Chương 1 : Cơ sở lý thuyết về lạm phát | Môn kinh tế vĩ mô
Lạm phát – một hiện tượng kinh niên của nền kinh tế, trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được quan tâm nhiều hơn ở tất cả mọi người dân, mọi doanh nghiệp, tổ chức. Lạm phát có thể là động lực giúp một nền kinh tế phát triển xong nó cũng là nguyên nhân phá vỡ sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46578282 LỜI MỞ ĐẦU
Lạm phát – một hiện tượng kinh niên của nền kinh tế, trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được quan
tâm nhiều hơn ở tất cả mọi người dân, mọi doanh nghiệp, tổ chức. Lạm phát có thể là động lực giúp một nền
kinh tế phát triển xong nó cũng là nguyên nhân phá vỡ sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia, gây nên
những bất ổn từ kinh tế dẫn đến đời sống và ảnh hưởng tới lĩnh vực chính trị - xã hội. Ở Việt Nam, ảnh hưởng
của lạm phát không còn là mới lạ, từ thời kỳ bao cấp nền kinh tế của chúng ta đã bị thiệt hại nặng nề, tiền đồng
liên tục mất giá, 3 lần đổi tiền liên tiếp trong thời gian ngắn. Bước sang nền kinh tế thị trường hiện nay vấn đề
lạm phát đã khó kiểm soát lOMoAR cPSD| 46578282 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT
1. Khái niệm và đo lường lạm phát
1.1 Khái niệm lạm phát và một số khái niệm liên quan
● Khái niệm lạm phát
Theo Mankiw, lạm phát là một hiện tượng của cả nền kinh tế liên quan đến giá
trị của phương tiện trao đổi của nền kinh tế; lạm phát liên quan đến giá trị của
tiền hơn giá trị hàng hoá. Khi lượng tiền đi vào lưu thông vượt quá mức cho
phép, đồng tiền sẽ bị mất giá trị so với các loại hàng hoá khác. Xét trong một
nền kinh tế, khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng
hoá và dịch vụ hơn, vì vậy lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
● Các khái niệm liên quan
˗Giảm phát: là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong
một khoảng thời gian nhất định.
˗Thiểu phát (hay cắt giảm lạm phát): được dùng để miêu tả tỉ lệ lạm phát
giảm dần trong một khoảng thời gian nhất định. Nó thường được sử dụng để
mô tả các trường hợp khi tỉ lệ lạm phát giảm nhẹ trong một thời gian ngắn.
1.2 Thước đo lạm phát
Các nhà kinh tế thường dùng hai chỉ tiêu để đánh giá lạm phát của nền kinh
tế: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giảm phát GDP.
1.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
CPI là thước đo chi phí tổng quát của các hàng hóa và dịch vụ được mua bởi
người tiêu dùng. Chỉ số này biểu thị biến động về mức giá chung của một rổ
hàng hóa và dịch vụ cố định dùng cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. ˗Công thức tính CPI: CPI = x 100
˗Công thức tính tỷ lệ lạm phát (theo CPI): Nếu Po là mức giá cả
trung bình của kỳ hiện tại và P-1 là mức giá của kỳ trước, thì tỷ lệ
lạm phát của kỳ hiện tại là: lOMoAR cPSD| 46578282 Tỷ lệ lạm phát = 100 x Po – P-1 P-1
1.2.2 Chỉ số giảm phát GDP
Chỉ số giảm phát GDP là chỉ số tính theo phần trăm, biểu thị sự biến động về
mặt bằng giá chung của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong lãnh thổ
kinh tế của quốc gia. Chỉ số này dùng để đo lường mức giá hiện hành so với mức giá năm cơ sở.
˗Công thức tính chỉ số giảm phát GDP:
Chỉ số giảm phát GDP = 100 x GDP danh nghĩa GDP thực tế
˗Công thức tính tỷ lệ lạm phát theo chỉ số giảm phát GDP:
Tỷ lệ lạm phát năm 2 = 100 x
Chỉ số giảm phát GDP năm 2 - Chỉ số giảm phát GDP năm 1
Chỉ số giảm phát GDP năm 2 2. Phân loại
Lạm phát được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.
2.1 Phân loại lạm phát theo mức độ
Căn cứ theo sự biến động của chỉ số giá cả, người ta chia lạm phát ra làm 3 loại: