Câu tự luận chương 2 - môn Quản lý học | Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

Thông tin:
8 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Câu tự luận chương 2 - môn Quản lý học | Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

49 25 lượt tải Tải xuống
1. Quyết định quản lý là gì?
Là phương án hợp lý nhất trong các phương án có thể để giải quyết 1 vấn đề
đã chín muồi nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi
trường luôn biến động của hệ thống
2. Đặc điểm của quyết định quản lý?
- Quyết định quản lý là sản phẩm của hoạt động quản lý
- Chủ thể ra quyết định là các cá nhân, tập thể được trao thẩm quyền hoặc ủy
quyền
- Phạm vi tác động của quyết định quản lý không chỉ là 1 người mà có thể
rất nhiều người
- Quyết định quản lý có liên quan chặt chẽ tới hoạt động thu nhập và xử lý
thông tin
3. Hình thức biểu hiện của quyết định quản lý?
- Trong quản lý nhà nước, văn bản quản lý bao gồm các văn bản luật và văn
bản dưới luật. Văn bản luật do QH ban hành, văn bản dưới luật do các cơ
quan hoặc cá nhân trong bộ máy quản lý nhà nước ban hành.
- Trong quản lý của tổ chức kinh tế - XH, các văn bản quản lý bao gồm
quyết định và nghị quyết. Quyết định là văn bản quản lý do cá nhân các nhà
quản lý ban hành. Nghị quyết là văn bản quản lý do tập thể ban hành.
4. Phân loại quyết định quản lý?
- Phân theo thời gian thực hiện quyết định quản lý
- Phân theo tính chất của vấn đề cần ra quyết định
- Phân theo mức độ tổng quát hay chi tiết của vấn đề ra quyết định
- Phân theo phạm vi điều chỉnh của quyết định
- Phân theo cơ quan ra quyết định
- Phân theo phương pháp ra quyết định
- Phân theo cấp ra quyết định
5. Phân theo thời gian thực hiện quyết định, quyết định quản lý được chia
thành?
Các quyết định được chia thành: quyết định dài hạn, quyết định trung hạn và
quyết định ngắn hạn
- Đối với quản lý nhà nước: quyết định có hiệu lực trên 7 năm là quyết định
dài hạn, quyết định từ 3 đến 7 năm là quyết định trung hạ, quyết định dưới 3
năm là quyết định ngắn hạn
- Đối với quản lý của các tổ chức kinh tế - XH: quyết định trên 5 năm là
quyết định dài hạn, quyết định từ 1 đến 5 năm là quyết định trung hạn, quyết
định dưới 1 năm là quyết định ngắn hạn
6. Phân theo tính chất của vấn đề cần ra quyết định, quyết định quản lý
được chia thành?
Các quyết định được chia thành: quyết định chuẩn tắc và quyết định không
chuẩn tắc
- Quyết định chuẩn tắc (còn được gọi là quyết định được lập trình hóa) là
quyết định mang tính thông lệ, nhằm giải quyết những vấn đề rõ ràng, quen
thuộc và lặp đi lặp lại. VD: quy trình cấp giấy phép xây dựng, quy trình cấp
bằng tốt nghiệp đại học,…
- Quyết định không chuẩn tắc (còn được gọi là quyết định không được lập
trình hóa hay quyết định riêng biệt) là quyết định giải quyết những vấn đề
phức tạp, mơ hồ, ít thông tin, xuất hiện ngẫu nhiên hoặc xuất hiện lần đầu.
VD: quyết định đầu tư xây dựng 1 nhà máy lọc dầu tại 1 địa điểm nhất định,
quyết định chiến lược phát triển cho 1 giai đoạn của đất nước,…
7. Phân theo mức độ tổng quát hay chi tiết của vấn đề ra quyết định, quyết
định quản lý được chia thành?
Các quyết định được chia thành: quyết định chiến lược, quyết định chiến
thuật và quyết định tác nghiệp
- Quyết định chiến lược xác định những mục tiêu tổng quát, những phương
thức cơ bản để thực hiện mục tiêu, có đặc điểm là mang tính toàn diện, lâu
dài và ổn định.
- Quyết định chiến thuật xác định những giải pháp và công cụ để thực hiện
mục tiêu chiến lược trong những lĩnh vực hoạt động nhất định, trong thời
gian tương đối ngắn, mang đặc điểm 1 chiều cục bộ và giai đoạn.
- Quyết định tác nghiệp là những quyết định nhằm xử lý những tình huống
cụ thể trong công việc hàng ngày của cơ quan quản lý.
=> Thông thường các quyết định chiến lược là quyết định dài hạn, quyết
định chiến thuật là quyết định trung hạn, quyết định tác nghiệp là quyết định
ngắn hạn.
8. Phân theo phạm vi điều chỉnh của quyết định, quyết định quản lý được
chia thành?
Các quyết định được chia thành: quyết định toàn cục và quyết định bộ phận
- Quyết định toàn cục điều chỉnh hầu hết các đối tượng quản lý
- Quyết định bộ phận điều chỉnh 1 hoặc một số các đối tượng quản lý
9. Phân theo cơ quan ra quyết định, quyết định quản lý được chia thành?
Các quyết định được chia thành: quyết định quản lý nhà nước và quyết định
quản lý của các tổ chức
- Quyết định quản lý của nhà nước do các cơ quan quản lý ban hành như
QH, CP, các Bộ, địa phương,…
- Quyết định quản lý của các tổ chức là những quyết định do hệ thống quản
lý của các tổ chức đưa ra và ban hành trước hết là những người đứng đầu tổ
chức.
10. Phân theo phương pháp ra quyết định, quyết định quản lý được chia
thành?
Các quyết định được chia thành quyết định tập thể và quyết định cá nhân.
- Quyết định tập thể là quyết định do tập thể có thẩm quyền đưa ra, trên cơ
sở biểu quyết.
- Quyết định cá nhân là quyết định do 1 người đưa ra trong phạm vi thẩm
quyền.
11. Phân theo cấp ra quyết định, quyết định quản lý được chia thành?
Các quyết định được chia thành quyết định cấp cao, quyết định cấp trung và
quyết định cấp cơ sở.
12.Yêu cầu đối với quyết định quản lý?
- Yêu cầu về tính hợp pháp:
+ Quyết định được đưa ra trong phạm vi thẩm quyền của chủ thể ra quyết
định
+ Quyết định không được trái với nội dung mà pháp luật quy định
+ Quyết định được ban hành đúng thủ tục và hình thức
+ Mọi quyết định quản lý không đảm bảo tính pháp lý đều bị đình chỉ và
hủy bỏ. Cá nhân hoặc tập thể ra quyết định quản lý phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật.
- Yêu cầu về tính khoa học: Quyết định quản lý phải được đưa ra trên cơ sở
lý luận và thực tiễn. Cơ sở lý luận có thể là: xu hướng vận động khách quan,
các phương pháp khoa học hiện đại. Thực tiễn có thể là: có đầy đủ thông tin
cần thiết, những kết quả phân tích thực trạng và bài học kinh nghiệm trong
nước và quốc tế.
- Yêu cầu về tính hệ thống (thống nhất):
+ Các quyết định được ban hành thống nhất theo 1 hướng, tránh mâu
thuẫn.
+ Các quyết định được ban hành tại các thời điểm khác nhau không được
mâu thuẫn, trái ngược và phủ định nhau.
- Yêu cầu về tính tối ưu: Phương án tối ưu là phương án đáp ứng tốt nhất
các mục tiêu đồng thời phù hợp với những ràng buộc nhất định, được sự ủng
hộ của đối tượng và những người thực hiện quyết định.
- Yêu cầu về tính linh hoạt:
+ Đòi hỏi quyết định quản lý phải phản ánh được mọi nhân tố mới trong
lựa chọn quyết định, phản ánh được tính thời đại, môi trường mà quyết định
ra đời và được thực hiện
+ Đòi hỏi việc xử lý tình huống phải linh hoạt, khéo léo, tránh rập khuôn,
máy móc, giáo điều
- Yêu cầu về tính cô đọng, dễ hiểu: Dù được thể hiện dưới hình thức nào,
các quyết định đều phải ngắn gọn, dễ hiểu, đơn nghĩa.
- Yêu cầu về tính thời gian, đối tượng thực hiện và chủ thể chịu trách
nhiệm thực hiện tổ chức thực thi
13.Căn cứ ra quyết định?
- Hệ thống kinh tế xã hội
- Hệ thống pháp luật và thông lệ XH
- Hiệu quả của quyết định
- Các nguồn lực có thể huy động
- Môi trường quyết định
14.Quy trình quyết định quản lý là gì?
