-
Thông tin
-
Quiz
Chuẩn mực và trách nhiệm của nhà báo Việt Nam trên mạng xã hội | Tiểu luận Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông
Mạng xã hội là một không gian ảo, song lại có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, đời sống xã hội. Mặc dù cũng truyền tải thông tin, song không như các tờ báo, ở mạng xã hội mỗi người dân đều có thể đưa tin hàng ngày, hàng giờ thông qua việc cập nhật, chia sẻ trên tài khoản cá nhân của mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Pháp luật và đạo đức báo chí - truyền thông 43 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Chuẩn mực và trách nhiệm của nhà báo Việt Nam trên mạng xã hội | Tiểu luận Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông
Mạng xã hội là một không gian ảo, song lại có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, đời sống xã hội. Mặc dù cũng truyền tải thông tin, song không như các tờ báo, ở mạng xã hội mỗi người dân đều có thể đưa tin hàng ngày, hàng giờ thông qua việc cập nhật, chia sẻ trên tài khoản cá nhân của mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Pháp luật và đạo đức báo chí - truyền thông 43 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO TIỂU LUẬN
MÔN: PHÁP LUẬT & ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI: CHUẨN MỰC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ
BÁO KHI THAM GIA MẠNG XÃ HỘI
Lớp: Quan hệ công chúng chuyên nghiệp K40 Sinh viên thực hiện: Hoàng Mai Ly Lê Mẫn Nhi
Hoàng Thảo Ngân Vũ Ngọc Linh Chi
Đỗ Hoàng Minh Châu Nguyễn Thị Nhị Hà
Nguyễn Hoàng Hà Nguyễn Thảo Nguyên Hà Nội, tháng 3 năm 2022 MỤC LỤC
1. Chuẩn mực và trách nhiệm của nhà báo Việt Nam trên mạng xã hội 2 2. Ví dụ 5
3. Thực trạng về việc thực hiện chuẩn mực và trách nhiệm của nhà báo
Việt Nam trên mạng xã hội 7 4. Đề xuất giải pháp 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 2
1. Chuẩn mực và trách nhiệm của nhà báo Việt Nam trên mạng xã hội
Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện
truyền thông khác là quy định 5 trong 10 quy định đạo đức nghề nghiệp của
người làm báo Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 1/1/2017).
Mạng xã hội là một không gian ảo, song lại có tác động và ảnh hưởng
trực tiếp đến tâm lý, đời sống xã hội. Mặc dù cũng truyền tải thông tin, song
không như các tờ báo, ở mạng xã hội mỗi người dân đều có thể đưa tin hàng
ngày, hàng giờ thông qua việc cập nhật, chia sẻ trên tài khoản cá nhân của
mình. Thông tin đó có thể đúng, có thể sai, hoặc mang tính chất quan điểm cá
nhân của người đăng, chia sẻ. Trước hết, cần phải khẳng định rằng, thông tin
trên mạng xã hội không phải là báo chí, song không phải ai cũng nhận thức
được rạch ròi để có sự chọn lọc thông tin đúng đắn. Ðây chính là lúc vai trò,
trách nhiệm nghề nghiệp của người làm báo cần được thể hiện và phát huy. Hơn
ai hết, mỗi nhà báo, phóng viên khi tham gia mạng xã hội trước tiên cần hết sức
tỉnh táo để phân biệt và kiểm chứng thông tin, từ đó có cách ứng xử thích hợp.
Không chia sẻ, lan truyền thông tin sai sự thật, gây bức xúc dư luận; đồng thời
cũng cần kịp thời cổ vũ, lan tỏa những thông tin chính xác, có lợi cho xã hội,
cho địa phương, đất nước. Một nhà báo, phóng viên có đạo đức và trách nhiệm
sẽ là người biết “chính thống hóa” những thông tin này.
