Chương 1 - Nội dung bài học| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chương 1
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC
NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
A/ Mục đích của Chương
Chương 1 sẽ trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản về sự ra đời
và phát triển của môn học kinh tế chính trị Mác - Lênin, về đối tượng nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu và chức năng của khoa học kinh tế chính trị
Mác - Lênin trong nhận thức cũng như trong thực tiễn. Trên cơ sở nhận thức
như vậy sẽ giúp cho sinh viên hình dung được một cách sáng rõ nội dung khoa
học của môn học kinh tế chính trị Mác - Lênin và ý nghĩa của môn học đối với
bản thân mỗi người lao động cũng như quản lý khi tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.
B/ Nội dung của chương
1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của KTCT Mác- Lênin
- Thuật ngữ Kinh tế chính trị (political economy) xuất hiện vào đầu thế
kỷ thứ XVII do tác giả Moncretien một nhà kinh tế học của trường phái Chủ
nghĩa trọng thương đưa ra năm 1615.
- Kinh tế chính trị học tư sản bắt đầu từ Chủ nghĩa trọng thương là hệ
thống lý luận kinh tế chính trị đầu tiên nghiên cứu về nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Tư tưởng trọng thương chủ nghĩa thể hiện tập trung thông qua các
chính sách kinh tế của nhà nước của giai cấp tư sản trong thời kỳ hình thành
ban đầu. Chủ nghĩa trọng thương coi trọng vai trò của hoạt đông thương mại.
Các đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa trọng thương bao gồm: Starfod (Anh);
Thomasmon (Anh); Antoine Montchretien (Pháp).
- Sự phát triển của CNTB đã làm cho những luận điểm của chủ nghĩa
trọng thương trở nên lỗi thời. Vì theo đà phát triển của CNTB, cách thức chủ
yếu để tang them của cải vật chất không chỉ đơn thuần là tích lũy tiền mà tài
tái sản xuất mở rộng tư bản. Chủ nghĩa trong thương nhường chỗ cho Chủ
nghĩa trọng nông. Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng nông là lĩnh vực
sản xuất nhưng chỉ giới hạn trong sản xuất nông nghiệp.
- Kinh tế chính trị cổ điển Anh là hệ thống lý luận kinh tế của các nhà
kinh tế tư sản trình bày một cách hệ thống các phạm trù kinh tế trong nền kinh 1
tế thị trường như hàng hóa, giá trị, tiền tệ, giá cả, tiền công, lợi nhuận… để rút
ra những quy luật vận động của nền kinh tế thị trường. Đại biểu tiêu biểu của
kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh gồm: W.Petty; A. Smith; D. Recardo. Đối
tượng nghiên cứu của KTCT cổ điển là là bản chất và nguồn gốc của của cải
và sự giàu có của các quốc gia.
-Vào giữa thế kỷ 19, cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên (1825) và
những cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp theo đã bác bỏ tư tưởng tự do kinh tế
của KTCT tư sản cổ điển. Trước bối cảnh đó, trong số nhiều trào lưu tư tưởng
kinh tế chính trị học đã nổi lên 2 trào lưu cơ bản sau: Một là các nhà kinh tế
học tiếp tục học thuyết tư sản, đổi mới phát triển nó dưới tên gọi “kinh tế học”
và hai là Kinh tế chính trị học Mác-Lênin. C.Mác (1818-1883) Ph.Awngghen
(1820-1895) và VI.Leenin (1870-1924)
1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của KTCT Mác-Lênin
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là các quan hệ
xã hội giữa người với người trong sản xuất và trao đổi mà các quan hệ này
được đặt trong sự liên hệ chặt chẽ với sự phát triển của lực lượng sản xuất và
kiến trúc thượng tầng tương ứng.
