Chứng minh độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội của Hồ chủ tịch là sự lựa chọn phù hợp với điều kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chứng minh độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội của Hồ chủ tịch là sự lựa chọn phù hợp với điều kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45568214
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***-------
BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: Chứng minh độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội của
Hồ chủ tịch là sự lựa chọn phù hợp với điều kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đức Vinh
Lớp tín chỉ: LLTT1101(122)POHE_01 Mã SV:11219827 GVHD: Lê Thị Hoa
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2022. MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 2
PHẦN 1: NỘI DUNG ......................................................................................................... 3 1 lOMoAR cPSD| 45568214
1. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác-
Lênin: .............................................................................................................................. 3
2. Vấn đề độc lập dân tộc ............................................................................................... 5
2.1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc ... 5
2.2. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân
dân ................................................................................................................................ 7
2.3. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để ........................ 7
2.4. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ .............................. 8
3. Tiến lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam3.1. Độc
lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tất yếu khách quan. ................ 9
3.2. Chủ nghĩa tư bản không phải là cái đích cuối cùng của lịch sử, không phải con
.................................................................................................................................... 10
đường mà Việt Nam ta lựa chọn ................................................................................. 10
3.3. Đi lên chủ nghĩa cộng sản phải trải qua thời kỳ quá độ ...................................... 12
3.4. Định hướng xã hội chủ nghĩa là đảm bảo đi đến đích dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh ........................................................................................... 13
3.5. Định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình vận động, phát triển, là sự kết hợp
giữa nhân tố khách quan và chủ quan để đi tới mục tiêu đã lựa chọn ....................... 14
PHẦN 2: KẾT LUẬN ....................................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 15 LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề độc lập dân tộc từ lâu đã luôn là một vấn đề cốt lõi căn bản nhất đối với mọi quốc
gia, dân tộc. Từ khi cách mạng Tháng mười Nga thành công (10/1917) đã mở ra một thời
đại mới: thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế
giới. Do vậy vấn đề độc lập dân tộc đã phát triển lên một bước mới, đó là độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội.Trong giai đoạn hiện nay khi Liên Xô và hệ thống các nước
xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, tình hình thế giới đang diễn biến nhanh chóng và hết
sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới độc lập dân tộc và công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động với chiêu bài
“nhân quyền”, “tự do tôn giao” và gần đây là “chống khủng bố” đã tập trung mũi nhọn
nhằm chống phá phong trào cách mạng thế giới mà trước hết là đối với các nước xã hội
chủ nghĩa còn lại trong đó Việt Nam. Chúng muốn xoá bỏ chủ nghĩa xã hội cả phương diện 2 lOMoAR cPSD| 45568214
lý luận và hiện thực khi thành trì vĩ đại của chủ nghĩa xã hội là Liên Xô đã sụp đổ. Do vậy
xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
vẫn là hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đó là sợi chỉ đỏ
xuyến uốt toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, là ngọn cờ bách chiến bách
thắng của cách mạng Việt Nam. Đó là bài học được Đại hội lần thứ IV của Đảng rút ra từ
thực tiễn phong phú của cách mạng nước ta, được các Đại hội lần thứ V, VI của Đảng tiếp
tục khẳng định và đặc biệt được Đại hội lần thứ VII của Đảng phát triển với nội dung mới
qua tổng kết kinh nghiệm 15 năm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả
nước. Bài học trên là sự phản ảnh sinh động xu thế cách mạng của thời đại cũng như của
nước ta, không những chỉ ra nguồn gốc thắng lợi của cách mạng Việt Nam trước đây, mà
còn chỉ ra những yếu tố bảo đảm tính đúng đắn của đường lối và sự thắng lợi của cách
mạng thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nghiên cứu tư tưởng trên của Hồ Chí Minh
sẽ góp phần làm sáng rõ để mọi người nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn những giá trị tư
tưởng vĩ đại và công lao to lớn của Người, đồng thời rút ra được những vấn đề có tính
nguyên tắc, những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu để vận dụng trong việc thực hiện
hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng của Đảng hiện nay là xây dựng thành công và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. PHẦN 1: NỘI DUNG
1. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lênin:
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa xã hội là tìm hiểu hệ thống các học thuyết về chủ nghĩa
xã hội khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin. Vào những năm 20 của thế kỷ XX,
Nguyễn Ái Quốc, sau khi tiếp xúc và tìm hiểu tất cả học thuyết Nho giao, Phật giáo, Lão
giáo, chủ nghĩa Tôn Văn và nhiều lý thuyết khác về chủ nghĩa xã hội, Người đã đi đến
khẳng định, học thuyết về chủ nghĩa xã hội của Lênin là học thuyết cách mạng nhất, đúng
đắn nhất, chắc chắn nhất trong thời đại mà chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc;
các nước tư bản đã đi cướp bóc, áp bức, bóc lột nhân dân các dân tộc chưa phát triển về
lực lượng sản xuất. Học thuyết của Lênin kêu gọi các dân tộc bị áp bức, bóc lột hãy liên 3 lOMoAR cPSD| 45568214
hiệp lại để chống sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. Học thuyết đó kết hợp việc giải
phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp, xây dựng xã hội không có áp bức bóc lột
người. Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa xã hội từ học thuyết ấy, Người khẳng định
rằng: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị
áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới”.