Là trình tự thực hiện các hoạt động nhằm đưa ra và thực hiện quyết định
15.Các bước của quy trình quyết định quản lý?
- Phân tích vấn đề và xác định mục tiêu của quyết định
- Xây dựng các phương án quyết định
- Đánh giá và lựa chọn phương án tốt nhất
- Tổ chức thực thi quyết định
16. Phân tích B1 của quy trình quyết định quản lý?
Bao gồm:
- Phát hiện vấn đề
- Chẩn đoán nguyên nhân của các vấn đề
- Quyết định giải quyết vấn đề
- Xác định mục tiêu của quyết định
- Xác định tiêu chí đánh giá
17. Phân tích B2 của quy trình quyết định quản lý?
Với nội dung và tác dụng khác nhau, các phương án quyết định được chia
thành 3 loại:
- Phương án tích cực là những phương án bảo đảm thực hiện mục tiêu
trong điều kiện xu thế biến động của môi trường, của các đối tượng quản lý
và cơ bản sẽ diễn ra như dự đoán => Đây là phương án chủ yếu, bao gồm
các biện pháp mang tính chủ động cao thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu
- Phương án tình thế là phương án chứa đựng các biện pháp dự phòng, áp
dụng cho những tình huống ngoài mong đợi => Giúp các chủ thể quản lý
duy trì được tính chủ động cho dù hoàn cảnh có thay đổi
- Phương án lâm thời là phương án chứa đựng những biện pháp đối phó với
vấn đề đã xảy ra nhưng chưa giải quyết dứt điểm do chưa làm rõ nguyên
nhân hay chưa huy động đủ nguồn lực => Mục đích là ngăn chặn những vấn
đề mang tính bất lợi hoặc không để mất đi cơ hội, tranh thủ thời gian trước
khi có thể áp dụng được phương án tối ưu để giải quyết dứt điểm vấn đề
18. Phân tích B3 của quy trình quyết định quản lý?
3 nhiệm vụ cơ bản của nhà quản lý:
- Dự báo ảnh hưởng của các phương án quyết định
- Đánh giá các ảnh hưởng
- So sánh các phương án thông qua hệ thống tiêu chí để lựa chọn phương án
hợp lý
19. Phân tích B4 của quy trình quyết định quản lý?
Gồm các bước:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện quyết định
- Thực hiện quyết định
- Kiểm tra việc thực hiện quyết định
- Tổng kết rút kinh nghiệm
20. Cơ hội là gì?
Là tình huống xảy ra khi môi trường tạo cho hệ thống khả năng đi xa hơn so
với mục tiêu ban đầu
21. Phương án quyết định là gì?
Là cách thức can thiệp của chủ thể quản lý nhằm giải quyết vấn đề quyết
định
22. Phương án hợp lý là gì?
Là phương án đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của 1 quyết định quản lý
23. Các phương pháp và kỹ thuật ra quyết định?
- Điều tra, nghiên cứu
- Dự báo khoa học
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích toán học
- Phương pháp nghiên cứu khả thi
- Mô phỏng và thử nghiệm
- Phương pháp ra quyết định dựa vào trực giác
24. Điều tra nghiên cứu là gì?
Là đi sâu vào thực tế, thu thập đầy đủ dữ liệu dưới sự chỉ đạo của lý luận
khoa học mà khái quát bản chất của sự vật và hiện tượng từ những dữ liệu
mang tính cụ thể, từ đó mà có những nhận thức đúng đắn về tính quy luật
của sự vật
25. Dự báo là gì?
Là quá trình tính toán và dự đoán sự phát triển tương lai của sự vật dựa trên
thông tin đã có. Quá trình dự báo là quá trình phân tích khoa học dựa trên cơ
sở điều tra nghiên cứu thực tiễn và suy diễn logic.
26. Đối với dự báo kinh tế - XH có thể chia làm mấy nhóm phương pháp?