Trên thực tế, những năm gần đây, mạng xã hội đã thực sự trở thành một
yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút sự tương tác, số người sử dụng, cũng
như trở thành một nguồn tin quan trọng cho báo chí. Nhiều nhà báo, phóng viên
đã thể hiện sự chủ động trong việc sử dụng các trang mạng xã hội để phục vụ
đắc lực cho công việc, làm tốt chức năng định hướng dư luận xã hội bằng
những quan điểm đúng đắn, mang tính tích cực. Ngược lại, cũng có một số nhà
báo, phóng viên đưa ra quan điểm cá nhân tiêu cực, gây ảnh hưởng không tốt
tới dư luận xã hội theo chiều hướng tiêu cực. Thống kê trong 3 năm (2016 - 3
2018), cả nước có hàng chục nhà báo đã bị Bộ Thông tin và Truyền thông thu
hồi thẻ nhà báo, trong số đó có trường hợp vì những phát ngôn mà họ đăng tải, chia sẻ trên Facebook.
Ngày 25/12/2018, Hội Nhà báo Việt Nam đã công bố Quy tắc sử dụng
mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, Bộ quy tắc này có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Quy tắc gồm 3 chương, trong đó chương 2 quy định cụ thể những
việc/điều người làm báo Việt Nam cần làm khi tham gia mạng xã hội, đó là:
1. Sử dụng tài khoản mạng xã hội của cá nhân mình để tương tác, chia
sẻ, đăng tải, cung cấp, định hướng thông tin có ích cho xã hội và đất nước.
2. Đăng tải bình luận, ý kiến nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách
nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm.
3. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền những thông tin sai sự thật bị
phát tán trên mạng xã hội có ảnh hưởng xấu, gây tổn hại đến lợi ích của
cộng đồng, đất nước, uy tín của tổ chức, cá nhân.
4. Phát hiện, khai thác có kiểm chứng, có chọn lọc thông tin về những
vấn đề mới của xã hội để phục vụ tác nghiệp báo chí.
Những việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia mạng xã hội:
1. Vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên
mạng; các quy định về bảo mật dữ liệu, tài liệu; quy định về bảo vệ bí
mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của công dân và các quy định khác của pháp luật.
2. Đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội vì mục đích
tống tiền hoặc các mục đích không trong sáng khác. 4
3. Đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra các
bình luận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát
biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước; trái với nội dung, quan điểm của tác phẩm báo chí mà bản thân
người làm báo đó đã viết và đăng tải, trái với quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình công tác.
4. Bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi
kéo người khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... có yếu tố phức tạp, nhạy
cảm đang cần tạo cách nhìn, thái độ tích cực mang tính xây dựng của
cộng đồng và sự đồng thuận xã hội.
5. Sao chép, chia sẻ, phát tán tin, bài, tác phẩm, âm thanh, hình ảnh có
được bằng những cách thức không hợp pháp, vi phạm bản quyền.
6. Thông tin vụ việc chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong nhân
dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho
hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ; gây tổn hại
về thể chất, danh dự, nhân phẩm của công dân; tuyên truyền, kích động
bạo lực, cổ súy lối sống đồi trụy, hủ tục mê tín dị đoan, các hành vi tiêu
cực, phân biệt đối xử về giới, vùng miền, dân tộc, chủng tộc.
7. Miêu tả thô thiển, phản cảm những hành động dâm ô, tội ác, thông tin
không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân
tộc và đạo đức xã hội.
8. Sử dụng logo, hình ảnh, thông tin dữ liệu của tổ chức Hội Nhà báo
Việt Nam; sử dụng danh nghĩa Hội Nhà báo Việt Nam khi tham gia các
diễn đàn, trang mạng xã hội khi chưa được phép. 5 2. Ví dụ
- Ví dụ về việc báo chí đính chính tin giả trên mạng xã hội:
Ví dụ 1: Ngày 7/8, mạng xã hội lan truyền câu chuyện cảm động về một
bác sĩ tên Khoa được cho là đã nhường máy thở của mẹ đẻ cho một sản phụ
song sinh đang cần máy thở. Tuy nhiên, ngay sau đó, hình ảnh chia sẻ trên
mạng xã hội về hai em bé song sinh được cho là con của sản phụ được nhường
máy thở được xác định là ảnh cũ, chỉnh sửa từ ảnh gốc chụp tại Bệnh viện Từ
Dũ. Những ảnh này được tài khoản facebook Cao Hữu Thỉnh đăng lên ngày
21/7, không phải ảnh chụp ngày 07/8 như mạng xã hội chia sẻ.