-Kinh tế chính trị Mác-Leenin nghiên cứu QHSX trong mối liên hệ với
LLSX. Bới vì giữa LLSX và QHSX có mối liên hệ biện chứng với nhau. Để
từ đó biết được LLSX phát triển sẽ làm biến đổi QHSX như thế nào cũng như
QHSX biến đổi như thế nào cho phù hợp với LLSX
-KTCT Mác-Lênin nghiên cứu QHSX trong mối liên hệ với kiến trúc thượng tầng.
-KTCT Mác-Leenin nghiên cứu QHSX bắt đầu từ những hiện tượng
kinh tế cụ thể, phân tích để vạch ra các phạm trù kinh tế, các quy luật kinh tế,
chi phối các hiện tượng và quá trình đó.
Quy luật kinh tế phản ánh những mối liên hệ bản chất, khách quan, lặp
đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.
+ Quy luật kinh tế mang tính khách quan:
(Con người không thể tự tạo ra quy luật kinh tế, cũng như không thể tự
ý xóa bỏ quy luật kinh tế)
+ Quy luật kinh tế mang tính lịch sử 2
(Quy luật kinh tế không tồn tại vình viễn mà tồn tại trong một thời kỳ
lịch sử nhất định, ví dụ quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu
thông tiền tệ chỉ tồn tại trong kinh tế hang hóa)
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin
- Phương pháp luận duy vật biện chứng. Đây là phương pháp yêu cầu
việc nghiên cứu các khía cạnh thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính
trị phải đặt trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và phát triển không
ngừng. Đây là phương pháp luận đặc biệt quan trọng được áp dụng trong
nghiên cứu kinh tế chính trị để giúp cho các kết quả nghiên cứu rút ra tránh
rơi vào tình trạng chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật kinh tế.
- Phương pháp logíc kết hợp với lịch sử, đây là phương pháp được sử
dụng trong nhiều ngành khoa học xã hội cũng như trong kinh tế chính trị Mác
- Lênin. Phương pháp logíc kết hợp với lịch sử cho phép khám phá bản chất,
các xu hướng và quy luật kinh tế gắn với tiến trình hình thành, phát triển của
chúng, cho phép rút ra những kết quả nghiên cứu mang tính lôgíc từ trong tiến
trình lịch sử của các quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất và trao đổi.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học. Do kinh tế chính trị Mác -
Lênin nghiên cứu các quan hệ xã hội giữa con người với con người trong quá
trình sản xuất và trao đổi của một nền sản xuất nhất định. Đây là các quan hệ
trừu tượng. Vì vậy, khác với các môn khoa học khác, ở đó, để tìm ra bản chất,
tính quy luật và quy luật của đối tượng nghiên cứu, người ta có thể sử dụng
các biện pháp thực nghiệm; đối với kinh tế chính trị Mác - Lênin, việc thực
nghiệm là không thể. Vì vậy, phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế
chính trị Mác - Lênin là phương pháp trừu tượng hóa khoa học. Lẽ dĩ nhiên,
trừu tượng hóa khoa học cũng được sử dụng nhiều ở các môn khoa học khác.
Tuy nhiên, với kinh tế chính trị Mác - Lênin, đây là phương pháp phổ biến.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là một trong những phương pháp
nghiên cứu khoa học xã hội, trong đó có kinh tế chính trị Mác - Lênin, mà khi
sử dụng phương pháp này đòi hỏi sự gạt bỏ đi những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra
trong các hiện tượng quá trình nghiên cứu, để từ đó tách ra được những hiện
tượng bền vững, mang tính điển hình, ổn định của đối tượng nghiên cứu. Từ
đó mà nắm được bản chất, xây dựng được các phạm trù và khám phá được
tính quy luật và quy luật chi phối sự vận động của đối tượng nghiên cứu. 3
1.3. Chức năng của KTCT Mác _Lênin
- Chức năng nhận thức
Kinh tế chính trị Mác - Lênin cung cấp hệ thống tri thức khoa học về sự
vận động của các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi; về
sự liên hệ tác động biện chứng giữa các quan hệ giữa người với người trong
sản xuất và trao đổi với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng
trong những nấc thang phát triển khác nhau của nền sản xuất xã hội.