3 nhóm phương pháp:
- Phương pháp dự báo nhân – quả
- Phương pháp dự báo tương tự
- Phương pháp dự báo trực quan
27. Phương pháp dự báo nhân – quả là gì?
Là phương pháp dự báo dựa trên các mô hình thống kê, xuất phát từ mối
quan hệ nhân quả trong sự phát triển của sự vật và hiện tượng mà tiến hành
dự báo
28. Phương pháp dự báo tương tự là gì?
Là phương pháp dự báo dựa trên việc nghiên cứu xu thế vận động của các
hiện tượng kinh tế - XH có cùng loại, cùng bản chất đã xảy ra ở các hệ thống
khác mà dự đoán được xu thế vận động của các hiện tượng kinh tế - XH
đang được quan tâm
29. Phương pháp dự báo trực quan là gì?
Là phương pháp tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, dựa vào sự nhạy cảm
và kinh nghiệm của họ mà suy đoán ra quy luật của sự phát triển trong điều
kiện thiếu thông tin
30. Phương pháp cây vấn đề là gì?
Là phương pháp biểu diễn mối quan hệ giữa các hiện tượng và nguyên nhân
gây ra các hiện tượng đó
31. Phương pháp chuyên gia là gì?
Là phương pháp dựa trên ý kiến của các chuyên gia để thực hiện các bước
của quá trình quyết định
32. Phương pháp phân tích toán học là gì?
Là phương pháp khoa học nghiên cứu và phân tích những vấn đề quyết định
mà có thể lượng hóa để tìm được phương án tối ưu. Nội dung chủ yếu của
phương pháp là toán học hóa, mô hình hóa và máy tính hóa vấn đề cũng như
các phương thức giải quyết vấn đề
33. Phương pháp nghiên cứu khả thi là gì?
Là phương án nghiên cứu khoa học tìm lời giải hợp lý cho các phương án
quyết định trong mối quan hệ giữa nhu cầu và năng lực, giữa cơ hội, khả
năng thành công và rủi ro bất lợi, thất bại cũng như đảm bảo hiệu quả kinh tế
và XH cho các phương án quyết định
34. Thử nghiệm là gì?
Là việc thực hiện 1 phương án quyết định trên 1 hoặc một vài phạm vi nhỏ
được lựa chọn để nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình trong quá trình
thực hiện và kết quả đạt được nhằm có được kết luận chính xác về tính hiệu
quả và tính khả thi của phương án quyết định
35. Phương pháp mô phỏng trong việc ra quyết định là gì?
Là phương pháp khoa học dựa trên tình hình thực tế của phương án thiết kế
để dựng thành mô hình phỏng theo các vấn đề cần giải quyết
36. Phương pháp ra quyết định dựa vào trực giác là gì?
Là phương pháp dựa vào tâm thức để đánh giá tình huống và đưa ra kết luận
mà không cần sự can thiệp của thông tin hay phân tích thực tế
| 1/8

Preview text:

1. Quyết định quản lý là gì?
Là phương án hợp lý nhất trong các phương án có thể để giải quyết 1 vấn đề
đã chín muồi nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi
trường luôn biến động của hệ thống
2. Đặc điểm của quyết định quản lý?
- Quyết định quản lý là sản phẩm của hoạt động quản lý
- Chủ thể ra quyết định là các cá nhân, tập thể được trao thẩm quyền hoặc ủy quyền
- Phạm vi tác động của quyết định quản lý không chỉ là 1 người mà có thể rất nhiều người
- Quyết định quản lý có liên quan chặt chẽ tới hoạt động thu nhập và xử lý thông tin
3. Hình thức biểu hiện của quyết định quản lý?
- Trong quản lý nhà nước, văn bản quản lý bao gồm các văn bản luật và văn
bản dưới luật. Văn bản luật do QH ban hành, văn bản dưới luật do các cơ
quan hoặc cá nhân trong bộ máy quản lý nhà nước ban hành.
- Trong quản lý của tổ chức kinh tế - XH, các văn bản quản lý bao gồm
quyết định và nghị quyết. Quyết định là văn bản quản lý do cá nhân các nhà
quản lý ban hành. Nghị quyết là văn bản quản lý do tập thể ban hành.
