan hệ
biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả?
A. Nguyên nhân và kết quả có mối liên hệ phức tạp
B. Kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân
C. Kết quả có thể sinh ra trước nguyên nhân
D. Nguyên nhân và kết quả tạo thành vòng luân hồi
Câu 20: Trong thực tiễn, để học kì này điểm cao hơn học kì trước, chúng ta cần phải làm gì?
A. Học đúng theo phương pháp và tiến độ như học kì trước và chờ đợi một chút may mắn.
B. Tìm ra nguyên nhân vì sao học kì trước điểm chưa cao, từ đó có biện pháp khắc phục.
C. Chia sẻ hình ảnh xoài thần, muỗng thần,... trên Facebook.
D. Hi vọng tìm kiếm được sự giúp đỡ trong phòng thi.
Câu 21: Nguyên nhân gì khiến cho vũ trụ được sinh ra?
A. Không có, vì vũ trụ chính là nguyên nhân đầu tiên của mọi kết quả.
B. Vụ nổ lớn vào 15 tỷ năm trước.
C. Có, nhưng không phải nguyên nhân nào con người cũng nhận thức được.
D. Cần phải có sự sống.
Câu 22: Điền vào chỗ trống trong câu khẳng định sau của triết học Mác - Lênin:
“Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có _______ nhất định
gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên
nhân đó đã được ______ hay chưa mà thôi. Không nên ______ vấn đề nhận thức
của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực.”
A. nguyên nhân/ tồn tại/ phân biệt
B. kết quả/ nhận thức/ đồng nhất
C. kết quả/ tồn tại/ phân biệt
D. nguyên nhân/ nhận thức/ đồng nhất
Câu 23: Cho chuỗi sự việc: Nghèo đói - Dốt nát - Tệ nạn - Rối loạn xã hội - Suy
thoái kinh tế - Nghèo đói. Xác định nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng.
A. Không có nguyên nhân đầu tiên; Nghèo đói
B. Nghèo đói; Không có kết quả cuối cùng C. Nghèo đói; Nghèo đói
D. Không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng 3. Câu hỏi khó
Câu 1: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm ĐÚNG là:
A. nguyên nhân luôn xuất hiện trước kết quả
B. cái xuất hiện trước đều là nguyên nhân của cái xuất hiện sau
C. mọi sự kế tiếp nhau về mặt thời gian đều là quan hệ nhân quả
D. nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả
Câu 2: Câu thành ngữ “Không có lửa làm sao có khói” thể hiện tính chất nào của
phạm trù nguyên nhân - kết quả? A. Tính khách quan B. Tính tất yếu C. Tính phổ biến D. Tính chủ quan
Câu 3: Có rất nhiều hiện tượng lạ mà con người chưa giải thích được như: làm thế
nào mà với nền văn minh lạc hậu thời xưa, người ta lại xây được kim tự tháp Ai
Cập - một trong những kì quan vĩ đại nhất thế giới. Điều này thể hiện tính chất nào
của phạm trù nguyên nhân - kết quả? A. Tính khách quan B. Tính tất yếu C. Tính phổ biến D. Tính chủ quan
Câu 4: Hai hiện tượng nào đó được coi là có quan hệ nhân quả, chỉ khi:
A. Có sự nối tiếp nhau về mặt thời gian
B. Tồn tại quan hệ sản sinh
C. Nhận thức được sự tồn tại của nó
D. Có sự tiếp nối và quan hệ sản sinh
Câu 5: Trong kì thi THPTQG 2021, do đề thi chưa có tính phân hóa cao nên nhiều
bạn dù không chăm học vẫn được điểm rất cao. Có ý kiến cho rằng sự kiện này là
do may mắn chứ không tuân theo cặp phạm trù Nguyên nhân - Kết quả. Ý kiến này đúng hay sai? A. Đúng B. Sai
C. Tùy vào trí thông minh của bạn đó
D. Không hoàn toàn sai hay đúng
Câu 6: Quan niệm “Hoạt động của con người là hòn đá thử vàng của tính nhân quả” là của ai? A. C.Mác B. Hêghen C. V.I.Lênin D. Ph.Ăngghen
Câu 7: Nhà Hưng nghèo, đông anh em, sống ở vùng quê lạc hậu. Hưng không
được đi học đầy đủ. Hưng sa đà vào trộm cắp và bị công an bắt. Bố mẹ Hưng phải
đền tiền cho nạn nhân và Hưng bị buộc vào trại giáo dưỡng. Giả sử không có thêm
sự việc nào khác. Chuỗi trên gồm bao nhiêu nguyên nhân, bao nhiêu kết quả?