Điều đáng nói là bài viết trên đã được nhiều tài khoản Facebook chia sẻ,
trong đó có tài khoản “Nguyễn Đức Hiển” và “Hoàng Nguyên Vũ”. Sau đó,
thông tin này tiếp tục được chia sẻ bởi hàng nghìn tài khoản Facebook khác.
Thực tế, đây không phải lần đầu tiên chủ tài khoản Facebook bị cơ quan
chức năng xử lý do chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. Việc Thanh
tra Sở Thông tin và truyền thông thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định xử phạt
hành chính đối với hai chủ tài khoản Facebook “Nguyễn Đức Hiển” và “Hoàng
Nguyên Vũ” là bài học đối với người dùng Facebook trong việc tiếp nhận, kiểm
chứng và chia sẻ thông tin. "Hơn một năm rưỡi qua tính từ khi dịch COVID-19
xuất hiện tại nước ta, đội ngũ y, bác sĩ đã luôn là lực lượng xung kích trên tuyến
đầu chống dịch. Người dân cảm phục, trân trọng và biết ơn họ bởi những việc
làm cụ thể chứ không phải vì những hành động đẹp nằm trong các tin giả do ai
đó cố tình đưa lên. Giá trị thực không thể và không bao giờ có thể được tạo lên
từ nhưng tin giả, tin ảo", một bạn đọc chia sẻ ý kiến.
Trước thông tin gây thất thiệt này, báo Người Lao động ngày 10-08-2021
lập tức đã có tin bài đính chính, làm rõ vụ việc và xác nhận đây là tin giả. Trao
đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc
Bệnh viện Chợ Rẫy, việc "bác sĩ Khoa" nói làm ở Bệnh viện Chợ Rẫy là bịa đặt 6
và bệnh viện không có Khoa Sản cũng như không có sự việc mổ bắt con tại
bệnh viện.Theo Bệnh viện Chợ Rẫy, việc rút máy thở cho bệnh nhân phải thông
qua hội đồng chuyên môn quyết định. Khi tiếp nhận bệnh nhân phải xem xét có
đầy đủ trang thiết bị để điều trị cho họ hay không mới nhận, chứ không cứ nhận
rồi để xảy ra tình trạng như vậy.Việc "bác sĩ Khoa" nói cần máy thở và vận
động các cá nhân trao tặng máy nhưng không yêu cầu chở đến Bệnh viện Chợ
Rẫy mà chỉ định "bác sĩ" nhận, vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Tri Thức khẳng định
với Báo Người Lao Động: "Đó là thông tin không chính xác, không đúng sự thật".
Ví dụ 2: Thanh Hóa: Loan tin thanh niên chết ở Đài Loan để lừa tiền từ
thiện.Cụ thể, các tài khoản có tên “Xỉu Bắc” và “Thiên Nhân” sử dụng hình ảnh
Facebook cá nhân của anh Nguyễn Lâm Tùng (trú thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu
Lộc, Thanh Hóa) với nội dung anh Tùng đi lao động ở Đài Loan, bị tai nạn giao
thông và tử vong ngày 11/2. Kẻ xấu còn nêu hoàn cảnh đáng thương của anh
Tùng để kêu gọi ủng hộ từ thiện. Cuối lời kêu gọi, kẻ xấu còn cung cấp số tài
khoản ngân hàng được cho là của em trai anh Tùng.Theo công an, thông tin trên
hoàn toàn sai sự thật. “Gia đình anh Nguyễn Lâm Tùng bày tỏ sự bức xúc khi
có người đăng tải thông tin anh đã chết tại Đài Loan. Anh Tùng đang cư trú
cùng gia đình tại huyện Hậu Lộc”, Công an TP Thanh Hóa khẳng định.Còn anh
Nguyễn Lâm Tùng cho hay anh chưa từng đi Đài Loan lao động, cũng không bị
tai nạn giao thông.“Tôi không hề biết những người đăng tải thông tin đó là ai.