4. Phân loại quyết định quản lý?
- Phân theo thời gian thực hiện quyết định quản lý
- Phân theo tính chất của vấn đề cần ra quyết định
- Phân theo mức độ tổng quát hay chi tiết của vấn đề ra quyết định
- Phân theo phạm vi điều chỉnh của quyết định
- Phân theo cơ quan ra quyết định
- Phân theo phương pháp ra quyết định
- Phân theo cấp ra quyết định
5. Phân theo thời gian thực hiện quyết định, quyết định quản lý được chia thành?
Các quyết định được chia thành: quyết định dài hạn, quyết định trung hạn và quyết định ngắn hạn
- Đối với quản lý nhà nước: quyết định có hiệu lực trên 7 năm là quyết định
dài hạn, quyết định từ 3 đến 7 năm là quyết định trung hạ, quyết định dưới 3
năm là quyết định ngắn hạn
- Đối với quản lý của các tổ chức kinh tế - XH: quyết định trên 5 năm là
quyết định dài hạn, quyết định từ 1 đến 5 năm là quyết định trung hạn, quyết
định dưới 1 năm là quyết định ngắn hạn
6. Phân theo tính chất của vấn đề cần ra quyết định, quyết định quản lý được chia thành?
Các quyết định được chia thành: quyết định chuẩn tắc và quyết định không chuẩn tắc
- Quyết định chuẩn tắc (còn được gọi là quyết định được lập trình hóa) là
quyết định mang tính thông lệ, nhằm giải quyết những vấn đề rõ ràng, quen
thuộc và lặp đi lặp lại. VD: quy trình cấp giấy phép xây dựng, quy trình cấp
bằng tốt nghiệp đại học,…
- Quyết định không chuẩn tắc (còn được gọi là quyết định không được lập
trình hóa hay quyết định riêng biệt) là quyết định giải quyết những vấn đề
phức tạp, mơ hồ, ít thông tin, xuất hiện ngẫu nhiên hoặc xuất hiện lần đầu.
VD: quyết định đầu tư xây dựng 1 nhà máy lọc dầu tại 1 địa điểm nhất định,
quyết định chiến lược phát triển cho 1 giai đoạn của đất nước,…
7. Phân theo mức độ tổng quát hay chi tiết của vấn đề ra quyết định, quyết
định quản lý được chia thành?
Các quyết định được chia thành: quyết định chiến lược, quyết định chiến
thuật và quyết định tác nghiệp
- Quyết định chiến lược xác định những mục tiêu tổng quát, những phương
thức cơ bản để thực hiện mục tiêu, có đặc điểm là mang tính toàn diện, lâu dài và ổn định.
- Quyết định chiến thuật xác định những giải pháp và công cụ để thực hiện
mục tiêu chiến lược trong những lĩnh vực hoạt động nhất định, trong thời
gian tương đối ngắn, mang đặc điểm 1 chiều cục bộ và giai đoạn.
- Quyết định tác nghiệp là những quyết định nhằm xử lý những tình huống
cụ thể trong công việc hàng ngày của cơ quan quản lý.
=> Thông thường các quyết định chiến lược là quyết định dài hạn, quyết
định chiến thuật là quyết định trung hạn, quyết định tác nghiệp là quyết định ngắn hạn.
8. Phân theo phạm vi điều chỉnh của quyết định, quyết định quản lý được chia thành?
Các quyết định được chia thành: quyết định toàn cục và quyết định bộ phận
- Quyết định toàn cục điều chỉnh hầu hết các đối tượng quản lý
- Quyết định bộ phận điều chỉnh 1 hoặc một số các đối tượng quản lý
9. Phân theo cơ quan ra quyết định, quyết định quản lý được chia thành?
Các quyết định được chia thành: quyết định quản lý nhà nước và quyết định
quản lý của các tổ chức
- Quyết định quản lý của nhà nước do các cơ quan quản lý ban hành như
QH, CP, các Bộ, địa phương,…
- Quyết định quản lý của các tổ chức là những quyết định do hệ thống quản
lý của các tổ chức đưa ra và ban hành trước hết là những người đứng đầu tổ chức.
10. Phân theo phương pháp ra quyết định, quyết định quản lý được chia thành?
Các quyết định được chia thành quyết định tập thể và quyết định cá nhân.
- Quyết định tập thể là quyết định do tập thể có thẩm quyền đưa ra, trên cơ sở biểu quyết.
- Quyết định cá nhân là quyết định do 1 người đưa ra trong phạm vi thẩm quyền.
11. Phân theo cấp ra quyết định, quyết định quản lý được chia thành?
Các quyết định được chia thành quyết định cấp cao, quyết định cấp trung và
quyết định cấp cơ sở.
12.Yêu cầu đối với quyết định quản lý?