Đến với chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã tìm hiểu rất sâu sắc về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác,
Ph.Ăngghen và tìm thấy quy luật của sự phát triển xã hội loài người từ xã hội cộng sản
nguyên thuỷ trải qua chế độ nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản và Người khẳng định
“Con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội của các dân tộc là con đường chung của thời đại,
của lịch sử, không ai ngăn cản nổi”.
Tin theo học thuyết về chủ nghĩa xã hội của .Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, Nguyễn
Ái Quốc sau khi phân tích sâu sắc sự khủng hoảng của các hệ thống lý thuyết Nho giáo,
Phật giáo, Lão giáo ở Việt Nam, đặc biệt là Nho giáo. Người thấy rằng, Nho giáo là một
học thuyết có nhiều ưu điểm về tu thân, nhập thế, mong một thế giới đại đồng, nhưng đến
những năm đầu thế kỷ XX, nó đã bất lực trong việc giải quyết những vẫn đề cơ bản của
dân tộc Việt Nam ta. Theo Hồ chủ tịch, học thuyết “Nho giáo chỉ phù hợp với một xã hội
bình yên, không bao giờ thay đổi”, do vậy, nó không thể phù hợp với tình hình cách mạng
mới ở Việt Nam. Năm 1927, chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó là nhà cách mạng Nguyễn Ái
Quốc đã viết rằng: “Khổng giáo dựa trên ba sự phục tùng: Quân – thần, phụ tử, phu – phụ
và năm đức chủ yếu: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Khổng Tử đã viết Kinh Xuân Thu để chỉ trích
“những thần dân nổi loạn” và “những đứa con hư hỏng”. Nhưng ông không viết gì để lên
án tội ác của “những người cha tai ác” và “những hoàng tử thiển cận”. Ổng rõ ràng là
người phát ngôn bênh vực những người bóc lột, chống lại những người bị áp bức…Nếu
Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm ấy thì
ông sẽ trở thành phần tử cách mạng.” 4 lOMoAR cPSD| 45568214
Khi phân tích sâu sắc các hệ thống lý thuyết khác nhau và tin tưởng vào quan điểm hình
thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác, Nguyễn Ái Quốc lại phân tích sâu rộng truyền
thống dân tộc và ý thức cộng đồng của người Việt, Người đã trực tiếp đề xuất cũng như
trực tiếp truyền bá những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác, V.I.Lênin vào
văn hoá Việt Nam. Nhưng tư tưởng ấy đã bắt gặp chủ nghĩa yêu nước truyền thống, khơi
dậy lòng tự hào dân tộc, giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa, làm chuyển biến mạnh mẽ
khát vọng về một ngày mai tươi sáng để đánh đổ ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực
dân phong kiến ở nước ta.