Việc kẻ xấu bịa chuyện tử vong, kêu gọi từ thiện đã làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến cuộc sống của tôi”, anh Tùng nói.
Trước thông tin này, Báo điện tử Đảng cộng sản đã có bài đăng đính
chính, cảnh báo người dân về vụ việc lừa gạt chiếm đoạt tài sản này, đồng thời xác minh sự việc. 7
3. Thực trạng về việc thực hiện chuẩn mực và trách nhiệm của nhà báo
Việt Nam trên mạng xã hội
Theo Báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2019,Hội đồng xử lý vi
phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo của Hội Nhà báo Việt Nam đã trao
đổi, đối thoại, nhắc nhở cho trên 300 trường hợp hội viên chưa thực hiện đúng,
đầy đủ quy trình tác nghiệp hoặc có phát ngôn chưa chuẩn trên mạng xã hội.
Xử lý thu hồi thẻ hội viên đối với hơn 20 trường hợp vi phạm quy định đạo đức
nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.Tính đến tháng 11-2019, Ban Kiểm tra
Hội Nhà báo Việt Nam đã tiếp nhận hơn 100 đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố
cáo. 100% đơn thư nói trên đều được nghiên cứu, phân loại và xử lý, không có
vụ việc nào tồn đọng hoặc khiếu nại đối với Hội Nhà báo Việt Nam. Trong đó
có 10 đơn thư liên quan đến các vấn đề về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của hội viên; 19 đơn thư liên quan đến việc hội viên vi phạm đạo đức
nghề nghiệp; 50 đơn thư khiếu kiện về thông tin trên báo chí không chính
xác.Trong năm 2019, các cơ quan quản lý nhà nước đã tiến hành thanh tra,
kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính 29 cơ quan báo chí với tổng số tiền là
675,1 triệu đồng, trong đó 6 trường hợp lĩnh vực phát thanh, truyền hình và
thông tin điện tử và 23 trường hợp báo, tạp chí in, điện tử. Các hành vi bị xử
phạt chủ yếu là hành vi thông tin sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng [1]
.Những sai phạm gần đây của một số người làm báo trên mạng xã hội cho thấy
đôi khi sự tiện lợi của trí tuệ nhân tạo bị lợi dụng như một “sân chơi” cho
những kẻ không có động cơ làm báo. Cụ thể, sử dụng Facebook, Youtube làm
“sân sau”, rồi “gõ bàn phím” với danh nghĩa “tự do ngôn luận, báo chí” để thực
hiện các hoạt động sai trái. Trong số những nhà báo đồi trụy, đồi bại này có
những cây viết lâu năm, ít nhiều nổi tiếng, có kinh nghiệm và là đối tượng của
dư luận trên mạng xã hội. Một số thậm chí còn được biết đến vì có các báo cáo
điều tra chống tiêu cực. Song, thay vì sử dụng không gian mạng để chia sẻ
thông tin, bài viết chất lượng cao, hay kinh nghiệm nghề báo với bạn bè, số nhà
báo “hai mặt” này như muốn sử dụng uy tín nghề nghiệp, uy tín cơ quan chủ 8
quản để biến trang mạng xã hội cá nhân của họ thành “chiến trường đánh
đấm”theo đúng nghĩa đen, khi đăng tải vô số phát ngôn, thông tin tiêu cực, sai
sự thật nhắm vào các tổ chức, tập đoàn kinh tế... nhằm mưu lợi cá nhân. Không
chỉ chứa đựng một số nhà báo tồn tại kiểu “hai mặt”, mạng xã hội còn là chỗ
dựa của những người từng hoạt động trong lĩnh vực báo chí nhưng bị loại khỏi