Kinh tế chính trị Mác - Lênin khám phá những quy luật chi phối sự phát
triển của sản xuất và trao đổi. Những tri thức như vậy sẽ giúp khám phá và
nhận thức một cách đúng đắn lịch sử phát triển của sản xuất và phát triển của
nhân loại nói chung, về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội nói riêng. Những tri thức của kinh tế chính trị với tư cách là
tri thức lý luận nền tảng sẽ giúp nhận thức sâu sắc về bản chất của các hiện
tượng, quá trình kinh tế diễn ra trên bề mặt nền kinh tế xã hội; phân tích làm
rõ những nguyên nhân sâu xa của sự giàu có của các quốc gia trong sự liên hệ
với thế giới; khái quát những triển vọng và xu hướng phát triển kinh tế xã hội
trong những giai đoạn lịch sử và những bối cảnh phát triển mới.
Với ý nghĩa như vậy, những tri thức của kinh tế chính trị Mác - Lênin sẽ
tạo lập cơ sở khoa học, nền tảng lý luận, phương hướng cho sự hình thành các
chính sách kinh tế, định hướng chiến lược cho sự phát triển kinh tế nói riêng
và thúc đẩy văn minh xã hội nói chung. Trong trường hợp Việt Nam, nếu các
chính sách kinh tế được hoạch định mà không dựa trên cơ sở tri thức lý luận
của kinh tế chính trị Mác
- Lênin sẽ khó có thể mang lại hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội lâu dài. - Chức năng tư tưởng
Kinh tế chính trị Mác - Lênin góp phần tạo lập nền tảng tư tưởng cộng
sản cho những người lao động tiến bộ và yêu chuộng tự do, yêu chuộng hòa
bình, củng cố niềm tin cho những ai phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Kinh tế chính trị Mác - Lênin
góp phần xây dựng thế giới quan khoa học cho những ai có mong muốn xây
dựng một chế độ xã hội tốt đẹp, hướng tới giải phóng con người, xóa bỏ dần
những áp bức, bất công giữa con người với con người. 4
- Chức năng thực tiễn
+ Sau khi nhận thức được các quy luật sẽ giúp cho người lao động cũng
như những nhà hoạch định chính sách biết vận dụng các quy luật kinh tế ấy
vào trong thực tiễn hoạt động lao động cũng như quản trị quốc gia của mình.
+ Quá trình vận dụng đúng các quy luật kinh tế khách quan thông qua
điều chỉnh hành vi cá nhân hoặc các chính sách kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy
nền kinh tế - xã hội phát triển theo hướng tiến bộ.
+ Kinh tế chính trị Mác - Lênin, theo nghĩa đó mang trong nó chức
năng cải tạo thực tiễn, thúc đẩy văn minh của xã hội. Thông qua giải quyết hài
hòa các quan hệ lợi ích trong quá trình phát triển mà luôn tạo động lực để thúc
đẩy từng các nhân và toàn xã hội không ngừng sáng tạo, từ đó cải thiện không
ngừng đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội.
- Chức năng phương pháp luận
Kinh tế chính trị Mác - Lênin thể hiện chức năng phương pháp luận là
nền tảng lý luận khoa học cho việc tiếp cận các khoa học kinh tế chuyên ngành. Chủ đề thảo luận:
Chỉ ra sự liên hệ giữa kinh tế chính trị Mác - Lênin trong hệ thống các khoa học kinh tế? Câu hỏi ôn tập:
1. Phân tích sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác - Lênin?
2. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin? Chức năng
của kinh tế chính trị Mác - Lênin với tư cách là một môn khoa học?
3. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu kinh tế chính trị Mác - Lênin trong
quá trình lao động và quản trị quốc gia? 5