A. 6 nguyên nhân, 5 kết quả
B. 4 nguyên nhân, 3 kết quả
C. 5 nguyên nhân, 6 kết quả
D. 3 nguyên nhân, 4 kết quả (8-18)
Câu 8: Quan niệm nào dưới đây là đúng nhất
A. Bản thân sự vật hiện tượng đã là những nguyên nhân
B. Nguyên nhân tự nó đã là những nguyên nhân
C. Đã là tác động thì đều là nguyên nhân
D. Tác động nào gây nên một biến đổi nào đó mới là nguyên nhân
Câu 9: Quan điểm nào dưới đây đúng nhất
A. gọi một tác động nào đó là nguyên nhân chỉ khi đặt nó trong quan hệ với kết quả
B. gọi một tác động nào đó là nguyên nhân chỉ vì nó xuất hiện trc một cái gì đó đc gọi là kết quả
C. nếu không có sự khám phá của ý thức về một tác động sinh ra một biến đổi
tương ứng thì cũng không có nguyên nhân
D. các lập luận trên đều đúng
Câu 10: Tính phổ biến của quan hệ nguyên nhân kết quả thể hiện ở chỗ
A. quan hệ nhân quả xuất hiện ở cả trong tự nhiên và xã hội
B. ở đâu có nguyên nhân thì ở đó có kết quả
C. không có hiện tượng xuất hiện mà không có nguyên nhân D. cả a,b,c đều đúng
Câu 11: Luận điểm nào dưới đây là luận điểm đúng nhất
A. nguyên nhân có thể lớn hơn kết quả, có thể nhỏ hơn kết quả
B. nguyên nhân có thể nhỏ hơn kết quả
C. kết quả có thể lớn hơn nguyên nhân, có thể nhỏ hơn nguyên nhân
D. nguyên nhân không bao giờ nhỏ hơn kết quả
Câu 12: Luận điểm nào sau đây đúng nhất
A. kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân
B. kết quả có thể xuất hiện cùng lúc với sự xuất hiện của nguyên nhân
C. kết quả có khi xuất hiện trước, có khi xuất hiện sau nguyên nhân D. cả a,b,c đều đúng
Câu 13: có thể giả định về mặt lý thuyết rằng
A. cùng một nguyên nhân trong những điều kiện giống nhau sẽ sinh ra các kết quả giống nhau
B. cùng một nguyên nhân trong những điều kiện giống nhau sẽ sinh ra các kết quả khác nhau
C. khác nhau về nguyên nhân nhưng ở trong các điều kiện khác nhau thì sẽ có các kết quả khác nhau d. Cả a,b,c đều đúng
Câu 14: quan điểm nào dưới đây là đúng nhất
A. Trong tự nhiên không cần phải có sự tác động của con người thì vẫn có quan hệ nhân quả
B. mọi quan hệ nhân quả trong lĩnh vực xã hội đều phải có hoạt động mang ý thức
của con người do đó mất tính khách quan
C. tính khách quan của quan hệ nhân quả thực ra không tồn tại D. cả a,b,c đều sai
Câu 15: luận điểm nào dưới đây là đúng
A. nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả không có khả năng tác động trở lại nguyên nhân
B. nguyên nhân – kết quả không thể hoán đổi vị trí cho nhau
C. một nguyên nhân chỉ có thể sinh ra một kết quả và ngược lại một kết quả chỉ
được ra đời từ một nguyên nhân
D. nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn có trước kết quả còn kết quả
bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện
Câu 16: Luận điểm nào dưới đây đúng nhất
A. Tính khách quan thể hiện ở chỗ mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân
sự vật, không phụ thuộc vào ý thức con người
B. Tính phổ biến thể hiện ở chỗ mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội
đều có nguyên nhân nhất định sinh ra.
C. Tính tất yếu thể hiện ở chỗ cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều
kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. D. Cả a,b,c đều đúng
Câu 17: Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có
ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân, Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hướng:
A. Thúc đấy sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tích cực),
B. cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực) C. cả hai đều đúng
Câu 18: Nhận xét nào sau đây là đúng khi phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện
A. Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả.
B. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất
C. điều kiện là những yếu tố giúp nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng bản thân điều
kiện không sinh ra kết quả D. cả a,b,c đều đúng 14-18-19-21-22-25 (Lam)