cơ quan chủ quản vì đạo đức không tốt. Một số người trên Facebook ngang
nhiên sử dụng "danh hiệu" nhà báo để hù dọa mọi người và tạo ấn tượng là "tài
năng và chuyên môn giỏi" bằng cách khoe khoang về việc đã từng làm việc
trong tòa soạn hoặc đài truyền hình đó. Hơn nữa, một số người dân do ý thức
yếu kém, bị “dắt mũi” vào các vấn đề chính trị - xã hội dưới sức ép của dư luận
mạng xã hội, đã vô tình “kích động” các thế lực thù địch, tiếp tay cho kẻ xấu
bằng cách tham gia ủng hộ, có xu hướng vu cáo các đồng chí lãnh đạo đảng,
nhà nước; tham gia kiến nghị, phản đối việc ban hành Luật An ninh mạng; kích
động phá hoại các trạm thu phí BOT giao thông, … Những thông tin phản cảm,
như hình ảnh một nhà báo bên nhiều cọc tiền lẻ, trên một ô-tô chuẩn bị đi qua
trạm thu phí BOT Cai Lậy gây hậu quả tiêu cực, được những người theo dõi
(bình luận) “like” và khen ngợi. Trước sự chống phá của các thế lực thù địch,
một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đang ráo riết tuyên truyền
chống phá Đảng, đất nước và nhân dân Việt Nam, để kẻ xấu lợi dụng. Vì vậy,
dễ hiểu tại sao mọi động thái của một số nhà báo trên tài khoản Facebook của
họ luôn được BBC, RFA, SBTV, Vietnam ... đưa tin.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID - 19 đang có diễn biến phức tạp ở
nước ta, nhiều nhà báo đã tham gia đưa thông tin tích cực, góp phần cổ vũ,
động viên người dân tham gia phòng, chống COVID-19 hiệu quả. Tuy nhiên,
cũng không ít thông tin do thiếu kiểm chứng, tìm hiểu kỹ trước khi đăng, dẫn
tới hậu quả là nhà báo vô tình “tiếp tay” cho tin giả, tin sai sự thật. Thông tin
được các nhà báo đưa lên trang cá nhân thường sẽ được người đọc tin tưởng
chắc chắn rằng thông tin đó là thật và đã được kiểm chứng qua nhãn quan nghề
nghiệp. Chính vì vậy, thời gian qua, nhiều nhà báo đã trở thành KOLs (viết tắt 9
của Key Opinion Leaders, tức là những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trên
cộng đồng mạng), các KOLs đã trở thành những nhân vật có thể tham gia các
sự kiện quảng cáo, hoạt động từ thiện, điều này thực sự bổ ích và có lợi cho
cộng đồng.Thực tế cho thấy những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp, suy
thoái trên được thể hiện qua một số hành vi sau:
Một là, lạm quyền, sự tùy tiện và vô trách nhiệm trong cung cấp thông tin
và đưa tin.Đáng chú ý, các sai phạm chủ yếu là thông tin sai sự thật. Đây mới
chỉ là một số sự việc tiêu biểu cho tình trạng đăng tải thông tin sai sự thật trên
báo chí. Ngoài ra còn phải kể đến hiện tượng một số báo, trang tin điện tử đăng
thông tin giật gân, câu khách, không đúng sự thật qua cách rút tít theo lối “treo
đầu dê bán thịt chó” hoặc mô tả những vấn đề nhạy cảm quá chi tiết mà không
tính đến hậu quả và sự vô cảm, nhẫn tâm... Thậm chí, một số bài báo còn cố
tình đăng tải thông tin mê tín dị đoan, lẫn lộn hư thực gây hoang mang cho
người đọc, tạo hiệu ứng không tốt trong dư luận xã hội.
Hai là, lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi hoạt động báo chí,
như một số nhà báo cố tình vi phạm tính chân thực, khách quan để thực hiện
hành vi trục lợi. Trên thực tế, không ít nhà báo lợi dụng quyền hạn để làm
những việc trái pháp luật. Đó là những hành vi lợi dụng danh nhà báo để tống
tiền các doanh nghiệp, đe dọa các cá nhân có vị trí công tác có những việc làm
không minh bạch, hay có hành vi lừa đảo người dân và các tổ chức… hoặc viết
bài tâng bốc, quảng cáo không đúng sự thật… gây dư luận không tốt, bị kẻ xấu
lợi dụng để xuyên tạc, thậm chí có những nhà báo phải truy cứu trách nhiệm
hình sự. Việc lợi dụng nhà báo hoặc giả danh làm nhà báo để trục lợi không
phải là hiếm, hầu như năm nào cũng có một vài vụ.
Ba là, báo chí thông tin sai sự thật quá nhiều, thậm chí bịa đặt, suy diễn,
gây bức xúc xã hội. Hiện tượng này đã được phê phán, nhắc nhở, nhưng hiệu
lực không cao, những sai phạm vẫn tiếp diễn. Sự xói mòn của đạo đức nghề
nghiệp báo chí và suy thoái của người làm báo đi liền với quá trình thương mại 10
hóa, đã, đang diễn ra. Áp lực lợi nhuận kinh doanh, thời gian hoàn thành công
việc đặt một bộ phận không nhỏ vào tình thế sẵn sàng vi phạm các nguyên tắc
đạo đức để kịp thời tạo ra những ấn phẩm truyền thông có thể tiêu thụ nhanh
với giá rẻ. Hệ quả tất yếu của quá trình này là sự xuất hiện tràn lan các thông tin
mang nặng tính giải trí, nội dung nghèo nàn, “câu khách” mà lỗi phổ biến là lấy
thông tin từ mạng xã hội nhưng không kiểm chứng.
Trong thời đại truyền thông kỹ thuật số, phương tiện để lan truyền những
thông tin sai lệch rất nhanh, mạnh mẽ, gây tác động tiêu cực đến tâm lý xã hội,
làm cho người dân tiếp cận thông tin không chuẩn mực, bị phân tâm, hoang
mang hay hiểu sai về chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước. Điều đáng lưu tâm là có một số nhà báo đương
chức hay có chức vụ trong một số tờ báo, tạp chí nhưng đã nghỉ hưu đã suy
thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nên có những bài viết, cuốn sách xuyên
tạc lịch sử, nói xấu lãnh tụ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng… Những vi
phạm trong hoạt động báo chí của các cơ quan quản lý và của các phóng viên
đã để lại nhiều hậu quả đối với sự phát triển của xã hội trên các lĩnh vực, thiệt
hại về kinh tế, niềm tin đối với người tiêu dùng, ảnh hưởng đến văn hóa, đạo đức…
Bốn là, thực tế cho thấy, sai phạm của một cá nhân người làm báo đều
liên đới đến cơ quan báo chí mà trực tiếp là những người chịu trách nhiệm quản
lý, điều hành tờ báo đó. Khi xử lý một sai phạm trên báo chí, người chịu trách
nhiệm trực tiếp, đầu tiên trước pháp luật, trước xã hội là người đứng đầu, quản
lý đơn vị báo chí; sau đó là những người liên quan, người trực tiếp gây ra sai
phạm. Vì vậy, xây dựng đạo đức nghề nghiệp báo chí và phòng, chống, ngăn
chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hoạt động báo chí
là xây dựng đạo đức, cách hành nghề trong cả dây chuyền hoạt động báo chí để
đảm bảo từ khâu đầu đến khâu cuối luôn đúng tôn chỉ, mục đích. Nếu lãnh đạo 11
cơ quan chủ quản báo chí nêu cao trách nhiệm trong tổ chức, quản lý để bảo
đảm tờ báo, trang tin hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và chịu trách nhiệm
trước sai phạm, thì mỗi người làm báo cũng cần xác định rõ trách nhiệm của
mình. Hiệu quả của công việc và uy tín của mỗi người làm báo luôn luôn phụ
thuộc vào sự kết hợp hài hòa giữa trình độ nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp,
sự say mê nghề nghiệp và khả năng thâm nhập cuộc sống 4. Đề xuất giải pháp
- Đối với các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí: Sớm xem xét, sửa đổi
Luật Báo chí cho phù hợp với thực tiễn hội nhập quốc tế và toàn cầu
hóa truyền thông đại chúng hiện nay. Trong đó cần quan tâm xem xét,
bổ sung các định chế để quản lý báo in, báo hình, báo nói và đặc biệt là
báo điện tử; các quy định liên quan đến bản quyền tác phẩm báo chí, xử
phạt các vi phạm trong hoạt động báo chí; vai trò quản lý, kiểm tra,
giám sát của các cấp, các ngành, các đoàn thể và xã hội đối với báo chí…
Xem xét, sửa đổi “Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người
làm báo Việt Nam” thành “Quy tắc đạo đức nhà báo” với những quy
định cụ thể hơn, chẳng hạn như: “Không xâm phạm bí mật đời tư”,
“Không sao chép bài viết người khác thành của mình”; “Không tự ý bịa
đặt, hư cấu chi tiết trong tác phẩm báo chí”; “Không cải chính, xin lỗi qua loa”…
Xử phạt nghiêm, đúng pháp luật những trường hợp cơ quan báo
chí, nhà báo cố tình vi phạm, vi phạm nhiều lần những quy định của
pháp luật về báo chí như: thông tin bịa đặt, sai sự thật, thông tin những
vấn đề “nhạy cảm” trong đối ngoại, ảnh hưởng đến quốc phòng - an
ninh mà không kiểm chứng; cố tình tạo ra sự giật gân, giả tạo trong
thông tin để bán báo, “câu” bạn đọc… 12
Các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí cần thường xuyên rà soát
lại nhân sự, chú trọng công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí cũng như cán bộ lãnh
đạo, quản lý ở các cơ quan báo chí; gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng và
đánh giá cán bộ với bố trí, bổ nhiệm, đề bạt và sử dụng cán bộ báo chí
hợp lý sau khi được đào tạo một cách đúng đắn, hiệu quả.
Tăng cường công tác giáo dục - đào tạo nâng cao dân trí để hạn
chế tình trạng người dân vì thiếu thông tin mà bị những nhà báo thiếu
đạo đức huyễn hoặc, gây bất an trong xã hội. Trình độ dân trí được
nâng lên cũng có nghĩa tính giám sát, chọn lọc, nhận định thông tin của
công chúng, của dư luận xã hội được nâng lên, nhờ đó giảm đi “đất
sống” của cách làm báo giật gân, thông tin bịa đặt, câu khách.
- Đối với cơ quan báo chí:Tăng cường và thường xuyên tiến hành công tác
bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, phóng viên, biên tập
viên. Bên cạnh những khóa bồi dưỡng chính quy, lãnh đạo cơ quan báo
chí cần tạo điều kiện cho các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Chi hội Nhà báo… thường xuyên giáo dục cho
đoàn viên, hội viên của mình về đạo đức nghề báo và nâng cao vai trò
giám sát, kiểm tra của các tổ chức này về đạo đức nghề báo ngay trong cơ quan báo chí.
Người đứng đầu cơ quan báo chí phải là tấm gương tiêu biểu
trong việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp và thường xuyên tạo điều kiện
cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên trong cơ quan vừa thực
hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn vừa bảo đảm đạo đức nghề nghiệp. Bên
cạnh đó, phải xử lý nghiêm “thấu lý đạt tình” những trường hợp cán bộ,
phóng viên, biên tập viên, nhân viên sai phạm về đạo đức nghề báo để 13
phòng ngừa, răn đe những trường hợp vi phạm khác có thể xảy ra.
