-
Thông tin
-
Quiz
Câu hỏi trắc nghiệm triết - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Câu hỏi trắc nghiệm triết - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
1. Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ý thức có vai trò gì?
A. Tác động đến vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
B. Có khả năng tự chuyển thành hình thức vật chất nhất định để tác động vào
hình thức vật chất khác.
C. Tác động trực tiếp đến vật chất.
D. Không có vai trò đối với vật chất, vì hoàn toàn phụ thuộc vào vật chất.
2. Về mặt phương pháp luận, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức đòi hỏi điều gì?
A. Phải biết phát hiện ra mâu thuẫn để giải quyết kịp thời.
B. Phải dựa trên quan điểm phát triển để hiểu được sự vât vận động như thế nào trong hiện thực.
C. Phải xuất phát từ hiện thực vật chất và biết phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức.
D. Phải dựa trên quan điểm toàn diện để xây dựng kế hoạch đúng và hành động kiên quyết.
3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng giải quyết mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức như thế nào?
A. Vật chất là thực thể tồn tại độc lập và quyết định ý thức.
B. Vật chất không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào ý thức.
C. Vật chất và ý thức là hai thực thể độc lập, song song cùng tồn tại.
D. Ý thức phụ thuộc vào vật chất nhưng nó có tính độc lập tương đối.
4. Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức tác động trở lại vật chất thông qua:
A. Sự suy nghĩ của con người.
B. Hoạt động thực tiễn. C. Hoạt động lý luận.
D. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
5. Chủ nghĩa duy vật siêu hình có quan niệm như thế nào về nguồn gốc của ý thức?
A. Phủ nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức tinh thần.
B. Xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý thức.
C. Đồng nhất ý thức với vật chất, coi ý thức chỉ là một dạng vật chất đặc biệt do vật chất sản sinh ra.
D. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
6. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức có mấy
nguồn gốc đó là những nguồn gốc nào?
A. Một, nguồn gốc tự nhiên
B. Một, nguồn gốc xã hội
C. Hai, nguồn gốc tự nhiên và thế giới khách quan.
D. Hai, nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
7. Nội dung nào sau đây thể hiện ý thức có tính độc lập tương đối và tác
động trở lại vật chất?
A. Ý thức không lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất.
B. Ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất.
C. Ý thức chỉ đạo hành động của con người, nó có thể quyết định làm cho
hoạt động của con người đúng hay sai, thành hay bại.
D. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
8. Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trên lập trường
duy vật biện chứng chúng ta rút ra nguyên tắc triết học gì? A. Quan điểm khách quan. B. Quan điểm toàn diện.
C. Quan điểm lịch sử - cụ thể. D. Quan điểm thực tiễn.
9. Theo chủ nghĩa duy vật hiểu sự tồn tại của thế giới như một thực thể
mà bản chất của nó là: A. Vật chất B. Ý thức C. Tinh thần
D. Ý niệm tuyệt đối
10. Quan niệm “Duy vật” cho rằng:
A. Ý thức có trước và quyết định vật chất.
B. Vật chất có trước và quyết định ý thức.
C. Con người có khả năng nhận thức thế giới.
D. Con người không có khả năng nhận thức thế giới.
11. Theo quan điểm của triết học Mác – Lêlin, sự tác động của ý thức đối
với vật chất phải thông qua: A. Ngôn ngữ
B. Hoạt động thực tiễn của con người C. Lao động trí óc
D. Hoạt động nghiên cứu khoa học