2. Vấn đề độc lập dân tộc.
2.1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay gắn liền với
truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Điều đó nói lên một khát khao to
lớn của dân tộc ta là, luôn mong nuốn có được một nền độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân
dân và đó cũng là một giá trị tinh thần thiêng liêng, bất hủ của dân tộc mà Hồ Chí Minh là
hiện thân cho tinh thần ấy. Người nói rằng: cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi
được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập1. Năm 1919, nhân dịp các nước đồng minh thắng
trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp Hội Nghị ở Vécxây (Pháp), thay mặt nhóm
những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị bản Yêu sách
của nhân dân An Nam, với hai nội dung chính là đòi quyền bình đẳng về mặt pháp
lý và đòi các quyền tự do, dân chủ của người Đông Dương. Bản yêu sách không được
Hội nghị chấp nhận nhưng qua sự kiện trên cho thấy lần đầu tiên, tư tưởng Hồ Chí Minh
về quyền của các dân tộc thuộc địa mà trước hết là quyền bình đẳng và tự do đã hình thành.
Căn cứ vào những quyền tự do, bình đẳng và quyền con người - “những quyền mà
không ai có thể xâm phạm được” đã được ghi trong bản Tuyên ngôn Độc lập của cách
mạng Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm
1791, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định những giá trị thiêng liêng, bất biến về quyền dân
tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng và quyền tự do… Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. 5 lOMoAR cPSD| 45568214
Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh cũng đã xác định mục tiêu
chính trị của Đảng là: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến và làm cho
nước Nam được hoàn toàn độc lập”.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh
thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới rằng:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và
độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của
cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.Ý chí và quyết tâm trên còn được thể hiện trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong thư gửi Liên hợp quốc năm 1946,
một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong nuốn
hoà bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ
những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”.
Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam lần thứ hai, trong Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến ngày 19-12-1946, Người ra lời hiệu triệu, thể hiện quyết tâm sắt đá, bảo
vệ cho bằng được nền độc lập dân tộc - giá trị thiêng liêng mà nhân dân Việt Nam mới
giành được: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ”
Năm 1965, đế quốc Mỹ tăng cường mở rộng chiến tranh ở Việt Nam: ồ ạt đưa quân viễn
chinh Mỹ, chư hầu vào miền Nam tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và gây chiến
tranh phá hoại miền Bắc. Trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh ác liệt đó, Hồ Chí Minh
đã nêu lên một chân lý thời đại, một tuyên ngôn bất hủ của các dân tộc khao khát nền độc
lập, tự do trên thế giới “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Với tư tưởng trên của Hồ Chí
Minh, nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu, đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, buộc
chúng phải ký kết Hiệp định Paris, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân
dân Việt Nam, rút quân Mỹ về nước. 6 lOMoAR cPSD| 45568214
2.2. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân. Người đánh giá
cao học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do: dân tộc độc lập, dân
quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Và bằng lý lẽ đầy thuyết phục, trong khi viện dẫn bản
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 “Người ta sinh ra
tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”, Hồ
Chí Minh khẳng định dân tộc Việt Nam đương nhiên cũng phải được tự do và bình đẳng
về quyền lợi. “Đó là lẽ phải không ai chối cãi được”. Năm 1930, trong Chánh cương vắn
tắt của Đảng, Người cũng đã xác định rõ ràng mục tiêu của đấu tranh của cách mạng là
“Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập…dân chúng được tự do…thủ tiêu hết các thứ
quốc trái…thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo.
Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo…thi hành luật ngày làm 8 giờ”. Tổng khởi nghĩa Tháng
Tám năm 1945 thành công, nước nhà được độc lập và một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng
định độc lập phải gắn với tự do. Người nói: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc
tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Độc lập cũng phải gắn với cơm no, áo ấm và
hạnh phúc của nhân dân. Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong
hoàn cảnh nhân dân đói rét, mù chữ… , Hồ Chí Minh yêu cầu: “Chúng ta phải thực hiện
ngay: Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc.Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có
học hành”. Có thể thấy rằng, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh,
Người luôn coi độc lập gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm cho nhân dân, như Người từng
bộc bạch đầy tâm huyết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho
nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành”
2.3. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để.
Trong quá trình đi xâm lược các nước, bọn thực dân đế quốc hay dùng chiêu bài mị dân,
thành lập các chính phủ bù nhìn bản xứ, tuyên truyền cái gọi là “độc lập tự do” giả hiệu
cho nhân dân các nước thuộc địa nhưng thực chất là nhằm che đậy bản chất “ăn cướp” và 7 lOMoAR cPSD| 45568214
“giết người” của chúng. Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn
toàn và triệt để trên tất cả các lĩnh vực. Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân
không có quyền tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài
chính riêng…. , thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì. Trên tinh thần đó và trong hoàn cảnh
đất nước ta sau Cách mạng Tháng Tám còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nạn thù trong
giặc ngoài bao vây tứ phía, để bảo vệ nền độc lập thật sự mới giành được, Người đã cùng
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng nhiều biện pháp trong đó có biện pháp
ngoại giao, để bảo đảm nền độc lập thật sự của đất nước.
2.4. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân tộc ta luôn đứng trước âm mưu chia
cắt đất nước của kẻ thù. Thực dân Pháp khi xâm lược nước ta đã chia đất nước ta ra ba kỳ,
mỗi kỳ có chế độ cai trị riêng. Sau Cách mạng Tháng Tám, miền Bắc nước ta thì bị quân
Tưởng Giới Thạch chiếm đóng, miền Nam thì thực dân Pháp xâm lược và sau khi độc
chiếm hoàn toàn Việt Nam, một lần nữa thực dân Pháp lại bày ra cái gọi là “Nam Kỳ tự trị”
hòng chia cắt nước ta một lần nữa. Trong hoàn cảnh đó, trong bức Thư gửi đồng bào Nam
Bộ (1946), Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có
thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Hiệp định Giơnevơ năm
1954 được ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền, Hồ Chí Minh tiếp
tục kiên trì đấu tranh để thống nhất Tổ quốc. Tháng 2 năm 1958, Người khẳng định: “Nước
Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Trong Di chúc, Người cũng đã thể hiện niềm
tin tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng, vào sự thống nhất nước nhà: “Dù khó khăn
gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định
phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định
sẽ sum họp một nhà”. Có thể khẳng định rằng tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với
thống nhất Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động
cách mạng của Hồ Chí Minh. 8 lOMoAR cPSD| 45568214
3. Tiến lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. 3.1. Độc
lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tất yếu khách quan.
Ở Việt Nam, từ khi chưa có Đảng, rất nhiều người yêu nước, thương nòi, đầy tâm huyết
và thực sự phấn đấu cho đất nước được độc lập, tự do, giàu mạnh, quyết tìm đường cứu
dân, cứu nước nhưng đều phải chịu thất bại trước sự đàn áp dã man, tàn bạo của kẻ thù, đất
nước vẫn trong vòng nô lệ, dân tộc vẫn không có độc lập, nhân dân vẫn không có tự do do
chưa tìm được con đường và phương pháp cách mạng đúng đắn.Khi Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, trung thành và vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã khẳng định, độc lập dân
tộc gắn liền với xã hội chủ nghĩa là con đường duy nhất đúng đắn để thực hiện nhất quán,
xuyên suốt trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, là con đường đưa dân tộc ta, nhân dân
ta, đất nước ta đến độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.Con đường xã hội chủ nghĩa được lựa
chọn từ đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin,
Cách mạng Tháng Mười, hòa nhập với trào lưu chung của nhân loại quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, ở thời điểm lịch sử đó, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
đã tiếp thu thế giới quan, phương pháp luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác -
Lênin, bằng thiên tài trí tuệ, nhận thức đúng xu thế phát triển tất yếu của loài người và tính
chất của thời đại mới, Người đã khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không
có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”
Đầu năm 1930, trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
đã chỉ rõ “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”;
theo đó, sau khi giành độc lập dân tộc thì phải đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là
sự lựa chọn của dân tộc ta, nhân dân ta, xuất phát từ chính thực tiễn lịch sử Việt Nam. Đó
là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào làm rõ thực tiễn, chỉ ra mâu
thuẫn và con đường, cách thức giải quyết và xác định mục tiêu hướng tới, hoàn toàn không
phải là “giáo điều, sách vở” như có ai đó xuyên tạc.Đầu năm 1930, trong Chánh cương vắn
tắt của Đảng, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “làm tư sản dân quyền cách mạng 9 lOMoAR cPSD| 45568214
và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”; theo đó, sau khi giành độc lập dân tộc thì
phải đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của dân tộc ta, nhân dân ta,
xuất phát từ chính thực tiễn lịch sử Việt Nam. Đó là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào làm rõ thực tiễn, chỉ ra mâu thuẫn và con đường, cách thức giải
quyết và xác định mục tiêu hướng tới, hoàn toàn không phải là “giáo điều, sách vở” như
có ai đó xuyên tạc.Những người phê phán đường lối cách mạng Việt Nam là “giáo điều,
sách vở”, dù vô tình hay cố ý, dù được biện hộ bằng những lý lẽ gì, thì họ vẫn cố tình bỏ
qua thực tiễn lịch sử Việt Nam. Lựa chọn con đường phát triển đất nước theo mục tiêu độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở lý
luận và thực tiễn đúng đắn, khoa học, cách mạng, được thực tiễn minh chứng bằng những
thành tựu đã đạt được, không thể phủ nhận.
3.2. Chủ nghĩa tư bản không phải là cái đích cuối cùng của lịch sử, không phải con đường
mà Việt Nam ta lựa chọn.
Lợi dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chủ nghĩa tư
bản luôn tìm cách để “thích nghi và phát triển”. Sự “thích nghi và phát triển” của chủ
nghĩa tư bản là một thực tế. Cũng từ đó xuất hiện quan điểm cho rằng, chủ nghĩa tư bản đã
thay đổi bản chất!; rằng chủ nghĩa tư bản có thể là một xã hội mà chúng ta cần phải hướng
đến! Có một thực tế là, những lý lẽ ra sức biện hộ cho chủ nghĩa tư bản đang mất dần chỗ
đứng trước một hiện thực đầy mâu thuẫn của thế giới tư bản: sản xuất càng phát triển, xã
hội hóa lao động ngày càng cao, của cải ngày càng nhiều thì sự bất công xã hội, sự phân
cực giàu nghèo, sự bất bình đẳng xã hội, sự tha hóa con người và những vấn đề xã hội, ô
nhiễm môi trường sinh thái… ngày càng gia tăng chưa tìm được lời giải. Điều đó cũng
khẳng định những dự đoán thiên tài của C.Mác, những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản mà
C.Mác phát hiện vẫn đang tồn tại: “Những máy móc có một sức mạnh kỳ diệu trong việc
giảm bớt lao động của con người và làm cho lao động của con người có kết quả hơn, thì 10 lOMoAR cPSD| 45568214
lại đem nạn đói và tình trạng cạn kiệt đến cho con người”. Trong tác phẩm Phản phát triển
- cái giá của chủ nghĩa tự do, Richard Bergeron (1995) viết: Tất cả các xã hội của thế giới
thứ ba cũng như tất cả các xã hội của thế giới phương Tây hiện đại “hiện đang phải đối
phó với với điều lừa phỉnh lớn nhất trong những năm cuối thế kỷ này, đó là sự khẳng định
lại một cách đắc thắng của chủ nghĩa tự do. Mỗi người chúng ta hãy suy nghĩ xem xã hội
ở nước mình trước đây là gì, sau này có thể trở thành cái gì, và có lẽ mỗi người theo cách
của mình, chúng ta có thể làm xẹp được cái bong bóng rỗng này đi”.Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã khẳng định: “Chủ nghĩa tư bản vẫn không
thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó”, mà biểu hiện rõ ràng nhất
hiện nay đó chính là khủng hoảng, suy thoái kinh tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nhiều
mặt (về y tế, xã hội, chính trị, kinh tế) vẫn đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-
19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Sự bất lực của chủ nghĩa tư bản trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đang làm gia
tăng bất công xã hội, giảm sút nghiêm trọng đời sống nhân dân, gia tăng thất nghiệp,
khoảng cách giàu - nghèo, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc
tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, “những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt
kinh tế - tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở
không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu
tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế”. Những mâu thuẫn, mặt trái đó xuất phát từ
bản chất không thay đổi của chủ nghĩa tư bản,trước hết về phương diện kinh tế với tư cách
là sự chi phối quyết định của quy luật giá trị thặng dư dưới hình thái lợi nhuận. Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế xã hội
lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày
càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng
chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa.
Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về
kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó”. Trong cuốn “Tư bản thế kỷ XXI”, Thomas 11 lOMoAR cPSD| 45568214
Piketty, nhà kinh tế học người Pháp nhận định: “Chủ nghĩa tư bản tự động tạo ra tình trạng
bất bình đẳng tùy tiện và không bền vững, làm xói mòn những giá trị trọng dụng nhân tài,
vốn là nền tảng của các xã hội dân chủ”
3.3. Đi lên chủ nghĩa cộng sản phải trải qua thời kỳ quá độ.
Lý luận và thực tiễn đã khẳng định, có một thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa cộng sản. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng, chủ nghĩa tư bản phải nhường
bước cho chủ nghĩa cộng sản như là “một quá trình lịch sử - tự nhiên”. Trong tác phẩm Hệ
tư tưởng Đức, hai ông đã nhấn mạnh tính khách quan của sự vận động lịch sử lên chủ nghĩa
cộng sản là: “Chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không
phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa Cộng sản là
một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay”. Trong tác phẩm Phê phán Cương
lĩnh Gôta, C.Mác viết: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một
thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với mỗi thời kỳ ấy là
một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền
chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”.C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã nêu lên ý
tưởng về hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản, giai đoạn thấp và giai đoạn cao. Trong giai
đoạn thấp, chủ nghĩa cộng sản mới thoát thai từ xã hội tư bản nên không thể không còn đầy
rẫy những tàn dư của xã hội cũ. V.I.Lênin đã nêu lên ý niệm về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội, tức là giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản. Trong thời kỳ đó
vẫn tồn tại những kết cấu kinh tế và giai cấp phản ánh những đặc trưng của thời kỳ quá độ.
Đó là thời kỳ vẫn tiếp tục diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới với những
nội dung, hình thức mới nhằm giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
Trong thời kỳ quá độ vẫn diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng phát triển, hoặc là tự
giác đi lên chủ nghĩa xã hội, hoặc là tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản. Quá trình phát triển
của xã hội Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung của nhân loại. Vì vậy, vấn đề
đặt ra là cần phải có một định hướng cho quá trình phát triển đó. Rõ ràng, chủ nghĩa tư bản
không thể là một xã hội mà chúng ta hướng tới. Chúng ta phải định hướng đi lên. Điều này 12 lOMoAR cPSD| 45568214
hoàn toàn đúng với lý luận Mác - Lênin và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, chứ không
phải là “giáo điều, sách vở” như đã có ai đó lên tiếng chỉ trích. Họ phê phán chúng ta là
“giáo điều, sách vở”, là không xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, chính là họ đã cố tình phủ
nhận, xuyên tạc sự thật, xuyên tạc bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác -
Lênin về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, nhất là lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội và thực tiễn Việt Nam.
3.4. Định hướng xã hội chủ nghĩa là đảm bảo đi đến đích dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng, muốn dân giàu, nước mạnh một cách bền vững
thì không thể đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, con đường đầy máu và nước mắt với
việc duy trì áp bức, bóc lột và bất công vốn là bản chất của chủ nghĩa tư bản , mặc dù nó
đã có điều chỉnh, thích nghi để phát triển. Muốn dân giàu, nước mạnh hiểu theo nghĩa đầy
đủ, trọn vẹn của cụm từ này, không có con đường nào khác là phải kiên trì xây dựng chủ
nghĩa xã hội, kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, mặc dù đây là: “Công việc… rất to lớn,
nặng nề, và phức tạp ... là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để
tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”, và là sự nghiệp lâu dài, khó khăn, gian khổ và không
thể tránh khỏi những vấp váp, sai lầm, khuyết điểm. Hiện nay, cần tập trung làm thật tốt để
đạt được 5 mục tiêu cụ thể: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và cũng
là đích đến của xã hội Việt Nam. Khi đạt được 5 mục tiêu và đích đến đó, xã hội chủ nghĩa
không còn xa vời và trừu tượng. Để đạt được những mục tiêu trên cần đột phá mạnh mẽ tư
duy về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Chúng ta cần
có thái độ cầu thị, lắng nghe với phương châm: học mọi cái khôn, cái tốt của nhân loại để
dựng xây đất nước; sử dụng mọi sức mạnh của nhân loại để bảo vệ đất nước; huy động mọi
nguồn lực của nhân loại để làm giàu đất nước. Cần xây dựng một thể chế mà ở đó khát
vọng làm giàu, khát vọng vươn lên, khát vọng phát triển được thấm sâu, được hun đúc
trong tâm thức của mọi con người Việt Nam, văn hóa làm giàu trở thành văn hóa sống của
con người Việt Nam, mọi nguồn lực cho phát triển được huy động, mọi sức sáng tạo cho
phát triển được khơi dậy và từ đó tạo nên động lực, sức mạnh vươn lên trong con người 13 lOMoAR cPSD| 45568214
Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một đất nước giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc trong thực tế.
