-
Thông tin
-
Quiz
Chương 1 - Khái lược về triết học - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Chương 1 - Khái lược về triết học - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
1. Ở Trung Quốc, thuật ngữ “triết học” có gốc ngôn ngữ là chữ “triết”, từ này có nghĩa là gì? => trí tuệ
2. Ở Ấn Độ, thuật ngữ “dar’sana” (triết học) có nghĩa là gì? => chiêm ngưỡng
3. Ở phương Tây, thuật ngữ “Philosophia” (triết học) có nghĩa là gì?
=> yêu mến sự thông thái
4. Dù ở phương Đông hay phương Tây, triết học tồn tại với tư cách gì?
=> một hình thái ý thức xã hội
5. Triết học là gì?
=> là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị
trí, vai trò của con người trong thế giới ấy
6. Triết học chỉ có thể xuất hiện trong điều kiện nào?
=> Con người đã có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra
được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ
7. Nguồn gốc của triết học từ đâu?
=> - Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn
- Triết học là 1 hình thái ý thức XH, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng
8. Triết học có mấy nguồn gốc?
=> Có 2 nguồn gốc: nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội
9. Nguồn gốc nhận thức của triết học?
- Trước khi TH xuất hiện, TGQ thần thoại đã chi phối hoạt động nhận thức của con người
- TH là hình thức tư duy lý luận đầu tiên và thể hiện khả năng tư duy trừu
tượng, năng lực khái quát của con người để giải quyết tất cả các vấn đề
nhận thức chung về tự nhiên, XH, tư duy.
10.Nguồn gốc XH của triết học?
- Phân công lao động XH dẫn đến sự phân chia lao động là nguồn gốc dẫn đến chế độ tư hữu
- Khi XH có sự phân chia giai cấp, TH ra đời bản thân nó đã mang “tính
đảng” (nhiệm vụ của nó là luận chứng và bảo vệ lợi ích của 1 giai cấp xác định)
11.Nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh quan niệm cho rằng “Triết học là
khoa học của mọi khoa học”?
=> Ngay từ khi ra đời TH được coi là hình thái cao nhất của tri thức, bao
hàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực không có đối tượng riêng
12. Đỉnh cao của triết học duy tâm? => Triết học Hê-ghen
13. Đối tượng nghiên cứu của triết học mác-xít?
=> Tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường
duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, XH và tư duy
14. Vấn đề cơ bản của triết học là gì?
=> Là trong đó vấn đề cực kỳ quan trọng là nền tảng và là điểm xuất phát để
giải quyết những vấn đề còn lại
15. Vai trò của việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học?
- Xác định được nền tảng và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của TH
- Là tiêu chuẩn để xác định lập trường, thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ
16. Vấn đề cơ bản của triết học có mấy mặt?
Có 2 mặt, mỗi mặt trả lời cho 1 câu hỏi lớn:
- Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
- Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
17. Thế giới quan là gì?
=> Là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con
người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó
18.Quan hệ giữa thế giới quan và nhân sinh quan?
- Nhân sinh quan là lẽ sống của mỗi người
- Thế giới quan sẽ quyết định nhân sinh quan.
19. Tri thức là gì? Tri thức chỉ gia nhập thế giới quan khi nào?
=> Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, chỉ gia nhập
thế giới quan khi nó đã trở thành niệm tin định hướng cho hoạt động của con người
20. Nếu xét theo quá trình phát triển thì có thể chia thế giới quan thành
mấy loại hình cơ bản? 3 loại: - TGQ huyền thoại - TGQ tôn giáo - TGQ triết học
21. Tại sao lại cho rằng “triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan”?
- Bản thân TH chính là thế giới quan
- Trong số các loại TGQ, TGQ TH là thành phần quan trọng, đóng vai trò là nhân tố cốt lõi
- TH bao giờ cũng có ảnh hưởng và chi phối các TGQ khác
- TGQ TH quy định mọi quan niệm khác của con người
22. Vai trò của thế giới quan?
- Tất cả những vấn đề được TH đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những
vấn đề thuộc thế giới quan
- TGQ là tiền đề quan trọng để xác lập phương thức tư duy hợp lý và nhân
sinh quan tích cực, là tiêu chí quan trọng đánh giá sự trưởng thành của mỗi
cá nhân, mỗi cộng đồng XH
23. Cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm?
Giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học: “ Giữa vật chất và ý
thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
- Các quan điểm cho rằng vật chất có trước và quyết định ý thức hình
thành nên chủ nghĩa duy vật
- Các quan điểm cho rằng tinh thần có trước và quyết định vật chất hình
thành nên chủ nghĩa duy vật
- Các quan điểm cho rằng vật chất và ý thức cùng tồn tại và độc lập với
nhau hình thành nên triết học nhị nguyên
24. Triết học được chia thành mấy trường phái chính?
2 trường phái chính: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
25. Trong lịch sử có mấy hình thức của chủ nghĩa duy vật? 3 hình thức:
- CNDV chất phác cổ đại: Ngây thơ, chất phác, cảm tính, không có cơ sở
khoa học. VD: Thales quan niệm toàn bộ thế giới được khởi nguồn từ nước
- CNDV siêu hình: Coi thế giới là tổng thể các sự vật, hiện tượng, tuy
nhiên, các sự vật, hiện tượng tồn tại trong trạng thái tĩnh lặng, không vận
động phát triển, không có mối liên hệ với nhau.
- CNDV biện chứng: Do Mác, Ăng-ghen, Lê-nin sáng lập, nhìn thấy mối
liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
=> CNDV biện chứng là hình thức phát triển cao nhất vì ra đời sau nên kế
thừa được cái đi trước, khắc phục hạn chế của cái đi trước và được xây dựng trên cơ sở khoa học.
26. Có mấy hình thức của chủ nghĩa duy tâm? 2 hình thức:
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: phủ nhận sự tồn tại khách quan, khẳng
định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Tinh thần khách quan có trước và tồn
tại độc lập với con người.
27. Về phương diện nhận thức luận, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ đâu?
Bắt nguồn từ cách xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một
mặt, một đặc tính nào đó
28. Thuyết không thể biết là gì?
Con người không thể hiểu được bản chất thật sự của đối tượng. Các hiểu biết
của con người về đối tượng du có tính xác thực cũng không cho phép con
người đồng nhất chúng với đối tượng vì nó không đáng tin cậy
29. Thuyết có thể biết là gì?
Khẳng định con người về nguyên tắc có thể hiểu được bản chất của sự vật
30. Thuyết hoài nghi luận là gì?
Nghi ngờ trong việc đánh giá tri thức đã đạt được và cho rằng con người
không thể đạt đến chân lý khách quan
31. Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình?
- Phương pháp siêu hình:
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các
chỉnh thể khác, giữa các mặt có ranh giới tuyệt đối
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại, nếu có sự biến đổi thì chỉ là
sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân biến đổi nằm bên ngoài đối tượng.
- Phương pháp biện chứng:
+ Nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ với nhau
+ Nhận thức đối tượng vận động, biến đổi, nằm trong khuynh hướng
chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của sv, hiện tượng,
nguồn gốc thay đổi là đấu tranh giữa các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại.
32.Thời gian ra đời của triết học Mác – Lê-nin? 1840 – 1849
33. Lịch sử ra đời của Triết học Mác – Lê-nin?
Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản – vô sản => Đấu tranh nhưng chưa có đường lối
34. Tiền đề của sự ra đời của triết học Mác – Lê-nin?
- Lý luận: Kế thừa TH cổ điển Đức, kinh tế học chính trị cổ điển Anh, chủ
nghĩa XH không tưởng ở Pháp và Anh.
- KHTN: Thuyết TB, thuyết tiến hóa, bảo toàn và chuyển hóa năng lượng,…
35. Nêu ngắn gọn vai trò của Triết học Mác – Lê-nin?
Là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và CM