- Yêu cầu về tính hợp pháp:
+
Quyết định được đưa ra trong phạm vi thẩm quyền của chủ thể ra quyết định
+ Quyết định không được trái với nội dung mà pháp luật quy định
+ Quyết định được ban hành đúng thủ tục và hình thức
+ Mọi quyết định quản lý không đảm bảo tính pháp lý đều bị đình chỉ và
hủy bỏ. Cá nhân hoặc tập thể ra quyết định quản lý phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Yêu cầu về tính khoa học: Quyết định quản lý phải được đưa ra trên cơ sở
lý luận và thực tiễn. Cơ sở lý luận có thể là: xu hướng vận động khách quan,
các phương pháp khoa học hiện đại. Thực tiễn có thể là: có đầy đủ thông tin
cần thiết, những kết quả phân tích thực trạng và bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế.
- Yêu cầu về tính hệ thống (thống nhất):
+ Các quyết định được ban hành thống nhất theo 1 hướng, tránh mâu thuẫn.
+ Các quyết định được ban hành tại các thời điểm khác nhau không được
mâu thuẫn, trái ngược và phủ định nhau.
- Yêu cầu về tính tối ưu: Phương án tối ưu là phương án đáp ứng tốt nhất
các mục tiêu đồng thời phù hợp với những ràng buộc nhất định, được sự ủng
hộ của đối tượng và những người thực hiện quyết định.
- Yêu cầu về tính linh hoạt:
+
Đòi hỏi quyết định quản lý phải phản ánh được mọi nhân tố mới trong
lựa chọn quyết định, phản ánh được tính thời đại, môi trường mà quyết định
ra đời và được thực hiện
+ Đòi hỏi việc xử lý tình huống phải linh hoạt, khéo léo, tránh rập khuôn, máy móc, giáo điều
- Yêu cầu về tính cô đọng, dễ hiểu: Dù được thể hiện dưới hình thức nào,
các quyết định đều phải ngắn gọn, dễ hiểu, đơn nghĩa.
- Yêu cầu về tính thời gian, đối tượng thực hiện và chủ thể chịu trách
nhiệm thực hiện tổ chức thực thi

13.Căn cứ ra quyết định?
- Hệ thống kinh tế xã hội
- Hệ thống pháp luật và thông lệ XH
- Hiệu quả của quyết định
- Các nguồn lực có thể huy động
- Môi trường quyết định
14.Quy trình quyết định quản lý là gì?
Là trình tự thực hiện các hoạt động nhằm đưa ra và thực hiện quyết định
15.Các bước của quy trình quyết định quản lý?
- Phân tích vấn đề và xác định mục tiêu của quyết định
- Xây dựng các phương án quyết định
- Đánh giá và lựa chọn phương án tốt nhất
- Tổ chức thực thi quyết định
16. Phân tích B1 của quy trình quyết định quản lý? Bao gồm: - Phát hiện vấn đề
- Chẩn đoán nguyên nhân của các vấn đề
- Quyết định giải quyết vấn đề
- Xác định mục tiêu của quyết định
- Xác định tiêu chí đánh giá
17. Phân tích B2 của quy trình quyết định quản lý?
Với nội dung và tác dụng khác nhau, các phương án quyết định được chia thành 3 loại:
- Phương án tích cực là những phương án bảo đảm thực hiện mục tiêu
trong điều kiện xu thế biến động của môi trường, của các đối tượng quản lý
và cơ bản sẽ diễn ra như dự đoán => Đây là phương án chủ yếu, bao gồm
các biện pháp mang tính chủ động cao thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu
- Phương án tình thế là phương án chứa đựng các biện pháp dự phòng, áp
dụng cho những tình huống ngoài mong đợi => Giúp các chủ thể quản lý
duy trì được tính chủ động cho dù hoàn cảnh có thay đổi
- Phương án lâm thời là phương án chứa đựng những biện pháp đối phó với
vấn đề đã xảy ra nhưng chưa giải quyết dứt điểm do chưa làm rõ nguyên
nhân hay chưa huy động đủ nguồn lực => Mục đích là ngăn chặn những vấn
đề mang tính bất lợi hoặc không để mất đi cơ hội, tranh thủ thời gian trước
khi có thể áp dụng được phương án tối ưu để giải quyết dứt điểm vấn đề
18. Phân tích B3 của quy trình quyết định quản lý?
3 nhiệm vụ cơ bản của nhà quản lý:
- Dự báo ảnh hưởng của các phương án quyết định
- Đánh giá các ảnh hưởng
- So sánh các phương án thông qua hệ thống tiêu chí để lựa chọn phương án hợp lý
19. Phân tích B4 của quy trình quyết định quản lý? Gồm các bước:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện quyết định
- Thực hiện quyết định
- Kiểm tra việc thực hiện quyết định
- Tổng kết rút kinh nghiệm 20. Cơ hội là gì?