Lãnh đạo cơ quan báo chí cần thường xuyên theo dõi, chấn chỉnh
hoạt động của biên tập viên, phóng viên theo đúng pháp luật, đúng quy
định về đạo đức nghề báo, đúng các nguyên tắc tác nghiệp đã đề ra của
cơ quan. Ban Biên tập, các biên tập viên phải luôn tỉnh táo trong việc
chọn lựa bài viết, thẩm định chủ đề tư tưởng, phát hiện ra sai sót, những
nội dung “có vấn đề” trong từng tác phẩm báo chí để xử lý kịp thời.
Tùy điều kiện, cơ quan báo chí có thể tổ chức “đường dây nóng”
để thu nhận ý kiến phản hồi của công chúng báo chí về nhiều vấn đề.
Trong đó có những vấn đề liên quan đến đạo đức nhà báo trong quá
trình tác nghiệp, trong quá trình giao tiếp xã hội… Qua đó có thể kịp
thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi xấu, tiêu cực của cán bộ,
phóng viên, biên tập viên, nhân viên trong cơ quan, không để xảy ra
những vụ việc đáng tiếc.
- Đối với nhà báo:Mỗi nhà báo phải xác định rõ mình là một chiến sĩ xung
kích trên mặt tư tưởng - văn hóa của Đảng. Vì thế, phải không ngừng
học tập phong cách, đạo đức làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các
nhà báo cách mạng tiền bối. Đối tượng phục vụ chính của báo chí là
nhân dân. Mỗi nhà báo phải luôn xác định hoạt động của mình là nhằm
góp phần cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, phát huy dân chủ để
người dân hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước mà
tích cực góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Làm được như thế tức
là nhà báo đã thể hiện được điều cốt lõi nhất trong đạo đức nghề báo.
Mỗi người làm báo không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao
nhận thức chính trị, trình độ nghiệp vụ, phông văn hóa, tạo cơ sở để 14
nâng cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, đạo đức và kỹ năng
nghề nghiệp của mình. Đây là yếu tố trọng tâm giúp các nhà báo có thể
“chắc tay bút” trong quá trình tác nghiệp. Thực tế cho thấy, một khi nhà
báo có uy tín, có đạo đức nghề nghiệp sẽ được công chúng tin cậy. Đó
chính là điều kiện thuận lợi để nhà báo hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Mỗi nhà báo chân chính, chuyên nghiệp khi sáng tạo tác phẩm
báo chí, bên cạnh những yêu cầu về năng lực chuyên môn phải luôn gắn
với những chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp. Cụ thể mỗi nhà báo
trước khi viết cần phải trả lời các các câu hỏi: “Viết cho ai?”, “Viết để
làm gì?”, “Viết cái gì?”, “Viết như thế nào?”. Có như vậy, tác phẩm báo
chí mới đem lại những giá trị đích thực cho công chúng, xã hội.
Ngày nay, việc giáo dục đạo đức báo chí không chỉ bó hẹp trong
phạm vi các cơ sở đào tạo báo chí, trong các cơ quan báo chí, trong đội
ngũ những người làm báo, mà cần được phổ biến và nhân rộng trong xã
hội. Trong thời đại công nghệ số, báo chí đang phát triển nhanh chóng
thì không chỉ những người làm báo chính quy mà cả những người
thường xuyên viết báo với tư cách là “nhà báo công dân” cũng phải biết
và tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề báo để hành xử đúng chuẩn
mực đạo đức báo chí, để không xâm hại đến lợi ích của đất nước, của
cộng đồng, của người khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Văn Thống, C. (2020, June 21). Vi phạm quy tắc đạo đức nghề
nghiệp báo chí - biểu hiện của suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa.” Tuyên Giáo - Tạp Chí Của Ban Tuyên Giáo Trung Ương. Retrieved March 26, 2022, from
https://tuyengiao.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/vi-pham-quy-tac 15
-dao-duc-nghe-nghiep-bao-chi-bieu-hien-cua-suy-thoai-tu-dien-bien-tu-c huyen-hoa-128331 16