3.5. Định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình vận động, phát triển, là sự kết
hợp giữa nhân tố khách quan và chủ quan để đi tới mục tiêu đã lựa chọn.
Định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình vận động, phát triển biện chứng, vừa thể
hiện quá trình cách mạng nước ta, từ điểm xuất phát, quá trình vận động, phát triển cho đến
mục tiêu cuối cùng là xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng và hướng tới như tám đặc trưng
trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển năm 2011) mà Đại hội XI của Đảng đã thông qua.Định hướng còn được thể hiện
ở nhận thức và những hoạt động thực tiễn của các nhân tố chủ quan, trước hết và chủ yếu
là Đảng và Nhà nước trong việc xác định đường lối, bổ sung, phát triển trong quá trình lãnh
đạo, tổ chức, quản lý xã hội, bảo đảm cho đất nước vận động, phát triển theo đúng con
đường đã chọn - độc lập dân tộc gắn liền với xã hội chủ nghĩa.
Định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực cơ bản của đời sống
xã hội. Đó là cuộc đấu tranh để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự vận động,
phát triển của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phòng ngừa mọi biểu hiện chệch hướng
trên tất cả các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội trong suốt thời kỳ quá độ lên xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam. Cuộc đấu tranh để đi đến thắng lợi của định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta đòi hỏi chúng ta không phải chỉ nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về
nội dung định hướng ở Việt Nam một cách khoa học, có cơ sở lý luận và thực tiễn, mà còn
là một quá trình đấu tranh phê phán, vạch trần những quan điểm sai trái, thù địch, cố tình
phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta,
của nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; góp phần vào cuộc đấu tranh trên lĩnh
vực tư tưởng, lý luận, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, quan điểm của Đảng. 14 lOMoAR cPSD| 45568214 PHẦN 2: KẾT LUẬN
Trải qua hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quy mô,
trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải
thiện rõ rệt. “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như
ngày nay” đã khẳng định trên thực tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là hoàn toàn
“phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại”. Đó là lựa chọn duy nhất
đúng, có cơ sở khoa học, bảo đảm cho Việt Nam vững bước đi lên, thực hiện thắng lợi mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong bài viết “Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có đặt vấn đề bài viết tập trung vào mấy câu hỏi lớn, trong
đó có câu hỏi “Vì sao Việt Nam chọn con đường xã hội chủ nghĩa”? “Có phải Việt Nam
chọn con đường đi sai không?”. Và ta có thể khẳng định một cách dứt khoát độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của chính lịch sử, của dân tộc qua trí tuệ,
tầm nhìn, bản lĩnh Hồ Chí Minh. Đó là sự lựa chọn duy nhất đúng, một đột phá về lý luận
rất cơ bản, vì giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc đi tới chủ nghĩa xã hội là cách làm
mang dấu ấn, diện mạo, sắc thái Hồ Chí Minh, chứ không làm cách mạng vô sản kiểu cách
mạng Nga, càng không thể, không phải là con đường cách mạng tư sản. Để từ đó ta có
thêm niềm tin vào con đường ông cha ta đã chọn, cố gắng cống hiến và bảo vệ tổ quốc.
Mỗi sinh viên tích cực giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật để thực hiện
tốt quyền của mình đồng thời phê phán, lên án mạnh mẽ những thế lực chống phá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I,
NxbChính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.
4. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011. 15 lOMoAR cPSD| 45568214
5. Richard Bergeron: Phản phát triển - cái giá của chủ nghĩa tự do, Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội, 1995.
6. Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và conđường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022.
7. Thomas Piketty: Tư bản thế kỷ XXI, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh, 2021. 16