Là tình huống xảy ra khi môi trường tạo cho hệ thống khả năng đi xa hơn so với mục tiêu ban đầu
21. Phương án quyết định là gì?
Là cách thức can thiệp của chủ thể quản lý nhằm giải quyết vấn đề quyết định
22. Phương án hợp lý là gì?
Là phương án đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của 1 quyết định quản lý
23. Các phương pháp và kỹ thuật ra quyết định? - Điều tra, nghiên cứu - Dự báo khoa học - Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích toán học
- Phương pháp nghiên cứu khả thi
- Mô phỏng và thử nghiệm
- Phương pháp ra quyết định dựa vào trực giác
24. Điều tra nghiên cứu là gì?
Là đi sâu vào thực tế, thu thập đầy đủ dữ liệu dưới sự chỉ đạo của lý luận
khoa học mà khái quát bản chất của sự vật và hiện tượng từ những dữ liệu
mang tính cụ thể, từ đó mà có những nhận thức đúng đắn về tính quy luật của sự vật 25. Dự báo là gì?
Là quá trình tính toán và dự đoán sự phát triển tương lai của sự vật dựa trên
thông tin đã có. Quá trình dự báo là quá trình phân tích khoa học dựa trên cơ
sở điều tra nghiên cứu thực tiễn và suy diễn logic.
26. Đối với dự báo kinh tế - XH có thể chia làm mấy nhóm phương pháp? 3 nhóm phương pháp:
- Phương pháp dự báo nhân – quả
- Phương pháp dự báo tương tự
- Phương pháp dự báo trực quan
27. Phương pháp dự báo nhân – quả là gì?
Là phương pháp dự báo dựa trên các mô hình thống kê, xuất phát từ mối
quan hệ nhân quả trong sự phát triển của sự vật và hiện tượng mà tiến hành dự báo
28. Phương pháp dự báo tương tự là gì?
Là phương pháp dự báo dựa trên việc nghiên cứu xu thế vận động của các
hiện tượng kinh tế - XH có cùng loại, cùng bản chất đã xảy ra ở các hệ thống
khác mà dự đoán được xu thế vận động của các hiện tượng kinh tế - XH đang được quan tâm
29. Phương pháp dự báo trực quan là gì?
Là phương pháp tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, dựa vào sự nhạy cảm
và kinh nghiệm của họ mà suy đoán ra quy luật của sự phát triển trong điều kiện thiếu thông tin
30. Phương pháp cây vấn đề là gì?
Là phương pháp biểu diễn mối quan hệ giữa các hiện tượng và nguyên nhân
gây ra các hiện tượng đó
31. Phương pháp chuyên gia là gì?
Là phương pháp dựa trên ý kiến của các chuyên gia để thực hiện các bước
của quá trình quyết định
32. Phương pháp phân tích toán học là gì?
Là phương pháp khoa học nghiên cứu và phân tích những vấn đề quyết định
mà có thể lượng hóa để tìm được phương án tối ưu. Nội dung chủ yếu của
phương pháp là toán học hóa, mô hình hóa và máy tính hóa vấn đề cũng như
các phương thức giải quyết vấn đề
33. Phương pháp nghiên cứu khả thi là gì?
Là phương án nghiên cứu khoa học tìm lời giải hợp lý cho các phương án
quyết định trong mối quan hệ giữa nhu cầu và năng lực, giữa cơ hội, khả
năng thành công và rủi ro bất lợi, thất bại cũng như đảm bảo hiệu quả kinh tế
và XH cho các phương án quyết định
34. Thử nghiệm là gì?
Là việc thực hiện 1 phương án quyết định trên 1 hoặc một vài phạm vi nhỏ
được lựa chọn để nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình trong quá trình
thực hiện và kết quả đạt được nhằm có được kết luận chính xác về tính hiệu
quả và tính khả thi của phương án quyết định
35. Phương pháp mô phỏng trong việc ra quyết định là gì?
Là phương pháp khoa học dựa trên tình hình thực tế của phương án thiết kế
để dựng thành mô hình phỏng theo các vấn đề cần giải quyết
36. Phương pháp ra quyết định dựa vào trực giác là gì?
Là phương pháp dựa vào tâm thức để đánh giá tình huống và đưa ra kết luận
mà không cần sự can thiệp của thông tin hay phân tích thực tế